Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Chống Thất Thoát Nước Trong Hệ Thống Cấp Nước Thành Phố Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
---------------------------------------

PHAN QUANG KHẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ SĨC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học đề tài : " ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐẾ
XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG " theo quyết định giao đề tài luận văn số 1285/QĐ-ĐHTL
ngày 29/8/2014 của Trường Đại học Thủy Lợi là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân tơi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đồn Thu Hà.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn là hồn tồn trung thực và có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2015
Học viên

Phan Quang Khải



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn
các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước, Cấp thốt nước, các thầy cơ và
các cán bộ của khoa Đào tạo Sau đại học cơ sở 2 Trường Đại học Thủy Lợi đã giúp đỡ tơi
để tơi có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến giáo viên hướng dẫn TS.Đồn Thu Hà,
người đã hướng dẫn tơi tận tình, tỉ mỉ và có nhiều góp ý quý báu cho tơi trong q trình
nghiên cứu.
Xin cảm ơn Cơng ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng đã cung cấp cho tơi các tài
liệu cần thiết liên quan và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên đề tài này khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài nghiên
cứu này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2015
Học viên thực hiện

Phan Quang Khải


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................8
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................9
3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................9
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................10

5. Kết quả dự kiến đạt được ...........................................................................12
Chương 1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu .................................................................................................................13
1.1. Các nghiên cứu về thất thoát nước trong hệ thống cấp nước đã thực hiện
trên thế giới ....................................................................................................13
1.1.1. Khái niệm lượng nước thất thốt .........................................................13
1.1.2. Khái qt tính hình thất thốt nước trên thế giới .................................13
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thất thoát nước trên thế giới .........................14
1.2. Các nghiên cứu về thất thoát nước trong hệ thống cấp nước ở Việt
Nam.................................................................................................................15
1.2.1. Tổng thể hiện trạng thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước đô thị
ở Việt Nam .....................................................................................................15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thất thốt nước ở Việt Nam .........................17
1.3.Tổng quan tình hình thất thốt nước ở thành phố Sóc Trăng ..................18
1.3.1. Các loại hình thất thốt nước có ngun nhân liên quan đến yếu tố kỹ
thuật (nước thất thốt) ....................................................................................18
1.3.2. Các loại hình thất thốt nước có nguyên nhân liên quan đến yếu tố quản
lý (nước thất thu).............................................................................................18
1.3.3. Các loại hình thất thốt nước có nguyên nhân bên trong hệ thống cấp
nước vào nhà hộ sử dụng nước (thất thoát sau thủy lượng kế của hộ sử dụng
nước) ...............................................................................................................19
1.3.4. Thất thoát nước tại nhà máy nước ........................................................19
1.4. Phương pháp nghiên cứu thất thoát nước ................................................20
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập và xử lý đánh giá số liệu, tài liệu ........20
1.4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp thống kê các số liệu đã có ...............21
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm hiện trường ................................................21
1.4.4. Phương pháp định lượng thất thoát nước trong đề tài nghiên cứu áp
dụng ................................................................................................................22
Chương 2. Đánh giá hiện trạng thất thoát nước trong hệ thống cấp nước
thành phố Sóc Trăng ....................................................................................23

2.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ...... ..................................................23


2

2.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên ...................................................................23
2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội .....................................................26
2.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ..................................................................28
2.1.4. Khái quát quy hoạch phát triển thành phố Sóc Trăng đến năm 2030...29
2.2. Hiện trạng của hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng ........................30
2.2.1. Tổng thể tổ chức bộ máy Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng.30
2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất kinh doanh nước
sạch của Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng ....................................32
2.2.3. Hiện trạng mạng lưới đường ống chuyển tải và phân phối nước sạch
thành phố Sóc Trăng .......................................................................................41
2.3. Đánh giá hiện trạng thất thốt nước trong hệ thống cấp nước thành phố
Sóc Trăng .......................................................................................................44
2.3.1. Hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới đường ống chuyển tải và
phân phối nước sạch thành phố Sóc Trăng .....................................................44
2.3.2. Hiện trạng thất thốt nước có ngun nhân liên quan đến công tác quản
lý tiêu thụ nước (nước thất thu) ......................................................................45
2.3.3. Hiện trạng thất thoát nước tại các nhà máy nước trong hệ thống cấp
nước thành phố Sóc Trăng ..............................................................................46
2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến thất thốt nước trong hệ thống cấp nước
thành phố Sóc Trăng .......................................................................................47
2.4.1. Yếu tố hạn chế trong hệ thống cấp nước của thành phố Sóc Trăng .....47
2.4.2. Yếu tố tốc độ đơ thị hố và tác động q tải đối với hệ thống cấp nước
thành phố Sóc Trăng ......................................................................................51
2.5. Những yếu tố hạn chế trong công tác khảo sát thiết kế và quản lý vận
hành hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng ...............................................57

2.5.1. Tài liệu cơ sở thiết kế chưa sát với thực tế ...........................................57
2.5.2. Những hạn chế về quản lý vận hành mạng lưới cấp nước ...................59
Chương 3. Đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trong hệ thống cấp
nước thành phố Sóc Trăng ..........................................................................60
3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp chống thất thoát nước ....................................60
3.1.1. Sản xuất và cung cấp nước sạch phải là ngành mang tính chất kinh
doanh đặc thù ..................................................................................................60
3.1.2. Cơ sở của việc cải tạo hệ thống mạng lưới cấp nước thành phố Sóc
Trăng ..............................................................................................................60
3.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và quản lý chống thất thoát
nước ................................................................................................................64
3.1.4. Mục tiêu và các giải pháp cụ thể chống thất thoát nước ......................86
3.2. Đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trong hệ thống cấp nước thành
phố Sóc Trăng ................................................................................................96


3

3.2.1. Xác định các thành phần thất thoát nước .............................................96
3.2.2. Giải pháp chống thất thoát nước tại bên trong nhà máy nước .............96
3.2.3. Giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới đường ống chuyển tải
và phân phối nước ..........................................................................................96
3.2.4. Giải pháp chống thất thoát nước do nguyên nhân quản lý (thất thu)
.........................................................................................................................97
3.2.5. Giải pháp phân vùng tách mạng - mạng lưới cấp nước ........................99
3.2.6. Giải pháp ứng dụng phần mềm GIS và SCADA trong quản lý vận hành
mạng lưới cấp nước ......................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................108
PHỤ LỤC



4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNHH MTV
GIS

Geographical Information System

Hệ thống thông tin địa lý
Phần mềm mô phỏng thủy lực

EPANET

mạng lưới cấp nước
Benchmarking

Kỹ thuật quản trị cải thiện hoạt động kinh

doanh

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KCN
PVC

Khu công nghiệp
Nhựa dẽo cao phân tử

Poly Vinyl Clorua

Cơ sở dữ liệu

CSDL

DMZ

District Metered Zone

DMA

District meter areas

Vùng cấp nước
Khu vực cấp nước


GSM

Global system for Mobile

Hệ thống thông tin di động

GPRS

General Packet Radio Service

Dịch vụ dữ liệu di động

PLC

Programmable Logic Controller Thiết bị điều khiển lập

trình
SCADA

Supervisory control and

Hệ thống điều khiển, giám sát và thu

Data Acquisition

thập dữ liệu


5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ vị trí Thành phố SócTrăng.
Hình 2.2 Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng.
Hình 2.3 Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất thành phố Sóc Trăng.
Hình 2.4 Sơ đồ Quy hoạch định hướng phát triển không gian thàn phố Sóc Trăng
Hình 2.5 Trụ sở Cơng ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng.
Hình 2.6 Nhà máy nước Khu cơng nghiệp An Nghiệp
Hình 2.7 Dây chuyền cơng nghệ xử lý Nhà máy nước Khu cơng nghiệp An Nghiệp
Hình 2.8 Dây chuyền cơng nghệ xử lý Nhà máy nước Số 1
Hình 2.9 Nhà máy nước Số 1 - Cty Cấp nước Sóc Trăng
Hình 2.10 Cụm xử lý Nhà máy nước Số 1- Cty Cấp nước Sóc Trăng
Hình 2.11 Văn phịng Xí nghiệp Cấp nước Phú Lợi
Hình 2.12 Cụm xử lý Nhà máy nước Phú Lợi
Hình 2.13 Dây chuyền cơng nghệ xử lý Nhà máy nước Phú Lợi
Hình 2.14 Nhà máy nước Sung Đinh - Cty Cấp nước Sóc Trăng
Hình 2.15 Dây chuyền cơng nghệ xử lý Nhà máy nước Sung Đinh
Hình 2.16 Nhà máy nước Phường 7
Hình 2.17 Cụm xử lý Nhà máy nước Phường 8
Hình 2.18 Văn phịng Xí nghiệp Cấp nước Mỹ Xuyên
Hình 3.1 Cấu tạo van điều áp sử dụng cho đường ống cấp nước
Hình 3.2 Van điều áp sử dụng cho đường ống cấp nước
Hình 3.3: Đồng hồ nước loại phối hợp - kiểu Mẹ bồng con
Hình 3.4 Giới thiệu một số loại đồng hồ nước hiện phổ biến trên thị trường
Hình 3.5 Sơ đồ tính tốn thủy lực Mạng lưới cấp nước thành phố Sóc Trăng
thể hiện trên AutoCAD.
Hình 3.6 Nhập dữ liệu thơng số các đoạn đường ống vào EPANET
Hình 3.7 Nhập dữ liệu thơng số các nút vào EPANET
Hình 3.8 Nhập dữ liệu thơng số bơm cấp 2 vào EPANET
Hình 3.9 Nhập dữ liệu thơng số bể chứa vào EPANET

Hình 3.10 Nhập dữ liệu chế độ tiêu thụ của mạng lưới cấp nước vào EPANET
Hình 3.11 Nhập dữ liệu đường đặc tính của bơm cấp 2 vào EPANET
Hình 3.12 Sử dụng EPANET mơ phỏng thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố
Sóc Trăng
Hình 3.13 Xuất kết quả mô phỏng lưu lượng và áp lực nút trên EPANET
Hình 3.14 Xuất kết quả mơ phỏng lưu lượng, vận tốc và tổn thất áp của mạng
lưới cấp nước trên EPANET


6

Hình 3.15 Mơ phỏng thủy lực khu vực Khu Cơng nghiệp An Nghiệp
Hình 3.16 Khách hàng đấu nối tê trái phép trước đồng hồ đo nước
Hình 3.17 Ví dụ về ứng dụng GIS quản lý mạng lưới cấp nước ở Cty CP
Cấp nước Gia Định thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.18 Ví dụ về ứng dụng GIS truy xuất thơng tin mạng lưới cấp nước ở Cty CP
Cấp nước Gia Định
Hình 3.19 Giới thiệu Nguyên lý hoạt động của thiết bị SCADA
Hình 3.20 Giới thiệu Hệ thống thu thập và hiện thị tín hiệu SCADA online.
Hình 3.21 Giới thiệu Hệ thống SCADA giám sát và điều khiển các van trên mạng
lưới
Hình 3.22 Giới thiệu Hệ thống SCADA giám sát và điều khiển trên màn hình

tại trung tâm điều khiển tại văn phịng cơng ty cấp nước.
Hình 3.23 Giới thiệu Hệ thống SCADA áp dụng cho trạm bơm cấp 2 sử dụng
biến tần
Hình 3.24 Giới thiệu Hệ thống SCADA áp dụng cho Bể lọc xử lý nước
Hình 3.25 Giới thiệu Đồng hồ Micronics siêu âm kẹp ngồi đường ống
Hình 3.26 Giới thiệu các thiết bị khếch đại âm dị tìm rị rỉ
Hình 3.27 Nghe khếch đại âm dị tìm rị rỉ đường ống trên mặt đất

Hình 3.28 Vị trí lắp đặt cụm đồng hồ hộ gia đình
Hình 3.29 Vị trí cụm đồng hồ hộ gia đình bị ngập sâu
Hình 3.30 Ví dụ phân vùng mạng lưới - Các kiểu khu vực
Hình 3.31 Ví dụ phân vùng mạng lưới
Hình 3.32 Ví dụ phân chia khu vực mạng lưới


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Tỷ lệ thất thoát nước sạch của một số nước trên thế giới
Bảng 1-2: Hiện trạng tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Việt Nam
Bảng 2-1: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Bảng 2-2: Tổng hợp chiều dài các loại đường kính ống
Bảng PL1-1: Bảng Hệ số β max, β min
Bảng PL1-2: Bảng hệ số khơng điều hịa giờ trong ngày
Bảng PL1-3: Bảng Chế độ tiêu thụ các giờ trong ngày của thành phố Sóc Trăng
Bảng PL2-1: Bảng lưu lượng nút đưa vào mô phỏng thủy lực
Bảng PL2-2: Bảng tổng hợp chiều dài, đường kính ống đưa vào mơ phỏng thủy lực
Bảng PL 2-3: Bảng số liệu Trạm bơm cấp 2 tại các nhà máy nước cung cấp nước
cho mạng lưới


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trên trái đất quỹ nước ngọt được dùng để cấp nước ngày một khan

hiếm. Sự khan hiếm đó xảy ra là do dân số thế giới phát triển quá nhanh, do
công nghiệp phát triển, do sự gây ô nhiễm nguồn nước và cuối cùng là do thất
thoát nước và sử dụng nước lãng phí. Vì vậy, bảo vệ, giữ gìn và khai thác sử
dụng hợp lý nguồn nước là một chiến lược đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế
giới.
Trong khi đó thực tế hiện nay tỷ lệ nước thất thốt trong hệ thống cấp
nước tại các đơ thị Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động.Hàng năm
lượng nước thất thốt trong hệ thống cấp nước của các đơ thị trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng rất lớn (20 ÷ 40%) cộng với các nguyên nhân
khác dẫn đến tình trạng thiếu nước sử dụng buộc các Cơng ty Cấp nước phải
có các dự án bổ sung nguồn nước để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của đơ
thị. Kinh phí dành cho các dự án tìm kiếm khai thác, xử lý và phân phối nước
thường rất lớn, đơi khi khó thực hiện do nguồn nước khan hiếm và do các yếu
tố khác. Vì vậy chống thất thoát và kiểm soát lượng nước thất thoát là mục
tiêu hàng đầu mang tính chiến lược đối với các nước trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng [2].
Từ nhiều năm nay, vấn đề chống thất thoát trong hệ thống cấp nước đô
thị đã được nhiều Công ty trong và ngoài nước quan tâm tới và cũng đã đạt
được một số kết quả. Tuy nhiên các đô thị Việt Nam nói chung và Thành phố
Sóc Trăng nói riêng, với đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc
biệt là về mặt quy hoạch kiến trúc xây dựng, kỹ thuật và trình độ dân trí cũng
như hệ thống luật pháp cịn chưa hồn chỉnh. Bởi vậy kinh nghiệm và biện
pháp chống thất thoát của các nước áp dụng vào Việt Nam nói chung và thành
phố Sóc Trăng nói riêng trong thời gian qua là rất khó và chỉ dừng ở mức độ
các phương hướng, định hướng là chủ yếu.
Các biện pháp chống thất thoát nước của các hãng hoặc Cơng ty trong
và ngồi nước chủ yếu chỉ quan tâm đến việc cung cấp trao đổi thiết bị đo
lường lượng nước khai thác và sử dụng cho các hệ thống cấp nước hiện có,
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào được cơng bố mang tính tổng quan đánh
giá thực trạng, nguyên nhân thất thoát một cách đầy đủ và kiến nghị các biện

pháp cụ thể trong công tác thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng và quản lý
vận hành nhằm giải quyết vấn đề chống thất thoát nước một cách cơ bản và
bền vững.
Hiện nay tỷ lệ thất thoát nước trong hệ thống cấp nước thành phố Sóc
Trăng theo báo cáo của Cơng ty TNHH MTV Cấp Nước Sóc Trăng vào


9

khoảng 26 % , đây là một tỷ lệ thất thốt nước khơng nhỏ, nó chính là yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là mối
quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Công ty trong thời gian qua [5].
Mặt khác theo Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia chống thất thốt thất
thu nước sạch đến năm 2025, mục tiêu giảm tỷ lệ nước thất thốt thất thu bình
qn từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025 cụ thể như sau [18],
[23]:
-Đến năm 2015 : Tỷ lệ TTTT nước sạch bình quân 25%
-Đến năm 2020 : Tỷ lệ TTTT nước sạch bình quân 18%
-Đến năm 2025 : Tỷ lệ TTTT nước sạch bình quân 15%
Vì vậy việc đầu tư nghiên cứu hiện trạng thất thốt nước và tìm ra các
giải pháp chống thất thoát nước đạt hiệu quả cho hệ thống cấp nước của thành
phố Sóc Trăng là vơ cùng cấp thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn của
lãnh đạo và CBCNV ngành cấp nước Việt Nam nói chung và của Cty TNHH
MTV Cấp nước Sóc Trăng nói riêng về việc thực hiện mục tiêu quản lý vận
hành sản xuất kinh doanh nước sạch đạt hiệu quả cao nhất, nhằm đáp ứng nhu
cầu được cung cấp nước sạch ngày càng lớn của người sử dụng nước trong
giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Từ cơ sở nêu trên học viên thực hiện luận văn với đề tài : " Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trong hệ thống cấp

nước thành phố Sóc Trăng".
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, đồng thời phân tích đánh giá hiện
trạng thất thoát nước trong hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng, nhằm
mục đích :
-Đánh giá hiện trạng thất thốt nước trong hệ thống cấp nước thành phố
Sóc Trăng từ đó xác định nguyên nhân gây ra thất thoát nước.
-Xây dựng cơ sở khoa học cho việc chống thất thoát nước đối với hệ
thống cấp nước thành phố Sóc Trăng.
-Đề xuất các giải pháp thực tiễn chống thất thốt nước cho hệ thống cấp
nước thành phố Sóc Trăng.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-Đánh giá tổng quan khu vực nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
-Đánh giá hiện trạng thất thốt nước của hệ thống cấp nước thành phố
Sóc Trăng, xác định nguyên nhân.


10

-Xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp chống thất thoát nước trong
hệ thống cấp nước.
-Đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trong hệ thống cấp nước thành
phố Sóc Trăng.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cách tiếp cận :
-Tiếp cận tổng hợp liên ngành :
Dựa trên hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng
quy hoạch xây dựng và phát triển đơ thị ... Từ đó có cái nhìn tổng hợp về tính
hình thất thốt nước đối với hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng.
-Tiếp cận kế thừa có chọn lọc, cập nhật bổ sung:

Hiện nay việc nghiên cứu chống thất thốt cũng đã được các cơng ty cấp
nước trên thế giới và trong nước quan tâm đầu tư thực hiện. Việc kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu đồng thời có cập nhật các số liệu thực tế có
liên quan sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề một cách khoa học
hơn.
-Tiếp cận thực tiễn :
Thu thập các số liệu ở địa phương, ở Cơng ty Cấp nước Sóc Trăng, khảo
sát thực địa nhằm xác định rõ hiện trạng thực tế về thất thoát nước, về các
nguyên nhân thất thoát nước và các dạng thất thốt nước trên địa bàn thành
phố Sóc Trăng.
Các số liệu thực tiễn sẽ giúp đánh giá một cách thực tế tổng quan về hiện
trạng hoạt động sản xuất quản lý vận hành hệ thống cấp nước và hiện trạng
thất thoát nước của hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng, từ đó đề xuất các
giải pháp khắc phục.
-Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu :
Đề tài này dự kiến sẽ ứng dụng khai thác phần mềm GIS và EPANET kết
hợp thiết bị SCADA, là các phần mềm và thiết bị chuyên dùng hiện đại sử
dụng công nghệ thông tin phối hợp công nghệ truyền thơng để vận hành quản
lý chống thất thốt nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận án đề
xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
+ Phương pháp kế thừa.
+ Phương pháp điều tra thu thập và xử lý đánh giá số liệu, tài liệu.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp thống kê các số liệu đã có.
+ Phương pháp ứng dụng mơ hình mơ phỏng Epanet kết hợp thực
nghiệm đo đạc tại hiện trường.


11


+ Phương pháp xây dựng bản đồ GIS quản lý mạng lưới cấp nước.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành
tựu khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về
những vấn đề có liên quan đến chống thất nước trong thời gian vừa qua và
hiện nay.
+ Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
- Thu thập số liệu về tình hình thất thốt nước và các loại thất thoát nước
đối với mạng lưới cấp nước thành phố Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói
chung.
- Thu thập các tài liệu về hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Sóc
Trăng bao gồm quy mơ cơng suất, bản đồ, sơ đồ nguyên lý, cấu trúc mạng và
các thiết bị trên mạng phục vụ cho kinh doanh và quản lý vận hành.
- Thu thập các tài liệu về quản lý mạng lưới như: hình thức và biện pháp
quản lý kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng. Cơ cấu, chức
năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
- Thu thập các biện pháp và kinh nghiệm chống thất thốt của một số
Cơng ty trong nước và ngoài nước.
- Thu thập các số liệu về tình hình phát triển quy hoạch của thành phố
Sóc Trăng qua các giai đoạn, tình hình đơ thị hố của thành phố Sóc Trăng.
- Thu thập các số liệu phản ánh tình hình quản lý đơ thị hiện nay của
thành phố Sóc Trăng.
- Thu thập các số liệu thuộc về cơ sở thiết kế mạng lưới cấp nước đô thị.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp thống kê các số liệu đã có
Việc nghiên cứu thất thốt nước có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ
thuật, kinh tế, xã hội..., có tác động rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên
địa bàn rộng lớn vì vậy việc phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu
này.

+ Phương pháp sử dụng các mơ hình mơ phỏng
Đề tài này ứng dụng khai thác phần mềm EPANET mô phỏng hoạt động
vận hành mạng lưới cấp nước kết hợp thực nghiệm đo đạc tại hiện trường và
kết hợp thiết bị SCADA, là các phần mềm và thiết bị chuyên dùng hiện đại sử
dụng công nghệ thông tin phối hợp truyền thơng để vận hành quản lý chống
thất thốt nước.
+ Phương pháp xây dựng bản đồ GIS quản lý mạng lưới cấp nước
Đề tài đề xuất ứng dụng phần mềm GIS xây dựng bản đồ với các thơng
tin thuộc tính để quản lý vận hành mạng lưới cấp nước, quản lý chống thất
thoát nước.


12

+ Phương pháp chuyên gia
Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên
cứu về chống thất thoát nước.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1.Phân tích, đánh giá tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu và khu vực
nghiên cứu.
2.Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân thất thoát nước trong hệ thống cấp
nước thành phố Sóc Trăng.
3.Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm chống thất thốt nước trong hệ thống
cấp nước thành phố Sóc Trăng.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về thất thoát nước trong hệ thống cấp nước đã thực
hiện trên thế giới.
1.1.1. Khái niệm lượng nước thất thốt
Trên thế giới hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lượng nước
thất thoát.
Lượng nước thất thoát là độ chênh lệch giữa lượng nước cấp vào hệ
thống và lượng nước được sử dụng thực tế vào các mục đích sinh hoạt bao
gồm nước ăn uống, sinh hoạt của con người và nước phục vụ các mục đích
sinh hoạt cơng cộng của đơ thị.[9]
Định nghĩa theo cách này thực chất là sự phân biệt lượng nước sử dụng
có ích và sự rị rỉ vơ ích.
Thất thốt nước là vấn đề luôn đi liền với mọi hệ thống cấp nước, gắn
liền với quá trình sản xuất và kinh doanh nước sạch. Cũng có thể hiểu rằng
thất thốt nước là một tất yếu, vì khơng thể có một hệ thống đường ống tuyệt
đối kín để đảm bảo khơng mất một giọt nước nào, cũng như toàn bộ lượng
nước đã được sản xuất ra đều sẽ phải thu được tiền...
Cả thế giới đều đã phải chấp nhận điều này và luôn phấn đấu để đạt
được một tỷ lệ thất thoát nước thấp nhất. Tỉ lệ thất thoát nước cũng là chỉ số
để đánh giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ của dịch vụ. Nước bị thất
thốt nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh, là mối quan tâm lớn
của tất cả mọi người. Chính vì vậy tỷ lệ thất thốt nước ln được quan tâm
và khống chế.[25]
Trong hệ thống cấp nước, thất thoát nước có thể xảy ra ở tất cả các
hạng mục cơng trình như khai thác, vận chuyển nước thơ, rị rỉ ở các bể chứa
và bể xử lý và thất thoát trong mạng lưới cấp nước.
Thất thoát nước được chia thành 2 loại [9]:
-Thất thoát do nguyên nhân "kỹ thuật" thường gọi là nước rị rỉ hay
nước thất thốt cơ học.
-Thất thoát từ nguyên nhân "quản lý" thường gọi là nước thất thu.

1.1.2. Khái qt tính hình thất thốt nước trên thế giới
Trên thế giới hiện nay tình trạng thất thoát nước là rất phổ biến và đang
là một vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các cơng ty quản lý và vận hành
cung cấp nước sạch. Tình hình thất thoát nước phổ biến đến nỗi hầu như ở bất
kỳ quốc gia nào và ở tất cả các công ty cung cấp nước sạch, chỉ có điều là thất


14

thoát nước diễn ra với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào phương thức và
phương tiện trang thiết bị quản lý hệ thống cấp nước của mỗi quốc gia. Theo
số liệu thống kê báo cáo (từ nguồn: En.wipedia.org.wiki. Non Revenue
Water; 07/2013) tình hình tỷ lệ thất thốt nước sạch của một số nước trên thế
giới được khái quát ở bảng 1.1 như sau :
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất thoát nước sạch của một số nước trên thế giới
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Khu vực
Singapore
Đan Mạch
Nhật
Phía Đơng Manila, Philippine
Phía Đơng Manila, Philippine
BangKok, Thái Lan
Pháp
Dahaka, Bangladesh
Chile
Phía Đơng Jakarta, Indonesia
Phía Tây Jakarta, Indonesia
Phía Tây Jakarta, Indonesia
Amman , Jordani
Mexico

Tỷ lệ thất thốt
5%
6%
7%
63%
11%
25%
26%
29%
34%
39%
57%
39%

34%
51%

Tại thời điểm

2007
1997
2011
2012
2005
2010
2006
2011
1998
2011
2010
2003

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về chống thất thoát nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu về thất thoát nước sạch đã và
đang được nhiều quốc gia đầu tư nghiên cứu, trong đó các quốc gia như Pháp,
Đan Mạch, Bulgaria, Nhật Bản, Singapore, Philippine là những nước đã được
đầu tư rất nhiều về tài chính và kỹ thuật cơng nghệ để nhằm giảm tối đa lượng
nước sạch bị thất thoát trong q trình quản lý và sử dụng [23].
Các cơng trình nghiên cứu khoa học về thất thoát nước và chống thất
thoát nước tiêu biểu như :
+"Giảm thiệt hại trong hệ thống cấp nước" của các tác giả: Kalinkov,
G.Vladov, V.Radoramov thuộc trường Đại học Kiến trúc - Xây dựng Sofia
Bulgaria, trong đó các tác giả tập trung nghiên cứu mức độ thất thốt nước
với khái niệm "Dịng chảy đêm" và đưa ra giải pháp chống thất thoát nước

cho thị trấn Vidin với giải pháp kỹ thuật "cân bằng nước" và phân vùng
DMA, kết quả đã đạt được theo tác giả là giải pháp phù hợp với địa phương
và đã có kết quả với việc làm giảm tỷ lệ thất thoát nước của Hệ thống cấp
nước thị trấn Vidin từ 30% xuống còn 26% [26].


15

+ “Công nghệ GIS quản lý mạng lưới và giảm thất thoát trong ngành
cấp nước” do Cty ENVIDAN - DHI Đan Mạch thực hiện, trong đó tập trung
nghiên cứu các giải pháp quản lý thất thốt nước bằng cơng nghệ thông tin
với phần mềm GIS quản lý tài sản mạng lưới đường ống truyền tải và phân
phối nước, theo Cty ENVIDAN - DHI Đan Mạch thì nghiên cứu này đã được
áp dụng thành cơng tại Đan Mạch góp phần hỗ trợ cho các nhà quản lý hệ
thống cung cấp nước sạch trong cơng tác chống thất thốt nước đạt hiệu quả
[3].
Trong thời gian qua hầu hết các nước trên thế giới như các nước nêu ở
trên đều đã thực hiện các cơng việc nhằm mục tiêu giảm thất thốt nước sạch
như sau [23]:
+Bên cạnh các kế hoạch kiểm tra và sửa chữa, việc đổi mới các ống cũ
và thay thế các ống dẫn nước bằng các ống thép không gỉ là ưu tiên chính.
Biện pháp này thành cơng trong việc giảm lượng lớn nước rò rỉ trong 50 năm
qua.
+Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến các nguồn nước, việc ngăn ngừa rò
rỉ nước để đảm bảo tiêu thụ tối đa các nguồn nước có giới hạn được khai thác
ngày càng trở nên quan trọng. Việc ngăn ngừa rò rỉ ngang bằng với việc phát
triển nguồn nước mới.
+ Mục tiêu tổng quát là sử dụng tốt nhất các nguồn nước có giới hạn,
để thích ứng với biến đổi khí hậu, và ngăn ngừa các thảm họa gây ra bởi rò rỉ
nước, như thiếu nguồn cấp nước, lún và nứt vỡ mặt đường do dòng chảy nước

ngầm, nước tràn vào các tòa nhà.
Bên cạnh kế hoạch kiểm tra và sửa chữa, việc đổi mới các ống cũ và
thay thế các ống dẫn nước thép tráng kẽm bằng các ống thép không gỉ là ưu
tiên chính.
Các biện pháp cụ thể bao gồm :
- Rò rỉ dưới đất: Rò rỉ được phát hiện bằng cách sử dụng cảm
biến/máy dò/máy phát hiện rò rỉ điện tử, máy siêu âm. Lượng rò rỉ tiềm năng
được dự đoán bằng cách sử dụng các dụng cụ đo đạc dòng chảy rối vào ban
đêm.
+ Thay thế ống và nâng cấp vật liệu ống: Từ gang đúc sang gang đúc
dẻo đối với đường ống phân phối do vật liệu này có độ cứng cao hơn và khả
năng chịu động đất tốt hơn; từ ống chì sang thép khơng gỉ cho các ống cung
cấp dưới các đường công cộng.
+ Kiểm soát các ống dịch vụ: chiếm 97% tổng lượng sửa chữa rị rỉ,
do đó ngăn ngừa sớm rị rỉ là thiết yếu
+Thành lập nhiều Trung tâm Đào tạo và Phát triển Kỹ thuật: Trung
tâm này đã và đang đóng góp vào việc ngăn ngừa rị rỉ thơng qua nghiên cứu
và phát triển các chương trình quản lý quản lý hệ thống cấp nước.


16

+ Hệ thống máy tính hóa: Tính tốn và tổng hợp thơng tin về rị rỉ.
Các số liệu thu thập được bao gồm nguyên nhân, chi tiết từng trường hợp sửa
chữa, và chi phí sửa chữa.
+Trung tâm Vận hành Cung cấp Nước của Thành phố quản lý tất cả
các số liệu liên quan đến cung cấp nước thông qua hệ thống máy tính hóa
giám sát và điều khiển các hoạt động 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
Trung tâm này đảm bảo nguồn cấp nước ổn định từ các nhà máy làm sạch và
các trạm cung cấp nước. Hệ thống này đóng góp vào việc quản lý hiệu quả cả

việc cung cấp nước và hoạt động của các Trạm bơm cung cấp nước.
Với các biện pháp như trên và thời gian thực hiện bắt đầu từ những
năm 1980 thì cho đến hiện nay phần lớn các quốc gia này đã làm giảm được
tỷ lệ thất thoát nước xuống ở mức bình quân < 15%.
1.2. Các nghiên cứu về thất thoát nước trong hệ thống cấp nước ở Việt
Nam
1.2.1. Tổng thể hiện trạng thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước đô
thị ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới tại Việt Nam trong thời gian
vừa qua và hiện nay tình hình thất thốt nước sạch đã và đang là vấn đề quan
tâm hàng đầu và thường xuyên của các cấp chính quyền và của cơ quan quản
lý hệ thống cấp nước. Mặt khác diễn biến tình trạng thất thốt nước sạch tại
một số đơ thị trên cả nước luôn ở mức cao, thực sự đã gây bức xúc trong cộng
đồng dân cư, bởi vì nguồn nước sạch thì bị thất thốt đi trong khi đó thì nhu
cầu cần được cung cấp nước sạch của người dân thì ngày càng lớn, hơn nữa
nguồn nước thì khơng phải là vô tận và vô cùng quý báu.
Theo báo cáo thống kê của Cục Hạ tầng kỹ thuật -Bộ Xây dựng Việt
Nam thì hiện trạng thất thốt nước sạch ở Việt Nam có thể khái quát theo
bảng 1.2 như sau [2]:
Bảng 1.2 Hiện trạng tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Việt Nam
Số
TT
1
2
3
4
5

Tỷ lệ thất thoát nước
sạch (%)

> 30%
25% - 30%
18% - 25%
15% - 18%
27% - 28%

Số tỉnh / thành phố
12
23
18
5
Cả nước

Lượng nước thất thoát,
thất thu (m3/ngày)
1.028.000
572.054
212.900
56.754
1.869.708


17

Như vậy có thể thấy rằng bình qn cả nước ta tỷ lệ thất thoát nước ở
mức 27% - 28% đây là mức độ khá cao, và lượng nước thất thoát thất thu mỗi
ngày thật sự quá lớn.
Hệ quả của nó là sự tổn thất về kinh tế cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh nước sạch nói riêng và của tồn xã hội nói chung.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thất thoát nước ở Việt Nam

Tại Việt Nam việc nghiên cứu về thất thốt nước đã có từ trên 20 năm
qua, trong đó tập trung chủ yếu vào cơng việc điều tra đánh giá tổng thể hiện
trạng thất thoát nước tại các đô thị, nghiên cứu về nguyên nhân thất thoát và
hầu hết các đơn vị quản lý cấp nước đã và đang xây dựng chương trình hành
động cho cơng tác chống thất thốt nước.
Thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về thất thốt nước và
đề xuất các giải pháp chống thất thất thoát nước của các nhà khoa học trong
nước như :
+ "Biện pháp kỹ thuật chống thất thoát cho mạng lưới cấp nước đô thị
Hà Nội" của tác giả Lê Mạnh Hà - Khoa Đô thị - Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội được báo cáo vào năm 1998, nội dung nghiên cứu tập trung vào việc
phân tích ngun nhân thất thốt nước và đề xuất giải pháp chống thất thoát
nước cho mạng lưới cấp nước thành phố Hà Nội, với giải pháp kỹ thuật phân
vùng để kiểm soát áp lực - lưu lượng và tìm kiếm phát hiện thất thốt nước
cho các khu nhà ở. Theo tác giả kết quả nghiên cứu đã được áp dụng cho Hệ
thống cấp nước khu nhà ở CB-CNV Nhà máy giấy Bãi Bằng - Vĩnh Phú và đã
đạt được kết quả nhất định [9].
+ Báo cáo nghiên cứu giải pháp kỹ thuật - công nghệ nhằm chống thất
thoát cho hệ thống cung cấp nước sạch thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Võ Anh Tuấn - Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, được đăng
trên tạp chí Phát triển Khoa học & Cơng nghệ tập 16, số M1-2013. Nội dung
nghiên cứu tập trung vào việc đề xuất giải pháp chống thất thoát nước cho
mạng lưới cấp nước thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng cụ thể cho vùng An
Điền thuộc Quận 2, với giải pháp sử dụng thiết bị thu sóng lan truyền âm để
phát hiện rò rỉ và phân vùng tách mạng để kiểm sốt rị rỉ, đồng thời đề xuất
giải pháp phòng chống rò rỉ chủ động cho hệ thống cấp nước thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả đạt được theo báo cáo của tác giả là đã làm giảm tỷ lệ thất
thoát nước của khu vực nghiên cứu từ 34,02% vào năm 2011 xuống còn
11,51% vào năm 2012, đây là một con số rất tích cực trong cơng tác chống
thất thoát nước ở Việt Nam [27].



18

Tình hình thực hiện các chương trình cơng tác chống thất thoát nước ở
Việt Nam trong thời gian qua thể hiện qua các hoạt động sau đây [2]:
+Chính phủ đã ra Quyết định số 2147/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình
Quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 tầm nhìn đến năm
2050.
+Chính phủ đã ra Quyết định số 577/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo
Chương trình Quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch.
+Các tỉnh thành trong cả nước đã lập Đề cương chống thất thoát thất thu
nước sạch giai đoạn đến năm 2025 gửi về Ban chỉ đạo Trung ương.
+Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn đã
ra thông tư liên tịch về giá nước sạch có tính đến yếu tố giảm thất thoát thất
thu nước sạch.
+Cục Hạ tầng kỹ thuật-Bộ Xây dựng đã tổ chức 03 cuộc hội thảo trong
năm 2013 về nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm chống thất thoát thất
thu nước sạch tại 03 miền Bắc, Trung, Nam.
+Cục Hạ tầng kỹ thuật-Bộ Xây dựng đã thực hiện công tác Benchmarking
thu thập các dữ liệu của các Công ty Cấp nước ở Việt Nam từ năm 2011.
+Cục Hạ tầng kỹ thuật-Bộ Xây dựng đã thực hiện trang Web chuyên đề
liên quan đến chống thất thoát thất thu nước sạch để trao đổi thông tin trên cả
nước.
+Hiện nay tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Vinh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương đang triển khai đầu tư thực hiện
dự án giảm thất thoát nước sạch.
Tuy nhiên đánh giá chung nhiều địa phương cịn lúng túng trong cơng tác
chống thất thốt thất thu nước sạch.
Hầu hết các tỉnh thành đều cịn khó khăn về tài chính để thực hiện cơng

tác chống thất thốt, thất thu nước sạch.
Nói chung sự quan tâm và mức độ hỗ trợ của chính quyền ở các địa
phương đối với cơng tác chống thất thốt thất thu nước sạch cịn khá khiêm
tốn.
1.3. Tổng quan tình hình thất thốt nước ở thành phố Sóc Trăng
Thất thốt nước ở thành phố Sóc Trăng có thể khái qt qua các loại
hình thất thốt nước sau đây :
1.3.1. Các loại hình thất thốt nước có nguyên nhân liên quan đến yếu tố
kỹ thuật (nước thất thốt)
Thất thốt cơ học hay do rị rỉ xảy ra dưới 2 dạng: thấy được và không
thấy được. Đối với mạng lưới cấp nước thất thoát cơ học được chia ra 2 khu
vực khác nhau là thất thoát trên mạng truyền dẫn phân phối ngồi phố do
Cơng ty Cấp nước Sóc Trăng quản lý và thất thốt ở hệ thống cấp nước trong


19

nhà, trong ngõ hoặc trong vùng cấp nước nhỏ sau một van hay một đồng hồ
phục vụ mà lượng rò rỉ này không được phản ánh trên đồng hồ đo nước.
1.3.2. Các loại hình thất thốt nước có ngun nhân liên quan đến yếu tố
quản lý (nước thất thu)
Thất thoát do quản lý và hình thức nước được sử dụng, song Cơng ty
Cấp nước Sóc Trăng khơng thu được tiền. Nước thất thoát do quản lý phân
thành 2 dạng:
- Sử dụng bất hợp pháp.
- Nước đã được hộ dùng nước sử dụng mà đơn vị cấp nước không thu
được tiền :
1.3.3. Các loại hình thất thốt nước có ngun nhân bên trong hệ thống
cấp nước vào nhà hộ sử dụng nước (thất thoát sau thủy lượng kế của hộ sử
dụng nước)

Hệ thống cấp nước bên trong là hệ thống được giới hạn trong phạm vi
của cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học, khu tập thể, một nhà hay
một hộ dùng nước. Hiện nay tồn tại hai hình thức: có đồng hồ tổng hay khơng
có đồng hồ. Rị rỉ ở hệ thống cấp nước bên trong bao gồm rò rỉ ở ống, mối
nối, van khoá, bể chứa, két trên mải và rò rỉ ở các thiết bị vệ sinh, ở các vịi
nước độc lập mà người sử dụng khơng có ý thức tiết kiệm. Thất thoát cơ học
ở hệ thống bên trong đề cập với các đối tượng chưa lắp đồng hồ đo hoặc có
đồng hồ song lượng nước rị rỉ khơng được phản ánh qua đồng hồ và có các
nguyên nhân sau:
- Trên thị trường lưu hành nhiều loại thiết bị vệ sinh chất lượng kém.
- Đơn vị thi công hệ thống bên trong thường không phải là đơn vị
chuyên ngành, công tác kiểm tra chất lượng, thử áp lực hầu như không tiến
hành.
- Các bể nước ngầm thường xây dựng kín, tuyến thốt tràn cũng kín bởi
vậy khi van phao khơng đóng kín gây rị rỉ là khơng theo dõi được.
- Các chi tiết ống qua móng, qua tường và khe co giãn xử lý không tốt.
1.3.4. Thất thoát nước tại các nhà máy nước
Trong trạm xử lý cấp nước tại các nhà máy nước thất thoát nước có thể
xảy ra ở tất cả các hạng mục cơng trình như khai thác, vận chuyển nước thơ,
rị rỉ ở các bể chứa và bể xử lý và thất thoát trong quá trình xả cặn bể lắng, xả
rửa bể lọc [8].
Lượng thất thốt bình qn trong hệ thống cấp nước của các đơ thị ở
Việt Nam nói chung là rất lớn (20%- 35%), trong khi nhu cầu cung cấp nước
sạch ngày càng tăng cao, vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu nước hoặc có nơi cịn
khơng có nước để sử dụng. Trước thực trạng này hầu hết đơn vị quản lý


20

ngành cung cấp nước phải thực hiện nhiều dự án đầu tư hệ thống cấp nước

nhằm bổ sung nguồn nước sạch để đáp ứng nhu cầu khác nhau của cả đơ thị
và nơng thơn. Tuy nhiên nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án xử lý và phân
phối nước thường rất lớn. Do đó chống thất thốt nước và kiểm sốt được
lượng nước thất thốt ln là mục tiêu ưu tiên mang tính chiến lược đối với
các đơ thị ở Việt Nam nói chung và của thành phố Sóc Trăng nói riêng.
Theo báo cáo của Cơng ty TNHH MTV Cấp Nước Sóc Trăng tỷ lệ thất
thốt nước trong hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng hiện nay vào
khoảng 26 % , đây là một tỷ lệ thất thoát nước khơng nhỏ, nó chính là yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là mối
quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Cơng ty trong thời gian qua.
Cơng ty Cấp Nước Sóc Trăng đã và đang triển khai thực hiện các công
tác chống thất thoát nước như :
+Thành lập Tổ chuyên trách Chống thất thốt nước trực thuộc Ban
Giám đốc Cơng ty, với chức năng nhiệm vụ là tổng hợp số liệu về thất thốt
nước trên tồn bộ hệ thống cấp nước của Công ty và đồng thời xử lý sự cố
thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước.
+Cải tạo mạng lưới phân phối nước.
+Kiểm định và thay thế thủy lượng kế của hộ sử dụng nước.
Các công tác này bước đầu cũng đem lại hiệu quả nhất định nhưng
chưa cao, tỷ lệ thất thốt nước vẫn cịn khá cao, xuất phát từ tình hình thực tế
này học viên đã đề xuất với Ban giám đốc Cơng ty Cấp Nước Sóc Trăng cho
phép nghiên cứu thực hiện đề tài " Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
chống thất thoát nước trong hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng"
nhằm mục đích góp phần làm giảm tỷ lệ thất thốt nước trong hệ thống cấp
nước thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu thoát thoát nước :
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập và xử lý đánh giá số liệu, tài liệu.
Thu thập số liệu và tài liệu:
- Thu thập số liệu về tình hình thất thoát nước và các loại thất thoát nước
đối với mạng lưới cấp nước thành phố Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói

chung.
- Thu thập các tài liệu về mạng lưới cấp nước thành phố Sóc Trăng hiện
nay bao gồm quy mô công suất, bản đồ, sơ đồ nguyên lý, cấu trúc mạng và
các thiết bị trên mạng phục vụ cho kinh doanh và quản lý vận hành.
- Thu thập các tài liệu về quản lý mạng lưới như: hình thức và biện pháp
quản lý kỹ thuật của Công ty Cấp Nước Sóc Trăng.Cơ cấu, chức năng và
nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.


21

- Thu thập các biện pháp và kinh nghiệm chống thất thốt của một số
Cơng ty Cấp Nước trong nước và ngồi nước.
- Thu thập các số liệu về tình hình phát triển quy hoạch của thành phố
Sóc Trăng, tình hình đơ thị hố của thành phố Sóc Trăng.
- Thu thập các số liệu phản ánh tình hình quản lý đơ thị hiện nay của
thành phố Sóc Trăng.
- Thu thập các số liệu thuộc về cơ sở thiết kế mạng lưới cấp nước thành
phố Sóc Trăng.
1.4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp thống kê các số liệu đã có.
Việc nghiên cứu thất thốt nước có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ
thuật, kinh tế, xã hội..., có tác động rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên
địa bàn rộng lớn vì vậy việc phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu
này.
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu thu thập được, từ đó đánh giá
thực trạng thất thoát nước của hệ thống cấp nước thành phố Sóc Trăng. Từ
thực trạng trên, nội dung nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng đến thất
thốt nước dưới các góc độ khác nhau như: thiết kế và quản lý vận hành cơng
trình, ảnh hưởng của các yếu tố quy hoạch xây dựng và quản lý đơ thị nhằm
tìm ra ngun nhân và biện pháp giảm thiểu thất thoát nước.

1.4.3. Phương pháp thực nghiệm hiện trường
Nhằm điều tra khảo sát thực trạng thất thoát nước tại thành phố Sóc
Trăng địi hỏi phải tổ chức đo đạc thực nghiệm tại hiện trường, bao gồm các
công tác như sau :
-Phân chia khu vực khảo sát thực nghiệm bằng việc khống chế các van
có sẵn để cơ lập khu vực nghiên cứu.
-Lắp đặt thiết bị đo đạc áp lực và lưu lượng.
-Sử dụng thiết bị dị sóng siêu âm.
-Thu thập và cập nhật các số liệu đo đạc tại hiện trường.
-Đối chiếu kết quả thực nghiệm tại hiện trường với kết quả mơ phõng
thủy lực trên phần mềm tính tốn thủy lực Epanet, từ đó thực hiện hiệu chỉnh
cho sát với thực tiễn vận hành mạng lưới cấp nước của thành phố Sóc trăng .
Trong các phương pháp trình bày nêu trên thì phương pháp thực
nghiệm hiện trường kết hợp phương pháp tổng hợp xử lý số liệu thống kê cho
kết quả khả quan trong nội dung đề tài nghiên cứu này.
Cụ thể phương pháp được tổ chức thực hiện như sau :
+Qua kiểm tra đối chiếu so sánh kết quả đo đạc áp lực thực tế tại hiện
trường trên mạng lưới phân phối với kết quả mô phỏng thủy lực mạng lưới


22

cấp nước thành phố Sóc Trăng từ đó đề xuất phương pháp nghiên cứu đánh
giá và phát hiện khu vực thất thoát nước.
+Bằng việc so sánh kết quả đo áp lực với kết quả mơ phỏng thủy lực
trên máy tính nhận thấy khu vực Khu cơng nghiệp An Nghiệp có diễn biến
bất thường về áp lực và lưu lượng.
+Trên cơ sở này xác định chọn khu vực Khu công nghiệp An Nghiệp
để cơ lập, từ đó đánh giá thất thốt nước bằng phương pháp phân vùng tách
mạng lắp đặt van và thủy lượng kế để dễ dàng kiểm soát lượng nước thất

thốt trong q trình thực nghiệm.
+Theo dõi và đo đạc áp lực thực tế tại 02 thời điểm (cao điểm sử dụng
nước và thấp điểm sử dụng nước) trên tất cả các điểm nút đưa vào tính tốn
mơ phỏng thủy lực.
+Chạy chương trình mơ phỏng thủy lực bằng phần mềm EPANET.
+Đối chiếu và so sánh kết quả mô phõng thủy lực trị số áp lực tại các
nút với kết quả đo đạc áp lực các nút ngoài thực tế tại hiện trường.
+So sánh kết quả chuẩn thu (số m3 nước thu được tiền của phịng kinh
doanh cơng ty Cấp Nước Sóc Trăng cung cấp) với kết quả mơ phỏng lưu
lượng tiêu thụ quy về nút nhằm tìm ra được sự bất hợp lý về lưu lượng tiêu
thụ, áp lực vận hành ở khu vực từ đó suy ra khu vực nghiên cứu là có thất
thốt hay khơng.
1.4.4. Phương pháp định lượng nước thất thoát trong đề tài nghiên cứu áp
dụng
Nhằm đánh giá định lượng một cách chính xác lượng nước thất thoát
học viên sử dụng phương pháp sau đây :
+ Đối với lượng nước thất thoát trên mạng lưới phân phối: Lấy kết quả
tổng lượng nước qua các thủy lượng kế tổng của các Nhà máy nước trong
thành phố Sóc Trăng trừ đi kết quả tổng chuẩn thu được lượng nước sạch qua
các Thủy lượng kế tại các hộ sử dụng nước.
Và đây chính là lượng nước thất thốt mà Cty Cấp Nước Sóc Trăng đã
phát ra mạng lưới nhưng không thu được tiền.
+ Đối với lượng nước thất thoát bên trong nhà máy nước: (Chủ yếu thất
thoát nhiều trong quá trình rửa lọc). Do các nhà máy nước chưa có trang bị
thủy lượng kế trên đường ống cấp nước vào rửa lọc, nên việc đánh giá định
lượng nước thất thoát tại bên trong các nhà máy nước chỉ thực hiện tính tốn
trên cơ sở cơng suất thiết bị bơm rửa lọc và thời gian rửa lọc không hữu ích.



×