Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Dich Can Kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 48 trang )

NỘI CÔNG THIẾU LÂM
Những điểm cần lưu ý
• Người từ 6 tuổi trở lên
• Nên chọn tập nơi yên tĩnh, không khí trong sạch. Không tập nơi có gió lùa
• Ăn vừa đủ no, không say rượu
• Giải khai đại tiểu tiện trước khi tập, không nên nhịn trong khi tập
• Y phục rộng
• Không nên tập lúc tinh thần không thoải mái, hoặc đang bị cảm, cúm, sốt,
• Trong khi tập nếu có tiếng người gọi hoặc điện thoại reo cũng không nên đáp lại ngay
• Tập thường xuyên, tuần tự tiệm tiến từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều
• Khi tập phải tập trung tinh thần, tránh những suy nghĩ lung tung
• Khi tập xong không nên uống, rửa hay tắm bằng nước lạnh ngay
1. VÙNG RIÊNG CỦA NỘI CÔNG VÀ NGOẠI CÔNG
Phàm vào việc luyện tập võ thuật, trừ các loại quyền pháp ra, nhất định kiêm luyện một, hai loại
công phu
(1)
để giúp cái bất túc
(2)
. Dường như tất cả đều lấy thủ pháp làm phép tắc của động tác khi gặp
kẻ địch, còn công phu thì làm gốc rễ của chế
(3)
địch lấy thắng. Nếu luyện được công phu mà không
thành thuộc quyền pháp là thiếu, mặc dù thiếu là ít. Ngược lại, nếu biết quyền pháp mà không tập công
phu thì động tác tuy nhanh nhạy nhưng lại không đủ để chế người, kết quả là nhất định cái bị thiếu đó là
thiếu rất lớn. Cho nên dân gian có câu: “đánh quyền mà không luyện công, đến già là một bãi trống” (đả
quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không). Công phu ấy không thể không luyện.
Chú thích:
(1) Công phu: Từ ngữ chỉ chung các phương pháp luyện tập nào đó.
(2) Bất túc: Không đủ. Bất cứ một bài tập võ thuật nào cũng đều gây ra một tác dụng phụ có hại, cái
đó gọi là bất túc, cần phải luyện công phu để hỗ trợ, tránh cái hại ớn khi bài tập lặp lại nhiều lần.
(3) Chế: Trói buộc.


Loại công phu cũng nhiều không kể xiết, nếu phân vùng đại thể
(1)
thì không ngoài hai loại là nội
công và ngoại công. Ngoại công thì chuyên luyện cương kình
(2)
, như phép “đả mã an thiết tý bạc”
(3)
,
chế người thì có thừa mà tự vệ
(4)
thì không đủ. Nội công thì chuyên luyện nhu kình
(5)
như “Dịch cân
kinh”, phép luyện rèn điều hành khí
(6)
vào mạc
(7)
để đủ chắc khắp thân thể, tuy không đủ để chế
người, nhưng luyện đến cảnh “lò lửa thuần xanh”
(8)
, chẳng những bị quyền đánh cước
(9)
đạp không thể
tổn thương dến sợi tơ sợi tóc, mà dao cắt, kiếm đâm cũng không hề bị tổn thương.
Chú thích:
(1) Đại thể: Phân loại lớn nói chung.
(2) Cương kình: Cứng mạnh dữ dội.
(3) Tên một phép luyện đánh yên ngựa cho cánh tay như sắt
(4) Tự vệ: Che gữ thân mình.
(5) Nhu kình: Mềm mạnh dữ dội. (6) Hành khí: Dùng ý dẫn khí đi.

(7) Mạc: Màng dai bao bọc các tổ chức gân, cơ, xương trong thân mình. (8) Lò lửa thuần xanh: Một
thuật ngữ riêng, chỉ mức độ đạt được của phép
luyện khí (có tính chất tượng trưng).
(9) Cước: Chân.
1
Dựa theo đó mà bàn thì nội công hơn hẳn ngoại công, chắc chắn không phải đợi trí giả
(1)
về sau mới
biết. Người luyện tập võ thuật vốn là lấy khỏe mạnh thể phách, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ làm gốc.
Học cái đó kiêm để phòng rắn độc, thú dữ xâm phạm và hại vạ của trộm cướp gây ra ngoài ý muốn, cho
nên không dạy người đánh giết, đấu hận đò thù.
Vì vậy, lời thiền sư Hàm Hư nói rằng: “Người học võ kỹ
(2)
, tôn sùng đức, không tôn dùng lực, coi
nặng thủ
(3)
, không coi nặng công
(4)
, chỉ giữ cái tĩnh ấy, tĩnh là cỗ máy sống, chỉ riêng công mới động,
động là cỗ máy chêt”.
Người luyện ngoại công, khi chẻ, đánh, dính, đâm (bốn kỹ thuật tấn công là phách, kích, niêm,
thích), trong ý niệm
(5)
đều ở chế áp
(6)
người, đó là nặng ở công.
Chú thích:
(1) Trí giả: Người có hiểu biết sâu rộng. (2) Võ kỹ: Kỹ thuật nghề võ.
(3) Thủ: Giữ mình. (4) Công: Tiến đánh.
(5) Ý niệm: Tự mình nhắc nhở mình.

(6) Chế áp: Trói buộc ép người.
Nếu thủ thì loại công phu ấy hoàn toàn mất hiệu dụng
(1)
. Công thì không những đủ để giết người,
cũng lại đủ để tự giết mình cho nên gọi là cỗ máy chết (tử cơ). Người luyện nội công, vận khí
(2)
đủ
khắp thân thể như dựng trường xây lũy, ý niệm ở tự giữ gìn, người khác đến công họ, họ cũng rất tự
nhiên để chịu đựng người đánh một cách bất ngờ, không đến nỗi phải giết người là nhờ một chữ thủ.
Công phu ấy đúng là lớn, tức là có thể giữ gìn, không cần phải ra khỏi thủ để công người ta, đã không
đắc chí
(3)
, thế của họ tất biết gặp khó mà tự lùi, cho nên gọi đó là cỗ máy sống (sinh cơ).
Nhưng người học võ phần nhiều là luyện tập ngoại công mà ít thấy luyện nội công. Vì sao lại thế?
Bởi vì học ngoại công tương đối dễ dàng mà thời gian học lại ngắn, nhiều là ba năm, ít là một năm có
thể đạt được. Chẳng hạn, luyện “đả mã an” (đánh yên ngựa), sau ba năm quyền như sắt đá, dùng lực
đánh một nhát có thể thủng tường vách.
Chú thích:
(1) Hiệu dụng: Kết quả sau khi đã dùng.
(2) Vận khí: Dùng khí dẫn ý đi đến trong cơ thể. (3) Đắc chí: Đạt được mong muốn.
Tâm lý tránh nặng được nhẹ chắc chắn người đời đều có. Nếu đến với nội công thì dứt khoát không
có ách nào khác là từng bước, từng bước mà tiến lên, thâm áo
(1)
lạ thường, học cái đó đã rườm rà khó
làm mà lại hao tổn ngày giờ và không hẹn thời gian sẽ thành công, cho nên người ta đều sợ cái khó đó
mà lùi bước.
Khi đã vào cửa thiếu lâm, họ bước đầu đều chưa biết trong phái Thiếu Lâm cũng có nội công tinh
thuần
(2)
và họ đều bỏ cái đó mà học ngoại công, đúng là tâm lý tránh nặng được nhẹ. Đến khi luyện nội

công thì họ không theo nền tảng, vừa vào tay đã luyện, khi khó thì tự họ không giữ được lời hứa. Nếu
như người nào đó có ý chí cứng rắn, thân thể khỏe mạnh mà lại có đủ thông minh sớm thì luyện cái này
lại rất phù hợp, bởi vì nội công chắc chắn là nặng về đòi hỏi tính “ngộ”
(3)
.
Chú thích:
(1) Thâm ảo: Tinh vi, sâu xa, khó hiểu (2) Tinh thuần: Tinh xảo thuần khiết. (3) Ngộ: Hiểu rất rõ
ràng.
2. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA NỘI CÔNG VÕ
THUẬT VÀ NỘI CÔNG ĐẠO GIA
Nội công trong võ thuật thì không giống nhau với công phu nội tráng
(1)
của Đạo gia. Người ngày
nay (tức cuối đời Thanh- TG) nói đến nội công đều nhằm vào nội công luyện đan
(2)
tu Đạo của Đạo
gia, vì vậy họ nói Thiếu Lâm thuộc về ngoại gia mà không có nội công. Cũng do đó họ nói Thiếu Lâm là
2
học trò đức Thích ca, lấy cứu vớt mọi chúng sinh làm mục đích ý nghĩa, không chuyên tu mạng thọ
(3)
của một mình, cho nên không có việc gọi là luyện đan. Bởi thế họ nói người ngoài giới tu Đạo đúng là
đã không tu luyện thuật này, từ đó mà nói chắc chắn rằng không có nội công. Đây thật là một nhầm lẫn
rất lớn.
Chú thích:
(1) Nội tráng: Khỏe tinh, khí thần bên trong
(2) Luyện đan: Phép tu của Đạo gia làm cho tinh, khí, thần biến thành thuốc trường sinh.
(3) Mạng thọ: Thân mình sống lâu dài.
Họ không biết rằng có sự khác nhau của nội công trong võ thuật với nội công của Đạo gia. Hai cái
đó có thể làm ấn chứng cho nhau, mà tuyệt đối không thể trộn lẫn nhau làm một, mặc dầu cũng có phần
nào giống nhau, tức là vận hành khí huyết để đầy đủ khắp thân thể.

Điều đó chứng minh trong võ thuật ở phái Thiếu Lâm cũng có nội công mà không phải chỉ trong
phái Võ Đang mới có.
Trong Đạo gia, phép luyện ấy nặng ở "vận khí, ngưng thần, tụ tinh" làm cho ba điều ấy kết hợp với
nhau, đem hai khí âm dương trong bản thân trộn hòa vào nhau mà gọi tên là "hòa hợp âm dương". Âm
dương đã hòa, nhất định làm cho tinh (âm) thần (dương) cấu hợp
(1)
, như làm đạo vợ chồng thì gọi là
long hổ cấu. Sau khi đã cấu, tinh thần đã ngưng tụ, mà thành thai thì gọi là "thánh mẫu linh thai"
(2)
.
Chú thích:
(1) Cấu hợp: Kết hợp hai nhà trai gái với nhau
(2) Thánh mẫu linh thai: Thuật ngữ chỉ kết quả bước đầu của phép tu đạo.
Đợi đến khi linh thai kết thành mà đủ tượng của ngã
(1)
thì gọi là "phôi dục anh nhi"
(2)
mà thành đan
lớn, từ đó mà chứng đạo thành tiên.
Luyện như thế là nội công. Người luyện lấy phép "thiêu duyên luyện hống"
(3)
chắc chắn là không
nhiều, nhưng cũng gọi đó là nội công, tuy không hẳn là đơn giản dễ dàng đạt tới đó nhưng người ta đã
lấy cái đó làm mục đích cầu mong để thúc đẩy luyện tập. Nó với võ công không có mảy may quan hệ.
Tuy người tu sau khi chứng được Đạo, làm thành cái thân
bất hoại
(4)
mà không lo sợ sự xâm hại từ bên
ngoài, nhưng người thành
công ở mức đó từ xưa đến nay cố thể nói là rất hiếm.

Chú thích:
(1) Tượng của ngã: Hình ảnh của bản thân người tu hiện ra bằng cảm nhận của phép tu.
(2) Phôi dục anh nhi: Thai nhỏ đẻ ra sơ sinh, một mức độ của đắc đạo. (3) "Thiêu duyên luyện
hống": Phép luyện thuốc trường sinh bất tử ngày xưa xây lò bát quái nấu duyên (chì) luyện (thủy ngân)
hy vọng được tiên đan. Đời nhà Đường, loại thuốc này đã làm chết các vua Đường Thái Tông, Hiến
Tông, Mục Tông, Kính Tông, Vũ Tông, Tuyên Tông và nhiều đại thần. Từ đó đạo gia bỏ phép luyện
ngoại đan này, nhưng vẫn giữ các khái niệm đó mà dùng vào luyện nội đan lấy duyên (chì) để chỉ về
tinh, lấy hống (thủy ngân) để chỉ về khí.
(4) Bất hoại: Không gì làm hỏng được.
Nội công trong võ thuật không thể coi ngang với "linh thai", "phôi phục", riêng vận khí thì giống
nhau. Đó là lấy thần đưa vào khí, lấy khí sai khiến lực, lấy lực chắc chắn đôi chân. Ba cái ấy đi theo thứ
tự, qua lại, đi khắp vòng không nghỉ thì thân khỏe mà thịt chắc. Sự sống của con người ta chắc chắn nhờ
trọn vẹn ở khí huyết, mà khí vận hành hoàn toàn là ở trong phủ, ngoài việc cùng với huyết dịch dựa theo
đúng cân
(1)
lạc
(2)
mà tuần hành tương ứng ở giữa thể mạc, khí chắc chắn sẽ không thể đi tới đâu.
Nội công võ thuật được gọi là nội công bởi vì đem khí huyết vận ở trong mạc, là phép làm cho thân
thể rắn cứng, cũng không như Đạo gia tu luyện khí rót xuống "đan điền"
(3)
trộn lẫn tinh hợp với thần
(tinh sinh khí, khí sinh thần).
Chú thích:
(1) Cân: Gân.
(2) Lạc: Mạch nối các đường kinh.
(3) Đan điền: Ruộng thuốc, là tên một vùng bụng dưới của con người, khoảng từ huyệt Khí hải đến
3
huyệt Quan nguyên, là chỗ dựa của nguyên khí toàn thân. Người tu luyện lấy đây làm lò luyện tinh hóa
khí.

Sau khi luyện công trong võ thuật đã thành, con người có thể sống lâu không già, toàn thân rắn chắc,
muốn khí chảy vào chỗ nào thì khí đến ngay nơi ấy, nơi khí đến thì gân thịt như sắt, quyền đánh chân
đạp khác thường cũng không thể hại, kiếm đâm búa chẻ cũng không sợ. Nhưng nếu chỉ luyện được một
bộ phận của nội công đã thôi, thì không thể đạt được những điều đã nói ở trên.
Luyện tập nội công trong võ thuật chắc chắn phức tạp, rườm rà gấp năm, bảy lần so với ngoại công,
nhưng so với nội công của Đạo gia thì dễ dàng hơn nhiều.
3. ĐIỂM THEN CHỐT CHỦ YẾU CỦA NỘI CÔNG
Luyện tập nội công, lúc bắt đầu rất khó, không như luyện ngoại công chỉ cần dựa vào động tác của
chi thể và làm chăm không lười thì có thể thu được hiệu quả. Bởi vì nội công nặng ở vận khí, nếu ta
muốn khí đến lưng thì sẽ đầy ắp ở lưng, nếu ta muốn khí đến cánh tay thì khí sẽ đầy ắp ở cánh tay, khí
đảm đương ý đó không đi không được, cái đó có thể thu được thực dụng. Thử nghĩ ý muốn là như thế,
nhưng nói mới dễ làm sao?
Khí vốn không tự đi, nó đi là do thần đi. Cho nên khi tập buổi tập đầu tiên, phải lấy thần đưa vào khí.
Khi bắt đầu tập luyện, do không có một nền tảng mà muốn khí đảm đương ý vận hành không vướng các
kết khối, nhất định không thể được. Cái gọi là lấy thần đưa vào khí là theo tưởng niệm lúc bắt đầu tập,
như ta muốn khí chảy vào lưng, ý ta tưởng trước khi khí đến lưng, khí tuy chưa tới nhưng thần đã tới.
Nghĩ như thế lâu dài, khí nhất định có thể dần dần theo thần đều đến. Cái gọi là khí lấy thần để đi là như
thế. Đây là phép tắc ở bước thứ nhất.
Cũng rất khó phân biệt đến từ ý tưởng mà thành sự thật. Dẫu rất nhiều lời cũng chưa thể tả gãy gọn
hết về nó, vạn việc đều như thế, không chỉ một việc hành công.
Khi mới bắt đầu tập, cần định chắc chắn một vùng mà lấy thêm vận dụng ý, trước hết là ý đến, sau
đó là thần theo ý đến, cuối cùng là khí theo thần đến. Sau khi đạt tới mức cuối cùng của bước một, lại
đổi một bộ phận khác, theo đúng phép vận hành đó, làm như thế khắp mọi nơi chốn, thay đổi dần dần để
đến toàn thân.
Lại thay đổi tiến lên một bước làm cho khí có thể theo thần vận đi các vùng toàn thân không một
chút vướng trệ. Đó là công lớn đã thành.
Riêng bốn chữ “dĩ thần đầu khí” (lấy thần đưa vào khí) nói thì không khó, làm thì chỉ thấy khó.
Luyện đến thành công hay không, thời gian luyện nhiều hay ít, thì thành công
(1)
chỉ có một then chốt ở

đó.
Hành công tối kỵ
(2)
là các việc thô nổi (thô phù), tiến táo bạo (táo tiến), hám được (tham đắc), nhảy
vọt (việt liệp). Luyện tập ngoại công chắc chắn cũng kỹ như thế.
Chú thích:
(1) Hành công: Làm việc luyện công. (2) Tối kỵ: Cần kiêng tránh nhất.
Song luyện tập nội công cái kỵ đó hơn nhiều, bởi vì ở ngoại công nếu phạm số kỵ đó tuy đã đủ để
làm hại nhưng cái hại đó vẫn chỉ tới chi thể. Nếu ở nội công mà phạm những tệ bệnh ấy là làm hại vùng
trong lại khó chữa, cho nên đây là việc cần chú ý.
Không thấy ai nói do luyện tập nội công mà thành chứng tàn phế hoặc phát bệnh điên cuồng bại liệt,
bởi vì người ta không quy tội ở di hại
(1)
của nội công. Họ rất không biết khi họ hành công nhất định đã
phạm tệ bệnh kể trên mà gây ra đến như thế. “Thô nông” thì thần khí dễ tan, “tiến táo bạo” thì thần khí
thúc gấp, “nhảy vọt” thì khí không theo thần, “hám được” thì thần bại, khí hại. Tất cả đều là hại lớn của
hành công, người phạm bệnh tệ ấy rất khó cứu.
Do sự sống của con người dựa cả vào việc thở hít khí, khí còn thì sống, khí hết thì chết, khí vượng
thì khỏe cứng, khí tán thì bệnh tật.
Chú thích:
(1) Di hại: Cái hại về sau mới bộc lộ ra.
Vận hành khí không đúng là đủ đưa đến có hại, không phải nói cũng có thể biết. Người tâm thô khí
nổi, vận khí không đúng, làm cho khí ở vào ngã ba đường, như đi vào ngõ cụt, thế tất thành tàn tật. Nếu
như tiến táo bạo, nhảy vọt, công chưa tới mà muốn gượng đạt đến chỗ trên nữa thì như đứa trẻ con lúc
4
đầu chỉ mới có thể bước dò dẫm mà bảo nó nhảy vọt, ít có đứa không ngã. Bại liệt, điên cuồng là một
loại chứng bệnh, thực chỉ do đó mà đến, không phải là do nội công không đủ tốt đã để lại di hại, mà
đúng là do người luyện tập không tự xét kỹ để cho bị có cái hại ấu trĩ
(1)
ấy.

Phàm người luyện tập nội công, đối với loại then chốt đó nếu họ có chú ý thêm thì chỉ khó với đả
phá nó, chẳng khó với thành công của nó. Người ta nói rằng tham nhiều, muốn được, không những
không có thể thành công mà nhẹ thì hại đến chi thể, nặng thì nguy tới mạng sống.
Thiết nghĩ, đi theo con đường đó là sai với mục đích ý nghĩa của luyện công, mong người học cẩn
thận.
Chú thích:
(1) Ấu trĩ: Non kém, chưa có hiểu biết nhiều.
4. TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC
Mục đích của luyện tập võ công là rèn luyện thân thể cho rắn chắc, khỏe mạnh, cũng là để phòng nạn
trùng, thú, trộm, cướp, không dạy người lấy việc “hiếu dũng đấu hận” cho nên thiền sư Hàm Hư có học
tập võ thuật, và ông đã nói: “tôn sùng đức, không tôn sùng sức”.
Ôi! tới tột cùng của đức, trơ như vàng đá cũng có thể mở ra, chui ở dưới sâu như cá lóc cũng có thể
cảm động, bước đầu không nhất định phải dùng vũ lực nặng mà mới gặp có thể đã làm cho người ta gập
người kính phục, cho nên người học võ thuật đối với việc tu dưỡng đạo đức cũng là việc rất trọng yếu.
Nếu như không giảng đạo đức mà chuyên việc võ công, tuy có đủ sức để làm cho người ta ở một thời
phải cúi đầu kính nể, nhưng cuối cùng cũng không thể làm cho người ta vui lòng kính phục thành thật
lâu dài mãi mãi. Cái sức đủ để uốn cong thân người ta mà không thể làm gục cái tâm người ta. Thường
thấy người võ thuật công phu thâm hậu kiêm điềm đạm, có lễ, êm ái có thể gần gũi. Giả sử thấy có
người bị làm nhục ở trên đường lúc đang đị, bị đánh ở nơi đông người, họ có thể nín chịu, dấu kín công
phu sâu, không hành động bừa bãi để đến nỗi làm cho người khác bị tổn thương. Nếu người ấy công phu
đã tinh, mà không nín chịu thì chỉ ở khoảnh khắc giơ chân đưa tay của họ đều đủ để giết người. Họ biết
rằng giết người là việc mất đức, cho nên đã không làm thế.
Riêng kẻ nào đó cướp được một hai thế tay, biết qua loa võ công nông cạn, là tâm thô khí nổi, giơ tay
quăng chân, muốn bộc lội rõ cái mình có thể làm. Phải nói rằng trước hết đó là việc nhỏ, quá lắm thì
hiếu dũng đấu hậu. Tự mình ta đụng với người một trận quyền, thắng cũng không ích gì mà bại thì tàn
thân. Nếu ngẫu nhiên thắng, ta cũng không phải chờ đến lúc chết mà sớm hay muộn sẽ có người thắng
lại ta.
Chú thích:
(1) Thâm hậu: Sâu sắc có bề dầy.
(2) Điềm đạm: Bình tĩnh nhẹ nhàng.

Điều đó tục ngữ gọi là “có gậy thứ nhất lại có gậy thứ hai” là thế. Cử động ngang ngạnh thế đúng là
con đường tự sát, bỏ xa mục đích ý nghĩa của võ học, lấy cái dùng hào nhoáng bề ngoài mà cuối cùng là
bại ở dòng sông bẩn thỉu. Không phải võ công đó không tới mà là đức đó không tới. Cho nên tu dưỡng
đức tính nên đồng thời cùng tiến với võ công. Người có phẩm chất tốt đẹp tập việc võ thì giữ thân mà xa
vạ.
Người có tính tình tàn bạo tập việc võ thì dẫn đến vạ, rước về cái sai, lý đó nhất định không thể khác.
Xưa thấy có người đem thân hoc tập võ Thiếu Lâm, tăng chủ im lặng quan sát người đó thấy anh ta
kiêu ngạo tự mãn, nét kiêu ngạo rất riêng khác và tiếng nói lại oang oang nhưng vẫn được ông giữ lại
trong chùa.
Thoạt đầu ông không dạy kỹ thuật nghề võ, hàng ngày chỉ ra lệnh cho người đó vào núi hái củi, mỗi
ngày ấn định nhiều ít bó củi. Anh ta không ngần ngại, dù mưa gió, sương tuyết cũng không bỏ đứt
quãng, không đủ số quy định đó thì đi lấy cả đêm, ý chí đó hơi ngược lại với người thường, chịu đựng
gian khổ để dựng chí, người đó trải qua hết mọi thử thách chỉ mong lấy được kỹ thuật nghề võ, ngậm sự
nhịn để đợi chờ. Trải qua 3 năm dài, khí kiêu căng được mài dần gần hết, lúc ấy tăng chủ mới dạy kỹ
thuật. Đó không chỉ là tăng chủ muốn thử thách, mà đúng là nếu để cái kiêu căng rất nặng ấy học được
võ công, từ sâu thẳm ông sợ rằng sẽ gây vạ ở ngoài làm ảnh hưởng tới danh dự Thiếu Lâm. Xem lại việc
đó thấy người kia đã mài hết cái kiêu căng ấy mà không phải là tự tu dưỡng hết.
Trong 10 điều ngăn cấm cũng có một điều giới sát (cấm giết người) và háo dũng (ham khoe sức
5
mạnh) đấu hận (đánh trả thù). Qua việc đó cũng có thể thấy võ thuật Thiếu Lâm đối với tu dưỡng đức
tính cũng rất được chú ý.
Phàm người có võ thuật tinh thâm
(1)
, ngoài việc tự thân tu dưỡng, đối với việc nhận học trò cũng
cần chú ý thêm đặc biệt. Việc nhất định chọn người tính tình tốt lành mới truyền cho y bát
(2)
, nếu người
có tính tình cường bạo
(3)
có thể mời ra ngoài tất cả mọi cửa, như thế cũng làm cho sở học sẽ thất

truyền
(4)
cũng không thể được.
Chú thích:
(1) Tinh thâm: Hiểu rõ một cách tỷ mỷ sâu sắc.
(2) Y bát: Áo cà sa và bát xin ăn của sư tổ đời trước trao lại cho đời sau làm tin là theo dòng chính
thống.
(3) Cường bạo: Dùng sức mạnh một cách ác độc.
(4) Thất truyền: Mất đi sự truyền nối của dòng phái.
Bởi thế sau khi chúng ta học được võ nghệ, nếu háo dũng đấu hận chắc chắn đủ để hại người, quá
lắm thì lại phiêu bạt
(1)
giang hồ làm trộm, làm giặc, giết người, dẫm đạp lên tiền bạc, trước hết làm ảnh
hưởng đến môn sư
(2)
, cho nên phải chú ý, không thể không có quan hệ giúp nhau giữa con người và con
người.
Sau khi đã nhận học trò, thường ngày ngoài viêc đốc thúc luyện tập công phu ra, đối với viêc tu
dưỡng đạo đức cũng nên chú ý kèm theo. Hun đúc như thế thì người ta sẽ học đến thành, nhất định
không đến nỗi để họ vượt qua lẽ phải, nhảy qua thân phận của mình.
Chú thích:
(1) Phiêu bạt: Trôi nổi.
(2) Môn sư: Cửa thầy, tên thầy.
5. QUAN HỆ CỦA HÀNH CÔNG VỚI TRỊ TẠNG
Phàm người luyện tập võ thuật không kể là ở ngoại công hay nội công, đều cần lấy ngưng thần, cố
khí
(1)
làm chủ. Muốn ngưng thần, tụ khí lại không thể không làm công dẹp trừ mọi suy nghĩ bậy, trừ bỏ
mọi bệnh tật.
Trị tạng

(2)
tức là điều trị nội tạng làm cho tạng sạch không có ngoại tà
(3)
xâm nhập, sau đó mới
luyện tập công phu thì thần trọn vẹn, khí đầy đủ, thành công sẽ nhiều, thu hiệu quả rất nhanh. Không
như thế thì khi bệnh ở trong không được trù, ngoại tà dễ vào, khi ta buông thả sẽ làm cho ngày tập không
để lại dấu vết, không những không thể trông đợi vào việc tập đó có thành, quá lắm lại có thể bị nó tàn
hại. Cho nên người đời thường nói: “Tập ngồi dễ thành ngu xuẩn (Bạch si), tập thổ nạp (thở khí ra, hít
khí vào) dễ thành lao phổi”. Những việc tập ngồi, tập thổ nạp đều chưa thể làm trước việc điều trị nội
tạng, không được lấy việc làm trước là con đường đúng.
Chú thích:
(1) Cố khí: Chắc chắn phần khí.
(2) Tạng: 5 tạng là tim, gan, tỳ, phổi, thận. (3) Ngoại tà: Bệnh từ ngoài vào.
Đến khi ngoại tà lấn vào, bệnh ở trong tăng thịnh mà thành nhiều loại bệnh lạ, cuối cùng đến nỗi có
thuốc cũng không thể cứu. Phàm hành công có thập yếu (10 điều cần thiết), thập kỵ (10 điều kiêng tránh)
và thập bát thương (18 cái hại) đều là then chốt cần nhất trong phép trị tạng. Luyện nội công, việc cần là
ghi chắc ở tâm, giữ ý ở mọi nơi. Sau khi trị tạng đã chắc chắn trọn vẹn mới theo đúng phép hành công,
lúc đó mới có thể có hiệu quả.
Giờ hành công lấy Tý và Ngọ, mỗi giờ làm một lần tập là đẹp. Lấy Tý để gặp dương sinh, lấy Ngọ
để gặp âm sinh, hợp hai khí âm dương trộn lại thì thành tượng (hình ảnh) của tiên thiên
(1)
, lúc này thần
của sự suy nghĩ được yên tĩnh, máy móc trong thân thể không làm việc, mọi tạp niệm
(2)
không có chỗ
mà sinh, một khí hỗn nhiên thành công tự nó dễ dàng.
Quyết để trị tạng chỉ có sáu chữ là: Ha, Hư, Hô, Hu, Xuy, Hi. Hàng ngày tĩnh tọa
(3)
, gõ răng nuốt
6

nước bọt, niệm sáu chữ đó có thể lấy đó trừ trăm thứ bệnh của tạng phủ.
Chú thích:
(1) Tiên thiên: Khí của Trời và Đất vốn tự có từ trước. (2) Tạp niệm: Mọi nhắc nhở hỗn tạp trong
đầu óc
(3) Tĩnh tọa: Ngồi yên lặng.
Riêng khi niệm nên nhẹ, tai không nghe thấy tiếng là khéo nhất, lại cần liền một hơi thẳng xuống,
không được đứt quãng là hiệu quả như thần.
Bài ca về hành công 6 chữ rằng
(Lục tự hành công ca)
Can dụng Hư thời mục tình tinh
(Gan khi dùng Hư, mắt mở to tròng mắt). Phế nghi Hu xứ thủ song kình
(Phổi nên dùng Hu, hai tay giơ lên cao cứng mạnh).
Tâm Ha đỉnh thượng liên xoa thủ
(Tim nên dùng Ha, hai bàn tay dính chéo lên đỉnh đầu). Thận Xuy bão thủ tất đầu bình
(Thận nên dùng Xuy, ôm lấy hai đầu gối ngang nhau). Tỳ bệnh Hô thời tu tối khẩu
(Bệnh tỳ dùng Hô, miệng chúm lại). Tam tiêu hữu nhiệt ngoại Hi ninh
(Tam tiêu có nhiệt, nằm yên mà Hi).
Bài ca ứng với thời hậu của sáu chữ
(Ứng thời hậu ca)
Xuân Hư minh mục mộc quyết can
(Mùa xuân dùng Hư, mắt sáng, mộc chọn lấy gan). Hạ nhật Ha tâm hỏa tự nhàn
(Mùa hạ dùng Ha, Tâm hỏa tự an nhàn).
Thu Hu định thân kim phế nhuận
(Mùa thu dùng Hu, đúng là lấy được phổi hành kim mềm mại).
Đông Xuy thủy vượng khảm cung an
(Mùa đông dùng Xuy, vượng thủy thì thận(khảm) được yên).
Tam tiêu trưởng quan Hi trừ nhiệt
(Tam tiêu là chức quan lớn dùng Hi thì trừ được nhiệt). Tứ quý Hô tỳ thượng hóa xan
(Bốn đoạn cuối của bốn mùa dùng Hô, trên tạng tỳ, bữa ăn được tiêu hóa tốt).
Thiết kỵ xuất thanh văn lưỡng nhĩ

(Tất cả đều kỵ tiếng ra để hai tai nghe thấy). Kỳ công chân thắng bảo thần đan
(Công ấy đúng là tốt hơn cả thuốc thần quý giá).
Bài ca khen ngợi công ấy
(Tán công ca)
- Hư thuộc can hề, ngoại chủ mục
Xích ế hôn mông lệ như khóc.
Chỉ nhân can hỏa thượng lai công
Hư nhi trị chi hiệu tối tốc.
(Hư thuộc gan, bên ngoài chủ về mắt, Màng đỏ lờ mờ, nước mắt như khóc, Chỉ bởi cái hỏa của gan
xông lên tới, Dùng Hư thì chữa cái đó rất nhanh).
- Ha thuộc tâm hề, ngoài chủ thiệt,
Khẩu trung càn khổ, tâm phiền nhiệt,
Lương tật thâm nạn dĩ Ha chi, Hầu kết, hầu sang giai tiêu diệt. (Ha thuộc tim, bên ngoài chủ lưỡi,
Trong miêng khô đắng, tâm nóng bứt rứt, Chừng bệnh sâu và kéo dài lấy Ha đó, Hầu kết và lưỡi mọc
mụn đều bị tiêu diệt).
- Hu thuộc phế, ngoại bì mao,
Thương phong khái thấu đàm các giao,
Tỵ trung lưu thuế kiêm hàn nhiệt, Dĩ Hu trị chi y bất lao.
(Hu thuộc phổi, bên ngoài chủ da lông, Cảm gió ho hắng, mọi thứ đờm dính, Trong mũi chảy ra
nước mũi có kèm nóng rét, Lấy Hu trị cái đó thì không bị lao). Xuy thuộc thận hề, ngoài chủ nhĩ, Yêu
toan, tất thống dương đạo suy, Vi vi thổ khí dĩ Xuy chi,
Bất dụng cứu phương dữ được lý (Xuy thuộc thận, bên ngoài chủ tai, Lưng buốt, gối đau và liệt
7
dương, Thở hơi ra nhè nhẹ, lấy âm Xuy ấy, Không phải dùng phép cứu ngải và bài thuốc nào khác).
- Hô thuộc tỳ hề chủ trung thổ,
Hung đường phúc trướng khí như cổ, Tứ chi trệ muộn trường tả da,
Hô nhi trị chi phúc như cố.
(Hô thuộc tỳ, chủ về trung tiêu tỳ thổ, ngực bụng trướng hơi căng như trống, chân tay mỏi mệt ruột
ỉa chảy nhiều, lấy Hô trị cái đó bụng trở lại như xưa).
-Hi thuộc tam tiêu trị úng tắc,

Tam tiêu thông xướng trừ tích nhiệt,
Đản tu nhất tự dĩ Hi chi,
Thử hiệu thường hành dung dị đắc.
(Hi thuộc tam tiêu trị chất lỏng úng tắc, tam tiêu thông suốt thì trừ được cái nhiệt bị chứa lại,
nhưng cần lấy một chữ Hi ấy, hiệu quả này thường dễ dàng làm được).
Hô suốt cả loạt bài ca trên là công trị tạng thật lớn. Tức là nếu không muốn luyện tập võ công, làm
theo đúng phép này cũng đã có thể trừ được bệnh khỏe được thân. Mà người luyện tập nội công đối với
việc điều lý
(1)
. Trở lại trật tự tự nhiên vốn có) nội tạng cần phải chú ý nhất ngoài những cái bao la khác,
bởi vì điều hòa tạng phủ ở bên trong thì thần trọn vẹn, khí đủ, lợi cho hành công. Nếu như tạng phủ ở
bên trong không điều thì thần với khí tách rời nhau, ngoại tà dễ dàng xâm nhập mà thành bệnh bên
trong, trên việc hành công sẽ phát sinh chướng ngại lớn nhất, quá lắm thì làm thành các loại bệnh lạ
đến nỗi không thể cứu chữa, cho nên đưa ra phép này để dễ học tập nội công.
Mới đầu bắt tay vào nội công, trước hết làm phép này mà lý nội tạng ấy để tránh và trừ mọi
chướng ngại.
Chú thích:
(1). Lý: Trở lại trật tự tự nhiên vốn có.
(Lời người dịch: Theo sách “ Châm cứu đại thành” và sách “ Quách lâm khí công” thì khi hô 6 chữ
có kèm theo các con số, như Hư (8), Hu (9), Ha (7), Xuy (6), Hô (5), Hi (4), cần tìm thêm tài liệu khác
để xác minh các số này có phải là số lần hô của các âm hay không?).
6. NỘI CÔNG VỚI THỞ RA HÍT VÀO
Phép thở ra hít vào ở Đạo gia gọi là thổ nạp, là có ý thổ ra cái dơ bẩn, nạp vào cái trong sạch.
Thở, hít là phép căng chướng hay thả trùng vùng phổi. Phế là phủ (nơi chứa giữ) của khí, khí là vua
của lực. Nói đến lực không thể tách rời việc thở khí. Phế khỏe thì sức vượng, phế yếu thì sức ít, lý ấy
từ ngàn xưa đã không sai, cho nên trong phái Thiếu Lâm đối với việc này đã được chú ý khác thường.
Đã có người bỏ hết việc, khổ công luyện tập thở hít để tăng thêm khí
lực.
Thiền sư Hồng Tuệ nói rằng: “Công của thở hít có thể làm cho khí xuyên suốt toàn thân, cho nên
có khí kích động ở vùng ngực, sườn, bụng, đầu, làm cho người ta dùng gậy gỗ cứng hoặc sắt đành mạnh

mà không thấy đau đớn, khí đi kích động như cái lưới bọc lấy thân cho nên thế”. Nhưng muốn khí đó đi
kích động như cái lưới bọc lấy mà đầy cứng trong thân mình cũng không phải là việc dễ, phải khổ công
luyện thở hít trên dưới một phen.
Về nguyên tắc này ở phương Bắc được coi trọng tột bậc, còn người trong giới võ thuật phương
Nam hình như ít chú ý. Chỉ sau khi thiền sư Tuệ Mãnh trụ trì ở Nam Trung treo bảng dạy học trò, từ đó
mới truyền thuật thở hít, người học dần dần chú ý, làm cho võ thuật phương Nam cũng thường coi trọng
đạo ấy.
Chỉ có một việc thở hít, nhìn bề ngoài tưởng như giản tiện tột bậc và dễ làm, nhưng ở từng lúc, từng
nơi đều phải xét chọn, nếu ngẫu nhiên, không cẩn thận, không những không được ích, mà ngược lại bị
đủ mọi thứ hại.
Thuật này giới võ nghệ hai tỉnh Hà Nam, Giang Tây đều coi là diệu pháp không gì hơn. Họ lấy thở
dài hít ngắn làm bí truyền; phái Hà Nam gọi là “Đan điền đề khí thuật” (thuật nâng khí ở vùng đan
điền); phái Giang Tây gọi là “Dũng tử kình” (cái thùng cứng mạnh), tên mục tuy gọi khác nhau mà
thực tế thì không có nhiều chỗ khác nhau.
Luyện tập thở hít cũng có nhiều điều phải kiêng tránh.
Khi mới bắt đầu tập luyện, thở hít cần chậm chậm, từ từ, lấy 49 nhịp thở hít làm một định. Hít vào
từ từ, không thể quá mạnh, cũng không trước thêm sau bớt. Thở hít lần thứ nhất thế nào thì đến thở
8
hít lần cuối cùng tốc độ vẫn đúng dạng như cũ. Số nhịp bắt đầu từ 49, dần dần tăng thêm đến 81 thì
dừng. Nếu như thở hít quá mạnh và thêm bớt đều là đại kỵ, đều đủ hại đến thân thể.
Giờ giấc và nơi thở hít cũng rất là trọng yếu. Khoảng sáng sớm khí trong sạch, là lúc thở hít rất
phù hợp. Nơi thở hít thì phải chọn nơi trống rộng, tối và yên lặng thì nhiều khí trong sạch, đồng thời khí
dơ bẩn ở trong miệng thở ra cũng dễ tan mất, khí hít vào thuần trong sạch không gì so sánh được. Nếu
là nơi bụi bẩn hôi tanh và trong nhà cũng đều phải tránh, ở đó khí sạch ít mà khí dơ bẩn nhiều.
Mới bắt đầu thở hít, lấy mồm thở hít không có hại, đem đuổi cái ác vẩn đục ở phổi ra, nhưng chỉ
lấy 3 miệng đến 7 miệng khí làm mức. Về sau nói chung dùng lỗ mũi thở hít mới có thể tránh được
nạn khí dơ bẩn lẩn vào vùng phổi. Khi thở hít lại cần một hơi đến dưới cùng. Thoạt đầu có thể làm cho
co nở vùng phổi, dùng để thổ (thở ra) hết khí dơ bẩn, nạp (hít vào) khí trong sạch để tăng khí lực.
Nếu như hoàn toàn dùng mũi nạp khí, dùng miệng thổ khí, đó cũng là điều phải kỵ.
Khi hít thở cần chuyên tâm nhất chí, không suy nghĩ vẩn vơ, tâm trí không yên. Nếu phạm bệnh ấy

thì khí tán thần hao. Khí tán ở ngoài thì cái hại là nhỏ, nếu tán ở trong sẽ công dội nội phủ thì hại rất
dữ dội. Cho nên mọi việc suy nghĩ phải được cấm ngăn. Nếu luyện tập được như trên thì sau khi công
thành sẽ thấy gân mạch khắp người linh hoạt, xương thịt đầy chắc, khí huyết có thể theo thở hít mà đi
suốt, chỗ ý đến thì khí không thể không đến, lực không thể không đến, có thể gọi là cái diệu của vận
hành cực nhanh nhạy. Tuy nhiên, đó mới là kết quả ban đầu, còn hiệu quả lớn thì chưa có thể thần tốc
(nhanh như thần).
7. TAM YẾU CỦA LUYỆN CÔNG
Luyện tập công phu có ba hạng việc cần, không thể không biết. Ba hạng việc cần đó là “tiệm tiến,
hằng tâm, tiết dục” (tiến chậm, bền lòng làm đều đặn, hạn chế ham muốn). Người bình thường chưa
từng luyện qua công phu thì mạch lạc, gân xương toàn thân thả lỏng tuy chẳng tới mức ngưng trệ,
nhưng cũng nhất định không linh hoạt trọn vẹn so với người luyện tập võ công. Vì thế luyện tập võ
công, không kể là ngoại công hay nội công là việc cần làm, ví như cày vỡ ruộng hoang.
Mới đầu tập có thể đi theo từng bước chầm chậm làm cho gân xương, mạch lạc theo đó mà linh hoạt
dần dần. Nếu quá vội vàng mà luyện thuật đó nhanh chóng dữ dội, dùng sức quá mạnh tất sẽ bị hại, nhẹ
thì gân lạc căng chùng mất điều, huyết khí úng tích mà thành các loại hại không rõ ràng, nặng thì phủ
tạng bị rung động quá mức cũng đủ để phát sinh tổn hại lớn. Thường gặp hiện tượng này ở lứa tuổi
thiếu niên, do luyện tập võ công mà gặp chứng tàn tật lao thương, thậm chí bởi thế mà chết non, người
đời đều quy về lỗi không tốt của võ thuật, tất cả bởi người học không biết tiến chậm từ từ.
Người ta lập thân ở đời, không kể là việc gì đều phải bền lòng. Người luyện công đã được truyền
phương pháp đúng, với thầy có tên tuổi chỉ bảo, lại phải có lòng bền bỉ đi trước, chăm chỉ năm giữ mới
có thể thành công. Nếu như gặp khó nghĩ lùi, thấy lạ thì thay lòng đổi ý, hoặc có đầu không đuôi, giữa
đường dừng đứt, đúng là ngang với không học. Có thể nói rằng trong 10 người sẽ có đến 8-9 người là
thế. Riêng số người có thể chăm chỉ luyện tập cẩn thận, đầu cuối không trễ nải mà đạt tới thành công,
đúng là cả trăm không được lấy một. Thế là vì sao? Bởi cái khó của võ công không dễ luyện thành
chăng? Không đúng! chỉ bởi người học không bền bỉ mà đến thế. Nếu có một tấm lòng bền bỉ, không kể
là người luyện ngoại công hay luyện nội công thì ba năm sẽ thành nhỏ, mười năm sẽ thành lớn, nhất
định không làm người ta không được chút ít gì. Ngoài ra, có một việc làm tối khẩn yếu của luyện công
mà người ta lại rất là khó tránh, tức là chữ “dục”, cái vạ sắc dục chắc chắn không kém cái hại của
nước lụt và mãnh thú. Riêng nước lụt và mãnh thú người ta có thể biết rõ hướng tránh, còn ở việc sắc
dục, không những không biết hướng tránh, lại được vui, do đó càng dễ bị hại sâu. Người bình thường

nên lấy thanh tâm quả dục làm việc cần để giữ gìn cuộc sống, còn ở người luyện tập võ công, việc đó
càng cần phải coi trọng. Luyện tập nội công vốn là muốn cho tinh, huyết, thần, khí kết tụ lại giúp nhau
mà làm nên thành quả thân cứng, phách khỏe. Một việc sắc dục đúng là đủ để hao tinh huyết, tán thần
khí, mà suy yếu thân thể. Khí huyết ở thân người sau khi đã qua rèn luyện thì linh hoạt dễ động,
nếu như lúc đó mà phạm dâm dục thì toàn bộ tinh hoa sẽ nhất định ở vào thế như vỡ đê sóng lớn, vỡ
tràn lan không sót lại, để đến nỗi không gom sửa được. Nếu như đã luyện công mà còn ham sắc dục
sẽ không đủ để có ích, ngược lại không thể nói là hơn không luyện. Cho nên người tập luyện nội công,
nhất định trước hết là hạn chế sắc dục, sau đó có thể thần trọn vẹn khí đủ, tinh huyết ngưng chắc chắn
mà thu được cái hiệu của thành công.
9
Ba việc đưa ra trên đây, đúng là then chốt của luyện tập võ công. Trong đời thường, ba việc ấy có
quan hệ không lớn lắm, nhưng trong cửa Thiếu Lâm, các đệ tử coi ba việc đó là phép tột bậc, không
dám coi nhẹ.
8. TẦNG THỨ CỦA NỘI CÔNG
Thiền được phân làm tam thừa, nội công cũng phân làm tam thừa (ba bậc).
- Thượng thừa là vận hóa cương nhu, điều hòa thần khí, đảm đương ý ấy khí không đi không thể
được, cứng không thuần cương, trong cương có nhu; nhu không thuần nhu, trong nhu có cương; dừng
yên thì một khí hỗn nhiên ngầm như vô cực, làm động cái ấy thì linh hoạt nhanh nhạy, biến hóa
khôn lường, có thể vận một miệng khí lớn để đánh người ở xa ngoài trăm bước mà không chút nào
không tới, không rắn nào mà không vào. Khi gặp địch, địch tuy mạnh mẽ cũng không thể chống đỡ.
Tạm thời bị thương không biết đến vết thương là gì, trượt ngã không biết đến ngã là gì, đúng như con
thần long uốn đẹp, du hành khó lường, có thể thấy cái khéo của đầu mà không thấy cái khéo của đuôi.
Chắc chắn là vận dụng tay chân không nhất định, ngay từ bước đầu có thể chế được người. Công phu
loại đó là tối cao trong nội công. Kiếm tiên ngày xưa do có thể vận khí đúc kiếm, ở trong vòng trăm
bước lấy mạng người như lấy vật ở trong túi sâu. Đã là công ấy, công phu bậc ấy, cao sâu đã cực độ
không được chân truyền nhất định là khó luyện được. Mà vận khí như thế cũng không phải một, hai năm
có thể thành, tới tình thế ấy phải tốn công vất vả, trải qua hết mọi thử thách mới có thể được như mong
muốn, phếp ấy ở ngày nay tuy không thể gọi là hoàn toàn thất truyền, nhưng không phải ở đâu cũng
còn thấy có, đúng là khôn dễ thấy.
- Đến trung thừa thì công phu hơi kém hơn, nhưng cũng có thể cương nhu giúp nhau, động

tĩnh vì nhau, thần khí ngưng kết.Tuy không thể vận khí để đánh người nhưng cũng có thể lấy thần đưa
vào khí, lấy khí vận sức, làm cho khí ấy đi khắp toàn thân, no đầy trong mạc; khí là chất vốn nhu, vận
thì thành cương để có thể chống đỡ giặc ngoài. Không những quyền đánh cước đá cũng không
có thể hại, mà là dùng rìu búa, chùy lớn để đánh trẻ cũng không đủ gây tổn thương người ấy chút xíu.
Công phu bậc ấy trong cửa Thiếu Lâm có thể rất nhiều mà ngày nay cũng khó thấy, công phu bước ấy
tuy không đủ để chế người, nhưng chống đỡ giặc ngoài thì có thừa. Võ thuật vốn vì cứng thân và để
phòng nạn mà luyện tập, ngoại tà cũng không thể xâm, sống khoẻ cũng có thể hết thời gian trời
định, thế cũng đã đủ, tại sau nhất định phải cầu được cái phép chế người. Công phu trung thừa đó tuy
có thể tự tập, xem lại cho tinh xảo đó, nếu không được danh sư chỉ bảo cũng không dễ lãnh ngộ được.
Khi luyện tập, ít nhất cũng phải sáu bảy năm. Nếu người thiến tính ngu dốt, hoặc người thể nhược lắm
bệnh thì khó khăn nhiều hơn, không thể chỉ tổn hao sáu bảy năm đó.
- Đến ở hạ thừa thì không những không đủ để vận khí đánh người, tức vận nhu thành cương dùng
để chống đỡ giặc ngoài cũng cảm thấy không đủ, nhưng có thể đem thần khí hợi hợp vận hành ở nội
phủ và có thể tới được trong mạc của gân bắp. Công hiệu đó là cầu điều hòa nội phủ trăm bệnh không
sinh, cứng thân kéo dài tuổi để hưởng cái vui trong cảnh sống lâu mạnh khỏe. Công phu bước đó có thể
cầu ở trong phép trị tạng, khi luyện tập cũng hết sức giản tiện, chỉ cần nắm vững và làm bền bỉ là có
trông đợi thành công, chắc chắn không nhất định phải rườm rà đan xen như của luyện tập thượng
thừa và trung thừa. Khoảng chừng ba năm là có thể thấy hiệu quả. Mà công phu bước một ấy đúng là
bước đầu vào tay nội công, là muốn luyện tập công phu trung thừa hoặc thượng thừa, cũng đồng
thời phải làm trị trị tạng, bởi vì nội phủ không sạch, ngoại tà đột nhiên xâm phạm vào là đủ để phát
sinh nhiều loại bệnh tật, người có bệnh muốn làm nội công, đúng là việc không thể, khí tán thần hại,
nhất định khó sử dụng. Nếu không trước hết khử bệnh làm cho thần khí đầy đủ trọn vẹn, chắc chắn
không được. Phép trị tạng đó là phương pháp phóng to cái cái sạch sẽ ở nội phủ, phương pháp cực diệu
để trừ hết bệnh tật. chăm làm cẩn thận, công hiệu rất lớn, lại rất thần tốc. Cho nên người luyện tập nội
công nên kiêm trị tạng.
9. CỬA ẢI KHÓ KHĂN CỦA LUYỆN TẬP NỘI CÔNG
Bất kể là luyện tập loại công phu nào, nhất định phải trải qua một vài cửa ải khó khăn, nhưng ở nội
công khó khăn sẽ nhiều hơn. Muốn vượt qua được những khó khăn đó dứt khoát không phải là việc
dễ. Còn ở ngoại công chuyên nặng ở luyện tập thực lực, cửa ải khó khăn sẽ dễ qua. Nội công thì nặng
ở lấy khí đi lực, mà nghiêng ở trong mạc của gân bắp, cho nên nhiều cửa ải khó khăn mà không dễ

vượt qua. Mới bước đầu tập luyện, khi tập phép 18 tay La hán quyền, thường cảm thấy khó khăn là thân
10
không theo tay, tay không ứng với thân, không sai ở rất mạnh thì sai ở rất lỏng. Nhưng nếu chăm chỉ
luyện tập và khi đã tập thuộc thì tự thân và tay theo nhau, tâm và tay hợp nhau, không nhất định phải
vòng quanh lần mò sửa chữa lặt vặt, cửa ải đó có thể không phải tiến đánh mà nó tự bị phá.
Kịp thời tiến lên mà luyện phép ngũ quyền thì động tác của thân và tay chắc chắn sẽ ngang với tâm,
hợp với ý, không thể đến nỗi lại phát sinh khó khăn như trước, dễ cảm thấy sức đến mà khí không đến,
khí đến mà thần không đến, chúng mất sự liên lạc đó mà không thể hô ứng giúp nhau. Xét về điểm chủ
yếu của luyện quyền pháp ta thấy quán lực là lực xuyên suốt, ứng khí đi thì khí đi, một cái nhìn hợp
mà đi, tâm trí chuyên nhất (tập trung), lâu dài về sau cũng dễ công phá mọi trở ngại.
Đến bước thứ ba là luyện tập tiền bộ dịch cân kinh, nhất định cần khí và lực cùng đi, không chỗ nào
không tới. Bắt đầu tập, thường thường chỉ có lực đến mà khí không đến, nhất định cần lấy ý đưa vào
thần, lấy thần đưa vào khí làm cho dần dần có thể cùng đi. Của ải đó đúng là tới không dễ, không trải
qua danh sư chỉ bảo với cái tâm hiểu biết và không tự mình nghiên cứu, rõ ràng không thể làm công.
Tiến thêm bước nữa là luyện tập hậu bộ dịch cân kinh, cái khó lại càng nhiều. Bởi lẽ, một vật là khí,
vận hành ở trong phủ mà có thể theo ý đến nơi đã là không dễ, nay lại muốn khí đó đi ở khoảng
mạc gân, lạc mạch nghe theo ý mà đi lại không nơi nào vước tắc, việc đó không khó mà lại khó. Bước
luyện tập đầu tiên là bước luyện khí lưu hành nội phủ, đợi sau khi ở nội phủ lưu hành hoạt động, thì
tiến lên mà luyện tập khí đi suốt ở khoảng mạc gân. Nguyên tắc chung của công phu này là không ngoài
tám chữ lấy “Thần đưa vào khí, lấy khí đi lực”. Tuy nhiên, khi luyện tập phải có danh sư chỉ bảo
từng bước mới thấy rõ hết.
Phàm người luyện tập nội công, nếu vượt qua được một lớp cửa ải khó khăn rồi thì con đường
lớn trước mặt sẽ sáng sủa.
Dân gian thường nói: “Trên đời không việc khó, chỉ sợ người dụng tâm”, nghĩa là không kể việc khó
thế nào, chỉ cần dùng tâm để cầu, tất có thể trông mong ở sự thành công. Người luyện tập nội công cũng
tựa như thế, trong đó tuy có nhiều cửa ải khó khăn, nhưng có thể nắm giữ lấy lòng bền, chăm làm không
lười, lại tính danh sư chỉ bảo khêu gợi, thì sau thời gian dài tập luyện, các cửa ải khó khăn đó cũng sẽ
vượt qua và đạt tới thành tựu đỉnh cao.
Nếu sợ khó mà ngập ngừng không tiến, hoặc chí lập không chắc thì cửa ải khó khăn đó khó lòng
vượt qua được và mãi mãi không có ngày thành công.

Việc đời phần nhiều đều như thế cả, chắc chắn không chỉ có luyện tập nội công mới như thế.
10. NGƯỜI LUYỆN VÕ CÔNG CẦN GIỮ ĐIỀU NGĂN CẤM VÀ CÓ
LÒNG YÊU NƯỚC
Trong cửa Thiếu Lâm đối với một việc giới ước (ngăn cấm, hạn chế) rất là coi trọng. Phàm người
luyện tập võ công, nhất định phải tuân thủ giới ước, nếu có vi phạm sẽ bị đuổi ra khỏi sơn môn, không
nhận làm để tử Thiếu Lâm. Giới ước của Thiếu Lâm bắt đầu lập ra từ thời Giác Viễn Thượng nhân,
tất cả có mười điều, được nói về đạo đức và kỹ thuật, đi sâu vào ý nghĩa mục đích của cửa Phật,
dựa theo cõi đời thẳng đến “ngọc sáng đổi mới”. Từ khi người Mãn vào làm chúa ở Trung Quốc,
dòng dõi quý tộc đã lâu đời buồn rầu vì sự chìm đắm của cố quốc, họ muốn mưu kế diệt Thanh phục
Minh nên đã theo nhau trốn vào Thiếu Lâm. Trong đó có Trương Nhất Toàn đã làm lại mười điều giới
ước, thề tuân thủ chung. Hạng giới ước đó so với thời của Giác Viễn thượng nhân đúng là khác
nhiều, bởi vì ông Giác ấy riêng một cái thiện làm chủ cái thân, còn ông Trương thì lấy hết mình vì tổ
quốc làm chủ. Giới ước đó có:
- “ Người học tập nghiệp thuật kỹ kích Thiếu Lâm, nhất định cần lấy khôi phục Trung Quốc làm ý
chí, sớm tối chăm chỉ tu, không một chút lười biếng. Và: Hàng ngày sớm dậy nhất định phải đến trước
minh tổ làm lễ kêu xin, rồi sau đó luyện tập kỹ thuật, đến chiều khi quay về giường ngũ cũng như
thế không được đứt quãng.
Và: Mã bộ trong kỹ thuật Thiếu Lâm, nếu khi diễn tập đã lấy lùi sau ba bước, lại tiến về trước ba
bước, gọi là đạp cung trung, biểu hiện ý nghĩa không quên tổ quốc.
Và: Phàm khi diễn tập quyền giới (quyền và vũ khí) của phái Thiếu Lâm, trước hết nên nâng tay làm
lễ riêng khác với các nhà khác. Các nhà khác thì bàn tay trái duỗi, bàn tay phải nắm (tả chưởng
hữu quyền), với tay ngang lông mày. Tông của ta thì hai bàn tay làm kiểu móng hổ, để hai mu bàn tay
dựa vào nhau ngay ngắn ngang với ngực, dùng để biểu thị phản đối tộc Hồ, lòng để ở Trung Quốc.
11
Xem mọi điều trên đây, ta có thể thấy mục đích của luyện tập là diệt thanh Phục Minh. Cho nên đầu
đời Thanh, phái Thiếu Lâm đã có đủ tinh thần cách mạng của nòi giống, bởi thế số điều giới ước kể
trên đều chỉ ra vì quốc gia cả. Còn nói về cá nhân người luyện võ thì có:
- Phàm thuộc Tông phái Thiếu Lâm, nên rất thành thực, thân ái, cứu trợ giúp nhau như anh em, như
tay chân, người quay lưng lại điều ấy đã được coi là phản giáo.
- Và: Nếu ở lúc du hành, gặp người nhất định đòi đọ tài, trước hết giơ tay làm lễ kiểu như trên.

Nếu quan hệ cùng phái, tất hòa hảo với nhau. Nếu thuộc về tông phái ngoài đã không biết như thế thì
tùy cơ mà động. Chủ yếu là tự giữ thân, không thể đánh nhau để làm hại họ.
- Và: Khi truyền dạy cho học trò (môn đồ) thì nên tuyển chọn cẩn thận. Nếu học trò là những người
trung nghĩa, thật thà, lương thiện, thì hết lòng truyền dạy kỹ thuật cho họ. Tóm lại là nên chọn người mà
dạy tất cả không được coi nhẹ để lộ bí mật.
- Và: Chí khôi phục sơn hà là mục đích thứ nhất của tông phái; còn một hơi thở, chí đó không dễ
để rơi mất. Nếu không biết điều đó có thể gọi là Thiếu Lâm ngoại gia.
- Và: Giúp nguy phù nghiêng, nhẫn nhục độ thế, đã ăn cơm mặc áo cửa Phật, tự mình phải lấy từ bi
làm chủ, không thể dựa vào thế mạnh mà khinh thường kẻ yếu.
- Và: Tôn sư trọng đạo, kính người lớn, yêu bạn, trừ tham, khử bậy, giới dâm, kỵ hận. Người nào
không tuân thủ, sẽ bị đông người cùng phạt.
Nhìn chung các điều giới ước kể trên, ở việc nước, ở việc mình đều có gắn chặt.
Phàm con em đã ở trong cửa Thiếu Lâm, đều phải tuân thủ mười điều giới ước. Nếu ai đó không
tuân thủ, phạm nhẹ thì đuổi ra ngoài mọi cửa, nặng thì có thể đánh phạt. Từ xưa truyền tới nay không
học võ thuật Thiếu Lâm thì thôi, nếu học võ thuật Thiếu Lâm, ở một việc giữ giới ấy cũng coi là một
công việc cần duy nhất.
11. LUYỆN CÔNG TẤT CẦU DANH SƯ
Học tập võ công muốn chắc, muốn sâu, muốn nắm được hết cái tinh hoa của nó, dứt khoát phải có
danh sư chỉ bảo, cho nên giới võ thuật rất tôn trọng đối với thầy truyền, nguyên nhân là ở đó.
Quyền pháp ngoại công đã là như thế, cho nên một phép nội công thì hơn rất nhiều. Ngoại công quyền
pháp là việc nông rõ rệt, tuy người ngoại môn không thể tự ngộ, nhưng một lần trải qua nói rõ, nhất định
có thể hiểu cả. Riêng công phu nội tráng, lý ấy cực sâu, lại ẩn tối lạ thường, nếu là người ngoại môn phái
không thể tự thăm dò ở chỗ ảo diệu đó mà phải trải qua thầy truyền chỉ bảo. Nếu đã trải qua thầy
truyền chỉ bảo mà công phu tự mình chưa tới cũng không dễ thấy rõ ràng. Cho nên nội công đối với
thầy truyền càng là trọng yếu kể từ khi bắt đầu vào tay đến lúc thành công mới thôi. Ở trong thời gian
này không thể một ngày xa rời thầy truyền, sự chỉ bảo của thầy truyền cũng cần từ từ, dần dần mà vào,
đi từng bước một, không thể trong thời gian ngắn đã nghiêng thúng đổ hòm để ra.
Giới võ thuật nước ta (Trung Quốc), hướng phân hai phái Nam Bắc, thử một việc xem xét tình
hình đó, thì Bắc phái thịnh hơn Nam phái. Ta chẳng đợi nói, mà suy nghĩ nguồn gốc xưa, người Bắc đối
với việc tôn trọng thầy truyền đúng là tới tột bậc. Người phương Bắc cầu được danh sư, hoặc đến ở

trong nhà, hoặc theo người ấy hầu hạ, nhất định tới khi tròn đầy công trình mới rời nhau. Từ đầu đến
cuối thường thường trải qua hơn mười năm bền bỉ không lười nhác, tự có thể truyền hết tài ấy, được
hết cái bí ấy mà tạo cái thành lớn. Và người phương Bắc thường thường sau khi thành tài nghệ còn
du lịch bốn phương làm cử chỉ tìm thầy hỏi bạn, nghe có danh sư không xa ngàn dặm thì tìm cầu
để hy vọng được chân quyết (Lời quyết đúng nhất). Cuối cùng có hết đời theo hơn mười thầy lâu
dài để lấy mỗi cái chuyên lớn của mỗi nhà, không như thế thì không thể tìm được.
Trong Nam phái thì đơn giản hơn thế, lại thịnh hành dựng xưởng để quản thúc, để thời gian cực
ngắn mà dạy người ta lấy một số ít thủ pháp ứng dụng, phu diễn, đó là việc đã xong, đó là lấy ngôn
công. Cũng không qua cắm vào cát, đánh vào yên ngựa bàn tay không biết đau đớn, không đủ để lấy
những cái khác.
Nhưng nói chung trong võ học, việc cầu danh sư là tối cần thiết, nếu theo thầy không tốt thì để lại
cái nhầm lẫn suốt đời. Cho nên cầu thầy, hơn hết nhất định cầu danh sư mới có thể chỉ bảo uốn nắn
tỷ mỷ, mới có thể có hiệu quả “thăm dò ngựa đen được ngọc”
(1)
. Việc đó đúng là một việc cực khó,
khắp cõi đời danh sư chắc chắn không nhiều lắm, người già nói: “hiệu pháp hồ thượng, cần đắc hồ
trung, vu mang mang nhân hải trung”. (Phép có kết quả là ở trên hết, chăm chỉ thì được ở giữa
12
biển người mênh mông). Muốn cầu một thuật đạt tới thượng thừa, mà tìm người có thể làm thầy ta
chẳng dễ dàng gì. Thuật quyền cước ngoại công, người thầy có thể có nhiều, cầu lại dễ, nếu nội công đã
đạt tới tinh áo sâu xa, không phải người thường có thể nhìn ngó con đường tắt tới cửa đó, người thầy
phải là cực giỏi, muốn cầu hạng danh sư đó, thật là vô cùng khó, chỉ bởi vì ngày xưa hạng tinh áo sâu
xa này lại không tiếp nhận thầy không có danh tiếng làm việc chỉ bảo giải thích. Người không như thế,
chỉ nghiên cứu trong sách vở, tuy có thể được cái hời hợt, nhất định khó được tinh túy đó, mà vận khí sai
lầm đúng là nhiều nguy hại, không như loại phép quyền cước ngoại công giản tiện dễ học, có thể trong
sách vở tìm kiếm được cái thực dụng đó. Cho nên người luyện tập nội công Thiếu Lâm, ngoài việc
tu dưỡng tinh tường cẩn thận, lại cần chú ý chọn người thầy truyền, sau đó mới có thể tuần tự mà tiến để
có thể thành lớn.
Chú thích: (1). Một thành ngữ cổ
12. NỘI CÔNG QUAN HỆ VỚI NGỒI THIỀN

(1)
Việc ngồi thiền, không kể Đạo gia. Thích gia đều coi là phép tắc cực trọng yếu. Ở Đạo gia là nội
quan (nhìn bên trong), luyện thai tức của đạo trường sinh, ở Thích gia là thiền định, tu làm công minh
tâm kiến tính, tuy chí thú khác nhau, đúng là khác nguồn mà cùng quả.
Người ngồi thiền, đúng từ trong tĩnh để cầu bộ máy được tự nhiên. Nho gia cũng từng nói: “ Tĩnh
mà sau có thể định, định mà sau có thể an “. Có thể thấy một chữ tĩnh này là cái diệu của công. Người
luyện tập nội công, vốn ngược lại với ngoại công, ngoại công đều làm công phu từ trên chữ động, nội
công tự phải ngộ diện mục đích ý nghĩa ở trên chữ tĩnh, chỗ ấy gọi là lấy nhu khắc cương, lấy tĩnh chế
động là đúng.
Người ta sống ở đời này sự vật vốn đã rất nhiều mà tán loạn, tình cảm nhiều lớp mà không thuần,
thanh sắc
(2)
đánh phá ở ngoài, yêu ghét vây ở trong, bộ máy tự nhiên đó dần dần bị che mờ mà đến bị
tiêu diệt, ở khi đó mà muốn trừ bỏ thất tình (bảy thứ tình cảm: Hỉ, nộ, ái, ố, ai, bi, khủng) đó, tránh xa
lục dục
(3)
, đưa mọi thứ việc tham, sân, si, ái mà cắt đứt đi, ngược về gốc trở lại nguồn (phản bản
hoàn nguyên), làm cho tứ đại đều không, tam tướng cùng mất, lục căn thanh tịnh
(4)
, việc đó không khó
mà lại khó, nếu không vất vả làm tu trì
(5)
, sao có thể đạt đến đó. Người ngồi thiền đã để cho mất đi
diệu pháp của bộ máy, cho nên Đạo gia, Thích gia đều coi trọng, mà người luyện tập nội công phải
coi trọng hơn hết ở lúc vào tay. Then chốt chủ yếu của nội công chắc chắn là chủ ở ba việc: Ngưng
thần, liễm khí, cố tinh. Nếu tâm như gương sáng, không nhiễm hạt bụi, một niệm chẳng sinh, một niệm
không diệt, thì thần tự ngưng, khí tự liễm, tinh tự cố. Nếu như trong tâm tạp niệm đưa vào tán loạn,
yêu ghét nổi lên rồi mất đi thì thần hao, khí tán, tinh bại. Ba thứ thần, khí, tinh đó nếu muốn gom giữ
lại, không mượn sức ở ngồi thiền sẽ không thể được.
Chú thích:

(1). Ngồi thiền: Còn gọi là Đả tọa, là Tọa vong (ngồi quyên). (2). Thanh sắc: Sắc đẹp và lời hát của
người đàn bà.
(3),(4). Những thậu ngữ của nhà Phật nói về nội dung tu và kết quả tu.
(5). Tu trì: Giữ việc tu đều đặn, thường xuyên.
Người nội công, chắc chắn lấy phép nhu chế cương, lấy thái độ yên lành mà khắc cái bạo động của
kẻ địch. Muốn được cái yên đó, nhất định trước hết phải có thể định, muốn được cái định đó, nhất định
trước hết phải có thể tĩnh, muốn được cái tĩnh đó, thì phải ngồi thiền mới đạt kết quả. Từ đó mà
xem thì một phép ngồi thiền trong nội công chiếm địa vị trọng yếu, chắc chắn chẳng đợi trí giả mới
biết.
Ở nơi trần tục, muốn quên mọi tưởng niệm vốn không dễ dàng, cho nên lúc mới vào tay ngồi thiền
ý niệm ấy nhất định không thể đạt ngay tới cảnh dừng tĩnh, do không tránh khỏi cái lo nhiễu loạn
mà nhất định phải bày ra phép để đuổi trừ, quên niệm làm cho tâm cảnh sáng suốt mà sau đó có thể
tới dứt cảnh do nhiễu loạn gây ra.
Chú thích:
(1). Còn gọi là Đả tọa, là tọa vong (ngồi quên). (2). Sắc đẹp và lời hát hay của đàn bà.
(3). Những thuật ngữ của nhà Phật nói về nội dung tu và kết quả tu. (4). Những thuật ngữ của nhà
13
Phật nói về nội dung tu và kết quả tu. (5). Giữ việc tu đều đặn thường xuyên.
Phép đó như thế nào ?
Tức tự nhìn là được. Người xưa gọi người ngồi thiền nhất định phải có đủ ba cái nhìn. Ba cái nhìn
là: Mắt nhìn mũi, mũi nhìn mồm, mồm nhìn tâm. Ở khi ngồi thiền, nhất định tụ họp ý của người ta
vào ba cái nhìn đó, sau đó mọi tạp niệm có thể từ từ tự lánh xa. Ta nói không nhất định niệm ba cái
nhìn đó, có thể là niệm A di đà phật, hoặc một, hai, ba, bốn…đều có thể được. Sở dĩ cần làm như
thế là muốn ý chí tập trung lại, không sinh tạp niệm, không nhất định là ba cái nhìn. Hoặc là ba cái
nhìn ấy đều có pháp lực gì ? Đó chẳng qua là một loại phương pháp khi mới vào tay và tới tâm ý chắc
dần, tạp niệm tự nhiên đi xa, mà đạt ở cảnh tự nhiên. Sau khi công phu đã sâu, không những tạp niệm
không có cớ để sinh là ta đã tự mình đuổi đi vỏ cứng của mình, cũng ngoài ý của xếp đặt, mà đạt tới
cảnh vật và ta đều quên, là cực tĩnh dứt. Làm công tới đó thì cái “lợi “ và cái”dục” không đủ để động
cái tâm ấy, “vinh nhục” không đủ để nhiễu cái chí ấy, đã có sự sáng suốt nơi tâm, cái “thú” đó “tự
thích”.

Ngày xưa luyện tập nội công nhất định trước hết phải vào tay từ ngồi thiền để cầu cái tĩnh ấy, lại ở
trong tĩnh cầu động, là làm động thật (chân động), cứng thân khỏe phách
(1)
khí đi như cầu vồng, tuy
không thể bay lên giữa ban ngày, cũng không thể để cho bệnh tà, hoặc kẻ ngoài dễ dàng gây hại.
Chú thích:
(1). Phách: Vía.
13. PHÉP TẮC CỦA NGỒI THIỀN
Việc ngồi thiền lấy tĩnh làm quý, có thể mở ở tĩnh thất, bày ra giường thiền là hay nhất. Hình thức
của giường thiền đại khái như một cái ghế ngồi không có chỗ tựa, vuông mà rất to, vuông chừng hai
thước rưỡi (chừng 1 mét), đều lấy ván gỗ chế thành, nó cầm rắn chắc, nếu không có phòng thừa làm
tĩnh thất thì làm ở trên giường ngủ cũng được, chỉ lấy gỗ trải lên là đẹp, nếu dùng đệm bông, lót bằng
đệm day móc có đàn hồi thì khi ngồi thiền không tránh khỏi bệnh gù, lệch nghiêng một bên, cho nên
chỉ hợp với dùng ván gỗ. Hàng ngày vào các buổi sớm tối ngồi một lúc, lúc không phải là quá lâu,
chầm chậm tăng thêm dễ thu được đúng hiệu quả.
Khi ngồi không đụng nhau, không nắm giữ thở hít, nhận theo một sự tự nhiên ấy. Cột sống
nên ngay ngắn, miệng nên ngậm khít, hàm răng nên cắn nhau, lưỡi nên liếm dừng ở vòm hàm trên,
hai bàn tay nắm nhẹ, đặt ở dưới đan điền. Ngổi có phân làm bán già, toàn già. Bán già tức là một đùi
vòng tròn ở dưới, lấy riêng một đùi vòng tròn đặt ở trên cách rất đơn giản dễ làm (còn gọi là đơn bàn).
Toàn già thì theo đúng cách bán già, đem bàn chân ở dưới ngược lên, đặt lên trên mặt đầu gối trên, làm
cho hai lòng bàn chân đều hướng lên mặt, mà hai đùi thì giao chéo kết lại thành một bó (kiết già, song
bàn), cái ấy so với bán già thì khó làm hơn. Vị trí của tay cũng có hai loại: Lấy ngón tay cái bàn tay trái
nắm nhẹ ngón giữa, mà ngón cái tay phải cắm vào trong hố khẩu tay trái, để ngón cái và ngón trỏ
tay phải nắm nhẹ gốc ngón nhẫn tay trái, gọi là ấn “Thái cực đồ”. Hoặc hai lòng bàn tay đều ngửa đặt
chồng lên nhau là ấn “Tam muội”.
Ngồi thụt xuống ngưng thần, trước hết từ trong miệng thổ ra một miệng khí dơ bẩn, lại từ mũi hít
vào khí trong sạch, để bổ cho đan điền thở khí ra. Khi thở thì hơi nhanh, khi hít thì hơi chậm, khi thở
cần thở hết. Sau ba thở, ba hít như thế, khí trong nội phủ thổ ra hết trọn vẹn, sau đó lại chính thức hành
công.
Khi mới vào tay, nhất định có tạp niệm vây quanh tâm, cái đó dễ trừ đi. Phương pháp niệm A di đà

phật hoặc một, hai, ba, bốn, để tự chặt yên cái thần suy nghĩ đều được. Lâu dài về sau công phu đã
sâu thì tâm cảnh tự nhiên sáng suốt, lại không cần như thế nữa. Khi ngồi nên thanh thần quả dục, thu
liễm thân tâm.
Sáng sớm hành công, bởi ban đêm tĩnh định là tĩnh trong động. Buổi tối hành công, bởi ban
ngày lao động mà tập định tĩnh, đúng là động trong tĩnh.
Nắm giữ đều như thế là làm động tĩnh có thường, âm dương sinh nhau.
Phật gia tọa thiền đều dùng phép song bàn (toàn già, kiết già), gân lạc toàn thân được khẩn trương
(căng khít), thân thể dễ dàng ngay thẳng, mà thu hiệu rất rộng rãi. Khi ngồi có nhiều cái cần, không thể
không biết:
- Một là còn nghĩ ngợi, tức là còn muốn niệm tĩnh định mà tâm mờ, tâm trừ diệt.
14
- Hai là vòng tròn chân, là theo đúng phép ngồi chân vòng tròn ngồi thụp xuống.
- Ba là tiếp xúc bàn tay, để hai bàn tay đặt tiếp xúc nhau che ở đan điền.
- Bốn là bắc cầu, là lấy lưỡi liếm vòm hàm trên làm cho sinh ra nước bọt (sinh tân).
- Năm là buông rèm, nhắm mí mắt lại, giữ hơi hé mở một ít.
- Sáu là giữ đan điền, tức là ý còn giữ ở đan điền, mà không rời.
- Bảy là hòa hợp nhịp thở, là điều hòa hơi thở, làm cho liền liền không đứt. Biết bảy điều cần đó là
hết phép của tọa thiền.
Ngoài phép ngồi đó ra lại còn có cách ngồi gọi là ngũ tâm triều thiên, đúng là thuộc về phép ngồi
trong cửa đạo, có phép ngồi Quan âm, ngồi Kim Cương, là phép riêng ở trong Thiền môn, tùy tính tình
của người mà cải biến, ta yêu phép ngồi nào thì ngồi cách ấy, chắc chắn không gò bó ở định kiến,
riêng cuối cùng là lấy phép ngồi song bàn (kiết già – toàn già) làm chính tông.
Thời gian ngồi lấy bắt đầu vào tay là một khoảng nấu bữa ăn, sau đó tăng thêm dần thẳng đến nửa
thời gian kể trên là dừng, có thể ngồi lâu dài đến như thế thì tâm cảnh lắng đọng hết, mọi tạp niệm không
có cớ mà sinh, mọi tà ma không có cớ mà vào, là minh tâm kiến tính, có thể quay về chính giác.
14. NGŨ QUYỀN CỦA NỘI CÔNG THIẾU LÂM
Nội công Thiếu Lâm ước có thể phân phép luyện tập ra làm 3 bước. Ở lúc mới vào tay, nên trước
hết luyện ngũ quyền.
Ngũ quyền là năm phép long, hổ, báo, xà, hạc. Từ đời Lương, Đạt Ma thiền sư truyền trước là
mười tám tay quyền La Hán, sau này thẳng tới thời Kim, Nguyên, có Bạch Ngọc Ngạn cắt tóc vào núi,

chỉnh lý kỹ thuật Thiếu Lâm, đã nghiên cứu thêm, từ mười tám tay mà tăng đến một trăm hai mươi
tám tay. Ở trong phép một trăm hai mươi tám tay đó, lại phân làm ngũ quyền long, hổ, báo, xà,
hạc. Ý của ông Bạch cho rằng một thân người ta có tinh, lực, khí, cốt, thần đều cần phải rèn luyện
thêm, làm cho chúng giúp nhau mà dùng.
Từ mức mới đầu đến mức thượng thừa, cái tinh không luyện không chắc, lực không luyện không
cứng, khí không luyện không tập trung, cốt không luyện không rắn, thần không luyện không ngưng.
Ngũ quyền là phép để luyện tinh, lực, khí, cốt, thần. Cho nên đầu tiên làm ra năm thức đó, làm cho nội
ngoại cùng tu mà đạt tới cảnh biến đổi.
Long quyền luyện thần. khi luyện tập không cần sử dụng ngoại lực, chỉ cần thầm lặng đưa vào
trong khí làm cho đi đến đan điền mà khắp thân hoạt bát, hai cánh tay thì trầm tĩnh không động, làm
cho lòng bàn tay và lòng bàn chân thước tấc hợp nhau, đó gọi là “ngũ tâm tương ấn”. Luyện đi như thế,
lúc công thành, như con rồng thần đi trong khoảng trống, linh hoạt tự tại.
Hổ quyền luyện cốt. Xương ở trong phần khô của thân xác, chiếm vị trí nơi chịu đựng rất nặng,
xương nếu không rắn, thì khí lực tự nó không có chỗ thực hành. Cho nên nhất định dùng hổ quyền để
luyện. Khi luyện cần vận khí đủ toàn thân, làm cho thắt lưng và lưng trên thật rắn, cánh tay và bắp đùi
rắn chắc khỏe mạnh, sức của nách đầy đủ, nâng lên thả xuống có thế, mắt trợn lên, cổ cứng, hai bàn tay
giống như móng hổ, giống như thế mãnh hổ ra khỏi núi.
Báo quyền luyện lực. Báo là loài vật, thân thể hùng vĩ và hình dáng, uy vũ của nó đều không bằng
hổ, mà sức thì hơn hẳn hổ, lại có vùng thắt lưng, thân rắn cứng hơn hổ, cho nên nhảy vọt giỏi hơn hổ,
lấy cái đó mà luyện lực rất là hợp. Luyện tập cách của báo, việc nên làm là bàn tay nắm khít lại, năm
ngón tay như móng sắt, câu thép, toàn thân nên dùng mã bộ ngắn mà giơ lên thả xuống, mà kích động
sức toàn thân. Phép bậc đó thì lại có tên là Bạch báo quyền, là lấy hình giống như con báo trắng.
Xà quyền luyện khí. Xà là loài vật, đi đi lại lại uốn mềm, từng đốt từng đốt linh hoạt vọt lên. Khí ở
trong thân người cũng quý ở nuốt vào, nôn ra, co gập lại, giơ lên. Lấy trầm tĩnh, nhu chắc làm chủ là
chưa tìm được như con vật đó. Nếu như không có sức tới mức giống như là con vật đó thì khí đó thu
liễm, sẽ hơn hẳn dũng phu (người khỏe). Người luyện xà quyền, chính là đã làm cho khó giống như con
rắn dài đi lại từng đốt, từng đốt nhanh nhạy thông nhau. Khi luyện quyền đó, lấy mềm thân mà ra,
cánh tay trơn, thắt lưng nhanh nhạy, hai ngón tay bày ra thành đôi với nhau, giơ lên thả xuống mà đẩy
ấn, để giống như lưỡi của miệng rắn, lại gập gãy quay trở lại, có ý đi là đi, có ý dừng là dừng,
luyện cương làm nhu, chỗ gọi là hành khí như cầu vồng tức là thế.

Hạc quyền luyện tinh
. Hạc là loài vật, tuy thuộc loài cầm lông vũ, xem lại
thì tinh đủ thần trọn vẹn,
mà sẽ được hưởng tuổi lớn. Thân người ta thì vật rất trọng yếu cũng là chỉ có tinh thần. Khi luyện
15
quyền đó, nên ở giữa hoãn và cấp. Ngưng tinh đúc thần, thả lỏng cánh tay vận khí. Chỗ gọi là thần khí
hợp nhau là tâm và tay hợp nhau (tương ấn). Năm loại quyền kể trên, nếu có thể luyện đến cảnh tinh
thuần thì tinh chắc, sức cứng, khí tụ, xương rắn chắc, thần ngưng. Năm thứ hợp nhau giúp nhau hóa
trộn, là cái dụng đó diệu không thể kể hết, nếu như để đàn áp người, thì chỉ một khoảng giơ tay, một
khoảng đưa chân là làm cho khẻ địch ngoan cường cũng có thể gãy gục, lại ra dáng vẻ nhẹ viết nhạt mà
cũng chẳng cần hết hình, tận tướng. Mục đích ý nghĩa kỳ diệu ở trong đó có thể lấy tâm ngộ mà
không thể dùng lời truyền, tất cả là ở người học ra công khổ luyện, dùng tâm suy cho sáng tỏ.
15. PHÉP LUYỆN TẬP NGŨ QUYỀN
Ngũ quyền là năm hình long, hổ, báo, xà, hạc. Trước vừa bàn rõ về cái đó, riêng phép luyện tập
nó do chưa thuật tới, nay lại phân tiết nói rõ hơn.
Mỗi loại hình dáng quyền pháp, trong đó lại phân làm nhiều tiết nhỏ, như trong hổ quyền thì có
hắc hổ thí trảo (hổ đen thử móng) và hắc hổ tọa động (hổ đen ngồi trong động) là các loại hình thức.
Hạc quyền thì có bạch hạc lượng xí (hạc trắng cao cánh), dã hạc tầm thực (hạc hoang tìm ăn). Chắc chắn
không chỉ có năm loại thành pháp. Nay đem các phép phân ra miêu tả ở sau để tiện học tập.
HỔ QUYỀN
1- Hắc hổ thí trảo (hổ đen thử móng)
Hai chân phân mở, gập hai đầu gối mà dìm thân trên xuống, đạp thành mã bộ. Bàn tay phải đặt
tiếp ở thắt lưng, lòng bàn tay hướng xuống, dùng sức ấn xuống. Bàn tay trái thì đẩy ra hướng phải. Thân
trên cũng xoay tròn theo hướng phải tới chéo về phía trước làm mức. Đầu và thân cùng hướng, trố mắt
nhìn về phía trước (xem hình 1). Hơi dừng chốc lát, lại theo phép trên làm hướng bên trái.
Hình 1
2- Hổ chưởng bà phong (bàn tay hổ gãi gió)
Hai bàn chân phân mở, làm mã bộ như thức trên. Bàn tay trái làm như móng hổ, từ bên trái phía
dưới nâng lên, lòng bàn tay trái hướng ra ngoài, vận sức ngón tay kéo lôi ra hướng trái. Đồng thời
bàn tay phải từ cạnh phải ngang cánh tay giơ lên, bàn tay ngược hướng lên đến ngang lông mày thì

gãy cẳng tay hướng vào, ngón tay làm móng hổ giống như dáng cào cái đai của vật trở lại. Thân
hướng ngay phía trước, đầu lệch ở bên phải. Trố mắt nhìn bàn tay phải như hình 2. Hơi dừng một
lúc, lại như phép này làm về hướng bên trái.
16
Hình 2
3- Ngạ hổ tầm dương (hổ đói tìm dê)
Chân trái hướng về bên phải đạp tiến một bước. Đồng thời toàn thân xoay hướng sang phải, hai cánh
tay kéo theo cạnh sườn thẳng lên, lòng bàn tay hướng về phía trước, khi tới ngang vai thì hướng trước từ
từ ép xuống làm giống như móng hổ đập con vật rơi xuống đến ngang thắt lưng thì gập khuỷu và dùng
sức ngón tay lôi kéo về hướng sau. Đồng thời thân trên thì thăm dò ra hướng trước. Bàn tay kéo đến
khoảng sườn làm mức, như hình 3. Thăm dò như thế rồi lùi, rồi lại thăm dò và lùi ba lần thì dừng.
Hình 3
4- Hắc hổ tọa động (hổ đen ngồi trong động)
Trước hết hai chân phân mở làm mã bộ. Bàn tay trái từ dưới phía trước bẻ lên, làm như cấu vật
đưa lên đến trên đầu thì dừng. Bàn tay phải từ chỗ thắt lưng trái đưa lên, hướng về phía phải kéo mở
làm giống như xé vật, đến phía trước vú bên phải làm mức. Vùng mông thụp xuống. Thân trên hơi ngửa
về phía sau. Đầu lệch sang phía phải như hình 4, hơi đừng một lát, rồi lại như phép trên làm ở hướng
trái một lần.
Hình 4
5- Mãnh hổ thân yêu (hổ mạnh duỗi lưng)
17
Trước hết phân mở hai chân làm mã bộ. Hai bàn tay đồng thời hướng lên trên vai phải giơ lên. Bàn
tay trái thì từ trước trán chao qua trước hướng về bên trái kéo mở đến phía ngoài vai trái thì dừng. Bàn
tay phải thì từ cạnh bên kéo về đến trước ngực làm mức. Trong khi hai bàn tay kéo về, chân phải
duỗi thẳng. Thân trên rời về hướng trái và gãy. Đầu lệch về bên phải, mắt nhìn lên như hình 5. Hơi
dừng một lát, lại như phép trên hướng về bên trái làm một lần.
Hình 5
6- Bạch hổ thôi sơn (hổ trắng đẩy núi)
Trước hết dùng chân trái đạp đất đẩy người về bên phải thành thế cung tên (tấn chữ đinh). Hai
bàn tay từ phía trước nâng lên đến trước vai, đồng thời xoay ra hướng trước, sau đó dùng sức hai bàn tay

từ từ đẩy ra hướng trước. Thân trên thừa thế ưỡn thẳng, đến khi cánh tay thẳng thì dừng, toàn thân
hướng về bên phải. Mắt nhìn đầu chót ngón tay như hình 6. Thực hiện ba lần đẩy, ba lần lùi như thế là
dừng.
Hình 6
BÁO QUYỀN
1- Kim báo định thân (con báo vàng thân ổn định)
Hai chân đứng chụm lại xoay tròn hướng bên phải. Toàn thân xoay đến phương chéo bên phải làm
mức. Hai bàn tay nắm quyền (nắm quyền cần rất khít). Trong khi xoay thân, vận sức từ từ gấp khuỷu
nâng lên đến ngang thắt lưng thì dừng. Lòng bàn tay hướng xuống, miệng quyền chấm vào thắt lưng.
Đầu hơi ngửa lên cao. Mắt nhìn hướng lên như hình 7. Hơi dừng một lát, sau đó quay lại vị trí ban đầu.
Lại như phép đó hướng về phía trái làm một lần.
18
Hình 7
2- Địa bồn tư triết (xé gãy chậu đất)
Trước hết đem hai bàn tay giao chéo ở trước bụng, tay trái ngoài phải trong thành hình chữ thập
chéo. Hai chân phân mở đạp thành mã bộ. Hai cánh tay trong lúc đó hướng về phía trước xoay ngược
lên đến nơi ngang dưới ngực trên rốn, khi lòng bàn tay hướng về trước mặt, thì đem hai bàn tay dùng
sức phân mở hướng về hai bên cạnh giống như cào ở một vật, như để xé rách, bàn tay trái ở trước
rốn, bàn tay phải ở trước ngực. Thân hướng phía trước ngay ngắn như hình 8. Hơi dừng một lát, lại thay
đổi hai tay làm lại một lần.
Hình 8
3- Báo tử xuyên nhai (con báo đi xuyên mé núi)
Trước hết đem chân phải đạp đất bước sang phải một bước. Thân trên cũng theo hướng phía phải,
làm thành cánh cung bên phải của mặt bên phải, chân trái thẳng như mũi tên bên trái. Đồng thời bàn tay
phải nắm quyền, từ dưới nâng lên che thắt lưng, lòng bàn tay hướng lên, miệng quyền hướng ra ngoài,
bàn tay trái cũng nắm khít tay quyền, gãy cổ tay làm cho lòng bàn tay hướng về phía trước. Sau đó gập
khuỷu đưa quyền lên cao, đến ngang vai thì dừng. Thân trên đại khái nghiêng về hướng trước. Mắt trố
ra nhìn quyền bên trái, lúc đó lòng bàn tay của quyền bên phải đã hướng vào trong như hình 9. Hơi
dừng một lát, sau khi trở lại vị trí ban đầu, lại như phép trên làm một lần hướng chân cung bên trái,
chân tên bên phải thẳng.

19
Hình 9
4- Báo tử lộng cầu (con báo chơi đùa với quả bóng)
Trước hết đem chân phải đạp đất bước một bước về hướng bên phải. Chân phải khuỵu gối, chân trái
thẳng phải. Đồng thời bàn tay trái năm ngón tay mở ra, duỗi ra đến trước mặt, quay ngược lòng bàn tay
ra hướng ngoài, sau khi duỗi thẳng thì dùng sức hướng vào khéo trở lại, bàn tay cũng nắm lại thành
quyền, khi đến cạnh sườn thì dừng lại. Đồng thời đem bàn tay phải mở năm ngón tay duỗi ra đến mặt
bên cạnh, lòng bàn tay hướng về sau, từ từ họp ngón tay lại ép xuống, khi đến bên ngoài thắt lưng
thì nắm bàn tay quyền lại bẻ lên hướng trên phía trước, (như nắm ở một vật, giống như nâng gẫy hướng
trước). Mắt nhìn quyền bên phải như hình 10. Hơi dừng một lát rồi trở lại vị trí cũ. Lại như phép trên
làm hướng bên trái một lần.
Hình 10
5- Kim báo triều thiên (báo vàng chầu trời)
Trước hết đem chân phải đạp đất bước hướng sang phải một bước. Thân trên theo đó xoay chuyển,
chân phải thành cánh cung khuỵu gối, chân trái thành mũi tên thẳng. Hai cánh tay đồng thời mở căng
hướng sau. Hai bàn tay thì để lòng bàn tay hướng ra ngoài, hướng sức đi ra phía sau, khi đến cực độ,
lại nắm quyền gãy cổ tay làm cho lòng bàn tay hướng vào trong, dùng sức đẩy lên hướng trên, quyền
và cẳng tay tiếp sát nhau, quyền ngang ở đỉnh đầu. Đầu hơi ngửa lên, Mắt nhìn vào đôi quyền như
hình 11. Hơi dừng một lát, sau đó trở lại vị trí cũ. Lại như phép trên làm về hướng bên trái một lần.
20
Hình 11
6- Kim báo trực quyền (báo vàng quyền thẳng)
Trước hết đem chân phải đạp đất bước sang bên phải một bước, chân phải thành cánh cung khuỵu
gối, chân trái thành mũi tên thẳng. Toàn thân ngay thẳng hướng phía phải. Trong lúc xoay thân, hai
bàn tay nắm quyền. Hai cánh tay từ hai bên giơ lên, ngang vai thì dừng. Lòng bàn tay hướng về phía
trước, hổ khẩu hướng lên. Tới đó lại đem quyền bên phải hợp vào hướng trong, đến khi tay thẳng ở
phía trước thì dừng. Lúc này quyền bên trái cũng gấp hợp vào hướng nơi vai phải, đến mỏm vai thì
dừng, như hình 12. Hơi dừng một lát, trở lại vị trí cũ rồi lại như phép trên làm hướng bên trái một
lần.
Hình 12

Long quyền
1-Song long trạo vĩ (đôi rồng vẫy đuôi)
Trước hết đem hai chân phân mở ra.Thân trên ngồi xuống, làm thành kiểu cưỡi ngựa. Trong khi thân
trên chìm xuống thì chụm hai bàn tay ở dưới khít ngón tay, gãy khuỷu nâng lên hướng trên,đặt ở đúng
ngực giống như hòa? nam. Sau đó phân mở bàn tay từ từ hướng về hai bên đẩy ra đến khi hai cánh tay
thẳng ngang thì dừng. Phép đó lực cần dừng ở gốc bàn tay mà xuyên suốt ở đầu chót ngón tay.Thân
hướng ngay ngắn phía trước. Đầu hơi lệch về bên phải. Hơi dừng một lát, thả bàn tay rơi xuống. Lại làm
nối theo một lần nữa, động tác cũng giống thế như hình 13.
Riêng vùng đầu hướng về phía vai trái.
21
Hình 13
2- Kim long hiến trảo (rồng vàng biểu diễn móng)
Trước hết đem hai bàn chân phân mở ra hai bên thành thế giống như cưỡi ngựa. Hai cánh tay thì từ
bên trái và bên phải gập khuỷu nâng lên làm cho cẳng tay cánh tay và đầu thành một hình chữ sơn ( ),
lòng bàn tay hướng trước. Sau khi hơi dừng một chốc lát thì dùng sức gập ngón tay làm giống như móng
rồng.Đồng thời đem cẳng tay hướng phía trước ép xuống.Khi bàn tay đến trước vai hơi dừng một lát rồi
tiếp tục đưa hai cánh tay căng sang hai bên, cùng với hai bàn tay và cẳng tay, ngược lại hướng sau, đến
phái ngoài hai đầu chót vai thì dừng lại. Các vùng thân và đầu đều ngay ngắn hướng về phía trước như
hình 14.
Ba lần nâng, ba lần thả rớt xuống như thế thì dừng.
Hình 14
3- Bạch long hồi đầu (rồng trắng quay đầu lại)
Trước hết chân phải đạp đất bước về hướng phải lên trước một bước, thành chân phải thành cánh
cung hơi khuỵu gối, chân trái thành mũi tên thẳng. Thân cũng theo đó mà xoay chuyển. Bàn tay phải duỗi
thẳng phía sau. Bàn tay trái thì chéo về phía dưới hướng sau làm giống như nhặt vật lên. Hơi dừng một
lát, bàn tay trái giơ lên chéo hướng trên. Bàn tay phải thì làm giống như cào vật gãy khuỷu thu trở về.
Đồng thời vươn thẳng chân phải, gập chân trái xuống. Thân trên cũng nghiêng chéo hướng bên trái. Đầu
lệch về phía phải. Hai mắt nhìn lên như hình 15. Hơi dừng một lát. Sau khi quay lại vị trí cũ. Lại như
phép trên làm một lần về hướng bên trái.
22

Hình 15
4- Long khí hoành giang (khí của rồng ngang sông)
Trước hết bước chân phải về phía phải một bước. Hai bàn tay giao chéo nhau ở trước thân bụng, tay
trái ngoài tay phải trong. Lại từ từ đưa thân xoay tròn sang hướng phải, biến thành chân phải thành cánh
cung khuỵu gối chân trái thành mũi tên thẳng. Đồng thời đưa bàn tay trái quay ngược lại phân ra hướng
sau, còn bàn tay phải thì xoay lòng bàn tay hướng lên, đưa từ dưới lên cao lấy đầu nhọn ngón tay ngang
lông mày làm mức. Thân trên hướng ngay ngắn phía phải, hơi ngửa về phía sau. Mắt nhìn đầu chót ngón
tay phải như hình 16. Hơi dừng một lát. Sau khi quay trở lại vị trí ban đầu, lại như phép trên làm hướng
phía trái một lần.
Hình 16
5- Bàn long thám trảo (long xoay tròn xem móng)
Trước hết đưa chân phải bước sang hướng phải một bước. Thân theo đó xoay đều, làm thành chân
phải hình cánh cung hơi khuỵu, chân trái thành mũi tên thẳng. Thừa thế đem bàn tay trái nâng lên đặt ở
khoang thắt lưng, lòng bàn tay hướng về phía trước. Ngón tay đều chuyển cong lại. bàn tay phải thì nâng
đến giữa vú, đẩy ra phía trước đến thẳng cánh tay thì dừng. Hơi dừng một lát, tiếp đó tay phải kéo về đặt
ở khoảng thắt lưng, đồng thời bàn tay trái đẩy ra phía trước. Sau đó đem thân xoay sang hướng trái. Theo
đúng phép làm lại một lần là dừng. Ở hình vẽ 17 là của thế lần thứ nhất.
23
Hình 17
6- Du long thoái bộ (long đi chơi lùi bước)
Trước hết đem hai chân phân mở sang hai bên, làm kiểu cưỡi ngựa. Bàn tay trái giơ ngang ở bên cạnh.
Lòng bàn tay hướng trước. Bàn tay phải đặt ở bên trái thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong. Thân trên
hơi nghiêng về bên trái. Sau đó đem bàn tay trái gập ngón hướng chéo xuống ngăn lại đến phía trước bên
phải thắt lưng làm mức, lòng bàn tay hướng vào trong. Bàn tay phải thì đồng thời giơ lên chéo hướng
trên, lòng bàn tay hướng trước. Đùi trái thừa thế duỗi thẳng. Thân trên thì nghiêng hướng phía phải. Hình
18 là thuộc về hướng bên trái của thế đã định.
Hình 18
XÀ QUYỀN
1-Bát quái xà hình (hình rắn tám quẻ)
Trước hết đem hai chân phân mở sang hai bên. Thân trên ngồi xuống, làm kiểu cưỡi ngựa. Thân hơi

lệch phải. Bàn tay trái gập cẳng tay, đặt ở dưới rốn. Bàn tay phải gập cẳng tay, đặt ở trên rốn. Sau đó
đem thân trên từ từ xoay sang hướng trái. Tay trái ở dưới gẫy cổ tay xoay lên trước mặt đến đúng ngực
thì dừng, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Bàn tay phải thì từ trong ấn hướng đi xuống đến phía trước bụng
thì dừng, lòng bàn tay hướng xuống. Thân trên lệch chéo bên trái như hình 19. Hơi dừng một lát, lại như
phép trên làm lại một lần, thân xoay hướng phải.
24
Hình 19
2-Bạch xà thổ tín (rắn trắng nôn ra tin tức)
Trước hết đem hai chân phân mở sang hai bên, thành kiểu cưỡi ngựa. tay trái gấp cẳng tay đưa lên
đặt trên đầu gối trái, gấp ngón tay út và ngón nhẫn, bàn tay phải thì chao đến phía trái, đưa lên hướng
phải phân đi, cũng gấp hai ngón tay.Đồng thời thân trên hướng bên trái ngồi xuống đến cực độ. Sau đó
lại đem thân dời đến hướng phía phải.Tay phải gập cẳng tay đặt trên đầu gối, còn tay trái nguyên gập
trước đây thì hướng về phía trái phân đi.Thân lệch về bên phải. Đầu hơi cúi xuống. Hai mắt thì nhìn đầu
nhọn ngón tay trái. Hình 20 trên biểu thị chỗ đó. Lại hướng về bên trái định thế.
Hình 20
3- Độc xà hoành lộ (rắn độc ngang đường)
Trước hết đem hai chân phân mở ra hai bên, đạp thành kiểu cưỡi ngựa. Bàn tay trái duỗi thẳng ngón
trỏ và ngón giữa đi tìm về phía phải. Bàn tay phải cũng gập cẳng tay dựng đứng lên, phóng ở phía ngoài
vai. Thân trên nghiêng về phía phải. Sau đó đem bàn tay trái từ trước mặt phân ngang sang bên trái đến
ngoài vai thì gập khuỷu co về. Bàn tay phải thì đồng thời đẩy qua hướng trái phóng ở trước bàn tay trái,
thẳng vai làm mức. Đầu lệch về bên phải kiểu như hình 21 trên. Hơi dừng một lát, lại như phép trên làm
hướng bên trái một lần.
Hình 21
4- Lưỡng xà phân lộ (hai con rắn phân nhau đường)
Trước hết đem hai chân phân mở sang hai bên. Bàn tay trái đưa đặt ở phía trước bên phải thắt lưng.
Bàn tay phải thì duỗi thẳng ngón trỏ và ngón giữa, gập cẳng tay đưa lên, lòng bàn tay hướng vào trong,
đầu ngón tay ngang với mũi. Sau đó đem thân xoay tròn về hướng phải, chân đạp thành chân phải hình
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×