Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài tập nhóm sự hình thành và phát triển của hệ thống thương mại khí thải của liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.73 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐƠ THỊ
Bộ mơn Kinh tế-Quản lý Tài ngun và Mơi trường
-----------------------------HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Lớp: Kinh tế-Quản lý Mơi trường K56

Trình bày sự hình thành và phát triển của hệ thống thương mại khí 1
thải của Liên minh Châu Âu
(European Union Emission Trading Scheme)
Giáo viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Hồi Thu

Nhóm 7
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Xn Nhật Hà
Nguyễn Thị Thu Hường
Trịnh Thị Ngân
Bế Thị Thắm
Nguyễn Anh Trung


MỤC LỤC
Mở đầu................................................................................................................................................... 3
1.

2.


Sự hình thành của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu...........................4
1.1.

Khái niệm................................................................................................................................ 4

1.2.

Sự hình thành của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu..............................4

1.3.

Mặt hàng trao đổi chính.......................................................................................................... 5

Q trình phát triển của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu.................6
2.1.

Các giai đoạn phát triển.......................................................................................................... 6

2.2.

Phạm vi áp dụng của EU ETS................................................................................................. 7

2.2.1.

Ngành và lĩnh vực:....................................................................................................... 7

2.2.2.

Phạm vi quốc gia......................................................................................................... 9


2.3.

Phân bổ giấy phép trong EU ETS......................................................................................... 10

2.4.

Diễn biến thị trường.............................................................................................................. 12

2.4.1.

Hạn ngạch khí thải..................................................................................................... 12

2.4.2.

Lượng xả thải thực tế................................................................................................. 13

2.4.3.

Giao dịch trên thị trường EU ETS.............................................................................15

2.5.

3.

4.

Mối quan hệ với thị trường khác........................................................................................... 17

2.5.1.


Đối với châu Âu......................................................................................................... 17

2.5.2.

Đối với quốc tế.......................................................................................................... 17

2.5.3.

Mối quan hệ............................................................................................................... 18

Thành tựu của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu ( EU ETS).............19
3.1.

Là cơ chế điều hành tốt vấn đề trợ cấp:.................................................................................19

3.2.

Tạo dựng hành vi tốt cho các công ty:..................................................................................19

3.3.

Tạo dựng thêm nhiều cơ hội kinh doanh:.............................................................................. 19

3.4.

Giảm khí thải ra môi trường một cách đạt hiệu quả kinh tế:.................................................19

Kết luận...................................................................................................................................... 20

Tài liệu tham khảo................................................................................................................................ 20


2


Mở đầu

Ơ nhiễm khơng khí đã và đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội. Ô
nhiễm khơng khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như tồn bộ
cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành
phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về
chất lượng khơng khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức
độ ơ nhiễm khơng khí đơ thị tồn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng.
Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về
đường hô hấp.
Để ngăn ngừa những hiểm họa lường trước từ ô nhiễm khơng khí và biến đổi khí
hậu , nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành các biện pháp phịng ngừa và thích ứng. Cụ
thể như các biện pháp về quản lý nội vi, giám sát chặt chẽ hơn những nguồn phát thải khí 3
nhà kính vào mơi trường; đưa ra những chính sách, các quy định bắt buộc về mức phát
thải. Tiến hành nhập khẩu và phát minh những công nghệ mới đảm bảo sự thân thiện với
môi trường hơn cũng là lựa chọn của nhiều nước hiện nay.
Để thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên minh Châu Âu EU
tiến hành cắt giảm lượng khí nhà kính gây ơ nhiễm khơng khí. Các nước đã cùng phối
hợp thành lập hệ thống thương mại khí thải châu Âu (EU ETS).


1. Sự hình thành của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu
1.1. Khái niệm
Hệ thống thương mại khí thải châu Âu (European Union Emission Trading
Scheme) là một trong những cơng cụ chính sách chủ yếu trong khu vực EU nhằm đạt
các mục tiêu khí hậu của khu vực này. Được thiết lập trong bối cảnh Nghị định thư

Kyoto đặt ra cam kết về mức giảm khí nhà kính trên tồn cầu, EU ETS chính thức có
hiệu lực từ ngày 01-01-2005 nhằm giúp các quốc gia thành viên đạt mục tiêu cam kết
theo Nghị định thư Kyoto một cách kinh tế nhất.
1.2.

Sự hình thành của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu
Theo Nghị định thư Kyoto được ký vào tháng 12 năm 1997 những nước thuộc
Liên minh Châu Âu phải cam kết giảm phát thải của mình giai đoạn tới 2020 xuống
dưới mức phát thải năm 1990 với mức giảm là 20%. Đây là nhiệm vụ khó khăn, địi
hỏi EU phải có những giải pháp chủ động, tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Trên
cơ sở các cơ chế được quy định trong Nghị định thư Kyoto, Liên minh Châu Âu là
nước tích cực trong triển khai, ký kết, tham gia Nghị định thư Kyoto sớm nhất. EU 4
cũng là khu vực đã triển khai nhiều chính sách cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu cam
kết, quyết tâm của EU trong việc đi đầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển
bền vững trên toàn khu vực châu Âu. Mục tiêu này đã được khẳng định trong chiến
lược phát triển bền vững của EU trong năm 2001:
(1) Các nước thành viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Nghị định thư Kyoto đã ký,
theo đó các nước thành viên và nhiều ngành kinh tế phải cam kết giảm khí thải theo
Nghị định đã ký. Do vậy, EU yêu cầu các nước thành viên cùng thực hiện giảm khí
thải ra mơi trường mỗi năm là 1% so với mức năm 1990 cho đến năm 2020;
(2) Thúc đẩy việc giảm các khí thải ở các nước công nghiệp lớn khác;
(3) Hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tăng cường sử dụng nguyên liệu
sạch, nguyên liệu tái tạo. Cùng với đó, Liên minh Châu Âu ban hành chính sách về
khí hậu và năng lượng, đặt ra mục tiêu với những số liệu cụ thể như: Cắt giảm khí thải
gây hiệu ứng nhà kính xuống 20% (cắt giảm 30% nếu EU có thể đạt được thoả thuận
với các nước phát triển khác về lượng cắt giảm tương đương).


Để có thể đạt được mục tiêu đó, trong chính sách về khí hậu và năng lượng ban
hành năm 2008 đã quy định các nhà máy điện và các ngành công nghiệp năng lượng

phải cắt giảm 21% so với mức năm 2005 vào năm 2020. Thêm vào đó, đối với những
ngành khơng nằm trong chương trình thương mại trao đổi khí thải như giao thơng vận
tải, nơng nghiệp phải giảm lượng khí thải xuống 10% so với mức năm 2005 vào năm
2020.
Trong chính sách năng lượng và mơi trường của EU cũng đề cập: Sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn, nhằm giảm lượng tiêu dùng năng lượng xuống 20%. Tích cực sử
dụng các năng lượng tái tạo (năng lượng từ sức gió, năng lượng mặt trời và sinh học),
với mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm 20% nhu cầu về năng lượng của EU1 , so
với khoảng 8.5% vào thời điểm hiện nay, thường được gọi là mục tiêu 20-20-20. Liên
minh Châu Âu cũng ban hành chính sách để nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm chất
thải. Đó là cơ chế buôn bán phát thải châu Âu giai đoạn 2005 - 2020 – Chỉ thị
2003/87/EC (gọi tắt chỉ thị ETS).
Cơ chế này nhằm “Quyết định về san sẻ các nỗ lực giảm khí thải” giữa các nước
thành viên giàu và nghèo của EU để đạt được mục tiêu đặt ra đối với các loại khí thải 5
khơng nằm trong hệ thống EU ETS; Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng quốc gia thành
viên trong việc sử dụng năng lượng tái tạo; Ban hành một khung pháp luật để thúc đẩy
việc thu giữ và lưu trữ khí CO2 dưới lịng đất để khơng tác động đến q trình biến
đổi khí hậu.
1.3.

Mặt hàng trao đổi chính
Mặt hàng chính trong thị trường EU ETS là giấy phép của châu Âu EUA (EU

allowances), ngồi ra ngành hàng khơng mới được bổ sung từ năm 2012 có loại giấy
phép riêng là EUAA (EU aviation allowances).
Bên cạnh đó EU ETS cũng cho phép các cơ sở tham gia được mua các chứng chỉ
quốc tế từ các giao dịch dựa vào dự án để đạt hạn mức của mình, bao gồm CER từ cơ
chế phát triển sạch và ERU từ cơ chế đồng thực hiện. Các tín chỉ quốc tế này được
chấp nhận với tất cả các loại dự án trừ dự án năng lượng hạt nhân, trồng rừng mới và
tái trồng rừng và các dự án liên quan tới loại bỏ các khí cơng nghiệp.



2. Quá trình phát triển của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu
2.1.

Các giai đoạn phát triển
EU ETS đã quy định chính sách áp dụng trong 3 giai đoạn:

 Giai đoạn I từ 2005 – 2007
: Giai đoạn thử nghiệm ETS
 Giai đoạn II từ 2008 – 2012: Trùng với giai đoạn cam kết thứ nhất của nghị
định thư Kyoto
 Giai đoạn III từ 2013 – 2020: Đang thực hiện với nhiều thay đổi rút ra từ kinh
nghiệm của giai đoạn I và II
Với từng giai đoạn, EU đã đề xuất từng mức cắt giảm, đồng thời đưa ra cơ chế tài
chính đảm bảo thực hiện cơ chế buôn bán phát thải, nhưng theo cơ chế này không áp
dụng cho giai đoạn 3 của cơ chế ETS để thực hiện mục tiêu cắt giảm 20% khí thải gây
hiệu ứng nhà kính vào năm 2020
Như vậy, sự vận hành hiệu quả hệ thống ETS của EU đã buộc các doanh nghiệp ở
Liên minh Châu Âu phải thực thi cam kết cắt giảm theo mức quy định đối với từng
quốc gia. Ngồi những mục tiêu chung, chính sách ETS của EU cũng hướng tới:
 Tăng cường bán đấu giá tồn bộ các giấy phép phát thải chứ khơng thực hiện phát
miễn phí như trong giai đoạn 1 và 2, là cơ sở để EU có thêm nguồn ngân sách hỗ
trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ giảm thải và thân thiện với môi
trường. Cụ thể, dự kiến trong giai đoạn 3 sẽ được thực hiện như sau: 88% số giấy
phép sẽ được phân bổ đến các nước, căn cứ vào mức phát thải bình quân giai đoạn
2005-2007; 10% số giấy phép tiếp theo được phân bổ cho các thành viên có mức
GDP/đầu người thấp làm cơ sở khuyến khích đổi mới đầu tư cơng nghệ và 2% số
giấy phép còn lại được phân bổ cho những nước thành viên nào đạt được mức cam
kết chỉ tiêu Kyoto cho đến giai đoạn đến 2012

 Tiếp tục mở rộng hệ thống ETS ra toàn bộ các cơ sở phát thải khí nhà kính CO2 và
khí Nitơ trong toàn khu vực như các cơ sở phát thải trong lĩnh vực hóa học, hàng
khơng, sản xuất nhơm
 Gắn kết chặt chẽ hơn giữa các chỉ tiêu của hệ thống với mục tiêu giảm thải được
cam kết đến 2050 của EU là giảm 20% vào năm 2020 và 50% vào năm 2050 so với
mức phát thải năm 1990

6


2.2.

Phạm vi áp dụng của EU ETS
2.2.1. Ngành và lĩnh vực:

Hệ thống thương mại carbon của EU ETS áp dụng trong ngành năng lượng và hầu
hết các lĩnh vực công nghiệp như trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1 Các lĩnh vực điều chỉnh bởi EU ETS
Mã số

Mô tả

1

Các cơ sở sử dụng lị đốt (Combustion installations)

2

Các xưởng lọc dầu thơ (Mineral oil refineries)


3

Các lò đốt than cốc (Coke ovens)

4

Các cơ sở nung quặng kim loại (Metal ore roasting installations)

5

Các cơ sở sản xuất gang thép (Production of pig iron or steel)

6

Các cơ sở sản xuất vôi sống và clanhke xi măng (Production of cement clinker or
lime)

7

Các cơ sở sản xuất kính (Manufacture of glass including glass fibre)

8

Các lị nung sản xuất đồ gốm (Manufacture of ceramic products by firing)

9

Các cơ sở sản xuất bột giấy (Production of pulp, paper and board)

10


Hàng không (Aviation)

99

Các hoạt động khác (Others)
Nguồn: Trends and projections in Europe 2013
TheoIPCC, vận tải hàng không phát thải 2% tổng lượng CO2 phát thải trên toàn cầu,

chiếm 13% tổng lượng phát thải CO2 của giao thông vận tải. Trong đó, phát thải của các
chuyến bay quốc tế chiếm 62% và mỗi năm lượng phát thải CO2 của ngành hàng không
tăng từ 3 - 4%.
Riêng lĩnh vực hàng không được đưa vào EU ETS từ tháng 1 năm 2012. Cụ thể, các
hãng hàng không châu Âu sẽ nhận được hạn ngạch (cap) phát thải nhất định cho lượng
CO2 phát thải trong các chuyến bay trong một năm. Sau mỗi năm, nhà khai thác hàng
khơng phải nộp phí cho lượng khí thải thực tế vượt hạn mức cho phép. Các hãng hàng
khơng nước ngồi có các chuyến bay đi hoặc đến một sân bay châu Âu có thể lựa chọn

7


tham gia EU ETS trong lĩnh vực hàng không với chính sách tương tự. Nếu khơng tham
gia, các hãng này sẽ phải trả phí cho mỗi tấn CO2 phát thải khi có máy bay bay vào
khơng phận châu Âu. Hạn ngạch khí thải cho ngành hàng khơng được xác định dựa vào
lượng phát thải trung bình trong giai đoạn từ 2004 đến 2006 (cụ thể là 221,4 triệu tấn
CO2 cho tất cả các quốc gia thành viên). Hạn ngạch cho giai đoạn 3 của EU ETS tương
đương 95% lượng phát thải cơ sở này, nâng tổng hạn ngạch phát thải trong khn khổ EU
ETS lên khỏang 10%. Tuy nhiên, Chính sách EU ETS áp dụng đối với ngành hàng không
đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước (đặc biệt là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga,
Ấn Độ, Nhật) và cộng đồng hàng không dân dụng thế giới. Các nước phản đối cho rằng

ETS  đã vi phạm “chủ quyền” vì ETS áp dụng tiêu chuẩn mơi trường của EU đối với toàn
bộ chuyến bay đến/đi từ Châu Âu mặc dù phần lớn chặng bay nằm ngoài lãnh thổ Châu
Âu. Các nước này còn phản đối ETS đã phân biệt đối xử, và lo ngại chính sách này khơng
cơng bằng đối với các nước đang phát triển (các hãng hàng khơng hoạt động kém hiệu
quả) gây ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh. Bên cạnh đó, các nước phản đối còn
cho rằng việc EU đơn phương áp dụng ETS cản trở nỗ lực tìm kiếm giải pháp chung trong
khn khổ Liên Hiệp Quốc. Các nước cho rằng chỉ có Tổ chức hàng không dân dụng 8
quốc tế ICAO mới có tư cách quản lý vấn đề phát thải trên các chuyến bay quốc tế.
Ngoài ra một số nước như Nga và Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ cấm các hãng hàng
khơng nội địa trả phí khí thải cho EU. Các lập luận chung đều cho rằng EU ETS gây khó
khăn cho nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng các thỏa thuận chung về giảm khí
nhà kính, đi ngược lại các quy định của Công ước LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)
cũng như quy định của hàng không quốc tế, làm phức tạp các hệ thống chính sách, quy
định thu phí trong lĩnh vực hàng khơng, tăng chi phí đối với các hãng hàng khơng trong
bối cảnh kinh tế đang rất khó khan. Do đó Ủy ban Châu Âu EC đã thơng qua sửa đổi hỗn
chính sách này tới năm 2016; hiện nay chỉ các chuyến bay trong khu vực kinh tế châu Âu
là thuộc diện áp dụng chính sách hàng khơng của EU ETS.


2.2.2. Phạm vi quốc gia
Giai đoạn 1, EU ETS khởi đầu với 25 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu vào năm
2005 (EU-25), tới 2007 có thêm 2 thành viên là Bulgaria và Romania (EU-27).
Trong giai đoạn 2, EU ETS bao gồm khoảng 12000 doanh nghiệp thuộc 30 quốc
gia thành viên, trong đó có 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland, Liechtenstein
và Norway (tham gia vào năm 2008). Trung bình mỗi năm những doanh nghiệp này
xả thải khoảng 1,9 tỷ tấn CO2, tương đương khoảng 41% lượng khí thải nhà kính của
tồn EU.
Ngay khi bắt đầu giai đoạn 3, phạm vi quốc gia của EU ETS mở rộng lên 31 quốc
gia với sự gia nhập của Croatia vào năm 2013.
Trong số 30 nước thành viên của EU ETS ở giai đoạn 2, Đức chiếm tỷ lệ lớn nhất

về số doanh nghiệp hay cơ sở xả thải được áp hạn ngạch, tiếp đến là Italy, Tây Ban
Nha, Pháp và Anh, Ba Lan và Thụy Điển. (H2.1)
9
Hình 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các quốc gia thành viên EU ETS được áp hạn ngạch khí
thải trong giai đoạn II

Nguồn: Trends and projections in Europe 2013


2.3.

Phân bổ giấy phép trong EU ETS
Hình 2.2 Số lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá của một số quốc gia trong
giai đoạn II của EU ETS

Ngu 10
ồn: Trends and projections in Europe 2013
Trong giai đoạn I và II, hầu hết các giấy phép xả thải được các chính phủ phân chia
miễn phí theo luật quốc gia và chỉ một lượng nhỏ được bán đấu giá. Việc bán và bán
đấu giá giấy phép chỉ chiếm chưa tới 1% tổng lượng giấy phép (EUAs) của giai đoạn 1
và khoảng 5% tổng lượng giấy phép của giai đoạn 2. Cuối tháng 4 hàng năm, các đơn
vị tham gia phải nộp lại lượng giấy phép tương đương với lượng khí thải của năm trước
đó, số giấy phép cịn thừa có thể đem bán cho các đơn vị khác hoặc gửi vào ngân hàng
để tiếp tục sử dụng trong những năm sau.
Cụ thể, trong giai đoạn II, có 16 quốc gia phân bổ giấy phép bằng đấu giá. Có 53
triệu EUAs được phân bổ bằng cách bán hoặc đấu giá trong năm 2008. Con số này là
80 triệu vào năm 2009, 92 triệu vào năm 2010, 93 triệu vào năm 2011 và 125 triệu vào
năm 2012, tổng cộng khoảng 5% tổng số giấy phép giai đoạn II của EU ETS. Trong đó,
Đức (49%), Anh (28%) và Norway (8%) chiếm tỷ lệ giấy phép được đấu giá cao nhất.



Bắt đầu từ giai đoạn III, 71% tổng lượng giấy phép sẽ được bán đấu giá, trong đó
100% giấy phép dành cho ngành điện được bán đấu giá, trừ một số giấy phép được
phân bổ miễn phí cho các quốc gia Đông Âu (8 quốc gia tham gia từ năm 2004:
Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Lithuania, Ba Lan, Cyprus và Romania)
để hiện đại hóa các nhà máy điện của họ. 88% lượng giấy phép bán đấu giá sẽ được
phân bổ dựa vào lượng phát thải thực tế của các cơ sở phát thải trong năm 2005 ; 10%
được phân bổ cho các quốc gia nghèo nhất như một nguồn doanh thu bổ sung giúp các
quốc gia này đầu tư vào một nền kinh tế ít carbon và thích ứng với BĐKH ; 2% còn lại
được phân bổ như “phần thưởng Kyoto” cho 9 quốc gia thành viên EU đã giảm được
lượng phát thải khí nhà kính của mình xuống ít nhất 20% vào năm 2005 so với mức của
năm cơ sở. 9 quốc gia này là Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia,
Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia.
Việc bán đấu giá được tổ chức bởi các cơng ty do các chính phủ của các quốc gia chỉ
định và mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên của EU ETS. Hầu hết các chính phủ
sử dụng một khung chung cho các buổi đấu giá, nhưng Đức, Ba Lan và Anh sử dụng
khung riêng của mình. Theo luật EU, ít nhất một nửa doanh thu bán đấu giá giấy phép, 11
và toàn bộ doanh thu bán đấu giá giấy phép trong ngành hàng khơng phải được sử dụng
để ứng phó với BĐKH tại châu Âu hoặc các quốc gia khác. Các quốc gia thành viên cóc
nghĩa vụ phải báo cáo với Hội đồng Châu Âu về cách sử dụng doanh thu này. Ví dụ,
Đức đang đầu tư phần lớn doanh thu bán đấu giá giấy phép của mình cho các dự án
BĐKH ở các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Một khác biệt nữa trong việc phân bổ giấy phép của giai đoạn III so với giai đoạn II
nằm ở các giấy phép miễn phí. Nếu trong giai đoạn II các giấy phép miễn phí được phân
bổ theo quyết định của các quốc gia thành viên thì tới giai đoạn III, giấy phép miễn phí
sẽ được phân bổ theo cách thức benchmarking, do Hội đồng Châu Âu EC quyết định.
Trong giai đoạn III, ngành công nghiệp sản xuất sẽ được phân bổ miễn phí 80% số giấy
phép trong năm 2013 nhưng tỷ lệ này sẽ giảm dần hàng năm và tới 2020 sẽ còn lại 30%.



2.4. Diễn biến thị trường
2.4.1. Hạn ngạch khí thải
Bảng 2.2 Hạn ngạch giai đoạn II của EU ETS

12

Nguồn: Trends and projections in Europe 2013
Hạn ngạch năm áp dụng cho 31 nước tham gia giai đoạn II của EU ETS là 2083.3
triệu giấy phép. Trong giai đoạn III, hạn mức này sẽ giảm mỗi năm 1,74% của lượng
giấy phép trung bình hàng năm trong giai đoạn II, tương đương mỗi năm giảm 36.3 triệu
giấy phép. Theo đó, vào năm 2020 lượng khí thải sẽ đạt mục tiêu thấp hơn 21% so với
năm 2005.


2.4.2. Lượng xả thải thực tế
Các cơ sở xả thải trong các quốc gia thành viên của EU ETS không chỉ đa dạng về
lĩnh vực hoạt động mà còn khác biệt rất lớn về lượng xả thải hàng năm. Một số cơ sở chỉ
phát thải vài tấn CO2 mỗi năm, trong khi một số cơ sở phát thải hơn 20 triệu tấn CO2 mỗi
năm, tức là nhiều hơn tổng lượng phát thải hàng năm của Na Uy và Ailen. Lượng phát
thải tích lũy trong giai đoạn 2008-2012 với các cơ sở tham gia được xếp trên trục hoành
theo thứ tự từ cơ sở có mức phát thải thấp nhất đến cơ sở có mức phát thải cao nhất.
Đường cong này cho biết 15% các cơ sở phát thải tới 90% lượng khí thải và 1% các cơ sở
phát thải nhiều nhất đã phát thải tới 40% tổng lượng khí thải trong EU ETS trong giai
đoạn II ( Nguồn Trends and projections in Europe 2013, page 22)
Hình 2.3 Lượng xả thải trung bình năm cộng dồn của các cơ sở tham gia EU ETS trong
giai đoạn II

13

Nguồn: Trends and projections in Europe 2013



Hình 2.4 Tỷ lệ phát thải của các quốc gia

Hình 2.5 Tỷ lệ phát thải theo ngành

thành viên EU ETS

của EU ETS trong giai đoạn II

Nguồn: Trends and projections in Europe 2013
Tại các quốc gia tham gia EU ETS, Đức chiếm thị phần phát thải lớn nhất, sau đó là
Anh, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Pháp, trong đó ngành đốt, lọc dầu và than đốt là
ngành có tỷ lệ phát thải cao nhất. Trong giai đoạn I, lượng khí thải thực tế nhìn chung
tăng nhẹ, song lại giảm đột biến từ 2008 đến 2009, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế thế giới dẫn đến sự suy giảm trong các hoạt động công nghiệp. Năm
2008 lượng phát thải thấp hơn 5% so với mức năm 2005, con số này năm 2009 là 15% 14
và duy trì ở khoảng này trong những năm sau đó: 2010 là -13%; 2011 là -14% và 2012
là -16%.
Hình 2.6 Sự thay đổi lượng xả thải thực tế trong 4 lĩnh vực có mức xả thải lớn nhất
trong giai đoạn II của EU ETS

Nguồn: Trends and projections in Europe 2013


Như hình 2.6 trên 4 ngành phát thải nhiều nhất là các cơ sở đốt, lọc dầu, sản xuất sắt thép
và xi măng hay vôi sống. Bốn ngành này phát thải tới 94% tổng lượng khí thải trong EU
ETS. Lượng khí thải thực tế trong các ngành này giảm mạnh trong giai đoạn II. Bị ảnh
hưởng nhiều nhất từ khủng hoảng kinh tế là ngành sản xuất sắt thép, dẫn đến tỷ lệ giảm
phát thải đột biến nhất trong năm 2009, tăng trở lại trong năm 2010 và duy trì từ đó tại

mức 13% thấp hơn năm 2005. Lượng phát thải trong ngành sản xuất xi măng và vôi sống
cũng giảm mạnh khoảng 20% so với năm 2005 trong năm 2009 và tới năm 2012 còn giảm
mạnh hơn, xuống mức 25% thấp hơn năm 2005. Các xưởng lọc dầu mỏ ít chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế hơn, giảm đều trong giai đoạn II xuống mức 14% thấp hơn mức
phát thải năm 2005
2.4.3. Giao dịch trên thị trường EU ETS
Khối lượng giao
giai đoạn
đầu EUEU
ETSETS
Giádịch
giấytrong
phép2 trên
thị trường

15


Nguồn: Trends and projections in
Europe 2013
Trong giai đoạn II khối lượng giao dịch trên thị trường EU ETS tăng dần đều, song
lượng giấy phép EUA được giao dịch nhìn chung giữ nguyên, chỉ tăng lượng tín chỉ quốc
tế từ các giao dịch dựa vào dự án. Trong khi khối lượng giao dịch giấy phép không tăng, 16
giá giấy phép lại giảm mạnh, dù đầu giai đoạn II mức giá tăng nhờ gói chính sách khí hậu
và năng lượng 2020 của EU, đỉnh điểm đạt tới gần 30EUR/EUA. Giá giấy phép giảm
mạnh trong năm 2009 và duy trì quanh ngưỡng khoảng 7 EUR/EUA tới cuối giai đoạn.

 Giá giấy phép trên thị trường
Giai đoạn I (2005-2007): giai đoạn thử nghiệm của EU ETS đã thiết lập thành công một
thị trường carbon lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lượng giấy phép ban hành dựa theo nhu

cầu ước tính đã bị thừa dẫn đến hậu quả là giá giấy phép tụt xuống bằng 0 trong năm
2007.
Giai đoạn II (2008-2012): Iceland, Norway và Liechtenstein tham gia từ đầu năm
2008. Lượng giấy phép được giảm xuống 6,5% nhưng khủng hoảng kinh tế thế giới đã
khiến tổng lượng phát thải cũng như lượng cầu giấy phép giảm xuống, dẫn đến tiếp tục


thừa giấy phép và giá giảm. Giá EUA đã giảm từ 25 EUR năm 2008 xuống còn 7 EUR
vào cuối giai đoạn II.
Việc gia tăng lượng tín chỉ carbon có được thông qua bù trừ carbon cùng với ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn mức dự
đốn đã gây ra tình trạng thừa giấy phép với khoảng 1,8 tỷ giấy phép thừa trong giai đoạn
này.
Giai đoạn III (2013-2020): Những sửa đổi quan trọng bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là
hạn ngạch khí thải tồn châu Âu được ra mắt, giảm 1,74% mỗi năm và sự chuyển đổi
mạnh mẽ từ phân bổ giấy phép miễn phí sang hình thức bán đấu giá, song giá EUA vẫn
chưa có nhiều thay đổi

17

2.5. Mối quan hệ với thị trường khác
2.5.1. Đối với châu Âu
Khuyến khích đầu tư xanh ở châu Âu bằng cách đặt ra hạn mức phát thải khí nhà
kính trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế, EU ETS đã tạo ra động lực cho các công ty
đầu tư vào công nghệ giúp làm giảm lượng phát thải. Giá giấy phép càng cao thì động lực
này càng lớn.
Ngồi ra, doanh thu từ việc bán 300 triệu giấy phép tương đương 5% tổng lượng
giấy phép trong giai đoạn III đang được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng và
vận hành các dự án lớn trong 2 lĩnh vực của cơng nghệ ít carbon: thu giữ và lưu trữ
carbon, và cơng nghệ năng lượng tái tạo. Chương trình gây quỹ này có tên là NER300.

2.5.2. Đối với quốc tế


Trong khi giấy phép là mặt hàng chủ yếu được trao đổi trong EU ETS, các cơ sở
tham gia cũng có thể mua tín chỉ carbon qua các giao dịch dựa vào dự án tương ứng với
một phần lượng khí phát thải của mình. Các dự án này phải được công nhân theo tiêu
chuẩn CDM hoặc JI của NĐT Kyoto là tạo ra các đơn vị giảm thải thực tế. Qua đó, EU
ETS đã chuyển một lượng đáng kể nguồn đầu tư tài chính và cơng nghệ sạch sang các
nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển dịch nhằm phát triển nền kinh tế ít
carbon tại các quốc gia này.
Dù rằng các cách thức áp giá lên khí thải trên thế giới vẫn cịn phân mảnh và chưa
thể hình thành một thị trường carbon tồn cầu, mơ hình tiên phong của EU ETS vẫn có
vai trị hết sức quan trong khi trở thành thị trường thử nghiệm để từ đó hàng loạt hệ thống
ETS ra đời khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả hai quốc gia xả thải lớn nhất thế giới là Mỹ
và Trung Quốc. Chỉ tiêng trong năm 2014, 17 ETS khác đã được triển khai hoặc có kế
hoạch triển khai chính thức, trong đó có 3 ETS ở Bắc Mỹ và 7 ETS ở Trung Quốc. Ngồi
ra cịn có 11 ETS khác trên thế giới đang trong quá trình hình thành, xây dựng chính sách
trong năm 2014. Thị trường carbon tồn cầu được hy vọng là sẽ hình thành theo cách thức
bottom-up, tức từ dưới lên, dựa trên việc liên kết các thị trường cấp khu vực, quốc gia và
dưới quốc gia đủ điều kiện.
2.5.3. Mối quan hệ
Việc kết nối EU ETS với các ETS khác có tiềm năng đem lại rất nhiều lợi ích cả về
giảm chi phí giảm thải, tăng khả năng thanh khoản của thị trường, ổn đinh giá carbon
cũng như hỗ trợ sự hợp tác toàn cầu trong ứng phó chống BĐKH.
Thụy Sĩ có cơ chế thương mại khí thải riêng áp dụng cho khoảng 450 đơn vị trong
nước. Sau giai đoạn 5 năm thử nghiệm như một thị trường tự nguyện (2008-2012), hệ
thống cap and trade bắt buộc mới đã chính thức có hiệu lực ở nước này, áp dụng cho giai
đoạn 2013-2020. Hiện nay Thụy Sĩ và EU đang đàm phán về khả năng liên kết hai cơ chế
để hoạt động với các giấy phép xả thải được công nhận chung. Từ đầu năm 2013, hệ
thống ETS Thụy Sĩ đã có sửa đổi (CO2 Act) nhằm phù hợp hơn với EU ETS và vòng đàm

phán mới nhất là vòng đàm phán thứ sáu đã diễn ra vào tháng 9 năm 2014. Thụy Sĩ tin

18


rằng chính sách mơi trường và nền kinh tế quốc gia sẽ được lợi từ việc liên kết hai hệ
thống, thể hiện ở những điểm sau:
-

Trong một thị trường lớn hơn sẽ có tiềm năng giảm khí thải nhiều hơn với mức chi
phí thấp hơn
Một thị trường chung rộng lớn và được thiết kế tốt giúp ổn định giá
Thị trường trong nước nhỏ bé của Thụy Sĩ gây trở ngại cho việc giao dịch và định
giá
Các công ty Thụy Sĩ có thể hoạt động trong cùng một thị trường carbon với các đối
tác của họ ở các nước EU
Các công ty Thụy Sĩ sẽ có các lựa chọn linh động hơn để đạt hạn ngạch phát thải
của mình khí có thể tiếp cận với thị trường EU.
Ngoài ra Australia cũng có hệ thống thương mại khí thải riêng với mức giá cố định

và khơng có hạn mức, hoạt động từ tháng 7 năm 2012 (the CPM – Australia Carbon
Pricing Mechanism) nhưng sẽ chuyển đổi thành cơ chế cap and trade vào năm 2015. Cơ
chế này áp dụng hạn mức cho khoảng 60% lượng phát thải khí nhà kính của Australia. Từ
tháng 5 năm 2012, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu đàm phán để kết nối hoàn toàn hai hệ
thống thương mại khí thải của EU và Australia. Một liên kết tạm thời sẽ được thiết lập 19
vào tháng 7 năm 2015 cho phép các đơn vị tham gia ETS của Australia sử dụng giấy phép
của EU. Kết nối hoàn toàn, tức các đơn vị tham gia ETS tại EU cũng được dùng chứng
chỉ của Australia, được thông báo sẽ bắt đầu trước tháng 7 năm 2018.
3. Thành tựu của hệ thống thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu ( EU ETS)
Trước năm 2005, EU khơng có nhiều kinh nghiệm trong thương mại về khí thải, do

đó, thành tựu mà EU ETS đã mang lại được cho là rất lớn. Những thành tựu này đóng vai
trị quan trọng cho EU – nơi có thể được cho là một thị trường trao đổi carbon cho toàn
cầu. Các thành tựu của EU ETS từ trước đến nay được tổng hợp như sau:
3.1.

Là cơ chế điều hành tốt vấn đề trợ cấp:

Thành lập một thị trường trợ cấp là thành tựu lớn nhất của EU ETS. Trợ cấp về carbon
của hệ thống chiếm khoảng 73% cả thế giới, khẳng định vị thế độc quyền trong khía cạnh
này. Từ khi đi vào hoạt động, thị trường đã mở rộng rất nhiều:
-

Năm 2005: trao 362 triệu trợ cấp, tức khoảng 7,2 tỉ €.


-

Năm 2006: con số tăng thêm 1 tỉ trợ cấp.

-

Năm 2008: tăng hơn 3,1 tỉ trợ cấp

-

Năm 2009: tăng hơn 6,3 tỉ trợ cấp.

EU ETS trưởng thành một cách nhanh chóng trong thị trường trợ cấp. Giá carbon phụ
thuộc chặt chẽ nhưng hợp lý vào các khía cạnh như tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng
cũng như điều kiện thời tiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng vủa EU ETS trong nền

kinh tế vĩ mô.
3.2.

Tạo dựng hành vi tốt cho các công ty:

Thành tựu của EU ETS trong việc tạo dựng hành vi tốt cho các cơng ty có thể dễ dàng
trông thấy. Các công ty bị ràng buộc bới mối liên hệ giữa lượng thải carbon và chi phí
tương ứng mà họ phải trả, do đó trong tương lai, các cơng ty đều có sự tính tốn đến
lượng CO2 sẽ phát thải ra môi trường.
3.3.

Tạo dựng thêm nhiều cơ hội kinh doanh:
Là một lĩnh vực mới trong ngành cơng nghiệp quản hoạch định chính sách, hệ thống 20

đã tạo thêm nhiều ngành nghề mới liên quan (thương mại carbon, tài chính carbon, quản
lý carbon, thải carbon và xử lý carbon…)
3.4.

Giảm khí thải ra mơi trường một cách đạt hiệu quả kinh tế:
EU ETS có phải là phương thức tiết kiệm trong việc giảm thải khí thải khơng? Tuy các

đánh giá đã thực hiện chưa hoàn toàn trả lời được câu hỏi này, theo một vài nghiên cứu
quan trọng, từ năm 2005 – 2007 đã có sự giảm thiểu 2 – 5% ơ nhiễm mơi trường nhờ sự
có mặt của EU ETS, lượng phí khơng đáng kể.
Theo một báo cáo vào tháng 10 năm 2010, EU ETS đã giúp giảm lượng khí thải EU15 6,9% vào năm 2009 so với 2008. Nhờ sự tụt giảm này, EU-15 đạt yêu cầu mục tiêu
của Kyoto đặt ra vào năm 2009.
Theo EEA, lượng khí thải EU-27 năm 2009 cũng giảm 6,9% so với năm 2008, và EU27 cũng đạt được chỉ tiêu đặt ra tại Kyoto. Điều này khiến cho thành tựu cắt giảm 20%




×