Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
Dương Thị Bích Hồng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Đức Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực mỏ: Điều tra thu thập các thông tin tự nhiên (khí hậu, địa hình, thủy văn) và các
thông tin kinh tế xã hội (hoạt động sản xuất, thu nhập, sức khỏe) tại khu vực mỏ. Quy mô
điều tra: các phiều điều tra được gửi đến Ủy ban nhân dân các xã chịu ảnh hưởng từ hoạt
động của mỏ (xã Phúc Hà, xã An Khánh, xã Sơn Cẩm). Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất
lượng môi trường khu vực mỏ: sử dụng các kết quả phân tích mẫu môi trường đã có tại
khu vực mỏ trong thời gian 2009 - 2011 để đánh giá cụ thể chất lượng môi trường khu
vực mỏ: Sử dụng kết quả phân tích mẫu không khí, kết quả phân tích mẫu nước mặt,
nước thải, nước ngầm, kết quả phân tích mẫu đất. Trên cơ sở thu thập tài liệu về công
nghệ khai thác mỏ, hệ thống khai thác mỏ, đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng
các chất ô nhiễm do hoạt động của mỏ. Trên cơ sở kế hoạch phát triển mỏ (mở rộng nâng
cao công suất và tuổi thọ của mỏ) dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của
mỏ đến khi kết thúc mỏ (2029). Đánh giá tổng thể công tác bảo vệ môi trường mỏ (sử
dụng phương pháp đánh giá môi trường) nhằm chỉ ra các giải pháp cần ưu tiên giải quyết.
Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường khu vực mỏ. Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề
môi trường còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp
với điều kiện thực tế của mỏ.
Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm môi trường; Ô nhiễm không khí; Ô nhiễm
nước; Quản lý mỏ than
Content
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nước ta được quan tâm
đầu tư và đẩy mạnh. Trong số đó phải kể đến các hoạt động của công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản. Khai thác than là một hoạt động đã được quan tâm đầu tư phát triển
từ khá lâu. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế như điện, xi măng luôn tỉ lệ thuận với
nhu cầu sử dụng than.
Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động khai thác và
chế biến than cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác
than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can thiệp khá mạnh mẽ đến môi trường, gây ra
những tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có các giải pháp
quản lý, giải pháp công nghệ và các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Thái Nguyên hiện là một trong những cái nôi của ngành khai thác và chế biến
khoáng sản của Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 156 mỏ và
điểm khoáng sản đã và đang được đưa vào khai thác, chế biến. Than là khoáng sản có
tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 7 mỏ và
điểm khoáng sản than, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ; tổng trữ lượng đã đánh giá cấp
A + B + C
1
đạt trên 90 triệu tấn, có 2 loại than: antraxit và than mỡ. Các mỏ than chủ yếu
sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên với các moong sâu hàng trăm mét, bãi thải trở thành
các núi thải khổng lồ như các mỏ Phấn Mễ, mỏ Khánh Hòa, Mỏ than Bá Sơn [33].
Ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai thác chế biến than mang lại cho
địa phương Thái Nguyên thì những tác động đến môi trường hiện nay cũng không nhỏ:
Vấn đề sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nước ngầm, ô nhiễm môi trường không khí, làm bẩn
nguồn nước tưới tiêu đang ngày càng gây bức xúc trong nhân dân.
Trước thực tế trên, đề tài ”Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên”
nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo các vấn đề môi trường phát sinh
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường mỏ than
Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Công nghiệp khai thác than
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi là nước có nhiều nguồn khoáng sản trong đó than
đá chủ yếu tập trung tại các mỏ ở Hải Phòng, Quảng Ninh thuộc cuối hành lang kinh tế
Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lượng than tại đây chiếm 90% trên cả nước.
Than là một trong những khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa
bàn tỉnh đã phát hiện 13 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ. Gồm
02 loại than: than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại khoảng
63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ lượng
lớn là Khánh Hòa (59,3 triệu tấn), Núi Hồng (15,08 triệu tấn); hai mỏ Làng Cẩm và Âm
Hồn mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,6 triệu tấn than mỡ. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có
trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước (riêng trữ lượng than mỡ trong ngành luyện kim
đứng đầu trong cả nước), đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện kim, sản xuất nhiệt điện và các
nhu cầu khác không chỉ của bản thân tỉnh mà còn các tỉnh khác trong cả nước.
Khai thác than trong những năm qua bên cạnh việc mang lại những lợi ích kinh tế
đáng kể cũng để lại nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết: vấn đề thu hẹp diện
tích đất đai, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm bụi, vấn đề về sạt lở bãi thải, bồi lắng
lòng suối Để có các giải pháp triệt để cho vấn đề này nhất thiết phải có sự quan tâm
đồng bộ từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.
1.2. Đặc điểm mỏ than Khánh Hòa
Mỏ than Khánh Hoà thuộc là một bộ phận thuộc khoáng sàng Ba Sơn – Quan
Triều, thuộc địa phận xã Phúc Hà – Thành phố Thái Nguyên, xã Sơn Cẩm, huyện Phú
Lương, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích toàn mỏ 3,28
km
2
; Công suất khai thác hiện tại: 400.000Tấn/năm; theo đất đá bóc: 5.400.000 m
3
/năm.
Theo kế hoạch phát triển mỏ nâng công suất mỏ từ 400.000 tấn/năm lên 600.000 tấn/năm
(theo than Nguyên Khai). Khối lượng đất đá bóc dự tính trong thời gian tới 5,5-6 triệu
m
3
/năm, tổng khối lượng đất đá thải sau khi kết thúc khai thác 109.199.000m
3
. Tuổi thọ
dự kiến: 19 năm (từ 2012 đến 2029).
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng chất lượng và công tác quản lý môi
trường khu vực mỏ than Khánh Hòa tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Mỏ than Khánh Hòa và khu vực lân cận.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
a. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi
trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ
b. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý môi trường khu vực mỏ
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp mô hình DSPIR
b. Phương pháp đánh giá môi trường
c. Các phương pháp thống kê, đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm các nguồn
thải
d. Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống
e. Áp dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ
Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ, đề tài sử dụng chuỗi kết quả phân
tích đã có tại khu vực mỏ (mẫu khí, mẫu nước và mẫu đất) dựa trên nguồn tài liệu là các
báo cáo quan trắc môi trường định kỳ do mỏ thực hiện hàng năm. Trên cơ sở đó phân tích
đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng môi trường khu vực mỏ đến khi kết thúc mỏ.
Các vị trí đã được khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích thể hiện trên sơ đồ hình 3.1.
Mẫu khí Nước mặt
Nước ngầm Nước thải
Mẫu đất
Hình 3.1. Sơ đồ các vị trí quan trắc, lấy mẫu
3.1.1. Môi trƣờng không khí
Nguồn phát sinh khí bụi do hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa gồm:
Bụi khí độc hại do khoan nổ mìn, hoạt động bốc xúc, vận chuyển than và đất đá thải, hoạt
động của các phương tiện vận tải trên công trường và tuyến đường ra vào mỏ, hoạt động
dây chuyền sàng tuyển than, băng tải vận chuyển than.
Qua thực tế khảo sát tại khu vực mỏ và căn cứ vào kết quả phân tích mẫu môi
trường không khí định kỳ hàng năm cho thấy môi trường không khí tại khu vực mỏ đã có
dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do bụi than và tiếng ồn.
Các kết quả phân tích cũng cho thấy chất lượng môi trường không khí tại một số
khu dân cư đang bị suy giảm do tác động của bụi than, tiếng ồn. Các khu vực bị ảnh
hưởng chủ yếu có vị trí gần với tuyến đường vận chuyển than, vị trí gần khu vực đổ thải
(mẫu KK12, KK14, KK19, KK21, KK22). Các kết quả đo cũng phản ánh phạm vi ảnh
hưởng đến môi trường không khí do hoạt động của mỏ than trong thời gian qua: Khu vực
chịu ảnh hưởng lớn nhất nằm trong phạm vi 100 - 500 m tính từ ranh giới khai trường.
Với sự hoạt động kéo dài và mở rộng khai thác mỏ đến 2029, lượng bụi phát sinh
hàng năm khá lớn, phạm vi ảnh hưởng khá rộng: Ngoài khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp
và chịu tác động lớn nhất do nồng độ bụi cao là khu vực khai trường, bụi còn ảnh hưởng
đến các khu vực xung quanh trong vòng bán kính 3km.
3.1.2. Môi trƣờng nƣớc
Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động của mỏ gồm nước thải moong, nước mưa
chảy tràn và nước thải sinh hoạt do hoạt động của cán bộ công nhân mỏ. Nước thải mỏ đã
tác gây những tác động không nhỏ đến nguồn tiếp nhận (suối Tân Long) và nước mặt khu
vực.
Kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích có giá trị đo
nhỏ và nằm trong quy chuẩn cho phép, nước thải có pH trung tính chứng tỏ nước thải mỏ
không có tính axit. Tuy nhiên, nước thải mỏ có chỉ tiêu TSS (chất rắn lơ lửng) khá cao,
vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT) từ 1,16 đến 1,26 lần. Như vậy đặc
trưng ô nhiễm nước thải của mỏ than Khành Hòa là chất rắn lơ lửng.
Các kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực mỏ cho thấy các chỉ tiêu phân tích
(pH, chỉ tiêu hữu cơ, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu dầu mỡ, coliform) trong nước mặt
đều nằm trong giới hạn cho phép của 08:2008/BTNMT (B1) - nguồn nước sử dụng cho
mục đích tưới tiêu thủy lợi. Điều này chứng tỏ chất lượng nước mặt khu vực vẫn đảm bảo
chất lượng nước phục vụ cho tưới tiêu, thủy lợi. Tuy nhiên, kết quả trên cũng phản ánh
hàm lượng cặn lơ lửng đang ở mức khá cao so với các sông suối khác (44,5 mg/l).
Nguyên nhân có thể là do hàm lượng cặn có trong nước thải mỏ than xả ra làm tăng hàm
lượng này trong nguồn nước mặt. Trong tương lai, nhất là trong trường hợp mỏ mở rộng
quy mô khai thác, kéo dài tuổi thọ thì sự tác động này càng lớn. Do vậy, mỏ cần tính đến
các giải pháp lâu dài hạn chế thấp nhất các tác động đến nguồn nước mặt khu vực.
Kết quả phân tích mẫu nước ngầm được lấy tại nhà các hộ dân sinh sống tại xã Sơn
Cẩm, Phúc Hà gần khu vực mỏ cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn
cho phép của quy chuẩn QCVN 09:2008/ BTNMT
3.1.3. Môi trƣờng đất
Các kết quả phân tích cho thấy đất khu vực mỏ cơ bản chưa bị tác động bởi các hoạt
động khai thác. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép đối với đất
nông nghiệp, pH đất ở mức trung tính. Riêng có chỉ tiêu As trong đất vượt quy chuẩn cho
phép từ 1,14 đến 1,82 lần, tuy nhiên đây không phải chỉ tiêu đặc trưng phát sinh từ hoạt
động của mỏ, hàm lượng As trong đất cao có thể giải thích là do cấu tạo địa chất của khu
vực mỏ.
Môi trường đất tuy có tính đệm khá tốt và ít chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chất
ô nhiễm song chúng lại có khả năng tích lũy chất ô nhiễm theo thời gian. Các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản xuất (đất đá thải, bụi than rơi vãi,
phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh hoạt đây là nguồn gây ô nhiễm chính. Ngoài
ra, môi trường đất còn chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải.
Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước
thải ngấm vào đất làm thoái hoá và biến chất đất trồng.
3.1.4. Đa dạng sinh học
Hệ động thực vật khu vực mỏ nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu là các loài nuôi trồng
của nhân dân địa phương. Hiện tại độ che phủ thực vật trong khu vực khai thác mỏ
Khánh Hòa ở mức trung bình với các loại cây chủ yếu là lau sậy, cỏ dại, bạch đàn…với
đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo
nàn, không có loài động vật hoang dã, đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình
hoạt động tới tài nguyên sinh vật là nhỏ.
3.1.5. Kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng
Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình hình bệnh tật khu vực có liên quan
đến hoạt động của mỏ. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra về tình hình sức khỏe người dân
sống gần khu vực mỏ, đã có các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi cấp và mãn tính,
bệnh liên quan đến mắt.
Hoạt động của mỏ trong những năm qua cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc
đẩy nền kinh tế địa phương, mang lại những lợi ích thiết thực trong đời sống xã hội như:
Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 900 lao động trong đó có nhiều lao động
địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập và làm ổn định xã
hội.
3.1.6. Rủi ro, sự cố môi trƣờng
Hoạt động của mỏ thời gian qua chưa xảy ra sự cố môi trường nào đáng kể. Tuy
nhiên những hoạt động của mỏ kéo dài vẫn có thể tiềm ẩn các nguy cơ về rủi ro sự cố
như: tai nạn lao động, sạt lở bãi thải, sự cố cháy nổ
3.2. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng khu vực mỏ
3.2.1. Các giải pháp quản lý môi trƣờng đang thực hiện
Về giải pháp quản lý: Hiện nay mỏ có phòng An toàn môi trường với hơn 10 cán bộ
chuyên phụ trách các vấn đề về an toàn mỏ, vấn đề môi trường mỏ trong đó có 01 cán bộ
chuyên trách về môi trường. Trong hoạt động quản lý môi trường, mỏ luôn có ý thức tuân
thủ các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật môi trường như: Lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ và báo
cáo môi trường định kỳ đến cơ quan quản lý, thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường.
Về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cụ thể đang áp dụng tại mỏ gồm:
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn: Sử dụng máy khoan có bộ phận
phun nước chống bụi và lọc bụi; Tưới nước, làm ẩm trong khu vực bốc xúc và trên tuyến
đường vận chuyển trong khu vực mỏ, xưởng chế biến than, trạm chuyển tải than, sân
công nghiệp, trồng cây xanh, tuân thủ các quy định đối với phương tiện vận chuyển,
phương tiện thi công.
Biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng do nƣớc thải
- Xử lý nước thải moong: Được bơm và xử lý lắng tại hồ chứa dung tích 22.500m
3
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Định hường dòng chảy bề mặt bằng mương rãnh thoát
nước và hố ga lắng cặn.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Xử lý qua bể tự hoại trước khi xả ra ngoài môi trường.
- Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn: Đã có bãi đổ thải riêng, có thu
gom chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt.
3.2.2. Đánh giá tổng thể và các vấn đề môi trƣờng ƣu tiên giải quyết
Để đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường tại mỏ than Khánh Hòa trên cơ
sở đó xác định vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo dựa theo
phương pháp xây dựng nhóm tiêu chí, đánh giá mức độ quan trọng, mức độ tuân thủ các
tiêu chí, cho điểm và đánh giá.
- Các nhóm tiêu chí đƣợc xây dựng gồm 05 nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm tiêu chí về việc thực hiện các quy định chung trong bảo vệ môi
trường của mỏ;
+ Nhóm 2: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý khí bụi từ hoạt động của mỏ;
+ Nhóm 3: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý nước thải mỏ;
+ Nhóm 4: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn;
+ Nhóm 5: Nhóm tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố.
Kết quả đánh giá cho thấy chỉ có 2 nhóm tiêu chí đạt mức tỷ lệ đánh giá trên trung
bình là nhóm tiêu chí về thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường và nhóm
tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố đạt điểm trên trung bình trong khi đó các tiêu chí về giảm
thiểu chất thải chỉ đạt dưới mức trung bình.
3.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ
- Cải thiện chất lượng môi trường không khí: Đầu tư hệ thống phun sương dập bụi
cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển than, khu vực tuyến đường vận
chuyển đất đá thải ra bãi thải Nam và bãi thải Tây.
- Cải thiện chất lượng môi trường nước: Xử lắng kết hợp với đông keo tụ.
- Cải thiện hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn: Phân tầng đối với bãi thải; quan
trắc dịch động bãi thải.
- Đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường: Cải tạo và giữ lại moong khai
thác làm hồ chứa nước; San cắt, hạ thấp độ cao bãi thải Tây, trồng cây trên toàn bộ khu
vực bãi thải; Tháo dỡ các công trình trên mặt, phủ xanh bằng keo lai.
- Bổ sung nhân lực quản lý, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Mỏ than Khánh Hòa cũng nằm trong thực trạng chung các mỏ than đang khai
thác tại nước ta hiện nay. Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế nhất định, hoạt động khai thác
than tại mỏ than Khánh Hòa trong những năm qua cũng gây các tác động không nhỏ đến
môi trường địa phương xã Phúc Hà – khu vực phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, xã
An Khánh – phía Tây Nam huyện Đại Từ, đặc biệt vấn đề bụi và vấn đề nước thải.
1.2. Dựa trên các tiêu chí xây dựng đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường
mỏ cho thấy: các giải pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn hiện tại của
mỏ chưa đạt yêu cầu.
1.3. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường mỏ
được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đánh hiện trạng chất lượng môi trường, hiện
trạng công tác quản lý môi trường, các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết, tính khả
thi và phù hợp với thực tế mỏ. Các giải pháp đề xuất cụ thể: Đầu tư hệ thống phun sương
giảm bụi bố trí tại các khu vực phát sinh bụi lớn như phân xưởng sàng tuyển, khu vực đổ
thải, tuyến đường vận chuyển. Tăng tần suất tưới nước trong mùa khô; Cải tạo lại hệ
thống xử lý nước thải (sử dụng kết hợp xử lý hóa lý); Phân cấp tầng thải, giám sát nghiêm
ngặt quá trình đổ thải; Phân loại chất thải rắn, cải thiện hệ thống thu gom. Bên cạnh các
giải pháp kĩ thuật cần thiết kết hợp với các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực và
nhận thức môi trường của cán bộ công nhân mỏ.
2. Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại khu
vực mỏ cần thiết có sự quan tâm chặt chẽ và đồng bộ của chủ mỏ, của chính quyền địa
phương và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
References
Tiếng Việt
1. Bộ công thương (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BCT quy định quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về an toan toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, Hà Nội.
2. Bộ Công thương (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ
Công thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Công thương (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng
12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm
tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Hà Nội.
5. Lê Xuân Cảnh (2006), Báo cáo hiện trạng tài nguyên sinh vật tỉnh Thái Nguyên, Hà
Nội
6. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng
(2001), Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam
(2010), Báo cáo tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng và chuyển đổi cấp trữ lượng,
cấp tài nguyên mỏ than Khánh Hoà - Thái Nguyên, Hà Nội.
8. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa-VVMI (2009), Thuyết minh dự án khai thác
nâng cao công suất mỏ than Khánh Hòa, Thái Nguyên.
9. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiệncông
tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2009, Thái Nguyên.
10. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo vệ môi trường quý 3 năm 2009, Thái Nguyên.
11. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2010, Thái Nguyên.
12. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo vệ môi trường quý 3/2010, Thái Nguyên.
13. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo vệ môi trường quý 4/2010, Thái Nguyên.
14. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2011), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2011, Thái Nguyên.
15. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên,
Hà Nội.
16. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011,
Thái Nguyên.
17. Đỗ Cảnh Dương (2004), Giáo trình Địa chất các mỏ than, dầu và khí đốt, NXB Khoa
học và kĩ thuật, Hà Nội.
18. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Phùng Mạnh Đắc (2007), "Nguồn nhiên liệu than đá của Hải Phòng, Quảng Ninh Việt
Nam", tư liệu về mỏ than.
20. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai
thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
21. Bùi Thanh Hải (2010), Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông
nghiệp, Đại học Nông Lân Thái Nguyên, Thái Nguyên.
22. Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
23. Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II – Xử lý nước thải, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
24. Lê Tuấn Lộc, Hồ Sĩ Giao (2006), Cẩm nang công nghệ và thiết bị mỏ, Quyển 1- Mỏ
khai thác lộ thiên, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
25. Trần Miên (2012), "Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện
Việt Nam", http:// nangluongvietnam.vn.
26. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2000), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Sở Tài nguyên môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo Kết quả thực hiện dự án xây
dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
28. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), "Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than tại
Quảng Ninh",
30. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản, Hà Nội.
31. Lê Minh Triết (2009), "Hoàn nguyên môi trường trong khai thác than chưa tốt",
.
32. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ONMT tại các khu vực
khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2005-2010, Thái Nguyên.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Quyết định số 1009/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 3/6/2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến
năm 2020, Thái Nguyên.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.
Tiếng anh
37. Dr. Horst Hejny (2005), Mining Industry Research Handbook, NESMI coordinator,
Europe.
38. Stanley E.Manahan (2000), Environmental chemistry, Lewis Publishers U.S.
39. U.S Energy Information Administration (2010), "Non renewable coal",