Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh của nền kinh tế thế gới hiện nay thì bất cứ một quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển mạnh cả về kinh tế chính trị thì không còn con đường nào
khác là hội nhập, cùng hòa mình vào sự phát triển của nền kinh tế thế gới, phải liên
minh liên minh liên kết với nhau cùng nhau phát triển. Bởi sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, sự giới hạn về nguồn lực của mỗi quốc
gia.
Vì vậy trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta cũng đă có nhiều sự
thay đổi, nền kinh tế của nước ta không còn là nền kinh tế quan liêu bao cấp mà đã
chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữ các thành
phần kinh tế, và thành phần kinh tế nhà nước cũng đóng một vai trò không nhỏ
trong sự phát triển kinh tế của nước ta, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền
vững của sự phát triển của đất nước.
Các doanh nghiệp muốn thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay thì
phải phát huy được các lợi thế của mình để tạo lợi thế cạnh tranh, trong các yếu tố
như nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, tài nguyên …yếu tố con
người đóng vai trò ngày một quan trọng và giữ vai tò quyết định cho sự thành công
của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp ra đời là để thực hiện một sứ mậnh nhất định nào đó. Vì
thế nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định ngay lúc khởi đầu. Nhưng cùng với sự
biến đổi của môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô,
sản phẩm, và thị trường mà nhiện vụ của dặt ra cho nó cũng sẽ thay đổi. Doanh
nghiệp phải xác định được nhiệm vụ của mình, xác định được mục tiêu, định dạng
được chiến lược kinh doanh của mình.
Nước ta đang thúc đẩy gia nhập WTO Sau khi kết thúc đàm phán song phương
với 28 nước có yêu cầu ( đó là các nước lớn và mạnh như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,
Trung Quốc….) và đẩy mạnh việc tạo công ăn việc làm đáp ứng với tốc độ tăng
trưởng dân số của nước ta.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Xuất phát từ nhận thức quan trọng của chiến lược kinh doanh trong giai đoạn
hiện nay trong thời gian kiến tập tại công ty dệt may Hòa Thọ em xin chọn đề tài về
chiến lược kinh doanh của công ty làm chuyên đề kiến tập em xin chọn đề tài về
chiến lược kinh doanh.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thế Cung
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT
MAY HÒA THỌ
1.1 Giới thiệu về công ty Dệt may Hòa Thọ
1.1.1. Tên Công ty:
Công ty dệt may Hoà Thọ trước đây là nhà máy dệt Hoà Thọ trực thuộc
Công ty kỹ nghệ bông vải Việt Nam, có tên gọi là “ SICOVINA” của chính quyền
miền Nam Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1961, đến năm 1963 nhà máy mới
chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà máy dệt SICOVONA được
tiếp quản và đổi thành nhà máy dệt Hoà Thọ, trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, từng
bước ổn định tổ chức và đi vào sản xuất từ năm 1976.
Thực hiện nghị quyết số 388/ NĐ-HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại doanh
nghiệp. Nhà máy đã trao quyền tự do cho doanh nghiệp theo đề nghị của lãnh đạo nhà
máy dệt Hoà Thọ về việc thành lập Công ty, thủ tướng chính phủ đã quyết định số 91
TTG và bộ công nghiệp nhẹ ký quyết định số 24/ TC- LĐ ngày 24/03/1993 thành lập
Công ty dệt may Hoà Thọ.
1.1.2 Địa chỉ:
Hiện nay Công ty là thành viên Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
“VINATEX”, thuộc bộ Công nghiệp. Công ty Dệt May Hòa Thọ có trụ sở chính
nằm ở phía nam thành phố Đà Nẵng, thuộc xã Hoà Thọ, huyện Hòa Vang, phía tây
cách quốc lộ 1A khoảng 1km, phía bắc cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km.
Địa chỉ : 36 Ông Ích Đường, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Tên giao dịch : HÒA THỌ TEXTILE GARMENT COMPANY
Tên viết tắt : HOTEXCO
Tổng Giám đốc : Ông Trần Văn Phổ
Điện thoại : 84.0511.846290
Fax : 84.0511.846216
Tài khoản số : 710A00007 Ngân hàng Công Thương TP Đà Nẵng
Email : /
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Website : www.hotexco.com
1.1.3 Giám đốc: Hiện nay Giám đốc của công ty Dệt may Hòa Thọ Là ông
Trần Văn Phổ.
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Thực hiện nghị quyết số 388/ NĐ-HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại
doanh nghiệp. Nhà máy đã trao quyền tự do cho doanh nghiệp theo đề nghị của lãnh
đạo nhà máy dệt Hoà Thọ về việc thành lập Công ty, thủ tướng chính phủ đã quyết
định số 91 TTG và bộ công nghiệp nhẹ ký quyết định số 24/ TC- LĐ ngày 24/03/1993
thành lập Công ty dệt may Hoà Thọ.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 106906 do Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ cấp ngày 28/1/1993.
Giấy phép Kinh doanh XNK số 01-02-075/GP do Bộ TM cấp 4/2/1994
1.1.5 Loại hình doanh nghiệp:
- Công ty Dệt may Hòa Thọ kinh doanh dưới hình thức là công ty cổ phần.
1.1.6 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.1.6.1 Chức năng.
- Sản xuất kinh doanh các loại vải, sợi và các sản phẩm may mặc nhằm phục
vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
- Thực hiện các hoạt động nhập khẩu nhằm cung ứng các vật tư hàng hoá cho
ngành dệt may.
- Ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước, thực hiện trực tiếp các công việc
xuất khẩu.
1.1.6.2. Nhiệm vụ của công ty.
Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và các loại tài nguyên, đất đai, và
các nguồn lực khác do nhà nước giao.
Đổi mới công nghệ để phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh
nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Nghiên cứu khả năng sản xuất, khả năng thâm nhập thị trường mới trong nước
cũng như nước ngoài để có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng các nhiệm vụ mà
ngành và Tổng công ty giao cho.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo đúng qui định của pháp luật.
Thực hiện các chế độ bảo hiểm, vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Thực hiện tốt công tác quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ
môi trường sinh thái.
1.1.7 Quá trình phát triển của Công ty
Từ năm 1963, nhà máy dệt SICOVINA chính thức đi vào hoạt động với vốn
ban đầu là 200 triệu đồng, lúc đó chỉ sản xuất được các loại vải, sợi nhằm phục vụ
theo yêu cầu kinh doanh, với máy móc thiết bị của nước ngoài, hệ thống dây chuyền
sản xuất gồm 20000 cọc sợi, 400 máy dệt và 986 công nhân.
Từ sau năm 1975, công ty được quốc hữu hoá và đổi tên là Nhà máy Dệt
Hoà Thọ, hoạt động sản xuất chủ yếu theo các chỉ tiêu pháp lệnh, sản xuất theo kế
hoạch của Nhà Nước trong suốt thời kì bao cấp, nguyên vật liệu từ trên cấp xuống,
cung không đủ cầu, tốc độ hoàn thành kì này thấp.
Từ năm 1976-1991, sản lượng Công ty không ngừng tăng lên, góp phần đáng
kể vào viêc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Năm
1993, công ty đổi tên là Công ty Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 241/CNn-
TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Năm 1994-1995: Công ty đã tập trung các chuyên gia đầu ngành để nghiên
cứu cho việc đổi mới thiết bị công nghệ. Công ty quyết định đầu tư công nghệ kéo sợi
bằng thiết bị Peconhand của Italia đời máy 1985-1987 với công suất 950 tấn/năm,
tổng vốn đầu tư là 2.807.000 USD. Bên cạnh đó để phục vụ cho yêu cầu công nhân
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
kéo sợi và cải tạo điều kiện môi trường làm việc cho người lao động, Công ty đã cải
tạo cơ bản hệ thống điều hòa thông gió mới của Ý với giá trị 720.000 USD.
Năm 1996, Công ty đã mở rộng quan hệ hợp tác bằng liên doanh với các đối
tác nước ngoài để sản xuất khăn bông chất lượng cao với tổng số vốn liên doanh là
6.757.762 USD.
Đến tháng 9 năm 1997,với sự giúp đỡ của Tổng Công ty Dệt May Việt
Nam, Công ty tiếp tục đầu tư thêm một xí nghiệp may gồm 8 dây chuyền với công
nghệ và trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 7,5 tỷ đồng.
Năm 1999-2000, do sản phẩm dệt may có chất lượng kém nên Công ty bị
mất thị trường cũ và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới. Giai đoạn
này Công ty làm ăn thua lỗ, không đủ trả lương cho cán bộ công nhân viên, đến
cuối năm 2000 Công ty quyết định giải thể ngành dệt và điều chuyển số công nhân
sang làm các ngành khác.
Năm 2002, Công ty đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy may 2
gồm có 8 chuyền may với máy móc thiết bị nhập khẩu ở Mỹ, có tổng vốn đầu tư
ban đầu là 5,5 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty đã mở rộng Xí Nghiệp May 1 từ 8 dây
chuyền lên 12 dây chuyền và đưa vào sản xuất ổn định từ đầu tháng 7 năm 2005
đến nay. Đầu tư bổ sung thêm 7000 cọc sợi, đã lắp đặt xong và đi vào hoạt động từ
2005.
Hiện công ty có 7 xí nghiệp thành viên, trong khuôn viên của công ty bao
gồm có các xí nghiệp như: nhà máy sợi, xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí
nghiệp may 3 và 4 xí nghiệp thành viên bên ngoài khuôn viên công ty: nhà máy
may Quảng Nam, xí nghiệp may Điện Bàn và xí nghiệp may Hội An. Nhà máy sản
xuất sợi Hòa Thọ thuộc trong khuôn viên Công ty, được thành lập theo quyết định
số 337/QĐ-HT ngày 28/8/1997 của Giám đốc Công ty Dệt Hoà Thọ.
Năm 2005, Công ty đã đầu tư lớn vào mở rộng cơ sở vật chất đáp ứng nhu
cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam, giá trị xây dựng cơ bản hơn 500 triệu.
- Mở rộng xí nghiệp May Hội An, đầu tư bổ sung thêm các thiết bị chuyên
dụng cho các xí nghiệp như nồi hơi, hệ thống dập ủi.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
- Đầu tư hệ thống quản lý sản xuất may tự động hiện đại G-Pro cho Xí
nghiệp May 2 và đã đưa vào sản xuất ổn định từ tháng 10/2005.
- Khởi công đầu tư mở rộng Xí nghiệp May Điện Bàn, xây dựng nhà khách
(5 phòng) để phục vụ cho khách đến công tác, xây dựng nhà WC, nhà để xe .
- Tổ chức khai thác vận hành dây chuyền sợi 7.200 cọc ổn định đạt chất
lượng khá tốt, được khách hàng chấp nhận và xuất khẩu được 97 tấn với giá trị xuất
khẩu sợi đạt 186.000 USD.
- Năm 2008 Tổng công ty chuyển sang cổ phần hoá với tên gọi là Tổng công
ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ và Đồng thời mở rộng Xí nghiệp may thời trang với
giá đầu tư 31 tỷ đồng, trung tâm kinh doanh thời trang đã đi vào hoạt động khá tốt,
đã phát triển thêm các cửa hàng và đại lý để giới thiệu sản phẩm tại thành phố Đà
Nẵng, Tam Kỳ…Đặc biệt Công ty đã hợp tác với Trung tâm kinh doanh thời trang
của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam khai trương được 4 siêu thị mini giới thiệu và
bán sản phẩm dệt may trong thành phố Đà Nẵng.
Kế hoạch đến năm 2010, nâng cấp năng lực sản xuất nhà máy sợi lên 18000
cọc để sản xuất sợi chất lượng cao xuất khẩu. Và dự định xây dựng, lắp đặt xí
nghiệp may số 7 (45 công nhân/chuyền), trong đó có 2 chuyền may hàng thời trang.
1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt may Hòa
Thọ
1.2.1 Tình hình sản xuất của Tổng Công ty.
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh các loại vải, sợi, nhập khẩu các
nguyên vật liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi đồng thời sản xuất hàng may mặc
và khăn bông các loại theo yêu cầu kinh doanh của ngành, địa phương hay khu vực.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Công ty giai đoạn 2006-2009
STT CÁC CHỈ TIÊU/ Năm 2006 2007 2008 2009 ĐVT
1 Giá trị SXCN 128,942 183,457 288,100 390,400 Tỷ đồng
2 Doanh thu 128,871 216,753 331,512 437,000 Tỷ Đồng
3 Kim ngạch XK 9,667 20,618 32,675 43,000 Triệu USD
4 Thu nhập BQ 840.776 905.154 1.032.529 1.260.309 Đồng/ng/th
5 Nộp ngân sách 5,204 5,462 6,037 8,430 Tỷ đồng
6 Kim ngạch NK 11,370 17,174 24,992 23,500 Triệu USD
7 Sản phẩm chủ yếu
- Sợi các loại 3.218 3.931 3.710 3.810 Tấn
-SP may các loại 3.440 4.386 4.461 5.700 1000SP
8 Hiệu quả 117,955 265,000 2.000,000 3.000,000 Triệu đồng
Nguồn :Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu may
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng qua, cụ thể năm 2008 tăng 57% so với năm
2007 và năm tiếp theo cũng tăng là 36% so năm 2008, dẫn đến doanh thu cũng tăng
theo. Đạt được kết quả này là do Công ty dần chuyển từ gia công sang mua bán đứt
đoạn. Và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, nếu năm 2007 chỉ là 20,618 triệu
USD sang năm 2008 là 32,675 triệu USD thì đến năm 2009 đã là 43,000 triệu
USD. Do vậy, đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty được cải thiện qua
việc gia tăng thu nhập bình quân
1.2.2 Tình hình kinh doanh của Tổng Công Ty
Trong những năm qua, công ty Dệt May Hoà Thọ đẩy mạnh các hoạt động
kinh doanh, tăng nhanh các mặt hàng sợi và may, đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2006 - 2009
Sản phẩm / Năm 2006 2007 2008 2009 Đvt
Sợi các loại: 3218230 3931220 3710000 3820750 Kg
+Sợi Savio 965469 1179366 1113000 1146225 Kg
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
+Sợi Marzoli 804558 982805 927500 955188 Kg
Sợi Arrow Robberts 611464 746932 704900 725943 Kg
+Sợi Jingwei 836740 1022117 964600 993395 Kg
May 3440000 4386000 4661000 5762610 Cái
+Áo Jacket 1204000 1535100 1631350 2016914 Cái
+Quần tây 1238400 1578960 1677960 2074540 Cái
+Áo sơ mi 688000 877200 932200 1152522 Cái
+Sản phẩm may các loại 309600 394740 419490 518635 Cái
(Nguồn :Phòng Tài Chính Kế Toán)
Sản lượng sản xuất của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Sản
lượng sợi năm 2009 tăng 10% so với năm 2008, do công ty có đầu tư một thiết bị
của ngành sợi hiện đại. Ngành may sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, bởi công ty
không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại.
1.2.3. Tình hình xuất khẩu của Tổng Công ty
Kim ngạch xuất khẩu(KNXK) của Công ty liên tục tăng trong thời gian qua.
Việc kinh doanh XK của Công ty theo 2 hình thức: nhận gia công và mua bán đứt
đoạn. Trong thời kỳ đầu, KNXK phần lớn là do các hợp đồng gia công mang lại,
nhưng trong những năm gần đây, KNXK tăng chủ yếu là do hình thức mua bán trực
tiếp mang lại. Điển hình trong 6 tháng đầu năm 2008, doanh thu của hàng may mặc
là 165.409.965.568 tỷ đồng thì việc mua bán FOB là 134.964.025.732 tỷ đồng, còn
gia công chỉ chiếm 30.445.939.800 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ được tiềm năng phát
triển của Công ty, sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao thỏa mãn khách hàng thế
giới chứ không chỉ phụ thuộc vào các đơn hàng gia công.
Tình hình xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2007 - 2009
Đvt: USD
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009
USD % USD % USD %
Tổng KNXK 20,618,672.62 100 32,675,750.00 100 39,515,030.00 100
-Châu Âu
3,168,118.97 15,37 6,191,530.00 18,95 7,231,860.00 18,3
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
-Châu Á:
5,877,250.12 28,5 3,342,690.00 10,23 4,130,810.00 10,46
+Nhật Bản
2,043,502.11 9.9 2,500,145.00 7.7 3,114,567.00 7.9
-Châu Mỹ:
11,573,303.53 56,13 23,066,650.00 70,59 28,152,350.00 71,24
+Mỹ
11,546,456.67 56% 23,036,403.75 70,5 27,858,096.15 70,5
-Châu Đại Dương 65.860.0 0,2
XK tại chỗ
9.020.0 0,03
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK may)
Hiện nay, thị trường XK của Công ty khá rộng. Thị trường Hoa kỳ là thị
trường chủ yếu của Công ty chiếm 71,24% KNXK, tiếp đến là Châu Âu với 18,3%
và Châu Á là 10,46%. Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng, sức mua lớn, các đơn
hàng từ Hoa Kỳ thường số lượng lớn nhưng đây là thị trường khó tính, lại có nhiều
trở ngại như hạn ngạch, các quy định về trách nhiệm xã hội, luật chống phá giá.
Trong khi thị trường Châu Âu và Châu Á thì đơn hàng nhỏ nhỏ lẻ, số lượng ít
nhưng lại ổn định, ít rủi ro.
Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ chốt của công ty qua 3 năm 2007 - 2009
Đvt: USD
Mặt hàng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
USD % USD % USD %
Tổng cộng 20,618,672.46 100 32,675,750.00 100 41,297,181.09
Áo Jacket 5,814,445.93 28,2 13,123,180 40,16 15,303,688.83 37,06
Quần tây 6,438,581.53 32,23 12,407,930 37,97 17,373,199.27 42,07
Áo sơ mi 779,918.53 3,88 896,280 2,75 746,274.96 1,81
SP may các loại 5,874,932.76 28,49 6,239,340 19,09 2,447,704.55 5,93
Sợi 1,690,793.71 8,2 9020 0,03 5,426,313.47 13,13
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK may)
Các sản phẩm chủ đạo của Công ty là áo Jacket (37,06%), quần âu (42,07%),
áo sơ mi (1,8%) với KNXK tăng mạnh trong các năm. Đây là các mặc hàng đem lại
KNXK lớn và ổn định qua các năm. Ngoài ra Công ty còn gia công rất nhiều sản
phẩm khác như áo quần trẻ em, đồ bảo hộ lao động, đồ công sở.
Có thể nói rằng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty trong
những năm qua tăng mạnh, chứng tỏ chất lượng sản phẩm may của công ty ngày
càng nâng cao, đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài, tạo được uy tín trên thị
trường quốc tế, cho thấy công ty đang đi đúng hướng đã vạch ra. Điều này sẽ tạo đà
phát triển cho các năm tiếp theo.
1.3 Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược
kinh doanh của công ty Dệt may Hòa Thọ
1.3.1 Quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty.
Xây dựng chiến lược là quá trình tìm hiểu các thông tin thực tế từ thị trường
dựa trên các phân tích định tính và định lượng về môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp như môi trường kinh tế, môi trường nhân khẩu, môi trường văn hoá, môi
trường công nghệ, và môi trường toàn cầu. Từ thực tế đó kết hợp với những lý luận
áp dụng vào việc hoạch định để có một tầm nhìn xây dựng chiến lược cho công ty.
1.3.2 Tình hình nguồn nhân lực tại công ty
Một công ty muốn phát triển vững mạnh thì phải có một đội ngũ nhân viên
đáp ứng cả về lượng lẫn về chất. Công ty Dệt may Hòa Thọ từ khi thành lập cho
đến nay số lượng lao động luôn tăng về số lượng chứng tỏ công ty đang ngày
càng phát triển. Điều này thể hiện rõ qua bảng sau:
Biến động về lực lượng lao động của công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
I. Tổng số lao động 3148 100 3770 100 4057 100 4463 100
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
1. Nam
2. Nữ
2600
548
82.59
17.41
3142
628
83.34
16.66
3359
698
82.80
17.20
3710
753
83.13
16.87
II.Tổng số lao động
1.LĐ trực tiếp
2.LĐ gián tiếp
3148
2983
165
100
94.76
5.24
3770
3557
213
100
94.35
5.65
4057
3838
219
100
94.60
5.40
4463
4222
241
100
94.60
5.40
II. Trình độ
1. Đại học
2. Cao đẳng
3. Trung cấp
4. Lđ phổ thông
68
101
25
2954
2.16
3.21
0.8
93.83
84
133
28
3525
2.23
3.52
0.74
93.5
83
143
29
3802
2.05
3.52
0.71
93.71
103
132
37
4191
2.31
2.96
0.83
90.90
III. Hợp đồng
1. LĐ biên chế
2. LĐ hợp đồng NH
2609
539
82.88
17.12
3066
704
81.33
18.67
3618
439
89.06
10.94
4057
406
90.90
9.10
(Nguồn: phòng tổ chức của Công ty)
Qua bảng tổng kết có thể nhận thấy rằng, trong những năm qua, số lượng công
nhân của công ty Dệt May Hoà Thọ liên tục tăng lên từ 3148 công nhân năm 2006 thì
đến năm 2009 đã là 4463 công nhân. Tốc độ gia tăng này cũng phù hợp với đà phát
triển của công ty trong 4 năm vừa qua. Có thể nhìn thấy rằng công ty đang duy trì
một mức tỷ lệ ổn định giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là trong khoảng
94% so với 5%. Điều này giúp công ty có thể ổn định được tình hình sản xuất.
Do đặc tính của ngành nghề, cần những người lao động có tính chăm chỉ,
nhẫn nại, chịu khó nên số lao động nữ vẫn luôn chiếm một tỷ lệ vào khoảng 83% so
với số lao động nam giới chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng số lao động. Số công
nhân này đa số chỉ dừng lại ở mức độ trình độ phổ thông. Vì vậy, tỷ lệ lao động phổ
thông trong công ty chiếm đến hơn 90% lực lượng. Còn cán bộ cấp quản lý còn lại
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lực lượng lao động nhưng lại có trình độ khá cao,
khoảng hơn 5% có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Chỉ chiếm khoảng 6% trong
lực lượng của Công ty nhưng cấp cán bộ quản lý của công ty Dệt May Hoà Thọ
luôn được đánh giá là có năng lực, năng suất làm việc đạt hiệu quả rất cao so với
các công ty khác.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Để duy trì tính ổn định cho công tác quản lý và có thể đáp ứng đầy đủ kịp
thời các đơn đặt hàng, công ty đã duy trì mức lao động trong biên chế khá cao trên
80%. Với tính chất của ngành dệt may, số lượng và tay nghề của công nhân đóng
vai trò rất lớn trong sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, công ty cần cố gắng ổn
định tình hình lực lượng lao động của mình để từ đó ổn định sản xuất và cố găng
cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt hơn nữa thì mới có thể tạo
lòng tin cho các đối tác và các bên liên quan.
Với một số lượng lao động lớn như vậy, đã đặt ra cho Công ty không ít khó
khăn. Đó là vấn đề tiền lương, các khoản trợ cấp Nếu Công ty không giải quyết tốt
những vấn đề trên thì có thể gây ra tình trạng bất ổn trong sản xuất và kinh doanh.
Và trong sự thành công của công ty trong nhiều năm qua, có sự đóng góp rất lớn
của lực lượng lao động này. Vì thế, để có thể đạt được những thành công nhất định,
ban lãnh đạo của Công ty cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến cuộc sống
của cán bộ, công nhân viên trong Công ty xem lại những mặt chưa làm được và cố
gắng phát huy những mặt tốt.
1.3.3 Tình hình tài chính của công ty
Để thống kê tất cả những số liệu về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công
ty thì bộ phận tài chính- kế toán phải nắm chắc chắn quá trình sử dụng nó qua các
năm.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Bảng: Tình hình tài chính của công ty
TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
TSLĐ và đầu tư
tài chính ngắn hạn
42.390.277.716 67.296.017.964 64.195.345.948 98.202.982.018
1. Tiền 739.590.521 2.532.140.417 1.671.910.348 3.536.237.847
2. Các khoản phải
thu
21.145.491.728 35.682.102.634 26.751.685.583 37.572.413.495
3. Hàng tồn kho 19.783.560.840 26.049.298.856 35.223.177.786 56.212.642.241
4. TSLĐ khác 721.634.627 3.032.475.048 548.572.231 881.688.435
TSCĐ và đầu tư
tài chính dài hạn
90.851.118.187 121.888.613.21
9
116.953.527.12
6
135.152.643.871
1. Tài sản cố định 63.516.683.929 120.340.970.57
5
112.986.117.02
1
110.971.157.911
Nguyên giá 98.240.454.458 197.969.569.24
8
170.602.735.24
2
189.006.279.115
2. Các khoản đầu
tư tài chính dài
hạn
1.194.080.000 200.000.000 100.000.000
3. Chi phí XDCB
dỡ dang
26.140.354.258 92.241.545 53.652.728 21.404.945.910
4. Chi phí trả
trước dài hạn
1.455.401.493 3.713.757.377 2.373.540.020
TỔNG TÀI SẢN 133.241.395.90
3
189.184.631.18
3
181.148.873.07
4
233.355.625.889
NGUỒN VỐN
1. Nợ phải trả 116.659.332.87
5
171.601.844.82
8
172.325.690.70
2
221.495.720.288
2. Nợ ngắn hạn 14.871.217.045 59.017.721.728 57.718.478.752 80.172.023.752
3. Nợ dài hạn 71.537.788.501 112.083.751.36
7
114.513.803.94
3
129.391.261.878
4. Nợ khác 250.327.329 500.371.733 88.408.007 11.932.434.658
Nguồn vốn chủ sơ
hữu
16.582.063.028 17.582.786.355 8.823.182.372 11.859.905.601
TỔNG NGUỒN
VỐN
133.241.395.90
3
189.184.631.18
3
181.148.873.07
4
233.355.625.889
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Có thể thấy được tổng tài sản của công ty tăng qua các năm, từ năm 2006
đến năm 2009.
Năm 2007 tăng 1,4 lần so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 tăng nhưng thấp hơn
năm 2007, đến năm 2009 lại tiếp tục tăng 1.75 lần sp với năm 2006.
Nguyên nhân chính dẫn đến tổng tài sản của công ty tăng là do công ty đã đầu tư
khá mạnh vào tài sản lưu động và tài sản cố định những tập trung vào tài sản lưu
động.
Năm 2009 tài sản lưu động tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006 và năm 2009 tài sản
lưu động chiếm hơn nữa tổng tài sản. Chính vì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn
như vậy là do khả năng thanh toán hiện tại của công ty tăng qua các năm, tuy nhiên
năm 2008 giảm đi rỏ rệt điều đó cũng thấy được hàng tồn kho của công ty còn ứ
đọng nhiều.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng nhanh chứng tỏ rằng công ty đầu tư vào thiết
bị máy móc và góp vốn liên doanh liên tục.
Nợ phải trả cũng tăng mạnh qua các năm trong tổng nguồn vốn chiếm
87,55% năm 2006 và tiếp tục tăng đến năm 2009 chiếm đến 95% tỷ trọng ngày
càng tăng do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đã làm tăng nợ phải trả trong đó tố độ của
nợ dài hạn tăng mạnh hơn.
Trong khi nợ phải trả tăng thì nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, năm
2008 giảm gần một nữa so với năm 2006, sang năm 2009 vốn chủ sơ hữu có tăng
lên nhưng thấp hơn năm 2006 từ đó là nguyên nhân của việc tổng nguồn vốn giảm
rõ rệt từ 12,45 năm 2007 còn lại 4,87% năm 2008 đến năm 2009 tăng trở lại. Trong
tổng nguồn vốn thì nợ chiếm từ 90-95% trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại
chiếm 10-5% qua các năm điều đó cũng chứng minh phần nào, công ty đã sử dụng
quá nhiều vốn vay trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại
trong tương lai vì mặc hàng tiêu thụ sản phẩm nếu không bán được dẫn đến tình
trạng không có khả năng thanh toán.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Và cũng khẳng định rằng công ty có toàn bộ tài sản đều vay của ngân hàng, do sử
dụng quá nhiều vốn vay vì vậy hàng năm công ty phải trả một khoảng lãi vay khá
lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận gộp %
Lợi nhuận ròng %
Thu nhập trên nguồn vốn%
Thu nhập trên tài sản%
6,56
0,00
0,00
0,00
7,71
0,035
0,25
0,02
9,92
0,29
7,11
0,35
9,33
0,45
12,63
0,64
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty đã chứng minh qua các năm
công ty đã sử dụng quá nhiều vốn vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty đăc biệt
năm 2006 công ty dường như không sinh lời, bắt đầu năm 2007 công ty mới có khả
năng phát triển tỷ lệ lợi nhuận chỉ có 0,035 % trong tổng doanh thu.
Năm 2009 lợi nhuận được cải thiện chiếm 0,45%, tỷ lệ này quá nhỏ với chi
phí bỏ ra qua các năm.Tình hình tài chính của công ty bị thâm hụt do nguồn vốn chủ
sở hữu giảm đáng kể qua các năm chứ không phải do tình hình kinh doanh của công
ty.
1.3.4 Một số trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cảu công ty
Hiện nay Công ty có 7 xí nghiệp thành viên trong và ngoài khuôn viên của
Công ty với tổng diện tích khoảng 145600 m
2
,
trong đó diện tích nhà xưởng và kho
chiếm khoảng 73000 m
2
, hệ thống kho nguyên phụ liệu với diện tích 4000m
2
gồm
kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm.
Tổng công suất lắp đặt hiện nay có 7.500 KW, tổng số thiết bị may 2.900
máy và 3 dây chuyền kéo sợi. Nguồn điện, khí nén và nước sạch luôn luôn đáp ứng
đủ cho nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất.
Sau đây là bảng thống kê về tình hình sử dụng mặt bằng của Công ty.
Bảng. Tình hình sử dụng mặt bằng của công ty
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
STT Tên Diện tích (m
2
) Tỷ lệ (%)
1 Các xí nghiệp may 56008 38.47
2 Nhà máy sợi 11000 7.55
3 Khu vực kho bãi 12404 8.52
4 Khu nhà làm việc 13104 9.00
5 Khu vực giảI trí, thể thao 7500 5.15
6 Lối đi, vườn hoa 10345 7.11
7 Hội trường, phòng ăn. 6450 4.43
8 Nhà xe 2500 1.72
9 Nhà nghỉ 5220 3.59
10 Diện tích khác chưa sử dụng 21069 14.47
Tổng cộng 145600 100
Nguồn bảng trên, ta thấy việc sử dụng diện tích mặt bằng vào các mục đích
cụ thể tương đối hợp lý. Chẳng hạn diện tích Công ty sử dụng để xây dựng khu nhà
làm việc là 13104 m
2
chiếm 9% tổng diện tích, đây là một diện tích tương đối lớn,
rộng rãi rất thuận lợi cho việc tạo ra một nơi làm việc thoáng đãng, dễ chịu, và khu
nhà nghỉ với diện tích 5220 m
2
đủ rộng rải cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
Do đặc tính hoạt động trong ngành sản xuất nên đòi hỏi bất kỳ một Công ty nào
cũng cần phải có một diện tích kho đủ lớn để có thể dự trữ nguyên vật liệu, chứa
các thành phẩm và bán thành phẩm… nhận thức được điều này cho nên Công ty Dệt
May Hoà Thọ đã sử dụng 12404 m
2
để xây dựng khu vực kho bãi. Điều này tạo
nhiều thuận lợi cho việc lưu kho nguyên vật liệu, phụ liệu, các công cụ dụng cụ
phục vụ quá trình sản xuất, giảm thiểu chi phí thuê kho bãi, chi phí do hư hỏng
thành phẩm, nguyên vật liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đã bố trí diện tích hội trường - phòng ăn
(6450m
2
), nhà xe, lối đi vườn hoa (10345m
2
), khu vực giải trí thể thao (7500 m
2
)
tương đối rộng rãi đem lại sự thoả mái cho cán bộ công nhân viên, cũng như người
lao động giúp họ có được những nơi nghỉ ngơi, ăn, chơi thoáng mát, sạch sẽ.
Tuy nhiên, vẫn còn có chỗ chưa được hợp lý lắm đó là Công ty đã bố trí hội trường
và phòng ăn vào cùng một khu nhà nhiều khi gây bất lợi do hội trường là nơi thường diễn ra
các buổi hội họp mà lại ở cạnh nhà ăn thì không được hợp lý. Mặt khác, vì là nơi diễn ra các
hoạt động sản xuất sản phẩm nên Công ty rất ưu tiên diện tích dành cho sản xuất 67008 m
2
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
chiếm gần ½ tổng diện tích (46,02%). Việc bố trí như vậy tạo cho nhà máy rất nhiều thuận
lợi cho việc mở rộng hoạt động sản xuất ở hiện tại và trong tương lai.
Tất cả những máy móc thiết bị này là cơ sở vật chất quan trọng để tạo ra sản phẩm
nhanh chóng, kịp thời và có chất lượng để cạnh tranh ra thị trường bên ngoài. Dưới
đây là bảng thống kê một số loại máy móc thiết bị sản xuất chủ yếu của Công ty
Bảng . Một số loại máy móc thiết bị sản xuất chủ yếu của Công ty
Tên thiết bị
Số
lượng
Nước SX Năm SX
Công suất
thiết kế
Công suất
thực
Máy đánh bông
2 Đức 1990 42m/phút 35m/phút
1 Italia 1987 40m/phút 35m/phút
Máy chải thô
8 Nhật 1961 200 v/phút 160 v/phút
7 Italia 1985 300 v/phút 250 v/phút
5 China 2000 300 v/phút 250 v/phút
10 Đức 1990 280 v/phút 250 v/phút
Máy ghép
3 Liên Xô cũ 1981 250 v/phút 200 v/phút
12 Italia 1987,1991 300 v/phút 250 v/phút
2 Đài Loan 2002 300 v/phút 250 v/phút
Máy sợi thô
1 Đức 1962 50m/phút 45 v/phút
2 China 2003 60m/phút 55 v/phút
5 Italia 1984,1990 40m/phút 35 v/phút
Máy sợi con
25 USA 1961 40m/phút 35 v/phút
9 Italia 1987 50m/phút 45 v/phút
10 Italia 1991 60m/phút 55 v/phút
Máy ống
1 Đức 1986 40m/phút 35 v/phút
3 Italia 1985 40m/phút 35 v/phút
6 Nhật 2002 40m/phút 35 v/phút
Máy ép lộn cổ 4 Đài Loan 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy cuốn ống 7 Nhật 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy kiểm vảI 6 Việt Nam 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy may CN 2925 Nhật Bản 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy 1 kim thường
1157 Nhật Bản 1997 250sp/ca 200sp/ca
12 Nhật Bản 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy 1 kim điện tử 156 Nhật Bản 1997 250sp/ca 200sp/ca
182 Nhật Bản 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy cắt chỉ tự động 190 Nhật Bản 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy vắt gấu 16 Nhật Bản 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy cắt tay 33 Nhật Bản 1997 250sp/ca 200sp/ca
Máy dập nút 4 Đài Loan 2004 250sp/ca 200sp/ca
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
Bàn ủi hơi 4 Nhật Bản 2002 250sp/ca 200sp/ca
Máy trải vải tự động 1 USA 2002 250sp/ca 200sp/ca
Máy chạy ren 1 Nhật Bản 2002 250sp/ca 200sp/ca
Máy trải vải cơ 2 Đài loan 2004 250sp/ca 200sp/ca
Máy tính điểm 2 USA 2004 250sp/ca 200sp/ca
Máy 1 kim điện tử 10 Hàn Quốc 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy 2 kim cố định 3 Nhật Bản 2004 250sp/ca 200sp/ca
Máy 2 kim tự động 5 China 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy đánh bong 1 Nhật Bản 2004 250sp/ca 200sp/ca
Máy thùa khuy điện tử 2 Nhật Bản 2004 250sp/ca 200sp/ca
Máy đính bo điện tử 21 Nhật Bản 2005 250sp/ca 200sp/ca
Máy khuy đầu tròn điện tử 1 Nhật Bản 2004 250sp/ca 200sp/ca
Hệ thống ủi form quần 1 Đức 2005 250sp/ca 200sp/ca
(Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm)
Qua bảng thống kê trên, ta thấy rằng hầu như các máy móc thiết bị của nhà
máy chưa hoạt động hết công suất của nó, các máy móc này chỉ hoạt động khoảng
gần 85% công suất thiết kế. Điều này chứng tỏ Công ty chưa khai thác triệt để công
suất hoạt động của dây chuyền công nghệ nên trong hiện tại cũng như trong thời
gian sắp đến Công ty nên gia tăng sản lượng sản xuất để tận dụng triệt để công suất
của máy móc nhằm tránh lãng phí . Hơn nữa, theo trên ta cũng biết được toàn bộ
dây chuyền công nghệ của Công ty đều được nhập từ nhiều nước khác nhau, trong
đó của Nhật là nhiều nhất vào các năm 1997, năm 2002 và gần đây nhất là vào năm
2004 và năm 2005 . Điều này cho thấy cho Công ty đang đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị hiện đại đáp ứng với sự phát triển và đòi hỏi của khách hàng nhằm tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số máy móc thiết bị đã rất cũ
nhưng vẫn còn sử dụng như máy chải thô của Nhật, máy sợi con của Mỹ năm 1961,
máy sợi thô của Đức năm 1962. Chính vì vậy điều này ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, do máy móc thiết bị được nhập từ nhiều nước
khách nhau và ở những giai đoạn khác nhau nên dẫn đến sự không ổn định trong
dây chuyền sản xuất, ví dụ như máy ép lộn cổ của Đài Loan năm 1997, máy chải
vải tự động của Mỹ năm 2002 Vì vậy sản lượng và chất lượng sản phẩm tuy có
tăng nhưng chưa đáp ứng tối đa sự thoả mãn ngày càng cao của khách hàng.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ
2.1 Nghiên cứu môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty
2.1.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1.1 Môi trường kinh tế
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất tại châu Á với mức tăng trưởng trên 7% hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh
tế như vậy, mức tiết kiệm và tiêu dùng trong nước cũng đã tăng lên. Cụ thể, tốc độ
tăng trưởng tổng tiêu dùng cá nhân hàng năm đạt mức 23%, cao nhất châu Á và tiền
gửi tiết kiệm trong ngân hàng cũng tăng 28% mỗi năm. Không chỉ có vậy, vào cuối
năm 2008 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã
tạo thêm nhiều cơ hội để đa dạng hóa các động lực tăng trưởng, tạo ra một môi
trường kinh doanh tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sau đây là sự tác động
của một số các yếu tố kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuế:
Do thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan và phi
thuế quan bị cắt, giảm. Điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hội nhập, do đó
đây là một thách thức lớn đối với công ty
- Lạm phát:
Theo thống kế của Bộ Tài Chính tỉ lệ lạm phát của năm 2008 là trên 25%.
Với sự tăng lên này làm giảm sức mua của đồng nội tệ ảnh hưởng vô cùng lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt May Hoà Thọ. Vì lạm phát cao sẽ
làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại
dẫn đến lãi suất cao hơn. Điều đó có nghĩa là giá cả tăng quá độ dẫn đến công ty
phải trả một cái mức giá cao hơn cho nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị để
sản xuất ra sản phẩm. Và điều đáng nói là ngành dệt may lại chủ yếu phải nhập
nguyên liệu từ nước ngoài, mà việc sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu
nhập ngoại thì khi lạm phát tăng sẽ làm cho chi phí đầu vào của sản phẩm tăng,
như vậy muốn có được lợi nhuận thì buộc công ty phải điều chính lại chính sách giá
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
của mình, chính việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra, đặc biệt là tình
hình tiêu thụ của công ty. Và nếu như tỷ lệ lạm phát tăng quá cao thì công ty sẽ
không đủ nguồn lực tài chính để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc mở
rộng sản xuất kinh doanh và do vậy kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty rất dễ bị
đình trệ và có thể là tháo lui trong đầu tư. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các
chiến lược kinh doanh của công ty và trong tương lai sẽ là mối đe dọa đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.1.2 Môi trường công nghệ
Trong thời đại kinh tế tri thức cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ trên thế giới đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã
hội, đặc biệt đối với các ngành sản xuất trong và ngoài nước. Chính nhờ có sự phát
triển vượt bậc của khoa học công nghệ mà trong những năm vừa qua, thị trường thiết bị
và công nghệ dệt may của Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Sự phát triển của khoa
học công nghệ, kỹ thuật đã tạo ra cơ hội thuận lợi trong việc hiện đại hoá, đổi mới máy
móc thiết bị, tiếp cận những công nghệ mới và có được nhiều nguyên phụ liệu mới tạo
thuận lợi trong việc tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và đạt được
mục tiêu chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may từ nay đến năm 2010.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi
cho công ty tiếp cận được với nhà cung cấp dễ dàng hơn, nhằm đáp ứng kịp thời
nguồn cung ứng nguyên phụ liệu. Thêm vào đó, nó còn giúp cho việc giao thương
với quốc tế được nhanh chóng, thuận lợi hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng và đẩy mạnh hoạt động marketing của công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sự phát triển khoa học công nghệ
cũng đặt ra những thách thức cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty
dệt may Hoà Thọ nói riêng. Để đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới cần phải có
một nguồn vốn đầu tư khá lớn, ngoài ra để sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị,
công ty cũng cần có một đội ngũ quản lý có trình chuyên môn cao và công nhân
lành nghề. Trong khi đó, sự gia tăng về trình độ lao động của công ty không theo
kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, do vậy công ty cũng phải tốn một
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
khoản chi phí không nhỏ dành cho việc đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong
công ty để nhanh chóng tiếp cận và làm quen với dây chuyền công nghệ mới. Đồng
thời, chi phí phòng ngừa rủi ro vô hình cũng cao hơn. Và khi công nghệ thông tin
phát triển mạnh thì nó cũng tạo ra sự cạnh tranh gây gắt về thông tin thị trường.
2.1.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật:
Theo đuổi xu thế phát triển toàn cầu, trong những năm gần đây với diễn biến
phức tạp của nền kinh tế , nhà nước ta tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xây
dựng hành lang pháp lí vừa chặt chẽ lại vừa thông thoáng, xác định lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hoạt động thông suốt, bảo vệ
quyền lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọ thành phần kinh tế. Bên cạnh đó nhà
nước còn có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực kinh
doanh khác nhau. Nước ta nằm trong khu vực năng động với nhân tố chính trị ổn
địnhnên vừa qua nhà nước ta mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế như: gia
nhập ASEAN, APTA,… kí kết một số hiệp định thương mại song phương và đa
phương trong đó đáng kể là hiệp định thương mại Việt - Mỹ, và sắp đến là gia nhập
tổ chức thương mại quốc tế WTO và nhiều tổ chức thương mại kinh tế khác. Đây là
cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị
trường các nước và đảm bảo sự cạnh tranh về giá do được hưởng thuế suất nhập
khẩu thấp.
Ngành dệt may Việt Nam có chiến lược phát triển đén năm 2010 được thủ
tướng chính phủ phê duyệt ngày 23/04/2001 với nội dung như sau: phát triển ngành
dệt may trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả
mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội,
nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh thế khu vực và thế giới.
Để giải quyết vốn đầu tư cho ngành dệt may, chính phủ đã tạo điều kiện hỗ
trợ để các doanh nghiệp dệt may phát hành cổ phiếu và thuê tài chính. Trong chính
sách thuế, Nhà nước đã điều chỉnh thuế VAT của các mặt hàng vải hiện nay từ 10%
xuống còn 5% để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào mặt hàng này nhằm tạo
nguyên liệu cho ngành dệt may làm hàng xuất khẩu.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
2.1.2 Môi trường vi mô:
2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài:
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các nước thuộc Châu Á,
nổi bật là:
- Trung Quốc: Như chúng ta biết Trung Quốc là đối thủ có truyền thống lâu
đời về hàng dệt may. Trong khi hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu đến 95% nguyên
liệu bông, 100% hoá chất nhuộm và thiết bị cho ngành dệt may thì Trung Quốc lại
chủ động được nguồn nguyên liệu, bông họ trồng được, xơ kéo được, hoá chất
nhuộm, thiết bị phụ tùng sản xuất được. Điều này sẽ là nguy cơ của ngành dệt may
Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. Theo thống kê của WTO, khi áp dụng
chế độ quota, hàng dệt may Trung Quốc chiếm 16% thị trường Mỹ. Dự kiến sau khi
không còn chế độ quota nữa, thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại Mỹ sẽ là
50% trên thị trường thế giới sẽ tăng từ 17% năm 2006 lên đến ít nhất 50% so với
16% như trước đây, tăng thị phần EU từ 18% lên đến 29%. Điều này là do Trung
Quốc có những lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam. Không những lợi thế về nguyên
phụ liệu đầu vào mà còn có lợi thế về nguồn lao động rẻ, dồi dào, có đội ngũ cán bộ
quản lý, kỹ thuật có trình độ cao.
- Ấn Độ: Ấn Độ đang nổi lên và trở thành đối thủ mạnh, chiêm lĩnh thị phần
thế giới tăng từ 4%, hiện nay lên 15%.
-Thái Lan: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu năm 2008 đạt
khoảng 6,13 tỷ USD, tăng 12%. Ngoài ra, Viện dệt may Thái Lan cũng đã trình kiến
nghị lên Bộ Công nghiệp áp dụng một số rào cản nhằm ngăn chặn việc hàng hoá rẻ
từ Trung Quốc và Việt Nam đổ vào thị trường Thái Lan nhằm bảo vệ người tiêu
dùng, tránh được hàng hoá chất lượng thấp.
- Một số nước khác như Pakistan, Malayxia, Bangladesh cũng là những
quốc gia xuất khẩu hàng dệt may với kim ngạch cao hơn Việt Nam.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
2.1.2.2 Nhà cung cấp
* Nhà cung cấp nguyên phụ liệu: Hiện nay nhà cung cấp nguyên phụ liệu của
công ty chủ yếu là những công ty ở nước ngoài, hoặc do nhà nhập khẩu chỉ định.
Do đó, đối với những đơn hàng xuất khẩu, công ty có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên,
đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước và những sản phẩm mà công ty tự sản xuất và
tự bán thì công ty chủ động chưa được nhiều nguồn nguyên phụ liệu. Do đó, Công
ty phải lấy thêm một số từ các nguồn khác, các sản phẩm hoá chất chủ yếu nhập từ
nước ngoài, do đó vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, dễ
dẫn đến tình trạng không chủ động trong sản xuất, ảnh hướng đến giá thành. Do đó
Công ty cần có thêm một chiến lược đúng đắn để khắc phục tình trạng này.
* Nhà cung cấp máy móc thiết bị: Hiện nay công ty có rất nhiều nhà cung
cấp máy móc thiết bị: Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Nga do đó công ty có nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc đầu tư máy móc thiết bị.
* Nhà cung cấp tín dụng, vốn : hiện nay công ty Dệt May Hoà Thọ cũng như
các doanh nghiệp dệt may khác đang được ngân hàng Nhà nước cho vay khuyến
khích, đầu tư cho nên doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc vay vốn. Do đó,
công ty cần tận dụng cơ hội này, đồng thời cần phải tạo một mối quan hệ làm ăn lâu
dài với họ để có nhiều thuận lợi hơn trong tương lai
2.1.2.3 Khách hàng
*Khách hàng nước ngoài:
Khách hàng chủ yếu của công ty là ở Nhật Bản, các nước EU và Mỹ. Ngoài
ra còn có các nước khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Issrael và châu Úc Đa số họ
đều đặt gia công, họ có nhiều thuận lợi trong việc chọn lựa tìm đối tác để gia công
hàng dệt may, họ có ưu thế trong việc thương lượng giá cả trong các hợp đồng gia
công. Công ty lại chủ yếu phụ thuộc vào kiểu mẫu, kích thước, nguyên phụ liệu,
quy mô đặt hàng Sự hiểu biết của Công ty về thị trường này khá tốt, Công ty
dường như đã hiểu biết khá đầy đủ về phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của
họ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường pháp luật của các nước này. Do đó,
Công ty cần phải nổ lực hơn nữa để tiến hành tổ chức các cuộc nghiên cứu thị
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Hải
trường, tìm hiểu thêm nhiều thông tin về khách hàng nhằm phục vụ tốt hơn và hoạt
động hiệu quả hơn, để không quá phụ thuộc vào họ.
- Khách hàng Mỹ: khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn nhất.Tuy nhiên,
khách hàng này lại rất khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm về chất lượng từ nguyên
phụ liệu đến qui trình sản xuất. Do đó, công ty cần phải quan tâm đến thị hiếu người
tiêu dùng và phải chú trọng đến vai trò thông tin thị trường, phải tạo mối quan hệ
lâu dài vì đây là khách hàng rất quan trọng.
- Khách hàng Nhật Bản: từ năm 2005 trị giá kim ngạch xuất khẩu của thị
trường này càng tăng đây là thị trường có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, lại là thị
trường rất khó khăn để thâm nhập do chính phủ thị trường này luôn tìm mọi cách bảo
hộ mặt hàng của họ. Chính vì vậy, Công ty cần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ở
thị trường này và cũng cần phải tìm hiểu rõ về luật pháp để tránh xảy ra những vấn đề
đáng tiếc.
- Khách hàng nước khác: Đây là khách hàng không thường xuyên và chiếm
tỷ trọng không cao lắm. Tuy nhiên, Công ty cũng cần cố gắng khai thác triệt để thị
trường này. Công ty cần phải hiểu rõ về nhu cầu của họ để duy trì mối quan hệ làm
ăn lâu dài với họ.
* Khách hàng trong nước: Công ty hiện nay cung cấp sản phẩm cho cả 3
miền. Tuy nhiên, thị trường công ty chưa khai thác được nhiều, do đó đối với thị
trường trong nước, Công ty cần phải tổ chức hoạt động marketing mạnh mẽ hơn
nữa để thu hút khách hàng được nhiều hơn và có thể cạnh tranh bền vững trong
tương lai, đặc biệt là thị trường Đà Nẵng, một thị trường đầy tiêm năng với mức
sống cao, sức tiêu thụ lớn.
2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh:
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thận
trọng, nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải đưa ra các chiến lược kinh doanh phải
phù hợp để thu hút khách hàng mới về mình có như thế mới có thể loại bỏ được đối
thủ cạnh tranh.
SVTH: Trần Thế Cung – Lớp: 25 QĐ2 Trang: 25