Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập môn thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.9 KB, 15 trang )

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Mặc dù môn Thi Pháp học chúng em chỉ được học trong một thời gian ngắn
ngủi, nhưng đó là trong quãng thời gian cô PGS.TS Lê Lưu Oanh đã dành hết tâm
huyết để truyền đạt những tri thức vô cùng bổ ích của môn học tới toàn thể chúng
em.
Trong thời gian học tập, em đã nỗ lực cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu
luận của bộ môn. Nhưng với thời gian ít ỏi và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn
giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong cô góp ý để bài
tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc cô PGS.TS Lê Lưu Oanh dồi dào sức khỏe, công tác
tốt!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2013
Học viên
Đặng Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I. Các khái niệm cơ bản 4
1. Không gian và thời gian nghệ thuật của văn học 4
1.1. Không gian nghệ thuật 4
1.2. Thời gian nghệ thuật 4
2. Kết cấu của tác phẩm văn học 5
II. Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình và thể loại tự sự 5
2.1. Thơ trữ tình 5
2.2 Thể loại tự sự 5


III. Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình, kết cấu thời gian là
kết cấu cơ bản của thể loại tự sự 6
3.1. Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình 6
3.2. Kết cấu thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự 10
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống thường nhật, nhắc tới không gian, người ta sẽ nghĩ
ngay tới các khoảng cách địa lí; nói tới thời gian, người ta thường nghĩ tới các
múi giờ, ngày, mùa, tháng, năm… Đó chỉ là thời gian, không gian khách quan
chưa phải là thời gian, không gian mang tính nghệ thuật. Đặc biệt trên lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật, không gian và thời gian mang tính nghệ thuật có
những đặc thù riêng tiêu biểu cho tính vô cực hai chiều trong việc chiếm lĩnh
đời sống văn học. Trên thực tế, kết cấu tác phẩm văn học khá đa dạng. Trong
đó, kết cấu không gian và kết cấu thời gian luôn biểu hiện những đặc trưng cơ
bản đối với mỗi thể loại nhất định nhằm làm nổi bật quan niệm của tác giả về
thế giới và con người. Không gian và thời gian nghệ thuật cũng là các yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, đồng thời
chúng còn mang thuộc tính thể loại. Ở khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết
đi sâu tìm hiểu vấn đề: Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình,
kết cấu thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự.

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
NỘI DUNG
I. Các khái niệm cơ bản
1. Không gian và thời gian nghệ thuật của văn học

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có một không gian và thời gian riêng.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học tiêu biểu cho khả năng
chiếm lĩnh đời sống, thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của con người.
1.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật “là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật
bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định,
qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó:
cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm
thụ về không gian, mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không
gian tâm tưởng” [1, 160]. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập
tương đối, không quy định vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật
trong văn chương có những đặc trưng cơ bản: Nó xuất hiện lần lượt tuần tự
theo sự trình bày của tác giả, không gian mang tính quan niệm và không bị
một hạn chế nào.
1.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là “hình thức nội
tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không
gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng
diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của
hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ
chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có
thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài
trong chốc lát thành vô tận”[1, 322].

1.3. Kết cấu của tác phẩm văn học
Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, “bất
cứ tác phẩm nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ
bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng
rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm : triển khai, trình bày
hấp dẫn cốt truyện ; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách ; tổ chức điểm nhìn
trần thuật cuả tác giả : tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện
tượng thẩm mĩ”[1, 156].
II. Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình và thể loại tự sự
II.1. Thơ trữ tình
Bên cạnh các phương thức tái hiện đời sống là tự sự và kịch, các tác
phẩm trữ tình luôn miêu tả và biểu hiện những cảm xúc, suy tư của nhà thơ
hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống một cách trực tiếp.
Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện
là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình.
II.2. Thể loại tự sự
Nếu như tác phẩm trữ tình luôn phản ánh đời sống trong toàn bộ tính
chủ quan của nó, thì tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong
tính khách quan. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh đời sống
mở rộng, qua các sự kiện, cốt truyện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
Cho nên một tác phẩm tự sự bao giờ cũng chứa một số các yếu tố cơ bản như:
Cốt truyện, sự kiện, nhân vật và người kể chuyện.
III. Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình, kết
cấu thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
III.1. Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình
Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật chính là mô hình nghệ
thuật về cái thế giới mà con người đang sống. Không gian gian nghệ thuật gắn

liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Hay nói cách khác, không gian chính là hình thức tồn tại chủ quan của hình
tượng góp phần phản ánh cuộc sống một cách sinh động và trọn vẹn nhất.
Trước hết, so với các thể loại khác, về phương thức phản ánh đời sống,
thơ trữ tình là loại tác phẩm đời sống mang tính chủ quan. Trong thơ ca trữ
tình, chúng ta luôn bắt gặp những suy nghĩ, những cảm xúc chủ quan của con
người trước cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Không gian vừa là môi trường
tồn tại của con người, vừa là môi trường hoạt động của con người. Là phương
thức tồn tại của nghệ thuật, hình tượng không gian nghệ thuật là môi trường
để chủ thể trữ tình bộc lộ cảm xúc. Lê Quý Đôn đã từng nói: “Ta cho thơ có
ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba sự”. Trong thơ, “cảm tình, cảm vật mà
sinh tình”, “tức cảnh sinh tình”. Thế giới khách quan luôn là điểm tựa cho
những cảm xúc tinh vi của hồn người, đồng thời là mạch nguồn không bao
giờ vơi cạn cho con người chủ thể bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng. Bởi vậy, thơ ca
trữ tình mở rộng theo chiều không gian sẽ soi rọi rõ nhất mọi cung bậc cảm
xúc và tình cảm mãnh liệt của con người chủ thể. Xưa kia, đại thi hào Nguyễn
Du đã từng thấu hiểu nỗi buồn của Kiều nhuốm vào cảnh vật:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Toàn bộ không gian được mở ra theo điểm nhìn của chủ thể trữ tình.
Không gian được mở ra theo các cặp phạm trù đối lập: cao – thấp, xa – gần,
rộng – hẹp… Sự đối lập của không gian luôn xác định được chiều kích tâm
hồn của chủ thể trữ tình, qua đó dòng cảm xúc được khơi dậy. Thiên nhiên
trong “Tràng giang” của Huy Cận trải dài, xuyên suốt và được sắp xếp theo

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
hệ thống đối lập đã gợi tâm trạng chung của nhiều thanh niên trí thức thời bấy
giờ, khi dân tộc chìm trong bóng đêm nô lệ, mà họ chưa tìm thấy con đường
đi. Tâm trạng này in đậm trong thơ giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Một

bên là không gian cao lớn, rộng dài, bao la kỳ vĩ mang chiều kích vũ trụ:
“sông dài”, “trời rộng”, “mây cao”, “núi bạc”, “bờ xanh”, “bãi vàng”.
Một bên là không gian nhỏ bé, đơn sơ, trơ trọi, trôi nổi, vật vờ: “con thuyền”,
“củi một cành khô”, “cồn nhỏ gió đìu hiu”, “bèo dạt”, “chim nghiêng cánh
nhỏ”… Lưu Trọng Lư cảm nhận thân phận như “con nai vàng ngơ ngác”.
Còn Chế Lan Viên thì thốt lên:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lảng tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”.
Thơ trữ tình còn bắt lấy khoảnh khắc của thiên nhiên hay lòng người,
lưu giữ mọi cung bậc nội tâm phức tạp của tâm hồn con người. Thơ trữ tình
hiện lên những nét miêu tả chấm phá với những khoảnh khắc, diễn tả cái đặc
trưng nhất của tạo vật và hồn người. Không có được dung lượng quy mô như
các thể loại tự sự, nhưng thơ trữ tình luôn là sự chuyển tải súc tích ngắn gọn
các giá trị kết tinh, mang tính khái quát, thể hiện được cái hồn của bức tranh
đời sống được phản ánh. Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến
thật tài tình bắt lấy cái hồn của cảnh vật, lấy động tả tĩnh tạo nên bức tranh
thu tuyệt bích:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”.

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Hay không gian “Cảnh khuya” tĩnh lặng nhưng nồng ấm tình người
được Bác khắc họa qua những câu thơ không khỏi rung động lòng người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Thơ trữ tình cô đọng, hàm súc tạo nên sức gợi, sức lan tỏa. Cho nên,
qua lăng kính của nhà thơ, chiều thời gian được co lại, chiều không gian được
mở ra nhiều chiều để hình tượng trong thơ chuyển tải được những suy nghĩ,
tư tưởng tình cảm của con người chủ thể. Không gian trong “Tràng giang”
của Huy Cận được mở ra nhiều chiều: chiều dài của sông nước, chiều rộng
của bầu trời, chiều sâu (nắng xuống trời lên). Hay không gian mang khát
vọng, tinh thần của con người:
“Chuyến tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vầng trăng .”
Hình tượng con tàu lên Tây Bắc xa xôi là biểu tượng cho tâm hồn nhà
thơ đang khát khao lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh
đi đến với cuộc đời rộng lớn . Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một
miền đất xa xôi của Tổ quốc, còn là một biểu tượng của cuộc sống lớn của
nhân dân và đất nước, là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật .
Theo GS.TS Trần Đình Sử “không gian là mô hình thế giới của tác giả
cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian”[3,109].
Qua chất liệu ngôn từ, thơ trữ tình luôn đầy ắp những hình ảnh mang nghĩa
biểu tượng không gian tạo dư âm ấn tượng cho người thưởng thức nghệ thuật.
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi như một ví dụ điển hình:

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Không gian biểu tượng “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai
đâm nát trời chiều” đã khắc họa thực tại đau thương khi Tổ quốc bị thực dân

Pháp xâm lược. Câu thơ là sự xót xa của chính tác giả cũng như là tiếng lòng
của nhân dân cả nước.
Thơ trữ tình luôn biểu hiện cái tôi cá nhân. Cái tôi trong thơ tập trung
những giá trị thẩm mĩ, là một vũ trụ riêng khác với cái tôi thực tại cuả nhà
thơ. Chính cái tôi cá nhân giúp nhân vật trữ tình luôn bộc lộ cách cảm, cách
nghĩ. Qua không gian nghệ thuật, có thể biết được nhân vật trữ tình có ước
mơ, xúc cảm, suy nghĩ, cảm nhận… như thế nào về cuộc sống và con người.
Đó là ước mơ của thi si Tản Đà xưa kia muốn thoát khỏi trần gian tù túng đến
với một thế giới thanh cao: Cung quế có ai ngồi đó chửa, Cành đa xin chị
nhắc lên chơi; là tâm trạng cô đơn của người chiến sĩ trước không nhà tù ngột
ngạt, u ám: rào ô cửa nhỏ, bốn bức tường vôi khắc khổ, sàn lim, manh ván…
(Tâm tư trong tù - Tố Hữu); là tình yêu quê hương trong cảm nhận của Tế
Hanh hiện ra với một không gian gần gũi với người dân chài với mảnh hồn
làng, cánh buồm, cá đầy ghe…
Hạt nhân của kết cấu trong thơ trữ tình là cấu tứ. Cấu tứ có nhiệm vụ
gắn kết các chi tiết tưởng như rời rạc không liên quan đến nhau thành những
tín hiệu thẩm mĩ có chung nhiệm vụ trong chỉnh thể tác phẩm là bộc lộ nội
dung, tư tưởng. Cấu tứ còn tổ chức sự vận động của mạch cảm xúc của nhân
vật trữ tình. Nhà lí luận văn học Trung Quốc –Lưu Hiệp đã từng nói: Cái kì
diệu của cấu tứ là làm cho tinh thần nhà văn gặp gỡ với sự vật khách quan”,
“hình và ý gặp nhau”. Có thể phẩm xem cấu tứ như là linh hồn của thơ trữ
tình. “Cảnh” và “tình” có sự liên kết vận động với nhau. Việc tổ chức sinh
động hệ thống cảm xúc đã tạo nên một mạch nguồn thống nhất về tư tưởng,

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
tình cảm cuả chủ thể trữ tình. Do đó, so với thời gian, không gian trong thơ
trữ tình biểu hiện rõ nét hơn trong việc liên kết các mạch cảm xúc, làm nổi bật
chiều sâu tư tưởng, tình cảm của con người và thế giới.
Không gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật bộc lộ

cái nhìn sâu sắc của người nghệ sĩ về cuộc sống và con người. So với các thể
loại khác, thơ trữ tình thiên về biểu hiện không gian. Như vậy, chúng ta có thể
khẳng định: Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình.
III.2. Kết cấu thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự
Thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống
được phản ánh như là một yếu tố của nó…Nó vừa là đề tài vừa là một trong
nhưng nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm.
Khác với thơ trữ tình, xét về phương thức phản ánh thế giới, tác phẩm
tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong tính khách quan. Dù tái hiện
cuộc sống nhưng người đọc luôn có cảm giác nội dung trong tác phẩm độc lập
với suy nghĩ của tác giả. Trong tác phẩm tự sự, các sự việc xảy ra trong cuộc
sống, hành động, bản chất con người… xảy ra mang tính khách quan bởi lời
kể chuyện. Muốn tái hiện bức tranh đời sống khách quan giàu tính khái quát
trong các tác phẩm tự sự, lời văn phải thông qua các yếu tố cơ bản: Sự kiện,
cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện…
Trong các yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất là sự kiện. Các sự kiện
xoay quanh trong tác phẩm đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất
định. Sự kiện thường nằm trong một hệ thống nhất định, chịu sự chi phối của
hệ thống ấy, và tuân theo những diễn biễn của câu chuyện. Không gian cho dù
được miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng nhưng vẫn chỉ là nền cảnh để nhân vật bộc lộ
suy nghĩ, hành vi, tâm trạng… chứ chưa tạo nên dòng đời của nhân vật. Nếu
vậy câu chuyện chưa được phát triển khiến cho người đọc không hình dung
được chiều hướng đường đời của nhân vật. Do đó, phải trải qua hệ thống sự

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
kiện mới cho thấy nhân vật thay đổi ra sao, cốt truyện diễn ra như thế nào.
Cho nên sự kiện gắn liền với thời gian để chuyển tải nội dung tư tưởng tác
phẩm và gắn với ý đồ sáng tạo của nhà văn.
Cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng của thể loại tự sự. Cốt

tryện là hệ thống các sự kiện có tính liên tục và tính quá trình, có tác dụng xây
dựng bức tranh đời sống sinh động, hấp dẫn. Sự phát triển của cốt truyện
thường được trải qua những diễn biến khác nhau: Thắt nút, phát triển, cao
trào, mở nút. Nếu như thơ trữ tình chớp lấy khoảnh khắc nhất định của đối
tượng và biểu hiện nó trong tương quan với thời gian, thì ở thể loại tự sự chủ
yếu tái hiện đời sống diễn ra trong thời gian. Thời gian trong văn học vốn
mang tính quá trình: có mở đầu, có diễn biến, và có kết thúc. Điều đó cho
thấy thời gian mang tính quá trình và là chuỗi liên tục của các sự kiện. Ví dụ
các chuỗi sự kiện trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
mang tính quá trình như sau: An Dương Vương nước Âu Lạc xây thành Cổ
Loa bảo vệ đất nước nhưng không thành công (Sự kiện 1); Nhờ có Rùa Vàng
giúp đỡ nhà vua xây thành vững chắc, cho lẫy nỏ bảo vệ, khiến Triệu Đà sang
xâm lược nhưng thất bại (Sự kiện 2); Triệu Đà tìm cách cho con là Trọng
Thủy cầu hôn với Mị Châu rồi lừa Mị Châu đánh tráo lẫy nỏ (Sự kiện 3); Mất
nỏ thần, An Dương Vương mất nước, giết Mị Châu (Sự kiện 4); Trọng Thuỷ
theo vết lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu mang về táng ở thành (Sự kiện 5).
Các chuỗi sự kiện được sắp xếp trong mối nhân quả liên tục, và được sắp xếp
theo cuộc đời của nhân vật. Nó gắn liền với chiều hướng đường đời của nhân
vật, tạo ra sự biến đổi trong cuộc đời nhân vật. An Dương Vương mất nước tự
vẫn và giết chết Mị Châu, còn Trọng Thủy dù thắng trận nhưng không thôi
nhớ đến Mị Châu. Thời gian được kết nối chặt chẽ với nhau bởi sự liên kết
các chuỗi sự kiện của cốt truyện tạo nên tính liên tục cho của thể loại tự sự.
Trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, chị Dậu để có tiền nộp sưu cho chồng mà

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
khiến chị bị đẩy tới khánh kiệt phải bán con, bán chó, bán con. Nỗi đau không
dừng lại đó mà lại bị đẩy đến tận cùng khi phải nộp sưu cho cả em chồng đã
chết, cuối cùng chị phải đi ở vú. Từ đó, chị Dậu dần dần được hiên ra cụ thể
trong tâm trí người đọc: là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương

chồng con hết mực, giàu đức hi sinh. Các sự kiện liên kết với nhau làm hiện
lên con người cụ thể, không trộn lẫn, đồng thời khẳng định tài năng xây dựng
nghệ thuật của nhà văn. Qua đó, nhân vật mới bộc lộ hết bản chất của mình,
có những hành động tiếp theo, dẫn đến chuỗi sự kiện được nối tiếp nhau.
Thể loại tự sự có dung lượng lớn hơn so với thể loại trữ tình, nên thời
gian là một lợi thế đối với tác phẩm tự sự. Cùng với hình thức kể chuyện, thời
gian góp phần phân bố các sự kiện quan trọng, được nhà văn co giãn theo ý
muốn, có thể đan cài theo nhiều hướng, nhanh hay chậm, quá khứ, hiện tại,
hay tương lai…nhằm tạo hiệu quả thẩm mĩ cao nhất cho các tác phẩm tự sự.
Chẳng hạn, thời gian trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu
không được sắp xếp theo trật tự tuyến tính mà thời gian bị đảo lộn: Từ hiện
tại, quay trở lại quá khứ, rồi lại về thực tại. Bên cạnh đó, thời gian trong tác
phẩm khi bị dồn lại, khi lại được kéo căng ra. Bối cảnh thực tế để chàng trai
lái xe kể lại câu chuyện chỉ được miêu tả qua khỏang thời gian ngắn ngủi ở
chiến trường nhưng vẫn đủ để lột tả cho người đọc cảm nhận được kí ức đẹp
đẽ của Lãm luôn được lưu giữ trong tim anh về bóng hình một cô gái quả
cảm. Rồi diễn biến câu chuyện được mở ra với khởi nguồn câu chuyện trong
quá khứ. Lúc này, diến biễn cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Nguyệt và Lãm được
tác giả kéo căng thời gian ra nhằm lắng nghe những biến thái tình cảm từ sâu
trong tâm hồn Lãm trên suốt chặng đường lái xe, để rồi trái tim anh hướng về
Nguyệt tự lúc nào không hay. Sau đó, kết thúc câu chuyện lại trở về thực tại,
để lại những dư ba trong lòng người đọc. Có hai lớp thời gian cơ bản: thời
gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Các lớp thời gian là sự phức hợp

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
của nhiều yếu tố, và tùy vào sức sáng tạo của mỗi tác giả mà đem lại cho
người thưởng thức cảm nhận được: cảm giác hồi hộp chờ mong, cảm giác kì
vọng, đắm chìm vào quá khứ, hay tin tưởng tương lai
Không gian nghệ thuật trong tự sự cho dù được miêu tả cụ thể, chi tiết

thì nó cũng không nhấn mạnh được những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự.
Trong khi đó, thời gian nghệ thuật góp phần nổi bật đặc trưng của các tác
phẩm tự sự như biến cố,cốt truyện, nhân vật… Do đó, chúng ta có thể khẳng
định kết cấu thời gian là kết cấu cơ bản của tác phẩm tự sự.

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
KẾT LUẬN
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của thế giới vật
chất. Mọi sự vật sự việc luôn tồn tại trong không gian và thời gian xác định.
Không có một dạng vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian. Là
phạm trù của hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật thể
hiện sức sáng tạo của người nghệ sĩ, bộc lộ cái nhìn của nhà văn về cuộc sống
và con người. Kết cấu không gian và thời gian góp phần quan trọng trong việc
tổ chức hình tượng nghệ thuật, tạo gái trị thẩm mĩ cho hình tượng, khái quát
tư tưởng nhà văn. Trong đó, thơ trữ tình thiên về sự biểu hiện không gian, còn
các tác phẩm tự sự thiên về biểu hiện thời gian. Như vậy, chúng ta có thể
khẳng định: “Kết cấu không gian là kết cấu cơ bản của thơ trữ tình, kết cấu
thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự”.

15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
2. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
3. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
4. Hà Minh Đức (chủ biên) (1987), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003.
5. Lê Lưu Oanh (chủ biên), Phạm Đặng Dư (2008) Lý luận văn học, Nxb
Đại học Sư phạm.

6. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
7. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Lý luận văn học (3 tập), Nxb Đại học
Sư phạm.
8. Trần Đình Sử (chủ biên), (2004), Tự sự học, Một số vấn đề về lý luận
và lịch sử, tập 1, Nxb Đại học sư phạm.
9. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1984), Thơ ca Việt Nam, hình thức
và thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội.
10. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb ĐHQG, Hà
Nội.
11. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb
Giáo dục.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×