Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tổng quan nghiên cứu nghèo đa chiều và vận dụng xây dựng mô hình nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 75 trang )

-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghèo đa chiều” này
là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi. Các tài liệu tham khảo nhƣ đã trình bày trong
chun đề. Tơi xin chịu trách nhiệm về chuyên đề nghiên cứu của mình.
Tác giả

HUỲNH ĐINH PHÁT


-ii-

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và nguồn dữ liệu .......................................................................................... 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 4
1.6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................................................. 4


Chƣơng 1. ................................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU ........................................................................ 5
2.1. Khái niệm nghèo đa chiều................................................................................................................ 5
2.2. Lý thuyết nghèo đa chiều ................................................................................................................. 7
2.2.1. Quan niệm nghèo theo cách tiếp cận khả năng ............................................................................. 7
2.2.2. Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF ......................................................................... 10
2.2.3. Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index) ........................................ 13

Chƣơng 2 .................................................................................................................................. 17
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU ........................................ 17
2.1. Tổng quan nghiên cứu đo lƣờng nghèo đa chiều ........................................................................... 17
2.2. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo và giảm nghèo đa chiều ........................ 26
2.3. Những vấn đề thống nhất và khoảng trống tiếp tục nghiên cứu .................................................... 30
2.3.1 Những vấn đề nghiên cứu thống nhất .......................................................................................... 30
2.3.2. Những khoảng trống liên quan đến nghiên cứu .......................................................................... 32

Chƣơng 3. ................................................................................................................................. 34
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐA CHIỀU Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................................................. 34


-iii3.1. Thiết kế nghiên cứu, cách tiếp cận và phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu giảm nghèo đa chiều ở
tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................................................... 34
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................................... 34
3.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................................ 36
3.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 38
3.2. Thang đo nghèo đa chiều áp dụng ở tỉnh Quảng Ngãi................................................................... 53
3.2.1. Đơn vị thu thập thông tin nghèo đa chiều ................................................................................... 53
3.2.2. Các chiều nghèo và hệ thống chỉ số thành phần ......................................................................... 53
3.2.3. Điểm cắt và trọng số áp dụng trong đo lƣờng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi ..................... 60


KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 63


-iv-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tộc thiểu số

LĐTB&XH

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

NĐC

Nghèo đa chiều

MDGs

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

MPI

Multiple Dimensional Poverty Index (Chỉ số nghèo đa chiều)

SDGs

Mục tiêu phát triên bền vững toàn cầu


SPSS

Phần mềm phân tích số liệu (Statistical Package for the Social Sciences)

OPHI

Oxford Poverty and Human Development Initiative

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

UNDP

Tổ chức phát triển Liên Hiệp Quốc (The United Nations Development
Organization)

UBND

Ủy ban nhân dân


-v-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3- 1. Phân bố hộ gia đình trên địa bàn Quảng Ngãi và phân bố khảo sát chung ........... 42
Bảng 3- 2. Tổng hợp các biến trong mơ hình nghiên cứu ....................................................... 45
Bảng 3- 3. Các chỉ số đƣợc sử dụng trong đo lƣờng, đánh giá nghèo đa chiều đƣợc tổng hợp
từ các nghiên cứu có liên quan ................................................................................................ 55
Bảng 3- 4. Kết quả thống kê mô tả đánh giá sự phù hợp của các chỉ tiêu áp dụng trong thang
đo nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................... 57
Bảng 3- 5. Tổng hợp các chiều nghèo, điểm cắt và tỷ trọng trong MPI ................................. 61

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1- 1. Khung phân tích và đo lƣờng nghèo ......................................................................... 6
Hình 1- 2. Các chiều và chỉ tiêu của nghèo đa chiều ............................................................... 15
Hình 3- 1. Thiết kế nghiên cứu giảm nghèo đa chiều .............................................................. 35
Hình 3- 2. Quy trình nghiên cứu............................................................................................... 36
Hình 3- 3. Cách tiếp cận nghiên cứu giảm nghèo đa chiều ...................................................... 37
Hình 3- 4. Quy trình khảo sát dữ liệu ....................................................................................... 40
Hình 3- 5. Các yếu tố tƣơng quan đến nghèo ........................................................................... 47
Hình 3- 6. Chỉ số nghèo đa chiều MPI áp dụng trong nghiên cứu theo phƣơng pháp AF ....... 58


-1-

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ cách đây hơn một thế kỷ, Rowntree (1901) và Booth (1903) đã đặt nền tảng cho các
nghiên cứu liên quan đến nghèo và các biện pháp giảm nghèo bằng việc xác định: tỷ lệ nghèo
đói là tỷ lệ ngƣời lao động có thu nhập thấp hơn một tiêu chuẩn đƣợc xác định – gọi là chuẩn
nghèo. Nghèo đói là khơng có các nguồn tài chính cần thiết để mua thực phẩm, nơi trú ẩn,
quần áo và các nhu yếu phẩm khác nhằm đảm bảo một ngƣời có thể sinh tồn (Rowntree,
1901). Sự khác biệt giữa ngƣời nghèo và ngƣời không nghèo dựa trên định nghĩa về nhu cầu
có liên quan đến sinh kế và các nguồn lực cần thiết để thanh toán cho nhu cầu tối thiểu, những

ngƣời khơng có đủ tiền để chi trả cho nhu cầu sinh kế tối thiểu đƣợc coi là nghèo. Theo sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngày càng nhiều các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm
đƣợc thực hiện bởi các nhà kinh tế học trên khắp thế giới, khái niệm về nghèo đói theo đó
càng hồn thiện và đa dạng hơn, chuẩn nghèo đa dạng hơn phù hợp với từng vùng khác nhau,
từng nền kinh tế khác nhau..
Có nhiều cách tiếp cận để xác định chuẩn nghèo. Theo cách tiếp cận tuyệt đối, chuẩn
nghèo đƣợc xác định là mức thu nhập để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, nhà ở,
quần áo…(Orshansky, 1965). Với cách tiếp cận tƣơng đối thì cá nhân, gia đình và nhóm
ngƣời trong dân cƣ có rơi vào tình trạng nghèo đói khi thiếu nguồn lực để có đƣợc chế độ ăn
tối thiểu, khơng thể tham gia vào các hoạt động và thụ hƣởng các tiện ích thơng thƣờng (hoặc
các tiện ích đƣợc khuyến khích, đƣợc sử dụng rộng rãi trong xã hội mà họ đang sống), nói
cách khác, để xác định ngƣời nghèo cần phải thực hiện so sánh điều kiện sống của cá nhân
với điều kiện xã hội nhất định, theo đó chuẩn nghèo ở từng vùng khác nhau sẽ khác nhau
(Townsend, 1979; Townsend & Abel-Smith, 1979). Cách tiếp cận chủ quan lại xác định
ngƣời nghèo dựa vào đánh giá, xác định của cộng đồng dân cƣ (Goedhart, Halberstadt,
Kapteyn, & Van Praag, 1977).
Suốt một thời gian dài, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng thƣớc đo thu
nhập, chi tiêu để đo lƣờng sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản và thụ hƣởng phúc lợi xã hội
(Boadway & Bruce, 1984), nguyên nhân chính là sự phổ biến trong sử dụng chỉ số tiền tệ để
đo lƣờng phúc lợi và việc thống kê thu nhập, chi tiêu là thuận lợi và dễ so sánh để xác định
chuẩn nghèo trong nền kinh tế (Laderchi, Saith, & Stewart, 2003). Ngƣời nghèo hay hộ nghèo
là những đối tƣợng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức tiếp cận
và đo lƣờng này đƣợc gọi là “nghèo đơn chiều”, qua thời gian bắt đầu bộc lộ những hạn chế
nhất định, bởi vốn dĩ một số nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ tham gia xã hội, an ninh, vị
thế xã hội, điều kiên sống v.v... không thể quy ra tiền, hoặc các loại cơ sở hạ tầng công cộng,
môi trƣờng, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v… không thể dùng tiền để mua. Điều đó


-2-


dẫn đến có trƣờng hợp hộ gia đình khơng nghèo về thu nhập nhƣng lại không đƣợc đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu do trên địa bàn khơng có sẵn dịch vụ, văn hóa vùng miền, tập quán
dân tộc...
Phƣơng pháp tiếp cận nghèo đa chiều khác với cách tiếp cận đơn chiều, trên quan điểm
ngƣời ta có thể có đủ tiền để không bị coi là ngƣời nghèo nhƣng không đạt đƣợc chất lƣợng
cuộc sống nhất định nếu khơng có các tiện ích cơng cộng nào đó; hoặc trong một hộ gia đình
đƣợc coi là khơng nghèo về mặt tiền tệ, nhƣng ngƣời đứng đầu chi tiêu tiền cho rƣợu thay cho
chi phí ăn uống, giáo dục và quần áo của con cái (Thorbecke, 2005). Ở một số quốc gia, có
những loại hàng hố đƣợc cung cấp bởi nhà nƣớc làm mờ khái niệm "giá thị trƣờng" đƣợc sử
dụng ngầm để thiết lập chuẩn nghèo tiền tệ. Sự khác biệt lớn là nƣớc, vệ sinh, y tế và giáo dục
phải đƣợc trả bởi các hộ gia đình "với giá thị trƣờng cạnh tranh" hay theo giá có thể giảm
hoặc khơng bị trợ cấp công. Thị trƣờng (đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển) có thể khơng
hồn hảo (nơng dân có thể khó khăn khi tiếp cận thị trƣờng tín dụng chính thức do khơng đủ
tài sản đảm bảo) hoặc thậm chí khơng tồn tại (trƣờng hợp của hàng hóa cơng cộng nhƣ các
chƣơng trình hỗ trợ, các khía cạnh khác của nghèo đói nhƣ đọc viết, tuổi thọ, an ninh…).
Việc áp dụng định nghĩa của Rowntree có thể tƣơng đối đơn giản đối với "thực phẩm, nơi trú
ẩn và quần áo" nhƣng lại khó khăn hơn nhiều cho "nhu cầu thiết yếu khác" nhƣ nƣớc, vệ sinh,
sức khoẻ và giáo dục mà thị trƣờng có thể bị thiếu hoặc không đầy đủ (De Neubourg, De
Milliano, & Plavgo, 2014).
Năm 2007, Alkire và Foster bắt đầu nghiên cứu một cách thức đo lƣờng mới về nghèo
đói, đơn giản nhƣng vẫn đáp ứng tính đa chiều. Cách thức đo lƣờng này đã đƣợc UNDP sử
dụng để tính tốn chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên đƣợc giới thiệu trong Báo cáo
Phát triển con ngƣời năm 2010 và đƣợc đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm
2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này đƣợc tính tốn dựa trên 3 chiều
nghèo là Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi; chuẩn nghèo đƣợc xác
định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Hiện nay, có nhiều nƣớc phát triển và đang phát triển trên thế
giới (nhƣ Mexico, Colombia, Braxin, Costa Rica, Trung Quốc...) đã nghiên cứu chuyển đổi
và áp dụng phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang đo lƣờng
nghèo đa chiều trong đo lƣờng và giám sát nghèo, xác định đối tƣợng nghèo, đánh giá và xây
dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội.

Để hình thành tổng quan lý thuyết về nghèo đa chiều, tạo khung đo lƣờng, phân tích và
đánh giá nghèo đa chiều, tác giả thực hiện chuyên đề: “Tổng quan tình hình nghiên cứu về
nghèo đa chiều”, một cấu thành nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án.


-3-

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thực hiện thu thập và tổng thuật tài liệu, hình thành hệ thống tổng quan các nghiên
cứu liên quan đến nghèo đa chiều. Từ đó tác giả chỉ ra điểm mới trong tiếp cận từ góc độ lý
thuyết và đƣa ra khung phân tích về yếu tố tác động đến nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan cơ sở lý luận về nghèo, nghèo đơn chiều, nghèo đa chiều;
- Tổng thuật tài liệu liên quan đến nghèo đa chiều, các yếu tổ ảnh hƣởng đến nghèo đa
chiều;
- Đề xuất thang đo nghèo đa chiều áp dụng trong nghiên cứu cho địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi;
- Xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo đa chiều.
1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, tác giả xác định một số nhiệm vụ cần thực hiện là:
Thứ nhất, thu thập và tổng thuật tài liệu, tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến
nghèo đa chiều dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Thứ hai, tổng hợp những điểm thống nhất trong nghiên cứu về lĩnh vực này và chỉ
ra khoảng trống lý thuyết, hƣớng nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Thứ ba, hình thành cơ sở lý thuyết về nghèo đa chiều, thu thập ý kiến chuyên gia và
tổng hợp đề xuất thang đo áp dụng cho đo lƣờng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ tư, xây dựng mơ hình nghiên cứu - phân tích các yếu tố tác động tới nghèo đa
chiều.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu về nghèo đa chiều đang đƣợc quan tâm, thực hiện nhƣ thế
nào? Khoảng trống có thể nghiên cứu đƣợc là gì?
Thứ hai, để đo lƣờng, đánh giá nghèo đa chiều thì cần tiếp cận trên cơ sở lý thuyết
nào?
Thứ ba, việc vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tế nghiên cứu trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhƣ thế nào?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Đối tƣợng nghiên cứu của chuyên đề này là cơ sở lý thuyết nghèo đa chiều và các
nghiên cứu có liên quan đến nghèo đa chiều


-4-

Nguồn dữ liệu: Thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn nhƣ cơ sở dữ liệu của tạp chí
Science Direct, Spinger, cơ sở dữ liệu của Thƣ việnn Đại học Quốc gia TP.HCM, một số
nghiên cứu, đề khoa học, luận án tiến sĩ liên quan.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung và đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, tác giả
thực hiện chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả tổng hợp cơ
sở lý thuyết từ các nghiên cứu liên quan đến nghèo đa chiều: khái niệm; cách tiếp cận nghèo
đa chiều theo phƣơng pháp AF; đo lƣờng và đánh giá nghèo đa chiều; hệ thống các yếu tố ảnh
hƣởng đến nghèo đa chiều
Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: bên cạnh nghiên cứu tổng quan các tài liệu, nhằm
hình thành cơ sở luận cho việc lựa chọn thang đo nghèo đa chiều áp dụng cho tỉnh Quảng
Ngãi, tác giả sẽ phỏng vấn các chuyên gia thuộc các đối tƣợng: các nhà khoa học; cán bộ
tham gia công tác giảm nghèo của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, một số cán bộ công
tác ở địa phƣơng. Nội dung phỏng vấn liên quan hệ thống thang đo nghèo đa chiều áp dụng
cho tỉnh Quảng Ngãi.
1.6. Cấu trúc đề tài

Chun đề này ngồi phần mở đầu, kết luận cón bao gồm 03 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết về nghèo đa chiều
Chƣơng 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghèo đa chiều
Chƣơng 3. Đề xuất thang đo đánh giá nghèo đa chiều sử dụng trong nghiên cứu và mơ
hình các yếu tố ảnh hƣởng


-5-

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU
2.1. Khái niệm nghèo đa chiều
Từ kết quả nghiên cứu các công trình của Sen (1976, 1980, 1988, 1993); Townsend
and Abel-Smith (1979), các khía cạnh khác của cuộc sống ảnh hƣởng đến sự phát triển của
con ngƣời mà không nhất thiết liên quan đến thu nhập ngày càng đƣợc công nhận rộng rãi
trong đo lƣờng, đánh giá nghèo. Chúng bao gồm tiếp cận với hàng hóa cơng cộng, y tế, giáo
dục, điều kiện nhà ở, sự hài lòng với cuộc sống... Ba thập kỷ qua, mức độ quan tâm về tình
trạng đói nghèo đa chiều đã đƣợc gia tăng đáng kể, thể hiện qua rất nhiều nghiên cứu khác
nhau cũng nhƣ sự vận dụng vào chính sách giảm nghèo của các quốc gia. Điều này một phần
là do các nghiên cứu của Sen, sự nhận thức sâu sắc hơn về những bất lợi của ngƣời nghèo,
cộng với sự sẵn có của dữ liệu hộ gia đình đã cho phép đo lƣờng sự thiếu hụt trong các hộ gia
đình nghèo đƣợc thực hiện theo hƣớng đa chiều. Các yếu tố nhƣ nguồn lực, mối quan hệ xã
hội, khả năng tham gia đời sống chính trị, văn hố, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các
rủi ro đã đƣợc đƣa vào nội dung của khái niệm nghèo đói.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á- Thái
Bình Dƣơng (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu
vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cƣ khơng có khả năng
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đƣợc xã
hội thừa nhận." Những nhu cầu cơ bản ấy bao gồm: ăn mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại

và giao tiếp xã hội.
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả
vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không đƣợc đi học,
không đƣợc đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để nuôi sống
bản thân, không đƣợc tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có
quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo
hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không đƣợc tiếp cận nƣớc
sạch và cơng trình vệ sinh an tồn” (Tun bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất
cả các tổ chức UN thơng qua). Nói cách khác, khái niệm nghèo đã đã đƣợc mở rộng từ khía
cạnh vật chất đến những khía cạnh phi vật chất với cách tiếp cận đa chiều.
Hoai (2015) đã tổng hợp khung phân tích nguyên nhân và các phƣơng pháp đo lƣờng
nghèo, qua đó cho thấy tình trạng nghèo do nhiều nguyên nhân gây ra, cả khách quan lẫn chủ
quan (Hình 1-1).


-6-

Hình 1- 1. Khung phân tích và đo lƣờng nghèo
Ngun nhân

Đo lƣờng

Hậu quả

- Chiến tranh, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

Nghèo về
tiền tệ

- Bệnh tật, dịch bệnh

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
thiên tai

Nghèo về
giáo dục

- Khả năng quản lý của chính phủ và chính
quyền địa phƣơng kém
Nghèo
- Kinh tế vĩ mô không ổn định, pháp luật, thể
chế không hiệu quả

Đo lƣờng
nghèo đơn
chiều

Nghèo về
y tế

Đo lƣờng
nghèo đa
chiều

- Tham nhũng
- Thất bại của thị trƣờng
- Năng suất sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp kém

Nghèo về
mức sống


Nguồn: Hoai (2015)
Theo Anh (2017): Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót
những đối tƣợng tuy khơng nghèo về thu nhập nhƣng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay
vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không đƣợc khám chữa bệnh, không đƣợc đến trƣờng,
không đƣợc tiếp cận thông tin cũng đƣợc xác định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu
thốn thu nhập/chi tiêu mà cịn là việc khơng đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác. Đây là
phƣơng pháp khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách hiện tại. Phƣơng pháp này
giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bƣớc
giảm nghèo bền vững.
Với phát hiện đói nghèo là đa chiều, các khía cạnh trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau cho thấy để giải quyết vấn đề nghèo đói cần có một hệ thống chính sách hồn chỉnh và
đồng bộ. Việc chỉ ra bản chất đói nghèo là cơ sở cho các quốc gia xây dựng một chiến lƣợc
hành động phù hợp cho mình. Sivakumar and Sarvalingam (2010) khẳng định rằng nghèo đói,
y tế, giáo dục, chi tiêu tiêu dùng, phát triển con ngƣời và thiếu thốn con ngƣời liên quan mật
thiết với nhau và là một phần không thể tách rời của các vấn đề kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận
này đặt ra yêu cầu các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách phải mở rộng quan
niệm về đói nghèo và kết hợp các khía cạnh khác nhau trong các biện pháp giảm nghèo, đƣợc
gọi là giảm nghèo đa chiều.


-7-

Qua nghiên cứu, tham khảo và tổng hợp, tác giả cho rằng: Tình trạng nghèo thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Nghèo đa chiều là sự thiếu hụt cơ hội thụ
hưởng các lợi ích phát triển kinh tế xã hội, không được đáp ứng một số các nhu cầu cơ bản
thuộc phạm vi quyền con người như giáo dục, y tế, điều kiện sống.
Giảm nghèo đa chiều là nỗ lực về chính sách để tác động giảm số lượng đối tượng
nghèo ở các khía cạnh khác nhau và giảm từng khía cạnh thiếu hụt trong mỗi đối tượng
nghèo.

2.2. Lý thuyết nghèo đa chiều
2.2.1. Quan niệm nghèo theo cách tiếp cận khả năng
Theo cách tiếp cận khả năng của Sen (1976, 1980, 1988, 1993), phúc lợi của một cá
nhân không thể đƣợc đo lƣờng một cách đơn thuần bởi các cân nhắc về thu nhập hoặc tiện ích
khơng thể dùng để đo lƣờng phúc lợi của một cá nhân có thể đƣợc hƣởng, mà cần phải dựa
trên một số giá trị chung của xã hội và đƣợc lựa chọn thông qua kiểm tra công khai để xác
định loại nhu cầu cơ bản, đề cập đến quyền tự chủ của cá nhân trong việc theo đuổi và đạt
đƣợc một cuộc sống có giá trị. Giá trị cuộc sống không chỉ phụ thuộc duy nhất vào sự thỏa
mãn một số nhu cầu cơ bản, mà phải đƣợc đo lƣờng bằng lợi ích mà một con ngƣời có đƣợc
trên cơ sở năng lực của bản thân và của nền kinh tế xã hội, là quyền tự do và điều kiện để họ
vƣơn tới cuộc sống mà họ mong muốn.
Sen đã đề xuất đo lƣờng nghèo đói bao gồm hai bƣớc: (i) xác định ngƣời nghèo bằng
ngƣỡng thiếu hụt; và (ii) tổng hợp thơng tin về nghèo đói trên tồn xã hội. Một thƣớc đo
chính xác về đói nghèo sẽ phụ thuộc vào các chỉ số thu nhập cũng nhƣ các chỉ số phi thu nhập
(Ravallion & Jalan, 1996). Thu nhập hay chi tiêu không thể là một chỉ số hoàn hảo để đo
lƣờng chất lƣợng cuộc sống, phản ánh khơng đầy đủ các khía cạnh tiện ích cuộc sống, đồng
thời cũng không phản ánh các đặc điểm cá nhân (tình trạng hơn nhân, giới tính) (Sen, 1980,
1983, 1993) và cũng khơng tính đến các quan điểm phúc lợi nhƣ giáo dục, y tế hoặc tiếp cận
các dịch vụ cơng (Baker & Grosh, 1994). Theo đó, thu nhập hoặc tiền chỉ đóng vai trị
phƣơng tiện để có điều kiện sống tốt hơn chứ không phải là điều kiện sống tốt hơn. Allardt
(1993); Anand and Sen (1997) đề cập tới các yếu tố quan trọng cho sự sống còn của con
ngƣời bao gồm điều kiện sống, sức khoẻ, giáo dục, việc làm và điều kiện làm việc, điều kiện
nhà ở, các nguồn lực kinh tế; nhu cầu tƣơng tác với ngƣời khác và tham gia vào các quan hệ
xã hội (gia đình, họ hàng, cộng đồng); nhu cầu hội nhập vào xã hội, (tham gia hoạt động
chính trị, hoạt động giải trí, làm việc có ý nghĩa).
- Giáo dục và y tế là những chức năng cơ bản nhất của con ngƣời và bao gồm trong
hầu hết các nghiên cứu nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp tiếp cận năng lực. Ngƣời ta lập luận


-8-


rằng nếu khơng có trình độ học vấn và sức khoẻ, thì khơng thể nào một cá nhân có thể "có
chức năng" trong bất kỳ xã hội nào (Anand & Sen, 1997; Duclos, Sahn, & Younger, 2006;
Federman, Garner, Short, & Cutter IV, 1996).
- Chất lƣợng sống đƣợc đề cập bao gồm các yếu tố về nhà ở, các dịch vụ cơ bản, sở
hữu hàng hóa thiết yếu và lâu bền.
+ Nhà ở - theo tiếp cận tiêu dùng – là một yếu tố rất quan trọng trong đo lƣờng khả
năng kinh tế của một hộ gia đình, bởi theo (Orshansky, 1965) và (Michael et al., 1997) thì chi
phí nhà ở là một phần đáng kể trong chi phí sinh hoạt. Còn theo cách tiếp cận năng lực, các
điều kiện về nhà ở bao hàm một chức năng quan trọng của "an ninh" hoặc "bảo vệ", đảm bảo
tiện nghi, an toàn cho hộ gia đình (Alderfer, 1969; Blank, 2008).
+ Tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn nhƣ nƣớc sạch hoặc cải thiện vệ sinh,
đƣợc coi là hoạt động cơ bản. Nó khơng chỉ là một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ quan trọng (MDGs) quan trọng ảnh hƣởng đến sức khoẻ của con ngƣời, nhƣng cũng
là một triệu chứng của đói nghèo (Satterthwaite, 2003; WHO, 2006).
+ Sở hữu của hàng hố lâu bền bản thân nó không phải là thƣớc đo để đánh giá mức
sống, tuy nhiên, một số phần của nó nhƣ sở hữu một chiếc ti vi, radio, xe máy có thể đƣợc
đƣa vào xem xét. Theo (Townsend, 1979) và (Callan, Nolan, & Whelan, 1993) thì thiếu sở
hữu của một số mặt hàng nhất định có thể đƣợc coi là dấu hiệu cho thấy đói nghèo, và (Mira
d’Ercole & Boarini, 2006) khẳng định rằng, sở hữu hàng hoá lâu bền là “cần thiết để thực
hiện các hoạt động đời sống hàng ngày".
- Các chỉ số liên quan đến tình trạng kinh tế thơng qua các thông tin về mua thực phẩm
lành mạnh, sử dụng điện, có khoản tiết kiệm… (Kangas & Ritakallio, 1998; Lelli, 2001; B.
Whelan, 1993; C. T. Whelan, 1993). (Maree & De Vos, 1975) cho rằng việc thiếu việc làm là
một trong những gốc rễ quan trọng của đói nghèo.
- Tình trạng việc làm đƣợc coi là một chiều có ảnh hƣởng đến nghèo bởi vì việc có
một cơng việc cho phép một cá nhân có cơ hội giao tiếp với ngƣời khác trong xã hội. Nhƣ
vậy, thiếu việc làm và thiếu hƣu trí ngụ ý sự thiếu hụt lợi ích cho một cá nhân trong xã hội
(Anand & Sen, 1997)
Giả thiết về nghèo đa chiều đƣợc Wagle (2005, 2008) nghiên cứu trên cơ sở sử dụng

các chỉ tiêu vật chất (phúc lợi kinh tế), năng lực và sự hòa nhập xã hội (sức khỏe, giáo dục,
chất lƣợng cuộc sống). Chính sách quan trọng để cải thiện phúc lợi kinh tế là cần phải tăng
thu nhập hộ gia đình, đƣa các hộ gia đình vào thị trƣờng lao động và các hoạt động kinh tế
khác thúc đẩy các chính sách tập trung vào việc chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng, tạo cơ
hội việc làm và cung cấp sự tiếp cận tài chính của các cơ quan; đồng thời coi vai trò của giáo


-9-

dục là trọng tâm nhất trong xã hội, bởi lẽ thiếu giáo dục rõ ràng liên quan đến khả năng duy
trì sức khoẻ của một ngƣời cùng với những thực tiễn làm suy yếu tiềm năng kinh tế, ví dụ nhƣ
ngƣời có học vấn hay ngƣời thơng tin ít có khả năng nghèo hơn khơng chỉ vì họ đƣợc chuẩn
bị tốt hơn cho việc làm mà cịn bởi vì họ có những quyết định sáng suốt hơn trong việc mua
hoặc quản lý tài nguyên cũng nhƣ đƣa ra các quyết định về cuộc sống khác (Wagle, 2005).
Nhƣ vậy, một chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả là phải tạo điều kiện để ngƣời
nghèo có đƣợc năng lực thực hiện và đƣợc đáp ứng các chức năng, nhu cầu cần thiết tối thiểu,
bắt đầu từ những nhu cầu rất cơ bản nhƣ đầy đủ dinh dƣỡng, có sức khỏe, tránh đƣợc nguy cơ
tử vong sớm… đến những nhu cầu cao hơn nhƣ đƣợc tôn trọng, đƣợc tham gia cộng đồng xã
hội, có vai trị xã hội và có quyền lực.
Kể từ khi quan niệm nghèo đói là hiện tƣợng đa chiều đƣợc khởi xƣớng từ các tác
phẩm Sen, cùng với cơ sở dữ liệu của các quốc gia ngày càng đầy đủ thông tin về thỏa dụng
nhu cầu cơ bản trong xã hội, vấn đề đo lƣờng và đánh giá nghèo đa chiều đã trở nên phổ biến
và thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhƣ vậy, phƣơng pháp tiếp cận theo khả năng của
Sen chính là mở đầu cho đo lƣờng nghèo đói đa chiều. Cho đến hiện nay, hầu hết các tổ chức
quốc tế nhƣ WB, Liên Hiệp quốc, UNDP và nhiều quốc gia đã mở rộng khái niệm đói nghèo
trong nghiên cứu thực thi chính sách, theo đó nghèo bao hàm cả những khía cạnh về khả năng
nhƣ Sen đã đề xuất. Cụ thể, nghèo đƣợc xem xét và đánh giá ở những khía cạnh cơ bản sau:
- Sự thiếu thốn về vật chất, đƣợc xác định thông qua đo lƣờng theo thu nhập hoặc tiêu
dùng (chi tiêu).
- Sự thiếu thốn về giáo dục và y tế.

- Nguy cơ dễ bị tổn thƣơng và dễ gặp rủi ro.
- Tình trạng khơng có tiếng nói và quyền lực.
Từ năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệm nghèo theo cách tiếp cận khả năng trong
báo cáo “Phát triển con ngƣời”, cụ thể là UNDP đã đề cập đến các yếu tố nguồn lực của cá
nhân hoặc của hộ gia đình, bao gồm nguồn lực vật chất (tài chính, cơng cụ sản xuất…) và phi
vật chất (các quan hệ xã hội/vốn xã hội, năng lực cá nhân…). Một khi cá nhân hay hộ gia
đình thiếu các cơ hội tiếp cận các nguồn lực tối thiểu để có đƣợc một giá trị cuộc sống cơ bản
nhất thì đƣợc xác định là nghèo. Giá trị sống cơ bản theo tiếp cận khả năng thì khơng chỉ phản
ánh duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, mà cịn là khả năng mà
một con ngƣời có đƣợc, là quyền tự do đáng kể mà họ đƣợc hƣởng, để vƣơn tới một cuộc
sống mà họ mong muốn. Nhƣ vậy, chính sách xóa đói giảm nghèo cần hƣớng tới là phải tạo
điều kiện để ngƣời nghèo có đƣợc năng lực thực hiện các chức năng cần thiết, đƣợc đáp ứng
những nhu cầu rất cơ bản nhƣ đủ dinh dƣỡng, có sức khỏe tốt, tránh đƣợc nguy cơ tử vong


-10-

sớm… đến vào đời sống xã hội, có vai trị xã hội và quyền lực. Trƣờng phái này đã chú trọng
đến việc tạo cơ hội cho ngƣời nghèo để họ có thể phát huy năng lực theo cách tự chọn, đảm
bảo cho họ đƣợc thoả mãn những nhu cầu theo khả năng. Hiệu quả của cơng tác giảm đói
nghèo phải là giảm sự thiếu thốn và cải thiện điều kiện sống hoặc chức năng mà ngƣời dân có
thể đạt đƣợc.
2.2.2. Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF
Dựa trên cách tiếp cận khả năng của Amartya Sen đối với sự phát triển của con ngƣời,
đánh giá nghèo theo đa chiều là sự mở rộng trong phƣơng pháp đo lƣờng, bởi việc phân loại
ngƣời nghèo dựa trên thu nhập và chi tiêu đã ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, không
phản ánh hết đƣợc các mặt thiếu thốn mà ngƣời nghèo phải gánh chịu. Nghèo đói phải đƣợc
hiểu nhƣ là một vấn đề đa chiều, trong đó thu nhập chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố
khác giúp con ngƣời đạt đƣợc một cuộc sống đầy đủ hơn. Bourguignon and Chakravarty
(2003) cho rằng chỉ tiêu tiền tệ không khơng thể cung cấp một đánh giá tồn diện về phúc lợi

của con ngƣời, sự thịnh vƣợng của con ngƣời phụ thuộc vào các thuộc tính tiền tệ và phi tiền
tệ; đo lƣờng đói nghèo dựa trên thu nhập có thể chứng minh năng lực của ngƣời tiêu dùng
thông qua thị trƣờng, nhƣng nó khơng phản ánh đƣợc sự tiếp cận của họ đối với hàng hố
cơng (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…).
Những năm qua, có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng đói nghèo đa chiều đã đƣợc đề xuất,
bao gồm: Phƣơng pháp lý thuyết tiên đề ((Alkire & Foster, 2011a; Bourguignon &
Chakravarty, 2003; Chakravarty, Mukherjee, & Ranade, 1998; Tsui, 2002); phƣơng pháp lý
thuyết thông tin (Maasoumi & Lugo, 2008); lý thuyết tập mờ (Lemmi & Betti, 2006); lý
thuyết biến tiềm ẩn (Kakwani & Silber, 2008).
Những năm gần đây, phƣơng pháp Alkire-Foster của Sabina Alkire và James Foster
nhờ vào công cụ đơn giản trong đo lƣờng và xếp hạng nghèo đa chiều nên đã thu hút đƣợc sự
quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trong việc vận
dụng để đo lƣờng và đánh giá nghèo. Phƣơng pháp luận đo lƣờng nghèo đói đa chiều đƣợc đề
xuất bởi Alkire and Foster (2007, 2011a) đƣợc gọi là phƣơng pháp AF, dựa theo phƣơng pháp
tiếp cận lý thuyết tiên đề. Bên cạnh việc thu hút nhiều nhà nghiên cứu khác vận dụng vào
nghiên cứu thực nghiệm, phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều đƣợc đề xuất bởi Alkire and
Foster (2007) xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo Phát triển Con ngƣời 2010 của UNDP bởi
Alkire and Santos (2010). Alkire and Santos (2010) đã sử dụng phƣơng pháp Alkire and
Foster (2007) để phát triển thành chỉ số nghèo đa chiều (MPI) phản ánh tình trạng nghèo cấp
tính ở 104 nƣớc đang phát triển. Những năm sau đó, chỉ số MPI đƣợc nghiên cứu sâu hơn và
ngày càng hoàn thiện ((Alkire & Foster, 2011a, 2011b; Alkire & Santos, 2010, 2013; Alkire


-11-

& Seth, 2008)…), trở thành phƣơng pháp luận cho nhiều nghiên cứu về nghèo đói (Alkire &
Santos, 2013; De Neubourg, de Milliano, & Plavgo, 2013; De Neubourg et al., 2014; Loaiza,
Munetón, & Vanegas, 2014; Rippin, 2010; Silber, 2011; Vijaya, Lahoti, & Swaminathan,
2014; Wang & Wang, 2016; Zahra & Zafar, 2015)…
Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

(1) Lựa chọn đơn vị phân tích: Đơn vị phân tích thƣờng là một cá nhân hoặc
một hộ, song cũng có thể là một cộng đồng, trƣờng học, bệnh viện, công ty, một
huyện hay một đơn vị khác.
(2) Xác định số lƣợng chiều trong phân tích nghèo đa chiều; các chiều cơ bản và
thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm y tế, giáo dục, mức sống. Mỗi chiều nghèo đƣợc đo lƣờng dựa
trên các chỉ số thành phần (kí hiệu Ik).
(3) Lựa chọn Chiều thiếu hụt và các chỉ số cấu thành: Việc lựa chọn các chỉ số cấu
thành cho từng chiều thiếu hụt phải dựa trên nguyên tắc chi tiết, chính xác, hữu ích cho việc
mơ tả tình trạng nghèo (có thể sử dụng nhiều chỉ số nếu cần để đảm bảo rằng việc phản ánh
và phân tích tình trạng nghèo một cách chính xác, đồng thời có thể định hƣớng chính sách khả
thi). Để đảm bảo nguyên tắc trên, các nhà nghiên cứu thƣờng lựa chọn một hoặc kết hợp các
phƣơng pháp trong năm phƣơng pháp sau:
- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia nhằm thu thập thông tin hoặc quan điểm của
các đối tác.
- Một hệ thống quyền lợi, lợi ích hợp pháp nào đó thơng qua đồng thuận
chung nhƣ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), Mục tiêu phát triển bền vũng (DGs)
hoặc các nội dung quyền cơ bản của con ngƣời trong hệ thống Hiến pháp, Pháp luật của quốc
gia, quy định của địa phƣơng..
- Giả định về các giá trị mà ngƣời dân có thể tạo ra hay cần phải tạo ra trong điều kiện
kinh tế xã hội nhất định, thƣờng là phụ thuộc vào phỏng đoán chủ quan của nhà nghiên cứu;
hoặc đƣợc rút ra từ các triết lý xã hội hoặc tâm lý học, tục lệ, luật pháp, phong tục tập quán...
- Các phong tục tập quán có hiệu lực và phù hợp với điều kiên nghiên cứu trong bối
cảnh hạn chế dữ liệu, là nguồn thơng tin duy nhất có đƣợc có thể cung cấp cáctheo yêu cầu.
- Các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm về các giá trị mà con ngƣời hƣớng
đến, dữ liệu về các ƣu tiên và hành vi của ngƣời tiêu dùng, hoặc các nghiên cứu về giá trị nào
tối ƣu trong đời sống con ngƣời hoặc đối với lợi ích xã hội.
(4) Xác định mức thiếu hụt của từng chỉ số thành phần, từ đó ƣớc lƣợng điểm thiếu hụt
với mỗi hộ gia đình i theo cơng thức:



-12K

ci   wk I ki

(1)

k 1

Trong đó
- Iki là giá trị của chỉ số thành phần k của hộ i
- wk là quyền số của chỉ số thành phần Iki
- K là tổng số chỉ số thành phần.
Các chỉ số thành phần Iki đƣợc xác định là các chỉ số nhị phân, với 1 là thiếu hụt, 0 là
không thiếu hụt. Giá trị quyền số của chỉ số thành phần phụ thuộc vào số lƣợng chiều và số
lƣợng chỉ số thành phần trong từng chiều. Giá trị quyền số bằng 1,

K

w
k 1

k

 1.

Điểm thiếu hụt c có giá trị từ 0 đến 1, với giá trị càng gần về 1 đồng nghĩa mức độ
thiếu hụt càng lớn của hộ. Nếu không bị thiếu hụt ở bất cứ chiều nào, điểm thiếu hụt của hộ sẽ
có giá trị bằng 0; cũng có nghĩa là bị thiếu hụt ở tất cả các chiều thì hộ sẽ có điểm thiếu hụt
bằng 1.
(5) Xác định ngƣỡng nghèo đa chiều: Để xác định tỷ lệ nghèo đa chiều theo phƣơng

pháp của Alkire và Foster, chúng ta cần phải xác định ngƣỡng nghèo đa chiều (the poverty
cut-off), ký hiệu là L. Một hộ gia đình sẽ đƣợc xác định là nghèo nếu nhƣ có điểm thiếu hụt
lớn hơn chuẩn nghèo, tức là ci  L . Chẳng hạn Alkire and Foster (2007, 2011a) sử dụng
ngƣỡng nghèo là 1/3, tức là nếu hộ nghèo có điểm thiếu hụt lớn hơn 1/3 thì sẽ coi là hộ
nghèo.
(6) Xác định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều: Sau khi tính đƣợc số hộ nghèo đa chiều sẽ ƣớc
lƣợng đƣợc tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (còn gọi là chỉ số đếm đầu, ký hiệu là H):
H

q
n

(2)

Trong đó:
- q là số lƣợng hộ nghèo đa chiều;
- n là tổng số hộ gia đình.
Chúng ta có thể tính tỷ lệ ngƣời nghèo bằng cách lấy tổng số ngƣời nghèo đa chiều
chia cho tổng dân số. Tỷ lệ nghèo đa chiều không phản ánh đƣợc mức độ hay độ sâu thiếu hụt
của các hộ nghèo. Vì hộ thiếu hụt tất cả các chiều cũng nhƣ hộ chỉ thiếu hụt 1/L chiều cũng
đều đƣợc coi là hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều giản đơn không cho thấy đƣợc số chiều thiếu
hụt của các hộ nghèo. Chính vì vậy Alkire và Foster (2007, 2011) đề xuất ƣớc tính mức độ
tập trung của Nghèo đa chiều A:


-13n

A

 c ( L)

i 1

i

q

(3)

Trong đó:
ci (L) là điểm thiếu hút chỉ tính cho hộ nghèo (censored deprivation score), đƣợc tính

nhƣ sau:
ci ( L)  ci nếu hộ là hộ nghèo đa chiều, ci  L

ci ( L)  0 nếu hộ là hộ không nghèo đa chiều, ci  L

(7) Tính chỉ số Nghèo đa chiều MPI - Multidimensional Poverty Index (còn gọi là chỉ
số đếm đầu điều chỉnh) theo cơng thức:
MPI = H × A.
(4)
So sánh với các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều khác, phƣơng pháp AF của
Alkire và Foster, đặc biệt là chỉ số MPI có những thuận lợi sau:
- Mơ tả đƣợc tổng thể nghèo và khơng có sự tách biệt các chiều nghèo đối với các
nhóm dân cƣ cũng nhƣ các khu vực địa lý khác nhau. Đồng thời, bằng chỉ số MPI có thể dễ
dàng so sánh giữa các nhóm dân cƣ, khu vực và các giai đoạn thời gian khác nhau.
- Có thể phân tích đƣợc tƣơng quan giữa 2 hay 3 hoặc nhiều thiếu hụt của các chiều
nghèo, giúp xác định đƣợc thiếu hụt ở một chỉ số nào đó có gây ra hiệu ứng tác động đến các
thiếu hụt khác hay không, hoặc nhận thấy sự xuất hiện cùng nhau của một số thiếu hụt trong
một số nhóm dân cƣ hay vùng địa lý. Việc hiểu đƣợc tƣơng quan này có thể giúp định hƣớng
chính sách hiệu quả để cải thiện một thiếu hụt nào đó của chiều nghèo cụ thể.

- Phƣơng pháp AF đánh giá nghèo qua nhiều chiều và chỉ số nên có khả năng đánh giá
những nhu cầu khác nhau của hộ gia đình, đồng thời giúp xác định sự cấp thiết của một số
nhu cầu so với những nhu cầu còn lại. Điều này sẽ giúp cơng tác thực thi chính sách giảm
nghèo có trọng tâm, trọng điểm; hạn chế đƣợc những hỗ trợ mang tính chất bình qn đang
đƣợc thực hiện với cách tiếp cận nghèo đơn chiều.
Tóm lại, phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF có thể kết hợp nhiều tiêu chí
khác nhau để nắm bắt đƣợc tính đa dạng và độ phức tạp của nghèo, qua đó cung cấp thơng tin
xây dựng những chính sách và chƣơng trình phù hợp cho giảm nghèo. Các chỉ tiêu đo lƣờng
sẽ đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp với xã hội và hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, từng địa
phƣơng hay vùng miền khác nhau.
2.2.3. Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index)
2.2.3.1 Khái niệm MPI
Kết quả đo lƣờng nghèo đa chiều theo phƣơng pháp AF là chỉ số nghèo khổ đa chiều


-14-

MPI - Multidimensional Poverty Index. Chỉ số này đƣợc OPHI (Oxford Poverty and Human
Development Initiative) trực thuộc trƣờng đại học Oxford và UNDP phát triển, ứng dụng
trong đo lƣờng, đánh giá nghèo đa chiều hàng năm ở các quốc gia. Trong các Báo cáo phát
triển con ngƣời thƣờng niên từ năm 1997 trở đi, chỉ số MPI thay thế chỉ số nghèo khổ tổng
hợp (HPI – Human Poverty Index).
Chỉ số nghèo đa chiều MPI là chỉ số đo lƣờng mức độ nghèo đa chiều, đƣợc xác định
trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ nghèo đa chiều H với độ sâu nghèo A, dùng để đo lƣờng trực tiếp
nghèo đa chiều và phản ánh mức độ thiếu hụt một số nhu cầu cơ bản nhất định, các quyền con
ngƣời… dựa trên phƣơng pháp tiếp cận năng lực của Sen. Theo Alkire and Foster (2007,
2011a), chỉ số MPI phản ánh tỷ lệ dân số nghèo đa chiều đƣợc điều chỉnh theo độ sâu của
nghèo đa chiều, chỉ số MPI càng cao phản ánh mức độ nghèo đa chiều càng lớn; độ sâu của
nghèo đa chiều càng lớn phản ánh mức độ nặng nề của việc nghèo đói mà con ngƣời phải đối
mặt càng nghiêm trọng.

Nói cách khác, MPI là sản phẩm tích hợp 2 số gồm Chỉ số đếm đầu H (là phần trăm
của những ngƣời nghèo) và cƣờng độ thiếu hụt trung bình A (là số chiều bình quân hộ gia
đình bị thiếu hụt). MPI cho thấy sự thiếu hụt mà hộ gia đình/ngƣời nghèo phải gánh chịu ở
cùng một thời điểm. Một hộ gia đình đƣợc xem là nghèo nếu bị thiếu hụt ít nhất 30% trọng số
của các chỉ số (Alkire & Santos, 2010).
Việc thực hiện tính tốn MPI hàm ý một số quyết định quan trọng liên quan đến các
chỉ số của nó: xác định tập hợp các chỉ số để đƣa vào đánh giá, chọn một bộ các biến hoặc các
chỉ số phản ánh từng chiều, sau đó thiết lập và áp dụng các cắt giảm cho mỗi chỉ số, gán trọng
số, và đặt điểm cắt nghèo đói (Alkire & Santos, 2013).
2.2.3.2. Thành tố cấu tạo chỉ số MPI
Với mục tiêu là đánh giá nghèo trên cơ sở tiếp cận năng lực, tập trung vào các yếu tố
phản ánh nền tảng phát triển con ngƣời, các yếu tố đƣợc đƣa vào đo lƣờng nghèo bao hàm các chỉ
số về sức khỏe, dinh dƣỡng, giáo dục và kĩ năng, những thông tin phản ánh chất lƣợng sống nhƣ
điều kiện nhà ở, vai trò xã hội và quyền tham gia cộng đồng. Thông qua các cuộc điều tra, nghiên
cứu thực địa đời sống dân cƣ ở nhiều quốc gia, vùng miền trên thế giới, các nhà nghiên cứu OPHI
đã tổng hợp một hệ thống các thành tố cấu thành nên chỉ số MPI.
Trong thuật ngữ của chỉ số MPI, mỗi chức năng đƣợc gọi là một chiều, các nghiên cứu
đánh giá tình trạng nghèo đa chiều dựa vào sự thiếu hụt của hộ gia đình theo ba chiều cơ bản:
giáo dục (bao gồm tỷ lệ đi học và năm học), y tế (bao gồm tử vong ở trẻ em và thông tin về
suy dinh dƣỡng), và mức sống (điện, vệ sinh, nƣớc uống, sàn nhà, loại nhiên liệu nấu ăn đã sử
dụng và quyền sở hữu tài sản). Ba chiều đƣợc trao trọng số cân bằng nhau và sự thiếu hụt


-15-

chung của hộ gia đình đƣợc so sánh với ngƣỡng đói nghèo đã đƣợc xác lập. Những ngƣời bị
tƣớc đoạt nhiều hơn một số chỉ số nhất định - trong trƣờng hợp này là 33% - đƣợc xác định là
ngƣời nghèo đa chiều.
Hình 1- 2. Các chiều và chỉ tiêu của nghèo đa chiều


Nguồn: Alkire and Santos (2010)
Việc lựa chọn các khía cạnh và sự cắt giảm có thể đƣợc hƣớng dẫn bởi các giá trị
chung mà xã hội chia sẻ nhƣ đƣợc thể hiện trong Hiến pháp, Luật pháp hoặc dựa trên các cân
nhắc chính sách và các ƣu tiên. Đánh giá về MPI, Alkire and Santos (2013) cho rằng việc lựa
chọn các chỉ số để đƣa vào tính toán cũng bị giới hạn bởi những hạn chế về dữ liệu; hơn nữa,
có thể đƣa ra các bộ trọng số khác nhau cho từng chiều, có thể phản ánh một hệ thống thứ bậc
hoặc ƣu tiên của một tập hợp các kích thƣớc (hoặc chức năng) cụ thể (Alkire & Foster,
2011b). Tuy nhiên, theo Chaudhary (2015), MPI là một thƣớc đo miêu tả về nghèo đói của
con ngƣời và chịu ảnh hƣởng bởi việc hình thành chính sách, các quyết định địa phƣơng về
phân phối hàng hố cơng cộng và việc thực hiện các chƣơng trình quốc gia nhằm cải thiện
cuộc sống của ngƣời dân.
2.2.3.4. Ý nghĩa chỉ số nghèo đa chiều MPI
- Chỉ số nghèo đa chiều MPI không chỉ phản ánh tỷ lệ nghèo đa chiều mà còn phản
ánh mức độ thiếu hụt của ngƣời nghèo đa chiều. Đây là chỉ số khá hoàn thiện về nội dung và
cách tính tốn, phản ánh đƣợc những thiếu hụt tổng hợp trong 3 khía cạnh y tế, giáo dục, chất
lƣợng sống; xác định đƣợc thiếu hụt ở mức cụ thể một cá nhân, một hộ gia đình hoặc nhóm
dân cƣ; phản ánh số lƣợng thiếu hụt trung bình mà ngƣời nghèo phải đối mặt hay cƣờng độ
nghèo đa chiều tác động lên ngƣời nghèo.


-16-

- Nếu có thể chia nhỏ kích thƣớc của nghiên cứu, MPI sẽ cho thấy các mức độ nghèo
đa chiều thay đổi nhƣ thế nào khi các yếu tốc cấu thành thang đo nghèo đa chiều thay đổi. Nói
cách khác, với từng nhóm đối tƣợng phân tích khác nhau, các chỉ số thành phần khác nhau,
MPI sẽ mô tả cƣờng độ tác động nghèo đa chiều khác nhau giữa các vùng, các nhóm dân cƣ,
từ đó đóng góp những khuyến nghị hữu ích cho việc hoạch định chính sách giảm nghèo có
trọng tâm và hƣớng địch đối tƣợng hiệu quả hơn.
- Khả năng tích hợp thêm nhiều yếu tố cấu thành so với các chỉ tiêu đo lƣờng nghèo đa
chiều trƣớc đây nhƣ tình trạng nhà ở, điện, nƣớc sạch, vệ sinh, nhiên liệu đun nấu.... giúp cho

MPI cung cấp đƣợc thông tin chi tiết và sâu sắc hơn những thiếu hụt phi tiền tệ trong đời
sống con ngƣời.
- Thông tin mà chỉ số MPI mang lại giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách hiểu rõ hơn những thách thức mà những hộ gia đình nghèo đang phải đối mặt. Có
thể phân bổ theo các chiều để thơng tin tới các nhà hoạch định chính sách xem chiều nào
đóng góp nhiều nhất tới nghèo đa chiều tại bất cứ khu vực hay nhóm dân số nào, thể hiện
đúng và toàn diện những thiếu hụt căn bản mà ngƣời nghèo phải đối mặt. Các biện pháp giảm
nghèo thu nhập mà các quốc gia theo đuổi có thể chƣa chắc đã giải quyết hết đƣợc những bất
cập này.
Chỉ số MPI phản ánh tình trạng nghèo một cách tồn diện, chi tiết và rất hữu ích trong
việc phân tích và khuyến nghị các can thiệp trong chính sách giảm nghèo đối với các cấp
chính quyền địa phƣơng, chính phủ. Do vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả lựa chọn
sử dụng chỉ số MPI phục vụ cho tính tốn nghèo đa chiều tại tỉnh Quảng Ngãi.


-17-

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
2.1. Tổng quan nghiên cứu đo lƣờng nghèo đa chiều
Khi đói nghèo đƣợc khái niệm là một cấu trúc đa chiều, phải tập hợp đƣợc các chỉ số
thiếu hụt để phản ánh đƣợc các khía cạnh nghèo khác nhau. Việc xác định các chỉ số cấu
thành nên chỉ tiêu đo lƣờng nghèo là thách thức lớn về cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp luận,
vì việc lựa chọn này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đánh giá nghèo đa chiều.
Kể từ khi quan niệm nghèo đói là hiện tƣợng đa chiều đƣợc khởi xƣớng từ các tác
phẩm Sen, cùng với cơ sở dữ liệu của các quốc gia ngày càng đầy đủ thông tin về thỏa dụng
nhu cầu cơ bản trong xã hội, vấn đề đo lƣờng và đánh giá nghèo đa chiều đã trở nên phổ biến
và thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ năm 1976, Sen đã đề xuất đo lƣờng nghèo đói
bao gồm hai bƣớc: (i) xác định ngƣời nghèo bằng ngƣỡng thiếu hụt; và (ii) tổng hợp thơng tin
về nghèo đói trên tồn xã hội. Theo cách tiếp cận khả năng của Sen (1976, 1980, 1988, 1993),

phúc lợi của cá nhân không chỉ đƣợc đo lƣờng bởi các chỉ số thu nhập hoặc tiện ích mà địi
hỏi mở rộng thêm cho một số thiếu hụt, dựa trên một số giá trị chung của xã hội và đƣợc lựa
chọn thông qua kiểm tra công khai để xác định loại nhu cầu cơ bản, đề cập đến quyền tự chủ
của cá nhân trong việc nỗ lực để đạt đƣợc một cuộc sống có giá trị. Một cuộc sống có giá trị
khơng chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà phải là
khả năng mà một con ngƣời có thể đạt đƣợc, là quyền tự do đáng kể mà họ đƣợc hƣởng, để
vƣơn tới cuộc sống mà họ mong muốn. Allardt (1993); Anand and Sen (1997) đề cập tới các
yếu tố quan trọng cho sự sống còn của con ngƣời bao gồm mức sống, sức khoẻ, giáo dục, việc
làm và điều kiện làm việc, điều kiện nhà ở, các nguồn lực kinh tế; nhu cầu tƣơng tác với
ngƣời khác và tham gia vào các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, cộng đồng); nhu cầu hội
nhập vào xã hội, (tham gia hoạt động chính trị, hoạt động giải trí, làm việc có ý nghĩa).
Một thƣớc đo chính xác về đói nghèo sẽ phụ thuộc vào các chỉ số thu nhập cũng nhƣ
các chỉ số phi thu nhập (Ravallion & Jalan, 1996).Theo Ravallion and Jalan (1996), bốn bộ
chỉ số đƣợc coi là quan trọng cho việc tiếp cận đo lƣờng đói nghèo, bao gồm (1) chi tiêu thực
tế cho mỗi ngƣời lớn trên thị trƣờng, (2) các chỉ số phi thu nhập khi tiếp cận với hàng hóa phi
thị trƣờng, (3) các chỉ số phân bố tài nguyên trong hộ gia đình nhƣ tình trạng dinh dƣỡng trẻ
em, giáo dục và (4) các chỉ số về đặc điểm cá nhân nhƣ thể chất, giới tính... Trong nghiên cứu
“Tiếng nói của ngƣời nghèo”, đƣợc phát triển từ các Báo cáo đánh giá nghèo có sự tham gia
của 47 quốc gia nghèo trên khắp thế giới, đã phân biệt bốn lĩnh vực của sự nghèo đói: (i) vật
chất (bao gồm an ninh lƣơng thực và việc làm); (ii) phúc lợi tâm lý (bao gồm sự tuyệt vọng và


-18-

sỉ nhục); (iii) các cơ sở hạ tầng do nhà nƣớc cấp, hoặc các dịch vụ công cộng (đƣờng đi, nƣớc
sạch); (iv) tài sản của ngƣời nghèo (bao gồm tài sản vật chất, con ngƣời, vốn xã hội và tài sản
môi trƣờng)… (Narayan-Parker, 2000).
Bƣớc đầu tiên trong việc xây dựng một thƣớc đo tóm tắt về đói nghèo đa chiều liên
quan đến việc lựa chọn các chỉ số thích hợp, điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn tùy ý của các
nhà nghiên cứu phải đối mặt với sự cân bằng giữa thông tin chồng chéo và không đầy đủ

(Pérez–Mayo, 2005). Việc lựa chọn các khía cạnh và ngƣỡng phân loại nghèo cũng có thể
đƣợc hƣớng dẫn bởi các giá trị chung mà xã hội chia sẻ đƣợc thể hiện trong Hiến pháp, Luật
pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ƣu tiên... Cụ thể hơn, quy trình chung
trong ƣớc tính chỉ số tổng hợp đo lƣờng nghèo đa chiều đƣợc tổng hợp bởi Njong and
Ningaye (2008) bao gồm: (1) lựa chọn các biến cần xem xét, (2) xác định trọng số cho chiều
hoặc chỉ số, (3) tập hợp các biến các biến có ý nghĩa và (4) xác định ngƣỡng phân chia cá
nhân nghèo và không nghèo. Betti, D’Agostino, and Neri (2002) tiến hành so sánh các mơ
hình hồi quy bảng dựa trên các chỉ số tiền tệ và dựa trên các biến bổ sung để nghiên cứu động
lực đói nghèo và các yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến nó. Theo đó, phƣơng pháp tiếp cận nghèo
đa chiều bao gồm hai vấn đề chính: lựa chọn các chỉ số và quá trình tổng hợp. Kết quả là,
nghèo đói đƣợc xem xét ở: (1) thu nhập rịng của hộ gia đình; (2) đánh giá chức năng thành
viên hộ gia đình theo điều kiện nhà ở và sự hiện diện của hàng hoá lâu bền với các biểu hiện
nghèo đói là: ở trong ngơi nhà khơng phải sở hữu của mình (khơng có quyền sở hữu về nhà đất); khơng có các tài sản cơ bản nhƣ máy sƣởi trung tâm, TV màu, máy ghi hình, máy giặt,
máy rửa chén, máy tính gia đình, máy nghe nhạc CD, lị vi sóng, xe hơi hoặc xe tải…
Một nghiên cứu thực nghiệm do Laderchi et al. (2003) tiến hành ở Peru và Ấn Độ đã
cho thấy 43% trẻ em và trên một nửa số ngƣời lớn bị thiếu hụt về mặt sức khoẻ và giáo dục
nhƣng lại không nghèo về tiền tệ, nhƣ vậy việc sử dụng các phép đo tiền tệ sẽ xác định sai
một cách đáng kể sự thiếu hụt trong các nhu cầu cơ bản khác. Để minh họa cho tính đa chiều
của nghèo đói, nghiên cứu “Đo lƣờng nghèo đói đa chiều” của Bourguignon and Chakravarty
(2003) phân tích sự phát triển của nghèo đa chiều ở nơng thơn Brazil trong những năm 1980
với hai khía cạnh: thu nhập, trình độ học vấn. Mở rộng các khía cạnh của nghèo đói, các chỉ
số: thất học, tỷ lệ tử vong trẻ em, mức sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng đƣợc sử dụng
để đo lƣờng nghèo cho 379 quận tại 15 tiểu bang của Ấn Độ (Mehta & Shah, 2003). Việc sử
dụng chỉ số đa chiều để đo lƣờng nghèo đói đã chỉ ra mức độ nghiêm trọng và mức độ đa
dạng của nghèo đói, hàng chục triệu hộ gia đình đang trải qua đói nghèo kinh niên: họ có khả
năng nghèo trong nhiều năm và tình trạng đói nghèo có thể tiếp tục kéo dài mà không thể giải
quyết; ngƣời nghèo phần lớn là ở nơng thơn và có tính phân bố theo khơng gian rõ rệt.


-19-


Wagle (2005, 2008) lại sử dụng các chỉ tiêu vật chất (phúc lợi kinh tế), năng lực và sự
hòa nhập xã hội (sức khỏe, giáo dục, chất lƣợng cuộc sống) để xây dựng giả thiết nghèo đói
đa chiều. Theo (Wagle, 2005), chính sách quan trọng để cải thiện phúc lợi kinh tế là cần phải
tăng thu nhập hộ gia đình, đƣa các hộ gia đình vào thị trƣờng lao động và các hoạt động kinh
tế khác thúc đẩy các chính sách tập trung vào việc chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng, tạo
cơ hội việc làm và cung cấp sự tiếp cận tài chính của các cơ quan; đồng thời coi vai trò của
giáo dục là trọng tâm nhất trong xã hội, bởi lẽ thiếu giáo dục rõ ràng liên quan đến khả năng
duy trì sức khoẻ của một ngƣời cùng với những thực tiễn làm suy yếu tiềm năng kinh tế, ví dụ
nhƣ ngƣời có học vấn hay ngƣời thơng tin ít có khả năng nghèo hơn khơng chỉ vì họ đƣợc
chuẩn bị tốt hơn cho việc làm mà cịn bởi vì họ có những quyết định sáng suốt hơn trong việc
mua hoặc quản lý tài nguyên cũng nhƣ đƣa ra các quyết định về cuộc sống khác. Bằng việc
thực hiện phân tích các đặc điểm nhân khẩu của các nhóm ngƣời nghèo khác nhƣ các cách
tiếp cận truyền thống khác, Wagle (2008) chỉ ra ngƣời nghèo tập trung khơng cân đối vào các
nhóm nhân khẩu học nhất định: ngƣời da đen, ngƣời gốc Tây Ban Nha, ngƣời Mỹ da đỏ, phụ
nữ góa bụa, ngƣời độc thân... có khả năng sẽ rơi vào nghèo cao hơn. Cách tiếp cận đa chiều
đã mang lại các kết quả đo lƣờng nghèo đói tồn diện hơn, nhƣng phần lớn là phù hợp với các
kết quả thu đƣợc từ các cách tiếp cận thu nhập hoặc tiêu dùng khác. Kết quả đo lƣờng chính
xác hơn và tồn diện hơn từ cách tiếp cận nghèo đa chiều sẽ giúp các nhà hoạch định chính
sách tập trung nguồn lực vào các nhóm cụ thể, tuy nhiên cũng cần thiết cải tiến về khái niệm
và phƣơng pháp luận của đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều cho các nghiên cứu ứng
dụng có liên quan và rộng hơn (Wagle, 2008).
Một chỉ số đo lƣờng thiếu hụt cho hộ gia đình riêng lẻ dựa trên dữ liệu Khảo sát Gia
đình và Sức Khỏe Quốc gia (NFHS-3) của Ấn Độ từ năm 2002 (gọi là chỉ số thiếu hụt đa
chiều - BPL), kết luận một cách rõ ràng rằng đói nghèo có nhiều khía cạnh (Alkire & Seth,
2008). Cụ thể, Alkire và Seth (2008) đã đƣa ra cách xác định hộ gia đình có rơi vào nghèo đói
hay khơng thơng qua mƣời ba thơng số kinh tế xã hội bao gồm: quy mô đất đai, loại nhà, an
ninh lƣơng thực, quần áo, vệ sinh, học vấn, phƣơng tiện sinh kế và nợ nần. Alkire và Seth
(2008) khẳng định rằng việc xác định ngƣời nghèo bằng cách sử dụng Chỉ số BPL của họ vừa
hiệu quả vừa cung cấp cái nhìn sâu hơn về các khía cạnh của đói nghèo ở các bang khác nhau.

Dewilde (2008) thì đo lƣờng nghèo đa chiều qua 3 chiều với 10 chỉ số: tình trạng nhà ở, sự
khó khăn về tài chính do nợ nần, và giới hạn nguồn lực tài chính cho chi tiêu.
Về vấn đề trọng số của từng chỉ tiêu, đầu tiên, một số nghiên cứu áp dụng trọng số
bằng nhau cho mỗi biến (Nolan & Whelan, 1996; Townsend, 1979), mục tiêu là tránh sự cần
thiết phải chú trọng đến các khía cạnh khác nhau. Hoặc các biến đƣa vào chỉ số nghèo đa


-20-

chiều có thể đƣợc cân nhắc bằng cách sử dụng các phƣơng pháp khảo sát để gợi ra các ƣu tiên
của chúng, tuy nhiên khó khăn gặp phải ở đây liên quan đến cảm tính cá nhân nhà nghiên
cứu, các nhà hoạch định chính sách, hộ gia đình hay cơng chúng. Trong việc đo lƣờng và
đánh giá nghèo đa chiều trong các nghiên cứu trên đây, các biến đƣợc kết hợp với trọng số có
thể đƣợc xác định bằng quy trình tham vấn giữa các chuyên gia nghèo và các nhà phân tích
chính sách. Mặc dù phƣơng pháp này là một cải tiến về giải pháp đầu tiên, nó vẫn liên quan
đến các quyết định chủ quan liên quan đến giá trị phúc lợi của mỗi thành phần. Trọng số có
thể đƣợc áp dụng để phản ánh chất lƣợng dữ liệu cơ bản của các biến, do đó giảm trọng số
cho các biến có các vấn đề dữ liệu hoặc với số lƣợng lớn các biến bị thiếu thông tin. Độ tin
cậy của kết quả đo lƣờng nghèo đa chiều có thể đƣợc cải thiện nếu nó cung cấp thêm trọng số
phù hợp cùng với dữ liệu chất lƣợng tốt. Các nghiên cứu khác phát triển các chỉ số tổng hợp
bằng cách tập hợp các biến số trên cơ sở tần số tƣơng đối của chúng hoặc dựa vào các phƣơng
pháp thống kê đa biến để tạo ra trọng số (Pérez–Mayo, 2005). Các cơng cụ thống kê đa biến
(phân tích thành phần chính (PCA), phân tích tƣơng tác đa biến (MCA), phƣơng pháp thiết
lập tập mờ Fuzzy)) cho phép các nhà nghiên cứu thấy đƣợc mối tƣơng quan cơ bản giữa các
chỉ số và chỉ giữ lại các chỉ số phản ánh tốt nhất nghèo đa chiều ở tùng vùng trên cơ sở các
thơng tin sẵn có. Việc sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa,
kết quả của các chỉ số đo lƣờng nghèo đa chiều khác nhau, mức độ đóng góp của từng biến
vào chỉ số nghèo đa chiều cũng khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong nghiên cứu của Asselin
(2009); Njong and Ningaye (2008)… Njong and Ningaye (2008) sử dụng đồng thời cả ba
phƣơng pháp thống kê (phân tích thành phần chính (PCA), phân tích tƣơng tác đa biến

(MCA) và phƣơng pháp thiết lập tập mờ Fuzzy) để thiết lập trọng số tổng hợp, 20 chỉ số đƣợc
sử dụng để đánh giá nghèo đa chiều trong nghiên cứu bao gồm: nhóm chỉ số y tế (Bị ốm trong
2 tuần qua, loại trung tâm y tế đƣợc tƣ vấn), nhóm chỉ số giáo dục (có thể đọc viết cụm từ đơn
giản, trình độ học vấn), nhóm chỉ số chất lƣợng cuộc sống (nguồn cung cấp nƣớc, nguồn
sáng, nhiên liệu đun nấu, loại nhà vệ sinh, vật liệu mái, vật liệu sàn, sỡ hữu điện thoại di
động, sở hữu tivi, số lần bị cắt nƣớc vì thanh tốn hóa đơn trễ hạn, khoảng cách đến trung tâm
y tế gần nhất, khoảng cách đến đƣờng nhựa gần nhất, số lần bị cắt điện vì hóa đơn thanh tốn
trễ hạn, khoảng cách đến trƣờng công lập gần nhất, sỡ hữu tủ lạnh, sở hữu xe hơi, chi tiêu
bình quân đầu ngƣời). Việc sử dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau sẽ cho kết quả
nghèo đa chiều khác nhau, ƣớc tính số ngƣời nghèo quốc gia từ các kỹ thuật trọng số PCA
thấp hơn rõ rệt so với các ƣớc tính thu đƣợc từ MCA và phƣơng pháp tập mờ Fuzzy (Njong &
Ningaye, 2008).


×