Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) So Sánh Lựa Chọn Công Nghệ Thi Công Tối Ưu Cho Đập Pháp Sóng Nhằm Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao - Áp Dụng Cho Đập Phá Sóng Dung Quất.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

     

NGÔ QUÝ VIỆT

SO SÁNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THI CÔNG TỐI ƯU
CHO ĐẬP PHÁ SÓNG NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH
TẾ CAO - ÁP DỤNG CHO ĐẬP PHÁ SÓNG DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

     

NGÔ QUÝ VIỆT

SO SÁNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THI CÔNG TỐI ƯU
CHO ĐẬP PHÁ SÓNG NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH


TẾ CAO - ÁP DỤNG CHO ĐẬP PHÁ SÓNG DUNG QUẤT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ XUÂN ROANH

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “So sánh lựa chọn công nghệ thi công
tối ưu cho đập phá sóng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao - Áp dụng cho đập
phá sóng Dung Quất” tơi đã nhận đuợc sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của
những cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân
và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tơi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, khoa
sau đại học và các thầy cô giáo bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, các thầy
cô khoa Kỹ thuật Biển của Trường Đại học Thuỷ lợi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Có được kết quả ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lịng kính trọng
sâu sắc đối với PGS.TS Lê Xn Roanh người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Xin gửi sự cảm ơn chân thành nhất đến bố mẹ, gia đình và bạn bè đã quan
tâm, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và công tác.
Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, do điều kiện thời gian hạn
chế và trình độ có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Qua luận
văn tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Quý Việt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tên đề tài luận văn là: “So sánh lựa chọn công nghệ thi công tối ưu cho
đập phá sóng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao - Áp dụng cho đập phá sóng
Dung Quất”. Song để đáp ứng yêu cầu thực tế, vấn đề công nghệ tối ưu được
hiểu ở đây là lựa chọn phương án thi công và thiết bị sao cho kinh tế, kỹ thuật và
thực tế - phù hợp nhất.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã ghi trong lời cảm ơn. Các
thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội,

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Ngô Quý Việt


Luận văn thạc sĩ

V

MỤC LỤC
I. Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................................... 1
II. Mục đích của Đề tài ......................................................................................................... 1
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................................... 1
IV. Kết quả dự kiến đạt được ............................................................................................... 1
V. Nội dung của luận văn ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CƠNG TRÌNH ĐẬP PHÁ SÓNG, ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH ..... 3
1.1. Giới thiệu sơ lược sự phát triển của hệ thống cơng trình bảo vệ bờ, hệ thống đập phá
sóng trong và ngồi nước ..................................................................................................... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và một số kiểu bờ biển Việt Nam............................................. 3
1.1.2. Các giải pháp bảo vệ bờ .......................................................................................... 5
1.1.3. Sơ lược về sự phát triển của các hệ thống đập phá sóng trong và ngồi nước ....... 5
1.1.3.1. Lịch sử đập phá sóng ........................................................................................ 5
1.1.3.2. Các cơng trình đập phá sóng tiêu biểu đã được xây dựng trong và ngoài nước
[3] ................................................................................................................................... 8
1.2. Đặc điểm làm việc của cơng trình ven biển [4] ........................................................... 10
1.2.1. Các tác động tự nhiên ............................................................................................ 10
1.2.1.1. Tác động của gió, bão .................................................................................... 10
1.2.1.2. Tác động của mực nước thuỷ triều và hơi nước biển mặn ............................ 10
1.2.1.3. Tác động của dòng chảy ven bờ .................................................................... 10
1.2.1.4. Tác động của sóng ......................................................................................... 11
1.2.1.5. Các tác động hố học ..................................................................................... 11
1.2.1.6. Các tác động của sinh vật .............................................................................. 11

1.2.2. Tác động tiêu cực của các hoạt động nhân tạo đối với ổn định bờ biển ............... 11
1.3. Giới thiệu chung về kết cấu đập phá sóng ................................................................... 12

Học viên: Ngơ Q Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

VI

1.3.1. Phân loại theo tương quan với mực nước [3]........................................................ 12
1.3.2. Phân loại vị trí của đập phá sóng trên mặt bằng [3].............................................. 12
1.3.3. Phân loại theo cơng dụng đập phá sóng [3] .......................................................... 13
1.3.4. Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đập phá sóng [5].................................... 14
1.3.4.1. Đập phá sóng tường đứng ............................................................................... 14
1.3.4.2. Đập phá sóng mái nghiêng ............................................................................. 19
1.4. Kết luận chương .......................................................................................................... 21
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT THI CƠNG ĐẬP PHÁ SĨNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG TRONG Q TRÌNH THI CƠNG ....................................................................... 22
2.1. Giới thiệu chung về các công nghệ thi công đập phá sóng tiên tiến ........................... 22
2.1.1. Cơng nghệ thi cơng đập dạng thùng chìm [1] ....................................................... 22
2.1.1.1. Một số phương pháp đúc và hạ thủy thùng chìm ........................................... 23
2.1.1.2. Vận chuyển thùng chìm dưới nước ................................................................ 30
2.1.1.3. Lắp đặt và lấp thùng chìm .............................................................................. 31
2.1.2. Cơng nghệ thi cơng đập đá đổ hỗn hợp................................................................. 34
2.1.2.1. Thi công nền [4].............................................................................................. 34
2.1.2.2. Thi công khối lõi ............................................................................................. 38
2.1.2.3. Thi công khối phủ ........................................................................................... 43

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thi công ............................................................ 46
2.2.1. Yếu tố thủy hải văn [4] ......................................................................................... 46
2.2.1.1. Đặc điểm thi công trong và trên mặt nước ..................................................... 46
2.2.1.2. Đặc điểm thi công trong điều kiện tự nhiên phức tạp..................................... 46
2.2.2. Yếu tố thiết bị thi công [4] .................................................................................... 47
2.2.2.1. Thiết bị trên cạn .............................................................................................. 48
2.2.2.2. Thiết bị dưới nước .......................................................................................... 51

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

VII

2.3. Tiêu chí lựa chọn phương án thi cơng ......................................................................... 54
2.3.1. Tiêu chí kỹ thuật.................................................................................................... 56
2.3.2. Tiêu chí kinh tế...................................................................................................... 59
2.3.3. Tiêu chí thời gian thi cơng .................................................................................... 60
2.3.4. Tiêu chí mơi trường............................................................................................... 61
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CƠNG ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CHI PHÍ
NHỎ NHẤT, ÁP DỤNG CHO CƠNG TRÌNH ĐẬP PHÁ SĨNG DUNG QUẤT .......... 63
3.1. Giới thiệu đập phá sóng Dung Quất [7] ...................................................................... 63
3.1.1. Giới thiệu về cảng Dung Quất - Quảng Ngãi........................................................ 63
3.1.2. Giới thiệu về đập phá sóng Dung Quất ................................................................ 65
3.1.3. Sự cần thiết phải có đê chắn cát, yêu cầu che chắn ............................................. 65
3.2. Cơ sở lý thuyết tính tốn và thiết kế đập phá sóng [7] ................................................ 66
3.2.1. Tuyến đập .............................................................................................................. 66

3.2.2. Hình dạng mặt cắt đập phá sóng Dung Quất ....................................................... 67
3.3. Lựa chọn cơng nghệ thi cơng hợp lý để đạt được chi phí nhỏ nhất ............................ 69
3.3.1. Lựa chọn phương án thi công nền ......................................................................... 69
3.3.2. Xác định vị trí thả đá ............................................................................................. 77
3.3.3. Thi công lớp đệm ................................................................................................. 85
3.3.4. Lựa chọn phương án thi công thân đập ................................................................ 86
3.3.5. Lựa chọn phương án thi công khối phủ ............................................................... 92
3.4. Kết luận chương .......................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 98

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

VIII

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Các hịn đảo nhỏ ở vịnh Hạ Long có vai trị như đập phá sóng ................... 3
Hình 1-2. Đập phá sóng dạng khối đổ đá hộc ở Citavecchia........................................ 6
Hình 1-3. Đập phá sóng ở Cherbourg ........................................................................... 6
Hình 1-4. Đập phá sóng ở Plymouth ............................................................................. 6
Hình 1-5. Đập phá sóng khối đơn tại Dover ................................................................. 7
Hình 1-6. Đập phá sóng tại Marseilles ......................................................................... 7
Hình 1-7. Đập phá sóng điển hình dọc theo bờ biển Địa Trung Hải ............................ 8
Hình 1-8. Đập đảo (Chicago, Mỹ) ............................................................................... 13
Hình 1-9. Đập nhơ (Kaumalapau, Lanai, Hawaii)...................................................... 13

Hình 1-10. Đập đảo (Plymouth, Anh).......................................................................... 13
Hình 1-11. Đập hỗn hợp (Eastern Port, Alexandria, Ai Cập)..................................... 13
Hình 1-12. Mặt cắt dọc đập phá sóng ......................................................................... 15
Hình 1-13. Kết cấu đệm đá .......................................................................................... 16
Hình 1-14. Kết cấu khối rỗng ...................................................................................... 18
Hình 1-15. Một kết cấu Cyclopit điển hình.................................................................. 18
Hình 1-16. Một kết cấu thùng chìm ............................................................................. 19
Hình 2-1. Đập phá sóng bằng thùng chìm có các vách ngăn ...................................... 22
Hình 2-2. Đập phá sóng bằng thùng chìm có buồng tiêu năng ................................... 23
Hình 2-3. Đúc và hạ thủy thùng chìm bằng đường triền ............................................. 24
Hình 2-4. Xe trượt lăn.................................................................................................. 25
Hình 2-5. Xe giá bằng di chuyển dọc – ngang ............................................................ 26
Hình 2-6. Bố trí tời kéo đưa thùng chìm xuống nước .................................................. 27
Hình 2-7. Đúc và hạ thủy thùng chìm bằng ụ khơ ....................................................... 29
Hình 2-8. Đúc và hạ thủy thùng chìm bằng ụ nổi........................................................ 29

Học viên: Ngơ Q Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

IX

Hình 2-9. Neo thùng chìm ở vũng tập kết .................................................................... 31
Hình 2-10. Neo thùng chìm ở vũng tập kết cạnh bến .................................................. 32
Hình 2-11. Khống chế lắp đặt khi thùng chìm kế tiếp nhau ........................................ 32
Hình 2-12. Lắp đặt thùng chìm .................................................................................... 33
Hình 2-13. Bố trí dây neo và puly khi dùng cần cẩu nổi lắp đặt thùng ...................... 34

Hình 2-14. Độ sai lệch từ vị trí thả đá đến xà lan mở thành ....................................... 35
Hình 2-15. Thi cơng bè chìm cành cây và hạ chúng xuống nước ............................... 36
Hình 2-16. Quá trình hạ bè chìm cành cây xuống đáy ................................................ 37
Hình 2-17. Quá trình đánh chìm thảm đá xuống đáy tại Eastern Schelt .................... 38
Hình 2-18. Xà lan thả đá tạo biên (thả hai bên biên đáy đập phá sóng) .................... 39
Hình 2-19. Phần lõi đập .............................................................................................. 39
Hình 2-20. Phương pháp đổ lấn dần bằng ơ tơ ........................................................... 39
Hình 2-21. Thi cơng lớp gia cố mái đơn giản với tàu đổ đá mở thành ....................... 41
Hình 2-22. Trải bè chìm cành cây lên mái .................................................................. 41
Hình 2-23. Sử dụng các thiết bị trên cạn xếp đá ......................................................... 42
Hình 2-24. Xếp đá phủ mái bằng cần cẩu ................................................................... 42
Hình 2-25. Trải thảm phủ đúc sẵn lên mái .................................................................. 43
Hình 2-26. Các khối Xbloc và Accropode có thể xếp chồng lên nhau trên bãi trữ ..... 44
Hình 2-27. Các loại khối dị hình khác nhau khơng xếp chồng lên nhau được ........... 44
Hình 2-28. Quá trình chế tạo khối Haro ..................................................................... 45
Hình 2-29. Một vài ví dụ về thiết bị xây dựng trên cạn ............................................... 49
Hình 2-30. Năng lực của cần cẩu và các loại gàu ngoạm .......................................... 50
Hình 2-31. Thi cơng đê phá sóng với thiết bị thi cơng đặt trên cạn ............................ 51
Hình 2-32. Xà lan thả vật liệu (Boskalis) .................................................................... 52
Hình 2-33. Một vài thiết bị thi công dưới nước ........................................................... 52

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

X


Hình 2-34. Xà lan mở thành (Boskalis) ....................................................................... 53
Hình 2-35. Thiết bị nổi thi cơng cơng trình biển ......................................................... 54
Hình 3-1. Tổng thể cảng Dung Quất – Quảng Ngãi ................................................... 64
Hình 3-2. Mặt bằng đập phá sóng Dung Quất - Nhánh phía Bắc L2 ......................... 65
Hình 3-3. Phương án bố trí đập phá sóng ................................................................... 67
Hình 3-4. Mặt cắt ngang điển hình mơ hình đập phá sóng (mái nghiêng) Dung Quất
..................................................................................................................................... 68
Hình 3-5. Miêu tả vị trí túi bùn .................................................................................... 70
Hình 3-6. Đưa bùn lên bãi bằng hệ thống ống xả ....................................................... 71
Hình 3-7. Tàu hút bụng tự hành .................................................................................. 72
Hình 3-8. Vận chuyển cát bằng tàu hút bụng tự hành ................................................. 73
Hình 3-9. Mơ phỏng vị trí thả đá ................................................................................. 78
Hình 3-10. Máy tạo áp lực nước để đầm đá dưới nước .............................................. 91
Hình 3-11. Sơ đồ xếp khối Tetrapod trên mặt đập ...................................................... 93
Hình 3-12. Cần cẩu bốc và xếp khối phủ từ xà lan ..................................................... 93
Hình 3-13. Thi cơng khối phủ cho đập phá sóng có bề rộng đỉnh đập nhỏ ................ 94
Hình 3-14. Lắp đặt cấu kiện Tetrapod bằng cần cẩu và sức người ............................ 94

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

XI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Chiều dài các kiểu bờ biển Việt Nam ........................................................... 4
Bảng 1-2. Một số đập đã xây dựng [9] ........................................................................ 20

Bảng 2-1. Dung sai của thiết bị thi công trên cạn........................................................ 51
Bảng 2-2. Dung sai của thiết bị thi công dưới nước .................................................... 54
Bảng 3-1. Đơn giá xây dựng phần việc nạo vét........................................................... 72
Bảng 3-2. Đơn giá xây dựng phần việc vận chuyển vật liệu của tàu hút bùn ............. 73
Bảng 3-3. Đơn giá xây dựng phần thi công cọc cát ..................................................... 75
Bảng 3-4. Tọa độ của 3 thủy trực (theo hệ toạ độ VN 2000-KTTT 1080) .................. 77
Bảng 3-5. Vị trí thả đá chân khay theo công thức tiêu chuẩn Việt Nam (w =40kg) ... 79
Biểu đồ 3-1. Vị trí thả đá chân khay theo công thức tiêu chuẩn Việt Nam ................. 80
Bảng 3-6. Vị trí thả đá lõi đập theo công thức tiêu chuẩn Việt Nam (w=80 kg) ........ 80
Biểu đồ 3-2. Vị trí thả đá lõi đập theo cơng thức tiêu chuẩn Việt Nam ...................... 81
Bảng 3-7. Vị trí thả đá chân khay theo công thức Hà Lan (w=40kg) ......................... 82
Biểu đồ 3-3. Vị trí thả đá chân khay theo cơng thức Hà Lan ...................................... 83
Bảng 3-8. Vị trí thả đá lõi đập theo công thức Hà Lan (w=80kg) ............................... 83
Biểu đồ 3-4. Vị trí thả đá lõi đập theo công thức Hà Lan ........................................... 84
Bảng 3-9. Đơn giá xây dựng phần việc vận chuyển ô tô ............................................. 87
Bảng 3-10. Đơn giá xây dựng phần việc thả đá hộc vào thân kè bằng xà lan ............. 88

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

1
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của Đề tài
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có
mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất châu Á. Trong

những hoạt động kinh tế từ biển, hoạt động từ các loại hình vận tải biển, cảng biển luôn là
thế mạnh, luôn đi đầu, phát triển nhanh chóng ở nước ta và các nước trên thế giới. Giao
thơng biển ln an tồn, nhanh chóng, thuận lợi và giá thành hợp lý, vì vậy vận tải biển ở
các quốc gia có hệ thống cảng biển lớn chiếm tỷ trọng lớn trong việc giao thương hàng
hóa trên thế giới.
Tuy nhiên việc xây dựng các cảng biển lớn gặp khó khăn do cơng nghệ, điều kiện
thi cơng phức tạp và giá thành rất cao dẫn đến những khó khăn trong q trình thi cơng,
khó khăn về vốn đầu tư xây dựng các cơng trình phục vụ và khai thác trong cảng. Khi thi
cơng cơng trình biển cần có biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo độ an toàn, giá thành hạ và
thời gian thi công cho phép. Liên hệ với đập phá sóng Dung Quất, việc xây dựng con đập
sẽ giữ cho vùng nước trong khu cảng được yên tĩnh để các tàu có tải trọng 50.000 DWT
hoạt động an tồn.
II. Mục đích của Đề tài
Trên cơ sở thống kê và phân tích tất cả các phương án thi cơng đập phá sóng hiện
tại ở trong và ngồi nước, sẽ đưa ra: So sánh lựa chọn công nghệ thi công phù hợp nhất
nhằm đem lại hiệu quả và khả thi đảm tính kinh tế và kĩ thuật của cơng trình.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu về thiết kế, thi cơng và q trình khai thác
vận hành hệ thống các đê đập phá sóng đã được xây dựng và đi vào khai thác sử dụng.
- Tính tốn, so sánh các phương án để lựa chọn công nghệ thi công hiệu quả và khả
thi.
IV. Kết quả dự kiến đạt được
Tính tốn, so sánh các phương án để đề xuất công nghệ thi công hiệu quả và kinh tế
cho đập nghiên cứu.
V. Nội dung của luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần sau đây:
Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng



Luận văn thạc sĩ

2

- Phần mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, mục đích, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 1. Đặc điểm cơng trình đập phá sóng, điều kiện ổn định.
- Chương 2. Kỹ thuật thi cơng đập phá sóng và các yếu tố tác động trong q trình
thi cơng.
- Chương 3. Lựa chọn phương pháp thi công để đạt được chi phí nhỏ nhất, áp dụng
cho cơng trình đập phá sóng Dung Quất.
- Kết luận và Kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

3

CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CƠNG TRÌNH ĐẬP PHÁ SÓNG, ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH
1.1. Giới thiệu sơ lược sự phát triển của hệ thống cơng trình bảo vệ bờ, hệ thống đập
phá sóng trong và ngồi nước
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và một số kiểu bờ biển Việt Nam
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3600km trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Căn
cứ cấu tạo địa chất, hình thái học và các đặc điểm riêng nổi bật của bờ biển có thể nêu ra

một số kiểu bờ biển đặc trưng của nước ta như sau [4] :
(a) Bờ biển vùng vịnh
Vùng biển từ Móng Cái đến Hải Phịng có hàng ngàn đảo lớn nhỏ, chạy dài và có xu
thế song song với đường bờ, tạo nên nhiều vịnh kín gió như các vịnh Hà Cối, Đầm Hà,
Bái Tử Long và Hạ Long. Các hòn đảo nhỏ có vai trị giống như các đập phá sóng, nhờ
đó, mặt nước trong vịnh êm, sóng nhỏ. Tác động của thuỷ triều đã bào mịn các hịn đảo
(hình 1-1).

Hình 1-1. Các hịn đảo nhỏ ở vịnh Hạ Long có vai trị như đập phá sóng
Bờ biển vùng vịnh có đặc điểm nổi bật là chịu tác động của sóng nhỏ, lưu tốc của
dòng chảy ven bờ nhỏ, bờ biển ít bị xói lở.
(b) Bờ biển bùn vùng cửa sơng
Bờ biển bùn vùng cửa sông rất phổ biến ở nước ta, nhất là ở vùng bờ biển châu thổ
Bắc Bộ và Nam Bộ.

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

4

Bờ biển miền châu thổ Bắc Bộ, từ Hải Phịng đến Ninh Bình có nhiều cửa sơng đổ
ra biển. Về mùa lũ, các con sông mang nhiều phù sa chảy qua các cửa Nam Triệu, Cửa
Cấm, Lạch Tray, Văn Úc (Hải Phòng); Cửa Lan, Diêm Điền, Trà Lý (Thái Bình); cửa Ba
Lạt, Lạch Giang (Nam Định) và Cửa Đáy (Ninh Bình).
Bờ biển châu thổ Nam Bộ, từ Tiền Giang đến Rạch Giá có nhiều cửa sơng của hệ
thống sông Cửu Long đổ ra biển. Về mùa lũ, các con sông mang nhiều phù sa chảy qua

các cửa sông Tiền, sông Hậu...
(c) Bờ biển cát và cồn cát
Bờ biển cát có ở rất nhiều nơi của cả Bắc bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Như bờ biển
Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phịng), Sầm Sơn (Thanh Hố), Cửa Lò (Nghệ An),
Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An (Thừa Thiên-Huế), Nha Trang
(Khánh Hồ), Hà Tiên (Kiên Giang)... ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên
- Huế, bờ biển có nhiều bãi cát và cồn cát .
(d) Bờ biển đá gốc
Có nhiều nơi, núi đá áp sát ra biển, đường bờ biển là các sườn đá gốc như ở Móng
Cái, chân đèo Hải Vân, Sơn Trà, Dung Quất, Cam Ranh, Quy Nhơn... Đặc điểm của bờ
biển đá gốc là vách bờ có tính ổn định cao, độ sâu của biển lớn ngay sát chân vách đá.
e) Bờ biển cuội sỏi
Bờ biển cuội sỏi là sản phẩm của q trình phong hố đá gốc tại chỗ, hoặc được vận
chuyển từ một nơi khác đến bởi dịng chảy trong sơng và dịng chảy ven bờ ngồi biển.
Bảng 1-1. Chiều dài các kiểu bờ biển Việt Nam
TT

Kiểu bờ biển

Chiều dài (km)

1

Bờ biển thấp và bãi biển.

1216,50

2

Bờ biển thấp bị xói lở.


404,00

3

Bờ đụn cát – bãi cát.

655,00

4

Bờ đụn cát – bãi cát bị xói lở.

228,50

5

Bờ biển có đầm, phá, vụng bị chắn bởi cồn cát.

122,50

6

Bờ biển có đầm, phá, vụng chắn bởi cồn cát bị xói lở

28,30

7

Bờ biển có vụng, vịnh.


93,50

Học viên: Ngơ Q Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

5

8

Bờ đá thấp có bãi biển.

51,00

9

Bờ đá thấp khơng có bãi biển.

99,50

10

Vách đá có bãi biển.

132,00


11

Vách đá khơng có bãi biển.

577,00

Tổng cộng

3607,8 km

1.1.2. Các giải pháp bảo vệ bờ
Các giải pháp bảo vệ bờ biển bao gồm giải pháp cơng trình và phi cơng trình.
Giải pháp cơng trình: là những tác động của con người can thiệp vào bờ biển tự
nhiên bằng các cơng trình bảo vệ bờ biển, nhằm điều chỉnh và phòng chống các tác động
bất lợi của tự nhiên, giữ cho bờ biển ổn định, phục vụ cho các yêu cầu và mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội. [4]
Giải pháp phi cơng trình: cũng là những tác động của con người nhằm điều chỉnh
và phòng chống các tác động bất lợi của tự nhiên, giữ cho bờ biển ổn định, phục vụ cho
các yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; nhưng bằng giải pháp sinh học (phát
triển rừng ngập mặn, rừng cây chắn gió cát ven biển) và giải pháp mang tính chất xã hội
(như xây dựng luật pháp, chính sách, cơng tác tổ chức, quản lý, tun truyền, giáo dục,
vận động, thuyết phục nhân dân...).
1.1.3. Sơ lược về sự phát triển của các hệ thống đập phá sóng trong và ngồi nước
1.1.3.1. Lịch sử đập phá sóng
Những tuyến đê đầu tiên được mô tả theo những nguồn tài liệu có thể tra cứu được
vào thời kỳ văn minh cổ Ai Cập (Egyptian), Phê-ni-xi (Phoenician), Hy Lạp (Greek) và
và La Mã (Roman). Một vài cơng trình đơn giản có dạng khối đổ, làm bằng đá khai thác
tại địa phương. Khoảng 2000 năm trước cơng ngun, đập phá sóng dạng khối đá xây ở
Alexandria, Ai Cập đã được nhắc tới (Takahashi, 1996). Những người Hy Lạp cũng đã
xây đập phá sóng (chủ yếu dạng khối đổ đá hộc) dọc theo một vài đoạn của bờ biển Địa

Trung Hải (Meditterranean). Người La Mã cũng xây những đập phá sóng dạng khối đơn
đích thực, từ khi họ nắm được kỹ thuật tạo ra bê tơng. Hồng đế La Mã Trajan (53-117
sau cơng ngun) đã bắt đầu cơng trình đập phá sóng khối đổ đá hộc ở Civitavecchia, và
Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

6

nó vẫn tồn tại tới ngày nay (Hình 1-2). Mái phía biển rất thoải và những kết cấu phía trên
phức tạp là bằng chứng về thời kỳ lịch sử của thử nghiệm và sai sót, của phá huỷ và sửa
chữa (Vitruvius , 27 năm trước công nguyên]; Shaw, 1974; Blackman, 1982; De la Pena,
Prada và Redondo, 1994; Franco, 1996) [9].

Hình 1-2. Đập phá sóng dạng khối đổ đá hộc ở Citavecchia
Ở thời kỳ hiện đại, những công trình đập phá sóng tương tự đã được xây dựng ở
Cherbourg (1781/1789/1830) và tại Plymouth (1812/1841). Trong cả hai trường hợp, sự
ổn định của mái phía biển đều khơng đảm bảo và quá trình sửa chữa nối tiếp đã dẫn tới
độ dốc cuối cùng là trong khoảng 1:8 và 1:12 (xem Hình 1-3 và 1-4).

Hình 1-3. Đập phá sóng ở Cherbourg

Hình 1-4. Đập phá sóng ở Plymouth
Cân nhắc những khó khăn gặp phải ở Cherbourg và Plymouth năm 1847, một đập
phá sóng khối đơn được quyết định xây dựng tại Dover. Việc thi công đã gặp phải rất
Học viên: Ngô Quý Việt


Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

7

nhiều vấn đề, nhưng kết quả đáng để thỏa mãn khi cơng trình này vẫn tồn tại mà khơng có
hư hại đáng kể (Hình 1-5).

Hình 1-5. Đập phá sóng khối đơn tại Dover
Sự phát triển giao thương trên biển nhanh chóng trong thế kỷ 19 dẫn đến một số
lượng lớn những đập phá sóng được xây dựng tại Châu Âu và ở những vùng thuộc địa
đang nổi. Những kỹ sư người Anh nói riêng đã khắc ghi những bài học từ đập Dover. Để
tránh những khó khăn khi thi công ở khu vực nước sâu, những cơ khối đổ đá hộc đã được
sử dụng làm nền móng cho những kết cấu bên trên dạng khối đơn, đây chính là những đập
phá sóng hỗn hợp đầu tiên. Cũng vậy, tuy nhiên quá trình thử sai đã gây ra những thiệt
hại. Rất nhiều cơng trình đã phải thiết kế lại do những cơ ban đầu được dựng lên quá cao.
Tại Pháp, các kỹ sư đã nỗ lực giải quyết vấn đề ổn định bằng cách thiết kế các mái
thoải hơn trên mực nước biển (SWL), và sử dụng những khối bê tơng cực nặng (hình lập
phương và hình hộp) làm lớp áo kè. Họ cũng bắt đầu sử dụng đá nhỏ hơn làm phần lõi
của cơng trình. Đập phá sóng Marseilles (1845) đã trở thành một ví dụ thành cơng của
cộng đồng nói tiếng Pháp như là đập Dover của những vùng nói tiếng Anh. Tuy nhiên,
dạng đập Marseilles yêu cầu kết cấu kè rất nặng và nhiều vật liệu cho mặt cắt ngang, đặc
biệt là ở vùng nước sâu (Hình 1-6).

Hình 1-6. Đập phá sóng tại Marseilles

Học viên: Ngô Quý Việt


Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

8

Những phát triển này khiến cho đập hỗn hợp được sử dụng rộng rãi nhất vào đầu thế
kỷ 20, đặc biệt là ở Ý, nơi mà nhiều đập đã được xây dựng ở vùng nước khá sâu dọc theo
bờ biển Địa Trung Hải. Vì vậy giải pháp hợp lý dường như là một cơng trình hỗn hợp bao
gồm một cơ ở khoảng một phần hai chiều sâu nước, trên đó là một tường đứng. Kết cấu
tường được tạo bởi những khối cực lớn (khổng lồ), cũng có thể ngàm trong để tạo ra hiệu
ứng khối đơn (Hình 1-7). Tuy nhiên những đập này không hẳn là một thành cơng, do khối
đổ khiến cho sóng vỡ và đập vào tường, dẫn tới xu hướng hư hỏng.
Vật liệu bảo vệ mái điển hình như:
- Vào năm 1949, P.Danel [1953] tại phịng thí nghiệm thủy lực Dauphinois (sau này
là SOGREAH) đã thiết kế cấu kiện kè Tetrapod, khởi đầu của một loạt những cấu kiện
tương tự.
- Rijkswaterstaat và Delft Hydraulics đã phát triển cấu kiện Akmon.
- Cấu kiện Dolos (Nam Phi) dường như đã cung cấp giải pháp tối ưu cho đến khi độ
bền cơ học hạn chế của nó đã gây ra một loạt những sự cố.
- Sự phát triển những khối dị hình vẫn tiếp tục, tuy nhiên dẫn tới hai cấu kiện khác ở
Pháp khá thành công: “Antifer cube” và Accropode.
- Người nhật đưa ra mẫu RAKUNA IV vào năm 2007.

Hình 1-7. Đập phá sóng điển hình dọc theo bờ biển Địa Trung Hải
1.1.3.2. Các cơng trình đập phá sóng tiêu biểu đã được xây dựng trong và ngồi
nước [3]
(a) Đập phá sóng phủ các khối bêtơng dị hình


Học viên: Ngơ Q Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

9

Ở Việt Nam nhiều cơng trình đập phá sóng cũng đã áp dụng các khối bêtơng dị hình
tiêu giảm sóng: các khối Tetrapod 5; 7,6 và 9,7T sử dụng đê phá sóng nhiệt điện Vĩnh
Tân, khối Tetrapod (11÷15)T sử dụng đập phá sóng cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa, khối
Tetrapod và khối Accropode dùng trong cơng trình đập phá sóng Dung Quất, khối
Tetrapod áp dụng nhiều cơng trình khác: đập phá sóng cảng Tiên Sa, đập phá sóng cảng
Bạch Long Vĩ, Âu tàu Song Tử Tây – Trường Sa, đập phá sóng Phú Quốc, Bến cá Đề Ghi
– Bình Định, đê biển Đức Long – Bình Thuận…
(b) Đập phá sóng tường đứng với thùng chìm bêtơng cốt thép
Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều cơng trình áp dụng kết cấu thùng chìm BTCT
như: Cảng Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa), đảo Phú Q
(Bình Thuận), cảng Hịn Mắt (Nghệ An), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)…
(c) Đập phá sóng với kết cấu thùng chìm bằng bê tơng cốt thép (BTCT)
Kết cấu này xây dựng lần đầu tiên ở cảng Comeau (Canada), một số cơng trình trên
thế giới: cảng Funakawa (Nhật Bản), cảng Than (Trung Quốc), đập phá sóng cảng Volti –
Genoa, Mantelli, La Spiza (Italy), đập phá sóng cảng Hanstholm (Đan Mạch)…
Ở Việt Nam chưa áp dụng kết cấu này.
(d) Đập phá sóng ống kỹ thuật
Ở Việt Nam đã sử dụng bảo vệ bờ biển Long Hải, Vũng Tàu, làm kè mỏ hàn, chắn
sóng Tam Hải (Quảng Nam)…
(e) Đập phá sóng sử dụng cọc trụ ống bêtông cốt thép và cọc cừ vây
Ở Việt Nam, đập phá sóng bằng cừ lần đầu tiên được áp dụng trong cơng trình nhà

máy nhiệt điện Kiên Lương, Hà Tiên, với cừ Lasen bằng bêtông cốt thép có chiều rộng
1m và dài từ 28 đến 44m, nặng 15 đến 25 tấn, được sản xuất theo công nghệ độc quyền
của hãng Misubishi (Nhật Bản).
(f) Đập phá sóng cọc lăng trụ BTCT dạng cầu tàu kèm theo phông chắn
Loại kết cấu này được xây dựng ở cảng Brunsbuettelkoog, cảng Buesum, cảng
Sassnitz.
(g) Đập phá sóng hở bằng cọc dạng cầu tàu

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

10

Với bản mặt thẳng đứng được xây dựng ở Đức và một số nước Tây Âu. Loại đập
này cũng có tác dụng tiêu giảm sóng nhưng khơng nhiều và có hạn chế là tạo dịng chảy
luồn qua đập, gây dao động mực nước trong bể cảng.
1.2. Đặc điểm làm việc của cơng trình ven biển [4]
Điều kiện làm việc của các cơng trình bảo vệ bờ biển chịu nhiều tác động có thể dẫn
đến bị hư hỏng và phá hoại. Hai nguyên nhân chính gây ra hư hỏng và phá hoại các cơng
trình bảo vệ bờ là do tác động của tự nhiên và tác động của con người.
1.2.1. Các tác động tự nhiên
Các tác động tự nhiên bao gồm: Tác động của gió - bão, thuỷ triều, dịng chảy ven
bờ, sóng, dịng thấm, các vật nổi, lún, tác dụng hóa học và điện phân của mơi trường nước
mặn, tác dụng của các sinh vật...
1.2.1.1. Tác động của gió, bão
Theo thống kê hàng năm có khoảng trên dưới 10 cơn bão xảy ra ở biển Đông, các

cơn bão này thường có vận tóc gió lớn, thời gian kéo dài nên gây ra khơng ít những thiệt
hại vùng ven bờ.
1.2.1.2. Tác động của mực nước thuỷ triều và hơi nước biển mặn
Mặt nước thuỷ triều biến động cộng với các tác động của dịng chảy và sóng vỗ bào
mòn các cột chống của trụ cầu và bến cảng...
Trong phạm vi mực nước biển dao động, các cửa van và kết cấu thép bị han rỉ với
mức độ mạnh hơn nhiều lần so với kết cấu đó nhúng ngập chìm trong nước biển. Nguyên
nhân của hiện tượng han rỉ mạnh khơng phải chỉ do tác dụng hố học của nước biển mặn,
mà chủ yếu do quá trình phản ứng điện hoá trao đổi các ion Cl-, ion SO 4 2- diễn ra mạnh
mẽ ở phần kết cấu thép bị nhúng ướt phơi khô lặp đi lặp lại thường xuyên.
Các kết cấu thép, kết cấu bê tông trên khô cũng han rỉ, bong rộp với tốc độ mạnh mẽ
khi bị hơi nước biển mặn tác dụng.
1.2.1.3. Tác động của dòng chảy ven bờ
Dịng chảy ven bờ sau khi sóng vỡ đóng vai trị chính để tải bùn cát đã được sóng
'bứt' ra và đáy. Dịng chảy ven bờ có thể chuyển động theo phương song song với đường

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

11

bờ, nhưng cũng có thể chuyển động theo hướng từ phía bờ ra biển gọi là dịng chảy rút ra
xa bờ. Hoạt động của dòng chảy ven bờ có thể đưa đến điều kiện thuận lợi để gây bồi,
hoặc cũng có thể gây xói lở bờ, bãi và đáy biển.
1.2.1.4. Tác động của sóng
Sóng biển gây ra các tác động mạnh có thể gây ra xói lở bờ, bãi và đáy biển, cũng

như có thể làm mất ổn định và phá vỡ các kết cấu cơng trình bảo vệ bờ, bái và đáy biển.
1.2.1.5. Các tác động hố học
Hàm lượng muối hồ tan trong nước biển vào khoảng 34 đến 35 gam/lít. Loại muối
NaCl chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng (77÷79)%, tiếp đến là MgCl chiếm (10,5÷10,9)%,
MgSO 4 chiếm 4,8%, CaSO 4 chiếm (3,4÷3,6)% và một số loại muối khác. Các loại muối
trên có thể gây ra các phản ứng hoá học với khoáng chất, các loại vật liệu đá, bê tông, bê
tông cốt thép, kết cấu thép ... Hậu quả là các loại vật liệu trên có thể bị ăn mịn hố học.
1.2.1.6. Các tác động của sinh vật
Trong mơi trường nước biển có một số lồi vi khuẩn, nấm bám vào bề mặt vật liệu
có thể làm mục gỗ, bê tơng, ăn mịn kim loại.
Các yếu tố tự nhiên không tác động một cách đơn lẻ, riêng biệt. Các tác động của
thuỷ triều, nước biển mặn, vi sinh vật, dòng chảy ven bờ diễn ra trong thời gian dài nhất
định mới gây ra sự giảm cấp về độ bền, hư hỏng, sạt lở, phá hoại nào đó. Nhưng xung lực
của sóng có thể nhanh chóng phá hoại từng phần, thậm chí làm sụp đổ bờ và các kết cấu
cơng trình bảo vệ nó.
1.2.2. Tác động tiêu cực của các hoạt động nhân tạo đối với ổn định bờ biển
Các hoạt động xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn, làm đập ngăn sóng khai
hoang lấn biển, khai thác sa khoáng, vật liệu xây dựng, chặt phá rừng ngập mặn v.v... diễn
ra khá nhiều nơi, mang tính chất phổ biến, khơng chỉ gây ra xói lở bờ biển có tính chất
cục bộ, mà cịn có thể gây ra xói lở nghiêm trọng với qui mơ lớn.

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

12


1.3. Giới thiệu chung về kết cấu đập phá sóng
Đập phá sóng là kết cấu cơng trình nhằm giảm hoặc triệt tiêu năng lượng sóng trước
khi nó đi vào phạm vi bảo vệ. Đập phá sóng có thể là đập nổi, đập ngầm, đập liền dỉa
hoặc phân cách dải.
Có nhiều cách phân loại đập phá sóng tùy theo mục tiêu nghiên cứu, phương thức
tiếp cận và các đặc trưng của đập phá sóng.
1.3.1. Phân loại theo tương quan với mực nước [3]
- Đập ngập (đê chìm) có cao trình đỉnh đập thấp hơn cao trình mực nước thi cơng,
thậm chí cịn thấp hơn cả mực nước thấp thiết kế. Đập ngập thường được xây dựng để
tiêu giảm năng lượng sóng biển và ngăn cát cho mục đích bảo vệ bờ khỏi bị xói lở, bảo vệ
luồng tàu ở vùng cửa sông chịu tác động ảnh hưởng của sóng biển và khi bể cảng dùng
làm bãi tắm hoặc chỉ ngăn cát, phù sa.
- Đập khơng ngập có cao trình đỉnh đập ln cao hơn mực nước cao thiết kế. Đập
khơng ngập cịn chia ra thành hai loại: đập hạn chế sóng tràn (cho pháp một mức độ sóng
tràn qua đỉnh đập) và đập khơng cho phép sóng tràn qua đỉnh.
1.3.2. Phân loại vị trí của đập phá sóng trên mặt bằng [3]
Căn cứ vào vị trí bố trí đập phá sóng trên mặt bằng các tuyến đập có thể phân loại
thành:
- Đập phá sóng liền bờ (đập nhơ) là đập có đầu nối tiếp với đường bờ;
- Đập phá sóng xa bờ (đập đảo hay đập tự do) là đập phá sóng mà cả 2 đầu đập
khơng nối với bờ (tuyến đập có thể hoặc khơng song song với bờ);

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ

Hình 1-8. Đập đảo (Chicago, Mỹ)


13

Hình 1-9. Đập nhô (Kaumalapau, Lanai,
Hawaii)

- Đập hỗn hợp : trên thực tế, nhiều trường hợp thường kết hợp bố trí xây dựng tuyến
đập phá sóng theo cả hai kiểu nói trên.

Hình 1-10. Đập đảo (Plymouth, Anh)

Hình 1-11. Đập hỗn hợp (Eastern Port,
Alexandria, Ai Cập)

1.3.3. Phân loại theo công dụng đập phá sóng [3]
- Đập dùng để chắn sóng: để chắn sóng hay tiêu tán một phần năng lượng sóng khi
tiếp cận cơng trình nhằm tạo ra một khu nước có độ tĩnh lặng theo yêu cầu;
- Đập ngăn cát: ngăn chặn sự xâm nhập bùn cát vào khu nước được quan tâm;
- Đập phá sóng, ngăn cát: ngăn chặn bùn cát và giảm chiều cao sóng cho khu nước
sau cơng trình;
- Đập hướng dịng chảy: xây dựng tại cửa sơng, chỗ hải lưu mạnh để cải thiện điều
kiện luồng hàng hải, chỉnh trị cửa sông…

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


Luận văn thạc sĩ


14

1.3.4. Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đập phá sóng [5]
Cách phân loại này thơng dụng nhất vì nó phản ánh được các đặc trưng cơ bản của
kết cấu, không những về cấu tạo mà cả về phương pháp tính tốn, các giải pháp thi cơng.
Dựa trên góc độ này kết cấu đập được phân thành.
1.3.4.1. Đập phá sóng tường đứng
(a) Điều kiện áp dụng
Kinh nghiệm thiết kế và thi cơng cho thấy cơng trình đập phá sóng kiểu tường đứng
kinh tế hơn đá đổ mái nghiêng do có hình dáng gọn nhẹ, giảm được khối lượng các các
vật liệu xây dựng như đá và bê tông. Điều kiện cơ bản nhất để áp dụng cơng trình dạng
tường đứng trọng lực là nền móng phải tốt. Đất nền lý tưởng nhất cho cơng trình là nền
đá. Tuy nhiên với loại đất có khả năng chịu tải tương đối tốt thì cũng có thể làm nền
móng cho cơng trình trọng lực: đất, cát, sỏi tuy nhiên phải có biện pháp gia cố chống xói
lở ở đáy.
Như vậy đập phá sóng loại tường đứng có thể được xác định theo các điều kiện sau:
- Trên nền đất đá mọi độ sâu.
- Trên nền đất rời với các điều kiện sau.
+ Với độ sâu lớn hơn (1,5 ÷ 2,5) lần chiều cao sóng tính tốn thì đất nền trước cơng
trình phải được gia cố tại các vị trí xói.
+ Với độ sâu khơng q (20 ÷ 28)m (khi đó áp lực của cơng trình lên nền đất ở giới
hạn cho phép).
(b) Mặt cắt dọc đập phá sóng
Thơng thường cơng trình đập phá sóng được thi cơng ở độ sâu tự nhiên nhưng nền
móng đã được sơ bộ chuẩn bị. Các lớp đệm đá phải được làm phẳng, cao trình của lớp
đệm đá và chiều dày thỏa mãn điều kiện kỹ thuật.
Cao trình của lớp đệm đá phải nằm ở độ sâu >1,25m chiều cao sóng tại chân cơng
trình. Tránh trường hợp tạo ra sóng vỡ trước mặt cơng trình, chiều dày lớp đệm đá phải
đảm bảo yêu cầu về mặt cấu tạo và phân tán lực sao cho nền đất có khả năng chịu tải.
Đập phá sóng theo chiều dọc trên mặt bằng thường có dạng hình gãy góc và có thể

chia làm 3 phần: gốc đê, thân đê, đầu đê. Mỗi phần có thể có giải pháp cấu tạo khác nhau,

Học viên: Ngô Quý Việt

Ngành Quản lý xây dựng


×