ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người đã đạt được những thành
tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực với một trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đại. Từ thế
kỉ XX , cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã giúp cho con người giải quyết được
những vẫn đề trọng đại trong phát triển đời sống, tạo ra một lượng sản phẩm khổng
lồ, đưa con con tới thời đại văn minh, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tuy nhiên nhưng nhu cầu ấy của con người đã gây ra không ít những hậu quả
nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác gần như
cạn kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững, đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của
nhân loại, đặc biệt là ở nhưng khu đô thị và khu dân cư. Vì đó là nơi quan trọng để
thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất, là động lực cho các quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước, do đó nó sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, làm suy thoái tài
nguyên thiên nhiên và làm giảm chất lượng môi trường.
Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên lâu bền nhưng đồng
thời phải đảm bảo được quá trình phát triển kinh tế. Khái niệm “Đô thị xanh” (Green
City) đã và đang trở thành tiêu điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và
quản lý môi trường ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tại nhiều nước trên thế giới
người ta cũng đã xây dựng thành công mô hình Green City với nhiều quan điểm và
cách tiếp cận khác nhau.
Đô thị xanh – làm cho nhiều người liên tưởng đến cây xanh đô thị, bởi cây
xanh có nhiều chức năng đối với môi trường: điều hòa khí hậu, thanh lọc các chất ô
nhiễm không khí, giảm tiếng ồn, tạo cảnh quan môi trường đô thị,… Nó được ví như
lá phổi của thành phố, bên cạnh đó màu xanh còn kể đến màu xanh của nước (hồ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2
chứa, sông, kênh,…). Và ngoài màu xanh còn phải sạch, phải thân thiện và hài hòa
với thiên nhiên môi trường.
Quận 2 là một trong những đô thị mới của Thành phố Hồ Chí Minh, đang trên
đà phát triển thành trung tâm “ Dịch vụ - Thương mại – Công Nghiệp – Văn hóa –
Thể dục thể thao” ( theo Quyết định số 6577/QĐ - UB - QLĐT phê duyệt quy hoạch
chung quận 2 đến năm 2020). Thảo Điền là một khu dân cư mới đang hình thành và
phát triển, trực thuộc phường Thảo Điền – Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh. Với mức
sống và chất lượng cuộc sống của người dân tương đối cao với một lượng lớn dân
cư nước ngoài, nên nhu cầu về môi trường sống xung quanh là cần thiết và tất yếu.
Chính vì vậy, khảo sát hiện trạng môi trường và đề ra giải pháp xây dựng đô thị
xanh ngay từ lúc này sẽ là một trong nhưng giải pháp quản lý môi trường hiệu quả,
đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho người dân ở địa bàn. Đồng thời, việc xây dựng
khu đô thị xanh ngày càng chứng minh được tính ưu Việt trước yêu cầu gìn giữ và
bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên
của Trái đất.
Xuất phát từ nhứng lý do trên, em chọn tên đề tài: “ Khảo sát hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp xây dựng Thảo Điền – Quận 2 theo hướng đô thị
xanh “ nhằm bước đầu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng Thảo Điền
thành khu đô thị xanh.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây :
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến chất lượng môi trường của
Thảo Điền.
- Phân tích, đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường đô thị.
- Dự báo tình hình ô nhiễm môi trường trong tương lai.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3
- Đưa ra các giải pháp phương hướng cần thiết nhằm phòng ngừa các tác động,
cải thiện chất lượng môi trường với mục tiêu đưa Thảo Điền trở thành đô thị
xanh.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Để giải quyết các vấn đề sau :
Hiện trạng môi trường của phường Thảo Điền – Quận 2.
- Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào ?
- Tình hình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và giao thông hiện nay như thế nào ?
Đề xuất các giải pháp xây dựng phường Thảo Điền – Quận 2 thành ‚‘‘Đô thị
xanh‘‘.
Các bước thực hiện một ‚‘‘Đô thị xanh‘‘ là những bước nào?
Cách tiếp cận nào là tối ưu nhất?
Để trả lời cho các câu hỏi đó, đề tài tiến hành những nội dung công việc như sau:
- Nghiên cứu phương pháp luận và kinh nghiệm triển khai xây dựng Đô thị xanh
trên thế giới.
- Phân tích và tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội .
- Phân tích hiện trạng môi trường Thảo Điền.
- Phân tích, dự báo diễn biến môi trường Thảo Điền gắn liền với quy hoạch phát
triển của quận và của Thành phố.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng, thúc đẩy thành khu đô thị xanh cho Thảo Điền.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: địa lí tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
các hoạt động KT – XH, các yếu tố môi trường các chính sách,… Do đó, trong quá
trình nghiên cứu phải vận dụng nhiều phương pháp, chủ yếu là:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4
Phương pháp luận:
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều
này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xây dựng phường Thảo Điền thành “Đô
thị xanh“ là nghiên cứu tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn, dự báo xu thế
phát triển ô nhiễm môi trường, Từ đó đề xuất các chương trình, nội dung xây
dựng Thảo Điền theo hướng “Đô thị xanh“.
Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về mọi mặt liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập các kết quả về hiện trạng môi trường: Về sử dụng đất, xây dựng nhà ở,
hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, diện tích cây xanh, hệ thống thông
tin viễn thông và hiện trạng về môi trường đất, nước, khí,… qua đó nhận xết kết
quả quan trắc chất lượng từng môi trường (nước, không khí, tiếng ồn, chất thải
rắn,…) thông qua so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thu thập tài liệu về chiến lược bảo vệ môi trường thành phố và khu vực nghiên
cứu.
- Thu thập tài liệu về tổng thể KT – XH của Thảo Điền: Về vị trí địa lý, đặc điểm
về địa hình, đặc điểm về thủy văn, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên, tình hình
phát triển kinh tế (nông lâm thủy sản, thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải,
du lịch,…), tình hình phát triển xã hội (dân số, y tế, giáo dục, văn hóa, lao động,
việc làm,…).
- Thu thập những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung đồ án.
- Tham khảo các chương trình hành động của địa bàn nghiên cứu về bảo vệ môi
trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5
- Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học.
- Thu thập các tài liệu về đô thị sinh thái, đô thị xanh, các nguyên tắc, tiêu chí để
quy hoạch xây dựng đô thị xanh.
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa những khu vực có vấn đề môi trường để nắm vững các hiện
trạng môi trường có liên quan như:
- Khảo sát một số tuyến đường trên địa bàn, tìm hiểu cách bố trí các thùng rác
trên những tuyến đường đó.
- Rà soát hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn tại các chợ lớn trên địa bàn
phường Thảo Điền.
- Khảo sát thực tế vấn đề ô nhiễm tại khu vực dân cư sông gần kênh rạch.
- Khảo sát một số công viên, siêu thị, hệ thống cây xanh ven đường trên địa bàn.
Phương pháp chuyên gia
Lắng nghe ý kiến và sự hướng dẫn của GVHD, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia môi trường về đô thị xanh, ban quản lý đô thị phường Thảo Điền.
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thu thập, kế thừa, chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các
nguồn tài liệu ( sách vở, giáo trình, internet,…) về các chủ đề có liên quan như : đô
thị xanh, đô thị sinh thái, sinh thái công nghiệp, quản lý môi trường đô thị.
Tổng hợp tất cả các điều kiện liên quan đến môi trường đô thị, phát triển KT –
XH để từ đó tìm ra cơ sở khoa học đầy đủ phục vụ cho công tác bảo vệ và quản lý
môi trường đô thị.
Phương pháp dự báo
Dự trên cơ sở hiện trạng môi trường hiện tại và trong những năm qua để dự
báo diễn biến môi trường đến năm 2025 của phường Thảo Điền.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cách tiếp cận môi trường xanh, đô thị sinh thái để giải quyết bái toán môi
trường tại các đô thị là cách tiếp cận đúng đắn và được nhiều đô thị trên thế giới
triển khai. Đề tài bước đầu sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hình thành
các giải pháp xây dựng một đô thị xanh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với tình trạng ô nhiễm hiện nay thì việc đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề
trên là cần thiết. Việc không có những biện pháp thích hợp và hiệu quả sẽ gây ảnh
hưởng đối với môi trường, con người và các hoạt động kinh tế của Thảo Điền. Do
đó, việc thực hiện đồ án này có ý nghĩa là đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và
cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đưa Thảo Điền thành khu đô thị xanh.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa vào thời gian và khả năng đồ án sẽ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về
không gian và các đối tượng sau :
Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn trong phạm vi Phường Thảo Điền.
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường tại
Thảo Điền nhằm đề xuất các giải pháp xây dựng môi trường theo hướng đô thị xanh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ XANH
1.1. Tổng quan về đô thị xanh:
1.1.1. Môi trường đô thị:
Bao gồm hệ sinh thái môi trường mà trong đó các quần thể sinh vật kể cả con
người sống với mật độ cao, tồn tại và phát triển cùng thành phần vật lý như : đường,
nhà cửa, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp, nhà máy, cùng
tồn tại trong một phạm vi không gian lãnh thổ đô thị.
Thành phần của môi trường đô thị gồm:
- Môi trường vật lý: đất, nước , không khí, khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, công viên, đường phố, khu di tích lịch sử,
- Thành phần sinh học và đa dạng sinh học: chủ yếu là con người, động vật nuôi,
cây xanh,
1.1.2. Đô thị sinh thái:
Một đòi hỏi rất lớn đối với xây dựng và phát triển đô thị là tăng cường hiệu
quả và tự cân bằng trong đô thị, giảm thiểu các tác động của đô thị đối với khu vực
xung quanh. Một đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của
nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên, không làm suy thoái, không gây tác động
xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sống, sinh
hoạt làm việc trong đô thị.“ Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu
chí cụ thể và gắt gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận
hưởng tối đa chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc
xây dựng các khu đô thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu Việt trước yêu
cầu gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại
hiện tượng ấm lên của Trái đất” .
Năm 1988, Hội nghị Tổ chức Y tế thế giới họp ở Liverpool ( Anh ) đề ra 4
nguyên tắc chính để xây đô thị sinh thái.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
8
1.1.2.1. Bốn nguyên tắc chính của thành phố sinh thái:
- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
- Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con
người.
- Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự
cân bằng.
- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân
bằng một cách tối ưu.
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá (Đô thị sinh thái theo các lưu vực sông - tháng
5/2005 – Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững thành phố xanh trên lưu vực sông”)
xây dựng đô thị sinh thái ven sông tức là xây dựng một đô thị đạt những chỉ tiêu sau
đây:
- Có mật độ cây xanh cao diện tích cây xanh trên đầu người từ 12 – 15 m
2
. Phát
triển cây xanh, bãi cỏ trên bờ sông. Giữa khu dân cư và công nghiệp, các trục
giao thông cũng cần cây xanh ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy.
- Đảm bảo nguồn nước từ các sông đủ cung cấp cho sinh hoạt ở mức 150 – 200
lít/ngày/người và cấp cho sản xuất.
- Xử lý triệt để nước thải. Nước chỉ được thải vào hệ thống cống rãnh chung hoặc
kênh rạch sau khi đã được xử lý đảm bảo an toàn. Không gây ô nhiễm cho vùng
hạ lưu. Có hệ thống thoát nước thải riêng cho vùng hạ lưu. Có hệ thống thoát
nước thải để tránh ngập lụt vào mùa mưa.
- Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường
và mật độ đường trên dân số. Các phương tiện không gây tiến ồn và xả khí thải
quá mức cho phép. Tăng cường hệ thống giao thông không gây ô nhiễm cho sông
rạch. Bố trí quy hoạch nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ cửa hàng, nơi vui
chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt phương tiện cơ giới.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9
- Bảo vệ môi trường đất, không cho chất thải lẫn vào làm ô nhiễm môi trường đất.
Sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa cho xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có
đất dành cho khu dân cư, công viên,…
- Bảo đảm tiểu khí hậu và khí hậu hài hòa ít bị biến động, ít có hiện tượng đảo
nhiệt trong bầu không khí, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá lớn.
- Đảm bảo sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng đô thị.
- Quy mô dân số và phát triển KT – XH của đô thị được giữ ở mức phù hợp với
khả năng chịu tải của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Môi trường không khí không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hạn chế năng lượng
được sản sinh từ năng lượng hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng
gió tự nhiên.
- Diện tích mặt nước cân đối với diện tích đô thị để đảm bảo sự hài hòa về cảnh
quan môi trường và điều hòa khí hậu.
- Nhà của đô thị được thiết kế và xây dựng với mô hình gắn bó, hài hào với môi
trường thiên nhiên, tiết kiệm vật liệu, triệt để vận dụng giải pháp xây dựng kiến
trúc và giải pháp tự nhiên (gần sông) để đảm bảo điều kiện vi khí hậu bên trong
và bên ngoài công trình.
- Có bãi rác hợp lý, vệ sinh và xử lý có khoa học.
- Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng, bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị, tiện lợi.
- Có hệ thống vệ sinh môi trường và y tế dự phòng.
- Hệ sinh thái đô thị luôn giữ được thế cân bằng, ổn định. Phải cân đối giữa đầu
vào ( tài nguyên, năng lượng, thực phẩm,…) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công
nghiệp, dịch vụ,…).
- Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất,
nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10
- Hoạt động đô thị ít thải ra chất thải, các chất thải phải được quay vòng và tái sử
dụng.
- Cần có hệ thống giám sát môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời.
- Phải có thông tin môi trường sinh thái đầy đủ.
- Có hệ thống giáo dục môi trường đại chúng để nâng cao dân trí môi trường.
- Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập tục và du lịch sinh thái,…
1.1.2.2. Một số đô thị sinh thái ở Việt Nam:
Dự án khu đô thị sinh thái Nam Tam Phú:
Hình 1.1. Phối cảnh dự án Nam Tam Phú.
Dự án Khu đô thị sinh thái Nam Tam Phú thuộc địa phận xã Tam Phú, Phường
An Phú, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Khu đô thị sinh thái Nam Tam Phú – TECCO533 được đầu tư đồng bộ với các
hệ thống hạ tầng kỹ thuật như Giao thông, công trình công cộng, thương mại dịch
vụ, nhà ở, công viên với tổng diên tích được phê duyệt là 250,6 ha được chia thành
nhiều giai đoạn đầu tư, trong đó giai đoạn 1 là 93,6 ha.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
11
Hình 1.2. Phối cảnh mẫu nhà phố Nam Tam Phú.
Khu đô thị sinh thái Giang Điền (Đà Lạt của Miền Đông)
Hình 1.3. Phối cảnh dự án Khu đô thị sinh thái Giang Điền.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
12
Dự án Khu đô thị sinh thái thác Giang Điền với tổng diện tích 118 ha, trong
đó diện tích sông suối và hồ điều hòa là 22.432,4 m
2
( chiếm 94,7%), ngụ tại ấp Hòa
Bình – Xã Giang Điền – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai. Khu Đô thị dịch vụ
du lịch sinh thái Giang Điền đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của khách tham
quan thuộc tầng lớp trung lưu; Các nhu cầu về lưu trú, nghỉ dưỡng cuối tuần và
trong các ngày lễ lớn hoặc sinh sống tại đây.
Giang Điền được ví như một Đà Lạt của Miền Đông, địa bàn có dạng địa hình
lượn sóng dọc theo sông Buông mang đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ.
1.1.3. Phát triển bền vững và đô thị bền vững:
1.1.3.1. Phát triển bền vững:
Có rất nhiều định nghĩa về phát triển bền vững, theo Hội đồng Thế giới về Môi
trường và phát triển (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tồn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong
đáp ứng các nhu cầu của họ”. Nói chung, tất cả các định nghĩa về phát triển bền
vững kết hợp với các yếu tố kinh tế, nhu cầu về môi trường và xã hội, mối quan tâm
đến không chỉ những nhu cầu của ngày hôm nay mà còn của tương lai. Rất nhiều
các định nghĩa còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiến tới một mối quan hệ tốt đẹp
hơn giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Như vậy, mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển sản xuất đi đôi với vấn
đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bên cạnh đó phải
chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ trước phải có trách nhiệm với thế
hệ sau trong việc để lại những di sản tài và nguyên có giá trị.
Phát triển bền vững có nghĩa là cân nhắc xem làm thế nào để giảm được lượng
chất phế thải, hơn là có mục tiêu tái chế các chất đó; giảm bớt nhu cầu đi lại bằng
việc xem xét xem con người sống và làm việc ở đâu hơn là chỉ sản xuất ô tô ít gây ô
nhiễm. Hams (1998) tóm tắt những đặc điểm của một xã hội bền vững như sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
13
Một xã hội bền vững cố gắng đạt những điều sau:
Bảo vệ và cải thiện môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước và các tài nguyên khác một cách có hiệu quả và với
mức quan tâm đúng mức.
- Giảm tối thiểu các chất thải, sau đó tái sử dụng hoặc hồi phục thông qua tái chế, ủ
phân compost, hoặc thu hồi năng lượng và cuối cùng thải đi những gì còn lại.
- Giới hạn sự ô nhiễm ở mức độ mà không làm tổn hại đến hệ tự nhiên.
- Xác định giá trị và bảo vệ tính đa dạng của thiên nhiên.
Thỏa mãn các nhu cầu xã hội
- Xây dựng hoặc tăng cường thêm nhiều địa điểm, nhiều khoảng không và các ngôi
nhà xây dựng đẹp mà trong đó con người cảm thấy thoãi mái.
- Tạo lập các khu định cư “mang tính con người” trong phạm vi và hình thức.
- Xác định giá trị và bảo vệ tính đa dạng, tính đặc trưng của địa phương, tăng
cường quần chúng địa phương và văn hóa đặc trưng.
- Bảo vệ sức khỏe và tiện nghi cho con người sống trong môi trường trong sạch an
toàn và dễ chịu.
- Chú trọng các dịch vụ sức khỏe, các hoạt động phòng ngừa và chăm sóc sức
khỏe.
- Đảm bảo có đủ thức ăn, nước uống, nhà cửa và chất đốt với giá cả hợp lý.
- Đáp ứng nhu cầu địa phương bằng người địa phương ở bất cứ nơi đâu có thể.
- Tăng điều kiện tối đa để mọi người được trang bị kỹ năng và nhận thức cần thiết
để đóng góp một vai trò đầy đủ trong xã hội.
- Cho phép tất cả các thành phần dân chúng tham gia trong việc ra quyết định và
cân nhắc các tác động đến xã hội và cộng đồng của các quyết định.
Thúc đẩy các thành tựu kinh tế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
14
- Tạo ra một nền kinh tế địa phương lớn mạnh có thể cung ứng được những công
việc vừa ý đáng làm, mà không làm ô nhiễm môi trường địa phương, quốc gia và
toàn cầu.
- Coi trọng công việc tình nguyện.
- Khuyến khích sự tiếp xúc cần thiết với các phương tiện thuận lợi, các dịch vụ
hàng hóa và với những nguời khác bằng các cách sử dụng ít ô tô và giảm tối thiểu
các tác động đến môi trường.
- Tạo các cơ hội cho văn hóa, giải trí nghỉ ngơi có sẵn cho tất cả mọi người.
1.1.3.2. Đô thị bền vững
Một đô thị bền vững phải là một thành phố kết đặc (compact city), nhưng đặc
trưng này có thể áp dụng cho nhiều hình thức đô thị khác nhau. Một thành phố kết
đặc có thể là một thành phố trung tâm đông đúc với sự ngổn ngang của các đô thị
nhỏ, nhưng cũng có thể là một đô thị đang trung tâm tốt, giống như khu vực thành
phố Paris có một thành phố trung tâm đông đúc (tòa thị chính Paris trong vòng
đường và vành đai nội bộ) và một vùng ven đô rất lớn được cơ cấu bởi 5 Thị trấn
mới và một vài trung tâm thứ cấp được dự kiến, tất cả những trung tâm này đều
được kết nối bởi giao thông công cộng nhanh.
Một đô thị bền vững được đặc trưng bởi các chức năng hỗn hợp trong hầu hết
các khu vực xung quanh và mức độ phân chia các tầng lớp KT – XH thấp.
Mỗi khu vực xung quanh có sự đa dạng lớn về các dịch vụ (cửa hàng, trường
học, điều kiện y tế, cơ sở hạ tầng thuận lợi,…) hay ít nhất là sự dễ dàng tiếp cận đến
những dịch vụ này. Tất cả các khu dân cư đều được gần gũi với các khu vực xanh,
hầu hết các lộ trình của thành phố có thể được làm để đi bộ, đi xe đạp hay sử dụng
phương tiện giao thông công cộng.
1.1.4. Đô thị xanh (Green City)
1.1.4.1. Cách tiếp cận xây dựng đô thị xanh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
15
Để trở thành một đô thị sinh thái trước hết đô thị đó phải là đô thị xanh. Vì đô
thị xanh là nền tảng cơ bản của đô thị sinh thái.
Trong quá trình đi tìm lại màu xanh với chủ trương phát triển “Thành phố
xanh” đã dấy lên những hoạt động sâu rộng làm cho nhiều đô thị ngày một xanh
tươi. Nhìn lại quá khứ, ngay nhưng trong những ngày gian khó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã phát động “Tết trồng cây” với mục tiêu không những làm cho phố
phường thêm xinh tươi, mà còn “làm cho đất nước ngày càng xuân”. Qua đây, dễ
dàng nhận thấy chứ “xanh” ở đây được đặc trưng cho cây cỏ và tạo những mảng
xanh đã được dùng làm mục tiêu cho việc xanh hóa vùng đô thị. Tuy nhiên, nói đến
“Thành phố xanh” ngoài màu xanh theo quan điểm sinh thái. Hay nói cách khác, đô
thị xanh là vùng đô thị được thiết kế theo đúng quan điểm sinh thái với cảnh quan
thiên nhiên vô cùng xinh đẹp và một bầu không khí luôn sạch.
Nhân ngày Môi trường Thế giới, Tổng thư ký LHQ, Kiof Annan cũng đã kêu
gọi các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương hãy chấp nhận
thách thức của môi trường đô thị. “Hãy tạo ra các thành phố xanh để con người có
thể nuôi dưỡng con cái và thực hiện ước mơ của mình trong một môi trường được
quy hoạch hợp lý, sạch sẽ và trong lành”. Có nhiều cách để tiếp cận để trở thành một
thành phố xanh. Sau đây là cách tiếp cận tiêu biểu:
Theo quan điểm xây dựng thành phố Adelaide, các chương trình xây dựng đô
thị xanh phải đảm bảo, gồm:
Chương trình phục hồi hệ sinh thái tự nhiên
- Giai đoạn đầu của việc phục hồi môi trường là tập trung vào sự kết hợp giữa phục
hồi và duy trì môi trương tự nhiên. Đảm bảo tiềm năng của môi trường tự nhiên
duy trì số lượng bền vững số lượng động – thực vật cũng như con người là điều
thiết yếu đối với bất kỳ một mô hình Green city nào.
- Ở những vùng có nhiều khu vườn, nhiều bãi cỏ là điều kiện lợi thế về môi trường
tự nhiên để xây dựng thành phố xanh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
16
Thiết kế đô thị trên quan điểm xanh
- Xây dựng các hành động chiến lược về những khu dịch vụ, thương mại cũng như
các khu vực đặc trưng của Thành phố.
- Thiết kế và xây dựng hợp lý các khoảng không gian sống, không gian công cộng
với những tiện ích xã hội.
Xanh hóa chính quyền đô thị
- Công cộng và chính quyền đô thị là những bộ phận có đóng góp quan trọng trong
thành tựu xây dựng thành phố xanh.
- Chương trình quản lý của Chính quyền đô thị sẽ rất cần thiết để tạo dựng lòng tin
của Chính quyền để thực hiện việc xây dựng đô thị xanh.
Xây dựng, bố trí mạng lưới giao thông xanh
- Hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao là một dấu hiệu quan trọng của
thành phố xanh quốc tế. Đây cũng là một thách thức to lớn cho những đô thị phụ
thuộc vào các phương tiện giao thông cá nhân.
- Tuy nhiên có nhiều cơ sở quan trọng để quyết định xây dựng mạng lưới giao
thông xanh. Có thể thay thế các loại xe cộ có sử dụng nhiên liệu bằng những loại
phương tiện khác (như đi bộ, xe đạp) thông qua những dự án chiến lược về
phương tiện giao thông hiện nay.
Giải quyết vấn đề về môi trường trong phát triển công nghiệp
Tình trạng suy thoái môi trường địa phương và toàn cầu dẫn đến nhu cầu ngày
một tăng trong việc lập ra một bộ phận chuyên sâu về môi trường và khuyến khích
các ngành công nghiệp phát triển ra các loại sản phẩm ít gây hại đối với môi trường.
Chính phủ và cộng đồng có thể khuyến khích sự phát triển mà không gây sự ô
nhiễm cho ngành công nghiệp địa phương nhằm tạo ra môi trường xanh cho đô thị.
1.1.4.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng đô thị xanh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
17
Tổ chức “Urban Ecology” đã đề ra 10 nguyên tắc cơ bản để tiến tới một đô thị
xanh như sau:
- Chú ý xem xét đến quyền sử dụng đất tại các nút giao thông nhằm có được thõa
thuận với lợi ích chung cho cộng đồng.
- Phân cấp mức ưu tiên giao thông đối với người đi bộ, đi xe đạp hay đi ô tô đồng
thời quy định rõ khu vực hoạt động nhất định với mỗi loại hình giao thông.
- Khôi phục lại hiện trạng môi trường đô thị đặc biệt tại các con kênh, rạch chảy
qua đô thị nhất là các vùng ngập nước.
- Thiết kế và áp dụng mô hình ngôi nhà sao cho vừa tao nhã, tiện lợi, kinh tế
nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội phát triển hơn cho phụ nữ, người da màu
và người khuyết tật.
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bản địa, tiếp xúc các dự án xanh hóa đô thị, phát
triển các hội làm vườn.
- Thúc đẩy tái sử dụng, khuyến khích áo dụng công nghệ mới đồng thời bảo tồn
thiên nhiên, giảm thiểu các dạng ô nhiễm và tái chế rác thải.
- Kêu gọi đầu tư vào các hoạt động xanh, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm và
tạo ra chất thải nguy hại.
- Thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, tránh lãng phí.
- Tăng cường hiểu biết của mọi người về môi trường khu vực họ đang sống thông
qua các nhà hoạt động xã hội, các dự án nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững.
Tại Việt Nam :
- Chính quyền các đô thị đã dần nhận ra vai trò của không gian xanh đô thị trong
gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên – con người – xã hội, cải thiện chất lượng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
18
môi trường sống và cảnh quan đô thị, dần dần trở thành mục tiêu hàng đầu trong
quy hoạch phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Hình 1.4. Đô thị xanh và vấn đề quản lý môi trường – Sơ đồ sự phụ thuộc lẫn
nhau của các vấn đề. (nguồn: Website: )
- Một đô thị xanh phải đạt được 7 tiêu chí: Không gian xanh, công trình xanh,
giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử văn hóa, cộng
đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên.
Đối với việc quy hoạch đô thị trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải đặt
yếu tố Xanh lên hàng đầu. Bản thân khái niệm không gian xanh đô thị cũng cần
được hiểu rộng, không chỉ có cây xanh đường phố, công viên, mặt nước mà còn bao
Sức khỏe
môi trường
Kiểm soát ô
nhiễm nước
Giao thông
vận tải
Đô thị xanh
Thoát nước
Kiểm soát ô
nhiễm không khí
Quản lý chất
thải đặc biệt
Cải thiện
khu ổ chuột
Quy hoạch sử
dụng đất
Quản lý
chất thải
rắn
Môi trường
xây dựng
Quản lý tài
nguyên thiên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
19
gồm cái nhìn toàn diện như: Hành lang xanh, vành đai xanh, khu sản xuất nông
nghiệp chất lượng cao,…
1.1.4.3. Kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng đô thị xanh
Curitiba một thành phố của Brazil cũng đã chuyển theo hướng một thành phố
xanh vào giữa năm 1960 với sự tập trung quan trọng về giao thông công cộng và
quản lý chất thải. Curitiba đã biến thành phố thành một nơi dễ chịu đối với
người đi bộ và đi xe đạp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí do giao thông.
Ngoài ra các chương trình tái chế chất thải, giáo dục môi trường cũng đã thực
hiện mạng lại cho thành phố một diện mạo mới.
New South Wales (Úc) thành phố nằm ở trung tâm một khu công viên quốc gia
và vùng khai thác năng lượng hữu cơ, trãi dài 8 km trên bờ biển Thái Bình
Dương, quy tụ một số làng sinh thái có thể di chuyển qua lại bằng xe đạp. Các
khối phố là các tòa nhà thương mại và nhà ở cao 5 tầng cùng vài tầng hầm.
Không gian buôn bán mở toan ra các sân vườn, hồ nước thoáng mát. Bãi đậu xe
được bố trí trên nóc của các tòa nhà.
Celebration, bang Florida, Hoa Kỳ: trung tâm thành phố không lớn và được xây
dựng quanh một hồ nước. Tất các các dịch vụ như: nước, khí đốt, khí thải,
điện,… đều sử dụng công nghệ mới nhất và phù hợp với quy chuẩn bảo vệ môi
trường.
1.1.4.4. Các tiêu chí xây dựng Thảo Điền theo hướng “Đô thị xanh”:
Dựa theo nguyên tắc cơ bản, kinh nghiệm xây dựng đô thị xanh của các nước
trên thế giới và theo điều kiện địa hình, cơ sở vật chất hiện hữu của phường Thảo
Điền, các tiêu chí được áp dụng để quy hoạch Thảo Điền theo hướng Đô thị xanh
như sau:
1. Không gian xanh: Thiết kế xây dựng các khoảng không gian sống vừa tao
nhã, tiện lợi, kinh tế vừa mang đậm bản sắc dân tộc, thiết kế không gian
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
20
công cộng với những tiện ích xã hội. Xây dựng các hành động chiến lược
về khu dịch vụ, thương mại cũng như các khu đặc trưng của đô thị.
2. Xây dựng,bố trí mạng lưới giao thông xanh: Hệ thống giao thông công
cộng chất lượng cao, thay thế các loại xe cộ có sử dụng nhiện liệu bằng các
loại phương tiện khác (như đi bộ, xe đạp).
3. Công trình xanh: Cây xanh đường phố, mặt nước, công viên,…
4. Chất lượng môi trường đô thị xanh: Khôi phục và cải thiện hiện trạng môi
trường hiện tại, đặc biệt là các vùng ô nhiễm.
5. Xanh hóa chính quyền đô thị: Công tác quản lý về mọi mặt của chính
quyền đô thị.
6. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
7. Cộng đồng dân cư sống thân.
Đều cơ bản là đặt yếu tố Xanh lên hàng đầu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
21
1.1.4.5. Các bước triển khai xây dựng đô thị xanh
Trên cơ sở phân tích phương pháp tiếp cận và các kinh nghiệm xây dựng đô thị
xanh trên Thế giới, có thể đề xuất các bước chuẩn bị để triển khải xây dựng một đô
thị xanh như sau:
Bước 1: Rà soát đánh giá tình hình phát triển KT – XH và hiện trạng môi trường
đô thị.
Bước 2: Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng và thực trạng quản lý
đô thị đang áp dụng.
Bước 3: Phân tích và dự báo các áp lực đối với đô thị, môi trường và nhưng khu
vực suy thoái môi trường trong tương lai.
Bước 4: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trên cơ sở
các nguyên tắc, tiêu chí của một đô thị xanh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của
phường.
Bước 5: Xây dựng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy và quản lý đô thị
xanh xuyên suốt từ giai đoạn tiền khả thi, khả thi, đầu tư và vận hành đô thị xanh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG THẢO ĐIỀN
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của Thảo Điền
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thảo Điền là 1 trong 11 phường thuộc Quận 2 (Quận 2 được thành lập vào
ngày 01/04/1997 theo nghị định số 03/NĐ - CP ngày 06 tháng 01 năm 1997 của
chính phủ) nằm ở phía Đông Bắc của TP. Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên
toàn Phường là 373,39 ha, chiếm 7,44 % tổng diện tích tự nhiên của toàn Quận, có
vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp quận Thủ Đức.
- Phía Đông giáp phường An Phú – quận 2.
- Phía Nam giáp phường An Phú và phường Binh An.
- Phía Tây giáp quận Bình Thạnh.
Phường có vị trí thuận lợi vì có tuyến giao thông lớn đi qua là Xa Lộ Hà Nội
và bao bọc bởi sông Sài Gòn và Rạch Chiếc. Chính vì vậy phường có vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển KT – XH của Quận 2, là khu vực khá hấp dẫn để thu
hút đầu tư cũng như tạo ra động lực nhằm thúc đẩy sự phát triển các phường lân cận.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình :
Địa hình phường Thảo Điền không phức tạp, độ dốc theo hướng Bắc Nam,
tương đối bằng phẳng và thấp hơn so với các phường khác trên địa bàn; cao độ mặt
đất bình quân từ 0,5 m đến 1,1 m. Những khu vực ven sông rạch có độ cao dưới
1 m bị ngập nước và tiêu rút nước theo chế độ thủy triều của sông Sài Gòn.
2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Theo báo khảo sát thực địa và báo cáo hiện trạng phường Thảo Điền định kỳ thì:
Hệ thống thủy văn trên địa bàn tập trung chủ yếu ở phía Tây, bao gồm:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
23
- Mực nước trên các kênh, rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật
triều không đều. Thủy triều có biên độ dao động khá lớn từ 1,7 – 2,5 m và tối
đa là 3,95 m. Trong một năm, thủy triều được chia làm 3 thời kỳ: thủy triều
cao từ tháng 9 – tháng 12; thấp từ tháng 4 đến tháng 8 và trung bình từ tháng 1
đến tháng 3.
- Chất lượng nước trên các tuyến kênh, rạch đang bị ô nhiễm bởi các cơ sở sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang đóng trên địa bàn Quận.
- Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn (phía Tây)
và sông Rạch Chiếc (phía Đông).
- Nguồn nước mặt trên địa bàn khá phong phú và có chất lượng tốt để phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, nước ngầm cũng đóng một vai trò quan
trọng trên địa bàn Phường, mức nước ngầm từ 0,5 – 0,8 m có độ pH cao và
thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, phải xử lý bằng hệ thống lọc mới có thể sử
dụng cho sinh hoạt.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu
- Thảo Điền là địa bàn đặc trưng của khí hậu Nam Bộ, chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô:
mùa mưa từ tháng 5 – 11.
mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 27,9
0
C (dao động 16
0
C – 34
0
C).
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 08: 40
0
C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12: 13,8
0
C.
- Độ ẩm: Ẩm độ bình quân.
Cao nhất vào tháng 9.
Thấp nhất vào tháng 3.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
24
- Lượng mưa:
Lượng mưa cao nhất: 2.178 mm/năm.
Lượng mưa trung bình: 1.895 mm/năm.
Lượng mưa thấp nhất: 1.329mm/năm.
- Bức xạ: tổng bức xạ mặt trời
Trung bình: 11,7 kcal/cm
3
/tháng.
Cao nhất : 14,2 kcal/cm
3
/tháng.
Thấp nhất : 10,2 kcal/cm
3
/tháng.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi nước khá lớn, trong năm là 1.350 mm. trung bình
là 3,7 mm/ngày.
- Gió: Hướng gió chủ đạo: Tây Nam (tháng 4 - 9); Tây Bắc (tháng 11 – 12); Đông
Nam (tháng 1 – 3).
Thịnh hành trong mùa khô là hướng Đông Nam chiếm 30 – 40 % .
Thịnh hành trong mùa mưa là hướng gió Tây Nam chiếm 66 %. Tốc độ
gió trung bình là 2 – 3 m/s.
Tình hình khí hậu ôn hòa, rất thuận lợi cho việc phát triển kính tế - xã hội và
đô thị.
2.1.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Thảo Điền là 373.39 ha. Căn cứ vào
nguồn gốc phát sinh trên địa bàn phường có nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phèn phát triển:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
25
Nhóm đất này chiếm toàn bộ diện tích tự nhiên của phường, ít có khả năng rửa
phèn, độ pH nhỏ dưới 4,5; thành phần cơ giới nhiều sét, tầng mặt nhiều hữu cơ và có
độ dãn nở lớn, vào mùa khô dễ bị nứt nẻ, lượng lân dễ tiêu rất thấp, giàu mùn và
đạm, nhưng trong điều kiện ngập nước mức độ phân giải kém không có lợi cho cây
trồng.
2.1.3.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Bao bọc bởi các con sông, rạch lớn nên nguồn nước mặt có
trữ lượng rất lớn và khả năng khai thác cũng rất thuận lợi. Những năm qua
nguồn nước mặt khai thác phục vụ cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn là
khá hiệu quả vì các con mương rạch nhỏ đã đưa nước đến tận nơi sản xuất của
người dân. Hiện nay, tốc độ công nghiệp hóa, gia tăng dân số nên nguồn nước
mặt có dấu hiệu bắt đầu ô nhiễm.
- Nguồn nước ngầm: Địa hình thấp và nằm trên nền đất phù sa nên nguồn nước
ngầm của phường có trữ lượng và chất lượng khá tốt. Năm 2008 trở về trước
nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân là khai thác từ các giếng bơm tại
gia đình, tuy có hệ thống nước máy nhưng chưa được người dân sử dụng phổ
biến do có chi phí lắp đặt và giá nước cao, người dân lại quen sử dụng nước
bơm vì nguồn nước ngầm có chất lượng và dễ khai thác. Chính vì khai thác chưa
tập trung và bừa bãi làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là điều tất yếu và
giảm chất lượng bị giảm sút. Vì vậy, hiện nay 100% hộ dân trên địa bàn Phường
đã được lắp đặt hệ thống nước máy từ hệ thống cấp nước Thành phố.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
2.2.1.1. Tình hình phát triển
- Kinh tế trên địa bàn Phường luôn có xu hướng tăng trưởng tốt.