Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.73 KB, 4 trang )

1.Thân phận,cảnh ngộ
- Là một bà mẹ nghèo khổ, góa bụa, già nua – ốm yếu, là dân ngụ cư (dân ở nơi
khác đến, thường bị dân bản sứ coi rẻ).
-Bà sống với anh con trai – chỉ là một anh phụ xe nghèo.

2.Ngoại hình,dáng vẻ
-Bà cụ Tứ xuất hiện trong tiếng ho “húng hắng”, trong dáng vẻ “lọng khọng”,
vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn. Đó là những nét khắc họa đầu tiên đầy ấn
tượng về ngoại hình, dáng vẻ của một người mẹ nghèo khổ, già nua, cịm
cõi, ln trĩu nặng những lo toan về cuộc sống.

3.Phẩm chất+ Sự thay đổi:Ngay khi vừa xuất hiện, bà cụ Tứ đã phản đối

với tình huống nhặt vợ ối oawm của con trai, vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách
cùng với thân phận bấthạnh của bà cụ Tứ đã được thể hiện qua những trạng thái
tâm lý, cảm xucs được nhà văn miêu tả chân thưc, tinh tế
a.Ngạc nhiên:

Khi thấy Tràng ra tận ngồi ngõ đón mẹ, lại thấy anh ta “reo lên như một đứa trẻ”,
thái độ vồn vã trang trọng của con trai đã khiến bà cụ Tứ phấp phỏng, có lẽ bà đã
linh cảm thấy cơ một điều gì đó quan trọng đang chờ đợi. Nhìn thấy cơ một người
đàn bà lạ “đứng ngay đầu giường thằng con mình, lại chào mình bằng u... vẻ khép
nép lạ lùng của thị khiến bà ngạc nhiên tột cùng”. Sự ngạc nhiên được thể hiện qua
những câu hỏi dồn dập trong dòng độc thoại nội tâm, qua bước chân “lập cập”, run
rấy, qua việc bà “đứng sững lại”, rồi thậm chí như khơng tin nổi vào mắt mình:
“mắt mình nhn ra thì phải”. Sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ đã cho thấy cái nhìn
tinh tế và trái tim nhạy cảm của người mẹ ngay lập tức đã nhận ra một điều gì đó
thiêng liêng, lớn lao đang đến với con trai mình. Thái độ ngạc nhiên của bà cụ Tứ
cũng đem đến một nỗi xót xa cho thân phận con người khi chỉ vì nạn đói và cảnh
ngộ gia đình mà người mẹ tội nghiệp không dám tin những điều bà đang phỏng
đoán.


b.Thấu hiểu:
Sau khi nghe lời giới thiệu của con trai “nhà tơi nó mới về làm bạn với tơi”, bà lão
“cúi đàu nín lặng.. bà đã hiểu ra bao nhiêu là cơ sự ”. Có biết bao nhiêuthấu hiểu,


bao nhiêu nỗi niềm trong cái cúi đầu nín lặng, trong sự chấp nhận ngậm ngùi của
bà. Người mẹ từng trải đã hiểu thấu những uẩn khúc, những éo le trong việc nhặt
vợ của con, cũng hình dung được trong sự cảm thơng cảnh ngộ của người vợ nhặt.
Đó là những “cơ sự” bà đã đốn ra mà khơng nỡ hỏi, những điều con bà đang nghĩ
tới mà không nỡ nói, những điều đang làm người đàn bà xa lạ đói khát kia sợ hãi,
bẽ bàng, tủi nhục. Trong 2 chữ “cơ sự ấy” là tất cả những oái oăm, bi hài trong
cảnh ngộ, những cay đắng trớ trêu của dun kiếp. Sự nín lặng của bà cụ Tứ khơng
chỉ cho thấy cái thấu hiểu của sự từng trải mà còn là biểu hiện rõ nhất của trái tim
nhân hậu.
c. Xúc cảm
-Với anh con trai: Sự kiện Tràng nhặt được vợ đã khiến bà cụ Tứ chìm đắm
trong nỗi niềm “vừa ai ốn vừa xót thương”, vừa tủi phận.
-Bà mừng vì con có được vợ mà vẫn trăn trở về bổn phận làm mẹ, vẫn buồn
tủi vì số kiếp đứa con mình thật bất hạnh khi chẳng được cha mẹ lo dựng vợ gả
chồng cho đàng hoàng tử tế, phải đi nhặt vợ một cách chua xót éo le, lại càng lo
lắng vì cảnh con lấy vợ giữa những năm đói quay đói quắt: “biết rồi chúng nó có
ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng?”
d. Hồi tưởng
Trong lòng bà chồng chất ngổn ngang với dòng hồi tưởng về những cay đắng
chồng chất trong quá khứ, những buồn tủi về tình cảnh mẹ con bà trong hiện tại,
những lo lắng về tương lai... Nhưng dù mừng hay tủi, dù buồn bã hay lo lắng, mọi
ý nghĩ và nỗi niềm của bà đều chỉ xuất phát từ tấm lịng thương u vơ bờ bến.
e. Tình thương u
-Từ chỗ xót xa cho con trai bà cũng đồng thời thơng cảm, xót thương cho
cảnh ngộ của người đàn bà xa lạ nay đã trở thành con dâu của mình. Khơng

một lời phản đối hay tra xét, cũng không hề rẻ rúng hay khinh thường, bà
đã mặc nhiên cơng nhận: “Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”. Sự chấp
nhận ấy cho thấy bà đã bỏ qua không chỉ lễ giáo thông thường mà cả những
gánh nặng chồng chất thêm của đói khát, nỗi ám ảnh ghê gớm của chết chóc


để cưu mang một con người khốn khổ, để vun đắp cho hạnh phúc của con
cái. Giống như Tràng, ý nghĩ của bà không chỉ là sự cảm thông, thấu hiểu
mà còn giống như một sự hàm ơn với người vợ nhặt của Tràng: “người ta có
gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”.
-Những chi tiết miêu tả thái độ, cách cư xử của bà cụ Tứ đã làm đậm thêm
vẻ đẹp trong tấm lịng nhân hậu của bà với giọt nước mắt xót xa, thương yêu
tủi cực, từ cách bà “khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói”, từ 2 chữ “các
con” để gọi con và cũng bằng một biểu hiện chắc chắn của sự chấp nhận với
người con dâu mới tới câu nói “chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”,
hay lời giục giã “con ngồi xuống đi cho đỡ mỏi...”. Đó là cách cư xủ của sự
tinh tế và nhân hậu trong lòng người mẹ nghèo. Bà muốn bẳng thái độ,
giọng nói và cả cách xưng hơ để làm vơi đi những căng thẳng, lo lắng của
con cái, ý là những tủi nhục, bẽ bàng dễ có của người đàn bà gặp cảnh éo le
đói khát mà phải theo khơng con trai mình.
f. Trong 3 nhân vật chính của truyện ngắn, bà cụ Tứ cũng là người thể hiện rõ
nhất niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai. Có thể ở Tràng là sự bốc đồng khi
nhặt vợ, ở bà cụ Tứ thì khơng có sự bốc đồng như Tràng. Hơn ai hết, bà biết rõ
thùng gạo nhà mình cịn lại bao nhiêu, bà lại đồng tình với sự bốc đồng của Tràng,
qua đó thể hiện niềm tin vu vơ, cảm tính
- Trong khơng khí cùng gánh nặng của cuộc sống, khơng thể nén được tiếng thở
dài chua xót trước sự việc nhặt vợ của con, vậy mà bà vẫn đồng tình với việc làm
có vẻ hoang phí, bốc đồng của con trai khi thấy Tràng mua dầu thắp đèn với câu
nói “thắp đèn một tí cho sáng sủa”, bà đã không chỉ thể hiện sự trân trọng với
hạnh phúc của con mà có lẽ cịn bộc lộ một niêm tin mơ hồ về sự sáng sủa hơn cho

cuộc đời.
-Nét mặt “nhẹ nhõm”, tươi tỉnh, rạng rỡ” và dáng vẻ “xăn xắn” của bà trong sáng
hôm sau khi cùng con dâu mới thu dọn nhà cửa, sân vườn đã cho thấy ý thức vun


đắp cho cuộc sống gia đình cùnng những hy vọng mong manh mà mãnh liệt của bà
về sự thay đổi cuộc đời.
+ Lúc đầu bữa ăn:
Bà cụ Tứ cũng là người chủ động mang lại nhiều nhất niềm vui cho bữa ăn ngày
đói. Mâm cơm lúc đầu dù trơng thật thảm hại khi “giữa cái mẹt rách cóđộc một
lùm rau chuối thái rố, và một đĩa muối ăn với cháo” , nhưng dù sao vẫn là mâm
cơm của con người và bữa cơm của mấy mẹ con vẫn thật vui vẻ đầm ấm, Bà cụ Tứ
chỉ nói tồn “chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau”. Bà đem lại cho các con
niềm tin vào sự sống, động viên các con bằng những dự tính mà ai cũng biết là
viển vơng, xa dời trong lúc đói, nhưng nghe cách nói của bà “ngoảnh đi ngoảnh
lại” vẫn thấy náo nức một hy vọng khi nghĩ rằng biết đâu họ vẫn có thể sống, có
thể hạnh phúc. Bà cịn dựa vào một triết lý dân gian đầy thuyết phục để gieo vào
lòng các con niềm tin về sự đổi đời, bởi theo lẽ vần xoay của trời đất thì “ai giàu
ba họ ai khó ba đời.”
+ Sau bữa ăn: Và bà cụ Tứ đã gắng gượng một cách thật dũng cảm
khi cái đói hiện ra thê thảm ở nồi cháo cám. Kim Lân đã miêu tả hình ảnh bà trong
đoạn văn chua chát này bằng rất nhiều động từ: bà “lật đật chạy xuống bếp – lề mề
bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút... đặt cái nồi xuống... cầm cái môi vừa
khuấy khuấy vừa cười... múc và đưa cho các con..” Tất cả những hành động này bà
làm bằng thái độ ân cần: “đon đả”, với nét mặt “tươi tỉnh” và những lời nói cố tỏ ra
vui vẻ: “chè khốn đây, ngon đáo để...” rồi đến khi không thể kéo dài thời gian vui
vẻ hạnh phúc và cảnh đầmdấm của đầu bữa ăn cho các con trong ngày đầu tiên của
cuộc sống vợ chồng, cũng khơng thể trì hỗn giây phút cay đắng nhất của bữa ăn
khi sự thật phũ phàng đã hiện ra trong bát cháo cám đắng chát, bà lại gắng gượng
an ủi các con: “cám đấy mày ạ... xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà ăn đấy”.

Chính sự dũng cảm và nhất là tình thương mênh mông của bà cụ Tứ đã khiến thức
ăn ngỡ như không giành cho con người nhưng thấm đẫm nhân cách con người,
ngời sáng nhân cách con người đã giúp các con bà vơi đi phần nào sự tủi hờn chua
xót khi thấy hiểu tình u thương và sự gắng gượng đầy bản lĩnh của mẹ, giúp họ
có thêm sức mạnh để có thể “vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để mà vui, để mà
hy vọng”.



×