Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.77 KB, 28 trang )



1











































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
………………………….



NGUYỄN BÌNH MINH


GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Tuân






Hà Nội - 2010


2
MỤC LỤC

Trang
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
i
iv
v
vi
1
CHƢƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MARKETING
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

5
1.1
Khái niệm, vai trò và chức năng marketing
trong lĩnh vực ngân hàng

5
1.1.1
Khái niệm về marketing trong lĩnh vực ngân hàng
5
1.1.2
Vai trò của marketing trong lĩnh vực ngân hàng
5
1.1.3
Chức năng của marketing trong lĩnh vực ngân hàng
7
1.2
Kế hoạch hoá đồng bộ marketing
8
1.2.1
Chiến lược sản phẩm
8
1.2.2
Chiến lược giá cả
10
1.2.3
Chiến lược trong lĩnh vực cung ứng
12

1.2.4
Chiến lược giao tiếp
14
1.3
Các nhân tố ảnh hƣởng khả năng cạnh tranh
18
1.3.1
Thương hiệu
18
1.3.2
Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo
19
1.3.3
Quy mô vốn và tình hình tài chính
20
1.3.4
Chất lượng nhân viên
21
1.3.5
Cấu trúc tổ chức
21
1.3.6
Hệ thống thông tin
22
1.3.7
Hệ thống phân phối
22
1.3.8
Khả năng đổi mới trong hoạt động kinh doanh
23

1.4
Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh
24
1.4.1
Khả năng duy trì và phát triển
24


3
1.4.2
Kh nng nõng cao hiu qu kinh doanh
24
1.4.3
Kh nng i mi
25
1.4.4
Kh nng ỏp ng nhu cu ca khỏch hng
25
1.5
Nhn thc v sc cnh tranh trong lnh vc ngõn hng
26
1.5.1
Khái niệm v sc cnh tranh trong lnh vc ngõn hng
26
1.5.2
Tỏc ng ca mụi trng cnh tranh trong lnh vc ngõn hng
28
1.5.3
Tỏc ng ca i th cnh tranh ca ngõn hng
30

CHNG 2:
THC TRNG HOT NG MARKETING TRONG
VIC NNG CAO SC CNH TRANH CA NGN
HNG TMCP NGOI THNG VIT NAM CHI
NHNH VNH PHC



32
2.1
c im kinh t xó hi trờn a bn tnh Vnh Phỳc
32
2.1.1
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
32
2.1.2
c im kinh t xó hi ca tnh Vnh Phỳc
35
2.2
Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Vietcombank Vnh Phỳc
37
2.2.1
Giới thiệu chung về Vietcombank
37
2.2.2
Giới thiệu về Vietcombank Vnh Phỳc
39
2.3
Thc trng hot ng marketing nhm nõng cao sc cnh tranh
40

2.3.1
ỏnh giỏ chung v mụi trng cnh tranh
40
2.3.2
Phõn tớch thc trng hot ng marketing
42
2.3.3
ỏnh giỏ chung hot ng marketing nhm nõng cao sc cnh tranh
63
CHNG 3:
MT S NH HNG V GII PHP MARKETING
NHM NNG CAO SC CNH TRANH CA NGN
HNG TMCP NGOI THNG VIT NAM CHI
NHNH VNH PHC



79
3.1
nh hng phỏt trin ca Vietcombank Vnh Phỳc trong thi
gian ti

79
3.1.1
D bỏo th trng trong lnh vc ngõn hng n nm 2015
79
3.1.2
nh hng phỏt trin ca Vietcombank Vnh Phỳc
83
3.1.3

Cỏc mc tiờu c th n nm 2015
84


4
3.2
Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank
Vĩnh Phúc

85
3.2.1
Hoàn thiện hệ thống thông tin marketing
85
3.2.2
Nâng cao chất lượng tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân viên
86
3.2.3
Tăng cường tối ưu hoá các quy trình tác nghiệp
86
3.2.4
Thiết kế và triển khai một hệ thống các SPDV phù hợp
90
3.2.5
Tăng cường các hoạt động xúc tiến hướng đến khách hàng mục tiêu
91
3.2.6
Một số giải pháp marketing hỗ trợ khác
92
3.2.7
Đổi mới quản lý vĩ mô

93
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

99
101
104






























5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải hoạt động kinh doanh trong một
môi trường ngày càng trở nên khắt khe hơn. Trong nền kinh tế thị trường và nền
kinh tế hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì phải cạnh tranh vì
đó là xu thế và động lực của mọi sự phát triển.
Đối với Vietcombank Vĩnh Phúc để tạo dựng hình ảnh và nâng cao khả
năng cạnh tranh là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược
phát triển. Điều đó đặt ra những đòi hỏi cấp thiết phải tiếp cận, xử lý và giải
quyết các bài toán vận dụng sáng tạo marketing không chỉ trên bình diện hệ
thống hoá, hoàn thiện và từng bước xây dựng hệ thống lý luận, vừa bao hàm
nguyên lý chung, vừa có độ nhấn tính bản sắc của văn hóa marketing, phù hợp
với đặc điểm và điều kiện Vietcombank Vĩnh Phúc. Đồng thời cần phải chỉ rõ
bước đi, quy trình vận dụng hữu hiệu marketing vào thực tiễn kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước đã bắt đầu xâm
nhập thị trường và tạo dựng được những vị thế nhất định. Để nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, Vietcombank Vĩnh Phúc cũng rất quan tâm đến việc nâng
cao sức cạnh tranh, đây là mối ưu tiên hàng đầu trong thời gian qua và bước đầu
đã đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều bất
cập và hạn chế.

Chính vì thế việc khảo sát và nghiên cứu để tìm ra hướng đi hiệu quả
trong công tác nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc là rất cần
thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc”.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh đã có nhiều tác giả đề cập như cuốn
“Marketing trong ngân hàng” của Viện khoa học ngân hàng do PGS – PTS
Phạm Ngọc Phong (chủ biên); “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” của tác giả Lã Thị Vân
Anh; “Phát triển dịch vụ của các hàng không quốc gia Việt Nam” của tác giả
Trần Văn Hiệp; “Vận dụng marketing trong duy trì và phát triển thương hiệu
Bia Hà Nội của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội” của tác giả Vũ
Tiến Sơn , tuy nhiên những nghiên cứu riêng về giải pháp marketing nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc chưa được đề cập đến.


6
Trên thực tế, lĩnh vực ngân hàng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vietcombank vì thế cũng được các cơ quan chức
năng, một số nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là giải pháp nâng
cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên các tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc nâng cao
sức cạnh tranh của đầu tư phát triển công nghệ và dịch vụ mà chưa có công
trình phân tích đầy đủ về thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc.
Chính vì vậy, Luận văn có nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên
cứu không trùng hợp với bất kỳ một công trình nào đã công bố cho đến nay về
đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về marketing trong lĩnh vực ngân hàng.
Ứng dụng marketing vào việc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh ngân
hàng.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc tạo khuôn khổ, trực tiếp hoàn thiện
công nghệ quản trị marketing; tạo điều kiện vận dụng hữu hiệu chúng trong giai
đoạn tới.
3.2 Nhiệm vụ
Hệ thống hoá một số cơ sở lý thuyết của marketing làm tiền đề cho việc
vận dụng vào các hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc.
Phân tích thực trạng hoạt động marketing trong kinh doanh của
Vietcombank Vĩnh Phúc, từ đó rút ra những kết luận, đánh giá nguyên nhân và
những vấn đề cần phải tập trung giải quyết theo mục đích nghiên cứu của luận
văn.
Đưa ra một số định hướng và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc vừa tạo khuôn khổ, trực tiếp hoàn thiện
công nghệ quản trị marketing vừa tạo điều kiện vận dụng hữu hiệu trong giai
đoạn tới.



7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động marketing cả về lý thuyết
marketing, lý thuyết cạnh tranh và thực tiễn cạnh tranh tại Vietcombank Vĩnh
Phúc.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu giải pháp marketing nhằm nâng cao sức

cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ năm 2006
đến 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã dùng phương pháp phổ biến trong lĩnh vực kinh tế như duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra Luận văn còn sử dụng một số
phương pháp sau: phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, phương
pháp dự báo và sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hoá một khung cơ sở lý luận về marketing trong lĩnh
vực ngân hàng. Phân tích thành tựu, hạn chế và tìm ra nguyên nhân cần khắc
phục của Vietcombank Vĩnh Phúc.
Luận văn đưa ra một số định hướng và giải pháp marketing nhằm nâng
cao sức cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn chia
03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của marketing và sức cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing trong việc nâng cao sức
cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh
Phúc
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp marketing nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Vĩnh Phúc


8
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MARKETING
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng marketing trong lĩnh vực ngân hàng
1.1.1 Khái niệm marketing trong lĩnh vực ngân hàng
Marketing trong lĩnh vực ngân hàng là toàn bộ các hoạt động gắn kết với
nhau phù hợp với môi trường kinh doanh, theo quan điểm định hướng khách
hàng và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi
nhuận tốt nhất.
1.1.2 Vai trò marketing trong lĩnh vực ngân hàng
Luận văn xem xét mối quan hệ thúc đẩy của hoạt động marketing với việc
nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.



Hình 1.1: Mối quan hệ thúc đẩy hoạt động marketing của ngân hàng
1.1.2.1 Vận dụng marketing để cải thiện toàn diện các yếu tố tạo nên sức
cạnh tranh
Các hoạt động theo hướng thị trường, khách hàng đều thuộc loại hoạt
động marketing, vì vậy marketing chính là công cụ cải thiện toàn diện các
nguồn lực của ngân hàng.
1.1.2.2 Vận dụng marketing nhƣ một công cụ kinh doanh hiện đại
Từ những thông tin thu thập được, marketing xác định vị thế của ngân
hàng trên thị trường, phát hiện những cơ hội cũng như rủi ro trong kinh doanh,
đồng thời tìm ra điểm yếu, điểm mạnh.
1.1.3 Chức năng marketing trong lĩnh vực ngân hàng
Thứ nhất: Chức năng thích ứng với thị trường
Thứ hai: Chức năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng

Công cụ cải
thiện toàn
diện các yếu
tố tạo nên sức

cạnh tranh

NGÂN HÀNG

Công cụ nâng
cao sức cạnh
tranh trên thị
trƣờng


9
Thứ ba: Chức năng phối kết hợp cùng làm marketing
Thứ tư: Chức năng sinh lời
1.2 Kế hoạch hóa đồng bộ marketing
1.2.1 Chiến lƣợc sản phẩm
Thứ nhất: Xây dựng các cặp SPDV và thị trường
Thứ hai: Thích nghi SPDV
Thứ ba: Chuyên môn hóa SPDV
Thứ tư: Đa dạng hóa SPDV
Thứ năm: Phát triển SPDV mới
Thứ sáu: Phát huy và cải tiến những SPDV truyền thống
Thứ bảy: Đa dạng hóa tính năng trên mỗi SPDV
1.2.2 Chiến lƣợc giá cả
Thứ nhất: Xác định mục tiêu tổng thể cho việc định mức phí và lãi suất
Thứ hai: Áp dụng các bước định mức phí và lãi suất
Thứ ba: Dựa vào quan hệ cung cầu
Thứ tư: Nâng cao chất lượng SPDV
Thứ năm: Tăng cường công tác nghiên cứu mức phí và lãi suất
1.2.3 Chiến lƣợc trong lĩnh vực cung ứng
Thứ nhất: Thị trường bán buôn

Thứ hai: Thị trường bán lẻ
Thứ ba: Thị trường VIP
1.2.4 Chiến lƣợc giao tiếp
Quá trình giao tiếp bao gồm: Chuẩn bị thông tin và mã hoá nó, truyền
thông tin qua các kênh thông tin giao tiếp và giải mã, hình thành phản ứng và
xác lập mối liên hệ ngược.


10
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng khả năng cạnh tranh
1.3.1 Thƣơng hiệu
Thứ nhất: Ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu
Thứ hai: Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng
1.3.2 Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo
Thứ nhất: Khả năng chuyên môn
Thứ hai: Khả năng phán đoán

Thứ ba: Khả năng nghệ thuật đối nhân xử thế
1.3.3 Quy mô vốn và tình hình tài chính
Quy mô vốn của ngân hàng càng cao, khả năng tham gia thị trường càng
lớn và mở rộng phạm vi cạnh tranh.
1.3.4 Chất lƣợng nhân viên
- Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh; Nhân
viên có thể làm tăng thêm giá trị cho ngân hàng và ngược lại; Nhân viên thường
hay đề xuất các ý tưởng cải tiến SPDV hoặc cung ứng SPDV; Nhân viên là lực
lượng chủ yếu chuyển tải những thông tin tín hiệu từ thị trường.
1.3.5 Cấu trúc tổ chức
Người thiết kế cấu trúc tổ chức giỏi phải biết rõ điểm mạnh và điểm yếu
của từng nguồn lực cũng như nắm rõ mục tiêu cạnh tranh, trên cơ sở đó thiết kế
một cấu trúc tổ chức phù hợp.

1.3.6 Hệ thống thông tin
Thứ nhất: Luồng thông tin bên ngoài
Thứ hai: Luồng thông tin bên trong
1.3.7 Hệ thống các phân phối
Thứ nhất: Thông qua các phòng giao dịch
Thứ hai: Phát triển kênh giao dịch thông qua các kênh giao dịch điện tử
Thứ ba: Phát triển kênh giao dịch thông qua mạng lưới ATM


11
1.3.8 Khả năng đổi mới trong hoạt động kinh doanh
Đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của ngân hàng thích ứng đối
với các điều kiện môi trường kinh doanh. Đổi mới có thể được coi là yếu tố
quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh. Các chỉ tiêu
như tốc độ đổi mới SPDV, thời gian nghiên cứu, phát triển SPDV mới, danh
tiếng và tính ưu việt của SPDV, các dịch vụ hỗ trợ sau khi cung cấp hoặc phát
hành, quảng cáo mới, cách thức quản lý mới tất cả có thể tạo nên một sức
sống mới, một cách thức làm việc mới trong hoạt động kinh doanh.
1.4 Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của ngân hàng
1.4.1 Khả năng duy trì và phát triển
- Thị phần tuyệt đối = (Doanh thu của Ngân hàng/Tổng doanh thu trên
thị trường)*100%
- Thị phần tương đối = (Thị phần tuyệt đối của Ngân hàng / Thị phần
tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh lớn nhấ)*100%
1.4.2 Khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu = (Doanh thu trong kỳ/Tổng
chi phí trong kỳ) (1)
- Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận = ( Lợi nhuận trong kỳ / Tổng
chi phí trong kỳ) (2)
1.4.3 Khả năng đổi mới

Quá trình cạnh tranh thực chất là quá trình đổi mới hoạt động kinh doanh
của ngân hàng sao cho phù hợp nhất với thị trường.
1.4.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Thứ nhất: Khả năng cung cấp
Thứ hai: Phạm vi danh mục SPDV
Thứ ba: Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Thứ tư: Sự hoàn hảo của các SPDV



12
1.5 Nhận thức về sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
1.5.1 Sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Thứ nhất: Nhu cầu của khách hàng luôn đa dạng, phong phú và thay đổi
tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể
Thứ hai: Thực tế các ngân hàng nhỏ vẫn tồn tại bên cạnh các ngân hàng
lớn và mạnh
Thứ ba: Các SPDV dường như rất ít có sự khác biệt giữa các ngân hàng
khác nhau đối với cùng loại SPDV
Thứ tư: Sức cạnh tranh của ngân hàng chỉ được công nhận khi có khả
năng tự duy trì một cách lâu dài những thành quả đã đạt được
Thứ năm: Thành công của ngân hàng
Thứ sáu: Các chủ thể kinh tế luôn biến động và tìm cách vươn lên
1.5.2 Tác động của môi trƣờng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Sức cạnh tranh của ngân hàng chỉ mang ý nghĩa tương đối, tuỳ thuộc vào
từng thời điểm và môi trường nhất định. Ngân hàng cần phải thường xuyên
kiểm soát chặt chẽ sức cạnh tranh của mình sao cho luôn đạt được mức độ cao
hơn các đối thủ cạnh tranh và luôn tìm cách duy trì sức cạnh tranh của mình
một cách lâu dài.
1.5.3 Tác động của đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Thứ nhất: Cạnh tranh của các ngân hàng trong nước
Thứ hai: Các NHTM cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam
Thứ ba: Các NHTM cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo cam
kết WTO
Thứ tư: các ngân hàng cạnh tranh với các thể chế dịch vụ tài chính khác





13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG VIỆC NÂNG
CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, có ví trí địa lý thuận lợi,
phía đông và phía nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (qua
Sông Lô), phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vĩnh Phúc nằm
trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, là một trong bẩy tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam. Dân số 1,020 triệu người, diện tích
hơn 1.231 km2.
Tài nguyên du lịch: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải,
hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Rưng, Thanh Lanh Nhiều lễ hội
dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm
dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc
Lâm, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ gò Đồng Đậu
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Báo cáo tổng kết năm 2009 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
8,34%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 10.327 tỷ đồng, tăng 12%
so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích tích cực, tỷ trọng công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ chiếm 84,7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24,3
triệu đồng, tăng 9,4% so với năm 2008. Thu hút đầu tư tiếp tục có khởi sắc,
toàn tỉnh đã thu hút được 93 dự án, trong đó 8 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), 85 dự án đầu tư trong nước (DDI), nâng tổng số dự án đầu tư còn
hiệu lực lên 445 dự án.
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Vĩnh Phúc từ
năm 2006 đến 2010
2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
Tên đầy đủ:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trụ sở chính:
198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tên giao dịch:

Tên viết tắt:
VCB
Ngày thành lập:
01/04/1963


14
2.2.2 Giới thiệu về Vietcombank Vĩnh Phúc
Tên đầy đủ:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
Trụ sở:
Số 116 Đường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tên giao

dịch:
VIETCOMBANK VĨNH PHÚC
Tên viết tắt:
VCB VĨNH PHÚC
Ngày thành
lập:
Ngày 11 tháng 01 năm 2006
2.3 Phân tích thực trạng hoạt động marketing nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc
2.3.1 Đánh giá chung về môi trƣờng cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh
Phúc
Mục tiêu, phương hướng trong những năm tới, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm xây dựng Vĩnh
Phúc thành một tỉnh công nghiệp theo hướng: thu hẹp tỷ trọng của ngành nông
nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2.3.2 Thực trạng hoạt động marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
Vietcombank Vĩnh Phúc
2.3.2.1 Thƣơng hiệu của Vietcombank Vĩnh Phúc và thƣơng hiệu của sản
phẩm dịch vụ

Hình 2.3: Hình ảnh về lôgo của Vietcombank
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Thứ nhất: Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động
Thứ hai: Phục vụ khách hàng tận tâm, trung thực và hợp tác
Thứ ba: Tối ưu của quyền lợi và sự thuận tiện cho khách hàng
Thứ tư: Liên tục đổi mới


15

2.3.2.2 Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo của Vietcombank Vĩnh Phúc
Nhìn chung phong cách điều hành của ban lãnh đạo hiện nay đã mang
tầm chiến lược theo định hướng thị trường, phát triển và phát huy nguồn lực nội
bộ một cách có hiệu quả nhất.
2.3.2.3 Quy mô vốn và tình hình tài chính
* Tính tới 31/12/2006;
Thứ nhất: Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
- Huy động từ KH
179
+ Tiền gửi không kỳ hạn
44
+ Tiền gửi có kỳ hạn và kỳ phiếu
135
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2006
Thứ hai: Tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2006
Quy VNĐ
340
- Ngắn hạn
270
- Trung, dài hạn
70
- Tỷ lệ nợ xấu

0%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namnăm, năm 2006
* Tính tới 31/12/2007
Thứ nhất: Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng



16
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
- Huy động từ KH
362
+ TCKT
301
+ Dân cư
61
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2007
Thứ hai: Tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2007
Quy VNĐ
645
- Ngắn hạn
393
- Trung, dài hạn
252

- Tỷ lệ nợ xấu
0%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2007
* Tính đến 31/12/2008;
Thứ nhất: Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
- Huy động từ KH
487
+ TCKT
372
+ Dân cư
115
- Huy động khác
242
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2008
Thứ hai: Tổng dư nợ cho vay



17
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2008
Quy VNĐ
854
- VNĐ

708
- Ngoại tệ (USD)
8,5
- Ngắn hạn
504
- Trung, dài hạn
350
- Tỷ lệ nợ xấu
0.4%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2008
* Tính đến 31/12/2009
Thứ nhất: Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
09/08


30/11
Ước 31/12

- Huy động từ KH
487
1.061
900
185%
+ TCKT

372
779
625
166%
+ Dân cư
115
282
275
239%
- Huy động khác
242
211
150
62%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Tính đến 30/11/2009 nguồn vốn huy động từ khách hàng là 1.061 tỷ quy VNĐ
tăng 574 tỷ so với 31/12/2008. Ước đến 31/12/2009 nguồn vốn huy động từ khách
hàng đạt 900 tỷ VNĐ (giảm 161 tỷ quy VNĐ so với 30/11/2009 do trong tháng 12
một số khách hàng lớn tại Chi nhánh mua ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài và trả nợ
vay) vượt 39% so với kế hoạch Vietcombank Trung ương giao và tăng 413 tỷ so với
cùng kỳ năm 2008
Thứ hai: Tổng dư nợ cho vay



18
Bảng 2.8: Tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2008

Năm 2009
So sánh
09/08
30/11
Ước 31/12
Quy VNĐ
854
1.197
1.150
135%
- VNĐ
708
980
950
134%
- Ngoại tệ (USD)
8,5
11,8
11
129%
- Ngắn hạn
504
735
660
131%
- Trung, dài hạn
350
462
490
140%

- Tỷ lệ nợ xấu
0.4%
0.2%
0.2%
50%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
2.3.2.4 Chất lƣợng nhân lực
Trong những năm gần đây, chất lượng nhân lực tại Vietcombank Vĩnh
Phúc được tuyển dụng qua các kỳ thi tuyển chọn công khai. Chính vì vậy, thái
độ, tác phong tiếp khách của nhân viên được nâng lên một bước, nhã nhặn và
lịch sự hơn.
2.3.2.5 Cấu trúc tổ chức của Vietcombank Vĩnh Phúc
Giám đốc
Giám đốc
Phòng
Kế toá n
Phòng
Kế toá n
Phòng
QHKH
Phòng
QHKH
02 Phòng
Tổng hợp

Kiểm tra NH
02 Phòng
Tổng hợp

Kiểm tra NH

Phòng
TTQT

KDDV
Phòng
TTQT

KDDV
Phòng
Hành chính
Nhân sự
Phòng
Hành chính
Nhân sự
Phòng
Ngân quỹ
Phòng
Ngân quỹ
02 Phòng
Giao dịch
Ph ú c Yên
v à
Vi ệ t Trì
02 Phòng
Giao dịch
Phú c Yên
v à
Vi ệ t Trì
Phó
giám đốc

Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Số lượng n hân viên: 81 người

Hình 2.5: Mô hình tổ chức hiện nay của Vietcombank Vĩnh Phúc
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.3.2.6 Hệ thống thông tin
Thứ nhất: Hệ thống thông tin bên trong
Thứ hai: Hệ thống thông tin bên ngoài


19
CHẤT LƯỢNG
CÁC KÊNH GIAO DỊCHSẢN PHẨM DỊCH VỤ
… HƯỚNG TỚI TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ
… LUÔN TIỆN LỢI VỚI
KHÁCH HÀNG
… CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC CHÚ
TRỌNG VÀ LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN

Hình 2.6: Các tiêu chí phục vụ khách hàng của Vietcombank Vĩnh Phúc
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2006
2.3.2.7 Hệ thống phân phối
Vietcombank đã có Chi nhánh tại Vĩnh Yên, Phòng giao dịch Phúc Yên,
Phòng giao dịch Việt Trì, dự kiến quý I/2010 Chi nhánh thành lập thêm 01

Phòng giao dịch.
2.3.2.8 Khả năng đổi mới trong hoạt động kinh doanh
Thứ nhất: Về mặt nhận thức
Thứ hai: Về chính sách chế độ
Thứ ba: Không ngừng cung ứng thêm SPDV mới
2.3.3 Đánh giá chung hoạt động marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của Vietcombnak Vĩnh Phúc
2.3.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc
Thứ nhất: Huy động vốn
- Tính đến 31/12/2009 nguồn vốn huy động từ khách hàng là 1.208 tỷ quy
VNĐ tăng 721 tỷ đồng so với 31/12/2008.
Thứ hai: Hoạt động tín dụng
- Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng đạt 1.133 tỷ đồng, tăng
488 tỷ so với cùng kỳ năm 2008.
Thứ ba: Hoạt động vay gửi Trung ương
Tính đến 30/11/2009 tổng số tiền vay là: 169 tỷ VNĐ bằng 75% năm
2008. Dự kiến đến 31/12/2009 vốn vay là 150 VNĐ tỷ bằng 66% so với cùng
kỳ năm 2008.


20
Biểu đồ 2.12: Hoạt động vay gửi Trung ương của Vietcombank Vĩnh Phúc
Đơn vị: tỷ VNĐ và triệu USD
Chỉ tiêu
2008
30/11/09
31/12/09
So sánh 09/08
VNĐ
USD

VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
- Vay TW
225,9
3,626
168,7
6,18
150,0
4,0
66%
110%
- Gửi TW
9,0
4,050
218,0
0
100,0
1,2
1.110%
30%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Thứ tư: Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ
* Công tác thanh toán dịch vụ trong năm 2009
Bảng 2.13: Hoạt động thanh toán dịch vụ của Vietcombank Vĩnh Phúc
Đơn vị: ngàn USD và tỷ VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2008
30/11/2009
Ƣớc 31/12/2009
So sánh 09/08
So kết quả 30/11
với KH 2009 (%)
Tổng doanh số XNK
76.901
106.621
114.508
149%
121%
Thanh toán TTR XK
32.260
40.113
44.000
136%
383,72%
Thanh toán TTTM XK
2.503
6.854
7.854
314%
29,50%
Thanh toán TTR NK
14.764
29.654
30.654
208%
193,26%

Thanh toán TTTM NK
27.374
29.999
32.000
117%
90,80%
Bảo lãnh
33,4 tỷ
VNĐ
82,9 tỷ
VNĐ
83 tỷ VNĐ
249%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tình hình khan hiếm
ngoại tệ trong nước kéo dài dẫn đến nguồn USD bán cho khách hàng không đáp
ứng đủ nhu cầu thanh toán đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu (XNK) của Chi nhánh.
* Công tác phát hành thẻ




21
Bảng 2.14: Hoạt động phát hành thẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc
Số
TT
Chỉ tiêu
Doanh số

đến
30/11/09
Ƣớc
thực
hiện đến
31/12/09
So
sánh
KH

giao

giao
Lũy kế
đến
31/12
Kế
hoạch
năm
2010
1
Phát hành thẻ (thẻ)
7.407
8.147

7.841
32.17
4
8.336
Ghi nợ nội địa

7.132
7.846
104,54
7.505
31.30
6
8.000
Ghi nợ quốc tế
192
210
85,37
246
609
246
Tín dụng quốc tế
83
91
101,11
90
259
90
2
Doanh số sử dụng thẻ (triệu VNĐ)
336.859
362.154




Tín dụng quốc tế

4.499
5.073
128,43
3.950

5.100
Ghi nợ quốc tế
9.517
10.449
185,96
5.619

11.00
0
Ghi nợ nội địa tại ATM
322.843
346.632




3
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế (USD)
497.736
554.083
139,08
398.4
04

560.0

00
4
Điểm chấp nhận thanh toán thẻ (đơn vị)
2
3
60
5
8
5
5
Số lượng máy ATM triển khai (máy)
1
1


13
2
6
Số lượng đơn vị trả lương qua TK (đơn
vị)
4
4


30

7
Số dư bình quân TKTGKKH cá nhân
(tỷ VNĐ)
25.60

26.00




Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Thứ năm: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Doanh số bán ngoại tệ ước đến 31/12/2009 là: 87,901 triệu quy USD;
Doanh số mua ngoại tệ ước đến 31/12/2009 là: 87,500 triệu quy USD; Chênh
lệch từ kinh doanh ngoại tệ ước đạt: 1,2 tỷ VNĐ.
Thứ sáu: Kết quả tài chính




22
Bảng 2.15: Kết quả tài chính của Vietcombank Vĩnh Phúc
TÊN CHỈ TIÊU
Năm 2008
Năm 2009
So Sánh
30/11/2009
Ƣớc 31/12/2009
2009/2008
I.Thu từ lãi:
128,903,596,974
106,091,994,223
115,736,720,971
90 %
1.Thu lãi cho vay

109,213,651,004
96,678,745,106
105,467,721,934
97 %
2.Thu lãi tiền gửi
19,689,945,970
9,413,249,117
10,268,999,037
52 %
II.Chi trả lãi:
71,648,586,359
60,403,166,638
66,894,363,605
93 %
1.Chi trả lãi tiền gửi
45,064,051,584
38,552,299,389
42,057,053,879
93 %
2.Chi trả lãi tiền đi vay
26,360,269,265
21,568,364,087
24,529,124,459
93 %
3.Chi trả lãi phát hành GTCG
224,265,510
282,503,162
308,185,268
137 %
III.Thu Nhập Từ lãi (I-II)

57,255,010,615
45,688,827,585
48,842,357,365
85 %
IV.Thu nhập từ hoạt động khác:
8,819,001,659
6,427,515,245
6,998,443,042
79 %
1.TN ròng về dịch vụ:
3,230,701,822
5,400,205,771
5,891,133,568
182 %
2. TN ròng về KD ngoại hối
5,386,966,314
1,160,450,516
1,240,450,516
23 %
3. TN ròng mua bán CK KD/CK đầu tư
-
-
-

4. TN bất thường
20,313,764
8,600,000,000
8,574,943,898
42.212 %
5.Thu lãi góp vốn, mua cổ phần

-
1,700,916,338
1,701,000,000
-
6. TN ròng từ HĐKD khác
181,019,759
2,469,023,828
2,500,000,000
1.381%
V.Tổng thu nhập từ HĐKD (III+IV)
66,074,012,274
52,116,342,830
55,840,800,408
85 %
VI.Chi hoạt động quản lý:
13,754,278,047
14,471,553,685
18,787,149,475
137%
1. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ
4,018,591,979
5,209,295,620
6,782,867,949
169%
2. Chi lương cho cán bộ nhân viên
4,423,194,962
4,932,358,501
6,280,754,728
142 %
3. Chi khác

5,312,491,106
4,329,899,564
5,723,526,797
108 %
VII.Thu nhập trước dự phòng (V-VI)
52,319,734,227
37,644,789,145
37,053,650,933
71 %
VIII.Chi dự phòng
(17,120,000,000)
8,523,000,000
(6,222,572,018)
36 %
IX.TN ròng trước thuế
35,199,734,227
46,167,789,145
30,831,078,915
88 %
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 2009
Thứ bảy: Công tác nhân sự và mở rộng mạng lưới
Thứ tám: Kết quả các mảng hoạt động khác
1- Công tác khách hàng


23
Đến nay, Chi nhánh đã thiết lập quan hệ giao dịch với hầu hết các khách
hàng có quy mô lớn trên địa bàn như Công ty Honda Việt Nam, Công ty
Piaggio Việt Nam, Công ty công nghiệp chính xác Việt Nam 1, Daewoo
Apparel, Vinakorea, Daewoo bus, Tập đoàn Vĩnh Phúc… và một số khách hàng

lớn trên địa bàn lân cận như Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Phú Thọ), Công ty
cổ phần Sữa Hà Nội (Hà Nội), Công ty Tân Phong, Công ty Hải Linh (Phú
Thọ)… cùng rất nhiều hộ kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
2- Công tác ngân quỹ
3- Công tác xây dựng cơ bản
4- Công tác Quản trị nội bộ
5- Công tác Kiểm tra nội bộ
6- Hoạt động đoàn thể
2.3.3.2 Những hạn chế
Thứ nhất: Năng lực huy động vốn còn non yếu
Thứ hai: Năng lực cung cấp dịch vụ
Thứ ba: Vấn đề công nghệ
Thứ tư: Trình độ quản lý liên quan đến vấn đề nhân sự
2.3.3.3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế cần khắc phục
* Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất: Vietcombank có một mạng lưới rộng khắp cả nước
Thứ hai: Vietcombank Vĩnh Phúc thiết lập được mối quan hệ với hệ
thống các khách hàng
Thứ ba: thâm niên hoạt động của Vietcombank
* Nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục
Thứ nhất: Các NHTM đã tăng vốn điều lệ
Thứ hai: Các NHTM bán lại cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài
Thứ ba: Các NHTM liên tục tìm cách đa dạng hoá các SPDV
Thứ tư: Các NHTM hợp tác thành lập NH liên doanh và công ty tài chính
Thứ năm: Các NHTM tăng cường đội ngũ nhân lực


24
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG

CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
3.1 Định hƣớng phát triển của Vietcombank Vĩnh Phúc trong thời gian tới
3.1.1 Dự báo thị trƣờng trong lĩnh vực ngân hàng đến năm 2015
Thứ nhất: Xu hướng phát triển của thị trường
Thứ hai: Những nhân tố ảnh hưởng đến xu thế phát triển của thị trường
Thứ ba: Những xu thế phát triển của thị trường
Thứ tư: Việc còn tồn tại hai hệ thống tỷ giá
Thứ năm: Dự thảo đầu tiên Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011–2015
3.1.2 Định hƣớng phát triển của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-
2015
- Trong hoạt động kinh doanh, coi trọng hiệu quả kinh tế đi đôi với việc
thực hiện trách nhiệm giữ vai trò chủ đạo của một bộ phận của thành phần
kinh tế nhà nước; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên cơ sở chất lượng của hệ
thống, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước giao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trong lĩnh vực ngân hàng, lấy an toàn vốn và hiệu quả làm mục tiêu
hàng đầu, nâng cao uy tín, chất lượng, hướng vào phục vụ các nhiệm vụ kinh
tế, xã hội, phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiện đại hoá phương tiện ngân
hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Trên cơ sở lấy hoạt động kinh doanh ngân hàng làm cơ bản, chú trọng
cung cấp đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ đầu tư vốn vào các cá nhân, hộ gia
đình và các tổ chức có tốc độ phát triển nhanh và có hiệu quả.
- Phát huy nội lực là chủ yếu trên cơ sở phát huy các yếu tố con người kết
hợp với mở rộng hợp tác, liên kết; đổi mới thực sự cơ chế quản lý theo hướng
khoa học, hiện đại.
- Nghiên cứu các lý thuyết về marketing hiện đại, lý thuyết về cạnh tranh
và thực tiễn cạnh tranh để từng bước hình thành chiến thuật và chiến lược cạnh
tranh phù hợp từng giai đoạn, từng thời kỳ.



25
3.1.3 Các mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Nguồn vốn huy động từ khách hàng: 1.080 tỷ VND, tăng 20% so với năm
2009; Dư nợ cho vay: 1.495 tỷ quy VND, tăng 30 % so với năm 2009; Doanh
số thanh toán XNK: 126 triệu quy USD, tăng 10% so với năm 2009; Tỷ lệ nợ
xấu: tối đa 1%; Lợi nhuận: 20 tỷ VND.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh Vietcombank Vĩnh
Phúc
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin marketing
- Phân tích đánh giá môi trường marketing từ đó dự đoán được những cơ
hội cũng như những nguy cơ đối với hoạt động marketing của Vietcombank
Vĩnh Phúc.
- Phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh, dự đoán các đòn bẩy tấn công,
phản công của đối thủ cạnh tranh (đối thủ hiện tại và đối thủ tương lai).
- Phân tích đánh giá thái độ hành vi khách hàng; Phân tích điểm mạnh,
điểm yếu từ đó dự đoán sức cạnh tranh của Vietcombank Vĩnh Phúc so với đơn
vị khác.
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân viên
Áp dụng chính sách tuyển dụng công khai; Áp dụng chính sách huấn
luyện, đào tạo lại thường xuyên định kỳ đối với nhân viên cũ; Chính sách lương
hấp dẫn nhân tài làm việc, giữ nhân viên giỏi, chuyên gia giỏi như giữ khách
hàng và giữ thị phần; Chính sách quan tâm thoả mãn nhu cầu chính đáng của
nhân viên; Chính sách thưởng phạt hợp lý công bằng; Thường xuyên phổ cập
kiến thức marketing, phổ cập kỹ năng giao tiếp.
3.2.3 Tăng cƣờng tối ƣu hoá các quy trình tác nghiệp
Thứ nhất: Cần có chiến lược thương mại điện tử (TMĐT)
Thứ hai: Tăng cường tự động hoá các quy trình tác nghiệp
Thứ ba: Xây dựng qui trình marketing
Thứ tư: Quy trình nghiệp vụ phải thường xuyên xem xét cải tiến trên cơ

sở vì quyền lợi của cả hai bên (khách hàng và Vietcombank Vĩnh Phúc)
Thứ năm: Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban phải hợp lý
Thứ sáu: Bố trí đủ người làm việc

×