Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI ĐẠI HỌC NĂM 2010 MÔN: ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.73 KB, 6 trang )

Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI ĐẠI HỌC NĂM 2010
MÔN: ĐỊA LÍ
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2 điểm)
1. Những biểu hiện của sự suy giảm và những biện pháp để bảo vệ sự đa dạng sinh học
của nước ta:
a. Biểu hiện:
+ Các kiểu hệ sinh thái suy giảm, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp.
+ Số lượng loài bị mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng tăng. Tài nguyên sinh vật dưới
nước, đặc biệt là nguồn hải sản giảm sút rõ rệt.
+ Các nguồn gien quí hiếm bị suy giảm.
b. Biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành sách Đỏ Việt Nam.
+ Ban hành các Qui định khai thác.
2. Dân số nước ta tăng nhanh và việc dân số tăng nhanh gây khó khăn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội.
a. Dân số nước ta tăng nhanh:
+ Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình dù đã giảm qua các giai đoạn song vẫn cao so với thế
giới.
+ Số người tăng dân số hàng năm lớn (dẫn chứng).
b. Sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Với kinh tế: làm giảm tốc độ tăng trường kinh tế, sức ép đến cơ sở hạ tầng.
+ Về xã hội: chất lượng cuộc sống của người dân khó được cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp
gia tăng kéo theo các tệ nạn trong xã hội.
+ Về môi trường: gia tăng ô nhiễm và phá hoại môi trường.
Câu II (3 điểm)
1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta:
* Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong
toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.


- Cơ cấu đa dạng gồm có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:
+ CN khai thác: (4 ngành)
+ CN chế biến: (23 ngành)
+ CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành.
- Nổi lên một số ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, cơ
khí - điện tử, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su...
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỉ
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng hai nhóm ngành còn lại nhằm thích
nghi với tình hình mới để có cơ hội hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Công nghiệp chế biến: từ 79,9% (1996) tăng lên 83,2% (2005).
- Công nghiệp khai thác: từ 13,9% (1996) giảm xuống 11,2% (2005).
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: từ 6,2% (1996) giảm xuống 5,6%
(2005).
* Tại sao phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, vì:
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nhằm phát huy tối đa các nguồn lực to lớn
về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội là cơ sở
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế
khác, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
2. Những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long:
- Đất: Gồm có đất phù sa ngọt diện tích là 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích tự
nhiên của đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa, cây lương thực ngắn ngày; đất phèn có diện
tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích đồng bằng), đất mặn với gần 75
vạn ha chiếm 19% diện tích đồng thuận lợi cho trồng các loại cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày; các loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao số giờ nắng trung
bình là 2200 – 2700 giờ, ổn định; lượng mưa lớn (1300 – 2000 mm), tập trung vào các

tháng mùa mưa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông,
sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt ở đây là phần hạ lưu của sông Cửu Long khi vào nước ta
chia thành 2 nhành chính là Tiền Giang và Hậu Giang, đổ ra biển qua 9 cửa sông.
- Tài nguyên sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn và
rừng tràm. Về động vật, có giá hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm... và hơn nửa triệu ha
mặt nước nuôi trồng thủy sản.
* Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long thì vấn đề quan trọng
hàng đầu là nước ngọt trong mùa khô. Tại vì:
- Cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt người dân và sản xuất trong vùng.
- Phát triển thuỷ lợi.
- Cần có nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô.
- Nâng cao hệ số sử dụng đất.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
Câu III.
Xử lý bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do
trung ương quản lí
Đơn vị: %
Năm
Loại hàng
2000 2003 2005 2007
Tổng số 100 100 100 100
Hàng xuất khẩu 24.9 20.9 25.9 25.2
Hàng nhập khẩu 42.4 39.9 38.8 38.6
Hàng nội địa 32.6 39.2 35.4 36.2
Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa

thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000-2007
Nhận xét:
Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai
đoạn 2000-2007 có sự thay đổi rõ rệt:
- Tỉ trọng hàng xuất khẩu tăng (dẫn chứng).
- Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng hàng nội địa tăng (dẫn chứng).
- Tỉ trọng hàng nhập khẩu luôn giữ vị trí cao nhất và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng hàng xuất khẩu luôn giữ vị trí cao nhất (dẫn chứng).
- Khối lượng hàng nội địa đang dần giữ vị trí quan trọng với mức gia tăng nhanh nhất (dẫn
chứng).
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3
%
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
Giải thích:
-Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai
đoạn 2000-2007 có thay đổi nhưng trên thực tế khối lượng hàng hóa được vận chuyển vẫn
tăng qua các năm. Nguyên nhân:
- Hoạt động thương mại phát triển.
- Nền kinh tế xã hội phát triển chung và nhu cầu trong, ngoài nước gia tăng.
- Tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đang trong quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì thế khối lượng nhập khẩu vẫn còn cao (dẫn chứng).
- Khối lượng hàng hóa xuất khẩu và khối lượng hàng nội địa còn thấp và tỉ trọng đang
co xu hướng tăng do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đất nước (dẫn chứng).
II. Phần riêng – Phần tự chọn (2,0 điểm)
Câu IVa.
1. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
a, Thay đổi về hướng sản xuất
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối
với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở các vùng giàu tiềm năng như: Tây Nguyên, Đông

Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn nhằm:
+ Khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
+ Giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.
+ Đẩy mạnh thêm sự phân hóa lãnh thổ trong nông nghiệp.
b, Thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
- Ngoài các sản phẩm truyền thống và chuyên môn hóa, các vùng đã có hướng đa dạng
hóa sản phẩm:
+ Tây Nguyên trồng cà phê là chủ yếu, hiện đang tăng diện tích trồng cao su, chè búp
và đậu tương.
+ Đông Nam Bộ trồng cao su là chủ yếu, hiện đang phát triển mạnh cây điều và cà phê.
+ Nuôi trồng thủy sản phát triển ở 5/7 vùng trong cả nước.
+ Tây Bắc đang mở rộng trồng cà phê chè...
c, Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
- Đây là bước tiến quan trọng đưa sản xuất nông – lâm – thủy sản phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa.
- Số lượng trang trại không ngừng tăng lên trong những năm gần đây với cơ cấu sản xuất
của trang trại ngày càng đa dạng..
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
2. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả
nước?
Vì:
a/ Điều kiện tự nhiên:
- Tài nguyên đất: Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng-nối tiếp vùng Nam Tây
Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương. Đất
phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất ba dan nhưng thoát nước tốt. Thích hợp hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt

đới: cao su, cà phê, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả…
- Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.
b/ Điều kiện kinh tế - xã hội::
- Lực lượng lao động đông có kinh nghiệm trong canh tác và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa
học kĩ thuật, năng động, thích ứng với cơ chế thị trường.
- Có cơ sở vật chất - kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT và hệ thống thủy
lợi được đầu tư như hồ Dầu Tiếng, dự án thủy lợi Phước Hòa…. Mạng lưới dịch vụ,
thương mại và đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp chế biển… thúc đẩy sản xuất
chuyên canh cây công nghiệp theo hướng hàng hóa.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất như tạo các giống mới có năng suất
cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp…Trình độ thâm canh cao.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
- Chính sách ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Đảng và Nhà
nước.
Câu IVb.
1. So sánh chuyên môn hóa sản xuất giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long:
a, Giống nhau:
- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao
- Cây công nghiệp ngắn ngày như đay, cói…
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản
b, Khác nhau:
* Đồng bằng sông Hồng:
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và
cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, thuỷ sản, trồng cây ăn quả.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5

×