Tải bản đầy đủ (.pdf) (321 trang)

Bài giảng lịch sử thế giới cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 321 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN VĂN VINH













BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI













Hà Nội – 2013
2


3

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 7
Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ 8
1.1. Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu 8
1.2. Nguồn gốc loài ngƣời - bầy ngƣời nguyên thủy 10
1.3. Sự hình thành và phát triển chế độ công xã thị tộc 13
1.4. Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy 17
Câu hỏi ôn tập 19
Chương II. AI CẬP CỔ ĐẠI 20
2.1. Nguồn sử liệu và sự phát triển của ngành Ai Cập học 20
2.2. Sự hình thành nhà nƣớc Ai Cập cổ đại 22
2.3. Văn hóa Ai Cập cổ đại 34
Câu hỏi ôn tập 37
Chương III. LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 38
3.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ Lƣỡng Hà 38
3.2. Các giai đoạn phát triển của Lƣỡng Hà cổ đại 39
3.3. Những thành tựu văn hóa cổ đại Lƣỡng Hà 40
Câu hỏi ôn tập 44
Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI 45
4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ Ấn Độ cổ đại 45
4.2. Các giai đoạn phát triển Ấn Độ cổ đại 46

4.3. Thời kỳ thịnh đạt và suy yếu của Ấn Độ cổ đại 50
4.4. Văn hóa Ấn Độ cổ đại 54
Câu hỏi ôn tập 59
Chương V. ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI 60
5.1. Sự hình thành và bƣớc đầu củng cố chế độ phong kiến Ấn Độ (thế kỷ IV - VII) 60
5.2. Thời kỳ Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm lƣợc (VII - XII) 64
5.3. Thời kỳ Ấn Độ bị ngoại tộc thống trị 65
5.4. Văn hóa Ấn Độ thời trung đại 71
Câu hỏi ôn tập 74
Chương VI. TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 75
6.1. Điều kiện tự nhiên, cƣ dân và nguồn sử liệu 75
6.2. Trung Quốc thời Hạ, Thƣơng và Tây Chu 77
6.3. Trung quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc 84
6.4. Văn hóa Trung Quốc thời kỳ cổ đại 90
Câu hỏi ôn tập 98
4

Chương VII. TRUNG QUỐC TRUNG ĐẠI 99
7.1. Tình hình chính trị 99
7.2. Tình hình kinh tế - xã hội 131
7.3. Văn hóa Trung Quốc thời trung đại 141
Câu hỏi ôn tập 150
Chương VIII. ARẬP 151
8.1. Tình hình bán đảo Arập trƣớc khi thống nhất 151
8.2. Sự thành lập và diệt vọng của nhà nƣớc Arập 151
8.3. Đạo Hồi 152
8.4. Một số thành tựu chính Arập cổ đại 154
Câu hỏi ôn tập 160
Chương IX. NHẬT BẢN 161
9.1. Nhật Bản trƣớc khi nhà nƣớc hình thành 161

9.2. Nhà nƣớc cổ đại Nhật Bản 162
9.3. Cải cách Taica và sự thiết lập chế độ phong kiến Nhật Bản 165
9.4. Sự phát triển chế độ phong kiến ở Nhật Bản từ thế kỷ VIII - XII 167
9.5. Thời kỳ Mạc phủ (1192 - 1867) 172
9.6. Văn hóa Nhật Bản từ thế kỷ XIII - nửa đầu thế kỷ XIX 181
Câu hỏi ôn tập 183
Chương X. HI LẠP CỔ ĐẠI 184
10.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ 184
10.2. Văn minh Cret-Myxen (thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II TCN) 185
10.3. Thời đại Home trong lịch sử Hi Lạp (XI - IX TCN) 185
10.4. Thời kỳ xuất hiện nhà nƣớc trong lịch sử Hi Lạp (VIII - V TCN) 187
10.5. Hi Lạp trong thời thống trị của Makedonia (334 - 30 TCN) 199
10.6. Văn hóa Hi Lạp cổ đại 201
Câu hỏi ôn tập 206
Chương XI. RÔMA CỔ ĐẠI 207
11.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ 207
11.2. Thời kỳ “Vƣơng chính” 207
11.3. Thời kỳ cộng hòa (thế kỷ IV TCN - I) 208
11.4. Thời kỳ đế chế (thế kỷ I - V) 223
11.5. Văn hóa Rôma cổ đại 229
Câu hỏi ôn tập 232
Chương XII. SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU 233
12.1. Sự thành lập các quốc gia ở Tây Âu từ thế kỷ V - X 233
12.2. Qúa trình hình thành chế độ phong kiến 235
5

Câu hỏi ôn tập 238
Chương XIII. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ 239
13.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của thành thị 239
13.2. Hoạt động kinh tế của các thành thị Tây Âu trung đại 242

Câu hỏi ôn tập 245
Chương XIV. GIÁO HỘI KITÔ VÀ CUỘC VIỄN CHINH CỦA QUÂN THẬP TỰ 246
14.1. Giáo Hội Ki Tô từ thế kỷ V - XI 246
14.2. Những cuộc thập tự chinh 248
Câu hỏi ôn tập 255
Chương XV. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THÉ KỈ VIII 256
15.1. Văn hóa Tây Âu sơ kỳ phong kiến 256
15.2. Văn hóa Tây Âu trung kỳ phong kiến 258
Câu hỏi ôn tập 263
Chương XVI. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU 264
16.1. Những tiền đề sự ra đời chủ nghĩa tƣ bản 264
16.2. Sự ra đời của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa 267
16.3. Sự ra đời của giai cấp tƣ sản và vô sản 269
16.4. Ảnh hƣởng của quan hệ tƣ bản chủ nghĩa đối với phong kiến 270
Câu hỏi ôn tập 271
Chương XVII. PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN 272
17.1. Những phát kiến lớn về địa lí 272
17.2. Những phát kiến lớn về địa lý 274
17.3. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân 280
Câu hỏi ôn tập 282
Chương XVIII. VĂN HÓA PHỤC HƯNG 283
18.1. Nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử của phong trào văn hóa Phục hƣng 283
18.2. Những thành tựu chính của phong trào văn hóa Phục hƣng 284
18.3. Tính chất của phong trào văn hóa Phục hƣng 290
Câu hỏi ôn tập 291
Chương XIX. CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN Ở ĐỨC 292
19.1. Nƣớc Đức trƣớc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân 292
19.2. Cải cách tôn giáo của Luthơ ở Đức 294
19.3. Chiến tranh nông dân Đức 296
19.4. Sự thành lập tân giáo Luthơ 299

Câu hỏi ôn tập 300
Chương XX. CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở THỤY SĨ 301
20.1. Các cuộc cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ 301
6

20.2. Hoạt động chống cải cách tôn giáo của Giáo hội Thiên chúa 306
Câu hỏi ôn tập 308
Chương XXI. CÁCH MẠNG NÊĐÉCLAN 309
21.1. Tình hình Nêđéclan trƣớc cách mạng 309
21.2. Diễn biến của cách mạng 312
21.3. Tính chất, ý nghĩa, hạn chế của các mạng Nêđéclan 317
Câu hỏi ôn tập 320
TÀI LIỆU THAM KHẢO 321


7

LỜI GIỚI THIỆU

Lịch sử thế giới cổ trung đại cổ trung đại là một trong những môn học đại cƣơng bắt buộc
đối với các sinh viên chuyên ngành lịch sử. Môn học nhằm cung cấp toàn diện cho ngƣời học
những sự kiện lịch sử thế giới, từ đó có hiểu biết sâu sắc hơn đối với lịch sử nhân loại. Đặc biệt
trong xu thế khuynh hƣớng nghiên cứu sử học toàn cầu (global history) và sử học so sánh
(comparative history) ngày càng phát triển, vì vậy việc có đƣợc nền tảng kiến thức lịch sử thế giới
vững chắc cũng là một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho ngƣời học thực hành các
phƣơng pháp nghiên cứu mới.
Tập bài giảng Lịch sử thế giới đã cố gắng trình bày một cách khái quát xuyên suốt, bao quát
các nội dung lớn gồm cả lịch sử cổ trung đại phƣơng Đông và phƣơng Tây, đảm bảo các vấn đề
đƣợc triển khai bằng cả tiếp cận lịch đại và đồng đại. Tuy nhiên, lịch sử thế giới cổ trung đại là
một lĩnh vực rộng lớn, do đó trong quá trình viết tập bài giảng, chúng tôi đã thể hiện những cố

gắng cao nhất nhằm trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu giúp cho ngƣời học có thể dễ dàng nhận
thức, nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhất.
Tập bài giảng đã đƣợc tập thể tác giả cố gắng cao nhất nhƣng chắc hẳn không tránh đƣợc
những sai sót rất mong bạn đọc, học viên, và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện
trong những lần tái bản sau.
Xuân Hòa, mùa thu 2013
T/M các tác giả

ThS. Nguyễn Văn Vinh


8

Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

1.1. Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu
1.1.1. Nguồn sử liệu của lịch sử xã hội nguyên thuỷ
Xã hội nguyên thuỷ là giai đoạn lịch sử chƣa có chữ viết. vì vậy, để nghiên cứu lịch sử xã
hội nguyên thuỷ, nguồn sử liệu thành văn giữ một vị trí không lớn so với các nguồn sử liệu khác.
Dù vậy, các nguồn sử liệu giai đoạn này cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
Nguồn sử liệu vật chất hay còn gọi là các tài liệu khảo cổ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thuỷ. Đó là những công cụ lao động, đồ trang sức,
những di tích nhà cửa… là tất cả những di tích của đời sống văn hoá vật chất của thời đại đã qua.
Khi nghiên cứu trình độ phát triển văn hoá vật chất của một xã hội nào đấy, chúng ta có thể
khôi phục những nét cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội và đôi khi có thể toàn bộ xã hội ấy.
Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc nhà ở có thể cho thấy quá trình tiến triển của tổ chức xã hội
loài ngƣời thời nguyên thuỷ - từ chỗ sống trong hang động thời bầy ngƣời nguyên thuỷ, con ngƣời
đã biết xây dựng những ngôi nhà chung rộng lớn cho tất cả thị tộc, rồi sau đó là những ngôi nhà
riêng, nhỏ hơn của mỗi gia đình phụ hệ…
Mộ táng cổ cũng là một nguồn sử liệu quan trọng. Số lƣợng, chất lƣợng đồ tuỳ táng cũng

nhƣ kiểu kiến trúc mộ táng, cách chôn ngƣời chết… không những cho ta biết địa vị xã hội của chủ
nhân ngôi mộ mà còn cho khả năng tìm hiểu vấn đề hình thái ý thức, tôn giáo, tín ngƣỡng của
ngƣời xƣa.
Nói tóm lại, việc nghiên cứu văn hoá khảo cổ cho phép khôi phục lại phần nào lịch sử phát
triển của các tộc ngƣời thời kỳ chƣa có chữ viết.
Dân tộc học là một ngành của khoa học lịch sử, chuyên nghiên cứu về những đặc điểm văn
hoá và phong tục, tập quán của các dân tộc. Nhờ có các tài liệu dân tộc học, các nhà khảo cổ mới
hiểu đƣợc một cách cặn kẽ những hiện vật “câm” mà họ tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo
cổ, trƣớc kia đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Những tàn dƣ của quá khứ còn lƣu lại khá rõ nét trong các
nghi lễ, hội hè, ma chay, trong trang phục quần áo… sẽ giúp ta hình dung lại phần nào đời sống
vật chất và tinh thần của con ngƣời trong quá khứ.
Các tài liệu ngôn ngữ cũng là một nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử xã hội
nguyên thuỷ. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc bao giờ cũng đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội, và vì thế khi nghiên cứu quá trình phát triển của ngôn ngữ ta có thể tìm đƣợc
hình bóng của một xã hội đã qua…
Đối với việc nghiên cứu nguồn gốc loài ngƣời cũng nhƣ quá trình hình thành của các bộ tộc
thì các tài liệu nhân chủng học lại có một vị trí đặc biệt. Những di cốt hoá thạch không những giúp
ta hiểu đƣợc các giai đoạn của quá trình tiến hoá từ vƣợn thành ngƣời mà còn cho phép xét đoán
về khả năng tƣ duy và phát âm của ngƣời thƣợng cổ, qua đó, có thể xét đoán những vấn đề liên
quan đến sự hình thành xã hội loài ngƣời.
Những thành tựu của ngành địa lý, cổ sinh vật học… giúp cho việc nghiên cứu lại cảnh quan
thiên nhiên, trong đó con ngƣời thời nguyên thuỷ đã sinh sống.
Nhƣ thế, nguồn sử liệu về lịch sử xã hội nguyên thuỷ thật phong phú và đa dạng. mỗi loại sử
liệu lại có những nét đặc thù cần phải có sự nghiên cứu tổng hợp, toàn diện.
9

1.1.2. Sơ lược về quá trình nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thuỷ
Lịch sử xã hội nguyên thuỷ là một ngành tƣơng đối trẻ của khoa học lịch sử; nó mới chỉ xuất
hiện từ nửa sau thế kỷ XIX. Nhƣng sự quan tâm tới bƣớc đi đầu tiên của lịch sử nhân loại đã xuất
hiện từ rất xa xƣa, từ những câu chuyện truyền miệng, truyện cổ tích về nguồn gốc vũ trụ, loài

ngƣời, sự hình thành các tộc ngƣời, “quá khứ nửa ngƣời nửa thú”, “thời đại đồ đồng”…
Các tác giả thời cổ đại là những ngƣời thực sự quan tâm đến một số vấn đề của xã hội
nguyên thuỷ và để lại những tác phẩm có giá trị: các tác phẩm miêu tả đời sống của các bộ tộc
ngƣời Xittơ, Xarmatơ của Hêrôđốt, các dân tộc vùng tiểu Á của Kxênôphôn,… Một số nhà triết
học cổ đại Hi Lạp còn có ý định khôi phục bức tranh toàn cảnh của xã hội nguyên thuỷ…
Đến thời trung đại, mặc dù bị những tƣ tƣởng thần bí tôn giáo và triết học kinh viện thống
trị, những tri thức về lịch sử xã hội nguyên thuỷ vẫn tiếp tục đƣợc tích luỹ.
Các thƣơng nhân, nhà du lịch châu Âu đã chú ý đến những phong tục tập quán rất đặc thù
của các dân tộc ở nơi đây và họ đã ghi chép, miêu tả, để lại những tác phẩm mà sau này trở thành
những nguồn sử liệu quan trọng.
Sự tích luỹ và mở rộng các tri thức dân tộc học đƣợc đặc biệt đẩy mạnh trong thời kỳ phát
triển địa lý và nhất là trong quá trình xâm lƣợc và thống trị của chủ nghĩa thực dân châu Âu.
Những ghi chép, miêu tả phong tục tập quán của các dân tộc của các nhà hàng hải - du lịch và
những nhà dân tộc học là những nguồn tài liệu quý giá, vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng kích
thích trí tò mò, thúc đẩy quá trình nghiên cứu đời sống nguyên thuỷ của các bộ lạc.
Từ cuối thế kỷ XVIII, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp tƣ liệu và khái quát các
giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ…
Từ nửa đầu thế kỷ XIX, bắt đầu với những phát hiện quan trọng của khảo cổ học, nhất là
những phát hiện về di cốt hoá thạch, mở ra một khả năng mới để nghiên cứu về nguồn gốc loài
ngƣời. một trƣờng phái mới - trƣờng phái tiến hoá bắt đầu xuất hiện mà ngƣời đặt cơ sở là
B.Lamac (1744 - 1829) với công trình “Nghiên cứu cơ cấu của các cơ thể sống”… Đến Đácuyn
thì học thuyết tiến hoá đƣợc phát triển hoàn thiện với hai tác phẩm “Nguồn gốc giống loài” và
“Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính”. Ông đã khẳng định nguồn gốc động vật của loài
ngƣời và giải thích quá trình đó bằng quy luật chọn lọc tự nhiên.
Dựa trên cơ sở thuyết tiến hoá, nhiều nhà khoa học đã nêu ý kiến về sự tồn tại của dạng
ngƣời vƣợn trung gian và ý kiến đó đã đƣợc chứng thực khi Đuyboa tìm thấy di cốt của ngƣời
Pithécanthropus trên bờ sông Sôlô ở đảo Java (Inđônêxia)… Hàng loạt các phát hiện quan trọng
khác lần lƣợt đƣợc công bố, trong đó quan trọng nhất là việc phát hiện đƣợc di cốt ngƣời vƣợn
Sinanthropus và công cụ đá cũ của ngƣời nguyên thuỷ ở hang Sen, Asơn, Muxchiê và nhiều nơi
khác.

Nhà dân tộc học Mỹ L.G.Moocgan là ngƣời có công lớn khi nghiên cứu xã hội nguyên thuỷ
một cách toàn diện, với nhiều công trình “Xã hội cổ đại” (1877), “Hệ thống dòng tộc và bản chất
của nó” (1870)…, khái quát hoá và phân chia lịch sử loài ngƣời làm 3 thời kỳ: mông muội, dã man
và văn minh.
Một bƣớc ngoặt của việc nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thuỷ là tác phẩm “Nguồn gốc gia
đình, chế độ tư hữu và nhà nước” (1884), “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ
vượn thành người” (1873 - 1876)
10

1.2. Nguồn gốc loài người - bầy người nguyên thủy
1.2.1. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc loài người
Con ngƣời xuất hiện khi nào và nguồn gốc loài ngƣời là những vấn đề cũ, nhƣng lúc nào
cũng mới. Nhiều vấn đề cũ tƣởng chừng nhƣ đã đƣợc giải quyết nhƣng lại bị những phát hiện mới
lật ngƣợc trở lại, tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá và tri thức của từng cộng đồng ngƣời, của từng
dân tộc và của từng thời đại.
Thời cổ đại, một số học giả lại cho rằng thoạt đầu con ngƣời có hình dáng nửa ngƣời, nửa
động vật. Thời trung đại, giáo lý của các tôn giáo dƣới nhiều hình thức khác nhau đều giải thích
rằng con ngƣời do Thƣợng đế sinh ra.
Đến giữa thế kỷ XVIII, vấn đề vị trí của con ngƣời trong thế giới tự nhiên mới đƣợc đặt ra
trên nền tảng khoa học thực sự khi K. Linnaeus trong tác phẩm Hệ thống tự nhiên (Systema
Natura), đã xếp ngƣời vào bộ Linh trƣởng (primates) chung với khỉ vƣợn, vƣợn cáo… Chính K.
Linnaeus đã đặt tên Homo cho giống ngƣời. Tuy chƣa thoát khỏi quan niệm bất biến về giống loài,
nhƣng K. Linnaeus thực sự là ngƣời đầu tiên tiến hành phân loại và xếp con ngƣời vào bảng phân
loại sinh giới.
Từ đấy, các nhà khoa học ngày càng nhận thấy cơ thể của ngƣời và lớp động vật có vú, đặc
biệt là giống vƣợn hình ngƣời hiện đại nhƣ Jipbông (Gibbon), Ôrăng Utăng (Orang-Outang), Gôril
(Gorille), Sanhpăngdê (Chimpanzé) có rất nhiều nét gần gũi nhau. Một số động vật có vú cũng mắc
một số căn bệnh mà trƣớc kia ngƣời ta thƣờng cho rằng chỉ có loài ngƣời mới có… Khi nghiên cứu
quá trình phát triển của bào thai ngƣời, nhiều nhà phôi thai học đã đi đến kết luận: quá trình hình
thành bào thai ngƣời là sự “rút ngắn” của hàng triệu năm tiến hoá từ động vật trở thành ngƣời.

Sau khi công trình của Đacuyn đƣợc công bố vào năm 1871, nguồn gốc động vật của loài
ngƣời đã đƣợc nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng
khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hoá thạch của loài vƣợn cổ và ngƣời
vƣợn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vƣợn thành
ngƣời.
Ở chặng đầu của quá trình có một loài vƣợn cổ hay vƣợn nhân hình – Hominid sống cách
ngày nay khoảng 6 triệu năm. Trong quá trình phát triển, loài vƣợn này cũng tiến hoá dần, ngày
càng gần với ngƣời hơn: từ loài vƣợn Đriôpithécus và bƣớc tiến rõ rệt hơn là ngƣời vƣợn phƣơng
nam - Australopithécus…
Loài vƣợn Hominid là tổ tiên chung của loài ngƣời và cả các giống vƣợn hiện đại. Từ
Hominid, một nhánh nào đó đã phát triển lên thành ngƣời Homo Habilis (ngƣời khéo léo). Đó là
giai đoạn thứ hai và là bƣớc ngoặt quan trọng của quá trình tiến hoá.
Di cốt của một trong những Homo Habilis đã đƣợc hai vợ chồng L.Leakey phát hiện năm
1960 ở thung lũng Ônđuvai (Tanzania) với thể tích hộp sọ là 650cm
3
và có niên đại khoảng
1.850.000. Năm 1976, Clark Howall công bố những phát hiện mới trong những năm 1967 - 1976 ở
thung lũng Ômô (Êtiôpia)… Đăc biệt, năm 1974, D. Johansơn đã tìm thấy ở thung lũng Afar
(Êtiôpia) một di cốt hóa thạch khá đầy đủ. Đó là một cô gái khoảng 25 - 30 tuổi đƣợc đặt tên là
Lucy và “tuổi” của cô đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Kali Acgông là 3.500.000 năm.
Điều đặc biệt quan trọng là ở một số nơi nhƣ ở Ômô và Rudolf (Bắc Kênia), ngƣời ta cũng
tìm thấy những công cụ đá chôn cùng với hóa thạch Homo Habilis. Những phát hiện mới này
không những đã đẩy niên đại của sự xuất hiện loài ngƣời lên khoảng 3.500.000 đến 4.000.000 năm
cách ngày nay, mà còn làm nảy sinh nhiều giả thuyết mới về cái nôi của loài ngƣời và về động lực
của quá trình tiến hóa từ vƣợn thành ngƣời.
11

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn của những ngƣời Homo Erectus (ngƣời đứng thẳng). Di cốt
ngƣời đứng thẳng lần đầu tiên phát hiện đƣợc ở Trinil thuộc Java (Indonesia) vào các năm 1890 -
1892, đƣợc chính E. Dubois - ngƣời đầu tiên phát hiện - đặt tên là Pithecanthropus đứng thẳng

(Pithecan-thropus erectus) hay ngƣời vƣợn Java. Di cốt ngƣời đứng thẳng phát hiện đƣợc ở nhiều
nơi của châu Phi, châu Âu và châu Á. Ngƣời đứng thẳng Java có trán thấp, bợt ra phía sau, u mày
nổi cao nhƣ vƣợn, nhƣng thể tích óc đã khá lớn, từ 750cm3 đến 975cm3. Thể tích này thấp hơn
nhiều so với ngƣời hiện đại (1.300 - 500cm3) nhƣng lại vƣợt xa hơn nhiều so với vƣợn ngƣời hoá
thạch và hiện đại (325 - 650cm3)… Họ đã biết phát ra tiếng nói và chế tạo công cụ lao động.
Một đại diện khác rất nổi tiếng của Homo Erectus là Sinanthropus (ngƣời vƣợn Bắc Kinh).
Di cốt ngƣời đứng thẳng Bắc Kinh đầu tiên phát hiện ở Chu Khẩu Điếm, cách Bắc Kinh 18km về
phía Tây Nam. Cấu tạo cơ thể của ngƣời đứng thẳng Bắc Kinh gần giống ngƣời đứng thẳng Java,
nhƣng phát triển hơn. Dung tích óc của ngƣời này là khoảng 850cm3 - 1220cm3. Trán ngƣời đứng
thẳng này thấp, hơi bợt ra sau, nhƣng cao hơn và nhô ra trƣớc hơn so với ngƣời đứng thẳng Java.
Ngƣời đứng thẳng Bắc Kinh đã xuất hiện tính chất thuận tay phải, biết chế tạo công cụ bằng đá rất
thô sơ, biết duy trì và sử dụng lửa tự nhiên.
Di cốt và mảnh di cốt của ngƣời Homo Erectus đƣợc tìm thấy ở nhiều nơi khác nhƣ Ấn Độ,
Kênia Vào những năm 1964 - 1965, các cán bộ khoa học Việt Nam đã phát hiện đƣợc một chiếc
răng ở hang Thẩm Hai và Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)…
Đến thời kỳ Pléistocène đã xuất hiện một số dạng ngƣời mới, gần với ngƣời hiện đại hơn. Di
cốt hóa thạch tiêu biểu đầu tiên của dạng ngƣời này đã đƣợc tìm thấy vào năm 1956 ở một thung
lũng nƣớc Đức, ngƣời Neanderthal (Homo neanderthalensis). Thân thể ngƣời này rất giống với
ngƣời hiện đại, thể tích hộp sọ khá lớn, từ 1200 đến 1600cm
3
. Khả năng ngôn ngữ và lao động của
họ phát triển hơn…
Đến khoảng 4 vạn năm trƣớc đây, Ngƣời hiện đại (Homo Sapiens) đã ra đời. Homo Sapiens
có cấu tạo cơ thể phát triển nhƣ ngƣời ngày nay. Các bộ phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn
tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay nhất là ngón cái linh hoạt hơn, trán cao, xƣơng hàm nhỏ và không
còn nhô ra phía trƣớc, não đặc biệt phát triển.
Sự xuất hiện ngƣời hiện đại là bƣớc nhảy vọt thứ hai sau bƣớc nhảy vọt từ ngƣời vƣợn thành
ngƣời Homo Habilis. Di cốt của họ đã đƣợc tìm thấy ở hầu khắp các lục địa. Sự phát hiện các di
cốt hóa thạch cùng với công cụ lao động của các dạng ngƣời nói trên không những đã cung cấp
cho chúng ta những bằng chứng khoa học không thể chối cãi đƣợc về nguồn gốc động vật của loài

ngƣời mà còn giúp ta thấy rõ cả quá trình hình thành loài ngƣời với những niên đại ngày càng
đƣợc xác định chính xác hơn.
1.2.2. Những động lực thúc đẩy của quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Khi nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài ngƣời, chúng ta không thể không chú ý đến động lực
thúc đẩy quá trình hình thành con ngƣời. Nếu nhƣ vấn đề nguồn gốc động vật của loài ngƣời đƣợc
giới khoa học ngày nay gần nhƣ hoà toàn nhất trí thì một câu hỏi khác: động lực nào đã thúc đẩy
quá trình tiến háo từ vƣợn thành ngƣời lại là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận.
Trƣớc thế kỷ XIX, có nhiều nhà sinh vật học và triết học muốn giải thích vấn đề nguồn gốc
loài ngƣời bằng những cứ liệu khoa học và quan niệm duy vật, trong đó, C.Darwin đã có công lao
lớn trong việc vạch ra đƣợc vị trí của con ngƣời trong giới sinh vật và mối liên hệ thân thuộc giữa
con ngƣời và động vật cao đẳng. Ông đã chỉ ra rằng ngƣời và vƣợn ngƣời hiện đại là con cháu của
một giống vƣợn ngƣời hoá thạch. Luận điểm của C. Darwin về nguồn gốc loài ngƣời gắn liền với
phát hiện của ông về quy luật chọn lọc tự nhiên trong giới sinh vật.
12

Do chọn lọc tự nhiên mà giống vƣợn ngƣời hoá thạch, tổ tiên của loài ngƣời đã xuất hiện.
Học thuyết của C. Darwin có một ý nghĩa to lớn nhƣng C. Darwin vẫn không giải quyết đƣợc triệt
để vấn đề vì sao loài ngƣời đã tự tách ra khỏi giới động vật và vì sao con ngƣời tối cổ đã biến
chuyển thành con ngƣời hiện đại. C. Darwin đã dùng quan điểm thuần tuý sinh học để giải quyết
các vấn đề đó. Ông đã coi loài ngƣời cũng giống nhƣ các giống loài sinh vật khác, phát triển tuân
theo quy luật sinh vật mà không thấy đƣợc sự khác biệt về chất giữa ngƣời và động vật.
Chỉ có Ph. Ăngghen vĩ đại mới giải quyết đƣợc một cách chính xác vấn đề nguồn gốc và sự
phát triển của loài ngƣời. Trong tác phẩm nổi tiếng “Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến
từ vƣợn thành ngƣời” viết năm 1876, Ph. Ăngghen đã nêu ra một cách duy vật và biện chứng
nguyên nhân làm cho loài vƣợn biến thành ngƣời và động lực thúc đẩy quá trình đó.
Ph. Ăngghen vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa ngƣời và động vật là lao động. "Lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài ngƣời, và nhƣ thế đến một mức mà, trên
một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con ngƣời Có đặc
điểm gì phân biệt đàn vƣợn và xã hội loài ngƣời? Đó là lao động" và "Loài động vật chỉ lợi dụng
tự nhiên bên ngoài và chỉ đơn thuần vì sự có mặt của mình mà gây ra những biến đổi trong tự

nhiên; còn con ngƣời thì do đã tạo ra những biến đổi đó mà bắt tự nhiên phải phục vụ cho những
mục đích của mình, mà thống trị tự nhiên. Và chính đó là chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng
giữa con ngƣời và các loài động vật khác, và một lần nữa, chính cũng lại nhờ lao động mà con
ngƣời mới có đƣợc sự khác nhau đó"
Chính trong lao động sáng tạo, cơ thể và tƣ duy con ngƣời ngày càng hoàn thiện và phát
triển. Trải qua hàng triệu năm, hai chi trƣớc của con ngƣời đã dần dần trở thành hai tay, trung khu
ngôn ngữ hình thành ở não thuỳ trái “Trƣớc là lao động, sau nữa vẫn là lao động và đồng thời với
nó là tiếng nói, đó là sự kích thích chủ yếu đaz ảnh hƣởng đến bộ óc của con vƣợn, làm cho bộ óc
của nó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con ngƣời. Cùng chính trong lao động, con ngƣời có
nhu cầu trao đổi, liên kết với nhau làm nảy sinh những quan hệ giữa ngƣời với ngƣời”. Từ đó, ông
khẳng định “lao động đã sáng tạo ra xã hội loài ngƣời.
Cùng với các giải thích theo quy luật tiến hoá của Đacuyn, quan điểm của Ăngghen về vai
trò quyết định của lao động trong quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời đã góp phần hoàn
thiện học thuyết về động lực của quá trình tiến hoá đó…
Những phát hiện gần đây về cổ nhân học vùng Đông Phi đã đƣa ra một giả thuyết mới cho
rằng động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời chỉ có thể là các quy luật
sinh học trong đó có quy luật di truyền và đột biến.
1.2.3. Sự xuất hiện xã hội loài người, bầy người nguyên thuỷ
Tuy không có nguồn sử liệu trực tiếp nói về cuộc sống của con ngƣời ở thời đại quá khứ xa
xôi này, song bằng việc phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu khảo cổ học và cổ nhân học, dân tộc
học và các kết quả nghiên cứu về cuộc sống tự nhiên của một số loài động vật, ta có thể hiểu biết
khái quát về đời sống kinh tế - xã hội của con ngƣời nguyên thuỷ. Những kiến thức đó đôi khi
cũng là sự phỏng đoán giả thuyết, thậm chí mâu thuẫn nhau…, do đó những tri thức lịch sử về giai
đoạn này thƣờng gây nên sự tranh luận nhiều nhất trong giới sử học.
Ngay khái niệm “bầy ngƣời” cũng không phải không có ý kiến bàn cãi. Có ngƣời cho rằng
dùng thuật ngữ này là tầm thƣờng hoá, sinh học hoá quá trình phát triển có tính xã hội của xã hội
loài ngƣời. Một số khác lại cho rằng “bầy ngƣời nguyên thuỷ” là một giai đoạn đặc biệt trong quá
trình phát triển của xã hội loài ngƣời. nhƣ thế có nghĩa là coi bầy ngƣời nguyên thuỷ là tổ chức xã
hội của loài ngƣời, nhƣng đồng thời cũng không bỏ qua trạng thái trung gian, “chuyển tiếp” của nó
từ bày động vật lân một hình thức cao hơn, chặt chẽ hơn của tổ chức xã hội loài ngƣời.

13

Về mặt khảo cổ, giai đoạn bầy ngƣời nguyên thuỷ kéo dài suốt từ thời sơ kỳ đến thời trung
kỳ đá cũ. Về mặt nhân chủng học, đây là thời kỳ tồn tại của những dạng ngƣời vƣợn chung gian
đang trong quá trình chuyển biến thành ngƣời hiện đại.
Ngƣời nguyên thuỷ sống lang thang trong ccá khu rừng rậm nhiệt đới, ngủ trong hang động,
mái đá, hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, xƣơng thú, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt
với nhau khoảng vài ba chục ngƣời gọi là bầy ngƣời nguyên thuỷ. Do trình độ thấp kém, công cụ thô
sơ, lại sống trong điều kiện tự nhiên hoang dã, ngƣời nguyên thuỷ không thể sống lẻ loi, mà đã biết
tập hợp nhau thành từng bầy, cùng lao động, cùng kiếm thức ăn và đấu tranh chống thú dữ…
Khác với động vật, Bầy ngƣời nguyên thuỷ đã có quan hệ hợp quần xã hội. Mỗi bầy đều có
ngƣời đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ…Bầy ngƣời nguyên thuỷ là tổ chức
xã hội đầu tiên của loài ngƣời.
Ở thời kỳ bầy ngƣời, con ngƣời đã biết chế tạo công cụ lao động. Từ chỗ chỉ biết dùng
những cành cây, hòn đá nhặt đƣợc bên đƣờng để làm công cụ, ngƣời tối cổ đã biết lấy những viên
cuội hay hai hòn đá ghè vao nhau tạo nên một cạnh sắc và vừa tay cầm, gọi là chiếc rìu “vạn
năng”. Những công cụ thô sơ do ngƣời tối cổ chế tạo đƣợc gọi là những công cụ đồ đá cũ sơ kỳ.
Vào cuối thời kỳ bày ngƣời nguyên thuỷ, loài ngƣời đã có một bƣớc tiến lớn lao, một phát
minh quan trọng - đó là việc dùng và lấy lửa. Trong buổi bình minh của lịch sử, con ngƣời sống
không khác động vật là mấy, họ chỉ biết ăn sống nuốt tƣơi. Nhờ có lửa, biết giữ lửa, họ đã biết
nƣớng chin thức ăn, dùng lửa xua đuổi thú dữ…Về sau, con ngƣời tự làm đƣợc ra lửa bằng cách
cọ xát hai hai cành cây khô hay hai hòn đá lửa, đánh dấu một bƣớc nhảy vọt trong lịch sử xã hội
loài ngƣời, nó “khiến con ngƣời lần đầu tiên chi phối đƣợc lực lƣợng tự nhiên, và do đó đã tách
hẳn con ngƣời ra khỏi giới động vật”.
1.3. Sự hình thành và phát triển chế độ công xã thị tộc
1.3.1. Sự xuất hiện Người tinh khôn và chế độ công xã thị tộc
1.3.1.1. Sự xuất hiện Người tinh khôn
Trong khi lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên, con ngƣời cũng tự cải tạo bản thân mình.
Đến thời hậu kỳ đồ đá cũ, con ngƣời đã tự hoàn thành quá trình tự cải biến mình và trở thành
Ngƣời tinh khôn hay còn gọi là Ngƣời hiện đại (Homo Sapiens).

Ngƣời tinh khôn có cấu tạo cơ thể phát triển nhƣ ngƣời ngày nay. Các bộ phận cơ thể đã trở
nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ, khéo léo; các ngón tay nhất là ngón cái linh hoạt hơn; trán cao,
xƣơng hàm nhỏ và không còn nhô ra phía trƣớc; não đặc biệt phát triển (khoảng 1300 - 1500 cm
3
).
Sự xuất hiện Ngƣời tinh khôn là bƣớc nhảy vọt thứ hai, sau bƣớc nhảy từ vƣợn thành Ngƣời
tối cổ. Ngƣời tinh khôn đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.
Do sinh sống ở những vùng có hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nên ngay từ lúc đó, Ngƣời tinh
khôn đã xuất hiện những đặc điểm khác nhau về màu da, hình dáng mắt, về đƣờng cong và ciều
cao của sống mũi… tạo cơ sở cho sự phân chia thành ba đại chủng khác nhau: Ơrôpêốit, Nêgơrôít.
Do sự giao tiếp, xáo trộn, lai tạo với nhau giữa ba đại chủng trên đã tạo nên các tiểu chủng
và từ đó hình thành các tộc ngƣời hiện đại…
1.3.1.2. Chế độ công xã thị tộc
Sự xuất hiện Ngƣời tinh khôn đã diễn ra đồng thời với những thay đổi hết sức lớn lao trong
đới sống vật chất và tổ chức xã hội của loài ngƣời.
Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất với hình thức lao động tập thể, cuộc sống định cƣ và
việc dùng lửa đã dần dần thắt chặt mối quan hệ cộng đồng ngƣời nguyên thuỷ. Bầy ngƣời nguyên
14

thuỷ với mối quan hệ lỏng lẻo đã không còn thích hợp nữa và dần dần đƣợc thay thế bằng một tổ
chức cộng đồng mới chặt chẽ hơn, ổn định hơn theo huyết tộc, mọi thành viên đều bình đẳng về
lợi ích vật chất và địa vị xã hội, cùng hiệp tác với nhau trong lao động, gọi là công xã thị tộc - tổ
chức xã hội cơ bản của xã hội nguyên thuỷ đã hình thành.
Thị tộc thực chất là một tổ chức xã hội gồm khoảng vài chục gia đình, với 3-4 thế hệ có ùng
huyết tộc với nhau. Trong Thị tộc, lớp con cháu có thói quen kính trọng và vâng lời ông bà, cha
mẹ; Ngƣợc lại, lớp ông bà cha mẹ đều chăm lo, đảm bảo nuôi dạy tất cả lớp con cháu của thị tộc
nhƣ nhau…
Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi
ở, ruộng đất, sông ngòi,… riêng. Các thành viên trong cùng một bộ lạc cùng nới một thổ ngữ, cùng
theo một tín ngƣỡng và thực hiện những nghi thức cúng lễ riêng.

Bộ lạc có quyền rất lớn đối với thị tộc (công nhận hoặc bãi miễn tù trƣởng…). Đứng đầu bộ
lạc là một thủ lĩnh đƣợc trao quyền giải quyết các công việc của bộ lạc theo quyết định của hội
nghị bộ lạc. Hội đồng bộ lạc bao gồm thủ lĩnh bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, các tù trƣởng của thị tộc và
nhiều khi cả tăng lữ nữa, có quyền thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc
nhƣ tuyên chiến, đình chiến…
Trong giai đoạn đầu của xã hội thị tộc, bộ lạc thƣờng chia làm hai “nửa”, mỗi nửa gồm 2
hoặe 4 thị tộc, gọi là bào tộc. Bào tộc có vai trò quan trọng thực hiện các nghi lễ tôn giáo, hội hè
và tổ chức lực lƣợng vũ trang bảo vệ bộ lạc, giải quyết những vụ xích mích…
Ở hậu kỳ đồ đá cũ, công xã thị tộc phát triển thịnh vƣợng vào thời đồ đá giữa và giai đoạn
sơ, trung kì thời đại đồ đá mới. Đến giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới, công xã thị tộc đã dần dần tan rã,
nhƣờng chỗ cho một xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo và phân chia giai cấp.
Công xã thị tộc đã trải qua hai giai đoạn phát triển: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.
1.3.2. Sự phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ
Thời kỳ bầy ngƣời nguyên thuỷ đã có sự phân công lao động tự nhiên: săn thú là việc của
đàn ông, còn phụ nữ đi hái lƣợm rau quả, trông nom con cái, chuẩn bị bữa ăn… Ngƣời phụ nữ
quản lý và phân chia thức ăn hằng ngày cho các thành viên trong thị tộc; con cái sinh ra chỉ biết
mẹ và đều lấy theo họ mẹ. Ngƣời ta gọi đó là chế độ thị tộc mẫu hệ hay thị tộc mẫu quyền.
Trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, quyền của ngƣời đàn bà đƣợc biểu hiện ở: quyền đƣợc
phân công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc.
Thời gian tồn tại của chế độ này rất dài: bắt đầu cùng với sự xuất hiện Ngƣời tinh khôn ở
hậu kỳ đồ đá cũ, phát triển thịnh vƣợng vào thời đại đồ đá giữa, vào các giai đoạn sơ, trung kỳ thời
đại đồ đá mới, và sau đó dần bị thay thế bởi công xã thị tộc phụ hệ vào hậu kỳ đồ đá mớí.
Một thị tộc gắn bó với nhau bởi hai yếu tố: 1 - Quan hệ cộng đồng và đất đai, rừng rú, hồ ao,
nhà ở và 2 - Quan hệ thân tộc hay huyết tộc. Do đó, quan hệ vợ chồng, con cái trong thị tộc đã có
một quá trình diễn biến hết sức phức tạp.
Cho đến thời kỳ Ăngghen, vấn đề có hay không quan hệ tạp giao, tức là quan hệ tính giao
không phân biệt lứa tuổi, vẫn còn là một suy luận thiếu cơ sở và chƣa ngã ngũ. Vài chục năm gần
đây, nghiên cứu những bầy ngƣời vƣợn đƣợc nuôi dƣỡng, sự phân bố cƣ trú của thị tộc Tasaday ở
Philippin… đã dẫn đến nghi ngờ về một thời kỳ tạp giao của Bầy ngƣời.
Sau thời kỳ tạp giao (nếu có hay không) thì đén thời kỳ thứ hai theo Ăngghen và “Giai đoạn

đầu của gia đình” các tập đoàn hôn nhân phân theo thế hệ, trong đó, “tất cae ông và bà, trong phạm
vi gia đình, đối với nhau đều là vợ chồng”, gọi là gia đình huyết tộc hay Huyết duyên gia đình.
15

Nhƣ vậy có nghĩa là thời kỳ thứ nhất là tạp giao, không cấm kị giữa các lứa tuổi khác nhau,
thời kỳ thứ hai có cám kị giữa các lứa tuổi khác nhau nhƣng không cấm kị giữa nam nữ cùng thế
hệ, có thể hiểu là an hem ruột.
Thời kỳ “gia đình Punaluen” hay chế độ quần hôn có cấm kị, tức “huỷ bỏ quan hệ tính giao
giữa anh chị em ruột với nhau”, “giữa anh chị em ruột cùng mẹ khác cha”, và “cuối cùng là cấm
ngay cả những anh chị em trong hàng hệ (con chú con bác)”.
Hình thức này đặc sắc và có ý nghĩa chi phối các hình thức có trƣớc và sau nó, tạo cơ sở để
sinh ra logic của các luận thuyết về sự diễn biến của các hình thức gia đình.
Sự tiến triển từ chế độ quần hôn mẫu hệ tới gia đình phụ hệ, với một vợ một chồng và tới
chế độ phụ quyền.
Không phải chế độ mẫu hệ luôn luôn đi liền chế độ quần hôn. Rất nhiều xã hội hiện đại còn
tàn dƣ của mẫu hệ lại không có chế độ quần hôn.
Không phải mẫu hệ thì có mẫu quyền, theo nghĩa hiện đại, trong đó, tộc trƣởng luôn luôn là
nữ. khi ngƣời đàn ông đƣợc bầu làm tù trƣởng, thì ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ cao tuổi vẫn có uy tín
cao và đƣợc kính trọng.
Những tài liệu dân tộc học đƣợc biết hiện nay, cho đến cuối thế kỷ XX, cho thấy đây đó còn
tàn tích của chế độ mẫu hệ và chế độ quần hôn nhƣng chƣa có căn cứ chắc chắn nào cho sự phổ biến
của chế độ quần hôn, mà ở ngoài hoặc ở ngay trong chế độ quần hôn vẫn có sự gắn bó từng đôi.
Tóm lại, thực tiến đa dạng, phức tạp hơn luận thuyết rất nhiều và nếu hiểu sự tiến triển của
các hình thức gia đình nhƣ một mô hình, một sơ đồ cứng nhắc thì cũng không phù hợp.
Trong thời kỳ công xã thị tộc, loài ngƣời đã đạt đƣợc những tiến bộ rất lớn trong tổ chức gia
đình và đời sống tinh thần.
Từ chỗ chỉ biết sử dụng những hòn cuội tự nhiên, hay ghè một rìa cạnh của hòn đá để tạo ra
rìu vạn năng, đến thời hậu kỳ đồ đá cũ, con ngƣời đã biết chọn những hạch đá có hình lăng trụ, rồi
ghè thẳng theo chiều dọc tạo ra những mảnh tƣớc dài và mỏng, có cạnh sắc… Công cụ đƣợc tu sửa
và lắp chuôi, ngày càng tinh xảo. Mũi lao, mũi giáo còn đƣợc làm từ xƣơng, sừng động vật…

Từ kỹ thuật phóng lao, ngƣời nguyên thuỷ đã biết chế ra cung tên. Việc chế ra cung và tên là
một phát minh quan trọng vì nó đánh dấu một bƣớc tiến lớn của trình độ nhận thức của con ngƣời,
làm năng suất lao động tăng đáng kể.
Những thành tựu quan trọn nhất của thời đại đồ đá mới còn thể hiện chủ yếu ở sự ra đời của
ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Lần đầu tiên, con ngƣời đã tự sản xuất ra đƣợc thức ăn.
Ngƣời nguyên thuỷ đã chuyển dần từ nền kinh tế thu lƣợm sang nền kinh tế sản xuất.
Ngƣời nguyên thuỷ còn biết dệt vải từ vỏ cây hoặc sợ gai, biết làm đồ gốm, biết đan lƣới
đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lƣới bằng đất nung.
Những biến đổi hết sức quan trọng này ở thời đại đồ đá mới đƣợc gọi là cuộc “cách mạng đá
mới”.
1.3.3. Tổ chức xã hội của công xã thị tộc
Trong giai đoạn phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, mặc dù lực lƣợng sản xuất đã phát
triển hơn trƣớc rất nhiều, nhƣng trong điều kiện kỹ thuật lạc hậu, công cụ lao động hết sức thô sơ,
nghèo nàn, ngƣời ta vẫn phải tiến hành lao động tập thể. Yêu cầu của công việc và trình độ lao
động thời nguyên thuỷ đã tạo nên sự hợp tác lao động một cách tự nhiên của mọi thành viên trong
thị tộc… Có thể coi thị tộc là một gia đình lớn mà thế hệ trên và dƣới có quan hẹ ruột thịt với
nhau, theo dòng họ mẹ… Mỗi thị tộc có tên gọi riêng, có lãnh thổ riêng. Đó là lãnh dịa thuộc
16

quyền sở hữu riêng của mỗi thị tộc. Sự xâm phạm lãnh thổ của bộ lạc hay bộ lạc này bởi một bộ
lạc khác thƣờng dẫn dến những cuộc xung đột, đôi khi rất tàn khốc.
Trong thị tộc, mọi thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng mọi tài sản trong phạm vi
lãnh địa của thị tộc. Dƣới chế độ công xã thị tộc, chƣa có sự chiếm hữu tƣ nhân về tw liệu sản
xuất, và sản phẩm lao động. Tài sản quý giá nhất lúc bấy giờ là ruộng đất, đồng cỏ, rừng và ao hồ
để trồng trọ và chăn nuôi, săn bắt và hai lƣợm. Nhƣng trong điều kiện công cụ thô sơ, dân cƣ thƣa
thớt, con ngƣời không có đủ điều kiện khai phá đất hoang nên ngƣời ta cũng không có nhu cầu
chiếm giữ đất đai làm của riêng. Cũng có một sô nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một số công
cụ lao động thuộc quyền sở hữu cá nhân của một số thành viên nào đó trong thị tộc. Nhƣng đó là
quan hệ giữa ngƣời với hiện vật, không phải là tƣ hữu tài sản vì nó không tạo ra của cải dƣ thừa…
Mọi thành viên trong thị tộc đều bình đẳng, cùng làm, cùng hƣởng nhƣ nhau. Ngƣời ta chƣa

phân biệt đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ. Mọi ngƣời đều tự giác tham gia vì hiểu rằng mình sẽ
đƣợc hƣởng một phần thành quả lao động tập thể đó…
Trong thị tộc, bộ lạc, có cơ quan quản lý dân chủ, có lớp bô lão đƣợc kính trọng, tù trƣởng
có uy tín, nhƣng không một ai có thể vi phạm chế độ sở hữu chung hoặc đƣợc quyền hƣởng thụ
nhiều hơn ngƣời khác.
Mọi công việc quan trọng của thị tộc nhƣ tuyên chiến, đình chiến, bầu thủ lĩnh quân sự…
đều do hội nghị toàn thể các thành viên thị tộc hay bộ lạc quyết định.
Trong cuộc sống thƣờng ngày, ngƣời ta quan hệ với nhau theo những phong tục, tập quán đã
đƣợc truyền từ đời này sang đời khác…
Những tập quán quen thuộc đó đã tạo ra một cuộc sống cộng đồng trong mọi lĩnh vực sinh
hoạt của thị tộc. Sự cộng đồng là tình trạng cùng chung nhau, cùng giống nhau thể hiện trong mọi
mặt của đời sống, mọi quan hệ trong thị tộc. Mọi thành viên trong thị tộc đều có cách sống, phong
tục, tập quán nhƣ nhau.
1.3.4. Hình thái ý thức của xã hội nguyên thuỷ
Sự xuất hiện Ngƣời tinh khôn, sự phát triển của sản xuất mà nhờ đó cải thiện đáng kể đời
sống vật chất của con ngƣời, sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc… đã có tác động to
lớn đến quá trình phát triển của các hình thái ý thức của ngƣời nguyên thuỷ.
Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài ngƣời chƣa có tôn giáo. Đến thời trung kỳ đồ đá cũ mới
bắt đầu xuất hiện nghi lễ mai táng ngƣời chết của ngƣời Nêanđéctan, và mầm mống của tôn giáo
cũng mới xuất hiện.
Khi tìm hiểu bản thân họ và thế giới xung quanh, họ đã không tách mình ra khỏi giới tự
nhiên mà lại hoà mình với giới tự nhiên làm một; không giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, con
ngƣời đã đem cái sức sống của bản thân họ khoác cho giới tự nhiên vô tri, vô giác.
Tập hợp khái niệm nguyên thuỷ ấy, ngƣời ta gọi là thuyết vạn vật có linh hồn. Từ đó nảy
sinh hàng loạt các hình thái đặc biệt của tôn giáo nguyên thuỷ nhƣ sự sùng bái tự nhiên, ma thuật,
chủ nghĩa tô-tem. Trong quá trình phát triển của xã hội, các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ trên
đây tất nhiên đã có nhiều thay đổi. Song những tàn dƣ của nó vẫn tiếp tục tồn tại và là nhân tố
quan trọng nhất của tôn giáo.
Nguồn gốc chung của nghệ thuật nguyên thuỷ là thực tiễn lao động của con ngƣời. Hội hoạ,
điêu khắc, âm nhạc, ca hát, trang sức… đều gắn chặt với sinh hoạt tập thể của mọi thành viên

trong thị tộc.
Nghệ thuật tạo hình ở giai đoạn đầu của hậu kỳ đồ đá cũ chỉ thể hiện động vật đứng yên ở
trạng thái tĩnh; từ giữa thời hậu kỳ đồ đá cũ đã biểu hiện xu hƣớng sự vận động của thú vật; và đến
17

thời đại đồ đá mới thì phát triển theo con đƣờng nghệ thuật trang hoàng và các kiểu trang hoàng
cũng rất khác nhau.
Nghệ thuật điêu khắc - gồm tạc tròn và chạm nổi- cũng đƣợc truyền bá rộng rãi ở nhiều bộ
lạc và thị tộc. ngƣời nguyên thuỷ đã biết chạm khắc trên gỗ, xƣơng ngà voi những bức chạm nổi
với những chủ đề rất phong phú về động vật và về những cuộc đấu tranh với động vật. Họ cũng
biết tạc tƣợng bằng ngà voi và sừng, nặn tƣợng bằng đất sét rồi đem phơi nắng hoặc đem nung…
1.4. Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy
1.4.1. Sự phát triển của sức sản xuất trong buổi đầu của thời đại kim khí
Ở thời kỳ phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc
vàng” của công xã. Song, nó chỉ xuất hiện và tồn tại trong khuôn khổ của sự chật hẹp về trình độ
sản xuất.
Trong suốt thời gian dài, công cụ lao động chủ yếu bằng đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng
vừa giòn, rất khó ghè đẽo. Một cải tiến nhỏ trong cách ghè đẽo công cụ cũng đòi hỏi hàng nghìn
năm, có khi hàng vạn năm tích luỹ kinh nghiệm. Điều đó giải thích vì sao sau này khi con ngƣời
biết đến những kỹ thuật mới, nhƣ cƣa, khoan, mài đá và đặc biệt khi tìm ra nguyên liệu mới là kim
loại thì tốc độ phát triển của xã hội đã tăng nhanh hơn gấp nhiều lần.
Sự thay đổi căn bản đã bắt đầu từ thế kỷ IV TCN, khi con ngƣời phát minh và biết sử dụng
công cụ bằng đồng. Đồng thau có đặc tính dẻo và mềm nên dễ ghè, đập thành những công cụ hoặc
đồ dùng có hình dáng theo ý muốn. Từ đồng thau, ngƣời ta biết chế tạo ra những lƣỡi cày, lƣỡi
cuốc, rìu, dao, liềm… rất giống với những công cụ ngày nay.
Đến khoảng cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I TCN, ngƣời ta lại biết chế tạo ra những
công cụ này từ sắt. “Sắt cho phép ngƣời ta trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai
hoang những miền rừng rú rộng lớn hơn; sắt khiến cho ngƣời thợ thủ công có đƣợc một công cụ
cứng và sắc mà không có một loại đá nào có thể đƣơng đầu với nó đƣợc”.
Nhờ tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm sản xuất, và chế tạo ra đƣợc nhiều loại công cụ thích

hợp, con ngƣời đã biết khai hoang, mở rộng diện tích trống trọt. Họ biết dùng những chiếc cày gỗ,
có lƣỡi bằng kim loại do súc vật kéo. Nông nghiệp dùng cày đã ra đời trên lƣu vực những con
sông lớn, ngƣời ta còn biết sử dụng những kỳ nƣớc dâng cao, đào mƣơng dẫn nƣớc…
Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi cũng phát triển mạnh mẽ. Nhờ có năng suất lao động ngày
càng tăng, ngành trồng trọt không những cung cấp đủ lƣơng thực mà còn có phần dƣ thừa dùng
trong chăn nuôi. Vì thế, ở những nơi có nhiều đồng cỏ, một số bộ lạc đã chuyển hẳn sang kinh tế
du mục hay nửa du mục. Họ chăn nuôi súc vật lớn trên những thảo nguyên mênh mông.
Việc sử dụng nguyên liệu đồng và sắt đã đòi hỏi thủ công nghiệp phải không ngừng tích luỹ
kinh nghiệm và đi sâu vào chuyên môn hoá để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Thủ công nghiệp
dần trở thành một ngành độc lập và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của
ngƣời nguyên thuỷ.
Sự chuyên môn hoá trong sản xuất đã thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm giữa các vùng và các bộ
lạc với nhau. Đồng thời, nó làm xuất hiện một tầng lớp ngƣời “trung gian không thể thiếu đƣợc
giữa hai hàng ngƣời sản xuất và bóc lột cả đôi bên”.
Nhƣ thế, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất đã dẫn đến sự chuyên môn hoá trong sản xuất
và trao đổi sản phẩm. Đến lƣợt mình, quá trình chuyên môn hoá và sản xuất lại có tác dụng thúc
đẩy, tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Đây thực sự là một
cuộc cách mạng trong sản xuất, vì lần đầu tiên trên chặng đƣờng dài lịch sử, suốt thời kỳ đồ đá,
18

con ngƣời sống bấp bênh, đến chỗ tìm kiếm đủ thức ăn nuôi sống mình và lúc này, vào buổi đầu
thời đại kim khí, sản phẩm của họ làm ra không những đủ ăn mà còn dƣ thừa thƣờng xuyên.
1.4.2. Sự xuất hiện công xã thị tộc phụ hệ
Sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xã hội ở thời đại kim khí đã đem lại những
biến đổi mới trong xã hội, trƣớc hết làm thay đổi hẳn địa vị của ngƣời phụ nữ.
Sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi súc vật và nghề thủ công đòi hỏi sức lực và
kinh nghiệm sản xuất của ngƣời đàn ông. Mặt khác, năng suất lao động cao đã làm thay đổi địa vị
kinh tế của ngƣời đàn ông trong gia đình.
Do có sản phẩm dƣ thừa, ngƣời đàn ông bắt đầu quan tâm đến quyền thừa kế tài sản. Chế độ
hôn nhân một vợ một chồng ổn định đã dẫn tới việc con cái biết đến cha, xác lập huyết thống theo

họ cha và quyền thừa kế của cha. Gia đình phụ hệ dần dần thay thế cho gia đình mẫu hệ.
Chế độ phụ quyền đƣợc xác lập khi mà họ “bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa địa vị
thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong gia đình và thị tộc”.
Quyền của ngƣời đàn ông đƣợc xác lập dần dần trong gia đình và bắt đầu từ quyền phân
công lao động, sau đó mới lan dần ra ngoài xã hội. Do nắm đƣợc thời vụ và kinh nghiệm sản xuất,
ngƣời đàn ông từ chỗ có quyền cắt đặt công việc cho các thành viên trong gia đình, sau đó nắm
quyền quyết định các công việc quan trọng và cuối cùng là có quyền thay mặt gia đình giao tiếp
với công xã. Họ cũng trở thành tù trƣởng, hay tộc trƣởng, điều hành công việc chung của công xã.
Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là “sự thất bại có tính chất toàn thế giới của giới phụ nữ”.
Trong công xã thị tộc mẫu quyền, quyền của ngƣời đàn bà chỉ là quyền bình đẳng, quyền
đƣợc tôn trọng, những trong công xã thị tộc phụ quyền, quyền lực của ngƣời đàn ông là vô hạn: từ
quyền phân công lao động, đến quyền quyết định mọi vấn đề, biến những ngƣời khác thành kẻ phụ
thuộc, thậm chí là nô lệ…Cùng với chế độ phụ quyền đã bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng.
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại không chỉ làm tăng năng suất lao động mà còn tạo điều
kiện cho nền sản xuất cá thể phát triển. Những gia đình phụ hệ có xu hƣớng tách khỏi thị tộc, đến
nơi nào có điều kiện thuận lợi hơn để làm ăn sinh sống. Công xã láng giềng xuất hiện, gồm những
gia đình có quan hệ với nhau về địa vực và kinh tế mà không có quan hệ họ hàng với nhau.
Sự xuất hiện các gia đình phụ hệ và từ đó dẫn tới sự hình thành các công xã láng giềng là
dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ và loài ngƣời đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của
thời đại văn minh.
1.4.3. Sự xã hội chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp
Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hƣởng thụ trong xã hội nguyên thuỷ, một
phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém. Nhƣng từ khi có sản phẩm dƣ thừa thì tình hình
lại diễn ra khác hẳn.
Sự phát triển của nền sản xuất làm cho của cải tích luỹ ngày càng nhiều một số cá nhân hay
gia đình, thƣờng là các gia đình tộc trƣởng, tù trƣởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.
Mặt khác, những ngƣời này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội chi cho
các công việc chung, tự cho mình đƣợc lĩnh phần nhiều hơn những ngƣời khác. Chẳng bao lâu, họ
trở nên giàu có hơn mọi ngƣời. Dần dần, xã hội thị tộc bị phân hoá thành kẻ giàu, ngƣời nghèo.
Những ngƣời giàu có hợp thành tầng lớp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, của cải…, còn những

kẻ nghèo khó gồm đông đảo thành viên thị tộc, bộ lạc thì mất dần của cải và tƣ liệu sản xuất, cuối
cùng bị rơi vào tình trạng lệ thuộc tầng lớp trên.
19

Do có lƣơng thực dƣ thừa, ngƣời ta không giết tù binh mà giữ lại nuôi để lao động cho thị
tộc. Lúc đầu, họ phải làm công việc chung cho cả thị tộc, dần dần, một số ngƣời đã lợi dụng bắt họ
phục vụ riêng cho mình. Họ bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những động lực thúc đẩy và diễn biến của quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời ?
2. Phân biệt chế độ thị tộc mẫu hệ và chế độ thị tộc phụ hệ ?
3. Các hình thái ý thức của xã hội nguyên thủy ? Liên hệ với thực tại ?
4. Nguyên nhân sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy ?

20

Chương II. AI CẬP CỔ ĐẠI

2.1. Nguồn sử liệu và sự phát triển của ngành Ai Cập học
Ai Cập là quê hƣơng của một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã
hội loài ngƣời. Vì thế Ai Cập ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích của nền văn minh vật chất rực rỡ
đó. Các cuộc khai quật khảo cổ đã cung cấp ngày càng nhiều các tài liệu có giá trị rất lớn đối với
việc tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa và cả tình hình chính trị xã hội của Ai Cập cổ đại. Ở vùng
EI-Amarna, ngƣời ta đã tìm thấy những mộ táng và dấu tích của một kinh đô mới do Pharaông
Iknatôn xây dựng với những đền đài cung điện tráng lệ, những dinh thự, vƣờn cây, công viên,
đƣờng phố rộng rãi. Nhà khảo cổ học Cactơ đã tìm thấy và tiến hành khai quật mộ táng của
Tutankhamôn với xác ƣớp còn nguyên vẹn, đầu đội vƣơng miện, mặt nạ bằng vàng và rất nhiều đồ
trang sức quý báu khác. Ở vùng Međinet-Abu, ngƣời ta lại tìm thấy dấu tích của đền thờ và cung
điện của Ramses III trong đó có chứa rất nhiều tài liệu cổ văn quý giá. Khai quật vùng Geluana,
các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 700 mộ táng thuộc thời Cổ vƣơng quốc (vƣơng triều I và II);

nhà khảo cổ ngƣời Ai Cập - Giáo sƣ Phakhri đã tiến hành đào bới ở vùng Đakhsura và ông đã phát
hiện đƣợc dấu tích của một khu đền thờ lớn, con đƣờng dẫn tới khu đền và nhiều di tích khác.
Ông cũng là ngƣời đã tiến hành nghiên cứu một cách tỉ mỉ trong nhiều năm cấu trúc bên trong của
các Kim Tự tháp Nhƣ thế, các cuộc khai quật khảo cổ đƣợc tiến hành ở Ai Cập trong hơn một thế
kỉ qua đã cung cấp cho ta nguồn sử liệu vật chất hết sức phong phú để tìm hiểu về lịch sử Ai Cập
cổ đại.
Nguồn tài liệu thứ hai không kém phần quan trọng và cũng rất phong phú là văn tự cổ Ai
Cập. Ngƣời Ai Cập cổ đại viết chữ trên đá, gỗ, da, vải và thông dụng nhất là giấy Papirut. Nhiều tờ
giấy dán lại với nhau thành một cuốn sách dài, có cuốn dài tới 40m.
Những bút tích của các vua quan, sử biên niên của các đời vua, các chiếu chỉ của vua, thƣ từ
và tiểu sử của cá nhân, các tài liệu văn học và tôn giáo… đƣợc khắc trên đá, trên những bức tƣờng
của các đền thờ và nhà mồ, trên các pho tƣợng và bia kỉ niệm. Đó là nguồn sử liệu vô cùng quý
giá. Nhờ đọc đƣợc chữ tƣợng hình cổ Ai Cập mà ngƣời ta khôi phục đƣợc lịch sử đất nƣớc này.
Cùng với những tài liệu khảo cổ đƣợc khai quật lên từ trong lòng đất, các di tích của nền văn
hóa vật chất nằm rải rác ở khắp mọi miền trên đất nƣớc Ai Cập ngày nay giúp cho các nhà nghiên
cứu lịch sử có thể giải quyết một loạt các vấn đề về lịch sử văn hóa. Đó là những Kim Tự tháp nổi
tiếng trong thế giới, là những đền thờ, cung điện, lăng tẩm, là những tƣợng đá hay bức trạm nổi
trên tƣờng Tất cả đều giúp ta hình dung lại quá khứ xa xôi của một nền văn minh rực rỡ của thời
cổ đại.
Các tác giả Hi Lạp và Rôma cổ đại cũng ghi chép khá nhiều về lịch sử Ai Cập. Phong phú
hơn là các tác phẩm của Hêrôđốt - ngƣời đã giành cả cuốn sách thứ hai cho việc miêu tả mọi mặt
đời sống của ngƣời Ai Cập. Hêrôđốt không chỉ quan tâm nhiều tới lịch sử chính trị mà còn miêu tả
khá tỉ mỉ điều kiện tự nhiên ở vùng châu thổ sông Nin, các phong tục tập quán, đời sống kinh tế và
nhất là các hình thức tôn giáo của ngƣời Ai Cập cổ đại. Ngoài Hêrôđốt, lịch sử Ai Cập còn đƣợc
nói tới trong các tác phẩm của Điôđô (TK I TCN), Xtrabôn (TK I TCN - I CN), Plutác (năm 46 -
120 CN) và nhiều tác giả thời cổ đại khác. Cùng thời với các tác giả Hi Lạp và Rôma, một số tác
giả ngƣời Ai Cập cũng bắt đầu viết về đất nƣớc mình, trong đó, chiếm vị trí nổi bật hơn cả là
Manêtôn sống vào thế kỷ IV - III TCN. Là một tu sĩ, ông có điều kiện để vào các tu viện và kho
lƣu trữ để nghiên cứu các tài liệu cổ Ai Cập. Tiếc rằng những tài liệu ghi chép của ông đã bị mất
mát nhiều, chỉ còn lại từng đoạn và đƣợc sao chép lại trong các tác phẩm của I.Phlavia (TK I CN)

và Epxevia (TK IV CN). Mặc dù vậy, những đoạn ghi chép của ông, ví dụ nhƣ sự xâm lƣợc của
21

ngƣời Hichxốt, về phổ hệ các đời vua của 3 vƣơng triều kế tiếp nhau v.v là những tài liệu quý,
duy nhất còn lƣu lại cho tới đời sau.
Ngay từ thời cổ đại, trong các tác phẩm của mình, một số tác giả Hi Lạp và Rôma đã có nói
tới văn tự tƣợng hình của ngƣời Ai Cập với một sự phóng đại thái quá. Theo dấu chân của các tác
giả cổ đại, đến thế kỷ XVII - XVIII một số học giả (nhƣ A Kiger, Đe Ginh, Tômat Ung ) đã nuôi
mộng tƣởng dịch chữ tƣợng hình Ai Cập trong khi vẫn chƣa hiểu hết ý nghĩa của các ký hiệu. Mãi
đến ngày 14/9/1822, Sămpôliông (Champollion), một học giả ngƣời Pháp mới tìm ra đƣợc chìa
khóa để đọc chữ tƣợng hình Ai Cập. Nhờ đó cho đến nay, phần lớn các văn tự cổ Ai Cập đã đƣợc
dịch sang các ngôn ngữ thông dụng. Trong lĩnh vực này ngoài Sămpôliông công lao to lớn còn
thuộc về các học giả Saba, Masperô, Lepxius, Bruks, Erman…
Nhờ việc tìm ra đƣợc chìa khóa để đọc chữ tƣợng hình, Sămpôliông cũng là ngƣời đã đặt cơ
sở cho một môn khoa học mới - đó là nghành Ai Cập học. Tuy nhiên, sự quan tâm tới lịch sử và
văn hóa Ai Cập cổ đại đã xuất hiện từ thời Phục hƣng, khi nhà triết học Đ. Brunô nhấn mạnh đến ý
nghĩa đặc biệt của văn hóa Ai Cập cổ đại. Theo ông, ngƣời Ai Cập cổ là những bậc thầy của ngƣời
Hi Lạp, Rôma và Do Thái. Việc nghiên cứu Ai Cập đƣợc đặc biệt đẩy mạnh từ sau cuộc chiến
tranh của Napônêông đến Ai Cập vào năm 1798. Nhờ đó, một khối lƣợng lớn các hiện vật và các
tài liệu văn tự cổ đã đƣợc thu thập, nghiên cứu và biên dịch.
Từ giữa thế kỷ XIX, những cuộc khai quật khảo cổ đã đƣợc tiến hành một cách thƣờng
xuyên và có hệ thống ở Ai Cập. Sau những phát hiện của Lepxius và Bruks, Marriet đã tiến hành
đào bới ở vùng Memphit - cố đô của thời Cổ vƣơng quốc. H.Masperô-một nhà phƣơng đông học
nổi tiếng của Pháp (1846 - 1916) đã khai quật và nghiên cứu các Kim tự tháp thuộc các vƣơng
triều V và VI ở Xackara, các hầm mộ và xác ƣớp các Phraông thời Tân vƣơng quốc. Nhờ những
phát hiện khảo cổ đó mà H. Masperô đƣợc coi là một trong những nhà Ai Cập học nổi danh nhất
cuối thế kỷ XIX, đầu XX.
Có thể nói, công cuộc tìm kiếm và khai quật khảo cổ ở Ai Cập đã lôi kéo các nhà bác học
của hầu hết các nƣớc châu Âu và Bắc Mĩ, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Fert, Gen-ngƣời
Anh; H.Masperô, Laikr, Giơkie-ngƣời Pháp,

Nhờ những nguồn sử liệu đã đƣợc tích lũy, từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu xuất hiện những công
trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Ai Cập cổ đại. Một trong những công
trình đầu tiên đó phải kể đến cuốn chuyên khảo “Lịch sử cổ đại các dân tộc phƣơng Đông” của H.
Masperô. Nhà Ai Cập học ngƣời Mĩ D.G.Brestet lại đi sâu vào việc nghiên cứu triết học và lịch sử
chính trị, nhƣng không chú ý vai trò của các quan hệ kinh tế-xã hội trong sự phát triển của lịch sử.
Thiếu sót này đƣợc bổ sung bằng những công trình của các nhà Ai Cập học Nga và Liên Xô trƣớc
đây. Công lao đầu tiên của các nhà sử học này là đã có công sƣu tầm, biên dịch và bƣớc đầu
nghiên cứu cả bộ sƣu tập các di vật của nền nghệ thuật và văn tự cổ Ai Cập. Bộ sƣu tập này đƣợc
lƣu giữ ở tại bảo tàng Nghệ thuật tạo hình Matxcơva và Ermitagiơ Leningrat và đã đƣợc công bố
trong công trình của V.V.Xtruve. Các nhà sử học Xô Viết đặc biệt chú ý tới các nguồn tài liệu về
kinh tế và xã hội nhƣ hai bản văn tự cổ về lời tiên đoán của Ipuxe và Nephectuy. Còn phải kể đến
các tác phẩm “Lịch sử phƣơng Đông cổ đại” (1970) và “Lịch sử quân sự Ai Cập cổ đại” (1959)
của V.I.Avđiep, một loạt công trình về chế độ ruộng đất và các hình thức kinh tế đền miếu ở Ai
Cập thời Cổ vƣơng quốc (1962, 1963) của T.V. Xtuchepxki, về lịch sử nghệ thuật Ai Cập Cổ đại
của M.E. Machiô,
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập thời gian qua mới chỉ đƣợc bắt đầu, chủ yếu là
để giảng dạy ở bậc Đại học.
22

2.2. Sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và cư dân
Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lƣu vực sông
Nin (chiều rộng của lƣu vực trung bình từ 5 đến 22 km). Bị bao bọc bởi những dãy núi đá thẳng
đứng nhƣ những bức tƣờng, bởi Hồng Hải ở phía đông và vùng sa mạc Libi khô khan, nóng nực ở
phía tây, Ai Cập xƣa kia hầu nhƣ bị tách biệt bởi thế giới bên ngoài chỉ ở phía đông bắc mới có
một vùng đất hẹp - đất Xinai - nối liền Ai Cập với miền Tây Á. Qua eo đất này, các Phraông Ai
Cập đã dẫn quân đi xâm lƣợc các nƣớc láng giềng. Cũng từ đây, quân đội nƣớc ngoài và cả những
đoàn lạc đà của các thƣơng nhân, lƣng chở đầy hàng hóa của các nƣớc châu Á và vùng đông Địa
Trung Hải cũng đã đến Ai Cập.
Cũng giống nhƣ các nền văn minh phƣơng Đông khác, toàn bộ lịch sử Ai Cập gắn liền với

sông Nin. Hêrôđốt đã từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Sông Nin với chiều dài gần
6.500 km, không chỉ tạo nên ở vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, có nơi dày tới 10 m,
mà hàng năm còn mang nƣớc tƣới cho cây cối, hoa màu tốt tƣơi, biến Ai Cập từ “một đồng cát
bụi” thành “một vƣờn hoa”. Nƣớc lũ của sông Nin càng có ý nghĩa đặc biệt vì khí hậu ở Ai Cập rất
nóng nực lại khô khan, quanh năm nắng ráo, hầu nhƣ không có mƣa. Vì thế, hàng năm từ tháng 11
đến tháng 2, sau khi nƣớc sông Nin rút đi, là mùa gieo hạt và mùa lúa chin, cả thung lũng rực rỡ
nhƣ một vƣờn hoa. Sông Nin còn là đƣờng giao thông huyết mạch của đất nƣớc. Sông Nin, với tất
cả những điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nó, đã có ảnh hƣởng to lớn không chỉ đến quá trình
phát triển lịch sử của Ai Cập, mà còn đến mọi mặt đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cƣ dân
nƣớc này. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời Ai Cập từ thời xa xƣa đã coi thủy thần Ôdirít-thần
sông Nin, là thần hộ mệnh của cả vƣơng quốc.
Các tài liệu nhân chủng và khảo cổ đã xác nhận ở lƣu vực sông Nin đã có con ngƣời cƣ trú
từ thời đại đồ đá cũ. Đó là những thổ dân của châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ
lạc. Bằng cứ minh chứng cho kết luận này là những sọ cổ tìm thấy ở Neegađa, là những bức tƣợng
thuộc thời Tảo kỳ vƣơng quốc, là sự gần gũi của ngôn ngữ Ai Cập với ngôn ngữ của các dân tộc
Galla và Xoomali, là những bức vẽ của ngƣời Ai Cập nhƣng lại khá phổ biến ở các cƣ dân cổ vùng
Đông Phi, nhất là ở vƣơng quốc Punt. Mặt khác, các tài liệu cũng cho thấy, cƣ dân cổ Ai Cập lại
có “họ hàng” gần gũi với các bộ lạc ngƣời Libi ở Bắc Phi. Cuối cùng, rất có thể đã có một bộ phận
nào đó của tộc ngƣời Hamít từ Tây Á đã xâm nhập miền hạ du sông Nin, dần dần đồng hóa với thổ
dân ở đây, hình thành ra một bộ tộc mới là cƣ dân Ai Cập.
2.2.2. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập - Tảo kỳ vương quốc
Các văn tự tƣợng hình thời Cổ vƣơng quốc, bảng phổ hệ các vƣơng triều của Manêtôn, sau
đó là các tác giả Hi Lạp cổ đại có nhắc tới tên một số Pharaông thuộc hai vƣơng triều đầu tiên
trong lịch sử Ai Cập. Sự tồn tại của hai vƣơng triều này càng đƣợc khẳng định qua các tài liệu
khảo cổ học. Ở vùng Nêgađa và Abiđôxa thuộc miền Nam Ai Cập và ở Xacskara thuộc miền Bắc,
ngƣời ta đã tìm thấy những khu mộ táng rộng lớn của các Pharaông với một khối lƣợng lớn các
hiện vật và các tài liệu văn tự cổ, trong đó có nhắc tới tên các ông vua đầu tiên này. Ông vua đầu
tiên trong bảng phổ hệ có tên là Mina mà các nhà sử gia Hi Lạp thƣờng gọi là Mênét, xuất thân từ
vùng Tina thuộc miền Nam Ai Cập, Mina đã đánh chiếm Hạ Ai Cập và thành lập Vƣơng quốc Ai
Cập thống nhất. Hêrôđốt nói rằng Mina có công xây dựng kinh đô Memphit, có trƣờng thành bao

quanh mà ông gọi là “bức tƣờng trắng”: Trong thành Mina còn xây đền thờ thần địa phƣơng.
Trong các mộ tang ở vùng Nêgađa có nhiều đồ trang sức bằng vàng khắc tên Mina. Rất có thể đây
chính là khu hầm mộ của Mina. Điều chắc chắn là Mina đƣợc coi là ngƣời đầu tiên có công thống
23

nhất Thƣợng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia Ai Cập thống nhất và là ngƣời đặt nền móng xây
dựng thành Memphit.
Manêtôn cũng có nói tới một số đời vua kế nghiệp sau Mina, nhƣng hết sức khái lƣợc và
nhiều khi thiên về những cá tính hơn là các hoạt động chính trị. Ngƣời đầu tiên trong số các ông
vua kế nghiệp Mina là Atôtis-con trai Mina, rất say mê trong nghệ thuật chữa bệnh và thậm chí
còn viết cả một cuốn sách về giải phẫu. Ông vua đầu tiên của vƣơng triều II là Boeto; trong thời
ông trị vì, ngƣời ta đã tiến hành mở mang vùng đất ở Bubaxtit.
Cũng theo Manêtôn các Pharaông thuộc vƣơng triều I trị vì trong hơn 250 năm, còn vƣơng
triều II thì tồn tại trong gần 300 năm. Nhƣ thế, thời Tảo kỳ vƣơng quốc phải kéo dài từ khoảng
năm 3.200 - 2.650TCN. Điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong những thông tin mà Manêtôn cung
cấp bởi lẽ vƣơng triều III-mở đầu thời Cổ vƣơng quốc đã đƣợc thiết lập từ năm 2.778 TCN.
Những di tích văn hóa vật chất của thời kỳ này có thể giuos chúng ta hiểu một cách khái quát
quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nƣớc ở Ai Cập vào đầu thiên niên kỷ IV TCN. Lúc
này, cƣ dân ở lƣu vực sông Nin đã sống theo từng công xã nhỏ; cùng với nghệ chăn nuôi, săn bắn
và đánh cá, ngành nông nghiệp ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Tuy nhiên, trình độ canh tác
còn rất lạc hậu. Công cụ chủ yếu là những chiếc cuốc bằng đá. Đến cuối thời kỳ này, ngƣời Ai Cập
mới biết đến đồng và chì, còn vàng và bạc thì đã đƣợc họ sử dụng làm đồ trang sức từ khá sớm.
Trong một khu hầm mộ ở gần “Bức tƣờng trắng”, nhà khảo cổ học V.B.Emêri đã tìm thấy 5 cái
giỏ đan trong đó có chứa tới 86 con dao, 35 dao nhỏ, 47 lƣỡi cuốc, 262 mũi kim và 75 mảnh đồng.
Một tài liệu cổ cũng cho biết, dƣới thời Phraông Haxêhêmui (thuộc vƣơng triều II), ngƣời ta đúc
tƣợng vua “Haxêhêmui cao lớn” bằng đồng.
Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi ở lƣu vực sông Nin, nên mặc dù trình độ sản xuất còn
lạc hậu, ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng, tạo ra sản phẩm thừa thƣờng xuyên trong
xã hội. Mặt khác, việc trị thủy sông Nin cũng đòi hỏi các công xã phải liên kết với nhau. Các liên
minh Công xã nhƣ thế ở Ai Cập gọi là các “Nôm”. Mỗi nôm có một Nôm mác cơ đứng đầu. Do

yêu cầu thống nhất quản lý công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, do những cuộc
tranh chấp đất đai và thôn tính lẫn nhau, dần dần, vào giữa thiên niên kỷ IV TCN, các Nôm miền
Bắc đƣợc thống nhất lại thành vƣơng quốc Hạ Ai Cập với trung tâm ở Bokađót (Đamanhur), còn
các Nôm miền Nam – thành vƣơng quốc Thƣợng Ai Cập với trung tâm ở Nebut (Ombos).
Có lẽ trong một thời gian dài, hai vƣơng quốc này đã luôn luôn gây hấn với nhau. Ngƣời ta
đã tìm thấy một phiến đá miêu tả vua Narmer đang chỉ tay lên đầu kẻ thù và bên cạnh đó là dòng
chữ: “vua đã bắt từ đất nƣớc “hồ Garhuna” 6 nghìn tù binh”. Cuối cùng, bằng con đƣờng chiến
tranh thôn tính, Mênét đã thống nhất Thƣợng và Hạ Ai Cập thành nhà nƣớc Ai Cập thống nhất.
Sau Mênét, các vua thuộc hai vƣơng triều I và II đã nhiều lần gây chiến với các bộ lạc ở phía
đông Ai Cập, sống ở miền Xinai, đánh chiếm vùng mỏ đồng ở đấy và lấy rất nhiều đồng đem về
Ai Cập.
Tuy còn nhiều nét sơ khai, nhà nƣớc Ai Cập cổ đại đã đƣợc hình thành và đã mang nhiều
đặc điểm của một nhà nƣớc chuyên chế phƣơng Đông. Nó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ
cƣ dân Ai Cập cổ đại đã bƣớc vào thwoif đại văn minh.
2.2.3. Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc
2.2.3.1. Sự kế tiếp các vương triều
Thời cổ vƣơng quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vƣơng triều từ thứ III đến thứ
VI (khoảng 2900 - 2300 năm TCN) là thời kỳ hình thành và củng cố nhà nƣớc trƣng ƣơng tập
quyền và cũng là thời kỳ phát triển thịnh đạt đầu tiên về các mặt kinh tế, văn hóa và chính trị -
quân sự của Ai Cập.
24

Qua bảng phổ hệ của Manêtôn ngƣời ta có thể biết khá đầy đủ tên của các Pharaông thuộc 4
vƣơng triều này, nhƣng lại không biết đƣợc gì nhiều về những chính sách đối nội hay đối ngoại
của phần lớn các ông vua này.
Vƣơng triều III (2778 - 2723 TCN) đƣợc mở đầu bằng ông vua có tên là Giêse (Djeser). Sau
khi đã hoàn thành việc thống nhất Ai Cập, các Pharaông thuộc vƣơng triều III và IV liên tiếp mở
các cuộc tấn công xâm lƣợc sang các vùng Nubi và Xinai nhằm mở rộng lãnh thổ và cƣớp bóc tài
sản. trong suốt thời kỳ thống trị của mình, Giêse đã nhiều lần tiến quân ra vùng Đông Bắc và miền
Nam Ai Cập. Cạnh một mỏ đồng trên bán đảo Xinai còn giữ lại đƣợc một bức phù điêu, miêu tả

cảnh Giêse chiến thắng các bộ tộc ngƣời bản xứ. Một tài liệu cổ văn cũng cho biết, Giêse đã tặng
cho đền thờ thần Hnuma ở Ele - E lêphantina một khu đất thuộc Nubi mà ngƣời Ai Cập mới chiếm
đƣợc. Chính sách xâm lƣợc đó của Giêse còn đƣợc tiếp tục cho đến đời Pharaông cuối cùng của
vƣơng triều này là Huni.
Ngƣời mở đầu cho vƣơng triều thứ IV (2723 - 2563 TCN) là Snephru (Sanphara) không chỉ
kế thừa ngai vàng mà còn kế thừa cả chính sách bành trƣớng, xâm lƣợc của các Pharaông vƣơng
triều trƣớc. Snephru đã đem quân tấn công mỏ đồng ở Xinai và vùng miền Nam Ai Cập. Bảng cổ
văn khắc trên đá Palerm cho biết khi đánh Nubi, Snephru đã bắt về 7.000 tù binh và 200.000 súc
vật. Pharaông Kuphu Kêốp cũng đã nhiều lần tấn công sang bán đảo Xinai. Trên vách đá gần Vađi
- Marhara còn giữ lại bức phù điêu miêu tả cảnh chiến thắng của ông vua này trong cuộc chiến
tranh với dân bản địa.
Trong chính sách đối nội, các Pharaông thuộc vƣơng triều III và IV ra sức củng cố chính
quyền trung ƣơng tập quyền. một trong những biểu hiện sức mạnh và quyền lực vô hạn của chính
quyền Pharaông là việc xây dựng các công trình Kim tự tháp. Hầu nhƣ các đời Pharaông của hai
vƣơng triều này đều xây cho mình một Kim tự tháp với kích thƣớc lớn nhỏ khác nhau. Pharaông
đầu tiên của vƣơng triều III là Giêse xây Kim tự tháp của mình ở Xacskara. Đó là một ngôi tháp 6
tầng, cao 60 m. Lớn nhất là hai ngọn Kim tự tháp ở Dakasura (cao 99 m) và Kim tự tháp của
Kuphu Kê ốp (cao tới 146m). Đây cũng là những kim tự tháp hung vĩ nhất trong số các kim tự
tháp còn lại đến nay trên đất Ai Cập. Hàng vạn ngƣời đạ bị bắt đi làm khổ sai trong những công
trình “thế kỷ” này. Và nhiều ngƣời trong số họ đã phải vùi thây trong cát bỏng của sa mạc. Chỉ có
một chính quyền chuyên chế hùng mạnh mới có thể huy động nổi ngần ấy sức ngƣời, sức của phục
vụ cho chiến tranh và các công trình xây dựng, đồng thời mới đủ sức trấn áp nổi sự phản kháng
của nô lệ và dân nghèo.
Theo truyền thuyết, ông vua sáng lập ra vƣơng triều V (2563 - 2423 TCN) là con của một nữ
tu sĩ với thần Ra - Thần Mặt trời. Thế là quyền lực vô hạn của các Pharaông đã đƣợc thần thánh
hóa. Nhƣ thế, các Pharaông của hai vƣơng triều V và VI (2423 - 2263 TCN) càng có điều kiện kế
tục một cách xuất sắc chính sách đối nội và đối ngoại cảu các bậc tiền bối của mình. Điođor có kể
lại rằng vào thời kỳ cuối của vƣơng triều IV, nhân dân đã nổi dậy và “ném xác của các Pharaông
ra khỏi Kim tự tháp” của họ. Có thể ông vua đầu tiên của vƣơng triều V đã lên ngôi trong bối cảnh
đó, sau khi đã đàn áp đƣợc sự phản kháng cảu nô lệ và dân nghèo, rồi ông ta đã “viện” đến thần

Ra để củng cố lòng tin trong dân chúng. Bóc lột và đàn áp nhân dân trong nƣớc, ra sức củng cố
chính quyền trung ƣơng là một chính sách đối nội nhất quán mà các Pharaông của hai vƣơng triều
này đã theo đuổi.
Trong chính sách đối ngoại, hầu hết các Pharaông thời kỳ này đều tiến hành chiến tranh xâm
lƣợc các nƣớc láng giềng nhƣ Libi, Nubi, Pharaông Ixexi (vƣơng triều V) tấn công sang vùng
Xinai bằng cả quân thủy và quân bộ. Unis còn đƣa quan sang tận Xiri. Các Pharaông Pepi I và II
(thuộc vƣơng triều VI) đã nhiều lần viễn chinh sanh Nubi và bán đảo Xinai. Trong bản cổ văn của
25

ông quan trấn thành Una có miêu tả tit mỉ một cuộc viễn cinh rất lớn của quân Ai Cập sang vùng
Palextin, họ đã chiến thắng và đã bắt tù binh ở đây về làm nô lệ nhƣ thế nào.
Sau các cuộc chiến tranh xâm lƣợc liên tiếp này, kết quả là không chỉ có những vùng xung
quanh Ai Cập bị tàn phá nặng nề, mà còn làm cho chính thế lực của chính quyền Pharaông ngày
càng suy yếu, dẫn tới thời kỳ phân liệt và cát cứ sau khi vƣơng triều VI sụp đổ.
2.3.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc
Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền
kinh tế đất nƣớc phát triển. Điều đó đƣợc biểu hiện trƣớc hết trong công tác thủy lợi. Ngay từ thời
Mênét, ngƣời Ai Cập đã tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Một nhà quý
tộc có tên là Nêhêbu đã rất tự hào kể lại trong một bản văn bia rằng theo lệnh của vua và theo một
kế hoạch đã có sẵn, ông ta đã cho đào nhiều kênh dẫn nƣớc ở cả Bắc và Nam Ai Cập. Hêrôđôt
cũng nói rằng vùng châu thổ sông Nin chằng chịt những kênh đào. Nhà nƣớc còn đặt ra chức nông
quản có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi trong nƣớc.
Việc đánh chiếm các vùng mỏ đồng ở Xinai đã giúp cho ngƣời Ai Cập lấy đƣợc nhiều đồng
đem về chế tạo vũ khí và công cụ lao động. Trong hầm mộ của Pharaông Giêse ngƣời ta đã thấy
nhiều công cụ lao động bằng đồng nhƣ búa, rìu, dao và dao khắc. Mặc dù những công cụ này mới
chỉ đƣợc làm từ đồng nguyên chất, còn khá mềm, cũng đã có tác dụng làm cho ngành sản xuất
nông nghiệp phát triển hơn một bƣớc. Trong các tài liệu văn tự cổ thời kỳ này có nói tới những
loại lúa mì đặc biệt ở Thƣợng và Hạ Ai cập; nghệ trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai
cũng đƣợc nói tới trong các văn tự cổ.
Do đất canh tác hẹp và khí hậu khô cằn, ngành chăn nuôi ở Ai Cập không có điều kiện phát

triển. Vì thế, một trong những chiến lợi phẩm quan trọng trong các cuộc chiến trah là súc vật. song
không vì thế mà nghành chăn nuôi không đƣợc chú trọng. Nhiều quý tộc, quan lại trong nhà có
những đàn súc vật lớn - chủ yếu là bò, cừu và dê. Trên tƣờng hầm mộ của các quý tộc quan lại
thƣờng có tranh phù điêu miêu tả các loại và số lƣợng súc vật mà ông ta có lúc sinh thời. Đàn súc
vật đƣợc coi là một tài sản lớn và vô giá.
Nghề thủ công cũng phát triển. Ngƣời Ai Cập cũng đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng.
Kỹ thuật chế tác đá đã đạt tới trình độ hoàn mĩ. Để xây dựng Kim tự tháp Kuphu (Kêốp) ngƣời ta
đã phải cƣa, đẽo, gọt mài 2.300.000 phiến đá, mỗi phiến nặng tới 2,5 tấn. Các phiến đá này đƣợc
đẽo phẳng đến nỗi ngƣời ta chỉ cần xếp chúng khít lại với nhau mà không cần có chất keo dính nào
và ngày nay ta cũng chỉ có thể lách mũi dao mỏng vào giữa các khe đó mà thôi.
Những bức tranh phù điêu khắc trên vách đá các hầm mộ, trên tƣờng Kim tự tháp miêu tả
mọi cảnh sinh hoạt của đời thƣờng, những tấm bia đá có khắc chữ tƣợng hình đƣợc tìm thấy ở
khắp mọi nơi trên đất nƣớc Ai Cập đã chứng tỏ trình độ tay nghề hết sức khéo léo của các nghệ
nhân Ai Cập. Nghề đóng thuyền cũng có những tiện bộ nhất định. Trong bút tích của viên quan
trấn thủ thành Una có nói tới việc đóng thuyền chở hàng “bằng gỗ dài 60 cùi tay, rộng 30 cùi tay,
đƣợc đóng xong trong 17 ngày”. Nghề làm đồ gỗ, nhất là nghề làm đồ trang sức từ vàng, bạc và
các loại đá quý rất đƣợc phổ biến ở Ai Cập thời Cổ vƣơng quốc. Ngƣời Ai Cập thời kỳ này đã làm
đƣợc những đồ trang sức hết sức tinh xảo. Trong hầm mộ của nữ hoàng Hetap - Heres (vƣơng
triều IV) ngƣời ta đã tìm thấy nhiều đồ trang sức quý giá, trong đó có chiếc vòng bạc có đính nhiều
hạt đá quý và những hình chạm nổi tinh vi.
Do sự phát triển của các ngành kinh tế, do tính chất chuyên môn hóa ngày càng cao đã làm
cho quan hệ trao đổi buôn bán đƣợc đẩy mạnh. Qua các bức tranh phù điêu ta đƣợc biết các mặt
hàng trao đổi trên thị trƣờng lức đó rất phong phú. Đó là các sản phẩm nông nghiệp nhƣ hạt ngũ
cốc, bánh mỳ, hoa quả, cá, bơ và các sản phẩm thủ công nhƣ đồ trang sức, gƣơng, giầy dép. Việc

×