Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 17 trang )

Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
MỤC LỤC
Trang
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì
nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn
trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ
và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong
khu vực và thế giới. Hàng năm, vùng ĐBSCL bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4
tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác,
trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên
những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì
nhiêu cho đất trồng trọt.
Sóc Trăng ở hạ lưu sông Hậu, có ba nhánh sông lớn đổ ra biển Đông: Định An,
Trần Đề, Mỹ Thanh và 72 km bờ biển. Mỗi năm lượng phù sa từ các nhánh sông đổ ra
biển rất lớn, bồi đắp các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi môi trường lý tưởng
cho các loài thủy sản đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển
phát triển mạnh. Trên địa bàn tỉnh bao gồm hệ sinh thái cửa sông, ven biển đa dạng và
độc đáo; hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái biển. Tất cả tạo nên tính đa dạng sinh
học phong phú, đa dạng và đặc thù của vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian tới, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các hệ
sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng sẽ rất lớn, làm thay đổi hoặc biến
mất các hệ sinh thái đặc thù tại địa phương. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm
dâng cao chế độ triều của biển, dẫn đến hiện tượng xâm mặn ngày càng đi sâu hơn vào
các vùng sinh thái ngọt, lợ, làm thay đổi bản chất môi trường nước trên địa bàn. Hậu
họa từ những ảnh hưởng trên đã và đang làm cho đa dạng sinh học tại Sóc Trăng bị suy
giảm cả về chủng loại và cá thể đối với các loài cả loài trên cạn, dưới nước, ven biển và


biển. Trữ lượng, sản lượng thủy hải sản đang ít dần, cuộc sống của người dân đang bị đe
dọa.
Đã từ lâu cuộc sống của một bộ phận không nhỏ dân cư của tỉnh đã sống nhờ vào
sự phong phú của các hệ sinh thái dưới nước này. Do đó, khi sự đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái dưới nước bị suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người
dân. Để giảm thiểu và chủ động phòng tránh các tác động mà BĐKH đã và đang gây ra
cho địa phương mình, tỉnh Sóc Trăng cần có các kế hoạch ứng phó kịp thời.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
2
Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
CHƯƠNG I
TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI
DƯỚI NƯỚC DO MẤT KHÔNG GIAN CƯ TRÚ CHO
CÁC LOÀI SINH VẬT, RỐI LOẠN MÔI TRƯỜNG
SỐNG VÀ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
I.1. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
I.1.1. Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
với gió mùa Đông Bắc, Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 -
2009) dao động trong khoảng 26,5 - 27
0
C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27
0
C),
nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu
hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”.
Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể
hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt

độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ
35,1 - 37,1
0
C (chênh lệch 2,0
0
C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 -
20,7
0
C (chênh lệch 4,0
0
C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua
các năm 14,4 - 19,5
0
C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4
0
C, năm
2006, 2008 là 15,1
0
C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyển
tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhất
trong mùa khô. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời
tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau so
với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4
0
C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005,
2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 27
0

C). Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng
của hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng El
Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,6
0
C (là một trong
những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà viện nghiên
cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay. Tuy nhiên tổ chức
khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sát khí hậu của
Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhất lịch sử, nhiệt độ
trung bình năm 2008 là 15,1
0
C, cao hơn nhiệt độ trung bình năm 1961 - 1990, mức tham
chiếu chuẩn.
I.1.2. Lượng mưa
Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các
tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài
liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau số ngày mưa bình quân
khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
3
Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
năm với tổng lượng mưa đạt khoảng 1,176mm (1,970). Tuy nhiên vào những tháng mùa
khô trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng
lượng mưa chỉ đạt khoảng 171mm. Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ
30 - 50mm. Lượng mưa thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,
thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 - 2007
trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng thất

thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa
và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đến sớm
hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trước.
Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau,
muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện
muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng
tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa mưa
lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15 ngày và kết thúc
sớm hơn (cuối tháng 10).
I.1.3. Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng diễn
biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và
đầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nửa tháng 3 năm sau hàng
năm), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao hơn những
năm trước.
I.1.4. Xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985 - 2009)
được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero
cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nửa đầu tháng 5) xâm
nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ
thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn. Có
những năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vào trong
cửa sông và nội đồng. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào
lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều
trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt,
lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông
nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô lượng
dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm nhập mặn

vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên toàn hệ thống sông Mekong
đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ ra cửa biển rất
thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những ngày triều
cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.
Tại các trạm đo độ mặn qua nhiều năm cho thấy, độ mặn cao nhất vào năm 2005
do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn
cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn cao nhất
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
4
Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường và thấp hơn cùng
kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước
đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái,
Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở
mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa
sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các
tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn,
mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm
2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰;
và tại TP,Sóc Trăng 5,2‰.
I.1.5. Hạn hán
Hạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm, mùa khô
trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm và kết
thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau hàng năm. Tuy nhiên, theo số liệu
thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn biến
phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những năm
sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng vào năm
2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9); năm
2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3 từ 5/9 -

10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7 - 21/7,
đợt 3 từ 22/8 - 31/8).
I.1.6. Bão, áp thấp nhiệt đới
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt
đới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường
xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ; tháng
8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Theo số liệu
thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuất hiện
33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng. Tuy ít bão
nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận bởi
hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Sóc
Trăng).
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường, số
lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ
rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn. Nguy
hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá khứ rất
ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí hậu còn
được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạn hán và mưa
không theo quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất hiện El Nino đã
xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc)
ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơn bình thường ở các tỉnh
phía Bắc. Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng La Nina với biểu hiện là
những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây mưa nhiều trên diện rộng
kèm theo giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thườmg xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
5
Đánh giá tác động đến các hệ sinh thái dưới nước do mất không gian cư trú cho các loài sinh
vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa dạng sinh học
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc

Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình
thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ
rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng về
tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và trong
năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong năm 2008
tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả nước nhưng
riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.
I.1.7. Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng
nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên và
tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa
tương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét.
I.2. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI DƯỚI NƯỚC
I.2.1. Tác động hệ sinh thái thủy sinh nội địa
I.2.1.1. Tác động do thay đổi không gian cư trú
a, Do hạn hán
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong phát triển
nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt,
làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi và hệ thống kênh mương tự nhiên.
Trong những năm gần đây hạn hán liên tục xảy trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đặc
biệt là đợt hạn tháng 3/2010 vừa qua được nhận định là đợt hạn hán cao nhất từ trước
đến nay.
Mực nước của các sông, kênh giảm đáng kể. Một số kênh mương nội đồng bị
khô cạn, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và những sinh
hoạt khác của người dân bị thiếu trầm trọng.
Tại các kênh mương tự nhiên, hạn hán làm mực nước giảm đáng kể, các yếu tố
tiêu cực như nhiệt độ, dịch bệnh tác động mạnh hơn làm đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái này suy giảm, đời sống của các loài sinh vật thủy sinh bị ảnh hưởng.
Tại các tuyến kênh mương nội đồng, mực nước không chủ động như kênh
mương tự nhiên, hơn nữa nước ở đây hầu hết phục cho tưới tiêu nông nghiệp nên xảy ra

tình trạng khô cạn hoàn toàn. Môi trường sống không còn đã làm biến mất các hệ sinh
thái thủy sinh của khu vực trong một thời gian.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×