Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 64 trang )

Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
lớn của cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã và đang thu hút
mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Theo chủ trương của Uỷ ban nhân dân Thành
Phố, khu công nghiệp Vĩnh Lộc được giao cho Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ
Lớn – CHOLIMEX làm chủ đầu tư, với mục tiêu di dời phần lớn các xí nghiệp công
nghiệp, Trung tâm công nghiệp có mức độ ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi cấp IV, cấp V
hoặc các xí nghiệp, Trung tâm công nghiệp tuy không ô nhiễm nhưng có nhu cầu mở
rộng mặt bằng tập trung về đây để ổn định sản xuất lâu dài, nhằm tránh hay giảm bớt ô
nhiễm cho khu vực nội thành tập trung đông dân cư.
Ngày 30/4/1997, khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã chính thức được khởi công xây
dựng. Sự hình thành các khu công nghiệp vùng ngoại thành đã góp phần giải quyết
nhiều vấn đề cho đô thị lớn như: tạo công ăn việc làm cho người lao động vùng ven,
kéo dãn dân cư ở khu vực nội thành, giảm áp lực giao thông và ô nhiễm,….
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã tập hợp nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào
khu công nghiệp, phần lớn là các loại hình sản xuất công nghiệp ít ô nhiễm. Sau mười
lăm năm các doanh nghiệp đi vào hoạt động và sản xuất, môi trường tại khu công
nghiệp cũng ít nhiều bị tác động. Các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều nguyên liệu,
nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đã làm phát sinh các vấn đề ô nhiễm về nước
thải, khí thải, chất thải rắn. Do đặc thù khu công nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất
khác nhau sẽ thải bỏ ra môi trường các loại chất ô nhiễm khác nhau.Vì vậy, công tác
kiểm soát, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường trong khu công nghiệp là một vấn
đề cần được quan tâm thường xuyên, nhằm xác định kịp thời các yếu tố môi trường
thay đổi để từ đó liên tục áp dụng các biện pháp giảm thiểu về kỹ thuật và quản lý chặt
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh


Trang 2

chẽ hơn, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, đánh giá đúng hiện
trạng môi trường đang diễn ra trong khu công nghiệp là bước quan trọng và cần được
thực hiện thường xuyên trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp. Đó cũng
là lý do để đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành.
2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn
cho công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc.
3. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh
 Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong khu công
nghiệp Vĩnh Lộc
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
và thông tin
Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường khu công nghiệp (KCN) Vĩnh
Lộc được thu thập từ nguồn:
- Báo cáo hiện trạng môi trường
KCN Vĩnh Lộc năm 2009, 2010, 2011.
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 3

- Báo cáo giám sát môi trường doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN năm

2011.
- Tài liệu hướng dẫn vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vĩnh Lộc.
- Báo cáo kết quả thăm dò, khai thác và đánh giá trữ lượng nước dưới đất khu
công nghiệp Vĩnh Lộc.
- Các tài liệu về hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam.
 Phương pháp khảo sát thực tế
 Liên hệ với cán bộ môi trường trong KCN Vĩnh Lộc để lấy thông tin về các cơ
sở sản xuất trong địa bàn nghiên cứu.
 Đi thực tế khảo sát, chụp ảnh minh họa.
 Tham khảo ý kiến chuyên gia
 Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài.
 Tham khảo ý kiến của cán bộ phụ trách về môi trường KCN Vĩnh Lộc trong quá
trình tiếp xúc thực tế lấy thông tin, số liệu cho đề tài.
 Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành.
5. Giới hạn đề tài
Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN Vĩnh Lộc,
trạm cấp nước, nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vĩnh lộc.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về KCN Vĩnh Lộc quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Hiện trạng môi trường trong KCN Vĩnh Lộc quận Bình Tân thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 3: Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong KCN Vĩnh lộc
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC, QUẬN
BÌNH TÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm trong phạm vi các xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình
Chánh, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân (xã
Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh cũ) của thành phố Hồ Chí Minh, giới hạn bởi:
 Phía Bắc giáp rạch Cầu Sa, rạch thoát nước khu vực.
 Phía Nam giáp đường Nguyễn Thị Tú (Hương lộ 13 cũ).
 Phía Đông giáp khu dân cư.
 Phía Tây giáp KCN Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cư hiện hữu.
 Cách Quốc lộ 1A về phía Đông theo đường Nguyễn Thị Tú 700 m.
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 5


Hình 1.1. Vị trí của KCN Vĩnh Lộc trên bản đồ Việt Nam
KCN
Vĩnh Lộc
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 6

Hình 1.2. Bản đồ khu công nghiệp Vĩnh Lộc
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 7

1.1.2. Khí hậu
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình cả năm là: 26
o
C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là: 40
o
C. Nhiệt độ
thấp nhất trong năm là: 13
o
C.
 Lượng mưa
Lượng mưa nhiều nhất trong năm tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Số ngày mưa
trung bình khoảng 20 ngày/tháng. Lượng mưa bình quân năm là: 1.979 mm. Lượng
mưa lớn nhất là: 2.700 mm. Lượng mưa thấp nhất là: 1.533 mm.
 Chế độ gió
Gió Tây Nam: tốc độ 3 – 4 m/s từ tháng 5 đến tháng 11. Gió Đông – Đông Nam:
tốc độ 3 – 4 m/s từ tháng 12 đến tháng 4.
 Độ ẩm
Độ ẩm nhỏ nhất là: 76% vào tháng 2, 3. Độ ẩm cao nhất là: 80% vào tháng 7, 9.
Độ ẩm bình quân là: 79,5%.
 Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân trong năm là: 4 mm/ ngày. Lượng bốc hơi nhỏ nhất là:
2 – 4 mm/ ngày vào tháng 5. Lượng bốc hơi lớn nhất là: 5 – 6 mm/ ngày vào tháng 12
đến tháng 4.
 Bức xạ
Tối thiểu là: 10,2 Kcal/cm
2
/tháng. Tối đa là: 14,2 Kcal/cm
2
/tháng. Trung bình là:
11,7 Kcal/cm
2

/tháng.
 Thủy văn
Khu công nghiệp vĩnh lộc không có những con sông lớn, không chịu ảnh hưởng
của thủy triều, chỉ có những mương tiêu thoát nước nhỏ.
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 8

Các kết quả khảo sát nước ngầm của chương trình nước sạch nông thôn cho thấy
tại khu vực có thể khai thác ở hai tầng chính là tầng 20 đến 40 m và tầng 80 đến 130 m.
Nước ngầm tầng nông 5 đến 7 m có chất lượng kém và thường chỉ được khai thác cho
mục đích nông nghiệp.
Tính chất của nước ngầm tầng 20 đến 40 m có thể tóm tắt như sau:
 Giá trị pH trung bình khoảng 4,7 và biến động trong khoảng 3,4 đến 5,3.
 Hàm lượng nitrat trung bình khoảng 0,9 đến 1 mg/l và biến động trong khoảng 0
đến 4 mg/l không bị biến động theo mùa. Vào mùa khô, giá trị trung bình
khoảng 61 mg/l, biến động trong khoảng 17 đến 120 mg/l. Vào mùa mưa, giá
trị trung bình khoảng 41 mg/l, biến động trong khoảng 17 đến 122 mg/l.
 Hàm lượng sunphat biến động theo mùa. Mùa khô giá trị trung bình khoảng 2,4
mg/l, biến động trong khoảng 0 đến 7,6 mg/l. Mùa mưa giá trị trung bình
khoảng 0,8 mg/l, biến động trong khoảng 0 đến 3,5 mg/l.
Tầng nước ngầm 80 đến 130 m cũng có chất lượng nước tương đương với tầng
nước 20 đến 40 m do vậy ít được khai thác vì hiệu quả kinh tế thấp.
1.1.3. Địa chất công trình
Tài liệu khoan thăm dò địa chất của công trình điện 500 KV trên khu đất với các
hố khoan sâu từ 12 – 20 m cho thấy cấu tạo địa chất khu vực tương đối đơn giản nếu
không kể lớp đất thổ nhưỡng trên cùng có chiều dày 0,3 - 0,7 m thì địa tầng ở độ sâu
12 m trở lên chỉ có một lớp bùn sét màu xám xanh, xám tro, dẻo chảy, chảy lẫn hữu cơ
bảo hòa trong nước, chịu tải kém R = 0,2 kg/ cm
2

. Lớp đất tốt (á sét) theo dự đoán phải
cách mặt đất khoảng 30 m. Do vậy, khi tiến hành xây dựng các hạng mục công trình có
tải lớn cần lưu ý đến công tác gia cố nền móng cho phù hợp.

Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 9

1.2. Cơ sở hạ tầng KCN Vĩnh Lộc
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ - CP ngày
05/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến là 500
tỷ đồng, diện tích quy hoạch 207 ha do chủ đầu tư là: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư
Chợ Lớn – CHOLIMEX. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)
KCN Vĩnh Lộc là công ty con của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn -
CHOLIMEX, với thế mạnh phát triển chuyên về đầu tư – kinh doanh và dịch vụ cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp. Công ty TNHH MTV khu công nghiệp Vĩnh Lộc là doanh
nghiệp 100% vốn Nhà Nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên khu công nghiệp Vĩnh Lộc
 Tên giao dịch quốc tế: Vinh Loc Industrial Park Limited Company
 Trụ sở: A59/1 đường số 7 – khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng
Hòa B, Quận Bình Tân - thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH MTV khu công nghiệp Vĩnh Lộc là phát
triển thành công ty chuyên doanh về cơ sở hạ tầng khu công nghiệp với các dịch vụ tư
vấn hỗ trợ tiện ích nhằm thu hút đầu tư các ngành công nghiệp sạch, không ô nhiễm, có
quy mô vốn đầu tư từ trung bình đến cao, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
tiên tiến hiện đại đáp ứng được chính sách thu hút đầu tư chung của thành phố Hồ Chí
Minh để phục vụ cho xuất khẩu và cung ứng hàng nội tiêu.
1.2.2. Nước sạch và cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp

1.2.2.1. Tình hình khai thác nước ngầm
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 10

Công ty TNHH MTV khu công nghiệp Vĩnh Lộc hiện có 4 giếng khai thác nước
ngầm với công suất thiết kế 7500 m
3
/ ngày. Trong năm 2012 đang khoan thăm dò và
xin cấp phép khai thác 3 giếng với công suất thiết kế 4500 m
3
/ ngày đêm.
Hiện tại, Công ty TNHH MTV khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc đã được cấp giấy
phép khai thác nước ngầm (ngày 19/04/2000), số lượng giếng được cấp phép là 4 giếng
có số hiệu VL1, VL2, VL3, VL4. Tầng nước khai thác: Pliocen điệp Bà Miêu (N
2
2
bm).
Chiều sâu mực nước động lớn nhất là: 30 m. Chế độ khai thác 24 giờ.
Căn cứ vào công văn số 1473/ TNMT – QLTN của Sở tài nguyên và môi trường
thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất
đối với các khu chế xuất hoặc KCN, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng có trách
nhiệm đến cuối tháng 06 năm 2007 phải cấp nước đầy đủ cho các doanh nghiệp trong
khu chế xuất và KCN để hạn chế khai thác nước dưới đất riêng lẻ. Sở tài nguyên và
môi trường thành phố Hồ Chí Minh không giải quyết cấp phép khai thác cho các doanh
nghiệp trong các khu chế xuất và KCN. Vì vậy, các DN trong KCN không được phép
khai thác nước ngầm để phục vụ sản xuất mà phải sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty
TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc.
Bảng 1.1. Kết quả phân tích nước ngầm giếng VL4, ngày lấy mẫu 07/12/2011
STT

Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
09:2008/BTNMT
1.
pH
-
6,52
5,5 - 8,5
2.
COD
mg/l
KPH
4
3.
TSS
mg/l
148
1500
4.
Độ cứng
mgCaCO
3
/l
42
500
5.
Nitrit
mg/l

KPH
1
6.
Nitrat
mg/l
0,025
15
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 11

7.
Amoni
mg/l
KPH
0,1
8.
Sunphate
mg/l
4,54
400
9.
Flo
mg/l
KPH
1
10.
Clorua
mg/l
44,02

250
11.
Cyanua
mg/l
KPH
0,01
12.
Cadimi
mg/l
KPH
0,005
13.
Asen
mg/l
0,0016
0,05
14.
Thủy ngân
mg/l
KPH
0,001
15.
Chì
mg/l
KPH
0,01
16.
Kẽm
mg/l
0,022

3
17.
Crôm (VI)
mg/l
KPH
0,05
18.
Đồng
mg/l
KPH
1
19.
Selen
mg/l
KPH
0,01
20.
Mangan
mg/l
0,19
0,5
21.
Sắt
mg/l
0,33
5
22.
Phenol
μg/l
KPH

1
23.
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Bq/l
0,042 ± 0,014
0,1
24.
Tổng hoạt độ phóng xạ β
Bq/l
0,25 ± 0,06
1
25.
Coliforms
CFU/100ml
KPH
3
26.
E. coli
CFU/100ml
KPH
KPH
Nguồn: Công ty CP DV KHCN Sắc Ký Hải Đăng, số: 11121183/KQ (2011).
Nhìn chung, các chỉ tiêu quan trắc nước ngầm đều nằm trong giới hạn cho phép
theo QCVN 09: 2008/ BTNMT có thể sử dụng cấp nước cho sinh hoạt, chất lượng
nước ngầm tại tầng nước khai thác luôn ổn định và ít biến động.
1.2.2.2. Tình hình cấp nước
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 12


Các DN trong KCN đều sử dụng nước cấp từ các trạm cấp nước của KCN. Trong
năm 2011 Công ty TNHH MTV Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc đã khai thác, xử lý và cấp
nước sạch trong toàn KCN với lưu lượng 1.465.503 m
3
. Ngoài lượng nước ngầm đã
khai thác để cấp nước sạch, công ty còn sử dụng thêm nguồn nước sạch từ công ty cấp
nước Chợ Lớn để cấp nước cho các doanh nghiệp với lượng nước 288.020 m
3
/ năm.
Tổng lượng nước cấp cho các doanh nghiệp trong toàn khu công nghiệp là 1.753.523
m
3
/ năm.
1.2.2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước ở các trạm cấp nước đang khai thác






Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp tại các giếng
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước ngầm được bơm lên qua phểu lọc cát để tách cát tạo điều kiện thuận lợi cho
các giai đoạn tiếp theo. Nước sau khi tách cát sẽ theo đường ống vào trong hệ thống
lọc, cát sẽ được đưa ra ngoài, hệ thống bơm hoá chất được bố trí trên đường ống dẫn
nước, hoá chất được sử dụng là NaOCl, NaOH và KMnO
4
. NaOCl dùng để khử trùng
nguồn nước, NaOH có tác dụng hiệu chỉnh pH của nước về khoảng 6,7 đến 7,0;
KMnO

4
có nhiệm vụ tái sinh vật liệu lọc trong quá trình lọc. Nước tiếp tục đi qua hệ
Nước
ngầm
Phểu
lọc cát
Bể chứa
nước sạch
Mạng lưới
phân phối
NaOH
NaOCl
KMnO
4

Lọc áp lực qua lớp
vật liệu cát mangan
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 13

thống lọc với lớp vật liệu lọc là cát mangan. Sau một thời gian làm việc, tiến hành rửa
ngược bể lọc bằng nước để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Nước sau khi qua
hệ thống lọc sẽ vào bể chứa nước sạch và được phân phối lên mạng lưới để cấp nước
cho các doanh nghiệp.

Hình 1.4a. Phểu lọc cát Hình 1.4b. Bồn lọc áp lực qua cát mangan
Hình 1.4. Hình ảnh về một số thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp trong KCN
Vĩnh Lộc
1.2.2.4. Chất lượng nước cấp sau xử lý của khu công nghiệp

Bảng 1.2. Kết quả phân tích nước sau xử lý của giếng VL1, ngày 12/10/2011
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
01: 2009/ BYT
1.
pH
-
6,74
6,5 - 8,5
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 14

2.
Nhiệt độ
o
C
27,2
-
3.
Clo dư
mg/l
0,22
0,3 - 0,5
4.
Độ cứng
mgCaCO

3
/l
8
300
5.
Nitrit
mg/l
0,000
3
6.
Nitrat
mg/l
2,79
50
7.
Amoni
mg/l
0,01
3
8.
Sunphate
mg/l
0,68
250
9.
Flo
mg/l
0,090
1,5
10.

Clorua
mg/l
27
250-300
11.
Mùi vị
-
Không có mùi, vị lạ
Không có mùi, vị lạ
12.
Độ đục
NTU
0,06
2
13.
Asen
mg/l
KPH
0,01
14.
Thủy ngân
mg/l
KPH
0,001
15.
Chì
mg/l
0,0025
0,01
16.

Độ màu
Pt - Co
0
15
17.
Độ oxy hóa
mg/l
0,42
2
18.
Sắt
mg/l
0,02
0,3
19.
Mangan
mg/l
0,019
0,3
20.
Nhôm
mg/l
KPH
0,2
21.
TDS
mg/l
223
1000
22.

Phenol
μg/l
0,13
1
23.
Tổng hoạt độ phóng
xạ α
Bq/l
0,043 ± 0,015
3
24.
Tổng hoạt độ phóng
xạ β
Bq/l
0,34 ± 0,08
30
25.
Natri
mg/l
54,30
200
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 15

26.
Hydro sunfua
mg/l
KPH
0,05

27.
Coliforms
MPN/100ml
KPH
0
28.
Coliforms chịu nhiệt
MPN/100ml
KPH
0
29.
E. coli
MPN/100ml
KPH
0
Nguồn: Phòng Thí Nghiệm Phân Tích Chất Lượng Nước thuộc KCN Vĩnh Lộc (2011).
Như vậy, kết quả phân tích nước sau xử lý các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong
giới hạn cho phép theo QCVN 01: 2009/ BYT quy định. Chất lượng nước cấp ổn định
và được theo dõi hàng ngày các thông số cơ bản như: pH, clo dư, độ dẫn điện, độ đục,
chất rắn hòa tan, chất lượng nước cấp luôn được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp theo
quy định.
Bảng 1.3. Kết quả giám sát chất lượng nước sau xử lý hàng ngày giếng VL1 từ ngày
28/02/2012 đến ngày 01/ 03/ 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 01: 2009/
BYT
28/02
29/02

01/03
pH
-
6,70
6,67
6,62
6,5 đến 8,5
Clo dư
mg/l
0,39
0,51
0,52
0,3 đến 0,5
Sắt
mg/l
0,00
-
-
0,3
Mangan
mg/l
0,012
-
-
0,3
Độ đục
NTU
0,06
-
-

2
Màu
mg/l
0
-
-
1000
Mùi vị
-
Không có mùi, vị lạ
-
-
Không có mùi, vị lạ
Clo rua
mg/l
6
-
-
250 - 300
Độ cứng
mg/l
24
-
-
300
Độ oxy hóa
mg/l
0,25
-
-

2
Sunphate
mg/l
0,40
-
-
250
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 16

Nitrit
mg/l
0,00
-
-
3
Nitrat
mg/l
0,04
-
-
50
Coliform
MPN/ 100ml
KPH
-
-
0
E. coli

MPN/ 100ml
KPH
-
-
0
Nguồn: Phòng Thí Nghiệm Phân Tích Chất Lượng Nước thuộc KCN Vĩnh Lộc (2012).
Chú thích: (-) không thực hiện
Tóm lại, kết quả phân tích nước sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 01: 2009/ BYT, riêng clo dư ngày 29/02 và ngày 01/03/2012 có cao hơn quy
định cho phép nhưng không đáng kể. Các thông số thường biến động trong ngày như:
pH, clo dư sau khi kiểm tra so sánh với QCVN 01: 2009/ BYT nếu kết quả không đạt
theo yêu cầu, bộ phận vận hành trạm cấp nước sẽ điều chỉnh hệ thống và tiến hành lấy
mẫu gửi phân tích nhằm có biện pháp hiệu chỉnh cho phù hợp.
1.2.3. Hệ thống thoát nước của khu công nghiệp
1.2.3.1. Hệ thống thoát nước mưa
KCN Vĩnh Lộc đã quy hoạch và xây dựng đường thoát nước mưa riêng với chiều
dài đường ống 25.841 m. Đường thoát nước mưa được xây dựng bằng bê tông cốt thép,
dạng cống hở. Hệ thống thoát nước mưa của KCN được đấu nối xả trực tiếp ra rạch
Cầu Sa. Do hiện tại rạch Cầu Sa đoạn giáp ranh KCN Vĩnh Lộc bị bồi lắng nhiều làm
hẹp dòng chảy nên không thoát nước kịp cho toàn KCN mỗi khi trời mưa to.
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 17


Hình 1.5. Mương thoát nước mưa trong KCN Vĩnh Lộc
1.2.3.2. Hệ thống tuyến ống thoát nước thải
Các doanh nghiệp (DN) trong KCN đã tách rời hệ thống thoát nước mưa và nước
thải, nước thải được đấu nối vào đường thu gom nước thải của KCN dẫn về NMXLNT
tập trung để xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Đối với DN chỉ phát sinh nước thải

sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn thì qua bể tự hoại rồi đấu nối trực tiếp vào đường thu
gom nước thải của KCN. Đối với DN phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất thì
có trang bị hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào đường thu gom nước
thải của KCN.
Tuyến ống thoát nước bẩn làm bằng bê tông cốt thép, dạng cống kín, nước thải tự
chảy về bể thu gom của nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) tập trung, đường kính
cống dao động từ 400 đến 800 m, độ dốc cống từ 0,001 đến 0,0025 m, chiều dài thi
công đường ống tùy thuộc vào tuyến đường.
Mạng lưới thu gom nước thải của KCN có dạng hình xương cá, đường thu gom
chính nằm trên đường giao thông số 2 trong KCN với điểm bắt đầu từ đầu đường số 2
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 18

và điểm kết thúc là cuối đường số 2 tại NMXLNT tập trung. Các đường ống nhánh thu
gom nước thải bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông khác trong KCN, trên đường
thu gom có các hố gas đặt tương đối thẳng hàng nhau. Nước thải từ ống xả của DN đấu
nối vào đường thu gom của KCN phải qua hố đấu nối.

Hình 1.6. Hố gas thu gom nước thải của KCN Vĩnh Lộc
1.2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Vĩnh Lộc
Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung công suất 6000 m
3
/ ngày đêm, đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
cấp phép xả thải theo quyết định số 1879/ QĐ - BTNMT và giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước số 2106/ GP - BTNMT. NMXLNT đang hoạt động liên tục 24 /24 giờ và
ổn định chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu theo
giấy phép xả thải. Chế độ xả: theo mẻ, 6 giờ/mẻ, mỗi mẻ từ 1400- 1500 m
3

. Lưu lượng
nước thải trung bình là: 5000m
3
/ ngày. Lưu lượng nước thải lớn nhất là: 6000m
3
/ ngày.
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 19


Hình 1.7. Ảnh chụp từ vệ tinh tổng quát NMXLNT tập trung KCN Vĩnh Lộc
a) Sơ đồ quy trình công nghệ của NMXLNT tập trung










Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 20




















Hình 1.8. Sơ đồ quy trình công nghệ của NMXLNT tập trung KCN Vĩnh Lộc
Đường ống thu
gom và xử lý
(bằng NaOH)
Cặn rác
Chôn lấp
Khí hôi
Cặn rác
Dầu mỡ
Thải bỏ
Bể chứa
bùn dư
B06
B06
Bể nén bùn

B07
Máy ép bùn
CFF01
Nước tách bùn
Dưỡng khí
Hóa chất điều chỉnh
pH
Hóa chất dinh dưỡng
Dưỡng khí
Bùn dư
Hóa chất khử
trùng
Nước thải
Lược rác thô
SC01
Bể gom nước
thải B01
Lược rác tinh
SC02
Bể tách dầu
B02
Nguồn tiếp
nhận
Bể SBR
B04A/B
Bể tiếp xúc
B05
Bể cân bằng
B03
Chôn lấp

polime
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 21

Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ các nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp được thu gom và dẫn
về bể thu gom nước thải có đặt thiết bị lược rác thô để loại bỏ cặn rắn có kích thước
lớn hơn 20 mm ra khỏi dòng thải. Sau đó, nước thải được bơm lên thiết bị lược rác tinh
để lược bỏ các cặn rắn có kích thước lớn hơn 2 mm, rồi tự chảy qua bể tách dầu. Dầu
mỡ có trong nước thải được đẩy lên trên và vớt bỏ, nước trong được thu ở phía dưới bể
và tự chảy qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa nước thải được châm thêm hóa chất
Acid/bazơ để trung hòa, điều chỉnh pH ở khoảng thích hợp cho các công trình xử lý
tiếp theo, đồng thời một lượng chất dinh dưỡng cũng được bổ sung nếu nước thải đầu
vào không đủ dinh dưỡng cho quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa cũng được bố trí hệ
thống cấp khí nhằm tạo sự đồng nhất cho nước thải trước khi qua các bước xử lý tiếp
theo. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên hai bể xử lý sinh học hiếu khí gián đoạn
là SBR B04 A/B. Sau thời gian sục khí, nước thải trong bể SBR sẽ được lắng để tách
phần nước trong phía trên qua thiết bị thu nước dạng phao nổi di động và dẫn sang bể
khử trùng B05 có châm thêm NaOCl trước khi xả ra rạch Cầu Sa. Bùn dư trong bể
SBR được bơm sang bể chứa bùn và bể nén bùn để giảm độ ẩm trước khi qua máy ép
bùn. Bùn sau khi ép được đem đi chôn lấp.


Hình 1.9b. Bể SBR (giai đoạn sục khí)


Hình 1.9a. Bể SBR (giai đoạn lắng)

Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh


Trang 22


Hình 1.9. Một số hình ảnh của NMXLNT tập trung KCN Vĩnh Lộc
b) Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải đầu vào của NMXLNT tập trung
Căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:
2009/BTNMT, căn cứ văn bản số 1423/ BQL- KCN- HCM- QLMT, ngày 15/06/2011
của ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về ban hành
bản tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Vĩnh Lộc và căn cứ giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước số 2106/ GP - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cấp
phép cho công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc được xả nước thải vào nguồn nước.
Để thống nhất trong công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, dựa trên
tình hình quản lý, vận hành của NMXLNT tập trung, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu
chuẩn theo đúng quy định và an toàn cho quy trình vận hành của hệ thống xử lý, KCN
Vĩnh Lộc đã đưa ra giới hạn ô nhiễm cho nước thải của các doanh nghiệp trước khi đi
vào hệ thống xử lý của nhà máy theo bảng 1.4.





Hình 1.9c. Bể khử trùng

Hình 1.9d. Bể chứa bùn


Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 23


Bảng 1.4. Giá trị giới hạn tiếp nhận nước thải của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Vĩnh Lộc trước khi vào NMXLNT tập trung
STT
Thông số
Đơn vị
Giới hạn quy định của
KCN
1.
Nhiệt độ
ºC
45
2.
pH
-
5 – 9
3.
Mùi
-
-
4.
Độ màu (Pt – Co)
-
-
5.
COD

mg/l
400
6.

BOD
mg/l
100
7.
Chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
200
8.
Asen (As)
mg/l
0,5
9.
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0,01
10.
Chì (Pb)
mg/l
1
11.
Cadimi (Cd)
mg/l
0,5
12.
Crom (VI) (Cr
+6
)
mg/l
0,5
13.

Crom (III) (Cr
+3
)
mg/l
2
14.
Đồng (Cu)
mg/l
5
15.
Kẽm (Zn)
mg/l
5
16.
Niken (Ni)
mg/l
2
17.
Mangan (Mn)
mg/l
5
18.
Sắt (Fe)
mg/l
10
19.
Thiếc (Sn)
mg/l
5
20.

Xianua (CN
-
)
mg/l
0,2
21.
Phenol
mg/l
1
22.
Dầu mỡ khoáng
mg/l
10
Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 24

23.
Dầu mở động thực vật
mg/l
30
24.
Clo
mg/l
-
25.
PCB
mg/l
0,05
26.

Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ
mg/l
-
27.
Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ
mg/l
-
28.
Sunfua (S
2-
)
mg/l
1
29.
Florua (F)
mg/l
15
30.
Clorua (Cl
-
)
mg/l
1000
31.
Amoni (tính theo Nitơ)
mg/l
15
32.
Tổng Nitơ (N)
mg/l

60
33.
Tổng Phôtpho (P)
mg/l
8
Nguồn: Thông báo số 412/ TB-CTY - XLN (2011).
1.2.3.4. Giấy phép xả thải
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp ngày 08 tháng 11 năm 2010.
Thông số và giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải được phép xả vào nguồn
nước tại vị trí cửa xả không vượt quá giới hạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp QCVN 24: 2009/ BTNMT, cột B với hệ số K
q
= 0,9; K
f
= 0,9 theo
bảng 1.5.





Khảo Sát, Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh

Trang 25

Bảng 1.5. Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải của NMXLNT tập
trung KCN Vĩnh Lộc
STT
Thông số
Đơn vị

Giá trị giới hạn
(QCVN24:2009/BTNMT cột B,
hệ số K
q
= 0,9; K
f
= 0,9)
1.
Nhiệt độ
ºC
40
2.
pH
-
4,5 đến 7,3
3.
Độ màu
Pt - Co
56,7
4.
Mùi
-
Không phát hiện
5.
COD

mg/l
81
6.
BOD

5

mg/l
40,5
7.
Chất rắn lơ lửng (SS)
mg/l
81
8.
Tổng Nitơ (N)
mg/l
24,3
9.
Amoni (tính theo Nitơ)
mg/l
8,1
10.
Tổng Photpho (P)
mg/l
4,86
11.
Phenol
mg/l
0,405
12.
Sắt (Fe)
mg/l
4,05
13.
Thiếc (Sn)

mg/l
0,81
14.
Chì (Pb)
mg/l
0,405
15.
Crom (III) (Cr
+3
)
mg/l
0,81
16.
Crom (VI) (Cr
+6
)
mg/l
0,081
17.
Đồng (Cu)
mg/l
1,62
18.
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0,0081
19.
Asen (As)
mg/l
0,081

20.
Niken (Ni)
mg/l
0,405

×