KẾT QUẢ SỬ DỤNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT CÓ THỂ THAY THẾ
TRIFLURALIN DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KS. Lê Anh Xuân
Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh
1. Đặt vấn đề
Mô hình nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp (CN–BCN) trên cả nước nói chung và ở các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng được xác định là mô hình nuôi cung cấp nguồn tôm nguyên
liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu và góp phần chính vào ngân sách của các địa phương. Tuy nhiên
trong những năm gần đây mô hình này gặp không ít khó khăn: Tốc độ phát triển của đàn tôm chậm
hơn; bệnh tôm xuất hiện nhiều và ngày càng có chiều hướng phức tạp; thời tiết luôn chuyển biến theo
chiều hướng bất lợi đã làm cho sản xuất càng tăng tính rủi ro so với những năm đầu chuyển đổi. Mặt
khác tình trạng bồi lắng quá nhanh của các tuyến kênh nội đồng dẫn đến thiếu nước cục bộ ở một số
khu vực; dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, điều trị kém hiệu quả và lây lan
trên diện rộng. Loài gây bệnh điển hình là các dòng vi khuẩn gây hại như Vibrio, Pseudomonas …,
các dòng virus gây bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh còi và gần đây lại xuất hiện một số bệnh lạ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm. Ngoài nguyên nhân khách quan, một số hộ nuôi còn xả
trực tiếp nước thải, nước ao tôm nhiễm bệnh ra kênh rạch công cộng hoặc lạm dụng các loại hoá chất,
kháng sinh, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện qui trình nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm sinh học không sử dụng kháng sinh có ý
nghĩa quan trọng, hạn chế được rất nhiều vấn đề khó khăn của sự suy thoái môi trường, dịch bệnh và
chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân… Với kinh
nghiệm và thực tế thực hiện quy trình nuôi tôm sạch trong nhiều năm, Công ty Trúc Anh nhận thấy
sử dụng các chế phẩm sinh học có thể thay thế Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản
2.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
+ Thời gian thực nghiệm: Từ năm 2004- 2009 tại hệ thống thực nghiệm ao nuôi tôm công
nghiệp của công ty tại ấp Công Điến - Vĩnh Trạch – TP. Bạc Liêu và một số hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu,
Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng.
+ Thiết bị: Máy đo DO, nhiệt độ, bộ test pH, độ kiềm, NH
3
...
+ Chế phẩm sinh học: TA- PONDPRO
®
, khoáng tạt N
0
79
®
, sản phẩm bổ trợ là bộ tứ dinh
dưỡng gồm: T-FOOD
®
, TA-FEEDMIN
®
, TA-BETAGLUCAN
®
, TA-FOREVER.
TA-PONDPRO
®
: Thành phần trong 1 kg sản phẩm chứa: Lactobacillus plantarum 3.10
8
-
10
9
CFU/kg. Bacillus subtilis 3.10
8
-10
9
CFU/kg. Saccharomyces cerevisiae 6.10
8
-10
9
CFU/kg. Phụ liệu
Lactose vừa đủ.
Tác dụng: Phân huỷ các chất hữu cơ có trong ao nuôi thuỷ sản. Trị các bệnh phát sáng do vi
khuẩn, đóng rong, đóng khói đèn, đen mang, đứt các phụ bộ. Xử lý nước đục, tảo tàn hiệu quả. Cung
cấp vi sinh vật có lợi, tiêu diệt vi sinh vật gây hại, giải phóng khí độc NH
3
, H
2
S
TA-Khoáng tạt No79
®
: Thành phần chủ yếu trong 1 kg sản phẩm. Magnesium sulfate. 100
gam. Calcium magnesium Carbonate vừa đủ 1000 gam.
Sản phẩm có nhiều tính năng như tăng độ kiềm nhanh, ổn định màu nước, pH, giúp ao nuôi
luôn ổn định.
T-FOOD
®
. Thành phần trong 1 kg sản phẩm chứa Bacillus subtilis 10
7
CFU/kg, Lactobacillus
acidophilus 10
7
CFU/kg.
Tác dụng: Giúp tôm mau lớn, đều con, đường ruột nở to, tiêu hoá tốt, tôm chắc khoẻ, màu sắc
tươi sáng. Cung cấp men vi sinh có lợi giúp tăng cường khả năng hấp thu thức ăn cho tôm, cá. Trị các
bệnh đường ruột cho tôm, cá..
TA-FEEDMIN
®
. Thành phần trong 1 kg sản phẩm chứa trên 12 loại vitamin, khoáng chất cần
thiết, giúp tôm tăng cường sức đề kháng, mau lột xác, và dùng trong việc chữa trị bệnh mềm vỏ.
TA.BETA-GLUCAN
®
: Beta 1-3, 1-6 Glucan là hoạt chất sinh học tự nhiên được chiết xuất từ
thành tế bào nấm men Saccharomycescereviae.
1
Sản phẩm nhằm bổ sung thêm β1,3- β1,6 D-Glucan vào trong khẩu phần thức ăn cho tôm. Tạo
điều kiện thuận lợi để duy trì hệ miễn dịch và giúp tôm luôn khỏe mạnh khi điều kiện môi trường
nuôi thay đổi.
Sản phẩm TA-Porever
®
: Thành phần chủ yếu gồm Protein, tá dược (Oligoglucosain, Lactose,
B1,6-D-Glucan) vừa đủ, có tính năng giải độc gan, tăng cường chức năng gan, bổ sung và tăng cường
hệ miễn dịch giúp tôm nuôi luôn khỏe mạnh.
Trị các bệnh về gan như teo gan, phân trắng, gan nhiễm mỡ, vàng gan, sưng gan…giúp tôm
tăng trưởng nhanh, sắc tố ổn định kể cả trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. Làm giảm hệ số
thức ăn do rút ngắn thời gian nuôi.
2. 2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập số liệu
+ Phương pháp điều tra: dùng anket để thu thập thông tin về tình hình dịch bệnh trên tôm sú,
tôm thẻ chân trắng tại các ao nuôi ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Thu thập thông tin tại các hộ nuôi tôm ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sử dụng các sản
phẩm sinh học của công ty để phòng trị bệnh do vi khuẩn, do môi trường gây ra.
+ Phương pháp chuyên gia: trao đổi trực tiếp, gián tiếp để lấy ý kiến của lãnh đạo và chuyên gia
các Viện, Trường Đại học, Sở, Ban ngành các tỉnh về những vấn đề có liên quan
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm bố trí trong sản xuất để hoàn thiện quy trình sử dụng, có điều chỉnh, cải tạo cho
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu và thực trạng chung về điều kiện ao nuôi của nông dân như mật độ
nuôi, độ sâu nước ao, bố trí hệ thống quạt nước.. khác nhau:
- Dùng 05 công thức thực nghiệm để so sánh, các công thức được lặp đi lặp lại 3 lần (3 vụ
nuôi/3 năm) để đối chứng.
* 05 công thức phòng trị bệnh được bố trí theo dự kiến ban đầu như sau:
TT Công
thức nuôi
Mật độ nuôi
(con/m
2
)
Công thức, liều lượng thuốc sử dụng phòng trị bệnh
1 01 30 N
0
79
®
1 kg/1.000 m
3
+ TA-PONDPRO
®
: 0,5 kg/5.000 m
3
2 02 30 N
0
79
®
1 kg/1.000 m
3
+ TA-PONDPRO
®
: 0,5 kg/4.000 m
3
3 03 30 N
0
79
®
1 kg/1.000 m
3
+ TA-PONDPRO
®
: 0,5 kg/3.000 m
3
4 04 30 N
0
79
®
1 kg/1.000 m
3
+ TA-PONDPRO
®
: 0,5 kg/2.000 m
3
5 05 30 N
0
79
®
1 kg/1.000 m
3
+ TA-PONDPRO
®
: 0,5 kg/1.000 m
3
2.2.3. Bố trí thực nghiệm
- Thực nghiệm các sản phẩm trên hệ thống 20 ao (7ha) nuôi tôm công nghiệp của công ty tại ấp
Công Điền - Vĩnh Trạch – TP. Bạc Liêu với diện tích và độ sâu mực nước ao sử dụng khác nhau, ao
lớn nhất 3.000 m
2
, ao nhỏ nhất 1.000 m
2
, có sự giám sát, tham mưu của các cấp quản lý và chuyên
môn. Các ao thí nghiệm được bố trí như sau:
TT Ký hiệu ao
nuôi
Diện tích sử
dụng (m
2
)
Mực nước sử
dụng TB (m)
Công thức
thử nghiệm
Ghi chú
1 B
1
1.000 1,2 01 Các ao sau khi bố trí,
được cắm biển ghi các
công thức theo phác đồ
để tiện cho việc theo dõi
2 B
2
2.000 1,2 02
3 B
3
2.000 1,3 03
4 B
4
3.000 1,4 04
5 B
5
3.000 1,4 05
+ Số liệu thực nghiệm thu được, được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Kết quả thực nghiệm trên hệ thống ao nuôi của công ty Trúc Anh
2
Từ năm 2004 đến năm 2006, bắt đầu ứng dụng kết quả thực nghiệm trên toàn bộ hệ thống ao
nuôi cuả công ty Trúc Anh. Từ 2007 nhân rộng cho các hộ nuôi tôm các tỉnh đồng bằng Sông Cửu
Long. Công thức bố trí thực nghiệm 01, 02, 03 liều dùng các sản phẩm là để phòng ngừa bệnh dịch,
quản lý môi trường ao nuôi theo định kỳ 7-10 ngày/ lần, sử dụng liều này từ sau khi thả giống được
10 ngày cho đến thu hoạch. Đã cho những hiệu quả môi trường nước ao nuôi ổn định trong vụ nuôi.
Việc bổ sung định kỳ chế phẩm TA-PONDPRO® giúp tăng cường lượng vi khuẩn phân hủy mùn bả
hữu cơ trong ao. Làm giảm các độc tố NH
3
và H
2
S trong ao nuôi.Vi khuẩn Bacillus subtilis và
Lactobacillus giúp duy trì mật độ vi khuẩn có lợi giúp cạnh tranh chất dinh dưỡng, nơi cư trú, tiết
chất ức chế kháng các vi khuẩn gây bệnh.
Công thức 03, 04 là để trị bệnh khi trong ao xuất hiện các bệnh do khuẩn và môi trường gây ra.
Với liều dùng này phải tiền hành sử dụng liên tục 2 – 3 ngày tùy vào tình hình thực tế ao nuôi, mức
độ cảm nhiễm bệnh. Trong toàn vụ nuôi khi xuất hiện bệnh thì áp dụng biện pháp trị bệnh bằng vi
sinh kết hợp với đánh khoáng tạc đã cho được hiệu quả trị được các bệnh đón khói đèn, đen mang,
sâu râu và mòn đuôi.
Từ năm 2007 đến năm 2009 thông qua kết quả thực nghiệm chúng tôi đã xây dựng được một
quy trình nuôi tương đối hoàn chỉnh “Quy trình nuôi tôm sạch sử dụng các sản phẩm sinh học
của công ty Trúc Anh”, sản phẩm thu hoạch sau cùng là tôm sạch; không mòn đuôi, đứt râu, không
đen mang, đóng khói đèn, không chứa các loại dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất, môi trường nuôi
an toàn không suy thoái đáy ao…
Năm 2007, với diện tích ao nêu trên, thả nuôi mật độ 15 con/m
2
, sau 170 ngày nuôi thu hoạch
cỡ tôm đạt 22 con/kg, tỉ lệ sống trung bình đạt 75%, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 1 tỉ đồng, năm
2008 lãi 750 triệu đồng (do giá tôm luôn giảm). Năm 2009, thả mật độ 30 con/m
2
sau 3 tháng nuôi cỡ
tôm đạt 45 con/kg, tiến hành thu hoạch theo yêu cầu thị trường, tổng sản lượng thu hoạch đạt 30 tấn,
giá bán tại thời điểm 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi 1,5 tỉ đồng. Năm 2010, trên cơ sở quy
trình công ty tiến hành thả thử nghiệm ở mật độ 80 con/m
2
, thời điểm tôm nuôi được 90 ngày tuổi,
qua kiểm tra định kỳ tốc độ tăng trưởng khá, cỡ tôm đạt trung bình 56 con/kg. Để tiếp tục khẳng định
thương hiệu, khẳng định tính bền vững của quy trình nuôi tôm sạch này, công ty mở rộng thêm quy
mô 9 ha (24 ao) tại khu nuôi tôm công nghiệp, ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu.
3.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ
Cùng với các kết quả thực nghiệm, trong nhiều năm qua công ty đã tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ
“quy trình nuôi tôm sạch sử dụng các sản phẩm của công ty trúc Anh”cho hàng nghìn lượt hộ
thông qua các buổi hội thảo, các buổi tham quan mô hình nuôi tôm sạch của công ty. Kết quả là từ
chỗ đang thua lỗ, nợ nần chồng chất các hộ đã trả được nợ, thoát được nghèo, ổn định được cuộc
sống và tin tưởng vào nghề. Từ năm 2008 đến nay công ty thực hiện hàng trăm cuộc hội thảo chuyển
giao quy trình nuôi tôm sạch này cho nông dân các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh và tiếp đón hàng trăm lượt cán bộ, nông dân tới tham quan và trao đổi quy trình tại công
ty..Hiện tại, Qui trình nuôi tôm sạch của công ty Trúc Anh đang được nhiều nông dân khu vực
ĐBSCL nói chung và Bạc Liêu nói riêng ứng dụng rộng rãi, nhất là trong nuôi tôm Công nghiệp-Bán
công nghiệp bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Năm 2009, theo thống kê sơ bộ của 149 đại lý,
tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Phú Yên, Bình Định…
tình hình nuôi thủy sản các địa bàn trong và ngoài tỉnh cơ bản thắng lợi, khoảng 40% số hộ nuôi tôm
công nghiệp nuôi theo quy trình nuôi tôm sạch của Công ty Trúc Anh hoặc có sử dụng các sản phẩm
của công ty thì có tới trên 80% hộ nuôi đạt hiệu quả và dần bỏ được kháng sinh, hoá chất trong quá
trình nuôi như cách làm trước đây. Năm 2010, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo
dài, độ mặn tăng cao, môi trường ao nuôi luôn biến động, tình hình dịch bệnh phát sinh gây hại cho
tôm nuôi trên diện rộng, nhưng số hộ nuôi theo quy trình của công ty có tới 95% tôm nuôi vẫn phát
triển tốt và người nuôi đang đề xuất công ty thu mua lại nguồn nguyên liệu tôm sạch này .
3.3. Kết quả phòng trị bệnh từ các hộ nông dân sau khi được chuyển giao (đại diện 1 số
hộ)
Ông: Trịnh Thanh Hồng, Xã Ngọc Đông , H. Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (chủ nhiệm HTX nuôi tôm
Ngọc Đông). Tổng diện tích ao nuôi: 4 ha (10 ao). Diện tích ao nuôi sử dụng các sản phẩm của công
3
ty phòng trị bệnh: 10 ao .Kết quả phòng trị bệnh: Phòng trị bệnh hiệu quả bệnh khói đèn, đen mang.
Hiệu quả kinh tế: tiết kiệm được tiền thuốc kháng sinh và hóa chất để phòng và trị bệnh.Ý kiến đánh
giá khách quan của chủ hộ: Sau khi sử dụng chế phẩm để phòng và điều trị bệnh đạt được hiệu quả.
Tôm bệnh được đều trị khỏi hoàn toàn và không thấy sự xuất hiện trở lại của bệnh. Trong khi các
mùa vụ trước sử dụng kháng sinh và hòa chất để điều trị bệnh vi khuẩn hết, nhưng lại tái bệnh lại. và
lần sau khó điều trị và kéo dài.
Ông: Chú Bùi Hoàng Mít, Xã Hoà Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (chủ nhiệm HTX nuôi tôm Hoà Tú
2). Tổng diện tích ao nuôi: 0,5 ha (2 ao).Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị
bệnh: 02 ao .Mật độ tôm nuôi: 30 con/m
2
. Bệnh biểu hiện: Đóng rong, đen mang. Mức độ cảm nhiễm
bệnh trong ao: 30%. Kết quả phòng trị bệnh: chế phẩm sinh học của công ty có hiệu quả điều trị
bệnh.Hiệu quả kinh tế : Tiết kiệm được tiền thuốc điều trị. Ý kiến đánh giá khách quan của chủ hộ:
Những năm trước khi tôm bị bệnh đóng rong, đen mang thường phải điều trị bằng sử dụng hóa chất.
Nhưng thường bị tái bệnh lại và theo suốt vụ nuôi. Khi sử dụng chế phẩm sinh học để phòng bệnh đạt
hiệu quả và không tái bệnh lại.
Ông: Văn Hữu .Điện thoại : 0128 377 6822. Địa chỉ: Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tổng diện tích ao
nuôi: 5 ha (15 ao).Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị bệnh: 15 ao. Bệnh biểu
hiện: Sử dụng toàn bộ qui trình nuôi tôm sạch của công ty Trúc Anh khi tôm bị đón rong, đen mang.
Mức độ cảm nhiễm bệnh trong ao: 40%.Kết quả phòng trị bệnh: Giải quyết triệt để bệnh đóng rong,
đen mang. Hiệu quả kinh tế giảm được chi phí do bệnh không tái nhiểm. Ý kiến đánh giá khách quan
của chủ hộ: Những năm trước khi không sử dụng qui trình nuôi sạch. Trong suốt vụ nuôi môi trường
thường biến động, tôm nuôi thường xảy ra các bệnh đón rong , đen mang. Đều trị bằng hóa chất làm
môi trường ao nuôi biến động và bệnh tái diễn lại lần sau cao hơn lần trước và khó trị hơn. Từ khi sử
dụng qui trình nuôi sạch của công ty Trúc Anh thì ao nuôi bền vững, môi trường ao nuôi ổn định, tôm
mau lớn, giảm được chi phí tôm không xuất hiện đen mang.
Ông: Phan Đức Quì địa chỉ: Xã Giao Thạnh, Huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Tổng diện tích ao
nuôi: 8ha (10 ao).Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị bệnh: ao = 5.000m
2
.Bệnh biểu hiện: Tôm nuôi thường xảy ra bệnh đen mang, sâu đuôi và đón rong. Mức độ cảm nhiễm
bệnh trong ao: 30-70% .Kết quả phòng trị bệnh: Điều trị được dứt điểm các loại bệnh trên và không
bị tái bệnh lại. Hiệu quả kinh tế : tiết kiệm được chi phí hóa chất, ít xảy ra bệnh. Ý kiến đánh giá
khách quan của chủ hộ: Tuyệt đối tin tưởng vào qui trình của công ty. Đã áp dụng qui trình từ năm
2008 và thu được lợi nhuận.
Ông: Nguyễn Nhật Trường Địa chỉ: Ấp 6, Xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri, Bến Tre.Tổng diện
tích ao nuôi: 5 ha (12 ao).Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị bệnh: 05 ao.Bệnh
biểu hiện : Sử dụng toàn bộ qui trình của công ty không xảy ra dịch bệnh. Ít biểu hiện bệnh, mức độ
cảm nhiểm thấp. Mức độ cảm nhiễm bệnh trong ao: 10%.Kết quả phòng trị bệnh: Đạt hiệu quả trị dứt
điểm các bệnh đón rong, đen mang, đứt râu và sâu đuôi.
Ông: Ka văn Bửu ( 4 Bửu) Địa chỉ: Ấp 5 xã Vĩnh Thắng, Huyện Bình Đại, Bến Tre.
Tổng diện tích ao nuôi: 2 ha (5 ao) Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị bệnh:
05 ao = 5.000m
2
.Bệnh biểu hiện: thường xảy ra đen mang đón rong và sâu đuôi.Mức độ cảm nhiễm
bệnh trong ao: 50%. Kết quả phòng trị bệnh: Sau 5 ngày sử dụng đã hoàn toàn hết bệnh. Hiệu quả
kinh tế: tiết kiệm được tiền hóa chất để phòng trị bệnh.Ý kiến đánh giá khách quan của chủ hộ: Đạt
được hiệu quả kinh tế đến cuối vụ nuôi.
Ông: Lê Văn Dũng Địa chỉ ấp 3, Tắc Vân, Cà Mau. Điện thoai : 0127 9 274 927.Tổng diện
tích ao nuôi: 1 ha (3 ao).Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị bệnh: 02 ao =
5.000m
2
Mức độ cảm nhiễm bệnh trong ao thấp.Do sử dụng toàn bộ qui trình phòng trị bệnh của công
ty. Kết quả phòng trị bệnh hiệu quả.
Ông:Nguyễn Trí Lập. Điện thoại :0168 958 660. Địa chỉ:ấp 9, Xã Tân Duyệt, Đầm Dơi, Cà
Mau. Tổng diện tích ao nuôi: 3ha (9 ao)Diện tích ao nuôi sử dụng sản phẩm của công ty phòng trị
bệnh hiệu quả. Khi xảy ra bệnh thì đều sử dụng vi sinh và khoán tạc để điều trị thu được hiệu quả .
Bệnh không tái xuất hiện khi sử dụng hóa chất.
Ông: Phùng Minh Út .Địa chỉ: Gia Hòa 2, Mỹ Xuyên ,Sóc Trăng. Diện tích ao nuôi sử dụng
sản phẩm của công ty phòng trị bệnh đạt được hiệu quả bệnh không xuất hiện trong suốt vụ nuôi.
4
Tuyệt đối sử dụng theo qui trình phòng trị bệnh bằng Vi sinh và phổ biến rộng rãi cho những hộ nuôi
tôm kế cận.
4. Đánh giá chung:
4.1. Tính mới của các sản phẩm nghiên cứu -
Sử dụng Khoáng tạt N
0
79
®
thay thế hoàn toàn vôi -
Sử dụng bộ tứ dinh dưỡng rút ngắn thời gian nuôi (tôm thả cùng ngày thường thu hoạch 30
con/kg trước 1 tháng so với nuôi theo quy trình khác) -
Sử dụng TA- PONDPRO
®
để phòng trị các bệnh do vi khuẩn, do môi trường gây ra thay thế
hoàn toàn kháng sinh, hóa chất.
4.2. Hiệu quả kinh tế.
Theo đa số các hộ nuôi tôm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long khi áp dụng nuôi tôm
theo quy trình nuôi tôm sạch của công ty hoặc sử dụng các sản phẩm sinh học của công ty để phòng
trị bệnh tôm đều nhận xét: về hiệu quả kinh tế của vụ nuôi tùy thuộc khả năng quản lý, chăm sóc của
từng hộ, nhưng nhìn tổng thể đa số các hộ nuôi đều khẳng định hiệu quả của quy trình là rút ngắn
thời gian nuôi so với các cách nuôi khác, giảm công sức lao động, và đặc biệt là môi trường ao nuôi
luôn ổn định, tôm ham ăn, chóng lớn, sắc tố đẹp, không có biểu hiện của các bệnh như đóng rong,
đen mang, đứt các phụ bộ, đáy ao sau mỗi vụ nuôi sạch, không có biểu hiện của việc dư thừa thức ăn
hay mùn bả hữu cơ.
- Giảm chi phí 30% so với các quy trình nuôi khác. Khi áp dụng quy trình nuôi tôm sạch của
công ty, có thể tái sử dụng nguồn nước để nuôi tiếp vụ 2, không cần cải tạo lại.
- Giảm sức lao động cho người nuôi (sử dụng sản phẩm đơn giản, gọn nhẹ, an toàn..).
4.3. Hiệu quả xã hội.
Hàng năm công ty tổ chức đồng thời nhiều phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho
nông, ngư dân như hội thảo, thực hiện chương trình đồng hành cùng nhà nông trên Đài Phát thanh truyền hình,
trên các tạp chí chuyên ngành, trên website. Tất cả những công việc trên đã góp phần nâng cao nhận thức, nâng
cao kỹ năng sản xuất cho người sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu thiệt hại do
dịch bệnh.
4.4. Hiệu quả môi trường.
Thực hiện quy trình nuôi tôm sạch từ các sản phẩm của công ty chẳng những giảm ô nhiễm môi trường do
hạn chế lạm dụng kháng sinh, hóa chất mà còn đảm bảo bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước mặt,
nước ngầm và đảm bảo cho sự phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững vv…
- Kết thúc vụ nuôi lượng chất thải hữu cơ chỉ bằng 10% so với các quy trình nuôi khác.
- Đáy ao an toàn không suy thoái, có tính bền vững, an toàn cho các vụ nuôi tiếp theo. Các chỉ
tiêu môi trường luôn trong ngưỡng an toàn, phù hợp cho tôm nuôi phát triển H
2
S < 0,01 ppm ; NH
3
<
0,03, pH: 7,5 – 8,5; DO> 5,0 mg/lit
- Chất lượng sản phẩm sạch, giá trị sản phẩm thường cao hơn so với bình thường.
4.5. Về độ an toàn vụ nuôi.
Thực hiện quy trình nuôi tôm sạch bằng các sản phẩm của Trúc Anh, tôm nuôi có sức đề kháng
với dịch bệnh cao, tôm ham ăn, chóng lớn, sắc tố đẹp. Không mắc các chứng bệnh như đóng rong,
đen mang, mòn đuôi, đứt râu...Phòng ngừa được các bệnh về gan, đường ruột...Mức an toàn so với
vùng nuôi chiếm 85%.
5. Kết luận
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học do công ty Trúc Anh sản xuất trong nuôi tôm sú có tác dụng
phòng ngừa, chữa trị một số bệnh hại ở tôm nuôi, cải tạo môi trường ao nuôi, tăng hiệu quả kinh tế
của các hộ nuôi tôm
+ Sử dụng phối hợp các chế phẩm sinh học của công ty Trúc Anh trong nuôi tôm, có tác dụng
làm giảm bệnh đóng rong, đen mang và hàng loạt các bệnh khác ở tôm. Chúng tôi cho rằng sử dụng
kết hợp các chế phẩm sinh học đúng cách có thể thay thế Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản.
(Điều này có thể giải thích do tác động tổng hợp của các vi sinh vật probiotic trong chế phẩm sinh
học)
5