Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

tín dụng ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.11 KB, 40 trang )

CHƢƠNG 4
TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHTM
GV: Lê Thị Khánh Phƣơng
TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHTM
Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Chiết khấu GTCG
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự
có, nguồn vốn huy động để cho các chủ thể có nhu cầu vốn vay, thu
hồi vốn gốc và lãi với thời hạn dưới 12 tháng.
 Phạm vi áp dụng: bên cho vay và bên đi vay
 Bên cho vay:
Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho
vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa
đổi bổ sung năm 2004), đã được cấp giấy phép hoạt động trên
toàn lãnh thổ Việt Nam đều được cho vay ngắn hạn.
Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ phải được phép hoạt động
ngoại hối.
 Phạm vi áp dụng: bên cho vay và bên đi vay
 Bên đi vay
Là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã
hội có nhu cầu vay vốn gồm:
 Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam
 Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã,
công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy
định tại điều 94 Bộ luật dân sự.
 Cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân.
 Hộ gia đình


 Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Đối tƣợng cho vay
 Giá trị vật tư, hàng hóa (kể cả thuế GTGT) và các khoản chi phí
để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời
sống…
 Các nhu cầu tài chính hợp lý như Thuế Xuất nhập khẩu đề làm
thủ tục xuất nhập khẩu, nếu giá trị lô hàng xuất nhập khẩu đó
được hình thành bằng vốn vay của ngân hàng.
 Đối tƣợng không cho vay
 Số tiền để trả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khác.
 Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước (trừ thuế
xuất nhập khẩu nói ở trên).
 Số lãi vay phải trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Thời hạn cho vay
 Thời hạn cho vay là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng
bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi
vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín
dụng và khách hàng.
 Thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn
 Nguyên tắc của tín dụng:
 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
 Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và

hoạt động một cách bình thường.
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn
 Điều kiện
Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
 Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời
hạn cam kết
 Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp
 Có phương án SXKD, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả
 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của
Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
1. Những vấn đề cơ bản về TD ngắn hạn
 Những nhu cầu vốn khơng đƣợc cho vay
Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu sau:
 Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản
mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
 Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dòch mà
pháp luật cấm.
 Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dòch mà pháp
luật cấm.
Nhu cầu vốn ngắn hạn của Doanh nghiệp
Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho
tài sản lưu động gồm:
• Các khoản nợ phải trả người bán
• Các khoản ứng trước của người mua
• Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
• Các khoản phải trả công nhân viên
• Các khoản phải trả khác

• Vay ngắn hạn từ ngân hàng
10
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Nhu cầu vốn ngắn hạn của Doanh nghiệp
Nhu cầu vốn thƣờng xuyên
Nhu cầu vốn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn
khớp về mặt thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra của DN
• Khi DN tiêu thụ hàng hóa → dòng tiền vào
• Khi DN mua NVL, hàng hóa dự trữ cho SXKD → dòng tiền ra
• Nếu dòng tiền ra > dòng tiền vào → DN cần bổ sung thiếu hụt
• Khoản thiếu hụt này được bổ sung theo thứ tự
• Vốn CSH
• Các khoản nợ phải trả khác
• Vay ngân hàng
11
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Nhu cầu vốn ngắn hạn của Doanh nghiệp
Nhu cầu vốn không thƣờng xuyên (thời vụ)
Nhu cầu vốn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản
xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến
VD: Công ty sản xuất chế biến xuất khẩu tôm có thể có nhu cầu vốn
ngắn hạn tăng đột biến vào mùa thu hoạch tôm
12
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
2 phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến hiện nay là
• Cho vay từng lần
• Cho vay theo hạn mức tín dụng
13
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN

Phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần
• Đặc điểm:
• Khách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó
• Nếu trong một quý, KH có bao nhiêu món vay thì KH phải làm
bấy nhiêu hồ sơ xin vay
• Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét
cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể
14
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần
• Phát tiền vay:
• Căn cứ vào hợp đồng tín dụng, ngân hàng phát dần tiền vay theo
yêu cầu của khách hàng
• Khi phát tiền vay: - ghi CÓ vào TK tiền gửi của KH
• - chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp
15
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần
• Thu nợ và lãi
• Nợ gốc + lãi thu cùng một thời điểm
• Khi đến hạn trả nợ: - KH lập giấy trả nợ cho NH
- NH sẽ trích tiền gửi của KH để thu nợ
Lãi tiền vay = ST vay x Thời hạn vay x Lãi suất vay
16
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần

• Phạm vi áp dụng
• Khách hàng vay không thường xuyên
• Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín
nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng
• Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự
án
• Thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo
17
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần
• Ưu nhược điểm
• Ưu: Ngân hàng chủ động sử dụng vốn, thu lãi cao
• Nhươc: Thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, KH không chủ
động được nguồn vốn.
18
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Đặc điểm
• Một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay. Khách
hàng nộp hồ sơ vay vốn một lần vào đầu quý, dù trong quý KH
có nhiều món vay cũng chỉ cần làm một hồ sơ duy nhất.
• Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay
hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, trong HĐTD ngân
hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho KH
• HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn
nhất định mà NH và KH đã thỏa thuận trong HĐTD.
• Khác với cho vay thông thường, NH không xác định kỳ hạn nợ
cho từng món vay mà chỉ khống chế theo HMTD.

19
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
 Phát tiền vay
Tiền vay sẽ được hạch toán vào bên Nợ của tài khoản cho vay để sử
dụng theo các hướng sau:
• Thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp
• Chuyển vào TK tiền gửi của KH
• Giải ngân bằng tiền mặt, vay tiền mặt để đơn vị mua hàng hoá,
nguyên liệu…
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Thu nợ
• Thu theo định kỳ.
• Thu theo doanh thu thực tế: mỗi lần DN có tiền thu bán hàng, thu
dịch vụ thì DN phải dùng khoản tiền đó để trả nợ cho NH
• Đối với các khoản thu bằng chuyển khoản: NH tự động ghi
CÓ vào TK cho vay để thu nợ
• Các khoản thu bằng tiền mặt: DN vay vốn phải nộp tiền mặt
vào NH để trả nợ và chỉ để lại quỹ tiền mặt của mình một số
tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng.
21
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Tính và thu lãi: tiền lãi được tính và thu mỗi tháng một lần vào cuối
tháng
• Tiền lãi được tính theo phương pháp tích số.

Tiền lãi hàng tháng = Tổng số dƣ tính lãi x lãi suất cho vay
tháng/30.
22
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
2. Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Ví dụ: Tháng 12/2006 trên tài khoản cho vay luân chuyển của Cty A có
các số liệu sau:
Ngày tháng Số dư (Triệu đồng)
1/12 7.200
6/12 7.900
15/12 5.000
24/12 7.500
31/12 6.000
Cho biết lãi suất cho vay là 1%/tháng. Hãy xác định lãi vay của Cty
trong tháng 12/2006?
23
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
24
Ngày tháng
Số dư Di
(ĐVT: triệu
đồng)
Số ngày Ni Tích số DiNi
1/12 7.200 5 36.000
6/12 7.900 9 71.100
15/12 5.000 9 45.000
24/12 7.500 7 52.500

31/12 6.000 1 6.000
Cộng 210.600
Tiền lãi vay tháng 12/2006 là: 210.600 x 1%/30 = 70,2 tr.đồng
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN
Phƣơng thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Phạm vi áp dụng
• Nhu cầu vay vốn phát sinh thường xuyên, liên tục.
• Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi ổn định, vững chắc.
• Có uy tín trong giao dịch, thanh toán.
• Công tác quản lý tổ chức kế toán nề nếp, ổn định.
• Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn nhanh.
Thường thi cho vay loại này, NH không yêu cầu đảm bảo tín dụng
25
2. Tín dụng ngắn hạn đối với DN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×