Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tính toán thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Sóng Thần 3, công suất 8000m3/ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.81 KB, 77 trang )

Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
MỞ ĐẦU
1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển mạnh
mẽ của hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… làm cho bộ
mặt đất nước thay đổi: các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các cơ sở chăn nuôi tập trung được hình thành. Tất cả mọi sự thay đổi này đều
hướng đến việc phục vụ nhu cầu của con người, tạo điều kiện sống tốt hơn. Bên
cạnh những mặt tích cực mang lại có nhiều mặt tiêu cực xuất hiện, đó là việc thải ra
các loại chất bẩn đa dạng và độc hại, làm cho tình trạng môi trường ngày càng trở
nên xấu đi. Vì vậy, hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết
Nước ta, trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước để đáp ứng việc hội nhập WTO, nhiều ngành công nghiệp đã không ngừng
phát triển và lớn mạnh, ngoài mở thêm nhà máy mới cho đến việc tăng công suất
bằng cách mở rông nhà xưởng để tăng lương sản phẩm, cho nên số lương nước thải
và rác thải phát sinh ngày càng nhiều làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng. Tại các khu công nghiệp hiện nay, việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản
xuất thì không thể thiếu và ngày một tăng về lưu lượng lẩn sự độc hại, thì việc quản
lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm này là việc làm rất cần thiết để đảm bảo môi
trường làm việc cho người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh.
Để khắc phục tình trạng ô nhiểm của KCN và sự quá tải của hệ thống XLNT củ,
ta cần phải nâng cấp, cải tạo hoặc đầu tư xây dựng mới hệ thống XLNT để giải
quyết vấn đề
Từ những thực trạng đã nêu trên, cho nên việc lựa chọn đề tài “Tính toán thiết
kế nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung KCN Sóng Thần 3, công suất 8000
m
3
/ ngày, đêm ” nhằm mục đích làm giảm các tác động đến môi trường, bảo vệ sức
khỏe người lao động trong khu công nghiệp và người dân ở khu vực lân cận.
Page 1


Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay vấn đề cải tạo nâng cấp trạm XLNT từ công suất nhỏ lên công suất
lớn không phải là chuyện khó khăn, như tôi biết có công trình nâng cấp trạm XLNT
KCN Phước Đông tạixã Phước Đông Huyện Gò Dầu Tỉnh Tây ninh, từ công suất
giai đoạn 1 là 5000 m
3
lên 10.000 m
3
/ ngày,đêm đang chuẩn bị thi công do công ty
FONGTECH thiết kế và thi công hoặc cải tạo hệ thống XLNT tập trung KCN Lê
Minh Xuân TP HCM
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho giai đoạn mở rộng của KCN Sóng Thần 3.
- Tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường đặt biệt là sự ô nhiễm do nước thải công
nghiệp sinh ra
- Hướng tới kết quả :
Đề tài tính toán thiết kế nâng cấp trạm XLNT tập trung KCN sóng thần 3 nhầm
mục đích sẽ giải quyết vấn đề quá tải của hệ thống hiện tại và một khi các nhà máy
trong KCN tăng công suất, mở rộng nhà xưởng, hoặc thêm một số nhà máy mới
vào đầu tư, thì việc gây ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Thực hiện những nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường ở trong khu công nghiệp sóng thần 3,
những vấn đề sẽ phát sinh về ô nhiễm trong tương lai gần, tính khả thi khi
chọn cách giải quyết
- Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể :
- Trình bày tổng quan về ô nhiểm môi trường tại KCN sóng thần 3
Page 2
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009

- Khảo sát tính chất nước thải hiện tại của trạm xử lý tập trung KCN sóng
thần 3, khảo sát diện tích đất chua sử dụng để xây dựng nâng cấp thành trạm
xử lý mới với công suất thiết kế lớn hơn
- Đề xuất sơ đồ công nghệ và tính toán thiết kế.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình làm đồ án tốt nghiệp đòi hỏi phải tiến hành với nhiều khía cạnh khác
nhau, do đó phải vận dụng nhiều phương phát khác nhau :
- Phương pháp tổng hợp tài liệu : tham khảo từ báo cáo giải trình kỹ thuật, báo
cáo đánh giá tác động môi trường của KCN, cùng một số tài liệu có liên quan
- Phương pháp thu thập số liệu : phân tích, thu thập số liệu về các chỉ tiêu ô
nhiễm môi trường do nước thỉa gây ra
- Phương pháp điều tra khảo sát : khảo sát về tình hình, công nghệ sản xuất,
nguồn xả và tiếp nhận của trạm xử lý
5.2 Phương pháp luân nghiên cứu
Tính toán thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung, dựa trên cơ sở phân
tích thông tin về hiện trạng của KCN và mối quan tâm của Ban Giám Đốc công ty
cổ phần Đại Nam đối với vấn đề về môi trường, những thông tin thu thập được phải
có độ tin cậy cao, được tổng hợp từ nhiều nguồn, đối tượng khác nhau
6 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Từ kết quả tính toán thiết kế ban đầu với công suất 4000 m
3
/ ngày,đêm. Nay
đề tài được tính toán thiết kế lại có thể giải quyết được với lưu lượng đầu vào
khoảng 8000 m
3
/ ngày,đêm
Phương pháp tính toán thiết kế thực nghiệm: việc lựa chọn sơ đồ công nghệ và
tính toán thiết kế dựa trên cơ sở thành phần và tính chất nước thải đã được phân tích
tại Nhà máy cho phép có thể xử lý nước thải đạt Cột A – QCVN 24:2009/BTNMT

Page 3
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nước thải công nghiệp trước khi xả thải ra Kênh
Tân Vĩnh Hiệp.
Ý nghĩa thực tiễn, kinh tế, xã hội: công nghệ xử lý nước thải đã chọn có tính khả
thi cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp nhằm tạo
điều kiện lao động tốt, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong khu công nghiệp
và người dân ở khu vực lân cận.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 1 : Tổng quan tài liệu
Chương 2 : Tính toán thiết kế các công trình đơn vị
Chương 3 : Dự toán chi phí xây dựng
Chương 4 : Vận hành hệ thống và phương pháp kiểm tra
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

Page 4
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢCKHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 3
1.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1.1.1.1 Tên Khu công nghiệp
Khu Công Nghiệp Sóng Thần 3, thuộc Khu Liên Hợp Công Nghiệp - Dịch Vụ
-Đô Thị Bình Dương, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
1.1.1.2 Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam.
- Đại diện: Ông Huỳnh Uy Dũng, Quốc tịch: Việt Nam
- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị, kim tổng giám đốc.
- Trụ sở đăng ký: Ấp 1, xã Hiệp An, TX Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

- Giấy phép thành lập khu công nghiệp: số 3505/QĐ-UBND ngày
01/08/2006.
1.1.1.3 Lịch sử hình thành
Khu Công Nghiệp Sóng Thần 3 là một trong các dự án xây dựng mới và
được UBND tỉnh Bình Dương cấp quyết định phê duyệt số 2940/QĐ-CT ngày
22/06/2006. Khu công nghiệp nằm ở phía Đông Nam khu liên hợp Công nghiệp -
Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Hoạt động của khu công nghiệp Sóng Thần 3 sẽ
hướng tới một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh
tế xã hội khu vực huyện Tân Uyên, góp phần gián tiếp vào quá trình thu hút vốn
Page 5
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên toàn tỉnh. Khu công nghiệp Sóng Thần 3 với mục tiêu thu hút những loại hình
công nghiệp ít gây ô nhiễm. Khu công nghiệp thu hút khoảng 300 nhà máy có qui
mô trung bình, bao gồm nhiều loại nghành nghề khác nhau. Để giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường và thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường,
áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có các biện pháp bảo vệ môi
trường nước và việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp
Sóng Thần 3 là việc bắt buộc.
Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sóng Thần 3 được
thành lập theo Quyết định số 3505/QĐ-UBND do Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương ký ngày ngày 01/08/2006.
1.1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
1.1.2.1. Vị trí của Khu Công Nghiệp
- KCN Sóng Thần 3 nằm trong tổng thể khu liên hợp Công nghiệp - Dịch
vụ - Đô thị Bình Dương, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- KCN Sóng Thần 3 nằm về phía Đông Bắc Thị xã Thủ Dầu Một, nằm góc
của hai tuyến tỉnh lộ DT 741 và DT 743, xuất phát từ Thủ Dầu Một cùng trên
tuyến tỉnh lộ DT 742. Có mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
như sau:

+ Cách trung tâm Thị xã Thủ Dầu Một 3 km
+ Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km
+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất 30 km
+ Cách Tân Cảng 30 km
+ Cách ga Sóng Thần 17 km
+ Cách Thành phố Biên Hòa 20 km
Page 6
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
- Tổng diện tích khu vực là 533,846 ha - theo bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 -
trên cơ sở ranh giới do Sở địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh
Bình Dương cung cấp.
- Ranh giới KCN Sóng Thần 3 được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc tiếp giáp KCN Kim Huy.
+ Phía Nam tiếp giáp KCN Đại Đăng.
+ Phía Đông tiếp giáp xã Tân Vĩnh Hiệp.
+ Phía Tây tiếp giáp khu tái định cư Phú Mỹ và dịch vụ.
1.1.2.2. Thuận lợi của vị trí khu công nghiệp
- Tỉnh Bình Dương đang là một trung tâm phát triển công nghiệp có hiệu
quả nên thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
- Khu đất quy hoạch không có nhà dân và công trình kiến trúc, cây công
nghiệp và hoa màu không đáng kể, chi phí đền bù giải tỏa không cao đồng thời
có địa hình, địa chất tương đối thuận lợi cho xây dựng công nghiệp.
- Nguồn nhân lực dồi dào.
- Khu vực có hệ thống giao thông, nguồn cung cấp điện và thông tin liên
lạc.
- Khu vực lân cận có mật độ dân cư thấp.
1.1.3. Qui mô hoạt động của khu công nghiệp
Khu công nghiệp Sóng Thần 3 thu hút khoảng 300 nhà máy, xí nghiệp có quy
mô vừa với mức vốn đầu tư từ 3 - 4 triệu USD/nhà máy.
Khu công nghiệp Sóng Thần 3 là khu công nghiệp đa nghành nghề, ít ô nhiễm

mà trọng tâm là công nghiệp gia công, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm, công
Page 7
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng. Các ngành nghề cụ thể sẽ đầu tư vào Khu công
nghiệp Sóng Thần 3 như sau:
− Chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, thức ăn gia súc, bánh kẹo,
bột mì.
− Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
− Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì (giấy, nhựa, nhôm, thép)
chế biến gỗ, in ấn, mực in, chiết nạp chất tăng trưởng thực vật, chiết nạp
gas…
− Công nghiệp hàng may mặc, may giày, thêu, công nghiệp dệt, nhuộm,
wash…
− Sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử, sản xuất lắp ráp xe đạp, phụ
tùng xe đạp.
− Cơ khí phục vụ cơ giới hoá công nghiệp.
− Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bêtông.
− Thủ công mỹ nghệ, dịch vụ…
− Một số ngành sản xuất khác ít gây ô nhiễm môi trường.
1.1.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Khu công nghiệp Sóng Thần 3 đang xây dựng và hoạt động chính thức từ tháng
08/2006. Để có cơ sở đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh, trong
khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Cổ phần Đại Nam đã phối hợp với Viện
Công nghệ hóa học xây dựng báo cáo ĐTM cho việc xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Kết quả đo đạc và phân tích mẫu ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm
xác định được các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, tiếng ồn tại
khu vực khu công nghiệp Sóng Thần 3 được trình bày sau đây.
Page 8
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009

1.1.4.1 Môi trường không khí
Tính chất môi trường không khí trong khu công nghiệp
- Chất lượng không khí khu vực xung quanh được trình bày trong bảng 1-1
Bảng 1-1 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
Điểm đo
Kết quả phân tích
Bụi NO2 SO2 CO THC
M1 0,21 0,005 0,008 1,1 1,5
M2 0,15 0,005 0,006 0,8 1,2
M3 0,18 0,008 0,022 0,5 0,8
M4 0,15 0,005 0,008 0,5 1,2
TCVN 0,3“*” 0,4“*” 0,5“*” 40“*” 5,0“**”
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2010
Ghi chú:
• Vị trí thu mẫu:
- M1: trên đường D1
- M2: ngã tư đường số 6 và N2
- M3: trên đường N5
- M4: ngã tư đường số 6 và số 4
Thời điểm thu mẫu: 9.30 ngày 19/03/2010, thời tiết nắng, khô ráo, nhiệt độ
là 34
o
C, độ ẩm 54-55%, hướng gió Tây Nam
• “*” : TCVN 5937:2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng
không khí bao quanh.
Page 9
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
• “**”: TCVN 5938:2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép
của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với các tiêu chuẩn TCVN 5937-2005,

TCVN 5938-2005 cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại khu vực
khu công nghiệp Sóng Thần 3 đạt tiêu chuẩn. Khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm
công nghiệp.
a. Các nguồn thải công nghiệp
Khu công nghiệp Sóng Thần 3 có cơ cấu ngành nghề, tỉ lệ diện tích các phân
khu chức năng và mật độ các nhà máy gần giống với Khu công nghiệp Sóng
Thần 1 & 2. Do vậy, có thể lấy các số liệu phát thải các chất ô nhiễm không khí
của Khu công nghiệp Sóng Thần 1 & 2 làm cơ sở tính toán tải lượng ô nhiễm
không khí cho Khu công nghiệp Sóng Thần 3, giai đoạn 1
Kết quả ước tính tải lượng các chất ô nhiễm bụi, SO
2
, NO
x
tại Khu công
nghiệp Sóng Thần 3 như bảng 1-2
Bảng 1-2 Nồng độ các chất ô nhiễm không khí
b. Các nguồn thải giao thông
Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải giao thông sẽ làm tăng tổng tải
lượng ô nhiễm của toàn Khu công nghiệp Sóng Thần 3. Dự tính với tổng tải lượng
hàng hóa vận chuyển khoảng 40.000 tấn/ngày.đêm qui ra 40.000 lượt xe tiêu chuẩn
lưu thông, ước tính số phương tiện giao thông dịch vụ khác của khu công nghiệp là
Page 10
Diện tích đất công
nghiệp (ha)
Tải lượng ô nhiễm không khí
(kg/ngày.đêm)
Bụi SO
2
NO
x

319,792 4.784 1.912 303
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
500 lượt xe (20% số xe tiêu chuẩn), số lượng xe vãn lai qua khu công nghiệp là
1.500 xe (30% số xe tiêu chuẩn).
Như vậy lưu lượng xe hàng ngày ở khu công nghiệp là 60.000 xe/ngày (với tổng
chiều dài đường giao thông khoảng 40 -45 km). Căn cứ hệ số ô nhiễm do Cơ quan
Bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập, có thể
dự báo tải lượng ô nhiễm bụi, SO
2
, NO
x
, THC, do các phương tiện giao thông vận
tải thải ra trong các ngày cao điểm tại khu công nghiệp như sau:
 Bụi: 4,10 kg/ngày.
 SO
2
: 21,20 kg/ngày.
 NO
2
: 15,05 kg/ngày.
 CO: 23,01 kg/ngày.
 THC: 10,70 kg/ngày.
c. Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy
móc hoạt động trong khu công nghiệp. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ
ồn khác nhau. Mức ồn của các loại xe cơ giới được trình bày trong bảng 1 - 3
Bảng 1-3 Mức ồn của các loại xe cơ giới
Loại xe Tiếng ồn (dB)
Xe du lịch
Xe mini bus

Xe thể thao
Xe vận tải
Xe ôtô 4 thì
Xe ôtô 2 thì
77
84
91
93
94
80 - 100
Page 11
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
1.1.4.2 MÔI TRƯỜNG NƯỚC
a. Nước thải sinh hoạt
− Dự kiến, Khu công nghiệp Sóng Thần 3 có khả năng thu hút được 85.000
nhân công và 17.000 người cư trú trong các khu nhà ở.
− Theo tài liệu đánh giá của một số quốc gia đang phát triển, khối lượng các
chất ô nhiễm (chủ yếu thải qua nước thải sinh hoạt như qua nhà vệ sinh, tắm
rửa) đưa vào môi trường hàng ngày từ một người được trình bày trong bảng 1-
4
Bảng 1-4- Hệ số tải lượng ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi
ngày
BOD 45 - 54 g/người.ngày đêm
COD 72 - 102 g/người.ngày đêm
SS 70 - 145 g/người.ngày đêm
- Tiêu chẩn sử dụng nước của mỗi công nhân là 60lít/ngày/người và khu
cư trú là 150lít/ngày/người, lưu lượng nước thải là 7.650 m
3
/ngđ. Như vậy có thể
tính được nồng độ các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được trình bày

trong bảng 1-5
Bảng 1-5 Tải lượng ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày
BOD 4.590 - 5.508 kg/ngày.đêm
COD 7.344 - 10.404 kg/ngày.đêm
SS 7.140 - 14.790 kg/ngày.đêm
- Nồng độ các chất ô nhiễm được trình bày trong bảng 1-6
Page 12
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
Bảng 1-6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT
2 BOD
5
mg/l 370 – 450 30
3 COD mg/l 590 – 720 50
4 SS mg/l 580 – 1200 50
Nguồn: Viện Công nghệ hóa học xây dựng, 2010
Ghi chú: Thời gian thu mẫu: 11 giờ ngày 19/05/2010
Tính toán trên cũng phù hợp với chất lượng nước thải sinh hoạt đô thị nói
chung (chưa qua xử lý). So sách kết quả này với tiêu chuẩn thải mức II thì đã vượt
tiêu chuẩn thải nhiều lần, như vậy nước thải sinh hoạt sau khi đựơc xử lý bằng bể tự
hoại phải được thu gom xử lý bậc 2 tại khu xử lý nước thải tập trung của Khu công
nghiệp.
b. Nước thải sản xuất
 Các nguồn nước thải
Đối với khu công nghiệp gồm nhiều loại hình công nghiệp thì gồm các nguồn
phát sinh nước thải trình bày trong bảng 1-7.
Bảng 1-7 Nguồn phát sinh nước thải trong KCN
STT Loại hình công nghiệp Các nguồn phát sinh nước thải
1 Công nghiệp chế biến gỗ mỹ
nghệ và trang trí nội thất

 Nước thải ngâm tẩm gổ. Hơi
nước ngưng tụ. Nước thải thu
hồi bụi sơn, vecni,…
2 Công nghiệp lắp ráp - cơ khí  Nước thải xử lý bề mặt kim
loại. Nước thải tẩy gỉ, dầu mỡ
trên bề mặt kim loại. Nước
làm mát. Nước thu hồi bụi,
Page 13
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
sơn, vecni,…
3 Công nghiệp chế biến nông sản
và thực phẩm.
 Nước thải ngâm, rửa nguyên
liệu. Nứơc thải vệ sinh thiết bị,
nhà xưởng. Hơi nước ngưng
tụ. Nước thải làm mát,…
4 Công nghiệp điện và điện tử  Nước làm mát, nước thải thu
hồi bụi, sơn,…
5 Công nghiệp may mặc và giày da  Nước làm mát. Hơi nước
ngưng tụ,…
6 Công nghiệp nhẹ và bao bì  Nước làm mát. Hơi nước
ngưng tụ, nước thải vệ sinh
thiết bị. Nước thải thu hồi bụi,
sơn,…
7 Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy
nông lâm nghiệp và giao thông
vận tải…
 Nước thải xử lý bề mặt kim
loại. Nước thải tẩy gỉ, dầu mỡ
trên bề mặt kim loại. Nước

làm mát. Nước thu hồi bụi,
sơn, vecni,…
8 Nguồn chung cho tất cả các loại
hình công nghiệp
 Nước thải sinh hoạt của nhân
viên.
 Nước mưa chảy tràn.
 Lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải dự kiến là 8.000 m
3
/ngày nhưng có thể thay đổi do cơ cấu
ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp.
 Nồng độ bẩn của nước thải
Page 14
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
 Để tính toán được tải lượng ô nhiễm nước thải của khu công nghiệp Sóng
Thần 3 khi được lấp đầy, tác giả tham khảo Báo cáo đánh giá tác động môi
trường của Dự án xây dựng & kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
Sóng Thần 3, tải lượng ô nhiễm của các thông số được trình bày trong bảng 1
– 8 dưới đây.
Bảng 1-8 Tải lượng ô nhiễm sinh ra tại khu công nghiệp khi được lấp đầy.
STT Thông số Đơn vị Tải lượng
Cột A-QCVN
24:2009/BTNMT
1 BOD
5
kg/ngày.đêm 245,5 20
2 COD kg/ngày.đêm 747 50
3 SS kg/ngày.đêm 363 50
4 Tổng Nitơ kg/ngày.đêm 36,3 30

5 Tổng Photpho kg/ngày.đêm 23,5 4
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng & kinh doanh
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần 3
c. Nước mưa chảy tràn
Theo số liệu thống kê của Trung tâm quan trắc tỉnh Bình Dương, lượng mưa lớn
nhất tại khu vực là 177 mm/ngày. Với tổng diện tích khu công nghiệp là 533,846 ha
thì tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn trong toàn khu công nghiệp (cực đại) khoảng
944.913 m
3
/ ngày.
Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của khu công nghiệp sẽ cuốn
theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy… Nếu lượng nước mưa này không
được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông của nhà máy được thu gom
tách riêng các nguồn gây ô nhiễm khác, lọc các cặn rác có kích thước lớn trước khi
Page 15
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
thải ra hệ thống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ
những rác, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp.
1.1.4.3 Chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Dự kiến, Khu công nghiệp Sóng Thần 3 có khả năng thu hút được 85.000 nhân
công và 17.000 người cư trú, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày là
20.000 - 30.000 kg/ ngày hay 6.000 - 9.000 tấn/ năm. Lượng rác thải sinh hoạt
không lớn nên được thu gom trực tiếp từ các nhà máy, xí nghiệp và vận chuyển tới
bãi chôn lấp. Công tác thu gom và vận chuyển rác do đơn vị dịch vụ của Khu công
nghiệp Sóng Thần 3 thực hiện.
b. Chất thải rắn công nghiệp
Các loại rác thải sản xuất trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 được trình bày
trong bảng 1 – 9

Page 16
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
Bảng 1 – 9 Các loại rác thải trong KCN
STT
Các loại hình công
nghiệp
Các nguồn phát sinh chất thải rắn
1
Công nghiệp chế biến
gỗ mỹ nghệ và trang
trí nội thất
 Dăm gỗ, mùn cưa, đầu thừa, phế liệu, phế
phẩm,…
 Bao bì chứa sơn, keo. Bao bì chứa phụ liệu,

 Tro than từ nguồn đốt củi,…
 Bụi sơn được thu hồi,…
2
Công nghiệp lắp ráp -
cơ khí
 Phoi kim loại. Đầu thừa kim loại, mảnh thừa
phụ liệu, phế phẩm,…
 Giẻ lau, bao bì chứa nguyên liệu, phế liệu,
phế phẩm,…
 Tro từ các lò đốt than để tôi ram,…
3
Công nghiệp chế biến
nông sản và thực
phẩm.
 Vỏ nguyên liệu. Đầu thừa kim loại, mảnh

thừa phụ liệu, phế phẩm,…
 Bao bì chứa các nguyên liệu, phụ liệu.
4
Công nghiệp điện và
điện tử
 Mảnh thừa nguyên liệu và phụ liệu (nhựa,
kim loại, cao su,…)
 Bao bì chứa các nguyên liệu, phụ liệu.
5 Công nghiệp may
mặc và giày da
 Mảnh thừa nguyên liệu và phụ liệu (vải, da,
cao su, simili, xốp,…)
 Phế phẩm, phế liệu,…
Page 17
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
 Bao bì chứa các nguyên liệu, phụ liệu.
6
Công nghiệp nhẹ và
bao bì
 Mảnh thừa nguyên liệu và phụ liệu (nhựa,
kim loại, cao su,…)
 Phế phẩm, phế liệu,…
 Bao bì chứa các nguyên liệu, phụ liệu.
7
Sản xuất, lắp ráp, sửa
chữa máy nông lâm
nghiệp và giao thông
vận tải…
 Phoi kim loại. Đầu thừa kim loại, mảnh thừa
phụ liệu, phế phẩm,…

 Giẻ lau, bao bì chứa nguyên liệu, phế liệu,
phế phẩm,…
 Tro từ các lò đốt than để tôi ram,…
 Các chi tiết máy thay thế (kim loại, cao su,
nhựa,…)
8
Nguồn chung cho tất
cả các loại hình công
nghiệp
 Chất thải rắn sinh hoạt.
Nguồn: Tổng hợp từ các nhà máy trong KCN
Ước tính lượng chất thải công nghiệp phát sinh từ Khu công nghiệp Sóng Thần 3 sẽ
là: 55,1 tấn /ngày hay 16.543 tấn/năm, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng
20%, tương đương 11 tấn/ngày.đêm.
Khối lượng, thành phần chất thải rắn của từng ngành công nghiệp phụ thuộc vào
công nghệ sản xuất và máy móc.
Page 18
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
1.1.5 Kết luận về các tác động của khu công nghiệp
Hoạt động của khu công nghiệp là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng lâu dài
tới hệ sinh thái trên cạn do việc phát quang cây cối, khí thải và bức xạ nhiệt từ các
nhà máy có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh
thái trên cạn.
Nước thải của khu công nghiệp sau khi xử lý sẽ được thải ra kênh Tân Vinh
Hiệp và ra hồ Tân Vĩnh Hiệp. Nước thải sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái
dưới nước như các chất dùng để diệt khuẩn có khả năng gây nhiễm độc cho các sinh
vật, dầu mỡ gây rối loạn sinh lý và hành vi của sinh vật.
Tuy nhiên, trong khu vực khu công nghiệp không có các hệ sinh thái cần bảo vệ
và nước thải của khu công nghiệp sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn cam kết trước khi
thải ra sông.

1.2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP
1.2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao
gồm :
2.1.1.1 Song chắn rác
Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi: giấy,
rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Đối với các tạp chất < 5 mm thường dùng lưới
chắn rác. Cấu tạo song chắn rác gồm các thanh chắn rác bằng thép không gỉ, sắp
xếp cạnh nhau và hàn cố định trên khung thép, được đặt trên mương dẫn nước.
Khoảng cách giữa các thanh thép gọi là khe hở. Thanh chắn rác có thể dùng tiết
diện tròn d = 8 - 10 mm, chữ nhật s x b = 10 x 10 và 8 x 60 mm, bầu dục… và
thường được đặt nghiên một góc 45 – 60
0
Song chắn rác có thể phân thành các nhóm sau:
Page 19
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
 Theo kích thước của khe hở, song chắn rác phân ra loại thô (20 - 200mm)
và loại trung bình (5 - 25mm).
 Theo đặc điểm cấu tạo, song chắc rác phân biệt loại cố định hay di động.
 Theo phương pháp vớt rác, song chắc rác phân biệt loại thủ công và loại cơ
giới.
 Lượng rác giữ lại trên song chắn rác phụ thuộc loại dòng nước chảy, chiều
rộng khe hở, phương pháp vớt rác.
1.2.1.2. Bể lắng cát
Bể lắng cát dùng để loại những cặn lớn vô cơ chứa trong nước thải mà chủ yếu là
cát. Trên trạm xử lý nước thải nếu để cát lắng lại trong bể lắng sẽ gây khó khăn cho
công tác lấy cặn. Trong cặn có cát có thể làm cho các ống dẫn bùn không hoạt động
được, máy bơm chóng hỏng.

Dưới tác động của lực trọng trường, các phần tử rắn có tỉ trọng của nước sẽ được
lắng xuống đáy trong quá trình nước thải chuyển động qua bể lắng cát. Bể lắng cát
phải được tính toán với tốc độ dòng chảy đủ lớn (0,3m/s) để các phần tử hữu cơ nhỏ
không lắng được và đủ nhỏ (0,15m/s) để cát và các tạp chất vô cơ giữ lại được trong
bể.
1.2.1.3 Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ
hơn sẽ nổi lên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến công trình xử lý tiếp
theo. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và nổi (ta gọi
là cặn) tới công trình xử lý cặn.
 Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt 1
trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lý sinh học.
Page 20
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
 Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như:
bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục.
 Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau: bể lắng đứng, bể
lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác.
 Bể lắng đứng
Bể lắng đứng thường mặt bằng hình tròn hoặc hình vuông, đáy dạng nón hay
chóp cụt. Bể lắng đứng có cấu tạo đơn giản, đường kính không vượt quá ba lần
chiều sâu công tác và có thể đến 10m. Bể lắng đứng thường dùng cho các trạm xử
lý có công suất dưới 20.000 m
3
/ngàyđêm. Nước thải được dẫn vào ống trung tâm và
chuyển động từ dưới lên theo phương thẳng đứng, sau khi ra khỏi ống trung tâm
nước thải va vào tấm chắn và thay đổi hướng đứng sang hướng ngang rồi dâng lên
theo thân bể. Nước đã lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và đi
ra ngoài. Khi nước thải dâng lên theo thân bể thì cặn lắng thực hiện một chu trình

ngược lại. Như vậy, cặn chỉ lắng được trong trường hợp tốc độ lắng lớn hơn tốc độ
nước dâng. Thời gian lắng phụ thuộc vào mức độ xử lý theo yêu cầu.
 Bể lắng ngang
Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều rộng và
chiều dài không nhỏ hơn 1/4 và chiều sâu đến 4m. Bể lắng ngang dùng cho các
trạm xử lý có công suất lớn hơn 15.000 m
3
/ ngàyđêm. Trong bể lắng nước thải
chuyển động theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể và được dẫn tới các công
trình xử lý tiếp theo, vận tốc dòng chảy trong vùng công tác của bể không được
vượt quá 40 mm/s. Nước thải theo máng phân phối vào bể qua đập tràn thành mỏng
hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối diện ở cuối bể cũng
xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn
mực nước 0,15 - 0,2m và không quá sâu 1,25 - 1,5m. Để thu và xả chất nổi, người
ta đặt một máng tràn đặt biệt ngay sát kề tấm chắn. Đáy bể làm dốc để thuận tiện
khi cào gom cặn, độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 45
0
. Xả cặn ra khỏi bể
thường bằng áp lực thuỷ tĩnh với cột nước không nhỏ hơn 1,5m đối với bể lắng đợt
Page 21
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
I và 0,9m (sau bể aeroten) hoặc 1,2m (sau bể biophin) đối với bể lắng đợt II. Bể
lắng ngang có thể làm một hố thu cặn ở đầu bể và cũng có thể làm nhiều hố thu cặn
dọc theo chiều dài của bể. Tuy nhiên bể lắng ngang có nhiều hố thu cặn thường tạo
thành những vùng xoáy làm giảm khả năng lắng của các hạt cặn, đồng thời không
kinh tế vì tăng thêm khối tích không cần thiết của công trình.
 Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng, đường kính bể từ 16 đến 40
m (có trường hợp tới 60m), chiều cao làm việc bằng 1/6 - 1/10 đường kính bể. Bể
lắng ly tâm được dùng cho các trạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m

3
/ngđ.
Trong bể lắng nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể. Nước chảy theo ống trung
tâm từ dưới lên trên rồi qua múi phân phối vào bể. Chất nổi nhờ tấm chắn treo lơ
lửng ở dưới dàn quay dồn góp lại và chảy luồn qua ống xiphông xả vào giếng cặn.
Dàn quay quay với tốc độ 2 - 3 vòng trong một giờ, công suất của rôtô 0,5 - 2
kW, lấy phụ thuộc vào đường kính bể. Khi dàn quay quay, cặn lắng được dồn vào
hố thu cặn được xây dựng ở trung tâm đáy bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phần
dưới dàn quay hợp với trục 1 góc 45
0
. Đáy bể thường được thiết kế với độ dốc i =
0,02 - 0,05. Cặn xả ra khỏi bể có thể sử dụng máy bơm hoặc áp lực thủy tỉnh không
nhỏ hơn 1,5m.
Để điều hoà tốc độ nước, thành tràn có thể sử dụng kiểu răng cưa. Tải trọng trên
1m dài thành tràn không quá 10 l/s.
1.2.1.4. Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công nghiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm
lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị
gạt chất nổi.
Page 22
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
1.2.1.5. Bể lọc
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho
nước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc. Bể này được sử dụng chủ
yếu cho một số loại nước thải công nghiệp. Quá trình phân riêng được thực hiện
nhờ vách ngăn xốp, nó cho nước đi qua và giữ pha phân tán lại. Quá trình diễn ra
dưới tác dụng của áp suất cột nước.
Hiệu quả của Phương pháp xử lý cơ học :
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ lọc có thể loại bỏ khỏi nước thải được

60% tạp chất không hoà tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30 - 35 %
theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
Trong một số trường hợp các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại,
bể lắng hai vỏ, bể lắng trong có ngăn phân huỷ, bể UASB,… là những công trình
vừa để lắng vừa để phân huỷ cặn lắng trong môi trường kị khí.
Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi xử lý cơ học nước thải được khử
trùng và xả vào nguồn, nhưng thường xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ
trước khi cho qua bể xử lý sinh học.
1.2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng các
quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác
động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn
hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử
lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ
học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ,
đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc …
Page 23
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009
1.2.2.1 Phương pháp keo tụ và đông tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách
được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có
kích thước quá nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách có hiệu quả bằng phương pháp
lắng, cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hổ giữa các hạt phân tán
liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm tăng vận tốc lắng của chúng. Việc khử các hạt
keo rắn bằng lắng trọng lượng đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích của chúng,
thứ đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường được gọi là
quá trình đông tụ (coagulation), còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt
nhỏ gọi là quá trình keo tụ (flocculation).

 Phương pháp keo tụ
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào
nước. Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp
xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ
trên các hạt lơ lửng.
Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxyt nhôm và
sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép
giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng.
Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau: hấp phụ phân tử
chất keo trên bề mặt hạt keo, tạo thành mạng lưới phân tử chất keo tụ. Sự dính lại
các hạt keo do lực đẩy Vanderwalls. Dưới tác động của chất keo tụ giữa các hạt keo
tạo thành cấu trúc 3 chiều, có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi nước.
Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp chất keo tự
nhiên là tinh bột, ete, xenlulozơ, dectrin (C
6
H
10
O
5
)
n
và dioxyt silic hoạt tính
(xSiO
2
.yH
2
O).
 Phương pháp đông tụ
Page 24
Đồ án tốt nghiệp liên thông Khóa 2009

Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm, sắt hoặc hoặc hỗn hợp của chúng.
Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hoá lý, giá thành, nồng
độ tạp chất trong nước, pH.
Các muối nhôm được dùng làm chất đông tụ: Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O, NaAlO
2
,
Al(OH)
2
Cl, Kal(SO
4
)
2
.12H
2
O, NH
4
Al(SO
4
)
2
.12H
2

O. Thường sunfat nhôm làm chất
đông tụ vì hoạt động hiệu quả pH = 5 - 7.5, tan tốt trong nước, sử dụng dạng khô
hoặc dạng dung dịch 50% và giá thành tương đối rẻ.
Các muối sắt được dùng làm chất đông tụ: Fe(SO
3
).2H
2
O, Fe(SO
4
)
3
.3H
2
O,
FeSO
4
.7H
2
O và FeCl
3
. Hiệu quả lắng cao khi sử dụng dạng khô hay dung dịch 10
-15%.
1.2.2.2 Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất rắn tan hoặc
không tan hoặc lỏng có tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng của chất lỏng làm nền. Nếu sự khác
nhau về tỉ trọng đủ để tách, gọi là tuyển nổi tự nhiên. Còn nếu có sử dụng các
phương tiện ngoài để cải thiện việc tách các hạt có khả năng tuyển nổi gọi là tuyển
nổi trợ giúp
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là
không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của

tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó
chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong
chất lỏng ban đầu, chúng được thu gom bằng cách vớt bọt.
Trong tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Để đạt
được mục đích này đôi khi người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác
dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân chia pha.
1.2.2.3 Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các
chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước thải có
Page 25

×