Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận triết học quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.24 KB, 19 trang )

TIỂ U LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. Ý NGHĨA CỦA
NĨ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Lý luận chung..............................................................................................3
2. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự
thay đổi về chất và ngược lại..........................................................................3
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại...........................................7
4. Vận dụng quy luật vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của
Việt Nam hiện nay...........................................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................18

1


MỞ ĐẦU
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần
về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới
điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là
sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động


trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt
quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi
về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con
đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mơ tốc độ phát triển mới
về lượng cho phù hợp, không được thoả mãn dừng lại.
Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan
điểm coi thường tích luỹ về lượng. Cịn hữu khuynh là khi lượng thay đổi đã
chín muồi cần phải có sự thay đổi về chất lại không dám thực hiện bước thay
đổi về chất. Cả hai quan điểm đó đều là quan điểm sai lầm.
Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng
hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ
khơng thể gán ghép một cách tuỳ tiện, đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất
bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
Đặc biệt là đối với đất nước Việt Nam ta khi đứng trước xu thể phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Nước Việt Nam đang trong giai đoạn
quá độ lên CNXH với những khó khăn về mọi mặt, do đó việc nhận thức
đúng đắn quy luật lượng – chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước.

2


NỘI DUNG
1. Lý luận chung
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến
và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mối sự vật hay
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Trong thế giới tồn tại nhiều laọi quy luật; chúng khác nhau về mức độ
phổ biến, về phạm vi bao qt, về tính chất, về vai trị của chúng đối với quá

trình vận động và phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu
quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con người.
Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến thì các quy luật được chia thành:
Quy luật riêng: là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định
của các sự vật, hiện tượng cùng loại. Ví dụ như quy luật vận động sinh học,
quy luật vận động hóa học, quy luật vận động cơ học...
Quy luật chung: là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn,
trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Ví dụ như quy luật bảo toàn
khối lượng, bảo toàn năng lượng...
Quy luật phổ biến: là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Đây là quy luật của phép biện chứng duy vật.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành:
Quy luật tự nhiên: là quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả
cơ thể con người.
Quy luật xã hội: là quy luật hoạt động của chính con người trong các
quan hệ xã hội.
Quy luật của tư duy: là những quy luật thuộc mối liên hệ nội tại của
những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của q trình phát triển
nhận thức lý tính ở con người.
2. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành sự thay đổi về chất và ngược lại
3


Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức
chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức

chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo quy luật này. phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển
là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những
sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi
về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự
vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu,
khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân
biệt nó với sự vật, hiện tượng. Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng
chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất
khơng đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tuợng đều có
những thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới
hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi
thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản
cua sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng
một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là
khơng cơ bản.
VD : Khi cho đường vào Nước Việt Nam thấy đường có tính tan, khi
nếm ta biết đường có vị ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt .. là thuộc tính của đường,
chúng ta chỉ nhận biết được điều đó nếu chúng ta nếm hay khi vị giác của
chúng ta tiếp xúc, tác động qua lại với chúng. Tất cả những thuộc thính của
đường là những cái vốn có của đường, nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan
4


hệ của đường với nước hay trong quan hệ của đường với vị giác của con
người.
Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi

chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa
chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ
bản và khơng cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự
vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất, mà cịn nhiều chất, tùy thuộc vào các
mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy
tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó .
VD : kim cương và than chì là những sự vật đều do cácbon tạo thành.
Nhưng kim cương là vật cứng nhất trong tất cả các vật, có thể cắt được hầu
hết mọi kim loại, có giá trị kinh tế cao, cịn than thì khơng có được những đặc
trưng tương tự. Sự khác nhau đó được quyết định bởi phương thức liên kết
khác nhau của các nguyên tử cacbon.
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô
của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể
tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác
nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự
vật, hiện tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai
phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và
lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương
đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là chất nhưng trong mối quan
hệ khác lại là lượng.
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt
chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách
5


biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về ehất của

sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào
cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về
lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng
chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và
lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật,
hiện tượng vẫn cịn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay
đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn
đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về
lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến
sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong q trình phát triển của sự
vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy
khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự
vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự
phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời,
đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá
trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn
luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất,
tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự
vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi
đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự
khác nhau về chất".

6



Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất
mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm
thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút
lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất
mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật,
hiện tượng. Q trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ
biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng q trình tích
luỹ về lượng, nếu khơng coi trọng q trình này thì sự khơng có sự biến đổi
về chất.
Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn
tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó,
trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương
diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu
chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại.
Do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần
từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất: đồng thời, có thể
phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật,
hiện tượng.
Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của
sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm
nút, do đó, trong cơng tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả

7


khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy
đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự
vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh
trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ
quan, duy ý chí, khơng tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những
bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, khơng dám thực hiện bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và
quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.
Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do
vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình
thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc
biệt, trong đời sống xã hội, q trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào điều
kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do
đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy q
trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
4. Vận dụng quy luật vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
của Việt Nam hiện nay
Thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH chính là bước nhảy dần dần từ
chất cũ sang chất mới. Trong q trình tiến hóa cách mạng, một mặt phải
chống khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy
nhanh sự phát triển, mặt khác lại phải chống tư tưởng nóng vội, muốn đưa
nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện chín
muồi, bất chấp những quy luật khách quan, giải quyết đúng đắn những vấn
đề do thực tiễn đặt ra.
Như vậy,lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật,
chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về
chất, nên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa

học phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết
thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
8


Khắc phục được những sai lầm có tính chủ quan, duy ý chí, nóng vội, đốt
cháy giai đoạn trong thời kì trước đổi mới, trong quá trình đổi mới từ 1986
đến nay, vận dụng quy luật lượng chất một cách đúng đắn hơn, Đảng ta đã
phân thời kỳ quá độ của đất nước thành những bước đi từ thấp đến cao (1986
- 1990, 1991 - 1996, 1996 – 2000, 2001 -2020 ), đưa đất Nước Việt Nam tiến
lên từng bước vững chắc. Trên cơ sở đó thực hiện thắng lợi con đường phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhưng không làm thay đổi mục
tiêu xã hội chủ nghĩa mà trái lại, làm cho mục tiêu đó thực hiện một cách có
kết quả hơn trên cơ sở nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội, đề ra những hình
thức và bước đi thích hợp, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, lịch sử cụ thể và
phát triển, chúng ta cần chủ động khắc phục những cách hiểu sai, cách nghĩ,
cách làm giản đơn, siêu hình, giáo điều, duy ý chí, trái quy luật. Trên cơ sở
quan niệm đúng về chủ nghĩa xã hội, với sự kiên định mục tiêu lý tưởng và
một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh việc nhận thức về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của đất
Nước Việt Nam một cách đúng đắn cũng là việc nhận thức thấu đáo về sự
phát triển đất nước. Nên Nước Việt Nam trong những năm qua có những đổi
mới và phát triển rõ rệt. Giữa thập niên 70, với nền kinh tế phổ biến là sản
xuất nhỏ, lại chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, chủ yếu bằng việc cải tạo
xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại sản xuất, mở rộng quy mơ hợp tác xã, áp dụng
mơ hình Chủ Nghĩa xã hội của Liên Xô, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng chủ
quan, nóng vội, duy ý chí cả về trong lí luận lẫn trong chỉ đạo thực tiễn.
Năm 1982 đại hội Ⅴ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận nền
kinh tế Việt Nam thời kì 1976-1980 là kết quả của việc sản xuất không

tương xứng với lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền
kinh tế, thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội trong khi
dân số tăng nhanh; thị trường vật giá tài chính khơng ổn định; đời sống nhân
dân lao động cịn nhiều khó khăn. Vì thế từ năm 1982, Đảng quyết định Việt
9


Nam sẽ tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi công nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, kết hợp nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng,công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông
nghiệp hợp lí, tăng cường phân cấp cho địa phương trong cơng tác sản xuất
và quản lí sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn dữ tinh thần chủ đạo, kinh tế gia
đình được khuyến khích. Thị trường bị quản lí chặt chẽ.
Tuy nhiên thời kì 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện
được những mục tiêu trong nghị quyết đại hội Ⅴđề ra là cơ bản ổn định tình
hình kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh
giá-lượng-tiển cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó
khăn mới. Nền kinh tế xã hội lâm vào khủng hoảng nặng nề, siêu lạm phát
xuất hiện và kéo dài. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục trì trệ, lương thực
khơng đủ dùng, các xí nghiệp ln trong tình trạng lãi giả lỗ thật. Nhà nước
bao cấp tràn lan. Lưu thông phân phối ách tắc. Đời sống nhân dân khó khăn
đến cùng cực. Tiêu cực xã hội sinh sôi nảy nở. Nhân dân bất bình, họ cảm
thấy khơng thể tiếp tục sống như thế được nữa. Đảng và nhà nước cũng
không thể duy trì những chính sách và cơ chế như cũ. Khủng hoảng kinh tế
đã đến độ nguy hiểm. Chính thời điểm này là điểm nút của sự biến đổi về
“chất” sau một q trình dài thay đổi và tích lũy đủ về “lượng”. Và bước
nhảy của sự biến đổi này được tạo nên do sự sáng tạo, nhận thức đúng đắn
của Đảng, nhà nước và nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới. Và điều đó
được nêu rõ trong đại hội VI tháng 12 năm 1968 mới: chuyển đổi nền kinh
tế Nước Việt Nam từ mơ hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp dựa

trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chuyển sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời
kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

10


Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân cơng lại lao động xã hội
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu
bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Trên
thực tế, những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia có thể có
những điểm khác nhau. Song, vấn đề cơ bản nhất mà hầu như tất cả các nước
đều dành sự quan tâm đặc biệt trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là
phát triển giáo dục, đào tạo.
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối
với phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Nói đến nguồn nhân lực,
người ta thường quan tâm đồng thời đến cả hai yếu tố chất lượng và số lượng,
trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Những yếu tố nào
tạo nên chất lượng nguồn nhân lực đang là vấn đề rất được quan tâm hiện
nay ? Trên thực tế có nhiều cách tiếp cận và phân tích nội dung chất lượng
nguồn nhân lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: con người nếu chỉ có phẩm chất đạo đức tốt,
bản lĩnh chính trị vững vàng, mà thiếu tri thức, kiến thức khoa học, tức là có
đức mà khơng có tài, thì cũng chẳng khác gì ơng Bụt ngồi trên tịa sen, khơng
làm điều gì xấu nhưng cũng chẳng làm được việc gì có ích cho đời. Tri thức,
trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con người, bởi vì, tất cả những gì

thúc đẩy con người hành động đều phải thơng qua trí tuệ của họ. Sự yếu kém
về trí tuệ sẽ là lực cản dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người.
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng áp dụng
những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến,
sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kỹ thuật - công nghệ
hiện đại; khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thể hiện
qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp...
11


Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, người lao động còn phải
biết chủ động hội nhập quốc tế. Khác với tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế là
hành động chủ quan, có chủ đích của con người nhằm khai thác nguồn lực
bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho đất nước mình. Hội nhập quốc tế cũng
có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngồi; hội nhập nhưng
khơng hịa tan, vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình và nhất là bảo vệ
được nền độc lập dân tộc. Trong điều kiện như vậy, người lao động, ngồi
bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao, cịn cần có trình độ trí tuệ
ngang tầm.
Một yếu tố khơng thể thiếu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là
sức khỏe. Sức khỏe ngày nay khơng chỉ được hiểu là tình trạng khơng có bệnh
tật, mà cịn là sự hồn thiện về mặt thể chất và tinh thần. Mọi người lao động,
dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để
duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn,
biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần có sự dẻo dai của hoạt
động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những
điều kiện khác nhau hết sức khó khăn và khắc nghiệt.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn đụng chạm đến các vấn đề
phức tạp trong quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nó địi hỏi người lao
động phải có hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi

trường thiên nhiên vì sự phát triển bền vững, nói một cách ngắn gọn là phải
có văn hóa sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống cịn khơng chỉ đối với mỗi
quốc gia - dân tộc mà cịn đối với tồn bộ nền văn minh nhân loại. Vì vậy,
bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của toàn dân, bao gồm mọi lứa tuổi. Song, đối
với người lao động trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
bảo vệ mơi trường phải được nâng lên thành văn hóa sinh thái. Khái niệm
“văn hóa sinh thái” bao gồm cả quan điểm, nhận thức, thái độ, hành vi, lối
sống, cách ứng xử đúng đắn của người lao động đối với tự nhiên; cả việc
phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hậu quả do sản xuất gây ra; cải thiện môi
12


trường, bảo tồn thiên nhiên, thích nghi với tự nhiên và đấu tranh chống lại
việc tàn phá tự nhiên.
Nguồn nhân lực chất lượng cao của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa phải là “những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả
năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong
sáng”. Việc xác lập các chuẩn mực, định hướng các giá trị xã hội để xây dựng
và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức cần thiết. Chìa khóa vạn năng để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nâng cao giáo dục toàn diện, đổi
mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực
hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục quốc dân.
Chất lượng nguồn nhân lực được tạo ra bằng cách nào? Lý luận và thực
tiễn đều khẳng định giáo dục, đào tạo là những nhân tố cơ bản nhất tạo nên
chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy, giáo dục, đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực gắn bó chặt chẽ với nhau. Có thể nói giáo dục, đào tạo
là một trong những biện pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng nguồn nhân lực,
đồng thời chất lượng nguồn nhân lực cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của
giáo dục, đào tạo. Khơng thể có một nguồn nhân lực chất lượng tốt nếu không

thông qua giáo dục, đào tạo và cũng không thể có sự nghiệp giáo dục, đào tạo
mà lại khơng nhằm vào việc giáo dục lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức,
trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng tri thức vào
hoạt động thực tiễn... Đó chính là những nhân tố tạo nên chất lượng nguồn
nhân lực. Tuy nhiên, đất Nước Việt Nam đang đứng trước một nghịch cảnh:
Kinh tế phát triển mạnh và cơ hội đang đến với đất nước rất lớn, nhưng giáo
dục, đào tạo và vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung sau thời kỳ đạt
được một số thành tựu ban đầu theo xu hướng phát triển đại trà, hiện đang đi
tới một “điểm nóng”, với nhiều hệ quả trầm trọng. Trong phát triển con người
và nguồn nhân lực, nhiều yếu kém và tiêu cực tích tụ lâu năm đang dồn nén
lại thành nguy cơ có thể làm cho đất nước bỏ lỡ cơ hội lớn. Bản thân ngành
13


giáo dục, đào tạo và nhìn chung là tồn hệ thống phát triển nguồn nhân lực
đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng: đào tạo nhiều mà dùng được ít, số
người được đào tạo thất nghiệp cao, chi phí của tồn xã hội q lớn so với
những gì gặt hái được, có nhiều hậu quả lớn phải xử lý tiếp (ví dụ vấn đề đào
tạo lại, việc bố trí người không đúng việc, không chuẩn bị kịp cho các bước
phát triển tiếp theo của đất nước, phát sinh bộ máy cồng kềnh dẫn đến quan
liêu, tham nhũng...). Đất nước đứng trước tình hình: khơng đẩy nhanh phát
triển giáo dục, đào tạo thì thiếu nguồn nhân lực, đẩy nhanh theo hướng mà
chúng ta đang làm có nguy cơ dẫn tới đổ vỡ lớn hơn, hướng đúng là gì chưa
rõ, ý kiến đang còn rất khác nhau.
Kết quả điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019 cho thấy cả
nước có tới 63% số sinh viên ra trường khơng có việc làm, 37% số cịn lại có
việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và nhiều người không làm đúng ngành
nghề được đào tạo, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh
nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn nhân
lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước

không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được
công bố hằng năm chỉ bằng khoảng 1/4 của Thái Lan và bằng 0,00043% của
thế giới, mặc dù số tiến sĩ của ta hằng năm nhận bằng thường nhiều hơn Thái
Lan, có năm cao gấp đơi, v.v..
Nguồn nhân lực Nước Việt Nam đứng trước tình hình: trẻ (tính theo
tuổi đời trung bình - một ưu thế lớn), đơng (một ưu thế khác, nước có dân số
đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có
nghề và có trình độ chun mơn rất thấp so với tất cả các nước trong ASEAN
và so với Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và trình độ quản lý cao rất ít so với
dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế.
Tác động sâu xa và lâu dài về mặt văn hóa của những tiêu cực trong
lĩnh vực giáo dục là nhiều giá trị cao quý bị mai một, với nhiều di chứng khó
sửa; suy nghĩ lệch lạc về “cái học” trở thành hiện tượng xã hội phổ biến; tư
14


tưởng bằng cấp, tình trạng chạy trường chạy điểm, bằng thật học giả, gian lận
trong thi cử... tràn lan; bệnh hình thức và thành tích chủ nghĩa để lại nhiều
hậu quả trầm trọng; giác ngộ ý thức làm chủ bản thân và vai trò chủ nhân của
đất nước bị hạn chế; tình trạng dạy và học “nhồi sọ” cản trở đáng kể sự phát
triển của mỗi cá nhân cũng như của đất nước, chẳng những khơng khuyến
khích tự do tư duy sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng sự nô
dịch sùng ngoại; trong xã hội không hiếm tư tưởng “ăn đong” và tư tưởng làm
thuê, không hiếm hiện tượng vùi dập và bỏ phí người tài... Tất cả những yếu
kém này vừa đang cản trở khả năng phấn đấu của từng cá nhân, vừa tiếp tục
khoét sâu các mặt yếu kém của xã hội, của đất nước.
Ngun nhân chính của tình trạng nêu trên có thể như sau:
Một là, không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu
giáo dục của Nước Việt Nam đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những
thành tựu của thế giới.

Hai là, tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã làm sai lệch những ý tưởng,
những mong muốn tốt đẹp dành cho phát triển con người và nguồn nhân lực.
Sự ra đời của phạm trù “xã hội hóa” với nội dung bị bóp méo theo khuynh
hướng đẩy việc phát triển con người và nguồn nhân lực ngày càng đi vào con
đường thương mại hóa, nhiều cơng việc thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trở
thành hàng hóa và dịch vụ kiếm lợi nhuận.
Ba là, khơng dự liệu được những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa
một bên là khả năng rất giới hạn của nguồn lực và một bên là đòi hỏi lớn của
sự phát triển. Đặc biệt là yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở một nước
nghèo, đơng dân trước địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bốn là, đội ngũ khơng ít những người làm cơng tác lãnh đạo, quản lý
giáo dục, đào tạo các cấp, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo còn thiếu tri thức và tầm nhìn cịn hạn chế, cộng với đạo đức
nghề nghiệp xuống cấp cho nên việc lãnh đạo và quản lý lĩnh vực phát triển

15


giáo dục và nguồn lực con người, nhìn chung cịn dưới tầm so với đòi hỏi của
nhiệm vụ.
Năm là, tác động của những yếu kém nằm trong những nguyên nhân
tổng hợp của thực trạng kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của đất nước.
Việt Nam là một quốc gia rất chú ý đến các chính sách phát triển giáo
dục và có nhiều thành cơng hơn so với các nước trong khu vực về việc thiết
lập hệ thống giáo dục trên phạm vi cả nước. Quy mô giáo dục ngày càng mở
rộng, hệ thống giáo dục ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, từ khi
chuyển sang kinh tế thị trường, giáo dục Việt Nam đang gặp phải những vấn
đề rất đáng lo ngại:Một là, quy mô mở rộng nhưng chất lượng lại khơng kiểm
sốt được; hai là, mất cân đối nghiêm trọng trong các ngành học ở bậc đại
học, giữa sinh viên đại học, cao đẳng với học sinh học nghề; ba là, xu hướng

thương mại hóa giáo dục đã len lỏi vào các nhà trường, nhiều hiện tượng tiêu
cực ở nhiều nơi, nhiều cấp học đã xảy ra.
Để giải quyết những vấn đề này, những năm tới chúng ta cần thực hiện
tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển giáo
dục. Với quan điểm giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng
đầu, những năm qua Đảng và Nhà Nước Việt Nam rất quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục, đào tạo.
Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Tiềm năng
của người Việt Nam là rất lớn, nhưng chất lượng giáo dục từ khi chuyển sang
kinh tế thị trường có sự giảm sút. Đặc biệt là giáo dục đại học và cao đẳng đã
không cịn là động lực để tạo cơ hội có việc làm, khơng thích ứng với địi hỏi
ngày càng khắt khe của thị trường lao động.
Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu giáo dục đào tạo, từng bước xác lập sự cân
đối giữa các ngành nghề đào tạo.
Thứ tư, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là một khâu quan trọng trong
chiến lược phát triển giáo dục.
16


KẾT LUẬN
Nhận thức là cả một q trình, thơng qua các hoạt động thực tiễn,
những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống cùng với đó những phương thức
giải quyết cũng sẽ xuất hiện. Việc nhận thức và hiểu rõ được cơ sở lí luận
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách
mạng của đảng cộng sản Việt Nam là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một
công dân đặc biệt là thế hệ trẻ cần nắm vững. Trên cơ sở đó xây dựng thế
giới quan, phương pháp luận khoa học,nhân sinh quan cách mạng, xây dựng
niềm tin và lí tưởng cách mạng, vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận
thúc và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của

con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2.  />3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Website Đảng cộng sản Việt
Nam 
4. Các Mác- Ăng ghen: Bàn về Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007.
6. Lê Văn Lực, Trần văn Phòng (đồng chủ biên), Một số chuyên đề về Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (tập 1), NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2008.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam (dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2013

18



×