Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Chuyên đề thực tập đặc điểm của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực của công ty cổ phần tri thức vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.06 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRI THỨC VÌ DÂN..............2
1.1.

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần tri thức vì dân...2

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................2

1.1.2.

Cơ cấu tổ chức..........................................................................................3

1.1.3.

Lĩnh vực hoạt động (sản xuất – kinh doanh)...........................................8

1.2.

Đặc điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..................................9

1.2.1.

Sản phẩm kinh doanh...............................................................................9

1.2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần tri thức Vì dân giai



đoạn 2017 - 2019....................................................................................................9
1.3.

Đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực.................................................................10

1.3.1.

Cơ cấu về giới tính/ độ tuổi/ trình độ học vấn........................................10

1.3.2.

Biến động nhân sự..................................................................................12

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH NGUỒN NHÂN
LỰC............................................................................................................................ 13
2.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................13
2.2. Hoạt động quản trị nhân lực...........................................................................16
2.2.1. Công tác tuyển dụng...................................................................................16
2.2.2. Công tác đào tạo.........................................................................................17
2.2.3. Công tác tiền lương, thưởng, phúc lợi.......................................................19
2.3. Đánh giá hoạt động quản trị nhân lực tại cơ sở thực tập.............................20
PHẦN III: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn
2017 -2019..................................................................................................................... 9

Bảng 1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân..........................10
Bảng 1.3. Biến động nhân sự công ty cổ phần tri thức Vì Dân từ 2017 - 2019............12
Bảng 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên trong phịng hành chính – nhân sự.....13
Bảng 2.2: Tình hình tuyển dụng tại Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân...........................16
Bảng 2.3: Kết quả tuyển dụng Cơng ty Cơng ty Cổ phần Tri thức Vì Dân giai đoạn
2017 - 2019.................................................................................................................. 17
Bảng 2.4: Chi phí đào tạo tại Cơng ty Cổ phần tri thức Vì dân....................................18

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tri thức Vì Dân...............................3
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ phận nhân sự Công ty Cổ phần Tri thức Vì Dân..............13


LỜI MỞ ĐẦU
“Học tập” và “Ứng dụng” là hai quá trình tồn tại song song, nếu thiếu một trong
hai thì q trình đào tạo khơng thể đạt được hiệu quả. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp là
hoạt động mà các trường đại học giúp sinh viên được làm trong các doanh nghiệp, tiếp
xúc với ngành nghề mà mình được học trên lý thuyết. Đây là q trình ln được các
trường đề cao thực hiện vì giúp sinh viên tiếp xúc với mơi trường thực tế, từ đó áp
dụng những kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, đưa ra các biện pháp cải thiện và
cũng là để giúp sinh viên nâng cao tầm hiểu biết, năng lực chuyên môn trong thực tế
sản xuất
Trong quá trình liên hệ và được sự cho phép của nhà trường và Công ty cổ phần
Tri thức Vì dân, em đã có điều kiện để làm việc, tiếp xúc, học hỏi thực tế những vấn
đề đã được học trên giảng đường trong suốt bốn năm qua. Em đã học hỏi được nhiều
kinh nghiệm về nghiệp vụ và cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cơ và anh
chị trong cơng ty, em xin được trình bày bài báo cáo tổng hợp của mình
Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Cơng ty cổ phần tri thức Vì Dân
Phần II: Đặc điểm của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực của Cơng ty Cổ
phần Tri thức Vì Dân

Phần III: Đề xuất đề tài nghiên cứu

1


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRI THỨC VÌ DÂN
1.1.

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần tri thức vì dân

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Cơng ty Cổ phần tri thức vì dân có tên viết tắt TTVD.,JSC, được tổ chức theo
loại hình doanh nghiệp là cơng ty cổ phần. Giám đốc công ty (đại diện pháp luật) là
ông Nguyễn Xuân Kết.
Thông tin về công ty:
 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tri thức vì dân
 Tên giao dịch: Knowledge Vi Dan Joint stock Company
 Đại diện pháp luật: Nguyễn Xuân Kêt
 Điện thoại: 0462751885
 Ngày cấp giấy phép: 2/3/2012
 Ngày hoạt động: 2/3/2012
 Giấy phép kinh doanh: 0105809849
 Văn phịng chính: 992 Đường Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
 Email:
 Website:
Công ty được thành lập vào năm 2012 do ông Nguyễn Xuân Kết lập ra đồng
thời cũng là người đại diện pháp luật. Trải qua 18 năm thành lập, với mục tiêu mở
rộng thị trường sách online cùng với đà phát triển của công nghệ thông tin, cơng ty đã
có những nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn nhân lực trong việc xây dựng và
phát triển kinh doanh. Đồng thời, không ngừng nâng cao, hồn thiện hơn nữa mơi

trường làm việc với các trang thiết bị hiện đại, cung cách làm việc hiệu quả, Cơng ty
Cổ phần Tri thức Vì Dân dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường sách.
Cơng ty ln hoạt động theo phương châm: “Lắng nghe để phát triển”. Mỗi
thành viên trong công ty được coi như những thực thể sáng tạo góp phần tạo nên tên
tuổi cơng ty như ngày hôm nay. Ban lãnh đạo công ty luôn lắng nghe, đưa ra những
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, mỗi thế hệ thành viên
trong công ty lại giúp đỡ, truyền cho nhau nhiệt huyết say mê làm việc gây dựng nên
một khối tập thể đồn kết, tạo ra một văn hóa doanh nghiệp rất riêng cho công ty. Hơn
2


nữa, công ty luôn tôn trọng, lắng nghe từng ý kiến khách hàng từ đó có thể mang lại
trải nghiệm dịch vụ cũng như cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM
ĐỐC

GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ

GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH - KẾ
TỐN


GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT

PHỊNG KINH
DOANH

PHỊNG HÀNH
CHÍNH - NHÂN
SỰ

PHỊNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TỐN

PHỊNG KỸ
THUẬT

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tri thức Vì Dân
Sơ đồ của bộ máy cơng ty được xây dựng theo kiểu chức năng (trực tuyến giản
đơn). Ở bộ máy này, toàn bộ vấn đề sẽ được giải quyết theo một kênh liên hệ đường
thẳng. Quyết định sẽ do các nhà quản trị đưa ra đồng thời các nhà quản trị sẽ giám sát
hoạt động của cấp dưới và ngược lại, những người cấp dưới sẽ chỉ chịu trách nhiệm
trước một người lãnh đạo của mình.
Ưu điểm:
Thứ nhất, sơ đồ theo kiểu chức năng sẽ hạn chế sự chồng chéo. Những người cấp
dưới sẽ chỉ chịu quyền giám sát từ một người lãnh đạo duy nhất từ đó việc nhận lệnh
thực hiện u cầu cơng việc sẽ thống nhất và dễ đưa ra quyết định hơn
3



Thứ hai, bộ máy này sẽ giúp công ty phản ứng nhanh với mơi trường kinh doanh
ln biến đổi vì mỗi phịng ban đã được phân cơng ra các mảng về chuyên môn. Họ sẽ
chủ động phản ứng hơn chứ không phải chờ đợi xét duyệt của các bộ phận ngang hàng
với mình.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí quản lý do tính chất cơng việc đã
được chun mơn hóa, địi hỏi cấp quản lý khơng q cao
Nhược điểm:
Thứ nhất, từ sơ đồ ta thấy, giám đốc là người chịu áp lực cao nhất khi phải điều
hành 4 bộ phận của cơng ty địi hỏi người đảm đương vị trí này phải có trình độ quản
lý giỏi và có thể chịu được áp lực cao. Hơn nữa, quyết định được ra bới một người nên
sẽ mang tính chủ quan do chỉ đứng trên phương diện của một người và sẽ khơng có cái
nhìn đa phương diện.
Thứ hai, việc chia nhỏ các bộ phận khiến cho bộ máy công ty trở nên cồng kềnh.
Do vậy, nếu các bộ phận không kết hợp ăn ý với nhau sẽ khiến cho công việc sẽ mất
nhiều thời gian xử lý do sự ứ trệ công việc từ các bộ phận khác.
Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Mối quan hệ giữa phòng Hành chính – Nhân sự và các phịng, ban khác trong
cơng ty:
 Phịng Hành chính – Nhân sự kết hợp với các phòng ban chức năng và đơn vị
trực thuộc triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên; đề xuất Tổng giám đốc
xét thưởng, kỷ luật đối với các nhân viên.
 Kết hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc để xây dựng quy
chế, và tiền lương trình lãnh đạo Công ty phê duyệt. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
quy chế của nhân viên trong Công ty.
 Cập nhật, cung cấp số liệu về nhân lực cho các phịng ban, đơn vị trong Cơng ty
và u cầu các phòng ban báo cáo về thái độ, kết quả làm việc của cán bộ cơng nhân
viên về phịng ban đó
 Kết hợp với phịng Tài chính – kế tốn và các phịng ban, đơn vị để giải quyết

chế độ chính sách cho nhân viên về Bảo hiểm xã hội, lương, thưởng và các chế độ
chính sách khác theo quy định của pháp luật và công ty.

4


 Thu thập các đề xuất, kiến nghị của phòng ban, đơn vị trực thuộc trình lãnh đạo
Cơng ty giải quyết.
Mối quan hệ giữa phịng Tài chính – kế tốn và các phịng ban, đơn vị trực
thuộc trong Cơng ty:
 Phịng Tài chính, kế tốn phối hợp với các phịng ban, đơn vị trực thuộc để lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng
kinh tế và giao kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm cho các đơn vị trực thuộc.
 Phối hợp với các phòng ban, đơn vị trực thuộc lập các dự tốn chi phí
 Phối hợp với Phịng hành chính nhân sự trong cơng tác Bảo hiểm xã hội và giải
quyết chính sách với người lao động.
 Phối hợp với phịng kinh doanh và phịng hành chính – nhân sự quản lý, thực
hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán nội bộ,
thanh lý tài sản, kiểm kê quyết toán định kỳ.
Mối quan hệ giữa phòng Kinh doanh và các phịng ban đơn vị trực thuộc trong
Cơng ty:
 Phối hợp với phòng nhân sự xác định biên nhân sự về số lượng và chất lượng
cho phù hợp
 Phối hợp với các bộ phận liên quan quản lý các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng
và thanh lý hợp đồng (trả hàng, thanh quyết tốn hợp đồng…)
Mối quan hệ giữa phịng Kỹ thuật với các phòng ban đơn vị trực thuộc Cơng ty:
 Hỗ trợ các phịng ban khác các vấn đề về kỹ thuật chun mơn
 Phối hợp phịng kinh doanh để giải đáp thắc mắc, giá cả, kỹ thuật, cơng nghệ
liên quan.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban

Phịng hành chính – nhân sự
 Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của Ban Tổng
Giám Đốc
 Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty
 Kiểm tra việc thực hiện nội quy của các bộ phận và cá nhân trong tồn Cơng ty
 Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, tuyển
dụng, đào tạo và tái đào tạo

5


 Phục vụ các cơng tác hành chính để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành,
phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
 Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty
 Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức –
Hành chính – Nhân sự
 Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và
người lao động trong Công ty
 Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường
và trách nhiệm Xã hội tại Công ty
 Báo cáo đầy đủ, kịp thời và trung thực tình hình diễn biến kết quả công việc khi
thực hiện nhiệm vụ BGĐ giao
 Chấp hành các quyêt định khen thưởng, kỷ luật của BGĐ đối với kết quả cơng
việc của Phịng
 Tổng hợp ý kiến của mọi bộ phận và cá nhân trong Công ty để tham mưu cho
Ban GĐ trong công tác quản lý
 Xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiện đại
 Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh tế,
xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo BGĐ để có quyết định
kịp thời.

Phịng Hành chính – Kế toán
 Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm, đề xuất
thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ theo tiêu chuẩn, định mức thu, chi
 Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao
 Hường dẫn các phịng ban trực thuộc lập dự tốn chi hàng năm
 Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chun mơn tài chính kế tốn theo
đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…
 Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Cơng ty dưới mọi hình thái
và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan
 Tham mưu cho Ban tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế
độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh
 Cùng với các Bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu
hiệu
6


 Tham gia xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường
và hệ thống quản lý trách nhiệm Xã hội
 Ghi chép, tính tốn, phản ánh số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng
vốn của Cơng ty
 Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính việc thu, nộp, thanh tốn, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy
định của công ty
 Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt dộng kinh tế tài chính, phục vụ cơng tác lập và theo dõi kế
hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài
chính, kế tốn hiện hành.
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban tổng giám đốc Công ty

Phòng kinh doanh
 Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu do Ban Giám Đốc
đề ra
 Quản trị hàng hóa. Nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng hóa cho các cửa hàng,
đặt hàng sản xuất
 Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc để xử lý các cơng tác có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của công ty
 Tham gia tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn nhân sự thuộc bộ phân mình phụ
trách
 Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình, quyết định
khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận
 Thực hiện ra chỉ tiêu doanh thu hàng tháng, phân bổ chỉ tiêu cho các kênh bán
hàng. Theo dõi thực tế bán hàng so với chỉ tiêu thực tế
 Theo dõi hàng hóa xuất nhập, điều phối hàng trong tuần, tháng. Lập sổ sách
theo dõi số lượng tồn hàng ngày
 Lên kế hoạch soạn thảo tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho quản lý và
nhân viên (Nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ bán hàng, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ trưng
bày…)
7


 Kiểm tra giám sát công việc của quản lý, nhân viên.
 So sánh đối chiếu doanh thu thực tế với doanh thu chỉ tiêu. Tìm ra nguyên nhân
tăng giảm doanh thu so với kế hoạch đưa ra hướng khắc phục kịp thời
 Tham mưu cho BGĐ về việc phát triển thương hiệu
 Tham mưu cho BGĐ về việc phát triển kênh phân phối
 Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng nhãn hiệu mới
Phòng kỹ thuật
 Hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế website, mạng nội
bộ, domain, hosting, quản lý website nội bộ, email, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

 Hỗ trợ các phòng ban khác các vấn đề về kỹ thuật chuyên môn
 Hỗ trợ nhân viên kinh doanh web, giải đáp thắc mắc, giá cả, kỹ thuật, công
nghệ liên quan
 Nhận yêu cầu từ nhân viên kinh doanh web, lập kế hoạch, phân tích, thiết kế,
xây dựng, phản hồi website
 Quản lý hệ thống mạng nội bộ, phần mềm chuyển giao của công ty
 Quản lý, đăng ký, gia hạn, khắc phục sự cố, sao lưu, phục hồi các vấn đề liên
quan đến domain và hosting, email
 Lập kế hoạch, nâng cấp các sản phẩm kinh doanh của công ty
 Quản lý về kỹ thuật các website nội bộ của cơng ty
 Khắc phục sự cố máy tính nội bô của công ty về mặt tổng thể của công ty
(không chịu trách nhiệm cho các phần mềm dùng riêng – cá nhân)
 Hỗ trợ hành chính nhân sự đào tạo nhân viên về: giới thiệu tính năng – thông số
kỹ thuật của các công cụ kinh doanh, đào tạo sử dụng phần mềm tin học công ty,
hướng dẫn nhân viên mới sử dụng email nếu họ chưa biết (Không hỗ trợ hướng dẫn
các yêu cầu sử dụng các phần mềm ngồi các phần mềm cơng ty).
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động (sản xuất – kinh doanh)
Mục đích kinh doanh của Cơng ty cổ phần tri thức Vì Dân là mang lại cho công
ty lợi nhuận cũng như hiệu quả cao nhất, giúp cho vốn chủ sở hữu tại công ty được bảo
toàn và ngày càng phát triển. Trong điều kiện tuân thủ các quy định của Pháp luật,
không ngừng cải thiện và nâng cao nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh
doanh, phát triển bền vững và lâu dài, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của công
ty trên thị trường
8


Công ty hoạt động kinh doanh đa ngành, đa nghề, trong đó ưu tiên ngành nghề
kinh doanh chính của Cơng ty. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của cổ đơng và nhân viên
trong Công ty. Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh
doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty có thể tiến hành đăng ký

hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được Pháp luật cho phéo và được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.

9


1.2.

Đặc điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1. Sản phẩm kinh doanh
Công ty kinh doanh đa ngành, đa nghề trong đó ngành, nghề chính của Cơng ty
là bán lẻ sách, tạp chí văn phịng trong các cửa hàng chuyên doanh; Hoạt động dịch vụ
công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính: thiết kế website, gia
công phần mềm, ứng dụng điện thoại, thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, thiết kế logo,
phần mềm quản lý doanh nghiệp; Ngồi ra Cơng ty cịn bán buôn, bán lẻ các đồ da…
Công ty luôn cố gắng và cam kết mang lại những sản phẩm cũng như trải nghiệm dịch
vụ tốt nhất đối với khách hàng.
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tri thức Vì dân giai đoạn
2017 - 2019
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty
giai đoạn 2017 -2019
Đơn vị tính: nghìn đồng
ST

Chỉ tiêu

2017

Tổng doanh thu bán hàng và cung


22.900.34

cấp dịch vụ

2

2018

2019

T
1
2
3

Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch 16.100.00

25.300.547

30.800.738

18.800.856

17.100.276

vụ

0


Lợi nhuận gộp về bán hàng và

6.800.674

9.500.783

11.700.145

cung cấp dịch vụ
4

Chi phí quản lý doanh nghiệp

700.367

660.572

620.450

5

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

6.100.864

8.840.684

11.080.000

20.763.00


18.563.924

19.673.853

doanh
6

Thu nhập khác

0
7

Chi phí khác

4.683.126

5.784.549

1.458.652

8

Lợi nhuận khác

8.457.640

20.682.974

18.873.846


9

Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế

6.100.000

8.840.875

11.080.754

10

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải

1.200.563

1.900.000

2.300.641

nộp
10


11

Lợi nhuận sau thuế

4.900.351


6.940.956

8.780.747

Nguồn: Phịng kế tốn
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về tổng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ và các chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm: doanh thu năm
2018 tăng 10.5% so với năm 2017, doanh thu năm 2019 tăng 13.83% so với năm 2018,
lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng lên hơn 2 tỷ so với năm 2017 tương ứng với
41.64%, lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng lên hơn 1 tỷ so với năm 2018 tương ứng
với 26.5%. Từ đó ta thấy số liệu chỉ ra sự tăng trưởng qua từng năm tuy nhiên mức
tăng trưởng này vẫn cịn chưa rõ rệt, khơng mang tính đột phá.
Năm 2019, Cơng ty đã có bước chuyển mình mới trong hoạt động kinh doanh:
Cơng ty đã mở rộng quy mô bán hàng thêm ở thị trường các tỉnh: Bắc Giang, Quảng
Ninh, Ninh Bình và kinh doanh thêm các mặt hàng giày, túi da, đẩy mạnh thêm các
chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng, giảm giá khi khách hàng mua với số lượng
lớn, chạy các chương trình quảng cáo nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng. Điều này
đã thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh thu năm 2019 tăng lên 21% so với năm 2018
1.3.

Đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực

1.3.1. Cơ cấu về giới tính/ độ tuổi/ trình độ học vấn
Bảng 1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân
Năm 2017
Năm 2018
Số
Tỷ
Số

Tỷ
Chỉ tiêu
lượng trọng lượng
trọng
(người) (%) (người)
(%)
1. Tổng số lao động
62
100
86
100
2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Nam
32
51,61
42
48,83
Nữ
30
48,39
44
51,17
3. Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn
Sau Đại học
0
0
0
0
Đại học
28

45,16
36
41,86
Cao đẳng, Trung cấp
12
19,35
15
17,44
CNKT, bằng nghề…
22
35,49
35
40,7
4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
49
79,03
68
79,06
30 - 39 tuổi
12
19,35
15
17,44
40 - 49 tuổi
1
1,62
3
3,5
50 - 59 tuổi

0
0
0
0
5. Cơ cấu lao động theo chức năng
Lao động gián tiếp
12
19,35
26
30,23
Lao động trực tiếp
50
80,65
60
69,77
11

Năm 2019
Số
Tỷ
lượng
trọng
(người)
(%)
128
100
68
60

53,12

46,88

1
52
22
53

0,78
40,62
17,18
42,2

108
18
2
0

84,37
14,06
1,57
0

28
100

21,87
78,13


Nguồn: Tài liệu nhân sự phòng HCNS

Từ bảng trên ta thấy số lao động của Công ty tăng dần lên qua các năm, từ
62 người (2017) lên 128 người (2019). Điều này chứng tỏ Công ty mở rộng thị
trường đã thu hút nhiều lao động làm việc, đây là một tín hiệu tốt cho thấy tình
hình kinh doanh của Cơng ty đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, nhờ vào các
chính sách về thù lao, đãi ngộ và các phúc lợi từ Công ty cũng đã giữ chân và
thu hút nhiều người lao động đến với Công ty
Với việc Công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên nguồn nhân lực có
giới tính khơng có nhiều sự chênh lệch đáng kể. Số nhân viên nam và nữ trong 3
năm từ 2017 -2019 đều chiếm khoảng 50% trên tổng số lao động. Điều này cho
thấy Công ty sử dụng lao động nam và lao động nữ như nhau
Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động của Công ty là những người đều có
bằng cấp, chủ yếu là bằng cử nhân và bằng công nhân kỹ thuật, bằng nghề (đều
chiếm hơn 40%) và ít nhất là bằng cao đẳng, trung cấp (chiếm khoảng 19%).
Điều này chứng tỏ chính sách tuyển dụng của cơng ty có quan tâm đến trình độ
học vấn của ứng viên: Công ty chỉ tuyển những người có bằng cấp từ cao đẳng
trở lên đối với những vị trí địi hỏi tính sáng tạo, có bằng cấp. Đối với những vị
trí như nhân viên bán hàng thì chỉ tuyển những người giao tiếp giỏi, khả năng
chịu đưng áp lực cao, khơng địi hỏi bằng cấp
Lao động trẻ chiếm đa phần trong Công ty, chủ yếu là độ tuổi dưới 30
(chiếm hơn 50%). Đây là độ tuổi mà người lao động có sức khỏe dồi dào và
sung sức nhất, năng động, sáng tạo, có thể cống hiến hết mình cho Cơng ty và
hơn nữa là phù hợp với đặc thù, áp lực của công việc. Bên cạnh đó, số nhân viên
ở độ tuổi trên 30 chỉ chiếm 17.13% (2019), họ là những người có nhiều kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực chun mơn, khả năng nhìn nhận vấn đề sâu sắc
và chính xác hơn có thể hướng dẫn cũng như định hướng lộ trình việc làm tương
lai cho những bạn trẻ.
Lao động trực tiếp chiếm đa số trong tổng số nhân viên trong cổng ty:
chiếm hơn 50% theo số liệu qua các năm.

12



1.3.2. Biến động nhân sự
Bảng 1.3. Biến động nhân sự cơng ty cổ phần tri thức Vì Dân từ 2017 - 2019
Tuyển mới
Phịng kinh doanh

Nghỉ việc

Điều chuyển

2017

6

4

5

2018

8

10

5

2019

20


7

6

Phịng hành chính

2017

5

2

2

– nhân sự

2018

4

2

1

2019

3

1


2

Phịng tài chính –

2017

4

2

3

kế tốn

2018

5

2

2

2019

5

3

3


2017

6

5

2

2018

7

4

4

2019

10

5

3

Phịng kỹ thuật

Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự
Số lượng nhân sự tuyển mới có xu hướng tăng qua các năm, trong đó năm
2019 có sự thay đổi nhân sự nhiều nhất. Năm 2019 có tuyển mới thêm 20 nhân sự

phòng kinh doanh và 10 nhân sự phịng kỹ thuật do cơng ty có mở rộng chi nhánh
bánh hàng ra các tỉnh, thêm mới lĩnh vực kinh doanh do đó chủ trương đẩy mạnh
quảng cáo, chú trọng vào 2 mảng digital online và marketing online để phát triển
hoạt động kinh doanh nên cần bổ sung nhân sự để đẩy mạnh các hoạt động này.
Về số lượng nghỉ việc và điều chuyển ở các phịng hành chính – nhân sự và
kế tốn tương đối ít. Ngược lại, ở các phịng kinh doanh và kỹ thuật lại có số
lượng nhân viên nghỉ việc nhiều hơn, vì cơ cấu nhân viên ở công ty tương đối
trẻ, những người luôn tìm kiếm những cơ hội và thách thức từ bên ngồi. Đồng
thời, các vị trí nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật về mảng IT là những
vị trí khá cạnh tranh trên thị trường. Điều này đặt ra bài toán cho bộ phận nhân
sự về dùng, giữ và phát triển lực lượng nhân sự vững mạnh cho công ty.
13


PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH NGUỒN
NHÂN LỰC
2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ phận nhân sự Công ty Cổ phần Tri thức Vì Dân

Trưởng phịng
hành chính Nhân
sự
Phó phịng Hành
chính Nhân sự
Chun viên
tuyển dụng và
đào tạo

Chun viên
lương,bảo hiểm


Chun viên
hành chính

Gồm có 6 người: 1 trưởng phịng, 1 phó phịng, 2 chun viên tuyển dụng và đào tạo,
1 chuyên viên hành chính, 1 chuyên viên lương, bảo hiểm
Bảng 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên trong phịng hành chính – nhân sự
Họ tên

Chức danh Trình độ

Kinh

Chức năng, nhiệm vụ

đào tạo nghiệm
làm
việc
Vũ Hồi Trưởng
Lân

Cao học 8 năm Tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên

phòng hành

quan đến nguồn nhân lực trong cơng ty

chính- nhân

Theo dõi, đánh giá các cơng việc của nhân


sự

viên trong bộ phận
Xét duyệt các công việc liên quan đến
nguồn nhân lực do cấp dưới trình lên
Nhận nhiệm vị từ ban lãnh đạo và chỉ đạo,
phân công công việc cho thành viên trong
phịng
Kết hợp với ban lãnh đạo, phó phòng và các
14


bộ phận liên quan để xây dựng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong
Công ty. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
chức danh cho nhân viên trong công ty
Thực hiện công tác ngoại giao với các cơ
quan quản lý Nhà nước về lao động và các
lĩnh vực khác được giao
Nguyễn Phó phịng


hành chính –

Phương nhân sự

Đại học 6 năm Hỗ trợ, giúp việc cho trưởng phòng việc xây
dựng các chính sách quản trị nhân sự trong
cơng ty

Xây dựng bản mơ tả cơng việc cho các vị trí
chức danh trong công ty
Xây dựng và thực hiện quản lý quy trình
tuyển dụng, đào tạo, phát triển của cơng ty
Theo dõi việc thực hiện các chế độ chính
sách, chấm cơng, tính lương và giải quyết
các quan hệ lao động phát sinh trong quá
trình thực hiện
Đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên,
xây dựng và duy trì hệ thống lương, thưởng
và các phúc lợi trong Công ty
Tham gia thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng và kỷ luật của Công ty

Nguyễn Chuyên viên Đại học 3 năm Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hội nhập
Hải

tuyển dụng

người mới, tổ chức thi tuyển phỏng vấn theo

Hoàng

và đào tạo

yêu cầu tuyển dụng

Phùng

1 năm Đánh giá tình hình tuyển dụng và đề xuất


Thị Hà

các phương án tuyển dụng với phó phịng
Soạn thảo các văn bản hành chính về thơng
báo tuyển dụng theo các kế hoạch đã đưa ra
về tuyển dụng của Công ty
Khảo sát, đánh giá và xây dựng các nhu cầu
đào tạo trong nội bộ cũng như bên ngồi
cơng ty theo u cầu của các phịng ban
Xây dựng các chương trình đào tạo trong
15


nội bộ cũng như bên ngoài theo như yêu cầu
Đánh giá chương trình đào tạo và nhân viên
sau khi kết thúc khóa đào tạo
Nguyễn Chun viên Cao
Huyền

hành chính

Thương

Đẳng

1 năm Nhận, gửi fax công văn đi đến
Tiếp nhận và thực hiện các cuộc gọi, giao
tiếp với khách hàng qua điện thoại
Tiếp tân, lễ tân

Thư ký, ghi biến bản, lập báo cáo, in
ấn/photocopy
Quản lý vật tư, thiết bị văn phòng, văn
phòng phẩm
Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu
Quản lý tiền điện, nước, điện thoại của
Công ty
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu
của Trưởng phòng nhân sự

Nguyễn Chuyên viên Đại học 1 năm Quản lý thông tin nhân sự: theo dữ liệu cập
Thị Hảo lương, bảo
hiểm

nhật hồ sơ nhân sự trong Công ty, lưu trữ và
bảo quản hồ sơ tài liệu
Chấm công và cập nhật số liệu BHXH,
BHYT, BHTN và đối chiếu với cơ quan
BHXH hàng tháng
Tham gia đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kết
quả hoạt động của CBCNV
Quản lý thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi, các công việc liên quan đến tổ chức
lao động, bảo hộ lao động, an tồn lao động
và phịng chống cháy nổ
Phối hợp với cơng đồn lên kế hoạch, tổ
chức các hoạt động phong trào như thể dục
thể thao, nghỉ mát, party cho CBCNV trong
Cơng ty
Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự


16


2.2. Hoạt động quản trị nhân lực
2.2.1. Công tác tuyển dụng
Bảng 2.2: Tình hình tuyển dụng tại Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân
2017

2018

2019

Tổng tuyển dụng

21

24

28

Số quản lý

4

6

8

Số nhân viên


17

18

20

Nguồn: Phịng HCNS Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy nhu cầu tuyển dụng của Vì Dân tăng dần qua
các năm, trong đó năm 2019 có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Tuy nhiên, đa số
Công ty chỉ tuyển nhân viên và cấp quản lý tuyển rất ít vì Cơng ty chủ yếu sử dụng
các quản lý cũ và tuyển dụng nhân viên mới để phục vụ cho mục đích mở rộng sản
xuất kinh doanh
Trong những năm qua, phịng nhân sự Cơng ty ln cố gắng hồn thiện và cải
tiến phương thức làm việc, làm cầu nối đáng tin cậy giữa ứng viên và Cơng ty, góp
phần lớn vào sự nghiệp phát triển của Cơng ty.
Trình tự tuyển dụng
- Các phịng ban đề xuất các vị trí cần tuyển đến bộ phận tuyển dụng sau đó bộ
phận tuyển dụng tổng hợp lại về: vị trí cần tuyển, số lượng, dự trù chi phí tuyển dụng
- Bộ phận tuyển dụng bắt đầu lập kế hoạch tuyển dụng: yêu cầu về trình độ học
vấn, kinh nghiệm, chun mơn, giới tình, độ tuổi…đối với vị trí cần tuyển, nguồn
tuyển, xác định thời gian, địa điểm, hình thức tuyển dụng
- Thơng báo tuyển dụng trên các website tìm kiếm việc làm như jobgo, topcv…
hoặc lên website của công ty
- Lọc CV đối với ứng viên là nguồn từ bên ngoài hoặc tiến hành xem xét hồ sơ
đối với ứng viên là từ trong nguồn nội bộ
- Gọi điện phỏng vấn sơ bộ ứng viên để kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của
ứng viên. Nếu ứng viên đạt yêu cầu thì tiến hành gửi email mới phỏng vấn
- Bộ phận tuyển dụng kết hợp với các trưởng bộ phận tiến hành phỏng vấn vòng
tiếp theo. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ đưa cho Ban giám đóc xem xét và phê duyệt. Bộ phận

tuyển dụng gửi thông báo trúng tuyển với các ứng viên đạt yêu cầu

17


- Tiến hành ký hợp đồng thử việc đối với nhân viên mới trong 1 tháng. Nếu qua 1
tháng ứng viên đáp ứng được u cầu cơng việc thì tiến hành ký hợp đồng chính thức
Nguyên tắc tuyển dụng của Công ty: Đảm bảo công khai – công bằng – bình
đẳng cho mọi đối tượng phù hợp.
Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng của Công ty:
Bảng 2.3: Kết quả tuyển dụng Công ty Công ty Cổ phần Tri thức Vì Dân giai
đoạn 2017 - 2019
Số lượng tuyển

2017

2018

2019

21

24

28

Trình độ

Hồn thành tốt công việc


12

14

17

chuyên

Sa thải

9

10

11

môn

Tỷ lệ sa thải

42.86

41.67%

39.29%

%
Thời gian

Số người làm việc từ 6 tháng trở lên


12

14

17

làm việc

% số người làm từ 6 tháng trở lên

57.14

58.33%

60.71%

%
Nguồn: Phịng HCNS Cơng ty cổ phần tri thức Vì dân
Từ bảng trên ta thấy hiệu quả tuyển dụng của Cơng ty vẫn cịn thấp, số lượng
nhân viên tuyển được không đáp ứng công việc nhiều khiến cho tỷ lệ sa thải cao.
Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy xấu khiến cho công ty tốn nhiều chi phí cho tuyển
dụng, nhân sự đáp ứng khơng đủ cho yêu cầu công việc khiến cho tiến độ công việc
giảm chậm
2.2.2. Cơng tác đào tạo
Vì Dân ln tạo điều kiện để cán bộ nhân viên có cơ hội được đào tạo, phát triển
nghề nghiệp chuyên môn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên tâm huyết, có
chun mơn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp. Hàng năm, cơng ty đều xây dựng kế hoạch
đào tạo đến từng cán bộ nhân viên phù hợp với chiến lược phát triển của công ty
Đào tạo hội nhập: 100% cán bộ nhân viên mới tuyển vào Vì Dân sẽ được tham

gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp cán bộ nhân viên hiểu rõ lịch sử hình
thành và phát triển của cơng ty, hiểu rõ được quy định, quy trình, nội quy làm việc và
mơi trường, văn hóa của cơng ty để cán bộ nhân viên nắm bắt và hòa nhập nhanh nhất
với công việc tại đây.
18



×