Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn hình thức và nội dung trình bày báo cáo lao động thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.67 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TT QHQT-TV DU HỌC & VL Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Biên Hòa, ngày 01 tháng 08 năm 2010
HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TRÌNH BÀY
BÁO CÁO LAO ĐỘNG THỰC TẾ
1. HÌNH THỨC CHUNG VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
● Hình thức chung
- Báo cáo được đóng bìa cứng, gáy lò xo, khổ giấy A4, số lượng 3 cuốn.
- Font chữ trình bày : Times New Roman, size: 13 và tối thiểu 30 trang.
- Mỗi trang format theo cở top 2cm, bottom 2cm, Right 2cm, Left 3cm
- Bìa cứng bên ngoài có màu sắc do Khoa quy định
● Hình thức bố trí cuốn báo cáo theo thứ tự như sau (có mẫu đính kèm):
1. Trang bìa cứng (mẫu 1)
2. Trang bìa lót (tức là in lại trang bìa cứng trên bằng giấy trắng )
3. Trang kế tiếp theo thứ tự :
- Đơn cam kết của Phụ huynh bản pho-to (đối với trường hợp sinh viên về địa phương
lao động thực tế ) (mẫu 2)
- Giấy tiếp nhận sinh viên lao động thực tế (bản chính) (mẫu 3)
- Phiếu nhận xét của Cơ quan, công ty nơi sinh viên tham gia lao động (bản chính)
(mẫu 4). Mục này cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc giai đoạn lao động thực tế của
sinh viên. Cuối phần nhận xét phải có mộc tròn xác nhận của Cơ quan – Nơi sinh viên
đăng ký và tham gia lao động thực tế.
4. Trang nhận xét của giáo viên hướng dẫn lao động thực tế (mẫu 5)
5. Trang mục lục
6. Trang lời nói đầu
7. Các trang kế tiếp mục 6 sẽ trình bày nội dung cuốn báo cáo (được đánh số thứ tự)
2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO
1/4
Chương 1. Tổng quan về đơn vị lao động thực tế
1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị (cơ quan, công ty, doanh nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp,.) nơi sinh viên tham gia lao động thực tế.


( Phần này SV phải trình bày: tên, địa chỉ, điện thoại, fax, ngành nghề kinh doanh, loại
hình doanh nghiệp, chủ đầu tư, năm thành lập và năm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam,
quốc gia đầu tư, quy mô hoạt động của đơn vị, đóng góp của đơn vị đối với xã hội ...)
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị lao động thực tế.
( Đặc điểm kinh doanh, sản phẩm cuối cùng là gì ? quy trình công nghệ, sản phẩm làm ra từ
Công ty gồm bao nhiêu công đoạn ? Người phụ trách trong mỗi công đoạn cần có những
chuyên môn gì? (phần này chủ yếu sinh viên nêu ra được các loại sản phẩm và dịch vụ mà
đơn vị tạo ra, quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm và dịch vụ, người phụ trách mỗi
công đoạn cần có những chuyên môn nghiệp vụ gì, khách hàng chủ yếu của sản phẩm).
3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong đơn vị nơi sinh viên tham gia lao động
thực tế.
(Phần này sinh viên nêu ra cơ cấu tổ chức, quản lý của đơn vị, mối quan hệ giữa các bộ
phận, mỗi bộ phận có bao nhiêu người, họ và tên của người đứng đầu bộ phận đó, nếu
thiếu đi mỗi bộ phận mà sinh viên tìm hiểu thì ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của
toàn bộ cơ quan, doanh nghiệp).
4. Các quy định chung trong lao động của đơn vị và bộ phận, công đoạn nơi sinh
viên tham gia làm việc.
(phần này sinh viên chủ yếu nêu được mô hình kiểm soát trong nội bộ đơn vị thể hiện ở
các quy định được ban hành trong đơn vị (nếu có điều kiện tìm hiểu, sinh viên có thể nêu
cả kiểm soát hoạt động, kiểm soát chất lượng , kiểm soát tài chính, vệ sinh môi trường và
kiểm soát tính tuân thủ luật pháp. Trong đó kể cả kiểm định chất lượng sản phẩm, vệ sinh
môi trường, an toàn lao đông, văn hóa doanh nghiệp). Ví dụ như mô hình kiểm soát dạng
kim tự tháp (DOT), ISO, 5S hoặc mô hình kiểm soát khác, hay đang trong quá trình xây
dựng mô hình kiểm soát, đặc biệt trình bày kỹ những quy định tại bộ phận nơi sinh viên đã
phụ trách).
Chương 2. Nội dung lao động thực tế.
1. Trình bày nội dung lao động thực tế bao gồm:
- Quy trình lao động thực tế.
( Phần này sinh viên nêu rõ quy trình làm việc tại bộ phận do mình phụ trách kể cả quy
trình đó đúng chuyên môn hay không đúng chuyên môn, vẽ sơ đồ mô tả quy trình, nếu có

nêu rõ tên của những người thực hiện trong quy trình đó thì được đánh giá cao).
- Công việc tìm hiểu được về thực tế.
2/4
( Phần này sinh viên đúc rút được những kiến thức trong quá trình lao động có liên quan
đến công việc thực tế của mình).
2. Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn tại đơn vị về chuyên ngành của
mình. (phần liên hệ thực tế để mở rộng)
- Nếu sinh viên lao động tại bộ phận đúng chuyên môn sẽ thuận lợi hơn trong mục này, nếu
sinh viên không lao động đúng chuyên môn thì cố gắng tìm hiểu xem với những vấn đề,
nghiệp vụ phát sinh trong công đoạn, bộ phận mình đang phụ trách thì được xử lý như thế
nào trong chuyên môn của mình. (*)
- SV cần về số liệu : Trường hợp sinh viên có xin được số liệu thực tế hay tài liệu liên quan
chuyên ngành photo đính kèm trong phần phụ lục sẽ tăng tính thuyết phục của báo cáo.)
Trường hợp sinh viên không xin được số liệu thực tế, đặc biệt là các số liệu cần bảo mật
của các doanh nghiệp thì sinh viên phải tìm kiếm những số liệu đã tỷ lệ hóa hoặc tự ước
lượng và tính toán có cơ sở.
3. Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn
(Trong phần này sinh viên tham gia vào công đoạn nào trong quá trình tạo ra sản phẩm?
để đạt được hiệu quả cao trong công việc sinh viên cần chuẩn bị những kiến thức gì và
môn học nào chưa được trang bị hoặc trang bị còn thiếu, các môn đã học có phù hợp
không, sự khác biệt nào giữa lý thuyết và thực tiễn cần phải học thêm để bổ sung, hoàn
chỉnh kiến thức).
Chương 3. Tự đánh giá nội dung lao động thực tế.
( Nhận thức của sinh viên sau thời gian tìm hiểu và tham gia lao động thực tế tại đơn vị ) - -
Công đoạn tham gia trong thời gian đi lao động thực tế ( để làm được công việc cần
những yêu cầu gì ? Để hiệu quả cao trong công việc sinh viên cần chuẩn bị các kiến thức
gì ? Nêu giải pháp của mình để cải tiến nếu có).
- Về nghề nghiệp bản thân. (Sinh viên sau khi kết thúc lao động thực tế có cảm thấy yêu
thích ngành nghề mình lựa chọn hay không, bản thân có cảm thấy tự tin với nghề nghiệp
mình đã chọn không và học hỏi những điều gì ?)

- Mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng nghiệp, tổ, bộ phận và đơn vị nơi tham gia lao
động thực tế.
- Quy định chung của đơn vị (quy định về lao động, PCCC, vệ sinh, môi trường…
những quy định nào SV biết tại đơn vị lao động thực tế và SV có học tập được gì… ).
- Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc đi lao động thực tế. (nêu rõ
trong quá trình tham gia lao động sinh viên đã làm được và thu hoạch được những gì?
Những gì sinh viên chưa làm được? qua quá trình lao động thực tế đã giúp sinh viên nâng
3/4
cao những kỹ năng gì, cảm nghĩ của mình, vai trò và sự hỗ trợ của Giáo viên ở các mặt sinh
viên chưa làm được ra sao ?).
8. Trang kết luận
5. Trang cuối cùng ( tài liệu tham khảo)
[1] Tài liệu đơn vị cung cấp.
[2] Tài liệu trên mạng
Ví dụ: www.google.com.vn
[3] Tài liệu từ giáo trình
Theo thứ tự: Tên sách (giáo trình) – Tác giả - Nhà xuất bản – Năm xuất bản .
Ví dụ: Nguyên lý thông kê, Ts.Nguyễn ngọc A, Nxb Thông kê, 2002.
Lưu ý:
- Nghiêm cấm sinh viên có hành động đạo văn. Trong nội dung báo cáo lao động thực tế
nếu Khoa, Ban hỗ trợ SV phát hiện sao chép nguyên văn báo cáo của sinh viên cùng khóa,
cùng lớp..hay của khóa trước mà không có trích dẫn hoặc tham chiếu thì sẽ bị đánh rớt và
buộc phải đóng tiền đi lao động lại với khóa sau.
- Sau khi đã hoàn thành báo cáo và trước thời gian nộp cuốn báo cáo, đại diện ban cán sự
lớp phải ghi chép nội dung của tất cả những sinh viên bằng files vào một đĩa CD. ( Trong
đĩa CD mỗi sinh viên làm riêng một folder có ghi họ và tên, trường hợp sv có NCKH ghi
thêm vào phía sau.Các folder trong lớp phải sếp theo thứ tự y như danh sách khoa quy định.
Ví dụ
- Folder của mỗi sinh viên bao gồm ( đầy đủ bài báo cao in nộp, scan : Lý lịch sinh viên
(có dán ảnh) – theo mẫu 6, hợp đồng lao động làm việc từ 01 năm trở lên, giấy xác nhận

đang làm việc tại công ty), các tài liệu liên quan nếu có.
3. CÁC BIỂU MẪU DÙNG ĐỂ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
4/4
Mẫu 1 (nếu sử dụng lấy mẫu từ file kèm theo) Mẫu 2 (nếu sử dụng lấy mẫu từ file kèm theo)
Mẫu 3 (nếu sử dụng lấy mẫu từ file kèm theo) Mẫu 4 (nếu sử dụng lấy mẫu từ file kèm theo)
5/4

×