Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinhtế?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra nhũng sự nhảy vọt
về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa . Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được
một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật,các ngành như du lịch,dịch vụ,xuất
khẩu,lương thực thực phẩm sang các nước vv . Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt
được,thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như :Tệ nạn xã hội, lạm
phát, thất nghiệp Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là thất nghiệp .
Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có
phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có
điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi.Với thời gian không cho phép chính vì thế
mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Thất nghiệp , nó còn kéo
theo nhiều vấn đề đằng sau:Sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm nền kinh tế,sự gia tăng của các tệ nạn
xã hội như cờ bạc,trộm cắp,làm sói mòn nếp sống lành mạnh,phá vỡ nhiều mối quan hệ.Tạo ra sự
lo lắng cho toàn xã hội .
Tình hình thất nghiệp ở nước ta như thế nào? Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do đâu ?
Nhằm trả lời những câu hỏi trên, nhóm 3 đã chọn đề tài “Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác
động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinhtế? Hãy nêu và phân tích một số giải
pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu đến tình trạng thất nghiệp và các biện pháp nhằm hạ thấp tỉ lệ thất
nhiệp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam trong 5 năm gần đây
3. Nguồn số liệu nghiên cứu
Nguồn thông tin chủ yếu thu thập trên mạng internet, trang web xã hội, cục thống kê, và các diễn
đàn chính trị xã hội cùng các trang web của các trường đại học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, nhóm sử dụng phương pháp định tính, thống kê, dự báo, nghiên cứu tài
liệu, phương pháp nghiên cứu hệ thống.


5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần chính
 Thất nghiệp là gì? Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây và nguyên
nhân
 Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
 Nêu và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam
trong những năm gần đây
I.KHÁI NIỆM
Thất nghiệp là gì ? là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc
làm và đang tìm kiếm việc làm.
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm
được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số
người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Số người không có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Tổng số lao động xã hội
II.CÁC LOẠI HÌNH THẤT NGHIỆP
II.1. Phân theo loại hình thất nghiệp:
Thất nghiệp là một gánh nặng,nhưng gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư nào,ngành nghề
nào,giới tuổi nào. Cần biết những điều đó để hiểu rõ đặc điểm, đặc tính, mức độ tác hại của nó
đến nền kinh tế,các vấn đề liên quan :
- Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam , nữ )
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi , nghề )
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị , nông thôn )
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế , nông nghiệp )
- Thất nghiệp chia theo dân tộc , chủng tộc .
II.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Do bỏ việc : Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,không hợp
nghề,hợp vùng
- Do mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh

- Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm ( thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc,sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác )
- Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa
tìm được việc làm
Như vậy thất nghiệp là con số mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không ngừng theo thời
gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ kém phát triển và khủng hoảng .
II.3 . Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
• Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có đầy đủ thông
tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không
thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao động giữa các doanh nghiệp, giữa
các vùng và lĩnh vực kinh tế.
• Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do không phù
hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động theo vùng đối với cầu lao
động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu
hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng lao động.
• Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng
cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn với một số đối
tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những thành phố lớn.
• Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do giảm tổng
cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến giảm hoặc không
tăng số việc làm.
• Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế ở nước ta
(1986 - 1991) và gần đây có xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ đọng sản phẩm ở một số
ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới, đồng thời với đó là quá
trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư lao động.
II . TÌNH HÌNH THỰC TẾ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM: ( theo thống kê của Cục thống kê)
Tình hình thất nghiệp của lực lượng lao động trong cả nước từ năm 2005 đến 2010
%
2005 2007 2008 2009 Sơ bộ
2010

CẢ NƯỚC 5.31 4.64 4.65 4.60 4.29
Đồng bằng sông Hồng 5.61 5.74 5.35 4.59 3.73
Trung du và miền núi phía Bắc 5.07 3.85 4.17 3.90 3.42
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 5.20 4.95 4.77 5.54 5.01
Trung
Tây Nguyên 4.23 2.11 2.51 3.05 3.37
Đông Nam Bộ 5.62 4.83 4.89 4.54 4.72
Đồng bằng sông Cửu Long 4.87 4.03 4.12 4.54 4.08
Tỷ lệ TN và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong đó tuổi phân theo vùng
%
Tỷ lệ
thất
nghiệp
Tỷ lệ
thiếu
việc
làm
Chung Thành
thị
Nông
thôn
Chung Thành
thị
Nông
thôn
2010
CẢ NƯỚC 2.88 4.29 2.30 3.57 1.82 4.26
Đồng bằng sông Hồng 2.61 3.73 2.18 3.50 1.58 4.23
Trung du và miền núi phía Bắc 1.21 3.42 0.82 2.15 1.97 2.18
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền

Trung
2.94 5.01 2.29 4.47 2.88 4.95
Tây Nguyên 2.15 3.37 1.66 3.70 3.37 3.83
Đông Nam Bộ 3.91 4.72 2.90 1.22 0.60 1.99
Đồng bằng sông Cửu Long 3.59 4.08 3.45 5.57 2.84 6.35
2009
CẢ NƯỚC 2.90 4.60 2.25 5.61 3.33 6.51
Đồng bằng sông Hồng 2.69 4.59 2.01 5.46 2.49 6.57
Trung du và miền núi phía Bắc 1.38 3.90 0.95 3.39 2.79 3.50
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
3.11 5.54 2.40 5.47 5.44 5.47
Tây Nguyên 2.00 3.05 1.61 5.73 4.99 6.00
Đông Nam Bộ 3.99 4.54 3.37 3.31 1.50 5.52
Đồng bằng sông Cửu Long 3.31 4.54 2.97 9.33 5.46 10.49
2008
CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10
Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23
Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34
Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65
Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69
Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11
III. TÁC HẠI CỦA THẤT NGHIỆP
- Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu
tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như
các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia
đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh.

- Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội
phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe
- Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp
(trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho
những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình
trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện
môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,
v.v ).
- Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công
nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ
việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn
chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế.
- Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng
về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập
khác.
- Cái giá khác của thất nghiệp còn là khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá
nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất
nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp
là cần thiết.
- Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội
sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm
tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng
hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và
giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với
khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tình trạng thất nghiệp gia tăng
tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips
trong kinh tế học.
- Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người
lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều

kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù
hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất
nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
- Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học
Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân
(thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao
động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực
thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê
mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ
yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế
giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể
đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất
nghiệp.
- Riêng ở Việt nam, thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất
thiện”, trở thành vấn đề nhức nhối. Và trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bị suy thoái do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì thất nghiệp lại càng cần được quan
tâm hơn nữa.
IV. NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP
? Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao động bị
mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp
sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất
là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc
làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần
23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà
vật giá leo thang rất nhiều.
Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn
cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc
biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động,
thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm
nay.

? Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để "làm thầy" mặc dù nếu
bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân"; như
vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ
trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng
lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ
"nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
?
Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên
nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào
tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi
dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần
do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp,
công việc chắp vá, không ổn định.
Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1.218 CSDN công lập
(chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có
dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm
qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000
học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của
công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI
khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có
tay nghề. Hay như các DN XKLĐ luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động
có tay nghề.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THẤT NGHIỆP
1.Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:
- Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút
được nhiều lao động hơn.
+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
- Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng

cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao
động.
Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã
hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp
làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn
tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa
nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
2.Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng
tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh
nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu
bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối
ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia đã từng áp dụng trước đây. Việc đẩy nhanh
tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp
trên phạm vi rộng không chỉ giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn
nàn” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,
giải quyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái. Một khi vấn đề
yếu kém của cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì
việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở
lại.
3.Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Trước tình hình
lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đưa ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ
trợ lao động mất việc làm.
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc
làm mới. Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm (31 trung tâm). Theo
báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành thì đã có 80% lao động mất việc tìm được
việc làm trở lại. Tổng liên đoàn lao động cũng chỉ đạo các sang cả các doanh nghiệp các tỉnh lân
cận.
Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người

lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc. Bên cạnh việc
giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần
quan trọng. Trong bối cảnh lực lượng lao động mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm
chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động
chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn.
Trong khi đó, nếu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 không đạt được mức 6,5% thì tỉ lệ thất
nghiệp tăng cao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã hội và làm “mất an toàn xã
hội” theo cách đánh giá của ILO. Đấy là chưa tính đến việc số hộ nghèo, người nghèo sẽ tăng cao
nếu chúng ta áp dụng chuẩn nghèo mới.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động mất việc do suy
thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một
số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho lao động nghèo. Quỹ này cũng cho người lao
động mất việc làm vay vốn để tạo công việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp
người lao động ổn định cuộc sống.
4.Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định
đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm
việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh
nghiệp.
5.Những biện pháp khác
- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh
nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác
ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải
nhân công.
- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng
tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó
giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.
- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận
một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên,
biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt
động.

- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của
họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất
nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
Thật vậy, bỏ ra một khoản tiền lớn, có thể từ gói kích cầu 5 - 6 tỉ USD như Chính phủ đã công bố
để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo nhiều công ăn, việc
làm, cùng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn… có thể sẽ làm
tỷ lệ thất nghiệp vẫn dừng lại ở mức hợp lý. Còn nếu không, rất có thể, Chính phủ sau này sẽ lại
bỏ ra những khoản lớn hơn để giải quyết những hậu quả về kinh tế - xã hội do tình trạng thất
nghiệp cao, kéo dài gây ra.

×