Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.12 KB, 36 trang )

Tiểu luận
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào
thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại
công ty AJINOMOTO Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào
ngày 11/01/2007 và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Bên cạnh những cơ hội được mở ra thì các doanh nghiệp ở nước ta cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn thách thức do hội nhập mang lại. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động
như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tìm kiếm các
chiến lược, cách thức nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một trong những giải pháp cho vấn
đề này chính là điều hành, quản lý sản xuất để đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Một doanh
nghiệp dù hoạt động trong một ngành nghề kinh tế nào cũng có tính độc lập tương đối, có các
mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Trong nội bộ doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ
chằng chịt cần phải điều hòa sao cho tối ưu. Tuy nhiên việc giải quyết, kết hợp hài hòa các
mối quan hệ này không phải là vấn đề đơn giản. Các nhà quản trị không thể giải quyết vấn đề
dựa vào trực giác mà phải theo quy trình, phương pháp khoa học. Trong khuôn khổ có giới
hạn, bài viết này nghiên cứu về “Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều
hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất
mà Công Ty AJIOMOTO Việt Nam đang đối mặt. Từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng
phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý sản xuất của công ty giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý điều hành, quản trị sản
xuất trong doanh nghiệp


Chương 2: Thực trạng sản xuất và quá trình vận dụng phép biện chứng duy vật vào
công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajionomoto Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý
điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajinomoto Việt Nam
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ TRIẾT
LÝ ĐIỀU HÀNH, QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica (với nghĩa là nghệ
thuật đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận
nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương
và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, đã là tri
thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó và quá trình đi tới chân lý là
quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận.
Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dùng đối lập với “siêu hình”.
Đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát tirển
không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy mối
quan hệ lẫn nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự
sinh thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng
thái động của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”. Phương pháp đó
vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, thừa nhận trong những trường hợp nhất định, bên cạnh
cái “ hoặc là… hoặc là”, còn có “cả cái này lẫn cái kia” nữa.
Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao
trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự
nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý,
quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sở
khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát
đến tự giác. Phép biện chứng duy vật gồm:

Hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển:
Ba quy luật:
• Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đấn những thay đổi về chất và
ngược lại.
• Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẩn)
3
• Quy luật phủ định của phủ định.
Sáu cặp phạm trù:
• Cặp phạm trù cái chung – cái riêng
• Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
• Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng
• Cặp phạm trù nội dung – hình thức
• Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên
• Cặp phạm trù kihả năng – hiện thực
Trong đó, hai nguyên lý có nội dung khái quát nhất còn ba qui luật, sáu cặp
phạm trù là sự cụ thể hóa các nguyên lý.
1.1.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai
trò sương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét,
kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ
thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh
hiện thực khách quan. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên
lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối
liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa
các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan vì nó diễn ra trong thế giới vật
chất. Mối liên hệ phổ biến có tính muôn hình muôn vẻ vì thế giới vật chất là muôn

hình muôn vẻ. Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi sự vật, hiện
tượng kể cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy. Vì nó diễn ra mọi giai đoạn,
mọi quá trình tổn tại của sự vật hiện tượng.
Một số mối liên hệ chính như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối
liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản;
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ không chủ yếu.
Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng để
nắm được bản chất của nó đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể.
4
+ Quan điểm toàn diện: Phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ xảy ra với sự vật,
hiện tượng càng đầy đủ bao nhiêu thì càng toàn diện bấy nhiêu. Từ đó tránh được sai
lầm nhìn sự vật phiến diện, lệch lạc, chủ quan. Phân tích các mối liên hệ để tìm ra
những mối liên hệ chính, cơ bản quyết định bản chất sự vật, hiện tượng; tránh được sai
lầm nhìn sự vật theo nguyên tắc cào bằng, tràn lan.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể: nghĩa là chúng ta xem xét những mối liên hệ trong
những không gian, thời gian ở những sự vật, hiện tượng xác định.
Nguyên lý về sự phát triển:
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động
đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn. Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng,
đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể
có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi xem xét sự vật, hiện tượng để nắm
được bản chất của nó ngoài quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đòi hỏi phải có quan
điểm phát triển. Quan điểm về thế giới: phải biết phát hiện, tìm kiếm, bảo vệ và tạo
điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển. Muốn vậy, cần phân biệt cái mới, cái cũ, cái
mới thật với cái mới giả; cần đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới, cải tạo cái cũ
thành cái mới; tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển.
1.1.3 Các cặp phạm trù
Cái riêng cái chung và cái đơn nhất

Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những
có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
hay trong quá trình riêng lẻ khác.
Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ
có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu
vật chất khác.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái
riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
5
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển
của sự vật.
Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả
là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến, tính tất yếu.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả. Nguyên nhân và kết quả
có thể thay đổi vị trí cho nhau. Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất
hiện kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể
diễn ra theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật, còn hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển

của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật
đó.
Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung ngược lại cũng
không có nội dung nào tồn tại trong một hình thức xã định. Nội dung nào, hình thức
đó.
Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát
triển của sự vật. Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại nội dung.
Khả năng và hiện thực
Hiện thực là phạm trù chỉ cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm trù chỉ
cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thưc sự khi
có các điều kiện tương ứng.
6
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất
hiện thêm những khả năng mới, đồng thời mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay
đổi của điều kiện.
Để khả năng biến hành hiện thực, thường cần không chỉ một điều kiện mà là
một tập hợp nhiều điều kiện.
1.1.4 Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
• Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi vể chất và ngược lại
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải
là cái khác. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự
thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Điểm nút là

phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm
thay đổi về chất của sự vật. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa
về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về
lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy;
chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn…
Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật đó không ngừng biến đổi.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy
dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất.
Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng
bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Khi đã tích lũy đủ về số
lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những thay đổi
về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang
những thay đổi mang tính chất chách mạng.
• Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
7
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép
biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển. Theo
phép biện chứng, mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
Mọi sự vật điều có những mặt đối lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn
bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự
vật. Các mặt đối lập lại vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau. Trong đó thống
nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, của sự phát triển.
Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân
tích mâu thuẫn của sự vật.
1.2 Phép biện chứng duy vật trong quản lý, điều hành, chỉ đạo sản xuất trong
doanh nghiệp
1.2.1 Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý
sản xuất và những biểu hiện của nó

Trong quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình
thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan; đồng thời phải củng cố, xây dựng quan
điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất. Đó là vấn đề bức
thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của người quản lý sản xuất hiện
nay.
Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thường gặp trong việc quản
lý sản xuất rất đa dạng, nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây:
Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm
trọng biểu hiện qua việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hoặc là mạo
hiểm, hoặc là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa thấy rộng trong việc chỉ đạo sản xuất.
Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được tính
năng động chủ quan của con người.
Với những vấn đề phức tạp không tìm ra được yếu tố then chốt, tức là không
vạch ra được mâu thuẩn chủ yếu và mâu thuẩn thứ yếu. Nên không giải quyết được
mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng như không chuyển hóa nhân tố tiêu cực
thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng.
8
Trong quản lý sản xuất thiếu “linh hoạt” hoặc không hiểu tính linh hoạt một
cách chính xác. Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hoặc
“tuyệt đối không sửa đổi” hoặc “tùy tiện sửa đổi”.
Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố “giữ tính nguyên tắc” với “phát
huy tính sáng tạo”. Biểu hiện rõ nhất là ở chủ nghĩa giáo điều, hoặc biểu hiện thành
chủ nghĩa kinh nghiệm.
Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc “phá bỏ” với việc “xây
dựng”. Biểu hiện của tư tưởng này là tách rời mối quan hệ hài hòa của chúng với nhau.
Ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý sản xuất nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ
quan, duy ý chí thì trong chỉ đạo sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sản xuất đình trệ, kém
hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn.
Thực tiễn đã chỉ rằng, muốn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đẩy mạnh sản
xuất phát triển, thì cần phải khắc phục căn bệnh tư tưởng duy tâm chủ quan của những

nhân viên quản lý sản xuất. Đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn.
1.2.2 Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan
Khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ
quan lẫn khách quan, cả những yết tố vật chất-kỹ thuật lẫn yếu tố con người. Đó là vấn
đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại là tính thứ nhất,
tư duy là tính thứ hai.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được xuất phát từ một nguyên tắc kết
hợp đúng đắn cái khách quan và cái chủ quan.
Việc nhận thức chính xác tính quy luật khách quan của sản xuất là cơ sở để
người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất. Ý nghĩa của việc nhận
thức biểu hiện ở chỗ:
- Làm cho sản xuất đạt tới kết quả như đã dự định.
- Tạo thế chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất của người
quản lý.
Nhận thức được tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng là điều
kiện tiên quyết nắm đúng được bản chất sự vật, hướng hoạt động của sự vật theo mục
tiêu và lợi ích của con người. Người quản lý cần đi sâu vào thực tế, tắm mình trong
sản xuất, giải quyết vấn đề ngay tại chổ, xây dựng các biểu đồ theo dõi cần thiết để
9
phản ánh một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình phát triển sản xuất của
đơn vị mình.
1.2.3 Phát huy tính sáng tạo của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp
Phép biện chứng duy vật đòi hỏi người quản lý phải thấy được tính năng động
sáng tạo của người lao động. Họ là hạt nhân trong lao động sáng tạo, là lực lượng hăng
hái trong phong trào thi đua của công nhân, viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng thì
nhiệm vụ quan trọng trước hết là “giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín” làm cho đông
đảo công nhân, viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, bồi
dưỡng tác phong dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ tinh thần hăng hái
cách mạng của quần chúng. Muốn vậy chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau:

 Thứ nhất, triệt để khắc phục tư tưởng “ nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền thống,
kinh nghiệm chủ nghĩa”
 Thứ hai, khắc phục triệt để tư tưởng coi thường “ tính sáng tạo” của quần chúng
và bệnh”chủ nghĩa giáo điều”
1.2.4 Phát hiện kịp thời, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng
chổ, đủ điều kiện
Triết học Mác-Lênin cho rằng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập là quy luật cơ bản, là nguồn gốc, động lực phát triển của vũ trụ. Các mặt đối
lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh, do đó nó không ngừng thúc đẩy sự
vận động và biến đổi của sự vật. Mâu thuẫn là cái tồn tại phổ biến, tất nhiên là nó tùy
theo tính chất sự vật khác nhau mà biểu hiện. Vì vậy tính chất mâu thuẫn của mỗi sự
vật cũng không giống nhau.
Theo Lênin, muốn thật sự hiểu biết được một đối tượng, phải nắm vững và
nghiên cứu mọi mặt của đối tượng, mọi mối quan hệ và “môi giới” của nó. Chúng ta
phải phân tích một cách toàn diện, khách quan tình hình của doanh nghiệp, phải xác
định được tất cả các mặt, các mối quan hệ trong một thể thống nhất, mâu thuẫn biện
chứng để tìm ra đâu là mâu thuẫn căn bản, không căn bản, mâu thuẫn bên trong, mâu
thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu để giải quyết vấn đề.
10
Phép biện chứng duy vật cho rằng, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện để biến
đổi, nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển
kết cấu sự vật, nó là căn cứ để biến đổi, nguyên nhân bên ngoài thông qua nguyên
nhân bên trong để phát huy tác dụng.
1.2.5 Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản
lý sản xuất
Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình
một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mất lòng tin,
không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin nguyên nhân ở bên ngoài và họ bị hạn
chế khi nhìn mọi vấn đề.
Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tách rời nhau, nằm bên

cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên. Những người
theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập,
chuyển hoá lẫn nhau một cách biện chứng.
Với phương pháp nhìn vấn đề một cách siêu hình, thì trong quản lý sản xuất
thường mắc phải những sai lầm sau:
- Không xem xét và sắp xếp được công việc một cách toàn dện.
- Không xây dựng sự thống nhất ý kiến giữa lãnh đạo và công nhân, viên
chức.
- Không xử lý được đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cục bộ và
toàn thể.
1.3 Sự cần thiết của phép duy vật biện chứng đối với công tác điều hành, quản trị
sản xuất trong doanh nghiệp
Trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung
cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách
thức. Mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những tri thức về thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của triết học Mac-Lênin. Chỉ có nắm vững vũ khí tư tưởng
ấy, chúng ta mới tránh được những sai lầm đáng tiếc và có thể giành được thắng lợi
trong hoạt động thực tiễn nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng.
11
Trong công tác quản lý, nếu mắc phải căn bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí sẽ
làm cho chúng ta thất bại trong điều hành sản xuất, thậm chí làm cho sự nghiệp kinh
doanh đi chệch khỏi mục tiêu đã chọn. Cho nên muốn điều hành tốt xí nghiệp hoàn
thành vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong
sản xuất, kinh doanh, chúng ta phải thường xuyên bồi dưỡng cho mình thế giới quan
duy vật biện chứng, đồng thời phải ra sức đấu tranh chống những biểu hiện của tư
tưởng duy tâm chủ quan, siêu hình trong công tác điều hành, quản lý xí nghiệp.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG PHÉP
DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH VÀ CHỈ ĐẠO SẢN

XUẤT TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Vị trí địa lí:
Được thành lập từ năm 1991,
Ajinomoto Việt Nam là công ty
100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc
Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với
giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô
la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay,
công ty đã không ngừng mở rộng và
nâng công suất sản xuất các sản
phẩm với tổng chi phí xây dựng,
hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ.
Hiện công ty Ajinomoto Việt Nam có hai nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên
Hòa hoạt động từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành được đưa vào vận
hành từ tháng 9 năm 2008. Tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Ajinomoto Việt
Nam lên đến gần 2.000 người.
Với sứ mệnh góp phần mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống
khỏe mạnh và hạnh phúc, Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn nỗ lực để mang đến
nhiều chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất và an toàn, phù hợp với khẩu
vị của người Việt Nam.
Với tôn chỉ “đóng góp những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm và
sức khỏe trên qui mô toàn cầu nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”,
Tập đoàn Ajinomoto nói chung và công ty Ajinomoto Việt nam nói riêng đã và đang
đóng góp cho sự phát triển chung của các nền kinh tế bằng cách tạo ra những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới.
13
2.1.2 Sản phẩm của công ty:
Công ty Ajinomoto với sứ mệnh là góp phần mang đến cho người tiêu dùng
Việt Nam một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, cho nên công ty đã luôn nỗ lực để

mang đến nhiều chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất và an toàn, phù
hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Điều này thể hiện rất rõ qua các dòng sản phẩm
ngày càng đa dạng của công ty như:
Lúc mới bắt đầu thành lập, tiền thân của công ty Ajinomoto Việt Nam chính là
Nhà máy bột ngọt Biên Hoà với sản phẩm chính là: bột ngọt hay còn gọi là mì chính,
hiện nay với qui mô phát triển ngày càng mở rộng, sản phẩm của công ty đã được
phân bố rộng khắp trên mọi miền đất nước với đủ các chủng loại sản phẩm của công ty
và giá cả phù hợp với đại đa số người tiêu dùng cũng như chất lượng sản phẩm của
công ty luôn tự tin là thực phẩm chất lượng hàng đầu với các dòng sản phẩm chính
sau:
Bột ngọt AJI-NO-MOTO được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ
nguồn nguyên liệu thiên nhiên như mật mía đường và tinh bột khoai mì.
Hạt Thịt Heo là sản phẩm gia vị cao cấp, được chiết xuất từ xương và thịt heo
cùng với các gia vị khác, giúp tăng hương thơm và vị ngon của nước dùng hoặc có thể
thay thế cho nước dùng.
Giấm gạo LISA được ủ và lên men tự nhiên 100% từ gạo theo quy trình kiểm
soát chất lượng của Nhật Bản, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Mayonnaise LISA là loại xốt mịn, được làm từ trứng gà tươi chọn lọc, giấm gạo
lên men tự nhiên, dầu hạt cải chứa nhiều axít béo không no và vitamin E.
Nước tương đậu nành Lisa đước làm từ nguyên liệu đậu nành chọn lọc bằng
phương pháp lên men tự nhiên đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và
đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Xốt tương đậu nành LISA được lên men tự nhiên từ nguyên liệu đậu nành chọn
lọc. Xốt tương đậu nành LISA có hương vị thơm ngon đặc trưng, thích hợp cho các
món cuốn, hấp (chưng), xào như: gỏi cuốn, bò bía, cá chưng tương,
Cà phê lon Birdy "Birdy" là loại cà phê lon uống liền mang phong cách hoàn
toàn mới, lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. Được sản xuất từ những hạt cà
phê Robusta đặc biệt nhất, nhất và nguồn nguyên liệu sữa tươi Thái Lan và sữa bột
nhập từ Úc, đảm bảo không nhiễm melamine, không sử dụng chất tạo màu.
14

Cà phê lon "Birdy" được sản xuất bởi Công ty nước giải khát Ajinomoto Calpis
(Thái Lan) và nhập khẩu bởi Công ty Ajinomoto Việt Nam.
Hạt nêm Aji-ngon được làm từ nước dùng của xương hầm và thịt cùng với một
lượng cân đối các gia vị khác mang đến hương thơm, vị ngon ngọt và đậm đà cho món
ăn giúp giảm thiểu thời gian cho người nội trợ. Hạt nêm Aji-ngon có ba loại là Aji-
ngon Heo, Aji-ngon Gà và Aji-ngon Tôm Biển.
Bột chiên giòn Hải sản Aji Quick: là sự kết hợp giữa gia vị nêm sẵn và bột
chiên giòn giúp chế biến các món chiên, đặc biệt là hải sản chiên dễ dàng và nhanh
chóng hơn. Điểm nổi bật của sản phẩm là khi chế biến chỉ cần pha bột với nước,
nhúng nguyên liệu vào rồi chiên mà không cần phải tẩm ướp hay nêm thêm bất cứ gia
vị nào khác. Món chiên nhờ đó sẽ thêm giòn tan và giữ được vị ngọt và dưỡng chất
của nguyên liệu bên trong.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức: ( theo sơ đồ )
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Ajinomoto Việt Nam
(Nguồn: Phòng hành chánh quản trị Công ty Ajinomoto Việt Nam)
2.1.4 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.4.1 Phòng kế toán, kiểm toán
- Theo dõi mọi mặt về tài chính của công ty.
- Giám sát, kiểm tra, theo dõi tài sản của công ty, khấu hao TSCĐ của công ty.
- Báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho Ban lãnh đạo để kịp thời đưa ra
những chính sách cân đối thu chi phù hợp.
2.1.4.2 Phòng nhân sự
- Quản lý, bố trí nhân sự, lập kế hoạch tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu
lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
15
- Lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân viên và
người lao động.
- Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành.
- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt
động của công ty và các đơn vị, phòng ban.

2.1.4.3 Phòng hành chính quản trị
- Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng, điện nước phục vụ cho hoạt
động của công ty.
- Chăm lo sức khỏe đời sống, tinh thần cho người lao động thông qua việc cung
cấp các bữa ăn cho người lao động.
- Bảo vệ nội bộ, chỉ đạo công tác bảo vệ đối với các đơn vị.
- Quản lý hồ sơ công ty.
- Phục vụ lễ tân cho hội nghị, tiếp khách và các hoạt động khác của công ty.
- Thực hiện trách nhiệm của công ty đối với địa bàn khu vực.
2.1.4.4 Phòng vật tư
- Chịu trách nhiệm mua vật tư theo yêu cầu của sản xuất.
- Quản lý vật tư hàng hóa.
- Hàng năm, kết hợp với phòng kế toán tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài
sản.
2.1.4.5 Phòng điều hành sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất, trực tiếp điều hành và theo dõi tiến độ sản xuất nhằm
đảm bảo sản xuất đủ số lượng , đúng thời gian và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của
công ty. Sắp xếp, quản lý thành phẩm, phối hợp cùng bộ phận Logistic cung cấp hàng
hóa cho các đội bán hàng trong cả nước cũng như cung cấp hàng cho khách hàng.
2.1.4.6 Phòng kiểm tra chất lượng
Phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến công thức, nâng
cao chất lượng sản phẩm.
2.1.4.7 Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
2.1.4.8 Phòng môi trường
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
2.1.4.9 Phòng Marketing
16
Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, hoạch định chiến lược phát triển,
quảng bá sản phẩm.

2.1.4.10 Phòng Logistic
Chịu trách nhiệm cân đối, lập kế hoạch chuyển hàng, đảm bảo cung cấp hàng
hoá đầy đủ, chính xác về số lượng, đảm bảo về chất lượng trong suốt quá trình vận
chuyển, giao hàng đúng tiến độ cho các đội bán hàng trên cả nước (khoảng 160 đội )
cũng như giao hàng trực tiếp cho một số khách hàng lớn của công ty .
2.1.4.11 Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm, phát triển thị
trường, chăm sóc khách hàng, đảm bảo doanh số, phát triển thị phần.
2.1.4.12 Phòng Quản trị kinh doanh
- Hỗ trợ phòng kinh doanh các thủ tục hành lý,hành chánh như : hợp đồng thuê
kho, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận chất lượng, thuê xe bán hàng….
- Tổng hợp báo cáo bán hàng, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phối hợp
với phòng kinh doanh, phòng Marketing để đưa ra những kế hoạch, những chiến lược
bán hàng hiệu quả.
2.1.4.13 Phòng PR_Quan hệ cộng đồng
- Quảng bá, giữ vững hình ảnh của thương hiệu, quảng bá sản phẩm của công ty
đến cộng đồng, hỗ trợ phòng kinh doanh, phòng Marketing nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh.
- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
Bộ phận sản xuất của công ty Ajinomoto Việt Nam phân bố ở 2 Nhà Máy là
nhà máy Biên Hòa và Nhà máy Long Thành.
Nhà máy ở Biên Hòa chuyên sản xuất : Bột ngọt, Aji-Plus, Mayonnaise, Giấm
gạo Lisa và Phân bón Ami-Ami.
Nhà máy Long Thành chuyên sản xuất : Hạt nêm, Hạt thịt heo, Bột chiên giòn
và đóng gói, dán tem nhập khẩu cho Cà phê Lon Birdy và một vài sản phẩm nhập khẩu
khác.
2.2.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Dựa trên nền tảng nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Ajinomoto là nỗ lực
để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và cho xã hội, Ajinomoto Việt

17
Nam cũng luôn nỗ lực hết mình để mang đến một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc
cho người Việt Nam. Luôn quan tâm nghiên cứu về thói quen ăn uống của người Việt
Nam để từ đó, tìm tòi và phát triển những sản phẩm gia vị phù hợp với khẩu vị của
người Việt, Ajinomoto Việt Nam luôn cam kết cung cấp cho người tiêu dùng các sản
phẩm chất lượng cao và an toàn đáp ứng nhu cầu tạo ra những bữa ăn ngon cho từng
gia đình, góp phần mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người cũng như góp phần
phát triển nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty từ năm 1991-
2012
2.2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất
kết quả hoạt động sản xuất từ năm 1991-2012
14
15,5
17
17,8
18,5
22
25
28
30
40
45
50,1
50,5
60
60,2
60,3
66
72

76,5
80,7
84
89,9
0
20
40
60
80
100
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012
Sản lượng(ngàn tấn/năm)
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất từ năm 1991-2012
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Phòng Kinh Doanh Công ty Ajinomoto Việt nam)
Theo kết quả trên biểu đồ 2.1, ta thấy kết quả sản xuất của công ty tăng dần qua
mỗi năm. Sản lượng tăng hàng năm, từ sản lượng là 14.000 tấn năm 1991, đến năm
2000 sản lượng là 40.000 tấn, và đến năm 2008 sản lượng sản xuất được là 72.000 tấn,
đến năm 2012 là 89.900 tấn
2.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
18
Kết quả hoạt động kinh doanh cũng tăng đều qua mỗi năm. Ta thấy những năm
đầu thành lập (1991-1993) công ty chỉ có thể bán được từ 12 đến 15,5 tấn bột ngọt.
Sau 10 năm phát triển, sản lượng bán của công ty tăng gấp 3 lần ( năm 2001: 36 tấn)
và sau 20 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, sản lượng bán hàng của công ty đã
tăng gấp 6.3 lần.
Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1991-2012
12
14,4
15,6
16,8
18
19,2
22,8
24
26,4
36
42
46,8
48

55,2
57,6
58,8
61,2
66
68,3
72,4
76,6
80
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Sản lượng(ngàn tấn/năm)
Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1991-2012
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Phòng Kinh Doanh Công ty Ajinomoto Việt nam)
2.2.3 Quy trình sản xuất bột ngọt
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto
19
(Nguồn: Phòng điều hành sản xuất)
Bước 1: Mật rỉ disscarid qua quá trình đơn phân glucose + fructose H2SO4 Cắt liên
kết + Ca 2+ Mật rỉ đường và tinh bột sau khi được thu gom từ các vùng nguyê n liệu
sẽ được đưa vào c ác nhà máy để xử lý.
Bước 2: Tinh bột polysaccarid với chất xúc tác enzyme amylase tạo thành glucose (
dung dịch đường)
Bước 3: Dung dịch đường được c ho lên men nhờ c ác vi sinh vật Coryne bacterium
glutamicum. Điều kiện lên men hiếu khí, môi trường pH trung tính, nhiệt độ 32 -360C
trong vòng 36-40 h
Bước 4: Thêm dung dịch NaOH vào glutamate hydrochloric để tạo và thu hồi acid
glutamic
Bước 5: Tiến hành tr ung hòa acid glutamic bằng Na2CO3 để tạo thành dung dịch
mononatri glutamate.

Bước 6: Tẩy màu và cô đặc để thu được tinh thể mo nonatri glutamate.
Bước 7: Tạo hình tinh thể( c ánh), s àng và phân loại theo tiêu chuẩn.
Bước 8: Sấy và vô bao thành phẩm.
2.2.4 Quy trình sản xuất sản phẩm phụ (Phân bón Ami-Ami)
Ami ami là một loại phân bón hữu cơ dạng lỏng được sản xuất trong quá trình
lên men công nghệ sản xuất bột ngọt của công ty Ajinomoto Việt Nam, s ử dụng rất
hiệu quả cho cây trồng ở những vùng đ ất khác nhau.
Bước 1: Mật rỉ disscarid qua quá trình đơn phân glucose + fructose H2SO4 Cắt liên
kết + Ca 2+ Mật rỉ đường và tinh bột sau khi được thu gom từ các vùng nguyên liệu sẽ
được đưa vào các nhà máy để xử lý.
Bước 2: Tinh bột polysaccarid với chất xúc tác enzyme amylase tạo thành glucose (
dung dịch đường)
Bước 3: Dung dịch đường được cho lên men nhờ các vi sinh vật Coryne bacterium
glutamicum. Điều kiện lên men hiếu khí, môi trường pH trung tính, nhiệt độ 32-360C
trong vòng 36-40 h
Bước 4: Thêm dung dịch NaOH vào glutamate hydrochloric để tạo và thu hồi acid
glutamic,
Bước 5: Phần dịch lỏng sau khi thu hồi acid glutamic được tách riêng ra, và giữ lại.
Bước 6: Trung hòa phần dịch lỏng bằng NH3, để thu được phân bón lỏng Ami- Ami.
20
2.2.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Để thực hiện việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu,
sản xuất đến khâu phân phối, song song với việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng
ISO 9001:2000, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro về vệ sinh
an toàn thực phẩm (HACCP), đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng
của Tập đoàn Ajinomoto.
2.2.6 Hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Công ty Ajinomoto Việt Nam
Với phương châm phát triển dựa trên môi trường bền vững, Công ty Ajinomoto
Việt Nam đã xây dựng định hướng môi trường phấn đấu đạt được sự hòa hợp giữa

hoạt động sản xuất kinh doanh với việc bảo vệ và cải tiến mội trường.
Với định hướng này, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã áp dụng Hệ thống Quản
lý môi trường EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và Ajinomoto Việt Nam là một
trong những công ty ở Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ ISO về môi trường vào
năm 2001. Năm 2004, Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện việc tăng cường quản
lý môi trường theo hướng hợp nhất trách nhiệm cộng đồng CSR (Corporate Social
Responsibility) với mục tiêu đặt ra là:
• Không có tai nạn (sự cố môi trường).
• Không phát thải (tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu nước thải, và chất thải
rắn, giảm lượng ô nhiễm không khí, giảm độ ồn và giảm tổng lượng nước thải
đổ ra sông).
Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện, tiết kiệm dầu).
21
2.3 Thực trạng tình hình vận dụng phép duy vật biện chứng vào quá trình quản
lý điều hành sản xuất của doanh nghiệp
2.3.1 Triết lý sản xuất của công ty Ajinomoto trên cơ sở phép duy vật biện
chứng của triết học
Qua phân tích cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, sản
phẩm, thực trạng sản xuất của công ty Ajinomoto ta có thể thấy được các nhà quản lý
của công ty đã biết cách vận dụng phép duy vật biện chứng vào quá trình quản lý, điều
hành và chỉ đạo sản xuất.
2.3.1.1 Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trong cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ta thấy Giám đốc sản xuất
quản lý 5 bộ phận liên quan đến quá trình sản xuất đó là: Bộ phận Vật tư, Điều hành
sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, môi trường và Nghiên cứu và phát triển sản
phẩm. Ta thấy các bộ phận này có mối liên hệ mật thiết với nhau:
Theo cơ cấu tổ chức này ta thấy một bộ phận sản xuất riêng lẻ sẽ không thể hoạt động
tốt nếu không có sự hỗ trợ của các phòng ban khác.
2.3.1.2 Vận dụng nguyên lý về sự phát triển và mối liên hệ phổ biến:
Nhìn vào biểu đồ sản xuất kinh doanh từ năm 1991-2012 của công ty ta thấy

sản lượng sản xuất tăng đều qua các năm. Điều này có liên quan mật thiết đến kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
Nếu sản lượng bán của công ty không tăng đều qua các năm thì bộ phận sản
xuất cũng sẽ không cần thiết phải tăng sản lượng.
Ngược lại nếu cầu về sản lượng bán tăng lên liên tục mà sản xuất tụt hậu, không
theo kịp thì không thể đáp ứng đủ hàng hóa để bán và sẽ dẫn đến khan hiếm. Khách
hàng sẽ chuyển qua mua hàng của các đối thủ, đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Ở đây ta
thấy rõ công ty đã vận dụng tốt 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật để
duy trì tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Không những chỉ phát triển về mặt số lượng mà về mặt chất lượng, chủng loại
sản phẩm công ty cũng đặc biệt chú trọng. Biểu hiện rõ nhất là sản lượng bán tăng đều
qua các năm. Nếu sản phẩm của công ty không liên tục được nâng cao chất lượng, cải
tiến mẫu mã, phát triển chủng loại thì sẽ không thể đạt được kết quả bán hàng tăng liên
tục như ta thấy trên biểu đồ 2.2.
22
Ta thấy ban đầu công ty chỉ sản xuất bột ngọt và những năm đầu thành lập hạt
bột ngọt của công ty vừa to, vừa thô, vừa vàng chứ không hề có màu trắng đẹp và hạt
mịn đều như hiện nay.
Đến năm 1998, công ty bắt đầu tiến hành sản xuất hạt nêm thì những năm đầu
sản phẩm này của công ty bán rất chậm, chỉ sản xuất và bán cầm chừng, hàng tồn kho
nhiều và khi hết hạn thì phải tiêu hủy. Giai đoạn này công ty phải lấy lợi nhuận từ việc
bán bột ngọt bù đắp cho sự thua lỗ do sản xuất hạt nêm. Tuy nhiên công ty vẫn kiên trì
tìm hiểu thị trường, cải tiến sản phẩm, cải tiến bao bì và dần dần đến những năm 2004,
2005 công ty mới dần chinh phục khách hàng và đến năm 2008 thì thị phần của công
ty chiếm gần 40% trên thị ttrường Việt Nam.
Không dừng lại ở đó, công ty không ngừng tìm tòi, phát triển sản phẩm mới và
các sản phẩm sốt Mayonnaise, giấm gạo, nước tương lên men tự nhiên của công ty lần
lượt xuất hiện trên thị trường và hiện nay sản phẩm mới nhất của công ty là : Bột chiên
giòn Aji-Quick và hạt nêm dùng được cho người ăn chay.
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu thêm một số sản phẩm như: cà phê lon Birdy,

nước giải khát Calpis để đa dạng hóa mặt hàng của mình.
2.3.1.3 Vận dụng qui luật những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại
Trong phát triển sản phẩm công ty đã vận dụng quy luật những thay đổi về
lượng dẫn đấn những thay đổi về chất để sản xuất ra 2 sản phẩm mới là Aji-Plus và
Hạt thịt heo .
Aji Plus là sự cô đặc, kết tinh của bột ngọt để cho ra sản phẩm có độ ngọt gấp 4
lần bột ngọt thông thường.
Đối với hạt nêm Aji-ngon thì nguyên liệu thịt heo chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong
thành phần nguyên liệu nhưng với Hạt Thịt Heo thì lượng thịt heo cho vào sản phẩm
này nhiều gấp 5 lần vì thế chúng ta có thể nấu một nồi nước lẩu, nước lèo cho mì, hủ
tiếu, bánh canh mà có thể không dùng thịt mà nước dùng vẫn rất thơm, ngon và đậm
đà vị thịt.
Công ty cũng vận dụng thành công quy luật lượng chất trong việc thay đổi công
nghệ:
Những năm đầu thành lập sản lượng sản xuất của công ty tăng rất ít, một phần
là do thời điểm này sản phẩm bột ngọt của công ty về hình dáng, mẫu mã chưa bắt mắt
23
và chất lượng cũng chưa được như hiện nay. Mặt khác là do dây chuyền và qui mô sản
xuất cũ lạc hậu không thể tăng năng suất lên cao và hạt bột ngọt thì vàng và to rất
không đẹp mắt.
Từ năm 1999, 2000 công ty quyết tâm cải tiến công nghệ và đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất hiện đại giúp cải thiện chất lượng bột ngọt một cách hiệu quả rõ rệt
đồng thời năng suất cũng tăng vượt bậc và đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản
phẩm thì sản lượng bán của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này cho thấy
lượng máy móc được đầu tư tăng lên đã giúp cho chất lượng bột ngọt được nâng cao
và kéo theo sản lượng tăng, lợi nhuận tăng, công ty lại có vốn để tiếp tục đầu tư, cải
tạo máy móc thiết bị.
2.3.1.4 Vận dụng cặp phạm trù cái chung và cái riêng
Những nhà điều hành sản xuất đã vận dụng tốt cặp phạm trù cái chung và cái

riêng ở một số mặt sau:
• Trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Xét trong nội bộ công ty: Mặc dù về bản chất thì sản phẩm Aji-ngon Heo, Tôm,
Gà, Hạt sen - nấm, Hạt thịt heo đều là Hạt nêm nhưng công ty đã phát triển sản phẩm
với nhiều vị khác nhau nhằm đáp ứng các khẩu vị, món ăn khác nhau của người tiêu
dùng và mỗi loại loại hạt nêm khác nhau đều mang hương, vị đặc trưng riêng. Ta thấy
rõ ràng là cái chung là : hạt nêm đều tồn tại trong mỗi cái riêng là hạt nêm Heo, Tôm,
Gà,,, và cái riêng vị Heo , Tôm, Gà… cũng không thể tồn tại ngoài hạt nêm. Nếu các
vị này tồn tại bên ngoài hạt nêm, hạt nêm không mang hương, mang vị này thì ta
không thể gọi đó là hạt nêm Aji-ngon Heo, hạt nêm Aji-ngon Tôm, hạt nêm Aji-ngon
Gà.
Xét ở khía cạnh bên ngoài công ty Hạt nêm Aji-ngon, Hạt nêm Knor, Maggi,…
đều là Hạt nêm dùng để nêm canh và thậm chí cùng có vị thịt heo chung nhưng công
ty vẫn tạo ra vị thịt heo đặc trưng, hương thơm đặc trưng của sản phẩm mình mà người
tiêu dùng không thể lẫn lộn giữa Aji-ngon và Knor hay bất kỳ nhãn hiệu hạt nêm nào
khác.
• Trong nội bộ các phòng ban:
Mặc dù đều hoạt động theo những nội quy chung nhưng mỗi phòng ban thì các
quản lý cấp cao lại có một cách quản lý, điều hành công việc riêng không giống nhau
và hiệu quả công việc cũng khác nhau. Thậm chí trong cùng một phòng ban nhưng
24
quản lý cấp cao và cấp trung cấp giữa nhiều khi cũng có cách quản lý, phong cách làm
việc khác nhau tạo nên nhiều sắc thái và nhiều kết quả công việc, không khí, môi
trường làm việc giữa các phòng ban cũng có những đặc trưng riêng.
• Trong mối quan hệ với bên ngoài :
Các nhà điều hành quản lý sản xuất đã hiểu được tầm quan trọng của mội
trường ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, người nhân viên làm việc cũng như
đánh giá, nhìn nhận của khách hàng đối với sự phát triển của công ty là vô cùng to lớn
nên đã tạo cho sản phẩm của Ajinomoto một cái riêng về chất lượng không thể lẫn lộn
với sản phẩm khác chính là : Công nghệ Nhật Bản, Sản phẩm thân thiện với môi

trường, sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường.
Công ty đầu tư hệ thống xử lý chất thải quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh môi
trường và tận dụng phế phẩm để sản xuất phân bón AMi-Ami là một sản phẩm cũng
thân thiện với môi trường, góp phần nhỏ phát triển ngành nông nghiệp VN.
2.3.1.4 Nội dung và hình thức
Với tôn chỉ "góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọingười trên trái
đất bằng cách đóng góp những tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực Thực phẩm và
Sức khỏe và bằng những hoạt động vì Sinh mệnh con người" của Tập đoàn
Ajinomoto, bộ phận sản xuất của công ty Ajinomoto Việt Nam luôn kiểm soát chặt
chẽ qui trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất và đóng gói, bảo quản
thành phẩm. Công ty có những tiêu chuẩn rất gắt gao đối với những nhà cung cấp
nguyên liệu. Ví dụ: đối với sốt Mayonnaise Lisa làm từ trứng gà “tươi” thì trứng gà
nếu muốn được nhập hàng thì điều kiện tiên quyết là trứng vừa được đẻ ra trong ngày,
SP khi nhập kho phải qua máy soi của công ty kiểm tra.
Quy trình sản xuất, sản phẩm được sản xuất ra phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn
đăng ký chất lượng và các tiêu chuẩn về ISOO, HACCAP.
Ta thấy nội dung chính là tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của tập đoàn và hình
thức là công ty đã hoàn thành tốt tôn chỉ này thông qua các hình thức tổ chức sản xuất,
kiểm tra, phân phối sản phẩm.
2.3.1.5 Khả năng và hiện thực
Các nhà điều hành chỉ đạo sản xuất đã biết vận dụng phạm trù khả năng và
hiện thực trong việc lập kế hoạch sản xuất:
25

×