Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 9: Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM
9.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM
9.1.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm
Trong nội dung hoạt động của DNBH luôn bao gồm kinh doanh tái
bảo hiểm - nhận tái và nhượng tái bảo hiểm bởi vì kinh doanh bảo hiểm gắn
liền với kinh doanh tái bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro. Hạch toán kế toán
trong doanh nghiệp tái bảo hiểm (doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh tái
bảo hiểm) do vậy về cơ bản giống với hạch toán kế toán trong DNBH - theo
đó doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng phải tổ chức hạch toán nhằm quản lý tài
sản lưu động, tài sản cố định, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thanh toán


Nhưng với đặc thù chỉ chuyên kinh doanh tái bảo hiểm mà không khai thác
các nghiệp vụ bảo hiểm gốc nên hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm có
những nét riêng chi phối công tác kế toán.
Thứ nhất: Trong doanh nghiệp tái bảo hiểm có nhiều nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến ngoại tệ do hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm chủ yếu
được thực hiện trên thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Vì vậy doanh nghiệp tái
bảo hiểm phải lựa chọn phương pháp hạch toán phù hợp để tình hình tài
chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá lớn từ sự biến động tỷ giá.
Thứ hai, thuế GTGT chỉ áp dụng với hoạt động bảo hiểm gốc, không
áp dụng với các dịch vụ nhận tái và nhượng tái nên doanh nghiệp tái bảo
hiểm sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh
doanh tái bảo hiểm.

Thứ ba, định kỳ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải lập và
chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm bảng thanh toán nộp phí và
bảng thanh toán bồi thường để xác định số phí tái bảo hiểm và số tiền bồi
thường thuộc trách nhiệm doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Doanh nghiệp
nhận tái bảo hiểm xem xét và nếu chấp nhận thì đó là thời điểm kế toán ghi
nhận doanh thu, chi phí liên quan đến hợp đồng tái bảo hiểm cũng như
khoản ký quỹ của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm tại doanh nghiệp nhượng
tái bảo hiểm.
Thứ tư, doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng phải trích lập dự phòng
nghiệp vụ cho phần trách nhiệm đã nhận theo các hợp đồng nhận tái ký kết.
Với đặc thù chỉ chuyên kinh doanh tái bảo hiểm - nhận tái và nhượng
tái bảo hiểm, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp tái bảo hiểm có những

nét khác biệt với hạch toán kế toán trong DNBH chủ yếu ở các nội dung về
hạch toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả. Phần dưới đây sẽ đề cập một
số nét cơ bản về hạch toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả trong doanh
nghiệp tái bảo hiểm.
9.1.2. Hạch toán Doanh thu, Chi phí, Xác định kết quả trong doanh
nghiệp tái bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: Là số phải thu phát
sinh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản chi làm giảm thu.
Số phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Thu phí nhận tái, thu hoa
hồng nhượng tái bảo hiểm. Các khoản chi làm giảm thu bao gồm: Phí
nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái

bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính (tương tự DNBH gốc)
- Thu nhập khác (tương tự DNBH gốc)
Chi phí của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm:
- Chi phí hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: Là các khoản phải chi,
phái trích phát sinh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản thu làm giảm chi phát
sinh trong kỳ.
Các khoản phải chi, phải trích bao gồm: Chi bồi thường nhận tái bảo
hiểm; Chi hoa hồng tái bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm; Trích lập dự
phòng nghiệp vụ; Chi đánh giá rủi ro; Các khoản chi phí trực tiếp nhượng
tái bảo hiểm; Các khoản chi phí khác;
Các khoản thu làm giảm chi phát sinh trong kỳ như: Thu bồi thường

nhượng tái bảo hiểm, thu bồi hoàn từ người thứ ba, thu hàng đã xử lý bồi
thường 100%).
- Chi phí hoạt động tài chính (tương tự DNBH gốc)
- Chi phí hoạt động khác (tương tự DNBH gốc
Để phản ánh doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động kinh
doanh tái bảo hiểm, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2, cấp 3 trong hệ
thống tài khoản kế toán áp dụng cho các DNBH.
- Các tài khoản liên quan đến việc hạch toán doanh thu hoạt động kinh
doanh tái bảo hiểm gồm:
+ TK 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
Tài khoản 5113 có 2 tài khoản cấp 3
TK 51131 - Thu phí nhận tái bảo hiểm

TK 51138 - Thu khác
+ TK 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
TK 5114 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 51141 - Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
TK 51148 - Thu khác
- Các tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu để xác định
doanh thu thuần hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm:
+ TK 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm
+ TK 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
+ TK 5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm
+ TK 5324 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
+ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

- Các tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán liên quan đến việc phản
ánh doanh thu:
+ TK 0052 - Hợp đồng nhận tái chưa phát sinh trách nhiệm: Phản ánh
doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà doanh
nghiệp tái bảo hiểm đã ký kết nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
+ TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách
nhiệm: Phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến hợp đồng nhượng tái bảo
hiểm mà doanh nghiệp tái bảo hiểm đã ký kết nhưng chưa phát sinh trách
nhiệm.
- Các tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
+ TK 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm
TK 6243 có 5 tài khoản cấp 3:

TK 62431 - Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm
TK 62432 - Chi hoa hồng tái bảo hiểm
TK 62433 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm
TK 62434 - Dự phòng nghiệp vụ
TK 62438 - Chi khác
+ TK 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
- Kế toán còn sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh và các
tài khoản cấp 2 liên quan đến các khoản phải thu, phải trả:
+ TK 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm
TK 1313 có 03 tài khoản cấp 3:
TK 13131 - Phải thu phí nhận tái bảo hiểm
TK 13132 - Phải thu hoàn hoa hồng nhận tái bảo hiểm

TK 13138 - Phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm
+ TK 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm
TK 1314 có 04 TK cấp 3:
TK 13141 - Phải trả về phí nhượng tái bảo hiểm
TK 13142 - Phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
TK 13143 - Phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
TK 13148 - Phải trả khác

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
A. Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
1. Khi phát sinh doanh thu hợp đồng nhận tái bảo hiểm nhưng chưa
phát sinh trách nhiệm, ghi:

TK 0052 - Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Khi doanh nghiệp nhận trách nhiệm đối với hợp đồng nhận tái đã ký,
ghi:
Nợ TK 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm (131310
Có TK 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm (51131)
Đồng thời ghi: Có TK 0052
2. Khi phát sinh doanh thu hợp đồng nhượng tái bảo hiểm mà doanh
nghiệp đã ký nhưng chưa phát sinh trách nhiệm, ghi:
Nợ TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách
nhiệm
Khi hợp đồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trách nhiệm, ghi:
Nợ TK 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm (13142)

Có TK 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm (51141)
Đồng thời ghi: Có TK 006
3. Căn cứ vào hợp đồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh, kế toán phản
ánh số phí nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
Có TK 3314 - Phải trả về phí nhượng tái bảo hiểm (33141)
4. Só phí nhận tái bảo hiểm phải hoàn lại cho người nhượng tái bảo
hiểm:
Nợ TK 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm
Có TK 3313 (33134)
5. Căn cứ vào số phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho người nhượng tái
bảo hiểm do giảm phí bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm
Có TK 3313 (33135)
6. Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển xác định doanh thu
thuần kinh doanh nhận tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
Có TK 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm
Có TK 5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm
7. Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn cho người nhận tái bảo
hiểm:
Nợ TK 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
Có TK 3314 (33142)

8. Căn cứ vào hoa hồng phải giảm cho người nhận tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 5324 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
Có TK 3314 (33143)
9. Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển xác định doanh thu
thuần hoạt động nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
Có TK 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
Có TK 5234 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
B. Hạch toán chi phí trực tiếp kinh doanh tái bảo hiểm
1. Khi phát sinh các khoản phải trả về chi bồi thường, trả tiền bảo
hiểm nhận tái bảo hiểm cho người nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 6243 (62431)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1311) (nếu có)
Có TK 111, 112
Có TK 3313 (33131)
2. Các khoản chi hoa hồng tái bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro, của đối
tượng bảo hiểm, kế toán phản ánh:
Nợ TK 6243 (62432, 62433)
Có TK 3313 (33132, 33133)
3. Các khoản chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm, kế
toán phản ánh:
Nợ TK 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo
hiểm
Có TK 3314 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm

4. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số dự phòng nghiệp vụ phải trích
lập theo quy định đối với hoạt động nhận tái, kế toán phản ánh:
Nợ TK 6234 (624340
Có TK 3351 - Dự phòng nghiệp vụ
C. Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
1. Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm:
Nợ TK 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
Nợ TK 5113 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
2. Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh tái bảo hiểm:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo

hiểm
Có TK 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái
bảo hiểm
3. Trường hợp có lãi, kế toán phản ánh:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
4. Trường hợp bị lỗ, kế toán phản ánh:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
9.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
9.2.1. Những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổ chức trung gian giữa bên mua
bảo hiểm và DNBH gốc, hoặc giữa doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm và
doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nhiệm
vụ:
- Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều khiển khoản bảo
hiểm, phí bảo hiểm, DNBH cho bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp
nhượng tái bảo hiểm.
- Tư vấn cho người mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp nhượng tái bảo
hiểm vấn đề liên quan đến việc đánh giá rủi ro, lựa chọn hình thức bảo hiểm,
điều kiện bảo hiểm, loại hợp đồng tái bảo hiểm, DNBH.
- Tham gia đàm phán, thu xếp việc giao kết hợp đồng giữa các bên
liên quan trong hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm.

- Thực hiện các công việc khác có liên quan tới quá trình thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm hoặc hợp đồng tái
bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.
Từ các nhiệm vụ trên, có thể thấy hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có nhiều điểm khác biệt so với hoạt động kinh
doanh của DNBH. Tuy nhiên khác biệt chủ yếu liên quan đến hạch toán chi
phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm. Phần dưới đây sẽ chỉ đi sâu xem xét hạch toán doanh thu, chi phí, xác
định kết quả trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
9.2.2. Hạch toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả trong doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

- Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Đó là số thu hoa hồng môi
giới bảo hiểm sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (hoàn hoa hồng môi giới bảo
hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm).
- Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng
khoán; Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay
- Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố
định; Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; Các khoản thu khác
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm: Chi hoạt động môi giới bảo
hiểm; Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí cho thuê tài sản; Chi thủ tục phí
ngân hàng; Trả lãi tiền vay; Các khoản chi khác

- Chi phí hoạt động khác: Chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Chi phí
cho việc thu hồi khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; Các khoản chi
khác
Để phản ánh doanh thu, chi phí, xác định kết quả trong doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2.
- TK 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm. Tài khoản này phản ánh
doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nội dung, kết cấu của tài
khoản này như sau:
Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm
- Kết chuyển khoản hoàn hoa hồng
môi giới bảo hiểm và giảm hoa hồng
môi giới bảo hiểm

- Kết chuyển doanh thu thuần hoạt
động kinh doanh môi giới bảo hiểm
vào TK 911
Doanh thu cung cấp dịch vụ môi giới
bảo hiểm và các hoạt động khác phát
sinh trong kỳ
TK 5115 không có số dư cuối kỳ
TK 5115 gồm có các tài khoản cấp 3:
+ TK 51151 - Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm
+ TK 81158 - Thu khác
- TK 1545 - Chi phí kinh doanh môi giới bảo hiểm dở dang: Tài
khoản này phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm chưa có

các khoản thu trong năm (ở những doanh nghiệp môi giới mới thành lập).
Nội dung và kết cấu của tài khoản 1545 như sau:
Tài khoản 1545 - Chi phí kinh doanh môi giới bảo hiểm dở dang
Kết chuyển chi phí trực tiếp hoạt
động kinh doanh môi giới bảo hiểm
Kết chuyển chi phí trực tiếp hoạt
động kinh doanh môi giới bảo hiểm
dở dang cuối kỳ dở dang đầu kỳ
- Số dư cuối kỳ: Chi phí trực tiếp của
hoạt động kinh doanh môi giới bảo
hiểm dở dang
- TK 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm. Nội dung

và kết cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm
- Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh
doanh môi giới bảo hiểm dở dang đầu
kỳ
- Chi phí trực tiếp kinh doanh môi
giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh
doanh môi giới bảo hiểm dở dang
cuối kỳ
- Kết chuyển giá thành dịch vụ kinh
doanh môi giới bảo hiểm đã hoàn

thành
TK 6245 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 6245 được chi tiết thành
+ TK 62451 - Chi môi giới bảo hiểm
+ TK 62452 - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
+ TK 62458 - Chi khác
- TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong kỳ của doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm. Nội dung, kết cấu tài khoản này tương tự TK 911 áp
dụng cho các DNBH.
- Các tài khoản khác: TK 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo
hiểm, TK 3315 - Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm, TK 5315 - Hoàn

hoa hồng môi giới bảo hiểm, TK 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi phát sinh doanh thu về hoạt động môi giới bảo hiểm (khách
hàng chưa thanh toán)
Nợ TK 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm (khách
hàng chưa thanh toán)
Nợ TK 111, 112 (khách hàng thanh toán ngay)
Có TK 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2. Khi phát sinh hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 5315 - Hoàn hoa hồng mg bảo hiểm
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3315 (33153)
3. Khi phát sinh giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3315 (331540
4. Khi phát sinh chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3315 (33154)
5. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ:
- Cuối kỳ kế toán, xác định doanh thu thuần hoạt động kinh doanh
môi giới bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu môi giới bảo hiểm
Có TK 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm
Có TK 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần môi giới bảo hiểm vào TK 911,
ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu môi giới bán hàng
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm
vào TK 911, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại doanh

nghiệp môi giới bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK liên quan
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài
khoản 911, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Nếu có lãi, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

- Nếu bị lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

×