Trang 1
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Một Thư viện của thành phố A có nhu cầu xây dựng một HTTT Tin học hóa nhằm
giúp công tác quản lý thư viện hiệu quả hơn. Nhu cầu quản lý của Thư viện gồm
nhiều mảng khác nhau, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay Thư viện cần nhất là
quản lý danh mục sách hiện có trong Thư viện, quản lý danh mục các độc giả và
đặc biệt là quản lý tình hình mượn và trả sách của độc giả.
Quy mô hoạt động của Thư viện hiện nay gồm khoảng 3500 đầu sách, và số độc
giả tổng cộng khoảng 650 độc giả, trong đó số độc giả thường xuyên có nhu cầu
mượn sách về nhà khoảng 350 độc giả. Số lượng giao dịch mượn trả hằng ngày
trong khoảng từ 20 đến 35 độc giả, đặc biệt trong những lúc cao điểm có thể lên
đến 60 lượt giao dịch mượn trả. Đối với sách thì trung bình mỗi tháng nhập vào
khoảng từ 5 đến 15 đầu sách mới. Riêng vào những ngày cuối năm thì nhiều hơn,
có ngày nhập đến 50 đầu sách mới.
1. Mô tả yêu cầu
a) Yêu cầu tổng quát
Hệ thống thông tin Quản lý Thư viện được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu
cầu về quản lý sách, quản lý độc giả và quản lý tình hình mượn trả sách của
độc giả sao cho hiệu quả, kịp thời và thuận tiện.
b) Yêu cầu cụ thể
• Yêu cầu về dữ liệu
- Đối với sách, Thư viện yêu cầu quản lý những thông tin bao gồm mã sách
(do Phòng Thư mục biên tập), tên sách, tập (có những cuốn sách có nhiều
tập, phải biết rõ cuốn sách này là tập mấy trong tổng số tập), số trang, số
lượng (một đầu sách có thể nhập vào thư viện nhiều cuốn), năm xuất bản,
tác giả (để đơn giản giả sử chỉ có một tác giả cho mỗi đầu sách), nhà xuất
bản (để đơn giản giả sử chỉ có một nhà xuất bản cho mỗi đầu sách), thể
loại, ngôn ngữ (chỉ quản lý sách tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp).
- Đối với thể loại thì hiện nay Phòng Thư mục phân loại sách vào năm thể
loại bao gồm Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Khoa học (tự nhiên) và Kỹ thuật.
Chú ý có những cuốn sách cùng một lúc thuộc nhiều thể loại khác nhau (ví
dụ như “Ứng dụng CNTT vào Sinh học” có thể thuộc thể loại Khoa học
hoặc Kỹ thuật), khi đó Phòng chỉ chọn một thể loại cho sách mà thôi.
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Trang 2
- Đối với nhà xuất bản, Thư viện cũng cần nắm các thông tin bao gồm tên
nhà xuất bản, địa chỉ, số phone, số fax và e-mail nếu có. Một nhà xuất bản
có thể liên quan đến nhiều đầu sách trong Thư viện, tuy nhiên một đầu sách
thì chỉ liên quan đến một nhà xuất bản mà thôi. Ngoài những nhà xuất bản
có đầu sách tại Thư viện, Thư viện còn quan tâm đến các nhà xuất bản tiếp
thị với Thư viện mặc dù có thể Thư viện chưa có sách của họ.
- Ngoài ra, Thư viện cũng cần ghi nhận vị trí của sách trong kho. Thư viện
hiện nay có 3 kho (kho A, kho B và kho C). Trong mỗi kho có nhiều dãy kệ
được đánh số là dãy 1, dãy 2, … Mỗi dãy lại có nhiều kệ, được đánh số từ
dưới lên trên là kệ 1, kệ 2, … Sách sẽ được để trên kệ. Thư viện cần biết
với mỗi cuốn sách cụ thể thì nó sẽ nằm ở đâu – kho nào, dãy mấy, và ở kệ
mấy trong dãy đó. Thông tin này giúp cho Thủ thư đi lấy sách nhanh hơn
(vì hiện nay Thư viện không dùng kho sách mở mà vẫn cần Thủ thư đi lấy
sách cho độc giả mượn). Ngoài ra Thư viện cũng cần ghi nhận ngày sách
được đưa vào kho.
- Đối với độc giả Thư viện cần ghi nhận những thông tin bao gồm họ và tên
độc giả, phái (nam hoặc nữ), số CMND, nghề nghiệp, nơi cư trú, cơ quan,
địa chỉ cơ quan, số phone nhà, số phone cơ quan, ngày đăng ký (là ngày mà
độc giả đến Thư viện làm đăng ký làm thẻ độc giả) và số thẻ độc giả. Số thẻ
độc giả này không bao giờ trùng nhau nghĩa là các độc giả khác nhau sẽ có
số thẻ độc giả là khác nhau. Ngoài ra Thư viện chỉ chấp thuận làm Thẻ độc
giả cho những độc giả có giấy chứng minh nhân dân mà thôi. Trong hợp
độc giả không làm việc ở đâu cả vẫn được Thư viện chấp thuận cho làm
Thẻ độc giả.
- Đối với việc mượn - trả, Thư viện cần quản lý các thông tin số phiếu
mượn, số thẻ độc giả, họ và tên độc giả, nghề nghiệp, địa chỉ, cơ quan, hình
thức mượn (có 2 hình thức mượn là đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà), các
cuốn sách mà độc giả mượn, ngày mượn và ngày trả qui định nếu độc giả
mượn về nhà. Ngày trả qui định này sẽ được Thủ thư (cán bộ Phòng Mượn-
Trả) xác định. Nếu độc giả trả quá ngày qui định xem như trả trễ hạn, khi
đó Thư viện cần ghi nhận lại số ngày trễ này.
• Yêu cầu về xử lý dữ liệu
- Đối với sách, Thư viện cần các xử lý xem, tìm, thêm, xóa, sửa thông tin
liên quan đến sách. Cần thực hiện danh mục sách hiện có của Thư viện, các
thống kê về tình hình sách trong các kho, thống kê sách theo thể loại, thống
kê sách theo nhà xuất bản nhằm phục vụ các yêu cầu quản lý.
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Trang 3
- Đối với độc giả, Thư viện cần các xử lý xem, tìm, thêm, xóa, sửa thông tin
liên quan đến độc giả, cần danh mục độc giả hiện thời của Thư viện. Ngoài
ra, Thư viện cần các báo cáo liên quan đến độc giả như thống kê theo độ
tuổi, giới tính, năm (chẳng hạn số độc giả đăng ký theo năm).
- Đối với việc mượn - trả, Thư viện cần ghi nhận thông tin mượn sách (tại
chỗ, về nhà), trả sách (đúng hạn, trễ hạn), tình hình mượn-trả (trong một
khoảng thời gian nào đó). Thư viện cũng cần các báo cáo liên quan đến tình
hình mượn-trả sách của độc giả.
• Yêu cầu về giao diện
Một cách tổng quát có ba loại người sử dụng liên quan đến hệ thống:
- Cán bộ tác nghiệp (xử lý thẻ độc giả, xử lý biên tập thư mục sách, xử lý
mượn-trả). Cán bộ tác nghiệp thích hợp với các giao diện xử lý các tác
nghiệp diễn ra hằng ngày.
- Cán bộ quản lý (các trưởng phòng phòng Công tác bạn đọc, phòng Thư
mục, phòng Mượn-Trả). Cán bộ quản lý thích hợp với các giao diện xử lý
các báo cáo được xử lý theo lô, chủ yếu là các báo cáo mang tính thống kê,
hoặc các báo cáo tình hình mượn-trả.
- Cán bộ lãnh đạo (Ban Giám đốc Thư viện). Cán bộ lãnh đạo thích hợp với
các giao diện mang tính truy vấn tìm kiếm những thông tin tổng hợp về tình
hình chung của Thư viện.
2. Thu thập dữ liệu và quy trình xử lý
Sau đây là hình thức của một số biểu mẫu và báo cáo hiện được sử dụng
trong hệ thống:
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Thư viện Thành phố A Số: 0104015
THẺ ĐỘC GIẢ
Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng
Phái: Nam Số CMND: 1234567
Nghề nghiệp: Giáo viên cấp III
Nơi cư trú: 15/2 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 5, Đà Lạt
Ngày 12 tháng 01 năm 2004
TP Phòng Công tác bạn đọc
Hình
Ngày đăng ký
Số thẻ độc giả
Trang 4
Khi đến làm Thẻ độc giả thì ngoài những thông tin trên, độc giả còn phải
cung cấp thêm tên cơ quan, địa chỉ cơ quan, số phone nhà, số phone cơ
quan để cán bộ ghi vào sổ lưu theo dõi để có thể cần dùng đến sau này.
Ý nghĩa số thẻ độc giả là số thứ tự 15 trong tháng 01 năm 2004.
Ví dụ:
Độc giả: Nguyễn Văn Hùng
Tên cơ quan: Trường Phổ thông Trung học Nguyễn Du
Địa chỉ cơ quan: 123 Bùi Thị Xuân, Phường 4, Đà Lạt
Số phone nhà: 831567
Số phone cơ quan: 556227
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Thư viện Thành phố A
PHIẾU MƯỢN SÁCH
Số thẻ: 0104015 Số phiếu mượn: 51
Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng
Nghề nghiệp: Giáo viên cấp III
Địa chỉ: 15/2 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 5, Đà Lạt
Cơ quan: Trường Phổ thông Trung học Nguyễn Du
Hình thức mượn: Về nhà
Mã sách Tên sách Tác giả Mã loại
A001 Công nghệ phần mềm Trần Tuấn Minh KT
B004 Mạng máy tính Trần Thống KT
C004 Xử lý số liệu Hoàng Nghĩa Huy KH
Ngày 27 tháng 10 năm 2004
Độc giả ký tên
Nguyễn Văn Hùng
Được hiểu là
mã thể loại
Trang 5
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Thư viện Thành phố A
BÁO CÁO TÌNH HÌNH MƯỢN SÁCH (ĐỌC TẠI CHỖ)
Từ ngày …………………. đến ngày ………………….
STT Mã sách Tên sách Tác giả Lượt mượn
Thư viện Thành phố A
BÁO CÁO TÌNH HÌNH MƯỢN SÁCH (MƯỢN VỀ)
Từ ngày …………………. đến ngày ………………….
STT Mã sách Tên sách Tác giả Lượt mượn
Trang 6
Dựa vào những mô tả trên cũng như các biểu mẫu và báo cáo thu thập được
anh/chị hãy phân tích và thực hiện mô hình hóa dữ liệu của hệ thống thông tin
mới. Trong quá trình thực hiện anh/chị có thể đặt ra những giả định cho các ràng
buộc tham chiếu toàn vẹn vì chúng ta không có điều kiện tiếp xúc với một thư viện
trong thực tế.
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu
Thư viện Thành phố A
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐỘC GIẢ
Từ ngày …………………. đến ngày ………………….
STT Thẻ ĐG Họ và Tên Địa chỉ Số sách mượn
Thư viện Thành phố A
DANH SÁCH ĐỘC GIẢ MƯỢN SÁCH QUÁ HẠN
Ngày ……… tháng ……… năm …………
Thẻ
ĐG
Họ và Tên
ĐG
Mã sách Ngày mượn Ngày trả
QĐ
Số ngày
trễ
Trang 7
Cụ thể, anh/chị được yêu cầu thực hiện những công việc sau:
• Tạo lược đồ thực thể - kết hợp.
• Chuyển lược đồ thực thể - kết hợp thành các lược đồ quan hệ.
Bài tập – Mô hình hóa dữ liệu