Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tìm hiểu về hệ thống tự động tòa nhà BMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.04 KB, 23 trang )

Lời mở đầu
Đặt vấn đề: Ngày nay, việc xây dựng những tòa nhà cao tầng làm công sở , trung
tâm thương mại, khách sạn … ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang được được áp dụng trên mọi lĩnh vực trong
sản xuất cũng như trong đời sống. Giải pháp kết hợp hệ thống các thiết bị cơ điện
sử dụng trong tòa nhà với công nghệ tự động hóa nhằm đem lại khả năng tự hoạt
động ( Hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng… đã không còn mới mẻ nữa. Làm
thế nào để quản lí và điều hành toàn bộ hệ thống thiết bị trong tòa nhà khổng lồ mà
không cần sử dụng đến hàng trăm nhân viên mà lại cho phép nâng cao hiệu suất và
tối ưu hóa sử dụng năng lượng của tòa ấy? Các hệ thống tự động hóa tòa nhà đã ra
đời để giải quyết bài toán này.
Khái niệm
Hệ thống tự động hóa tòa nhà (Building Managerment system-BMS) là một hệ
thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà
như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo
môi trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các
thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời.
Một tòa nhà quản lí tự động được gọi là thông minh nếu có tất cả các tính năng về
báo động và giám sát, hệ thống quản lí năng lượng, hệ thống thông tin và truyền
thông (tương ứng với những chỉ tiêu tiện nghi, an ninh, năng lượng, thông tin). Các
thiết bị tham gia vào hệ thống được chia làm 3 cấp mạng: cấp dưới cùng là cấp các
tầng của tòa nhà, cấp mạng thứ 2 là cấp mạng cho tòa nhà, cấp mạng thứ 3 là cấp
quản lí tòa nhà và trao đổi thông tin với các tòa nhà khác và thế giới bên ngoài.
Đối tượng quản lý trong BMS:
• Trạm phân phối điện
• Máy phát điện dự phòng
• Hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống điều hoà và thông gió
• Hệ thống cấp nước sinh hoạt
• Hệ thống báo cháy
• Hệ thống chữa cháy


• Hệ thống thang máy
• Hệ thống âm thanh công cộng
• Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào
• Hệ thống an ninh
• V.v…

Tính năng của BMS
• Cho phép các tiện ích (thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách
đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành
• Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển
và giao thức mạng
• Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện
mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế
• Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người
• Tổng hợp, báo cáo thông tin
• Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những
sự cố
• Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương
trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu
• Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng
đáp ứng với mọi yêu cầu
Lợi ích mang lại từ BMS
• Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi
lặp lại
• Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu,
chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo
• Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi
xảy ra sự cố
• Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản
lý năng lượng

• Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành - cách sử
dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho phép
giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo
• Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ
chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau
Cấu trúc tiêu chuẩn cho một hệ BMS
Hệ thống điều khiển tự động tòa nhà BMS được thiết kế theo mô hình điều khiển
phân lớp. Một hệ thống BMS thường được thiết kế theo mô hình 4 lớp:
• Lớp hiện trường.
• Lớp điều khiển.
• Lớp vận hành giám sát.
• Lớp quản lý.
Thiết bị hiện trường
Các thiết bị như cảm biến (sensor): Sensor nhiệt, ánh sáng, chuyển động, hồng
ngoại bộ chấp hành (actuator): Điều hoà không khí, quạt thông gió, thang máy
các bộ field controller để giao tiếp trục tiếp với các khu vực có các ứng dụng cần
điều khiển. Các thiết bị hiện trường có khả năng tự giao tiếp với nhau, hoặc qua bộ
điều khiển (Local controler). Sensor sẽ gửi thông số của hệ thống, của môi trường
tới bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ xử lý thông điệp đó và gửi tới thiết bị chấp
hành. Thiết bị chấp hành có thể nhận ngay yêu cầu từ các thiết bị cảm biến, hoặc từ
hệ thống BMS.
BMS - Hệ thống quản lý tòa nhà
Khối điều khiển
Kết nối từ trung tâm điều khiển tới mức điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà
thông qua cácp điều khiển BAS với giao diện BACnet TCP/IP, bao gồm các bộ
DDC (Digital Direct Controller - điều khiển số trực tiếp), các bộ điều khiển địa
phương, khu vực, các giao diện tới các hệ thống phụ trợ như: điều hòa không
khí, báo cháy, chữa cháy, hệ thống điện
Khối điều khiển có chức năng:
Nhận lệnh điều khiển từ khối vận hành giám sát gửi tới thiết bị chấp hành.

Xử lý thông điệp khi có yêu cầu tại địa phương.
Gửi thông điệp, kết quả tới khối vận hành giám sát.
Khối vận hành giám sát (SCADA).
Trung tâm điều khiển, mức quản lý bao gồm các hệ thống máy chủ dữ liệu,
trạm làm việc được cài đặt các phần mềm quản lý bảo dưỡng, máy in và máy tính
dành cho việc lập trình và cấu hình hệ thống. Nó có chức năng chính:
Quản lý toàn bộ toà nhà
Giám sát vận hành của các thiết bị, giám sát sự cố xảy ra.
- Gửi yêu cầu đến bộ điều khiển hiện trường.BMS quản lý các thành phần hệ
thống toà nhà theo cơ chế đánh địa chỉ. Mỗi thiết bị, bộ điều khiển địa phương
được gắn một địa chỉ. Các thiết bị hiện trường có thể trực tiếp giao tiếp với nhau
hoặc qua bộ điều khiển địa phương. Giao tiếp thường được sử dụng ở bus trường là
ARCnet và ở Bus điều khiển là BACnet TCP/IP. Một điều thuận lợi khi tích hợp
hệ thống đó là các thiết bị hiện trường như thang máy, điều hoà, quạt thống gió
đều hỗ trợ chuyển truyền thông TCP/IP. Rất thuận lợi cho nhà tích hợp hệ thống.
Khối quản lý
Khối này thực ra được cài dặt ngay ở khối vận hành giám sát. Chức năng chính của
nó là cài đặt kế hoạch làm việc. Kết nối vận hành từ xa qua mạng viễn thông,
internet Ví dụ: Khi ta cần một phòng họp cho 100 người vào X giờ, ngày Y tháng
Z. Người quản trị có thể tự tìm và án định nó hoặc gõ lệnh để máy tự tìm. Khi đó
Hệ thống vận hành giám sát sẽ tự động gửi lệnh điều khiển bao gồm: Thời gian mở
phòng họp, bật đèn, điều hoà, thông gió trước thời gian ấn định nào đó. Ánh sáng
trong phòng được mặc định là phòng họp. Khi yêu cầu một phòng khách sẽ có
phòng khách với không gian của nó Với mục đích đem lại sự thoải mái cho
người sử dụng, tiết kiệm năng lượng, giảm sự vận hành của con người đối với các
thiết bị trong toà nhà. Hiện nay, các phần mềm điều khiển BMS được tích hợp
hoàn hảo với các thiết bị hỗ trợ khác như: Hệ thống truyền hình hội nghị, điều
khiển và giám sát qua mạng, các thiết bị cầm tay PDA
Thông tin platform của hệ BMS
Để ứng dụng được BMS, Các thiết bị lắp đặt trong tòa nhà phải hỗ trợ kêt nối

BMS, tức là hỗ trợ các chuẩn truyền thông chuẩn như: BACnet, LonWork,
Modbus Hoặc hỗ trợ chuẩn tín hiệu công nghiệp 4-20mA. BMS có thể điều khiển
các thiết bị này qua chuẩn truyền thông.
Thiết kế BMS đi kèm với thiết kế xây dựng và các trang thiết bị của tòa nhà. Khi
xây dựng tòa nhà trang bị BMS, người thiết kế xây dựng và người thiết kế hệ BMS
phải phối hợp với nhau để đưa ra bản thiết kế thống nhất. Trong bản thiết kế tòa
nhà có trang bị BMS, yêu cầu một không gian để lắp đặt các thiết bị điều khiển,
thiết bị cảm biến, chấp hành và đi dây cable mạng.
Khi xây dựng tòa nhà hỗ trợ BMS, người thiết kế phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ
kết nối BMS. Hoặc kết hợp với nhà cung cấp giải pháp BMS để bổ sung và trang
bị thêm các thiết bị hổ trợ. Ví dụ: Lắp đặt thêm hệ thống Sensor nồng độ CO2 ở
các cửa nhận và cửa xả hệ thông gió, sensor nhiệt độ cho hệ thống chiller làm lạnh,
làm nóng nước công nghiệp cung cấp cho hệ điều hòa, hệ thống nước nóng-lạnh
cho tòa nhà
I .CẤU TRÚC HẸ THỐNG BMS CỦA 1 TÒA NHÀ VIỆT
Cấu trúc chung mạng của 1 tòa nhà Việt:
Trong cấu trúc trên được chia thành 3 hạ tầng mạng cơ sở: Field Level (cấp
trường), Automation Level (cấp tự động), Management Level (cấp quản lí) và
tương ứng là 3 cấu trúc mạng: FLN-Floor Level Network (mạng cấp nền), BLN-
Building Level Network (mạng cấp tòa nhà). MLN-Management Level Network
(mạng cấp quản lí). Với mỗi cấp mạng sẽ kết nối với các thiết bị khác nhau và có
chức năng khác nhau.
Cấp FL có thể kết nối và phát triển tối đa với 32 thiết bị (devices) , cấp AL phát
triển được 100 bộ điều khiển (controller) và có khả năng kết nối lên tới 1000 bộ
điều khiển nếu sử dụng cấu trúc mạng peer to peer
Cấp ML liên kết được tối đa 25 trạm máy tính điều khiển.
Dưới đây là hệ thống BMS điều khiển giám sát toàn bộ tòa nhà điều nhành việt do
nhóm kỹ sư bộ phận Năng lượng và giả pháp thộng TTNC-TP Tập đoàn Việt đưa
ra cho cấu trúc mạng hạ tầng trên:


Dưới đây là cấu trúc mạng rút gọn của hệ thống BMS điều khiển tòa nhà:

1.1.Thi t b  i  u khin trung tâm:
Ti phòng i u khin trung tâm các máy tính thu nhn và x lí thng tin t các h
thng và thc hin vn hành i u khin các h thng    c   t ti phòng i u khin
trung tân h thng và  t ti phòng i u khin trung tâm ca tòa nhà. Chuyên bit
mt h thng BMS phn mm    c cài   t trong mt máy tính có cài h i u hành
Micosoft Windown 2000/2003 sever… Phn mm BMS    c cài   t  âu là mt
phn mm chuyên dng cho vic i  u khin và qun lý mt tòa nhà. Phn mm
này có kh nng thu nhn thông tin, giám sát trng thái làm vic ca toàn b các
thit b trong h thng nh èn chiu sáng, nhit   , camera…
Phần mềm tương thích với các hệ thống tham gia thích hợp. Tại các máy tính điều
khiển, trạm vần hành trung tâm người vận hành được phân quyền có thể điều khiển
từ xa, giám sát các đối tượng trong hệ thống, lập lịch vận hành cho thiết bị, theo
dõi cảnh báo-báo động và hướng dẫn xử lí sự cố. Giao diện giữa người vận hành
và hệ thống là giao diện đồ họa động thân thiện, dễ xử dụng và thông minh.
Ngay tại các trạm vận hành cấp trường, nơi để xử lý các sự cố người vận hành
hoàn toàn có thể thực hiện được những chức năng đầy đủ như trạm vận hành trung
tâm nếu người vận hành đó được phân quyền một account cho phép. Phần mềm có
chức năng hỗ trợ truy cập Web và phải có tính bảo mật cao trong môi trường
Internet để tránh Hacker nhòm ngó và khai thác…
1.2.Các khối Module điều khiển:
1.2.1. Bé điều khiển MBC (Modular Building Controller)
MBC là một Module chuyên dụng cho việc điều khiển tòa nhà.MBC là một
module chuyên dụng cho việc điều khiển tòa nhà ưu việt và tiện ích dễ dàng sử
dụng, nên MBC là một giải pháp lựa chọn cho các hệ thống điều khiển tòa nhà
thông minh, được nhiều hãng tích hợp hệ thống tin dùng.

Các tủ điều khiển MBC cho phép người quản lý truy nhập bằng các máy tính cá
nhân của các nhân viên vận hành điều khiển, thực hiện việc sửa đổi chương trình

làm việc của thiết bị, việc lập trình tại chỗ. Đồng thời bộ vi xử lý (Open
proccessor) của MBC đã được cài đặt sẵn các chương trình ứng dụng nhóng giúp
cho người vận hành lập các chương trình điều khiển cho thiết bị trên các ứng
dụng điều khiển máy tính của hệ điều hành Microsoft Window. Các MBC
là tủ điều khiển có tính độc lập cao: khi hệ thống mạng từ server đến có sự cố thì
các tủ điều khiển này có khả năng thực hiện các chương trình điều khiển thiết bị
nhờ vào bộ nhớ RAM. Để thực hiện việc kết nối tích hợp các hệ thống kỹ thuật,
các thiết bị điều khiển với các giao thức khác nhau, các MBC có khả năng lắp các
bộ vi xử lý mở tích hợp (Open proccesor) có giao thức tương ứng Bacnet,
Lonmark, Modbus, EIB, M-Bus, Profibus… để thực hiện việc truyền nhận thông
tin với hệ thống kết nối tới. Các thông tin này được gửi tới các máy tính điều khiển
trung tâm.
Các tủ điều khiển MBC cho phép người quản lý truy nhập bằng các máy tính cá
nhân của các nhân viên vận hành điều khiển, thực hiện việc sửa đổi chương trình
làm việc của thiết bị, việc lập trình tại chỗ. Đồng thời bộ vi xử lý (Open
proccessor) của MBC đã được cài đặt sẵn các chương trình ứng dụng nhóng giúp
cho người vận hành lập các chương trình điều khiển cho thiết bị trên các ứng
dụng điều khiển máy tính của hệ điều hành Microsoft Window. Các MBC
là tủ điều khiển có tính độc lập cao: khi hệ thống mạng từ server đến có sự cố thì
các tủ điều khiển này có khả năng thực hiện các chương trình điều khiển thiết bị
nhờ vào bộ nhớ RAM. Để thực hiện việc kết nối tích hợp các hệ thống kỹ thuật,
các thiết bị điều khiển với các giao thức khác nhau, các MBC có khả năng lắp các
bộ vi xử lý mở tích hợp (Open proccesor) có giao thức tương ứng Bacnet,
Lonmark, Modbus, EIB, M-Bus, Profibus… để thực hiện việc truyền nhận
thông tin với hệ thống kết nối tới. Các thông tin này được gửi tới các máy tính điều
khiển trung tâm thông qua mạng EBLN và có thể hiển thị trên màn hình của các
máy tính trạm vận hành qua các giao diện đồ hoạ.
Khi có sự cố vÌ nguồn cung cấp, cácMBC sẽ tự động lưu giữ các thông tin liên
quan tới các quá trình vận hành điều khiển, các tham số này được lưu giữ tại MBC
trong thời gian do người vận hành chỉnh định từ 1 đến 20 ngày đảm bảo các yêu

cầu về lưu trữ dữ liệu đặt ra. Trong trường hợp vận hành bình thường, các dữ
liệu này được lưu giữ trong bộ nhớ dung lượng lớn của tủ điều khiển do người
vận hành cài đặt lên tới 1400 ngày
1.2.2. Module điều khiển MEC (Modular Equipment Controller)

Mỗi MEC được tích hợp sẵn với 32 cổng xuất nhập (Input/Output - I/O). Tuỳ nhu
cầu sử dụng mà có thể dùng kết hợp I/O module mở rộng.Các module I/O mở rộng
này cũng cho phép lựa chọn số điểm theo nhu cầu là loại Analogue hoặc Digital.
MEC có thể lựa chọn loại thiết lập được 3 mạng Master/ Slave để tăng thêm số
lượng thiết bị điều khiển cấp trường theo nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, số
lượng điểm của thiết bị điều khiển này nhỏ chỉ phù hợp với các thiết bị điều khiển
cỡ nhỏ và cấu hình không thay đổi theo thời gian.
MEC được sử dụng cho việc tích hợp hệ thống kỹ thuật khác vào hệ
thống BMS theo chuẩn LONMark, việc tích hợp cũng dựa trên các giao diện tại
các cổng FLN 1.2.3. Bộ điều khiển PXC (Programable Controller): Bộ điều khiển
PXC có bộ vi xử lý gắn sẵn, processor clock speed 100MHz, bộ nhớ động RAM
24, kích thước nhỏ gọn có thể lắp đặt trên các thanh đỡ chuẩn DIN, trên tường ,
các PXC kết nối với các MBC, MEC và các máy tính điều khiển thông qua mạng
Ethernet LAN giao thức TCP/IP, cho phép sử dụng đường truyền chung của mạng
máy tính nội bộ của tòa nhà. Bộ điều khiển có các cổng Input/Output chuẩn, đồng
thời nó có tính mềm dẻo trong sử dụng, người sử dụng có thể dÞnh dạng cấu hình
các điểm theo yêu cầu nhờ cấu tạo điểm đầu vào ra là loại Universal I/O. Mỗi
PXC được chế tạo sẵn với 16 hoặc 24 cổng vào ra Universal (Input/Output
- I/O)
Tóm lại các tủ điều khiển MBC/ MEC/ PXC thực hiện điều khiển và giám sát các
thiết bị của các hệ thống như:
- Hệ thống điện: Quản lý các máy biến áp cao thế, máy phát điện dự phòng, các tủ
phân
phối nguồn chính và các tủ phân phối tại các tầng trong tòa nhà.
- Hệ thống điều hòa HVAC: Sẽ quản lý và giám sát bộ làm lạnh (Chiller), bơm

nước chiller, quạt hút khí thảI Extract Fan, điều khiển các máy điều hòa
dùng nước chiller theo kiểu phân vùng FCU
- Quản lý chế độ vận hành của các quạt tăng áp cầu thang (Pressurised Fan)
- Quản lý chế độ vận hành của các bơm chữa cháy (Fire fighting pump)
- Thu nhận tín hiệu báo cháy từ tủ báo cháy trung tâm
- Kết nối tích hợp với hệ thống an ninh của tòa nhà
- Kết nối tích hợp với hệ thống thang máy, quản lý trạng thái hoạt động,
kiểm soát vị trí thang từ phòng điều khiển trung tâm
Trong cấu trúc mạng của hệ thống BMS, trên mỗi mạng EBLN cho phép cho thiết
lập quan hệ 100 tủ điều khiển MBC & MEC, và chấp nhận 1000 tủ điều khiển
MBC, MEC và PXC trong toàn bộ hệ thống mạng điều khiển. Do vậy, hệ thống
điều khiển sử dụng cấu hình thiết bị điều khiển như MBC, MEC hay PXC sẽ cho
phép mở rộng với số lượng rất lớn khi có yêu cầu phát triển hệ thống. Các MBC,
MEC & PXC được lắp đặt tại các phòng máy tại tầng hầm 1 và tầng mái của tòa
nhà Việt¸ để dễ dàng cho việc thực hiện việc điều khiển, giám sát và tích hợp hệ
thống
1.3.Mạng và cách thức truyền thông:
1.3.1. Mạng EBLN:
- Mạng Ethernet LAN TCP/IP là là mạng truyền thông chính của hệ thống BMS,
các bé điều khiển số trực tiếp dạng mô đun MBC, MEC & PXC được sử dụng cho
tòa nhà sẽ kết nối với nhau và các máy tính điều khiển (server) của hệ thống điều
khiển BMS.
- Hệ thống mạng Ethernet LAN là đường truyền chung cho hệ thống
Apogee, giao thức sử dụng trong mạng EBLN là giao thức TCP/IP. Đường
trục chính của mạng điều khiển hệ thống BMS sử dụng cáp quang để mở
rộng dải thông, cho phép truyền các gói tin của hệ thống an ninh quản lý ra
vào Access control, Camera giám sát.
- Việc sử dụng chuẩn truyền thông TCP/IP không những tạo được tốc độ truyền
thông cao mà còn đáp ứng yêu cầu về khoảng cách truyền mà không cần bộ lặp, và
hoàn toàn đáp ứng tính năng thời gian thực của hệ thống BMS, tốc độ truyền thông

trên mạng điều khiển đạt được 100 MBps
1.3.2. Mạng FLN (Floor Level Network):
Đây là mạng nằm ở hệ thống mạng cấp trường trong cÂu trúc hệ thống
APOGEE. Mỗi MBC hoặc MEC xxEF xây dựng được 3 mạng FLN theo cơ chế
giao tiếp Master/Slave.
- Trong mỗi mạng Master/Slave, MBC đóng vai trò là bộ điều khiển Master
và 32 bộ điều khiển cấp trường đóng vai trò là Slave và các thiết bị mạng điều
khiển đèn, thiết bị đo đếm điện năng nối mạng. Mạng Master/ Slave sử dụng chuẩn
truyền thông công nghiệp RS485, các giao thức được sử dụng trên mạng là
LonTalk, EIB, P1 phổ biến… Mạng truyền thông Floor Level Network được thiết
lập sử dụng cáp đôi dây xoắn có bọc kim AWG18. Tốc độ truyền thông trong
mạng này đạt 4800 B/s.
- Mạng điều khiển FLN quản các bé điều khiển đèn có cấu trúc module LCM, thực
hiện kết nối các bộ đo đếm điện năng Digital Energy Meter (DEM), các bộ biến tần
điều chỉnh tốc độ động cơ (VSD).
- Trên các FLN, hệ thống Apogee cho phép tồn tại 32 LCM/ 1mạng FLN, mỗi Bus
được thiết lập sử dụng cáp đôi dây xoắn có bọc kim AWG18, tốc độ truyền thông
trong mạng này đạt đến 78 kB/s
- Mạng điều khiển đèn được xây dựng trên các LCM sử dụng chuẩn truyền thông
công nghiệp RS485, các giao thức được sử dụng trên mạng là LonTalk, EIB, …
Mạng điều khiển LLN cho phép các công tắc khả trình, các Rơ le, các bộ cảm
quang tồn tại trong mạng là 48 thiết bị
2. Các hệ thống điều khiển chính:
2.1.Hệ thống điều khiển chiếu sáng và quản lý điện năng hệ thống điện:
2.1.1. Hệ thống điều khiển chiếu sáng:
Điện năng dùng cho điều khiển chiếu sáng trong một toà nhà chiếm một tư trọng
khá lớn so với điện năng tiêu thụ tổng. Việc quản lý tốt vấn đề chiếu sáng không
chỉ đem lại môi trường làm việc đủ ánh sáng mà còn nâng cao hiệu quả đầu tư do
việc tiết kiệm điện và chi phí v ận hành Đối với một công trình quan trọng như
toà nhà VAPOWE cần thiết phải có một hệ thống điều khiển chiếu sáng hiện đại,

đáp ứng mọi hoạt động, mọi chế độ chiếu sáng trong toà nhà như: chiếu sáng hội
thảo, chiếu sáng văn phòng làm việc, chiếu sáng khu đại sảnh khi có các hoạt động
giao lưu, đón tiếp và chiêu đãi khách…
Với quy mô và tính chất như vậy, hệ thống điều khiển chiếu sáng cho toà nhà cần
phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
• Quản lý điều khiển chiếu sáng tập trung
• Có khả năng điều khiển chiếu sáng theo chương trình, theo lịch đặt trước
• Có khả năng kết hợp điều khiển chiếu sáng tự động theo chương trình và chiếu
sáng tại chỗ
• Có khả năng lựa chọn chế độ chiếu sáng phù hợp
• Có khả năng kết nối với hệ thống quản lý toà nhà để tối ưu hoá vận hành
• Có khả năng mở rộng hệ thống không chỉ về số lượng thiết bị điều khiển chiếu
sáng mà cả các thiết bị hỗ trợ điều khiển chiếu sáng như các cảm biến cường độ
sáng, các thiết bị an ninh…
- Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trong và ngoài tòa nhà sẽ được thiết kế dựa
trên những tiện ích cho người sử dụng và quản lý hệ thống.
- Khác những hệ thống chiếu sáng thường được thiết kế kiểu truyền thống, các
thiết bị điều khiển chiếu sáng của tòa nhà Ruby Plaza được nối mạng
Lighting Level Network (LLN). Trên mạng LLN là các thiết bị điều khiển đèn
Relay Control Module (RCM), công tắc khả trình Programable Switch Module
(PSM), các module đầu vào… .
- Các thiết bị này sử dụng chuẩn truyền thông RS485 và được duy trì thông tin
với bộ điều khiển MBC hay MEC nhờ bộ Lighting Control Module (LCM), mỗi
mạng LLN có thể duy trì được 48 thiết bị điều khiển phần cứng như RCM, PSM,
DIM.
- Các đèn chiếu sáng tại các khu vực được điều khiển On/ Off từ xa tại phòng điều
khiển trung tâm, từ các công tắc điều khiển khả trình được lắp đặt tại khu vực hoặc
bởi công tắc On/ Off trên thân của Relay điều khiển RCM tại các tủ điện điều
khiển đèn.
- Các khu vực nhạy cảm như khu chế tác, khu trưng bày, các khu văn phòng của

công ty, hệ thống đèn được kết nối điều khiển liên động với hệ thống an ninh
chống đột nhập bất hợp pháp Access Control Sipass. Khi có tín hiệu truy nhập bất
hợp pháp tại các khu vực này, đèn chiếu sáng được điều khiển bật sáng để tăng
cường độ sáng cho khu vực phục vụ cho việc thu hình của hệ thống Camera giám
sát.
- Các thiết bị điều khiển đèn LCM nằm trên mạng điều khiển cấp độ FLN, hệ
thống cho phép 32 bộ LCM cùng tồn tại trên mạng điều khiển FLN, khi điều khiển
đèn, mạng điều khiển đèn không cần phải sử dụng thêm bất kỳ một phần mềm điều
khiển nào khác ngoài phần mềm điều khiển hệ thống BMS. Giải pháp được ứng
dụng điều khiển chiếu sáng ở đây là sử dụng giải pháp điều khiển chiếu sáng Litrol
(Light Controll). Khác với hệ chiếu sáng thông thường là điều khiển bật tắt tại chỗ
theo yêu cầu sử dụng, hệ thống điều khiển chiếu sáng LITROL cho phép quản lý
chiếu sáng một cách tập trung kết hợp với chức năng điều khiển chiếu sáng tự
động. Điều này giúp cho vấn đề tiết kiệm điện năng được xử lý một cách triệt để và
hiệu quả. Sau đây là những ưu điểm mà hệ thống điều khiển chiếu sáng LITROL
của Siemens mang lại:
- Điều khiển tập trung: việc điều khiển chiếu sáng được quản lý tập trung tại phòng
điều khiển trung tâm. Tại phòng điều khiển trung tâm, nhân viên vận hành có thể
điều khiển bật tắt từng tuyến đèn, giám sát trạng thái bật tắt từng tuyến và lựa chọn
chế độ cũng như lập lịch chiếu sáng theo yêu cầu
- Tự động hoá điều khiển chiếu sáng: Với hệ thống điều khiển chiếu sáng LITROL,
Nhân viên vận hành có thể lập sẵn lịch hoạt động chiếu sáng cho từng khu vực
nhất định, cho từng thời điểm nhất định. Ví dụ: Đối với khu vực hành lang là nơi
thường xuyên có người qua lại, hệ thống sẽ tự động bật sáng khu vực đó trong thời
gian làm việc. Những khu vực nhạy cảm về vấn đề an ninh, hệ thống sẽ tự động bật
sáng khu vực đó về đêm hoặc chiếu sáng tăng cường trong những thời điểm nhạy
cảm. Những khu vực như phòng họp, hội thảo… nhân viên vận hành có thể lập sẵn
thời gian chiếu sáng cho khu vực đó trong thời gian diễn ra các hoạt động liên
quan.
Hình 2.1. Cu trúc h thng chiu sáng LITROL

- Kết hợp điều khiển tự động và điều khiển tại chỗ: Do tính chất đặc thù của điều
khiển chiếu sáng là yêu cầu sử dụng ánh sáng thay đổi liên tục cầu của người sử
dụng, cần thiết phải hoạt động song song hai chế độ điều khiển: điều khiển
tập trung tại phòng điều khiển và điều khiển tại chỗ tại khu vực cần chiếu
sáng. Với hệ thống LITROL, người sử dụng có thể bật tắt tuyến đèn bằng những
công tắc điều khiển gắn tại hiện trường mà không làm mất khả năng điều khiển
chiếu sáng tại trung tâm. Ngoài ra, nhờ ứng dụng các thiết bị điều chỉnh
như BALLAST cho đèn huỳnh quang, người sử dụng có thể tự động điều chỉnh
cường độ sáng theo thói quen, theo sở thích.
- Lựa chọn chế độ chiếu sáng: Khi thay đổi tính chất làm việc như khu vực hội
thảo, việc lựa chọn chế độ chiếu sáng cho khu vực đó cũng rất quan trọng trong
việc đem lại hiệu quả cao cho công việc. Khi sử dụng các thiết bị như máy chiếu, ti
vi… việc giảm cường độ sáng cho phù hợp được thực hiện tự động trong thời gian
trình chiếu. Đối với các khu vực nhận nhiều ánh sáng tự nhiên nhờ sử dụng vách
kính, nhân viên vận hành có thể lựa chọn chế độ chiếu sáng ban ngày, ban đêm để
tiết kiệm năng lượng.
- Khả năng tích hợp với hệ thống quản lý toà nhà BMS và bms: Để vấn đề giám sát
tập trung được thực hiện một cách triệt để, hệ thống LITROL có khả năng tích hợp
với hệ thống quản lý toà nhà (BMS) APOGEE Insight. Khi đó, các thiết bị điều
khiển chiếu sáng sẽ nằm trên lớp mạng thiết bị trường FLN hoặc LONWORK.
Ngoài lợi ích giám sát tập trung, khi tích hợp vào hệ thống BMS, hệ thống
LITROL sẽ trở nên linh hoạt trong vận hành khi ứng dụng những chức năng mạnh
của hệ thống BMS.
- Khả năng mở rộng hệ thống: Lớp mạng thiết bị trường FLN/ Lonworks của hệ
thống điều khiển chiếu sáng LITROL là những giao thức truyền thông có tính năng
mở. Việc sử dụng đồng thời hai giao thức này cho phép mở rộng hệ thống một
cách linh hoạt: sẵn sàng mở rộng cho các thiết bị mạng FLN/ Lonworks. Điều này
đảm bảo cho hệ thống điều khiển chiếu sáng cho toà nhà luôn đáp ứng mọi yêu cầu
vận hành trong tương lai.
- Các bé điều khiển đèn Lighting Control Module LCM tạo nên mạng truyền thông

điều khiển đèn Lighting Level Network (LLN). LCM kết nối các r¬le khả
trình dạng module (Relay control Module), và các bộ công tắc khả trình PSM
(Programable Switch Module) các thiết bị này tủ điều khiển đèn chiếu sáng. Các
tủ điện chiếu sáng gồm rất nhiều tủ điều khiển cho các khu văn phòng và hàng
lang, các khu công cộng trong và ngoài toà nhà. Mỗi bộ LCM có thể kết nối tối đa
48 rơ le và công tắc khả trình, điểm đầu vào số. Thông qua mạng truyền thông
RS485, mỗi rơ le điều khiển ON/OFF, các công tắc lập trình được sẽ được lập trình
để điều khiển cho từng tuyến đèn cụ thể từ tầng hầm đến tầng mái của toà nhà, các
thông tin về thiết bị LCM, RCM và PSM cùng với các tài liệu liên quan sẽ được
cung cấp cho nhà thầu lắp đặt hệ thống chiếu sáng để phối hợp thực hiện đấu nối.
- Đồ họa mặt bằng điều khiển của các khu vực điều khiển chiếu sáng sẽ được xây
dựng trên các máy tính điều khiển, đồ họa này sẽ được thống nhất với chủ đầu tư
và nhà thầu hệ thống chiếu sáng. Người vận hành thực hiện điều khiển ON/OFF
trên màn hình đồ họa, trên các giao diện mặt bằng tương ứng với tuyến đèn cần bật
tắt. Trạng thái đèn ON/OFF được hiển thị trên màn hình đồ họa, người sử dụng dễ
dàng nhận biết thay đổi bởi sự thay đổi màu sắc của các điểm I/O trên nền đồ họa.
- Các tuyến đèn trong và ngoài tòa nhà được vận hành tự động theo các lịch trình
cụ thể được lập bởi người vận hành hoặc điều khiển đơn tuyến theo yêu cầu chiếu
sáng cụ thể
Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ Bus và giao thức truyền thông hiện đại, sử dụng
hệ thống điều khiển chiếu sáng LITROL sẽ tiết kiệm được khối lượng cáp điện
dùng cho chiếu sáng. Các chế độ vận hành của hệ thống: Hệ thống điều khiển
chiếu sáng LITROL kết hợp đồng thời 2 chế độ vận hành: Vận hành chiếu sáng tự
động và chiếu sáng tập trung: ở chế độ này, các tuyến đèn được tự động bật tắt
theo chương trình, theo lịch lập sẵn hoặc theo thao tác vận hành trực tiếp của nhân
viên trực vận hành. Vận hành chiếu sáng tại chỗ và vận hành từ xa: Người sử dụng
có thể tự động bật tắt tuyến đèn nhờ các bộ công tắc khả trình gắn tại hiện trường
và gắn tại khu vực kỹ thuật khi cần. Các bé điều khiển đèn Lighting Control
Module thiết lập mạng truyền thông điều khiển kết nối
các role dạng module Relay control Module trên hệ thống mạng đặt tại các tủ điều

khiển đèn chiếu sáng.
-Bật – Tắt được từ xa, theo dõi được trạng thái của các tuyến đèn được điều khiển.
-Thực hiện lệnh Bật – Tắt tự động theo lịch trình đặt sẵn bởi người quản lý hệ
thống tại
máy tính điều khiển trung tâm
HP-Thực hiện Bật – Tắt tại chỗ nhờ các công tắc khả trình trong hệ thống Lighting
Control, các công tắc này được nối mạng truyền thông EIB với bộ điều khiển kỹ
thuật số DDC và có thể lập trình để điều khiển cho một tuyến đèn hay một nhóm
tuyến đèn.
Mỗi bộ LCM có thể kết nối tối đa 48 rơ le và các công tắc có khả năng lập trình
thông qua mạng truyền dẫn chuẩn công nghiệp ETHERNET, mỗi rơ le điều khiển
ON/OFF, và các công tắc lập trình được sẽ được lập trình để điều khiển cho từng
tuyến đèn cụ thể, việc điều khiển các tuyến đèn sẽ được xác định rõ với nhà thầu
lắp đặt hệ thống chiếu sáng, các thông tin về thiết bị LCM, RCM, DPM và các
công tắc khả trình
Đồ họa mặt bằng điều khiển của các khu vực điều khiển chiếu sáng sẽ được xây
dựng trên các máy tính điều khiển, đồ họa này sẽ được thống nhất với chủ đầu tư
và nhà thầu hệ thống chiếu sáng. Người vận hành thực hiện điều khiển ON/OFF
trên màn hình đồ họa, trên các giao diện mặt bằng tương ứng với tuyến đèn cần bật
tắt. Trạng thái đèn ON/OFF được hiển thị trên màn hình đồ họa, người vận hành dễ
dàng nhận biết việc này bởi sự thay đổi màu sắc của các điểm I/O trên nền đồ họa.
Các bộ công tắc khả trình (programable switch) được lắp đặt trên tủ điện điều
khiển tại các tầng, người sử dụng có thể dùng để vận hành tại chỗ các tuyến đèn
theo yêu cầu chiếu sáng thực tế của các khu vực trong và ngoài tòa nhà. Các tuyến
đèn trong và ngoài tòa nhà được vận hành tự động theo các lịch trình cụ thể được
lập bởi người vận hành hoặc điều khiển đơn tuyến theo yêu cầu chiếu sáng cụ thể.
Tại các tầng quan trọng, các tuyến đèn chiếu sáng sẽ được kết nối và
được điều khiển “interlock” với hệ thống kiểm soát ra vào thuộc hệ thống an
ninh. Vào buổi tối, ngoài giờ làm việc, các tuyến đèn sẽ được điều khiển tự động
bật sáng để thực hiện việc cung cấp ánh sáng tối đa cho việc thu hình của các

camera khi có tín hiệu phát hiện chuyển động từ đầu dò chuyển động, đầu dò
chống cắt kính được lắp đặt tại khu vực đó. Đối với việc bật đèn ngoài chương
trình làm việc, hệ thống BMS sẽ ghi lại nhờ chức năng phát hiện lỗi của hệ thống
và thông báo lên màn hình của máy tính điều khiển BMS ngay tức thì hoặc lưu lại
tại máy tính điều khiển.
-Tự động bật – tắt đèn khi có sự chuyển động trong khu vực h báo động có sự đột
nhập
2.1.2. Hệ thống quản lý điện năng:
Hệ thống điện sẽ quản lý và giám sát máy phát điện dự phòng chạy bằng Diezel,
các tủ điện phân phối chính tại các lộ MSB, các tủ điện phân phối phụ đặt tại các
tầng. Nắm bắt được tầm quan trọng của hệ thống điện: có nguồn cung cấp tới thì hệ
thống thiết bị tòa nhà tồn tại và hoạt động, ngừng cung cấp điện hệ thống kỹ thuật
sẽ ngừng hoạt động nên việc giám sát hệ thống điện trong hệ thống BMS BMS là
một ứng dụng không tách rời. Hệ thống BMS Apogee quản lý các thiết bị bảo vÔ
nguồn điện nằm trong các tủ điện phân phối nguồn điện chính và các tủ điện phân
phối nguồn phụ cho các tầng, các thiết bị bằng việc thu nhận các thông tin về trạng
thái làm việc cũng như quá tải của các thiết bị này thông qua các đấu nối từ đầu ra
báo lỗi, báo trạng thái hoạt động của các thiết bị điện tới các tủ điều khiển MBC
của hệ thống BMS. Tại các máy tính điều khiển trung tâm, nhân viên vận hành
thực hiện việc giám sát các thiết bị bảo vệ của các tủ điện phân phối nguồn
chính và các tủ điện phân phối nguồn phụ trên màn hình đồ hoạ của các máy
tính điều khiển của hệ thống Beckhoff. Mỗi thay đổi của các điểm vào ra I/O tại
các tủ điều khiển trong nhóm thiết bị điện tại các tủ điều khiển gửi về sẽ làm thay
đổi màu sắc của điểm điều khiển trên màn hình đồ hoạ cũng như có các báo cáo
báo lỗi tại thời điểm xảy ra sự cố tại máy in báo sự kiện theo thời gian. Hệ thống
BMS APOGEE thực hiện giám sát các hệ thống điện như sau:
a. Giám sát điện năng tiêu thụ của tòa nhà:
Để quản lý tốt hệ thống điện hệ thống BMS giám sát điện năng tiêu thụ của tòa
nhà, thiết bị giám sát theo dõi được các thông số kỹ thuật chính của các nguồn
điện được cấp đến từ trạm biến thế hạ áp – máy phát điện dự phòng:

+ Công suất hữu ích của tòa nhà P
+ Công suất biểu kiến S
+ Công suất phản kháng Q
+ Công suất tiêu thụ của tòa nhà kWh
+ Hệ số Cos
+ Điện áp dây tại tủ cấp nguồn chính (V)
+ Dòng điện của các pha tại tủ cấp nguồn chính (A)
Các thông số này được giám sát chặt vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc vận hành
của tất cả các thiết bị sử dụng điện của tòa nhà, quản lý tốt các tham số chính này
cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành của tòa nhà, nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị. Các tham số này cần thiết được đo đếm nhờ bộ đo đếm điện năng kỹ
thuật số (DEM: Digital Electric Meter) có khả năng nối mạng và thể hiện các thông
số đo lường trên giao diện màn hình máy tính điều khiển, có khả năng lưu giữ tại
máy tính của hệ thống khi người quản lý có yêu cầu. Đồ họa sau mô phỏng quản lý
điện năng tại một tí điện phân phối nguồn cấp chính cho một tòa nhà. Trong đồ
họa, các giá trị được thể hiện là số đo đếm được, các tham số được Việt hóa về tên
và vị trí thiết bị để đơn giản hóa quá trình vận hành của người giám sát, quản lý hệ
thống
b. Giám sát máy phát điện Diezel dự phòng:
Máy phát điện dự phòng được kiểm soát các trạng thái như: Hoạt động - Ngừng -
Sẵn sàng khởi động, đáp ứng yêu cầu phát điện dự phòng khi không có nguồn điện
lưới thành phố. Các tiêu chí này cần được thực hiện tại hệ thống BMS đối với:
+ Nguồn điện nạp ắc qui: Tại tủ điện cung cấp nguồn cho bộ nạp ắc qui, thiết bị
nạp đưa ra thông tin về nguồn điện nuôi cho bộ nạp hiện hữu hoặc đã bị mất nguồn
nuôi. Các tín hiệu này là dạng DO (Digital Output) sẽ được đưa đến đầu ra của
tủ điện cung cấp nguồn nạp ắc qui và đầu vào dạng DI ( Digtal Input) của
tủ điều khiển DDC hệ thống BMS
+ Điện áp sấy nóng máy, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng khởi động cấp điện khi không
có điện lưới: Trong điều kiện thực tế của miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh,
nhiệt độ có thể xuống dưới 10C, lúc này máy phát sẽ không thể thực hiện được

việc khởi động và sẽ mất đi tính dự phòng cao. Để nâng cao tính sẵn sàng của hệ
thống máy phát điện dự phòng, các máy phát có thêm thiết bị sấy nóng nước làm
mát và thân máy để dễ dàng khởi động. Các tín hiệu báo tình trạng nguồn sấy nóng
máy này sẽ được tủ điện cấp nguồn đưa ®Ên đầu ra dưới dạng tín hiệu DO như đã
nêu đối với nguồn nạp ắc quy và đưa tới các DDC của BMS dưới dạng tín hiệu DI.
+ Trạng thái Hoạt động – Ngừng
+ Trạng thái báo lỗi – báo quá tải máy phát
Các tín hiệu này được tủ điện cung cấp nguồn và tủ điện điều khiển máy
phát cung cấp các thông tin tới đầu ra dưới dạng các điểm điều khiển DO, và đi
vào các DDC ở dạng điều khiển DO
+ Mức nhiên liệu của bồn chứa nhiên liệu chính và bồn chứa dầu Daily tank
Tín hiệu báo mức dầu trong thùng chứa dầu sẽ được kiểm soát bởi sensor báo mức
được lắp đặt trong thùng chứa.
- Giám sát chế độ hoạt động của máy phát điện dự phòng: MEC tích hợp máy phát
điện dự phòng Cummin cung cấp giao diện LONmark kết nối tích hợp máy phát
này và các điểm đầu vào để kết nối các tín hiệu báo lỗi, báo trạng thái hoạt động
các thiết bị điện phục vụ máy phát điện dự phòng, quản lý chặt chẽ các yếu tố sẵn
sàng đáp ứng chế độ hoạt động thay thế khi mất điện lưới:
o Nguồn nạp ắc qui
o Mức nhiên liệu dailytank
o Bơm nhiên liệu
o Chế độ standby
o Chế độ vận hành đáp ứng các thông số kỹ thuật yêu cầu
- Khi có tín hiệu chuyển đổi nguồn cung cấp từ điện lưới sang điện máy phát, hệ
thống máy tính Apogee sẽ ra lệnh cho các thiết bị hoạt động với công suất lớn
thông qua các tủ điều khiển MBC / MEC, các thiết bị này sẽ được chỉnh định thời
gian trễ thích hợp với quá trình xác lập để đáp ứng tải của các máy phát điện dự
phòng.
- Tại phòng điều khiển trung tâm, người vận hành thực hiện giám sát các thông số,
trạng thái hoạt động của thiết bị, tình trạng đóng cắt khi có sự cố, thông tin về

nguồn cung cấp cho hệ thống điện “lưới – máy phát” thông qua các giao diện đồ
họa.
- Để thực hiện việc kết nối này, máy phát điện dự phòng cần phải có module giao
diện đầu ra LONmark để thực hiện kết nối máy phát vào tủ điều khiển MEC tích
hợp của hệ thống BMS.
c. Giám sát các tủ phân phối:
- Quản lý các trạng thái hoạt động của các thiết bị Đóng – Cắt nguồn điện tại các tủ
phân
phối: Mục đích việc quản lý này nhằm quản lý các thiết bị điện từ máy tính điều
khiển của
phòng điều khiển trung tâm.
- Quản lý các sự cố quá tải của các thiết bị đóng cắt chính tại các tủ phân phối ( áp
tô mát tổng, áp tô mát cấp nguồn chính của các nhánh)
Để thực hiện việc quản lý tốt các thiết bị Đóng – Cắt, các thiết bị điện nằm trong
diện cần quản lý giám sát cần đáp ứng các yêu cầu vÌ phần cứng:
+ Có khả năng cung cấp các điểm tín hiệu báo trạng thái của chính bản
thân của chúng, tín hiệu đầu ra trạng thái là tín hiệu On/ Off của công tắc báo
trạng thái.
+ Nếu không có sẵn các điểm tín hiệu báo trạng thái này, thiết bị đóng cắt cần phải
được lắp thêm các công tắc phụ trợ (Auxilary Contact) để thực hiện nối về hệ
thống
BMS.
2.2. Quản lý hệ thống bơm chữa cháy Fire Fighting:
Khi có các sự cố, tín hiệu báo động cháy được gửi từ hệ thống báo cháy tới, hệ
thống BMS sẽ ra lệnh dừng tức thì đối với các máy điều hòa và thông gió để ngăn
luồng không khí cấp cho các khu vực, trạng thái hoạt động của các thiết bị chữa
cháy cũng được theo dõi trên các đồ họa giám sát hệ thống phòng và chữa cháy.
Khi có sự cố cháy:
- Các bơm chữa cháy Fire Fighting pump hoạt động
- Các quạt tăng áp Pressurised Fan hoạt động

- AHU và quạt thông gió ngừng hoạt động
Hệ thống các bơm chữa cháy Fire Fighting Pump được quản lý bởi bé điều khiển
kỹ thuật số MBC đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và tiện ích như sau:
- Quản lý tình trạng hoạt động của các bơm trong điều kiện bình thường
- Tín hiệu nguồn cấp luôn sẵn sàng đáp ứng để các bơm chữa cháy điện hoạt động,
áp lực tĩnh của hệ thống ở mức duy trì sẵn sàng cho việc vận hành (áp suất làm
việc)
- Mức nước của các bể chứa nước cung cấp đảm bảo mức yêu cầu sẵn sàng đáp
ứng cho hệ thống vận hành chữa cháy.
Trong điều kiện sự cố:
- Kiểm soát chế độ vận hành của các bơm điện
- Khi có sự cố cháy thật, để kiểm soát sự cháy, nhân viên vận hành sẽ nhận biết các
tín
hiệu cảnh báo về màu sắc trên màn hình đồ họa và tiếng kêu được cài đặt riêng cho
tín hiệu báo cháy sẽ nhắc nhở nhân viên vận hành về các cảnh báo này.
2.3. Kết nối hệ thống An ninh:
Đối với hệ thống Security gồm 2 phân hệ kỹ thuật nhỏ: Camera quan sát và hệ
thống kiểm soát chế độ ra vào sử dụng các công nghệ hiện đại.
- Khi kết nối tới BMS, hệ thống an ninh sẽ được kết nối tới tủ điều khiển kỹ thuật
số MBC tích hợp chuyên biệt đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Việc kết nối này
được thực hiện nhờ bộ vi xử lý Open procesor dạng module có giao thức tương
ứng với giao thức của hệ thống an ninh. Khi kết nối tới hệ thống này các thông tin
về hệ thống an ninh sẽ được quản lý bởi các server. Các thông tin của hệ thống An
ninh được xem trên màn hình đồ hoạ của BMS server. Hệ thống thực hiện được
việc tác động tới các đầu ra của hệ thống An ninh, thực hiện chức năng điều khiển
tới tất cả các cửa do hệ thống An ninh quản lý, hoặc điều khiển mở tất cả các cửa
để phục vụ việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp nếu được lập trình trên máy
tính của hệ thống BMS.
- Cùng với các thông tin này, người vận hành hệ thống BMS thực hiện lập báo cáo
hoặc server tự kích hoạt điều khiển theo các lệnh mặc định đối với trường hợp

khẩn cấp.
2.4. Giám sát hệ thống thang máy:
Để giám sát được hệ thống thang máy, hệ thống thang máy cần đưa tới đầu ra của
chúng các thông tin đáp ứng để kế nối tới hệ thống BMS, quá trình kết nối sẽ được
cơ thể hóa về phần cứng cũng như phần mềm đối với nhà thầu thang máy để có thể
hiển thị, giám sát chế độ vận hành theo yêu cầu kỹ thuật. Nhiệt độ, độ ẩm tại khu
vực đặt thang máy sẽ được hệ thống BMS quản lý thông qua các tín hiệu cảm biến
nhiệt độ - độ ẩm phòng ở đầu vào của hệ thống BMS. Để kiểm soát vận hành của
thang trong tình huống sự cố có thoát hiểm do đặc thù về các yêu cầu cao trong an
toàn cho con người, các thang máy sẽ không hoạt động (Ngoại trị thang
máy chữa cháy), khi đó các thang máy được điều khiển đi về vị trí gần nhất thông
ra mặt đất để thoát hiểm
hoặc tránh tình trạng có người bị kẹt trong thang máy. Nhà thầu cung cấp lắp đặt
hệ thống thang máy cần cung cấp tại đầu ra các tín hiệu:
- Vị trí các thang tại các tầng
- Trạng thái hoạt động của các Cabin thang
- Tình trạng lỗi thang về Cơ khí – Điện
- Ngôn ngữ điều khiển là BACnet, Modbus, LONmark nếu cho phép tích hợp ở
mức cao
3. Giải quyết vấn đề tích hợp hệ thống:
Việc tích hợp tới hệ thống BMS mang lại nhiều tiện ích trong điều khiển cũng như
giám sát các hệ thống kỹ thuật của toà nhà, điều này cho phép người vận hành, ban
quản lý toà nhà tiết kiệm được chi phí vận hành cũng như nâng cao khả năng quản
lý tới tất cả các hệ thống. Do nhiều yếu tố khách quan, hiện TTNC-PT chỉ đáp ứng
thiết kế cung cấp trọn gói các sản phẩm trong hệ thống điều khiển chiếu sáng và
quản lý điện năng, các gói hệ thống khác sẽ được đặt hàng các công ty khác và sau
đó tích hợp vào hệ thống BMS chung của toàn bộ tòa nhà điều hành Việt ¸. Để việc
tích hợp được tương thích và dễ dàng cho kết nối thiết bị sau này, nên yêu cầu các
nhà thầu cung cấp phải đáp ứng các thông số vÌ phần cứng, phần mềm, và đi dây.
Để thực hiện việc tích hợp hệ thống, các nhà thầu cung cấp thiết bị của hệ thống

Điện điều hoà thông gió (cung cấp chiller), hệ thống Thang máy và hệ thống An
ninh cần phải tuân thủ các yêu cầu về cung cấp phần cứng, giao thức kết nối, đến
hệ thống BMS

×