Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Điều Tra Các Tội Ma Túy Từ Thực Tiễn Tỉnh Bắc Ninh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.18 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUY LỆ

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI MA TÚY TỪ THỰC
TIỄN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUY LỆ

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI MA TÚY TỪ THỰC
TIỄN TỈNH BẮC NINH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI ĐẮC BIÊN

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả mà tôi nghiên cứu được nêu trong luận văn chưa từng được
cơng bố trong các cơng trình khoa học khác. Các số liệu tơi trích dẫn trong
luận văn là số liệu thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo
quy định từ những tài liệu tơi thu thập được.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Lê Huy Lệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI
PHẠM VỀ MA TÚY ..................................................................................... 10
1.1. Khái niệm và đặc điểm tội phạm về ma túy............................................. 10
1.2. Khái niệm và đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
các tội phạm về ma túy.................................................................................... 14
1.3. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra các tội phạm về ma túy: ............................................................................. 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI
TỈNH BẮC NINH .......................................................................................... 37
2.1. Tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm ảnh
hưởng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về

ma túy tại tỉnh bắc ninh: .................................................................................. 37
2.2. Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm
về ma túy tại tỉnh bắc ninh .............................................................................. 41
tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC
NINH .............................................................................................................. 54
3.1. Một số yêu cầu cơ bản nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy tại tỉnh bắc ninh hiện nay: .. 54
3.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các tội phạm về ma túy tại tỉnh bắc ninh hiện nay .................... 57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật TTHS

BPNC

: Biện pháp ngăn chặn


CQĐT

: CQĐT

VAHS

: Vụ án hình sự

ĐTV

: Điều tra viên

KSV

: Kiểm sát viên

QCT

: Quyền cơng tố

TAND

: Tịa án nhân dân

THQCT

: Thực hành quyền cơng tố

TTHS


: Tố tụng hình sự

TNHS

: TNHS

VKS

: VKS

VKSND

: VKS nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh tình hình tội phạm về tội phạm ma túy với tình hình
tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2015- 2019.42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tội phạm ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, gây
nên nỗi đau cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Ở nước ta, loại tội phạm
này đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

nhiều mặt của đời sống xã hội. Thời gian qua, tội phạm ma tuý càng ngày
càng diễn ra phức tạp, thủ đoạn phạm tội, tính chất nguy hiểm càng ngày càng
tăng, số lượng các vụ án cũng tăng dần theo các năm chứ không hề giảm. Đây
là một vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội, là một thách thức lớn đối với cơ
quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trước tình hình
đó, Đảng và Nhà nước ta đã khơng ngừng sát sao chỉ đạo, đưa ra các biện
pháp nhằm kiên quyết đấu tranh để ngăn chặn một cách triệt để vấn nạn này.
Cùng với cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan tư
pháp trong đó CQĐT, VKS đã kiên quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều
tra, truy tố và xét xử tội phạm về ma túy nghiêm minh, đúng pháp luật góp
phần ngăn chặn loại tội phạm này. Thực tiễn cũng cho thấy đấu tranh với loại
tội phạm này là rất khó khăn, vì ma t đem lại lợi nhuận rất cao, diễn ra trên
địa bàn rộng lớn, xuyên quốc gia. Tội phạm về ma túy có tính tổ chức nhiều
người tham gia với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm. Khi bị
phát hiện đối tượng phạm tội thường chống đối quyết liệt kể cả việc tấn công
cán bộ thực thi pháp luật bằng vũ khí nóng, tác động không nhỏ tới yêu cầu
phải áp dụng pháp luật chính xác, nghiêm minh của cơ quan pháp luật nói
chung và VKS nói riêng.
Hoạt động thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra các vụ án
ma túy là hoạt động quan trọng hàng đầu của công tác kiểm sát phịng, chống
ma túy. Chức năng cơng tố là đặc trưng nổi bật trong hoạt động của VKS
nhân dân. VKS nhân dân là cơ quan duy nhất được Nhà nước trao quyền truy
tố tội phạm, là cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước kết tội người có
1


hành vi phạm tội trước Tòa án. Mặt khác, trong quá trình điều tra các vụ án về
ma túy, theo luật định, VKS nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra của CQĐT. Vì vậy, nghiên
cứu áp dụng pháp luật thực hành quyền cơng tố của VKS nói chung và thực

hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
là hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chống tội phạm
về ma túy.
Diện tích của tỉnh Bắc Ninh nhỏ nhất trong các tỉnh của Việt Nam
nhưng lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm thuộc khu vực đồng bằng sơng
Hồng. VKS nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình, nhất là trong thực hành quyền cơng tố và kiểm sát
điều tra các vụ án ma tuý; góp phần hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma tuý được đúng
người đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
việc THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy ở tỉnh
còn những hạn chế nhất định như: Việc phê chuẩn khởi tố, phê chuẩn bắt
khẩn cấp, bắt tạm giữ, tạm giam vẫn cịn thiếu sót, chưa kịp thời, vẫn để xảy
ra trường hợp phải đình chỉ điều tra, vì chưa đảm bảo căn cứ pháp luật để truy
cứu TNHS, truy tố chưa đúng tội danh, khung khoản; áp dụng pháp luật cịn
có biểu hiện cứng nhắc thiếu sáng tạo khơng phù hợp với tính chất mức độ tội
phạm, đối tượng phạm tội cũng như chính sách hình sự… Từ đó đã làm ảnh
hưởng khơng nhỏ đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm hình sự nói
chung và tội phạm ma tuý nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Từ những lý do trên, nghiên cứu vấn đề“THQCT trong giai đoạn điều
tra các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” mang tính cấp thiết cả
về phương diện lý luận và thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài trên làm đề tài
nghiên cứu để bảo vệ luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
2


Vấn đề THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tra các tội
phạm về ma túy nói riêng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu....
Liên quan đến đối tượng đề tài luận văn nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu được một

số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
* Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thực hành
quyền công tố của VKS nhân dân
Tác giả Lê Hữu Thể đã nghiên cứu một cách toàn diện về các vấn đề lý
luận cũng như đưa ra các quan điểm về thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp trong cuốn “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”[31].
Tác giả Nguyễn Hải Phong và cộng sự trong cuốn “Một số vấn đề về
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều
tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” [19], đã phân tích, đánh giá các quy định
pháp luật hiện hành, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công tố của các
cấp kiểm sát, kiến nghị các giải pháp thiết thực, có tính khả thi khi thực hiện
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra của VKS.
Tác giả của Nguyễn Ngọc Khánh trong đề tài “Tăng cường trách
nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”,
[48], đề tài đã tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa công tố với điều tra
của một số quốc gia và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về việc tăng
cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách
tư pháp, đã xác định vị trí, thẩm quyền của VKS, KSV trong hoạt động điều
tra theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Tác giả Mai Đắc Biên trong luận án tiến sỹ luật học “Thẩm quyền của
Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra theo quy định của Bộ luật TTHS Liên
bang Nga và Việt Nam” [49] đã nghiên cứu, phân tích về THQCT và kiểm sát
hoạt động tư pháp của KSV Liên bang Nga và Việt Nam trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự. Trong đó tác giả phân tích vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền
3


hạn và trách nhiệm của KSV Liên bang Nga và Việt Nam trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự; so sánh, đánh giá thẩm quyền của KSV hai nước, giá trị về

lý luận cũng như thực tiễn hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp
của KSV, đưa ra những giải pháp tăng cường chất lượng công tác này.
Tác giả Nguyễn Đăng Dung và các cộng sự trong đề tài“VKS trong
Nhà nước pháp quyền” [10], đã đề cập đến một số vấn đề như: phân tích vị trí
và vai trị của VKS trong mơ hình hiện nay và xu thế của VKS trong thời gian
tới; làm rõ những u cầu có tính ngun tắc của quyền tư pháp trong nhà
nước pháp quyền gắn với thực hiện chức năng của VKS - VKS THQCT là
quyền hành pháp mà không phải là quyền tư pháp như quan niệm hiện nay;
chủ thể của công tố chỉ do VKS thực hiện và vì vậy VKS phải thống nhất chỉ
đạo điều tra tồn bộ vụ án; có chỉ đạo điều tra mới buộc tội được, có buộc tội
được mới góp phần bảo vệ công lý xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Tác giả Phạm Mạnh Hùng trong đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động
của CQĐT thuộc VKS và việc thực hiện thẩm quyền điều tra của VKS nhằm
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” [50], đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐT VKS nhân dân và việc
thực hiện thẩm quyền điều tra của VKS nhân dân khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ THQCT và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.
Tác giả Bùi Mạnh Cường trong cơng trình “Gắn công tố với hoạt động
điều tra trong TTHS theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X - một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” [7], đã tập trung tìm hiểu một số vấn đề chung
về cơng tố và hoạt động điều tra, phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa
công tố với hoạt động điều tra tại Việt Nam, mối quan hệ giữa công tố với
hoạt động điều tra theo quy định của luật TTHS Việt Nam hiện hành; những
kết quả đạt được trong việc giải quyết mối quan hệ giữa công tố với hoạt động
điều tra ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự và nguyên nhân của những kết quả
đạt được; một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết mối
4


quan hệ giữa công tố với hoạt động điều tra ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Tác giả cũng đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế công tố
gắn với hoạt động điều tra.
Tác giả Vũ Mộc trong bài viết ‘‘Nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố, tăng cường trách nhiệm của VKS trong hoạt động điều tra, thực hiện
cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra”[51], đã đưa ra nhận định mặc dù
trong BLTTHS 2003 không quy định cụ thể quyền chỉ đạo hoạt động điều tra
của VKS nhưng theo nội dung các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của
VKS và của CQĐT thì VKS vẫn là cơ quan quyết định mọi hành vi tố tụng ở
giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động công tố vẫn xa rời hoạt
động điều tra, theo tác giả có hai ngun nhân chính: Pháp luật về hình sự và
tố tụng thiếu chế tài bảo đảm cho hoạt động chỉ đạo theo pháp luật TTHS của
VKS đối với CQĐT; Chưa có sự thống nhất và phân biệt về thẩm quyền chỉ
đạo hoạt động điều tra theo nghiệp vụ điều tra và chỉ đạo điều tra theo pháp
luật TTHS. Cuối bài viết tác giả đưa ra bốn giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng THQCT, tăng cường trách nhiệm của VKS trong hoạt động điều
tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra.
Tác giả Nguyễn Công Cường, “Thực hành quyền cơng tố trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự” [8], nêu những đặc điểm mang tính phổ biến của
hoạt động cơng tố, phân tích rõ nội hàm khái niệm THQCT như đối tượng,
phạm vi, nội dung và đặc điểm và vận dụng được để trong lý giải về THQCT
trong giai đoạn điều tra. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật TTHS nhằm tăng cường vai trò của VKS và KSV VKSND trong
THQCT ở giai đoạn điều tra.
Tác giả Nguyễn Hồng Vinh trong bài viết “Hoàn thiện pháp luật hiện
hành để “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công
tố với hoạt động điều tra” đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” [44], đã tổng
5



hợp các chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Tăng cường trách nhiệm công
tố trong hoạt động điều tra”. Từ cơ sở đó, tác giả đã trích dẫn và phân tích các
quy định về quyền cơng tố, cơ chế vận hành cụ thể của quyền công tố trong
giải quyết các vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS, Luật tổ chức VKS
nhân dân hiện hành, đưa ra những đánh giá cụ thể và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật trong TTHS và Luật tổ chức VKS với các nội dung: cần có quy định
cụ thể các trường hợp Viện trưởng VKS nhân dân ra Quyết định khởi tố và
chuyển giao cho CQĐT thụ lý điều tra vụ án; bổ sung quy định mới về chế
định “miễn tố” độc lập, theo đó, khi THQCT VKS nhân dân có quyền quyết
định miễn truy cứu TNHS các bị can trong một số trường hợp nhất định; bổ
sung thêm các chế định nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của KSV
để KSV chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về các hành vi tố tụng, nhất
là quyền tham gia trực tiếp vào một số biện pháp điều tra khi thấy cần thiết.
Đây cũng là một trong những nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo rất lớn cho đề
tài nghiên cứu của luận văn.
Bên cạnh những cơng trình trên, cịn có những cơng trình khoa học
nghiên cứu về THQCT của VKS nhân dân ở một số tỉnh trong cả nước như:
Tác giả Lê Xuân Lộc, “Năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm
sát viên VKS nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong xét xử các vụ án hình
sự” [17]; Tác giả Phạm Thị Phương “Năng lực thực hành quyền cơng tố
trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên VKS nhân dân cấp
huyện, tỉnh Ninh Bình” [20].v.v...
* Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến
thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy.
Tác giả Mai Đắc Biên, “Đặc điểm của hoạt động khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm về ma túy” [52];
Tác giả Lại Viết Quang, “Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong điều tra
tội phạm về ma túy” [22];
6



Tác giả Đào Việt Yên,“Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” [47];
Tác giả Phạm Văn Tân, “Kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy từ
thực tiễn tỉnh Hải Dương” [29];
Tác giả Hà Minh Loan, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra các tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
[16].v.v…
Như vậy, qua việc khái quát hệ thống các cơng trình nghiên cứu trong
nước, có thể thấy trong thời gian gần đây đã có một khối lượng lớn các cơng
trình khoa học nghiên cứu về vị trí, vai trò của VKS trong bộ máy Nhà nước,
vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của VKS trong cải cách tư pháp; về
quyền công tố, THQCT; về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của KSV trong THQCT,
vấn đề xây dựng đội ngũ KSV trong chiến lược cải cách tư pháp. Tuy nhiên,
chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ về
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc
Ninh. Vì vậy, có thể nói cơng trình nghiên cứu của tơi là một cơng trình khoa
học độc lập và khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh
hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về
THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý.

7



- Đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về
ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc
Ninh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật
về THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý và thực tiễn thực
hiện những quy định này tại tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu: THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm
về ma tuý ở hai cấp VKSND tỉnh và huyện tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian 5
năm (2015 - 2019).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường pháp chế trong đấu tranh
phòng chống tội phạm về ma tuý, đặc biệt là quan điểm chỉ đạo của Đảng về
cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002
và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
* Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác,
trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống
- cấu trúc, thống kê, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp
thống kê tội phạm, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài:
* Những đóng góp mới của đề tài.
8



-Làm rõ được khái niệm và đặc điểm THQCT trong giai đoạn điều tra
các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh.
- Kết luận, đánh giá được thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra
các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Xác định được yêu cầu và đề xuất được các giải pháp cơ bản, thiết
thực, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều
tra các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
* Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần bổ sung, làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận, pháp luật
về THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận cũng như áp dụng vào thực tiễn giải
quyết các vụ án về ma tuý hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

1.1. Khái niệm và đặc điểm tội phạm về ma túy
1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm tội phạm
Như chúng ta đều biết luật pháp mỗi một quốc gia trên thế giới đều
không giống nhau và các khái niệm về tội phạm cũng khác nhau. Khái niệm

tội phạm ln là vấn đề quan trọng nhất của luật Hình sự. Việc đưa ra khái
niệm về tội phạm choi phép phân biệt hành vi nào là tội phạm hành vi nào
không phải là tội phạm. Ở các nước tư bản, những luật gia nhấn mạnh tính
hình thức của tội phạm. Như vậy, yếu tố luật Hình sự quy định, luật Hình sự
cấm, luật Hình sự trừng trị là đặc điểm duy nhất của tội phạm. Điều này hết
sức nguy hiểm ở chỗ trong nhiều trường hợp, quy định đó cho phép nhà làm
luật đưa ý chí chủ quan của mình vào việc quy định hành vi nào là tội phạm.
Tuy nhiên, yếu tố luật định của tội phạm mà luật Hình sự của các nước tư bản
đưa ra đã cho thấy được tiến bộ vượt bậc. So với pháp luật Hình sự phong
kiến, nói đã tránh được sự tùy tiện khi co một hành vi nào đó là tội phạm.
Được quy định tội phạm luật Hình sự hay Bộ luật Hình sự chỉ là dấu hiệu
hình thức của tội phạm, tội phạm cịn được xác định thơng qua dấu hiệu về
mặt nội dung. Tuy nhiên, việc đánh giá thế nào là hành vi nguy hiểm cho xã
hội là vấn đề cần được làm sáng tỏ nếu không dễ rơi vào việc định đoạt một
cách chủ quan, duy ý chí khi quy định tội phạm. Các tiêu chí để xác định tính
nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm bao gồm:
Tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại;
10


Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
Tính chất và mức độ lỗi: các hình thức lỗi, các dạng lỗi, động cơ mục
đích phạm tội...;
Các yếu tố đặc trưng cho hành vi phạm tội như thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh, cơng cụ phạm tội. [2]
Tội phạm cịn được thể hiện thông qua các dấu hiệu sau:
Năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Có thể nói đây là một đặc tính cực kỳ quan trọng, không thể bỏ
qua khi quy định khái niệm về tội phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự của
một người thể hiện ở khả năng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Điều đó cho thấy rằng dù
hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nào đó nhưng nếu người
thực hiện không nhận thức được hay không điều khiển được hành vi của mình
thì đó khơng là hành vi tội phạm.
Tính có lỗi: Tội phạm là hành vi có lỗi. Ranh giới g ữa các loại lỗi là rất
nhỏ và ranh giới giữa các lỗi trong cấu thành một tội phạm tương tự cũng rất
khó để phân biệt. Nên xác định được các lỗi chính là cơ sở để định tội chuẩn
xác. Cũng có lúc, có Bộ luật Hình sự coi những hành vi khơng có lỗi là tội
phạm. Đây là nguyên tắc “quy tội khách quan”, có nghĩa là chỉ căn cứ vào
hành vi để buộc tội trong khi tội phạm là tổng hợp các yếu tố chủ quan và
khách quan. Yếu tố khách quan là các hành vi, yếu tố chủ quan là lỗi. Lỗi là
tháii độ tâm lý chủ quan bên trong của người phạm tội đối với hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện
dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý Lỗi hình thành từ khi phát sinh nhu cầu, xác
định động cơ, mục đích, nhận thức các yếu tố chủ quan, khách quan của hành
vi và cuối cùng là lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi.

11


Do đó, căn cứ vào Điều 8 bộ luật hình sự có thể đưa ra khái niệm tội
phạm một cách khái quát và đầy đủ.
* Khái niệm chất ma tuý
Từ xưa do nền y học còn hạn chế nên chữa bệnh chủ yếu bằng các cây,
cỏ có trong tự nhiên, người ta đã phát hiện ra một số loại cây như: thuốc
phiện, cây cocain, cây cần sa chữa được một số bệnh rất hiệu quả. nhưng khi
dùng nhiều họ bị lệ thuộc vào các cây cỏ này. Các cây cỏ này chính là cây
thuốc phiện, cây cơ ca và cây cần sa. Khi các chất này bị lạm dụng, sử dụng
ngồi mục đích y học nó làm cho con người mê mẩn, ngây ngất, không làm
chủ được hành vi, vi phạm pháp luật, hành xử lệch lạc chuẩn mực đạo đức xã

hội, gây hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng nó và cho tồn xã hội.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm để định nghĩa về ma túy hay chất ma
túy.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới năm 1982: “Ma túy, theo định
nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác
với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường, việc
sử dụng những chất đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu
trúc của vật”. [3]
Một số chuyên gia đưa ra những định nghĩa về ma túy như: “ Ma túy là
chất tự nhiên hoặc hóa học hợp thành, khi hấp thụ vào con người thì gây nguy
hại cho con người."
Bên cạnh đó cũng có định nghĩa khác như: “Ma túy là chỉ thuốc phiện,
heroin, morphine, marijuana (đại ma), coocain và những dược phẩm ma túy
và dược phẩm tinh thần có thể gây nghiện cho con người." [4]
Theo Bộ Luật Hình sự nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã xác định rõ: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa, cao cô ca; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa; lá
12


cây cô ca; lá khát (lá cây Catha edulis); quả thuốc phiện khô, quả thuốc
phiện tươi; heroine, cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc
XLR-11; các chất ma tuý khác ở thể lỏng và thể rắn. Các chất ma tuý khác
nêu trong các điều luật là những chất ma tuý tuy không được nêu tên cụ thể
nhưng nó được quy định trong Danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban
hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.
Cấu thành tội phạm của các tội phạm về ma túy:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ quản lý nhà nước về chất ma túy;
- Mặt khách quan: Hành vi được quy định từ Điều 247 đến Điều 259,
các tội phạm về ma túy được thể hiện ở sáu nhóm hành vi bao gồm:

Nhóm hành vi thứ nhất : là hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247 - BLHS - 2015);
Nhóm hành vi thứ hai : bao gồm các hành vi sản xuất trái phép chất ma
túy (Điều 248); tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); vận chuyển trái
phép chất ma túy (Điều 250); mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và
chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);
Nhóm hành vi thứ ba: Bao gồm các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua
bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
quy định tại (Điều 253);
Nhóm hành vi thứ tư: Bao gồm các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử
dụng trái phép chất ma túy (Điều 254);
Nhóm hành vi thứ năm: Bao gồm các hành vi tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy (Điều 255); chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
256); cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257), lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258);

13


Nhóm hành vi thứ sáu: Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,thuốc hướng thần (Điều 259).
- Chủ thể: Người có đủ năng lực TNHS đạt độ tuổi theo quy định tại
Điều 12 BLHS năm 2015;
- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
1.1.2. Đặc điểm tội phạm ma túy
Tội phạm về ma túy là một loại tội phạm, nên cũng có những đặc điểm
chung như các tội phạm khác đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp
luật, tính có lỗi và tính chịu hình phạt [45, tr.6]. Tuy nhiên, đối với tội phạm
về ma tuý có những đặc điểm riêng mà các tội phạm khác khơng có như: Tội

phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của
Nhà nước chứ không phải của một cá nhân hay tổ chức như các tội danh khác.
Tội phạm về ma tuý đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển
bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự cơng
cộng [45, tr.12]. Loại tội phạm này đặc biệt có tính nguy hiểm rất cao, tính
nguy hiểm cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong BLHS năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chỉ sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Tội danh về ma túy được qui định trong chương XX từ điều 247 đến điều 259.
Trong đó có 9 tội danh là tộ phạm đặc biệt nghiêm trọng, 3 tội danh là tội
phạm rất nghiêm trọng, và mức hình phạt cao nhất có thể lên đến từ hình. Đó
chính là lý do vì sao những nhà làm luật từ điều Việt Nam đã xây dựng riêng
một chương “Các tội phạm về ma túy” trong BLHS. Qua mỗi lần sửa đổi bổ
sung, chương các tội phạm về ma túy được luôn là nội dung được quan tâm,
chú trọng xây dựng hoàn thiện một cách toàn diện nhất.
1.2. Khái niệm và đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các tội phạm về ma túy

14



×