Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.59 KB, 67 trang )

Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
(MÃ CHỨNG KHOÁN: SCC)
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Tú
Nhóm phân tích:
Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp
Nguyễn Văn Bộ
CQ500210
TCDN 50C
Lê Hồng Chiến
CQ500263
TCDN 50C
Nguyễn Đức Cường
CQ500328
TCDN 50C
Trần Mạnh Hùng
CQ501209
TCDN 50C
Hồ Đình Thanh
CQ502311
TCDN 50C
Hà Nội, tháng 6/2011
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương І: Giới thiệu ngành xi măng và công ty xi măng Sông Đà 4
1.1. Ngành xi măng trên thế giới 4
1.2. Tổng quan ngành xi măng Việt Nam 4
1.2.1. Vị trí ngành xi măng trong nền kinh tế 4


1.2.2. Các loại sản phẩm chính 5
1.2.3. Một số đặc điểm ngành xi măng Việt Nam 5
1.2.4. Nhận xét về thị trường xi măng Việt Nam năm 2010 7
1.3. Giới thiệu công ty cổ phần xi măng Sông Đà 9
1.3.1. Lịch sử hình thành 9
1.3.2. Quá trình phát triển 9
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh 10
1.3.4. Vị thế công ty 11
1.3.5. Cơ cấu cổ đông 12
Chương ІІ. Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng sông Đà 13
2.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 13
2.1.1. Phân tích doanh thu, chi phí 13
2.1.2. Lợi nhuận 17
2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 17
2.2.1. Vòng quay khoản phải thu – kỳ thu tiền bình quân 17
2.2.2. Vòng quay khoản phải trả - kỳ trả tiền bình quân 19
2.2.3. Vòng quay hàng tồn kho – số ngày lưu chuyển hàng tồn kho 21
2.2.4. Vòng quay tổng tài sản 22
2.3. Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền 23
2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán 23
2.3.2. Phân tích dòng tiền 26
2.4. Phân tích hoạt động tài chính 32
2.4.1. Chính sách tài trợ 32
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà
2.4.2. Cơ cấu nợ 33
2.4.3. Đòn bẩy 34
2.5. Phân tích hoạt động đầu tư 35
2.5.1. Đầu tư TSLĐ 35
2.5.2. Hoạt động đầu tư tài sản cố định của công ty 37
2.6. Phân tích khả năng sinh lời 39

2.6.1. Phân tích các chỉ tiêu cơ bản 39
2.6.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 42
2.6.3. Tỷ suất sinh lời tài sản ROA 43
2.6.4. Phân tích theo phương trình Dupont 43
2.7. Phân tích SWOT công ty Cổ phần xi măng Sông Đà 44
2.7.1. Điểm mạnh 44
2.7.2. Điểm yếu 45
2.7.3. Cơ hội 45
2.7.4. Thách thức 46
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính công ty 47
cổ phần xi măng Sông Đà 47
3.1. Về tình hình công nợ 47
3.2. Về hoạt động kinh doanh 48
3.3. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 49
3.4. Tăng cường công tác quản lý lao động 50
Kết luận 52
Danh mục tham khảo 53
Phụ lục 54
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà máy Xi măng Sông Đà là đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 12 thuộc
Tập đoàn Sông Đà đã trở thành Công ty cổ phần xi măng Sông Đà hoạt động theo Luật
doanh nghiệp theo Quyết định số 1461 QĐ/BXD ngày 01/11/2002 với số vốn Điều lệ
khi thành lập là 17 tỷ đồng (trong đó Tổng công ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối
chiếm tỷ lệ 52,7%). Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 20 tháng 12 năm 2006.
Công ty có lợi thế là thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, nên Công ty được
tham gia cung cấp xi măng cho các dự án lớn của Tổng Công ty Sông Đà. Với uy tín
từ tổng công ty Sông Đà, với thị trường tiêu thụ ổn định do 60% sản lượng dùng để

cung cấp cho các dự án của công ty sông Đà, doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh
so với các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, với đặc thù là một công ty xi măng với quy mô tài sản nhỏ, sản
lượng sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, công ty cũng rất dễ chịu những ảnh hưởng của
biến động thị trường. Đồng thời, với những đặc thù tài chính khác biệt với các doanh
nghiệp cùng ngành như không sử dụng vốn vay, quy mô tổng tài sản có xu hướng
giảm, dùng vốn chủ sở hữu tài trợ chủ yếu cho tài sản…doanh nghiệp vừa có những
lợi thế nhưng cũng có không ít những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Năm 2010 vừa qua, trong số các công ty xi măng niêm yết, đây là doanh nghiệp duy
nhất bị lỗ và đã bị đưa vào diện cảnh báo. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan
hay xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động của doanh nghiêp?
Từ những thực trạng đó, nhóm đã quyết định chọn công ty xi măng Sông Đà để
phân tích nhằm xem xét tình hình tài chính nói riêng cũng như tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung, đánh giá hiệu quả cũng như những tồn tại hạn chế của
công ty, đặc biệt là nguyên nhân hoạt động yếu kém của công ty; từ đó kiến nghị một
số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài phân tích đứng trên quan điển của một Giám đốc tài chính, trên cơ sở phân
tích và đánh hoạt động tài chính nói riêng cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung để rút ra những mặt đạt được, hạn chế cũng như những cơ hội và
thách thức của công ty, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài
chính của công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn.
3. Phương pháp phân tích
Để đánh giá tình hình hoạt động của công ty, nhóm đã sử dụng kết hợp các
phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị và phân tích Dupont. Nhóm sử dụng các số
liệu từ bảng cáo tài chính của công ty qua các năm 2008, 2009 và 2010 trên webside
chính thức của công ty và những số liệu tài chính khác chủ yếu từ 2 trang web về
thông tin chứng khoán là www.cophieu68.com và www.vndirect.vn. Các số liệu của
các công ty trong ngành cũng được thu thập chủ yếu từ 2 trang web này. Trên cơ sở

đó, nhóm đã tính toán các chi tiêu trung bình ngành dựa vào việc tính trung bình cộng
giản đơn các số liệu và chỉ tiêu tài chính của 5 công ty thuộc ngành xi măng có quy mô
tổng tài sản tương đương gần nhất với công ty và có thời gian niêm yết trên thị trường
ít nhất là 3 năm, đó là các công ty có mã chứng khoán là CCM, SDY, TBX, TXM và
YBC. Trên cơ sở đó so sánh số liệu, chỉ tiêu của công ty với các doanh nghiệp trong
ngành cũng như với trung bình ngành để rút ra những nhận xét.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu về công ty cổ phần xi măng sông Đà hoạt động chủ yếu là sản
xuất xi măng. Công ty được đặt trong thị trường xi măng nói riêng và nền kinh tế nói
chung để xem xét đầy đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài công ty.
5. Cấu trúc bài phân tích
Bài phân tích gồm có 3 phần: Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần nội dung
của bài gồm các phần:
Chương I. Giới thiệu ngành xi măng và công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Chương II. Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công ty cổ
phần xi măng sông Đà.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 3
Do kiến thức còn hạn chế và thông tin chưa được đầy đủ, trong quá trình phân
tích, đề tài không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Nhóm mong nhận được sự
đánh giá và góp ý của cô để bài phân tích được hoàn thiện hơn.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGÀNH XI MĂNG VÀ CÔNG TY
XI MĂNG SÔNG ĐÀ
1.1. Ngành xi măng trên thế giới
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua, đã đạt được những bước phát triển
đáng nói, mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nhưng nền kinh tế thế giới
đang dần hồi phục và trên đà phát triển trở lại. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới có
thiên hướng chú vào khu vực châu Á Tiêu dùng xi măng trong những năm qua không

ngừng tăng trưởng và cũng là động lực cho ngành công nghiệp xi măng phát triển tại
một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan…
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Nhu cầu xi măng
tăng hàng năm khoảng 3.6 %/ năm. Nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch giữa
các khu vực trên thế giới. Dự báo cho rằng nhu cầu sử dụng xi măng sẽ tăng mạnh ở
khu vực châu Á, và các nước đang phát triển, trong đó có Việ Nam.
Các nước tiêu thụ xi măng lớn trong thời gian vừa qua có thể kể đến như: Trung
quốc, Hàn quốc, Ấn độ, Nhật bản, Thái lan, Việt nam…
1.2. Tổng quan ngành xi măng Việt Nam
1.2.1. Vị trí ngành xi măng trong nền kinh tế
Xi măng là một trong những ngành ra đời sớm nhất tại Việt Nam cùng với các
ngành như: dệt, than , đường sắt…
Ngành xi măng đánh dấu bước phát triển vào ngày25/12/1989 khi khởi công
xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tại Hải
Phòng. Đến nay ngành xi măng Việt nam đã có khoảng trên dưới 100 công ty, đơn vị
trực tiếp tham gia vào sản xuất xi măng trong cả nước. trong đó có khoảng 1/3 trong số
các đơn vị sản xuất là thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, ngoài ra còn có các công
ty liên doanh cũng như các nhà máy xi măng địa phương.
Trong giai đoạn khoảng 15 năm đầu phát triển ngành xi măng, sản lượng ngành
xi măng không đáp ứng được nhu cầu trong nước, tuy nhiên khoảng 2-3 năm trở lại
đây do sự phát triển quá nóng nghành xi măng, có dấu hiệu khủng hoảng thừa xuất
hiện ở ngành xi măng. Làm cho sự cạch tranh trong nghành xi măng trở nên gay gắt,
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 5
nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà máy nhỏ do
không cạnh tranh được về giá cũng như chất lượng so với các nhà máy lớn.
Trong những năm vừa qua, ngành xi măng đóng góp không nhở vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10- 12% GDP. Do vậy sự phát triển của ngành
xi măng cũng góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế.
1.2.2. Các loại sản phẩm chính
Trên thị trường xi măng Việt Nam hiện nay có nhiều loại, tuy nhiên thông dụng

nhất trên thị trường xi măng Việt Nam hiện nay có thể kể đến hai loại chính:
Xi măng PORTLAND chỉ gồm thành phần chính là clinke và thạch cao. Ví dụ như:
PC 30, PC 40, PC 50.
Xi măng PORTLAND hỗn hợp vẫn với các thành phần chính là clinke và thạch
cao ngoài ra còn có thêm một số thành phần phụ gia khác như: đá pudolan, xỉ lò…
Trên thị trường loại này có tên như: PCB30, PCB40.
1.2.3. Một số đặc điểm ngành xi măng Việt Nam
1.2.3.1. Phân phối ngành xi măng khá rải rác do phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu
Tại Việt Nam, đá vôi – nguyên liệu chính sản xuất ra xi măng – có trữ lượng
khá dồi dào tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển. Với tổng số
khoảng 190 mỏ đá vôi có khả năng sản xuất ra khoảng 22 tỷ tấn xi măng. Tuy vậy các
mỏ đá vôi phân bổ khá giải giác và khác nhau về quy mô điều này cũng ảnh hưởng đến
phân bổ ngành xi măng, các nhà máy xi măng lớn chủ yếu tập chung ở các tỉnh miền
bắc và các tỉnh cực nam.
Tuy có nguồn nguyên liệu khá dồi dào để sản xuất ra xi măng nhưng ngành xi
măng Việt Nam Vẫn phải lệ thuộc vào nguồn clinke nhập khẩu từ các quốc gia khác
như: Thái Lan, Hàn Quốc…Ngành xi măng mới chỉ đáp ưng được khoảng 55% nhu
cầu Clinke để sản xuất ra xi măng còn lại phải nhập khẩu. Điều này gây ra rất nhiều
khó khăn khi mà nguồn clinke (nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) tăng
mạnh và thời điểm những năm 2009, 2010. Mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu này chủ
yếu để đáp ứng cho các nhà máy và các trạm nghiền ở khu vực phía nam.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 6
Những nhà máy sản xuất được xem là dẫn đầu trong ngành sản xuất xi măng có
công xuất hơn 1 triệu tấn/ năm, chiếm hơn 60% thị phần xi măng cả nước và chủ yếu
là của tổng công ty xi măng Việt Nam. Do vậy vai trò chi phối thị trường chủ yếu tập
chung ở tổng công ty xi măng Việt Nam.
1.2.3.2. Công suất ngành xi măng đang tăng mạnh – tuy nhiên vẫn mất cân
đối giữa các vùng
Chỉ tính riêng trong năm 2010 đã có khoảng 45 dự án nhà máy mới đi vào hoạt

động và đều là các dự án có quy mô lớn. Sở dĩ như vậy là để tận dụng lợi thế về quy
mô và nguồn nguyên liệu có sẵn. Tuy nhiên các dự án chủ yếu tập trung ở miền bắc và
bắc miền trung nơi có trữ lượng nguyên liệu dồi dào như mỏ đá vôi, đất sét…Chỉ có 4
nhà máy trong số này nằm ở khu vực miền nam. Vì vậy công suất sản xuất của ngành
hiện nay đã tăng mạnh nhưng sự mất cân đối giữa các vùng miền vẫn chưa được cải
thiện. Miền bắc thừa, còn miền nam thì thiếu xi măng.
1.2.3.3. Mức độ cạnh tranh trong ngành xi măng chưa cao
Hiện nay, giống như ngành thép, xi măng là ngành chịu sự quản lý và điều tiết
của nhà nước. Chính sách giá xi măng chịu sự điều chỉnh chung của chính phủ nên
việc điều chỉnh giá thị trường là không linh hoạt. Cụ thể như năm 2008, khi giá
nguyên vật liệu tăng mạnh thì giá bán xi măng tăng rất ít để thực hiện mục tiêu kiềm
chế lạm phát. Bên cạnh đó với sự bảo hộ của nhà nước, việc điều tiết lượng xi măng
nhập khẩu thông qua chính sách thuế làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành xi măng
còn thấp.
1.2.3.4. Nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng mạnh vào quý II và quý IV
Trung bình lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh vào quý 2 và quý 4. Do vậy, điều
này ảnh hưởng đến lượng tồn kho và clinke tại các nhà máy: tăng vào quý 1 và thiếu
hụt vào quý 3. Thông thường nhu cầu tiêu thụ xi măng vào quý 2 và quý 4 thường xấp
sỉ 30 %. Điều này ảnh hưởng đến chính sách quản lí hàng tồn kho cũng như chiến lược
kinh doanh tại các nhà máy.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 7
1.2.3.5. Thị trường miền bắc chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhu cầu ở miền nam
đang tăng mạnh
Thị trường tiêu thụ xi măng tại miền bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước.
Thông thường từ 42 – 52% sản lượng tiêu thụ toàn quốc. Thị trường miền nam khoảng
33 – 37 %. Thị trường miền trung thấp nhất trung bình chỉ chiểm khoảng 11- 22 %
lượng tiêu thụ cả nước.
Tuy lượng tiêu thụ hiện nay khu vực phía bắc đang chiếm ưu thế nhưng tốc độ
tăng trưởng lượng tiêu thụ xi măng đang tăng mạnh tại các tỉnh phía nam. Trung bình
hàng năm khoảng trên 10%, cao nhất trong cả nước.

1.2.3.6. Giá xi măng tại khu vực miền nam cao hơn miền bắc khoảng 20%
Do đặc điểm chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khá cao trong giá bán xi măng
nên xi măng sản xuất và tiêu thụ tại địa phương thường dẻ hơn và có lợi thế cạnh tranh
vể giá so với xi măng tại các vùng khác. Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào và
nhiều nhà máy xi măng tập trung tại miền bắc, do vậy mà thị trường xi măng tại miền
bắc gặp nhiều sự cạnh tranh hơn so với khu vực miền nam. Trong khi đó tại thị trường
miền nam, do nguồn cung thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu nên giá xi măng
khu vực miền bắc thường thấp hơn miền nam khoảng 20%.
Các doanh nghiệp phía nam có lợi thế quyết định thị trường hơn các doanh
nghiệp phía bắc do thị trường chịu ít áp lực hơn. Giá xi măng cao nhất nước có thể kể
đến xi măng Hà tiên 1 và hà tiên 2.
1.2.4. Nhận xét về thị trường xi măng Việt Nam năm 2010
Năm 2010 chứng kiến những biến động không tốt của ngành xi măng.
Giai đoạn đầu năm, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, đầu
tư phát triển được kích thích, thị trường bất động sản ấm trở lại, các dự án nhà ở
và khu đô thị được tiếp tục triển khai đã đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng tiếp tục
tăng so với năm 2009. Tuy nhiên do nguồn cung xi măng vẫn khá dồi dào
(nguyên nhân: Do lượng tồn kho khá lớn từ năm 2009, nhiều dự án sản xuất xi
măng tiếp tục đi vào hoạt động) nên giá xi măng chỉ tăng nhẹ. Theo thống kê
của Cục Quản lý giá, trong quí, giá xi măng tại các nhà máy đã 2 lần tăng: Lần
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 8
thứ nhất là vào tháng 1, tăng 5% do chính sách tính thuế VAT mới vào giá bán
xi măng. Lần 2 vào tháng 2, tăng bình quân khoảng 4% (tương đương tăng
30.000 - 50.000 đ/tấn) do chi phí đầu vào tăng như giá than, giá xăng dầu Còn
đến tháng 3, giá bán tại các nhà máy đang ở mức ổn định so cuối tháng 2.
Tuy nhiên, những quý tiếp theo đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng cung vượt
quá cầu và chênh lệch ngày càng lớn. Hiện cả nước có khoảng 105 nhà máy sản
xuất xi măng, công suất toàn ngành có thể lên tới 61 triệu tấn/năm. Nhưng trong
năm 2010, theo kế hoạch các doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức 53 triệu tấn.
Trong khi đó, ước tính nhu cầu xi măng của cả nước trong năm 2010 này chỉ

vào khoảng 50 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong 2010
ở mức khoảng 3 triệu tấn.
Hiện tượng cung lớn hơn cầu đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty.
Thậm chí xuất hiện một số công ty bán xi măng theo giá thấp hơn giá thị trường
đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp trong ngành.
Trong bối cảnh đầu ra gặp khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào cũng liên
tục tăng gây trở ngại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp, khi
không có được lợi ích theo quy mô. Theo thống kê, than tăng 35-60%; điện tăng
6,8%; xăng, dầu tăng 9%
Những khó khăn này có ảnh hưởng nhiều đến các công ty trong ngành,
trong đó có công ty xi măng Sông Đà.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 9
1.3. Giới thiệu công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Tên Tiếng Việt
Công ty Cổ phần xi măng sông đà
Tên Tiếng Anh
SONG DA CEMENT JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt
SCC
Địa chỉ
Phường Tân Hòa, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Điện thoại
+84-(0)18-85.45.15
Số fax
+84-(0)18-85.41.38
Website

Ngày chính thức giao dịch
20/12/2006
1.3.1. Lịch sử hình thành

Nhà máy Xi măng Sông Đà là đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 12 thuộc
Tập đoàn Sông Đà đã trở thành Công ty cổ phần xi măng Sông Đà hoạt động theo Luật
doanh nghiệp theo Quyết định số 1461 QĐ/BXD ngày 01/11/2002 với số vốn Điều lệ
khi thành lập là 17 tỷ đồng (trong đó Tổng công ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối
chiếm tỷ lệ 52,7%). Công ty tiếp tục hoạt động trên cơ sở máy móc, dây chuyền thiết
bị công nghệ và nguồn nhân lực hiện có. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo
quy định của Pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng và độc lập về tài sản, có Điều lệ tổ
chức và hoạt động của công ty.
Niêm yết: ngày 20 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
1.3.2. Quá trình phát triển
Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 1993 với tổng
diện tích đất đai là 35.333 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 32.600 m2, diện tích
sân bãi là 2.733 m2. Dây chuyền thiết bị tương đối hoàn chỉnh và hiện đại kể từ khâu
nghiền sấy phối liệu cho đến khâu đóng bao xi măng.
Sau gần một năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm
xi măng của đơn vị đã được Tổng cục đo lường chất lượng chứng nhận phù hợp với
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 10
tiêu chuẩn Việt Nam và sản phẩm đã được đưa vào xây dựng các công trình dân dụng,
một số các công trình trọng điểm tại địa phương
Đến tháng 6 năm 1996, sản phẩm của đơn vị tiếp tục được cấp dấu chất lượng
hợp chuẩn và công suất thực tế đã khai thác đạt khoảng 80% so với công suất thiết kế.
Tháng 3 năm 1998, sản phẩm của Nhà máy đạt Huy chương Bạc về chất lượng xi
măng quốc gia, đạt 100% công suất thiết kế và tiêu thụ. Năm 2000, Tổng công ty Sông
Đà giao kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 75.000 tấn xi măng/năm, thực tế đã sản xuất và
tiêu thụ đạt 85.000 tấn.
Tháng 10 năm 2001, Nhà máy được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Hiện nay, Công ty vẫn duy trì áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng này và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ngày càng phù
hợp.

Năm 2002, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đặt ra là 90.000 tấn xi măng/ năm, thực
tế đã sản xuất và tiêu thụ 110.000 tấn, đạt 122% so với kế hoạch và đạt 134% so với
công suất thiết kế. Từ năm 2003 cho đến nay, sản lượng sản xuất và tiêu thụ luôn được
giữ vững, đạt từ 100.000 tấn đến 110.000 tấn/ năm.
Năm 2005, Công ty cổ phần xi măng Sông Đà đã vinh dự được Đảng và Nhà
nước trao tặng Huân chương lao động hạng III cho những đóng góp của đơn vị trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 2010, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty là: 110.000 tấn , Thực tế
sản xuất: 68.855 tấn, tiêu thụ: 69.579tấn đạt 63,3% kế hoạch.
Tổng giá trị sản lượng 66,7 tỷ đồng đạt 67,36%, Lợi nhuận: lỗ không đạt kế
hoạch
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty hiện nay là:
- Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng pooclăng.
- Khai thác và tận thu khoáng sản ( đá vôi, đất sét, cát, sỏi, nguyên liệu sản xuất
xi măng), mua bán vật liệu xây dựng.
- Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình kỹ thuật.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 11
- Sản xuất và tiêu thụ vỏ bao xi măng.
Thị trường chủ yếu của công ty : chủ yếu là các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam (Sơn
La, Việt Trì, Phú Thọ, Hòa Bình …) và hình thức tiêu thụ qua đại lý bán lẻ hoặc các
đầu mối tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội, trung bình khoảng
1000 tấn/tháng.
1.3.4. Vị thế công ty
Công ty có lợi thế là thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, nên Công ty được
tham gia cung cấp xi măng cho các dự án lớn của Tổng Công ty Sông Đà. Sản lượng
hàng năm Công ty cung cấp cho Tổng công ty Sông Đà chiếm tới 60% sản lượng của
nhà máy và lượng tiêu thụ còn lại chủ yếu phục vụ thị trường bên ngoài.
Thị trường của Công ty chủ yếu là các tỉnh ở phía Tây bắc Việt Nam (Sơn La,

Việt trì, Phú Thọ, Hòa Bình, ) và hình thức tiêu thụ là qua các đại lý bán lẻ hoặc các
đầu mối tiêu thụ. Ngoài ra, Công ty còn tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội, Hà Tây, trung
bình khoảng 1000 tấn/ tháng.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 12
1.3.5. Cơ cấu cổ đông
Chỉ tiêu
Sở hữu nhà nước
Sở hữu nước ngoài
Sở hữu khác
% sở hữu
57.21
1.86
40.93
Biểu đồ 1. Cơ cấu cổ đông công ty xi măng Sông Đà
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 13
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG SÔNG ĐÀ
2.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1. Phân tích doanh thu, chi phí
2.1.1.1.Xu hướng biến động
Doanh thu:
Biểu đồ 2. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán giai đoạn 2007 - 2010
Trong 3 năm 2007 – 2009: Doanh thu thuần đều tăng, trong đó mức tăng năm
2009 cao hơn so với năm 2008. Năm 2008, tốc độ tăng doanh thu là 13,57% so với
năm 2007, trong khi năm 2009 mức tăng là 38,75%.
Năm 2010, doanh thu giảm đột biến, giảm 5,23% so với năm 2007.
Giá vốn hàng bán:
Từ năm 2008 – 2010, giá vốn hàng bán đều tăng so với năm 2007, trong đó tốc
độ tăng năm 2009 lớn nhất là 40,83%. Năm 2010, giá vốn hàng bán giảm mạnh so với

năm 2009, chỉ tăng 5% so với năm 2007
Các loại chi phí khác:
57770
84579
69231
60960
55466
74395
59948
52827
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
2010 2009 2008 2007
Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500

4000
4500
Chí phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 14
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2007 2008 2009 2010
Sản lượng sản xuất
Sản lượng tiêu thụ
Chi phí bán hàng: Năm 2008 – 2009 đều tăng so với năm 2007 với mức tăng
lần lượt là 24,82% và 34,19%. Năm 2010, Chi phí bán hàng giảm đột biến với mức
giảm so với năm 2007.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: CP Quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh qua các
năm 2008, 2009 với mức tăng lần lượt là 88,06% và 97,63% so với năm 2007. Năm
2010, chi phí này có giảm nhưng vẫn tăng cao so với năm 2007.
Nhận xét chung:
- Trong các loại chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với
tổng doanh thu, luôn ở mức từ 85% - 95%. Đây là khoản mục có ảnh hưởng lớn
nhất đến tổng chi phí của doanh nghiệp.
- Từ năm 2007 – 2009, tỷ trọng của giá vốn hàng bán/DT thuần xấp xỉ 85%,
nhưng đến năm 2010, tỷ trọng giá vốn/DT thuần tăng đột biến là 95,98%.
=> So với mặt bằng chung về chi phí giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp cùng
ngành vào khoảng 80% qua các năm. Điều đó cho thấy việc quản lý chi phí trực tiếp

của công ty kém so với năm các công ty trong ngành. Đặc biệt năm 2010, giá vốn hàng
bán chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng doanh thu. Điều này là do: Giá nguyên vật liệu
đầu vào năm 2010 tăng mạnh và việc quản lý chi phí trực tiếp của công ty chưa tốt.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cũng liên tục tăng cao so với mức
tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán. Điều đó cũng cho thấy việc quản lý chi
phí gián tiếp của công ty cũng còn nhiều hạn chế.
2.1.1.2. Nguyên nhân
Doanh thu:
- Doanh thu các năm 2007 – 2009 có thể tăng do một số nguyên nhân:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng lên.
+ Giá bán tăng.
Sản lượng (tấn)
2010
2009
2008
2007
Sản xuất
68855
112025
99895
108723
Tiêu thụ
69570
113745.15
96213
109127
Biểu đồ 3. Sản lượng tiêu thụ và sản xuất qua các năm
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 15
Năm 2008: Sản lượng tiêu thụ của công ty giảm 11,83% nhưng doanh thu công
ty tăng 13,47% => Giá xi măng 2008 công ty tăng mạnh so với năm 2007.

Năm 2009: Sản lượng 2009 tăng 4,23% so với năm 2007. Tuy nhiên, do giá xi
măng tiếp tục tăng so với năm 2007, 2008, dẫn đến doanh thu năm 2009 tăng mạnh so
với năm 2007 (38,75%).
Như vậy: Trong giai đoạn 2007 – 2009, nhu cầu xi măng trên thị trường tăng
cao hơn so với lượng cung trên thị trường, đẩy giá xi măng lên cao, dẫn đến doanh thu
tăng.
Năm 2010: Sản lượng tiêu thụ giảm đột biến: Giảm 36,%. Trong khi doanh thu
giảm 5% so với năm 2007. Như vậy, giá xi măng cũng đã tăng, nhưng do sản lượng
tiêu thụ quá thấp làm cho doanh thu vẫn giảm.
Lý do dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty thấp: Giá nguyên vật liệu
đầu vào tăng mạnh, doanh nghiệp đã tăng giá bán nhưng không bù đắp được doanh
thu, Hơn nữa, chính việc tăng giá bán, làm cho việc bán sản phẩm trở nên khó hơn.
Giá vốn hàng bán:
-Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (85% - 95%), và
tăng lên qua các năm 2008, 2009, 2010.
-Đặc biệt tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần năm 2010 tăng đột biến và
cao hơn nhiều so với các công ty trong ngành.
-Việc giá vốn hàng bán tăng giai đoạn 2008 – 2010 do nguyên nhân:
+ Chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong 3 năm này ảnh hưởng đến giá vốn hàng
bán. Bởi lẽ đối với ngành xi măng, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm từ 35 – 45%
trong giá vốn hàng bán.
+ Giá điện các năm tăng lên, chi phí điện chiếm khoảng 18% trong giá vốn sản
xuất xi măng.
+ Đồng thời giá bán than qua các năm cũng tăng lên.
+ Việc quản lý chi phí của doanh nghiệp kém.
Qua 2 chỉ tiêu, doanh thu và chi phí có thể thấy tình hình sản xuất của công ty
nhìn chung là kém hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh thu của công ty
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 16
giai đoạn 2007 – 2009 có thể tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp
cùng ngành.

2.1.2. Lợi nhuận
Chi tiêu
2010
2009
2008
2007
Doanh thu thuần
57770
84579
69231
60960
Giá vốn hàng bán
55466
74395
59948
52827
Lợi nhuận gộp
2304
10184
9283
8133
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
-989
6941
5166
5110
Lợi nhuận khác
90
455
234

325
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
-898
6550
4711
4711
Lợi nhuận của công ty tăng trong giai đoạn 2007 – 2009, đặc biệt là năm 2009.
Năm 2010, lợi nhuận giảm mạnh tới mức âm. Như đã phân tích ở trên, giai đoạn 2007
– 2009, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên nhưng mức tăng của
doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận của công ty đã tăng lên.
Năm 2010, việc bán hàng của công ty không tốt
2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
2.2.1. Vòng quay khoản phải thu – kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
Phải thu bình quân
365
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
Hệ số Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt. Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày bình quân để DN thu
hồi một khoản phải thu.
Từ năm 2007 – 2010 vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm đi, do đó kỳ
thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Đặc biệt năm 2010 tăng
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 17
0
10
20
30
40

50
60
70
2010 2009 2008 2007
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền trung bình
ngành
mạnh so với 3 năm trước. Năm 2007 - 2009 kỳ thu kì bình quân có xu hướng tăng
nhưng không nhiều, nguyên nhân là do doanh thu thuần và các khoản phải thu đều
tăng lên nhưng gần như là cùng tốc độ. Có thể thấy trong 3 năm 2007 – 2009 công ty
gần như không thay đổi chính sách bán hàng của mình. Năm 2010, nguyên nhân của
kỳ thu tiền bình quân tăng đột biến là do doanh thu của công ty giảm mạnh, trong khi
đó các khoản phải thu lại có xu hướng tăng lên.
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007
Vòng quay KPT
5.8
9.2
10.4
10.9
Kỳ thu tiền bình quân
62
39.1
34.5
33.1
TBN kỳ thu tiền
61.5

59.8
60.7
60,3
Biểu đồ 4: Kỳ thu tiền bình quân qua các năm của công ty và trung bình ngành
Qua đây có thể thấy năm 2010, công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng,
chính sách tín dụng thương mại có chiều hướng mở rộng nhưng không hiệu quả. Kì
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 18
thu tiền bình quân đã tăng 59% so với năm 2009 nhưng doanh thu bán hàng lại giảm
32% so với năm 2009.
So với trung bình ngành kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm 2008 và
2009 nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành cùng quy mô ( chỉ bằng
khoảng 50% so với trung bình ngành). Trong giai đoạn này thị trường xi măng trong
thời kỳ khan hiếm cung không đáp ứng được cầu dẫn đến việc bán hàng của doanh
nghiệp trở nên dễ dàng hơn, hơn nữa sản lượng sản xuất của doanh nghiệp nhỏ, do vậy
mà chính sách thương mại của doanh nghiệp không mở rộng như các doanh nghiệp
khác trong ngành mà vẫn bán được hàng, hơn nữa chính sách thu hồi nợ của doanh
nghiệp trong giai đoạn này là khá tốt, đảm bảo việc thu hồi nợ được thực hiện.
Tuy nhiên, đến năm 2010 thị trường xi măng ứ đọng, doanh nghiệp chủ động
mở rộng chính sách tín dụng thương mại để tăng doanh thu bán hàng nhưng doanh thu
của doanh nghiệp lại giảm mạnh. Số liệu cho thấy kỳ thu tiền bình quân của doanh
nghiệp tăng mạnh so với các năm trước nhưng cũng chỉ xấp xỉ trung bình ngành. Năm
2010 là năm thị trường xi măng giảm sút, hơn nữa lại có nhiều nhà máy xi măng với
công suất lớn đi vào hoạt động, nhà máy lại gặp khó khăn trong khâu sản xuất cũng
như tiêu thụ sản phẩm mới dẫn đến việc doanh thu giảm đột ngột khi thị trường gặp
khó khăn. Có thể thấy chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp trong các
năm 2007 – 2009 là chưa hợp lý, khi các chính sách tín dụng thương mại trong giai
đoạn này chưa được hợp lý khi thắt chặt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong
ngành dẫn đến việc khách hàng bị các đối thủ lôi kéo trong giai đoạn này. Mặt
khác, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là không tốt, việc bán hàng
của doanh nghiệp rất bị động trên thị trường.

2.2.2. Vòng quay khoản phải trả - kỳ trả tiền bình quân
Giá vốn hàng bán
Vòng quay khoản phải trả =
Phải trả bình quân
365
Kỳ trả tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải trả
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 19
0
5
10
15
20
25
30
35
2010 2009 2008 2007
Kỳ trả tiền bình quân
Kỳ trả tiền trung bình
ngành
Hệ số vòng quay khoản phải trả phản ánh tốc độ thanh toán của DN cho các
khoản phải trả. Chỉ tiêu Kỳ trả tiền bình quân cho biết số ngày bình quân DN thực hiện
một khoản phải trả.
Qua các năm có thể thấy vòng quay khoản phải trả có xu hướng giảm xuống,
số ngày trả tiền bình quân có xu hướng tăng lên.
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007

Vòng quay khoản phải trả
13.2
21.3
28.3
27.8
Kỳ trả tiền bình quân
27.2
16.9
12.7
13
TBN kỳ trả tiền
29.3
28.4
29.9
28
Đặc biệt vào năm 2010 ( tăng từ 17 ngày năm 2009 lên 27 ngày vào năm 2010).
Nguyên nhân là do, các khoản phải trả và giá vốn hàng bán đều tăng lên nhưng tốc độ
tăng của các khoản phải trả tăng cao hơn so với giá vốn hàng bán. Năm 2010 mặc dù
các khoản phải trả vẫn tăng lên, nhưng do sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm
rất mạnh ( mặc dù chi phí NVL trong năm này tăng cao ) nên giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp giảm so với các năm trước ( giảm 25% so với 2009 ) do đó đã đẩy kỳ trả
tiền bình quân tăng lên cao hơn hẳn so với các năm trước.
Đơn vị: tấn
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007
Sản lượng tiêu thụ các năm
69570

113745
96213
109127
So với trung bình ngành kỳ trả tiền bình quân đều nhỏ hơn trong các năm. Có
thể thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp là khá tốt. Tuy nhiên, điều này cũng cho
thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn vốn không phải trả lãi của doanh nghiệp
khác, nói cach khác doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn như các doanh nghiệp
cùng ngành hoặc cũng có thể doanh nghiệp không có uy tín như các doanh nghiệp
khác.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 20
Biểu đồ 5: Kỳ trả tiền bình quân của công ty và trung bình ngành
Doanh nghiệp nên cải thiện chỉ tiêu này về gần với trung bình ngành, tạo điều
kiện có thêm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Vòng quay hàng tồn kho – số ngày lưu chuyển hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Vòng quay HTK =
HTK bình quân
365
Kỳ lưu chuyển HTK =
Vòng quay HTK
Vòng quay HTK cho biết số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Kỳ lưu chuyển HTK cho biết tốc độ giải phóng HTK của Doanh nghiệp.
Qua các năm, ta thấy vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng. Đặc biệt vào năm 2010 kỳ luân chuyển hàng
tồn kho đã tăng mạnh so với các năm trước.
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007

Vòng quay hàng tồn kho
4.86
6.08
6.12
10.36
Kỳ lưu chuyển hàng tồn kho
74.11
59.18
58.82
34.74
TBN kỳ lưu chuyển HTK
47
51
49
49
Năm 2007, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp cao, từ đó mà kỳ lưu
chuyển hàng tồn kho rất thấp (35 ngày). Nguyên nhân là do năm 2007 giá vốn hàng
bán không thấp hơn các năm 2008 và 2009 nhưng lượng hàng tồn kho so với các năm
khác, cung như tỉ trọng hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán thấp hơn rất nhiều (chỉ
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 21
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2010 2009 2008 2007

Kỳ luân chuy

n hàng t

n
kho
Kỳ luân chuy

n HTK TB
ngành
xấp xỉ 53% so với 2008, 2009). Năm 2008, 2009, kỳ lưu chuyển hàng tồn kho tăng lên
là do tốc độ tăng của giá vốn nhở hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Đến năm
2010 kỳ lưu chuyển hàng tồn kho tăng mạnh là do giá vốn hàng bán giảm mạnh trong
khi đo thì hàng tồn kho vẫn tăng lên. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ việc ứ
đọng xi măng của doanh nghiệp do không bán được hàng, đã làm giá vốn hàng bán
giảm mạnh so với các năm trước, đồng thời chính sách quản lí hàng tồn kho của doanh
nghiệp
là chưa
tốt khi
dự trữ
quá
nhiều
nguyên
vật liệu
trong
điều
Biểu đồ 6. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và trung bình ngành
So với trung bình ngành, kỳ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn
cao hơn so với trung bình ngành. Cho thấy việc quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp
là không tốt, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu để phục

vụ sản xuất kinh doanh.
Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà Trang 22
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2010 2009 2008 2007
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay TTS TB ngành
2.2.4. Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần
Vòng quay Tổng TS =
Tổng TS bình quân
Hệ số vòng quay Tổng TS cho biết một đồng Tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp trong các năm thay đổi khá thất thường,
vòng quay tổng tài sản không thay đổi vào các năm 2007 và 2008, tăng mạnh vào năm
2009 rồi giảm mạnh vào năm 2010.
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007
Vòng quay tổng tài sản
1.31

1.70
1.45
1.46
TBN
1.38
1.44
1.44
1.39
Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản qua các năm có sự thay đổi nhưng sự
thay đổi là không mạnh, do đó việc biến động của vòng quay tổng tài sản là do sự thay
đổi của doanh thu thuần. Năm 2009, doanh thu thuần tăng mạnh và cao nhất trong các
năm, cũng như 2010 doanh thu giảm đột ngột và thấp nhất trong các năm mà ảnh
hưởng tới vòng quay tổng tài sản.
Biểu đồ 7. Vòng quay tổng tài sản của công ty và trung bình ngành

×