Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Phân tích việc đảm bảo nguyên tắc nguyên tắc hiệu quả của dự án đường sắt trên cao cát linh hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.03 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
--------

BÀI TẬP NHĨM
Mơn Quản lý phát triển

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VIỆC ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC
NGUYÊN TẮC HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT
TRÊN CAO CÁT LINH - HÀ ĐƠNG
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: Quản lý phát triển (122)_03
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phí Thị Hồng Linh

Hà Nội, 10/2022


● Nhà cung ứng (các doanh nghiệp): đóng vai trị là động lực cơ bản tham gia
vào các hoạt động phát triển.
● Nhà tài trợ: Đóng vai trị hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phát triển
Vai trò quản lý của Nhà nước được thực hiện một cách chủ động, vai trò
quản lý của cộng đồng dân cư và nhà cung ứng chỉ được thực hiện khi có sự huy
động của Nhà nước.
1.2. Cơ sở lý thuyết về tính hiệu quả trong quản lý phát triển
1.2.1. Nội dung của nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát triển
1.2.1.1. Nguyên tắc hiệu quả là gì?
Để thực hiện một hoạt động phát triển bất kỳ nào đó, các cá nhân hoặc tổ
chức phải hy sinh một nguồn lực nhất định để có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Nhưng nguồn lực này, dù là của cá nhân hay một tổ chức thì đều có hạn và vơ cùng
khan hiếm. Chính việc sử dụng nguồn lực cho hoạt động này sẽ làm giảm đi cơ hội
để thực hiện các hoạt động khác, chính vì thế, trước khi đưa ra mỗi quyết định tiến


hành một hoạt động phát triển bất kỳ, các nhà quản lý phải có những xem xét đánh
giá để tránh lãng phí nguồn lực, hay nói cách khác, việc xem xét đánh giá này sẽ
giúp các hoạt động phát triển đảm bảo được nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát
triển.
Hiệu quả là một khái niệm được đề cập nhiều trong nền kinh tế thị trường.
Theo nhà quản trị học Manfred Kuhn, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục
đích xác định do con người đặt ra.
Về mặt khái niệm, nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát triển là một hệ
thống các quan điểm yêu cầu một hoạt động phát triển cụ thể phải tuân thủ dựa trên
việc đảm bảo kỳ vọng đặt ra. Nguyên tắc hiệu quả được xác định là kết quả đầu ra
của hoạt động so với chi phí đầu vào để xem xét mục tiêu của hoạt động phát triển
có đạt được hay khơng. Vì nguồn lực của mỗi cá nhân, tổ chức, địa phương hay của
quốc gia thì đều khan hiếm và có nạn nên khi nguồn lực được sử dụng cho hoạt
động này thì sẽ làm giảm sử dụng nguồn lực cho hoạt động khác. Chính vì thế ln
ln phải cân nhắc có nên sử dụng nguồn lực cho hoạt động phát triển đó khơng.
Ngun tắc
8


chung là phải giảm chi phí đầu vào và tăng kết quả đầu ra. Hiệu quả ở đây được
xem xét gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
1.2.1.2. Nội hàm của nguyên tắc hiệu quả trong quản lý phát triển
Nội dung của nguyên tắc hiệu quả thơng qua hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế xã hội và mơi trường. Hiệu quả tài chính thường được xem xét ở tầm vi mô,
tầm doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích của các nhà đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận
cho nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế- xã hội thì được xem xét ở tầm vĩ mơ, xuất phát từ
lợi ích của xã hội nhằm tối đa hóa lợi ích cho tồn thể xã hội. Trên thực tế có những
hoạt động kinh tế có thể thỏa mãn tối đa hóa lợi nhuận cho các chủ đầu tư nhưng lại
khơng đồng thời tối đa hóa phúc lợi cho xã hội, có thể những lợi ích mà hoạt động

đó mang lại chỉ đem lại cho xã hội một phần phúc lợi khơng tương xứng thậm chí
cịn gây hại cho xã hội.Vì thế với mục tiêu của quản lý phát triển là phát triển bền
vững, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng, cho toàn xã hội nên nhấn mạnh đến
hiệu quả kinh tế xã hội và mơi trường là ngun tắc cốt lõi. Lợi ích và chi phí mà
nền kinh tế quốc dân thu được thì đều có thể định lượng được hoặc khơng định
lượng được.
Những lợi ích có thể định lượng được như giá trị gia tăng thuần túy (NVA) là
giá trị chênh lệch giữa giá trị đầu vào và giá trị đầu ra; chỉ số lao động việc làm bao
gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp do hoạt động phát triển tạo ra; mức tăng năng
suất lao động sau khi có hoạt động phát triển so với trước khi có hoạt động phát
triển; mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. Các lợi ích khơng định lượng được có
thể được kể đến như sự phù hợp của hoạt động phát triển với những mục tiêu phát
triển kinh tế, những lĩnh vực ưu tiên, ảnh hưởng dây chuyền đối với sự phát triển
của ngành khác.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá nguyên tắc hiệu quả
a. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Về hiệu quả tài chính của một dự án được đánh giá thông qua mức độ đảm
bảo được mục tiêu và nhu cầu phát triển chung của doanh nghiệp, để từ đó góp phần
nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiệu
quả tài chính được đo lường dựa trên quan điểm về lợi ích/chi phí của nhà đầu tư so
với các thời kì trước đó hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh khác so với định mức
chung. Cụ
9


thể để đánh giá hiệu quả tài chính, chúng ta sử dụng các nhóm chỉ số về tài chính
doanh nghiệp bao gồm:
Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng
tiền vào và giá trị hiện tại của dòng tiền ra của một dự án đầu tư. Để tính được giá
trị này, cần sử dụng tính chất giá trị thời gian của tiền để khấu hao các dòng tiền dự

kiến tại các thời điểm trong tương lai hoặc quá khứ về thời điểm hiện tại theo một tỷ
lệ nhất định được gọi là lãi suất chiết khấu kỳ vọng.
Cơng thức:

Trong đó:
Bt: khoản thu năm i
Ct: khoản chi năm i
n: số năm hoạt động của đời dự án
r: tỷ suất chiết khấu
Ý nghĩa: NPV là một chỉ tiêu nhằm dự kiến khả năng sinh lời của dự án, dựa
trên các đánh giá và dự báo ở thời điểm trước khi bắt đầu dự án. Điều này giúp nhà
đầu tư có những quyết định đúng đắn trong việc có hay khơng tiến hành dự án hoặc
có những điều chỉnh phù hợp. Cụ thể trong trường hợp NPV>0 tức là dự án này có
tính khả thi cao và có khả năng sinh lời, ngược lại với NPV<0, dự án có tính khả thi
thấp và có khả năng lỗ vốn, tại điểm NPV=0 được gọi là điểm hòa vốn (lúc này lãi
suất chiết khấu r đúng bằng giá trị tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR). Ngoài ra, để đánh
giá và so sánh nhiều dự án đầu tư, nhà đầu tư thường có xu hướng lựa chọn dự án
có NPV dương và lớn nhất.
Tỷ số lợi ích chi phí (BCR): là một giá trị thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích
và chi phí tính tốn của một dự án. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính tốn
dưới dạng giá trị tiền tệ hoặc định tính.

10


Cơng thức:

Trong đó:
Bi – Lợi ích của kì i
Ci – Chi phí của kì i

Ý nghĩa: Một dự án nếu có chỉ số BCR lớn hơn 1 có kỳ vọng đem lại NPV
>0 và ngược lại.
Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP): Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian dự
kiến cần thiết để các dòng tiền bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu của nó. Độ dài
này thường được dự tính trong một khoảng cho phép (bao gồm thời gian hoàn vốn
tối thiểu PPmin và thời gian hồn vốn tối đa PPmax). Thơng thường trong các dự án
có thời gian hồn vốn lớn hơn thời gian hoàn vốn tối đa sẽ bị doanh nghiệp loại bỏ,
những dự án được chọn là những dự án có thời gian hoàn vốn trong khoảng cho
phép.
Mức độ tiết kiệm của dự án : được thể hiện ở khả năng tiết kiệm ngoại tệ:
Cần tính được những khoản thu chi ngoại tệ của dự án cũng như dự án liên đới.
Ngoài ra, cũng phải tính được số ngoại tệ tiết kiệm được. Sau đó quy tiền về cùng
mặt bằng thời gian để biết được số ngoại tệ tiết kiệm được từ dự án là bao nhiêu.
b. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Thông thường để thực hiện một dự án, cần phải huy động một nguồn lực
nhất định của xã hội, nhưng nguồn lực của mỗi một tập thể, một ngành hay thậm chí
là một quốc gia là vơ cùng khan hiếm, việc phân bổ và sử dụng nhiều hay ít nguồn
lực đầu vào cho dự án này quyết định đến việc làm tăng hay giảm nguồn lực đầu
vào sử dụng cho dự án khác. Chính vì thế, việc đánh giá nguồn lực đầu vào mà xã
11


hội bỏ ra

12


cho dự án với đầu ra mà dự án đem lại cho xã hội là vô cùng cần thiết để xác định
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của một dự án. Hiệu quả kinh tế - xã hội và
môi trường của một dự án được đo bằng lợi ích kinh tế - xã hội và mơi trường mà

dự án đó đem lại cho xã hội.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của một dự án được đánh giá
thông qua chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế nhận được với chi phí, lợi ích
mà nền kinh tế ấy đã bỏ ra để thực hiện dự án. Để đánh giá tổng quát hiệu quả về
mặt kinh tế
- xã hội và môi trường của dự án, ta đánh giá trên 3 khía cạnh:
Đối với kinh tế: Đóng góp của dự án cho q trình tăng trưởng, tính ổn định
và những đóng góp vào ngân sách nhà nước (thông qua các loại thuế GTGT,
TNDN,...)
Đối với xã hội: Đóng góp của dự án cho an sinh xã hội: cơ sở hạ tầng, tạo
việc làm, nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập của người lao động, mức sống giải
quyết vấn đề ùn tắc giao thơng.
Đối với mơi trường: Dự án có tác động tốt tới môi trường sinh thái, đa dạng
sinh học, hoặc không có tác động nào gây ra ơ nhiễm mơi trường, hủy hoại đa dạng
sinh học.
c. Tác động của dự án đến hiệu quả kinh tế - xã hội
Mục tiêu và phạm vi phân tích tác động đến mơi trường sinh thái: Việc thực
hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các
tác động này cũng có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích
cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho
dân cư địa phương... Các tác động tiêu cực bao gồm việc ơ nhiễm nguồn nước,
khơng khí, đất đai, làm ảnh hưởng sức khoẻ con người và súc vật trong khu vực. Vì
vậy trong phân tích dự án các tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực
phải được quan tâm thoả đáng.
Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết
cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.

13



Tác động dây truyền: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội,
mối liên hệ giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ.
Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của dự án khơng chỉ đóng góp cho bản thân ngành
được đầu tư mà cịn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy
nhiên ảnh hưởng dây chuyền này khơng chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số
trường hợp nó cũng có tác động tiêu cực. Khi phân tích dự án cần phải tính đến cả
hai yếu tố này.
Những ảnh hưởng đến sự phát triển địa phương: Có những dự án mà ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt
là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, miền núi, nơng thơn với mức sống và
trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên tất yếu sẽ
kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết
cấu hạ tầng được tạo từ những dự án nói trên khơng những chỉ có tác dụng đối với
chính những dự án đó mà cịn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của
địa phương.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguyên tắc hiệu quả
1.2.3.1. Tính minh bạch
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thơng tin liên quan đến
q trình quản lý phát triển. Tính minh bạch đặt ra hai vấn đề là trách nhiệm cung
cấp thông tin và quyền được tiếp cận thông tin.
Trách nhiệm cung cấp thông tin yêu cầu các chủ thể tham gia quản lý phát
triển phải đảm bảo việc cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời tới các bên
liên quan cần được biết và cần phải biết. Các thông tin được cung cấp phải là thơng
tin chính thức và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng cần tiếp cận thông tin.
Quyền được tiếp cận thơng tin thuộc về phía cộng đồng, xã hội và cả công
chức thực thi các quyết sách của nhà nước. Quyền được thông tin được mở rộng
đồng nghĩa là với việc thu hẹp phạm vi thơng tin bí mật và gia tăng hiểu biết thông
tin của công đồng và xã hội, quyền giám sát được tăng lên. Quyền được tiếp cận
thơng tin càng được mở rộng thì trách nhiệm cung cấp thông tin càng được tăng lên.
Trách nhiệm cung cấp thông tin là điều kiện bảo đảm cho quyền được tiếp cận

thông tin được thực hiện. Hai nội dung này sẽ rất khó thực hiện nếu năng lực quản
lý và kiểm sốt thơng tin của nhà nước yếu kém.
14


Minh bạch trong quản lý phát triển sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cho
bộ máy nhà nước, giảm thiểu tham nhũng, giảm thiểu chi phí khơng chính thức cho
doanh nghiệp, tăng cơ hội lựa chọn cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của xã hội, từ đó nâng cao hiệu quả của dự án.
Để thực hiện được tính minh bạch, vai trị của các phương tiện và giới truyền
thông công cộng là rất quan trọng. Các phương tiện thơng tin cịn có vai trò giám sát
hoạt động của nhà nước và hành vi sai trái của cơng chức. Vai trị của các phương
tiện truyền thông sẽ không thực hiện được nếu không được tự do thông tin. Tự do
thông tin của các phương tiện truyền thơng có nghĩa là khơng bị nhà nước can thiệp,
không chịu sự chi phối của doanh nghiệp và các nhóm lợi ích. Vì vậy, cần phải có
các quy định về cơ chế trách nhiệm với giới truyền thông, ví dụ luật báo chí, luật
xuất bản…
Một số ví dụ về chỉ số đánh giá tính minh bạch: chỉ số đánh giá tham nhũng,
chỉ số cảm nhận tham nhũng (chỉ số minh bạch), chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)…
1.2.3.2. Tính trách nhiệm
Tham gia vào hoạt động phát triển gồm 3 chủ thể: chính phủ, người dân, nhà
cung ứng, tạo ra 3 mối quan hệ trách nhiệm sau:

Hình 1. 2. Mối quan hệ trách nhiệm của các chủ thể
Nguồn: Bài giảng Quản lý phát triển
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà nước: Đây là mối quan hệ là
trách nhiệm dọc về chính trị. Trong mối quan hệ này người dân đóng vai trị là cử
tri, thể hiện quyền lực của mình đối với chính phủ qua tiếng nói bằng phiếu bầu của
người dân.


15


Mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước và nhà cung ứng: đây là mối quan hệ
trách nhiệm ngang về chính trị. Nhà cung ứng có trách nhiệm thực hiện hoạt động
phát triển trên cơ sở quyền và nguồn lực được nhà nước chuyển giao.
Mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà cung ứng: là trách nhiệm phi
chính trị. Người dân với tư cách là khách hàng bộc lộ nhu cầu đối với nhà cung ứng.
Nhà cung ứng thì cung cấp hàng hố dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân cả về
số lượng và chất lượng.
Trong các mối quan hệ này, trách nhiệm quan trọng nhất của các chủ thể nhà
nước và nhà cung ứng là trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình là trách
nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm
tròn trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình gồm hai nội dung: (1) Hoạt động giải trình
bao gồm lý do, nguyên nhân của vấn đề, ai chịu trách nhiệm… (2) Hoạt động khắc
phục hậu quả: đưa ra các chính sách để giải quyết vấn đề, hoặc là chịu trách nhiệm
cá nhân: từ chức, bồi thường… Trách nhiệm giải trình có thể là định kỳ hoặc đột
xuất bằng các văn bản báo cáo, văn bản giải trình hoặc điều trần cũng như các phát
ngơn chính thức của các chủ thể. Yêu cầu của hoạt động giải trình là phải đầy đủ,
chính xác.
Trách nhiệm giải trình u cầu các chủ thể phải giải trình đối với các bên liên
quan, gồm có giải trình nội bộ (cấp trên) và giải trình với bên ngồi (giải trình với
người dân, xã hội). Trong đó, giải trình nội bộ là để quy trách nhiệm và phân quyền
cho các tổ chức, giải trình với bên ngồi chính là sự cam kết của nhà nước, nhà
cung ứng với người dân và xã hội về các quyết sách của mình. Chính vì vậy, giải
trình ra bên ngồi đóng vai trị quan trọng hơn vì có tác dụng định hướng dư luận và
là điều kiện tiên quyết để chính phủ cơng khai, minh bạch các quyết sách của mình.
1.2.3.3. Sự tham gia
Sự tham gia tập trung ở ba nhóm cơ bản: một là sự tham gia của cộng đồng,
hai là sự tham gia của khu vực tư nhân và ba là sự tham gia của các tổ chức phi

chính phủ.
Sự tham gia của cộng đồng: đây là nhóm đối tượng những người hưởng lợi
và chịu tác động trực tiếp của hoạt động phát triển. Doanh nghiệp tham gia với tư
cách là chủ thể chính trực tiếp thực hiện hoạt động phát triển. Nhà tài trợ (tổ chức
phi chính phủ) tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển bằng
cách tài trợ một phần hoặc tồn bộ cho hoạt động phát triển thơng qua các ngân
hàng, quỹ hỗ trợ
16


phát triển, cũng có những trường hợp các nhà tài trợ trực tiếp tham gia thực hiện
toàn bộ hoặc một phần hoạt động phát triển.
Nội dung tham gia của các nhóm này chủ yếu gồm: tham gia phản biện, tham
gia thực hiện và tham gia giám sát. Đây là sự tham gia quan trọng nhất. Vì họ là
những người trực tiếp chịu tác động của các hoạt động phát triển. Do đó, tiếng nói
và đóng góp của họ vào các hoạt động phát triển có tính thực tiễn cao, phản ánh và
làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà khi lập kế hoạch nhà nước chưa có điều kiện đề cập
đến. Sự phản biện của người dân và xã hội sẽ tạo áp lực buộc chính phủ phải cân
nhắc tính tốn khi quyết định hoạt động phát triển. Muốn huy động được sự tham
gia này, nhà nước cần tạo một cơ chế tiếp nhận thông tin phản biện, công bố dự thảo
kế hoạch và các mốc thời gian để công dân và các tổ chức xã hội nghiên cứu, phản
biện. Sự tham gia của cộng đồng cịn có tác động tích cực trong việc giám sát các
hoạt động của nhà nước và hành vi của nhân viên nhà nước, ngăn ngừa và hạn chế
được các hành vi tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc để chuộc lợi cá nhân. Đồng thời,
khi người dân tham gia thì trách nhiệm sử dụng và bảo vệ thành quả mà họ làm
được sẽ nâng lên và do đó hiệu quả hoạt động phát triển sẽ càng được nâng cao.
1.2.3.4. Quản lý theo kết quả
Quản lý theo kết quả, hay đơi khi cịn được gọi là “Quản lý dựa vào kết
quả”, là một cách tiếp cận trong quản lý chú trọng đến kết quả. Đó là một hệ thống
nhằm cải thiện kết quả hoạt động thông qua một quy trình liên tục từ xác định mục

tiêu cho các hoạt động đến đo lường kết quả hoạt động, thu thập, đánh giá và báo
cáo các thông tin về kết quả hoạt động và sử dụng những thông tin đó để cải thiện
được kết quả hoạt động nhằm biến các mục tiêu dài hạn và mục tiêu trực tiếp của tổ
chức thành hiện thực. Một lần nữa, trọng tâm quan trọng nhất cần nhấn mạnh là đầu
ra chứ không phải là đầu vào.
Theo OECD, quản lý theo kết quả là một phương thức quản lý tập trung vào
hiệu lực thực hiện của hoạt động, chính sách và việc đạt được đầu ra, kết quả hay
tác động của hoạt động, chính sách đó. Trong phương thức quản lý theo kết quả,
vấn đề quan trọng nhất chính là đánh giá được mức độ thực hiện các hoạt động,
chính sách và đưa kết quả thành cơ sở để phân bổ ngân sách. Để có cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá, người ta xây dựng Mơ hình lơgíc về chuỗi kết quả (result chain)
của hoạt động, chính sách đó.

17


Hình 1. 3. Mơ hình logic “chuỗi kết quả” của hoạt động – chính sách
Nguồn: Bài giảng Quản lý phát triển
Trong đó:
Đầu vào (input) là những nguồn lực, như tiền, nhân lực và vật lực, được các
cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách sử dụng để thực hiện các hoạt động và từ đó
tạo nên kết quả. Ví dụ, việc xây dựng trường học, để thực hiện hoạt động xây
trường người ta cần kinh phí (vốn), nhân lực (lao động), nguyên vật liệu xây
dựng…
Hoạt động (activities) là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các
sản phẩm cuối cùng ở đầu ra. Theo ví dụ trên thì hoạt động đó là tồn bộ q trình
xây dựng trường.
Đầu ra (outputs) là loại hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm cụ thể mà do các cơ
quan, đơn vị tạo ra và cung cấp cho xã hội trong q trình thực hiện chính sách. Đầu
ra chính là phương tiện trung gian để chính sách có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Theo ví dụ trên thì ngơi trường mới chính là đầu ra.
Kết quả (outcomes) là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng (chủ ý hoặc
không chủ ý) từ quá trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra. Kết quả kế hoạch
(dự kiến) là mục tiêu của chính phủ cố gắng đạt được thơng qua việc mua sắm các
đầu ra. Các kết quả có thể được xem xét theo mức độ ảnh hưởng đến xã hội trong
trung hạn. Kết quả của việc xây dựng trường học là tăng số học sinh đến lớp.
Tác động (impacts) là những kết quả mang tính chất dài hạn nhờ việc đạt
được các kết quả trung hạn nói trên. Đây cũng chính là việc đạt được đến những
mục tiêu cuối cùng của một chính sách. Trong ví dụ trên, tác động của việc xây
dựng trường học là việc tăng dân trí, tăng thu nhập.
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc
chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động được triển khai để thực hiện chính sách
18


sang các cấp kết quả (đầu ra, kết quả [outcome], tác động) mà KH, chính sách nhằm
đạt tới. Đồng thời, quản lý theo kết quả cũng giúp nâng cao tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình.
Bốn yếu tố này khơng tác động độc lập với nhau. Các yếu tố sẽ là các công
cụ và điều kiện để các yếu tố khác được thực thi. Do đó để đảm bảo thực hiện hiệu
quả hoạt động phát triển cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho bốn yếu tố này được
thực thi một cách đồng bộ.

19


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN TRÊN
ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH - HÀ ĐÔNG
2.1. Tổng quan về dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
2.1.1. Giới thiệu dự án

2.1.1.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án










Tên dự án: Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông
Hệ thống: Đường sắt đơ thị Hà Nội
Hoạt động: 6/11/2021
Vị trí xây dựng: từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa
ở quận Hà Đông
Sở hữu: Đường sắt Việt Nam
Điều hành: Công ty TNHH một thành viên đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro)
Hình thức đầu tư: sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc
Tổng mức đầu tư: 868,04 triệu USD (22.521 tỷ VND) trong đó, phần vốn
vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND)
Doanh thu từ dự án từ: Hoạt động bán vé cho hành khách

2.1.1.2. Nội dung dự án
a. Quy mô dự án






Chiều dài tuyến: 13.05 km
Khổ đường sắt: 1.435 mm (4 ft 8 1⁄2 in)
Số nhà ga: 12
Số lượt khách: 28.500 lượt khách/giờ/hướng (ước tính)

● Tốc độ:
o Vận tốc tối đa: 80 km/h (50 mph)
o Vận tốc khai thác: 35 km/h (22 mph)
● Số tuyến: 2A
b. Hạng mục đầu tư
Cơng trình và hạ tầng dự án bao gồm:
-

Tuyến ĐSTC từ ga Cát Linh (Hà Nội) tới ga Yên Nghĩa

20


- Tuyến chính đi trên cầu cao ở giữa, dọc theo dải phân cách của các tuyến
phố
-

Các nhà ga trên cao

-

Tuyến nhánh nối vào Depot

-


Depot

-

Nhà điều hành

-

Các cơng trình liên quan phục vụ tuyến đường

-

Mua sắm máy móc thiết bị cần thiết hoạt động trên tuyến đường

c. Quy hoạch dự án
Trên bản đồ quy hoạch giao thông đường sắt đô thị, Monorail khu vực đô thị
trung tâm thấy được tuyến đường số 2A ký hiệu màu xanh cốm. Điểm xuất phát là
Cát Linh sau đó chạy qua Giảng Võ – Láng Hạ – Thanh Xuân – Hà Đông. Theo bản
đồ, tuyến số 2 xuất phát từ Cát Linh và kết thúc tại Hà Đơng.
Tồn tuyến xây dựng 12 nhà ga tương ứng với 12 điểm dừng đón trả khách.
Cụ thể: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng
Khoang, Văn Quán, Hà Đông (bến xe Hà Đông cũ), La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa
(bến xe khách n Nghĩa).
Bên cạnh đó, tuyến Metro số 2A cịn được kết nối với nhiều tuyến khác. Bao
gồm:
● Tại ga Cát Linh kết nối với Tuyến Metro số 3
● Tại ga Thượng Đình kết nối với Tuyến Metro số 2


Tại ga Yên Nghĩa kết nối với bến xe khách Yên Nghĩa


d. Phương án lựa chọn cơng nghệ
ĐSCLHĐ có 13 đồn tàu cơng nghệ cao, mỗi đồn tàu có 4 toa xe. Tàu chạy
bằng điện được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an tồn, tính ổn định và mỹ
quan đơ thị. Tàu có cabin điều khiển hai chiều và có thể đổi chiều ở cả hai phía.
Đồn tàu có chiều dài 80 m, mỗi toa có chiều dài trung bình 20m, chiều cao toa tàu
tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3.8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2.8 m, với bốn cửa ra
vào mỗi bên thân toa, sức chứa tối đa là 1362 hành khách, có nghĩa là 6 hành
khách/m².
Vỏ tàu được sơn màu xanh lá cây, đầu tàu được trang trí bằng biểu tượng
Khuê Văn Các và dòng chữ trắng ghi rõ tên tuyến Cát Linh – Hà Đơng. Tàu có hệ
21


thống

22


điều khiển tự động để tự động dừng tàu lại trong trường hợp tốc độ q cao, từ đó
duy trì sự an tồn cho hành khách. Hệ thống thơng tin tín hiệu sử dụng cơng nghệ
hiện đại nhất trên thế giới, có khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu về tổ chức
vận hành tàu, đảm bảo an toàn và độ chính xác cao. Cơng nghệ đóng đường rộng
"Điều khiển tàu dựa trên hệ thống truyền thông" (Communication-based Train
Control) giúp rút ngắn thời gian giãn cách giữa các tàu. Công nghệ này đang được
áp dụng cho các hệ thống metro hiện đại nhất của châu Âu và thế giới.
Đường ray có khổ tiêu chuẩn 1,435 mm, sử dụng cơng nghệ hàn liền để đảm
bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung, được lắp đặt các thiết bị chống trật
bánh tàu.
e. Nhân lực

Toàn bộ nhân sự của dự án này 681 người. Trong đó trung tâm lái tàu có 87
người, gồm 46 lái tàu chính trên tuyến, 13 lái tàu dồn, thử tàu và nhân viên kỹ thuật,
giám sát tín hiệu, trực ban. Ngồi trung tâm lái tàu, 594 nhân sự khác làm việc tại
các trung tâm gồm điều độ, vận tải hành khách, kiểm tra sửa chữa cơng trình, thiết
bị nhà ga, điện lực, thơng tin tín hiệu, đường ray, toa xe.
f. Tổng mức đầu tư dự án
● Chi phí đầu tư đường sắt đơ thị: cơng trình dân dụng, xây dựng kiến trúc tầng
trên, tất cả các thiết bị, đồn xe, giải phóng mặt bằng.

23


Bảng 2. 1. Tổng mức đầu tư sau đội vốn
Đơn vị: Đồng
STT

Hạng mục

1

Chí phí xây dựng

2

Kế hoạch ban đầu

Sau đội vốn

3.548.150.000.000


6.750.218.100.000

Chi phí thiết bị

869.238.000.000

2.554.537.000.000

3

Chi phí GPMB, đền bù

595.931.000.000

1.130.192.670.000

4

Chi phí quản lý dự án, tư vấn
đầu tư xây dựng

508.000.000.000

977.257.280.000

5

Các khoản chi phí khác và thuế

926.213.000.000


940.220.680.000

6

Chi phí dự phịng

1.418.457.000.000

2.924.282.600.000

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CƠNG
TRÌNH

7.865.989.000.000 16.695.165.330.000

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ PHẦN TOA
XE

903.976.000.000

1.328.802.670.000

8.769.965.000.000 18.023.968.000.000

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TỒN BỘ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu
● Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống đường sắt trên cao: nhân cơng, quản lí,
ngun vật liệu, tiêu dùng và năng lượng

● Chi phí dự phịng bao gồm chi phí cho các yếu tố khối lượng phát sinh và chi
phí cho yếu tố trượt giá
● Chi phí khác như thuế
Tuyến ĐSĐT CLHĐ được đầu tư bằng nguồn vay ODA Trung Quốc, có
tổng mức ban đầu 522 triệu USD. Tháng 11-2014, Ban Quản lý Dự án đường sắt
(Bộ GTVT) đã có tờ trình đề nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án ĐSĐT Cát
Linh
– Hà Đông lên 868,04 triệu USD, trong đó phần vay ODA Trung Quốc tăng 250,62
triệu USD, vốn đối ứng phía Việt Nam tăng 64,56 triệu USD. Sau nhiều lần điều
chỉnh và đội vốn do chậm trễ tiến độ, dự án có tổng mức đầu tư là 868,04 triệu
USD.
2.1.2. Quá trình thực hiện
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án
24


Từ 2008 – hết quý 3/2011, ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh
– Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, khi Hà Đơng vẫn cịn là trung tâm của tỉnh Hà
Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đơng lại khó mở rộng do
vướng các cơng trình hai bên đường Nguyễn Trãi. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà
Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp
lực dân số của hai thành phố.
Tháng 10 năm 2004, Văn phịng Chính phủ phê duyệt thỏa thuận hợp tác xây
dựng tuyến đường sắt đơ thị thí điểm Hà Nội – Hà Đơng giữa Cục Đường sắt Việt
Nam và Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc.
Tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
giao thơng vận tải Thủ đơ Hà Nội đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đơ thị
Hà Nội – Hà Đơng. Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận kế
hoạch đấu thầu dự án Cát Linh – Hà Đông mà Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị.
Kế hoạch ban đầu hoàn thành vào năm 2013.

b. Giai đoạn thực hiện dự án
Từ 10/2011 – 9/2018, dự án được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm
2011, thời hạn hoàn thành được lùi tới năm 2015. Sau lễ khởi công tại quận Hà

Đông, dự án gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng . Vì thế, phải đến tháng
5/2015, Hà Nội mới bàn giao toàn bộ mặt bằng cho tổng thầu. Việc kéo dài thời
gian giải phóng mặt bằng, thay đổi thiết kế và sự cố khiến tiến độ thi công bị chậm.
Tháng 7/2015, về xây dựng các nhà ga trên tuyến mới đạt 30% khối lượng và
tổng thầu xin lùi mốc hoàn thành đến 6/2016. Đến giữa năm 2016, dự án vẫn chưa
hoàn thành xây dựng cơ bản. Và tổng thầu EPC một lần nữa hẹn và xin lùi đến đầu
năm 2018.
Tháng 9/2018, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đơng được đóng điện và chạy
thử liên động sau thời gian thi công kéo dài hơn dự kiến nhiều lần.
c. Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng

25


Đến 2/2020, bắt đầu chạy thử như khai thác thương mại để đánh giá an tồn,
phục vụ cơng tác nghiệm thu. Hơn 1 năm sau, vào 4/2021, tuyến tàu được tư vấn
độc lập ACT (Pháp) cấp chứng nhận an toàn.
Tháng 5/2022, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận
tải) thông báo dự án đang được nghiệm thu các hạng mục xây dựng, thiết bị. Ngày
29 tháng 10 năm 2021, tại cuộc họp của Hội đồng kiểm tra Nhà nước, tất cả 9 thành
viên của hội đồng đều chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của Bộ Giao
thông Vận tải để đưa Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vào khai thác
giai đoạn đầu.
Ngày 6 tháng 11 năm 2021, Tuyến số 2A chính thức trở thành tuyến đường
sắt đơ thị đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào khai thác thương mại.
2.1.3. Các bên liên quan

a. Nhà nước
● UBND các cấp TP Hà Nội
● HDND các cấp TP Hà Nội
● Ban Quản lý dự án đường sắt
● Các bộ ban ngành liên quan: GTVT, Tài Chính, Mơi trường,....
b.Nhà tài trợ
Cơng ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường Sắt Trung Quốc theo vốn đầu tư ODA
c. Nhà cung ứng
● Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế cơng trình
đường sắt Bắc Kinh.
● Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI)
e. Cộng đồng
● Người dân bị ảnh hưởng tiêu cực do dự án: những hộ gia đình phải di dời do
giải phóng mặt bằng

26



×