Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Yên công suất 1000m3/ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 136 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP






TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – PHÚ YÊN,
CÔNG SUẤT 150M
3
/NGÀY ĐÊM






NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG





GVHD : Th.S NGUYỄN TRUNG DŨNG
SVTH : TRƯƠNG XUÂN SƠN
MSSV: 1091081080 Lớp: 10HMT2


TP. Hồ Chí Minh, 2012
LỜI CÁM ƠN
o0o

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ và ủng
hộ rất lớn của Thầy, Cô và người thân, bạn bè. Đó là động lực rất lớn giúp em hòan
thành tốt Đồ án tốt nghiệp đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Thầy Cô khoa Môi Trường
– Công Nghệ Sinh Học đã hết lòng giảng dạy em trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Thầy Th.s Nguyễn Trung Dũng. Người trực tiếp hướng
dẫn đồ án tốt nghiệp của em. Thầy nhiệt tình dẫn giải và theo sát đồ án tốt nghiệp
trong quá trình thực hiện.
Em xin cảm ơn quý thầy cô đã quan tâm, dành thời gian phản biện khoa học
cho đề tài này.
Cám ơn các bạn lớp 10HMT2 đã góp ý, giúp đỡ và động viên nhau, cùng nhau
chia sẻ mọi khó khăn trong học tập cũng như trong đời sống sinh viên.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Trương Xuân Sơn




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐHKTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
KHOA: MT & CN S INH HỌC o0o

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Trương Xuân Sơn MSSV: 1091081080
Ngành : Môi trường Lớp: 10HMT2
1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp
“Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần bia Sài Gòn – Phú
Yên, công suất 1000 m
3
/ngày.đêm”
2. Nhiệm vụ
− Giới thiệu về Công ty Cổ phần bia Sài Gòn – Phú Yên;
− Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải công nghiệp;
− Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho Công ty công suất 1000
m3/ngày đêm;
− Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đề xuất;
− Dự toán kinh tế trạm xử lý nước thải ;
− Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo phương án đã chọn;
− Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ (theo nước, cao độ công trình);
− Vẽ chi tiết các công trình đơn vị hoàn chỉnh.
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp : 21/5/20112
4. Ngày hoàn thành Đồ án tốt nghiệp : 11/08/2012
5. Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Trung Dũng
Nội dung và yêu cầu Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua Bộ môn.
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2012
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)



PHẦN DÀNH CHO KHOA
Người duyệt (chấm sơ bộ) :
Đơn vị :
Ngày bảo vệ :
Điểm tổng kết :
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp :





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH viii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.2. Ngành nghề kinh doanh 4
1.3. Định hướng phát triển 4
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 6
1.4.1 Sơ đồ tổ chức 6
1.4.2. Cơ cấu lao động trong công ty 10
1.4.3. Chính sách đối với người lao động 11
1.5. Quy trình công nghệ sản xuất bia 12
1.5.1. Quy trình công nghệ ở phân xưởng nấu 14
1.5.2 Quy trình công nghệ ở phân xưởng lên men 17
1.5.3. Quy trình công nghệ ở phân xưởng chiết 18
1.5.4. Thành phần và tính chất nước thải 19
1.5.4.1. Phân loại và lượng thải 19
1.5.4.2. Tác động đến môi trường 22
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý 25
1.6.1. Ảnh hưởng của độ pH đến quá trình xử lý nước thải 25
1.6.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình XLNT 26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ii
1.6.3. Ảnh hưởng của tải trọng chất hữu cơ đến quá trình XLNT 26
1.6.4. Ảnh hưởng của thời gian lưu thủy lực đến quá trình XLNT 26
1.7. Các phương pháp xử lý nước thải 27
1.7.1. Phương pháp cơ học 28
1.7.1.1. Song chắn rác 28
1.7.1.2. Bể lắng cát 28
1.7.1.3. Bể lắng đợi I 29
1.7.1.4. Bể tách dầu mỡ 29
1.7.1.5. Bể lọc 30
1.7.2. Phương pháp hóa lý 30
1.7.2.1. Bể điều hòa 30
1.7.2.2. Kết tủa tạo bông 31

1.7.2.3. Bể khử trùng 31
1.7.3. Phương pháp hấp thụ 32
1.7.4. Phương pháp sinh học 32
1.7.4.1. Phương pháp hiếu khí 33
1.7.4.2. Phương pháp kị khí 35
1.7.5. Xử Lý cặn 40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT .43
2.1. Cơ Sở Lựa Chọn Công Nghệ 43
2.2. Phương án 1 44
2.2.1. Sơ đồ công nghệ 44
2.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ 46
2.3. Phương án 2 47
2.3.1 Sơ đồ công nghệ 47
2.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 48
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT 50
3.1. Tính toán phương án 1 50
3.1.1. Song chắn rác 50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iii
3.1.2 Hầm tiếp nhận 53
3.1.3 Bể điều hoà 55
3.1.4 Bể UASB 57
3.1.5. Bể Anoxic & bể Aerotank 65
3.1.6. Bể lắng 2 77
3.1.7. Bể trung gian 82
3.1.8. Bồn lọc áp lực 83
3.1.9 Bể khử trùng 86
3.1.10. Bể nén bùn 87
3.1.11. Máy ép bùn dây đai 90
3.2. Tính toán phương án 2 90

3.2.1 Bể SBR 91
3.2.2. Hồ xử lý bổ sung 103
3.2.3. Bể nén bùn 105
3.2.5. Máy ép bùn dây đai 107
CHƯƠNG 4: KHAI TOÁN GIÁ THÀNH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 109
4.1. Chi phí xây dựng toàn bộ hệ thống theo phương án 1 được chia làm các hạng
mục chính sau 109

4.1.1. Chi phí xây dựng các hạng mục 109
4.1.2. Chi phí máy móc thiết bị 110
4.1.3. Chi phí quản lý và vận hành 114
4.1.3.1. Chi phí hoá chất 114
4.1.3.2. Chi phí điện năng 114
4.1.3.3. Chi phí nhân công 116
4.1.3.4. Chi phí sửa chữa nhỏ 116
4.1.3.5. Chi phí sửa chữa lớn 116
4.1.3.6. Tổng chi phí vận hành cho 1m
3
nước thải 116
4.2. Chi phí xây dựng toàn bộ hệ thống theo phương án 2 116
4.2.1. Chi phí xây dựng các hạng mục 116
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iv
4.2.2. Chi phí máy móc thiết bị 117
4.2.3. Chi phí quản lý và vận hành 120
4.2.3.1. Chi phí hoá chất 120
4.2.3.2. Chi phí điện năng 121
4.2.3.3. Chi phí nhân công 122
4.2.3.4. Chi phí sửa chữa nhỏ 122
4.2.3.5. Chi phí sửa chữa lớn 122

4.2.3.6. Tổng chi phí vận hành cho 1m
3
nước thải 122
4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý cho nha máy 123
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124
5.1. KẾT LUẬN 124
5.2. KIẾN NGHỊ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : (Biological Oxyzen Demand) Nhu cầu oxy sinh học
BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BXD : Bộ Xây dựng
BYT : Bộ Y tế
COD : (Chemical Oxyzen Demand) Nhu cầu oxy hóa học.
DO : Oxy hòa tan
F/M : (Food to Microorganism)Tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
SCR : Song chắn rác
SS : (Suspended Solid )Chất rắn lơ lửng.
STK : ống Sắt tráng kẽm
SVI : (Sludge Volume Index) chỉ số thể tích bùn
TCXD : Tiêu chuẩn Xây dựng.
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UASB : (Upflow Anaerobic Slugde Blanket) Bể kỵ khí đệm bùn dòng chảy
ngược

WHO : Tổ chức y tế thế giới
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1:Năng lực sản xuất kinh doanh chính của Công ty 5
Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn của Công ty 10
Bảng 1.3: Hợp đồng lao động của Công ty 10
Bảng 1.4: Tính chất, đặc điểm nguồn thải 20
Bảng 1.5: Thành phần và tiêu chuẩn nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt 21
Bảng 1.6: tiêu chuẩn phân loại mức độ ô nhiễm 23
Bảng 1.7. Các hóa chất thường dùng để điều chỉnh pH 30
Bảng 1.8: Các giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải 41
Bảng 2.1: Thành phần tính chất nước thải và yêu cầu xử lý 44
Bảng 3.1: thành phần tính chất nước thải và yêu cầu xử lý 50
Bảng 3.2: Thông số thiết kế song chắn rác 53
Bảng 3.3: Thông số thiết kế hầm tiếp nhận 55
Bảng 3.4: Thông số thiết kế bể điều hoà 56
Bảng 3.5 :Các thông số thiết kế bể UASB 65
Bảng 3.6: Công suất hòa tan ô xy vào nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn 75
Bảng 3.7: Các thông số tính toán bể Anoxic và bể Aerotank 77
Bảng 3.8 :Các thông số cơ bản thiết kế cho bể lắng 78
Bảng 3.9: Tổng hợp tính toán bể lắng 82
Bảng 3.10: Tóm tắt thông số thiết kế bể trung gian. 83
Bảng 3.11: Tóm tắt thông số thiết kế bể lọc áp lực 86
Bảng 3.12: Tóm tắt kích thước bể khử trùng 87
Bảng 3.13: Thống kê thông số thiết kế bể nén bùn 89
Bảng 3.14: Hệ số động học bùn hoạt tính ở 20
o
C 95
Bảng 3.16: Các thông số tính toán bể SBR 103

Bảng3.17: Tóm tắt thông số thiết kế hồ xử lý bổ sung 105
Bảng 3.18: Thống kê thông số thiết kế bể nén bùn 107
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vii
Bảng 4.1: Chi phí xây dựng các hạng mục 109
Bảng 4.2: Chi phí móc thiết bị 110
Bảng 4.3: Chi phí điện năng 115
Bảng 4.4: Chi phí xây dựng các hạng mục 117
Bảng 4.5: Chi phí máy móc thiết bị 117
Bảng 4.6: Chi phí điện năng 121
Bảng 4.7: Chi phí xây dựng các hạng mục 123



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 6
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia 13
Hình 1.3 :Quy trình công nghệ ở phân xưởng lên men 17
Hình 1.4: Sơ đồ quá trình lên men bia 18
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ quá trình lọc 18
Hình 1.6: Quy trình công nghệ ở phân xưởng chiết 18
Hình 1.7 : Bể Aerotank thông thường 34
Hình 1.8 : Bể Aerotank khuấy trộn hòan toàn 35
Hình 1.9 : Công nghệ xử lí kỵ khí 37
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bia phương án 1 45
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bia phương án 2 48

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- 1 -
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay nhu cầu bia trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất lớn vì bia là một
loại nước uống mát, bổ, có độ cồn thấp, có độ mịn xốp, có hương vị đặc trưng của hoa
houblon và các sản phẩm trong quá trình lên men tạo ra. Đặc biệt CO
2
bão hào trong
bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống, nhờ những ưu điểm này mà
bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và sản lượng ngày càng
tăng.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến thu nhập của người
dân ngày càng cao. Nhu cầu sử dụng các loại nước giải khát cũng như bia ngày càng
tăng, trong những năm qua các nhà máy bia được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều
bằng kinh phí của nhà nước, tư nhân và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dung.
Với sự xuất hiện của nhiều nhà máy sản xuất bia thì các loại chất thải ra trong
quy trình sản xuất bia cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay tiêu chuẩn nước thải tạo
thành trong quá trình sản xuất bia là 10 – 15 lít nước thải/lít bia, phụ thuộc vào công
nghệ và các loại bia sản xuất. Các loại nước thải này chứa hàm lượng lớn các chất lơ
lửng, COD và BOD dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các loại nước thải này cần
phải xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Vì vậy việc nghiên cứu, thiết kế ra các hệ
thống xử lý nước thải trong ngành công nghiệp sản xuất bia là một yêu cầu cấp thiết
cho việc bảo vệ môi trường cùng với các hoạt động mang tính thiết thực đối với môi
trường sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người và các sinh vật
sống trên hành tinh của chúng ta.
-
-
-
.

Tuy nhiên, như nhiều ngành công nghiệp khác, các hoạt động của sản xuất của
công ty sẽ không tránh khỏi những tác động đến môi trường xung quanh do việc phát
sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải.
Đề tài “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải của Côn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 2 -
- , công suất 1000m
3
/ngày”, đựơc thực hiện nhằm giải quyết vấn đề đang
tồn tại ở công ty sản xuất bia nói chung và tại công ty bia Sài Gòn – Phú Yên nói
riêng, đó là việc thải nuớc thải sau sản xuất vào môi trường mà không qua xử lý, hay là
xử lý chưa hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tính chất đặc trưng của nước thải ngành bia nói chung và của
- nói riêng.
- Từ đó, đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện thực tế
của
- , và tính toán chi tiết các công trình
đơn vị .
3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải sản xuất
bia của
-
- Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 21/5/2012
đến ngày 17/8/2012.
- Giới hạn về mặt nội dung: Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế
các công trình đơn vị.
4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu liên quan về ngành sản xuất bia.
- Tìm hiểu về các tính chất đặc trưng của nước thải ngành bia và các phương pháp

xử lý nước thải ngành bia và một số công nghệ xử lý nước thải điển hình của
ngành bia hiện nay.
- Thu thập một số thông tin liên quan của Cô - .
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho
- .
- Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải đã đề xuất và dự toán kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan nước thải của
- .
- Xây dựng các phương án công nghệ xử lý nước thải khác nhau và so sánh lựa
chọn để tìm ra phương án tối ưu cho
- .
- Trao đổi ý kiến với chuyên gia.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 3 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
-
Địa chỉ: 265 Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
: 0573.810.046
Fax: 0573.822.583
-
-
.
, Công -
-
.
,
nâng cao ch
, cô

khoá 208
.
– Phú Yên - -
- -
- -
.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 4 -
- -
- - -
- - –
- - .
Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hợp nhất ngày 20/9/2008 quyết định hợp
nhất 03 đơn vị: Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Quy Nhơn, Công ty Cổ phần Bia Sài
Gòn – Phú Yên, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Đak Lak thành lập Công ty Cổ phần
Bia Sài Gòn – Miền Trung và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/2008. Công ty Cổ
phần Bia Sài Gòn – Phú Yên trở thành một trong hai chi nhánh của Công ty Cổ phần
Bia Sài Gòn – Miền Trung.
1.2. Ngành nghề kinh doanh
• Sản xuất kinh doanh các loại bia, rượu, cồn và nước giải khát;
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại bia, rượu, cồn, nước giải khát, thiết bị, phụ
tùng, nguyên vật liệu của ngành công nghiệp thực phẩm;
• Tư vấn đào tạo, chế tạo máy móc thiết bị và xây lắp công trình của ngành công
nghiệp thực phẩm;
• Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, nhà ở,
kho bãi và văn phòng cho thuê;
• Khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản, nông thổ sản, xăng dầu;
• Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch;
• Các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
1.3. Định hướng phát triển

- Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh
chính mang lại doanh thu cho Công ty là sản phẩm bia các loại, bao gồm:
+ Bia hợp tác sản xuất:
• Bia chai Sài Gòn 355ml
• Bia chai Sài Gòn 450ml
+ Bia tự sản xuất:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 5 -
• Bia chai Lowen pils 330ml
• Bia chai Lowen lager 330ml
• Bia chai Quy Nhơn 330ml
• Bia chai Serepok 355ml
• Bia Hơi
+ Nước uống đóng chai: Serepok, Sapy
Ngoài ra, trong năm 2012 công ty tiến hành sản xuất gia công các loại nước giải khát
cho Công ty PepsiCo với sản lượng từ 5- 10 triệu lít nước giải khát/năm.
Bảng 1.1:Năng lực sản xuất kinh doanh chính của Công ty
ĐVT: Triệu lít bia/năm
STT Công suất Nhà máy Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Nhà máy Quy Nhơn
50
50
50
50
2
Nhà máy Phú Yên
23
23
23

23
3
Nhà máy Đak Lak
70
70
70
70
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Công ty luôn bám sát định hướng do Sabeco đề ra cũng như các đề án quy hoạch
phát triển ngành của Bộ Công thương để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Định hướng những năm tiếp theo, sau khi khai thác hết công suất hiện tại của các
nhà máy. Bên cạnh đó, Công ty sẽ gia công các mặt hàng nước giải khát cho PepsiCo
trong năm 2012.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 6 -
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1.4.1 Sơ đồ tổ chức



Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
*
Ghi chú:
- P. TC-HC: Phòng Tổ chức – Hành chính
- P. TC-KT: Phòng Tài chính – Kế toán
- P. KH-KD: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
- P. KT-CN: Phòng Kỹ thuật – Công nghệ
- PXSX: Phân xưởng sản xuất gồm:
+ Phân xưởng Nấu-lên men
+ Phân xưởng Chiết

+ Phân xưởng Động lực.




















ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
GĐ KINH DOANH
GĐ TÀI CHÍNH
GĐ KỸ THUẬT-CN
GĐ CN BIA ĐAKLAK
GĐ CN BIA PHÚ YÊN


P.TC-HC
P.TC-KT
P.KH-KD
P.KT-CN
03 PXSX
P.TC-HC
P.TC-KT
P. KH-KD
P.KT-CN
03 PXSX
P.TC-HC
P.TC-KT
P.KH-KD
P.KT-CN
03 PXSX
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 7 -
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty CP Bia Sài
Gòn-Miền Trung. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ: thông qua định hướng
phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa
đổi bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng
quản trị, Ban Kiểm soát; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; và các quyền, nhiệm
vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty CP Bia Sài Gòn-Miền
Trung do ĐHĐCĐ bầu ra với số lượng thành viên ít nhất là 05 người với nhiệm kỳ là
05 năm.
Thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số

thành viên HĐQT độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số
thành viên HĐQT. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản
lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do pháp luật, Điều lệ Công ty và
Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của Công ty CP Bia Sài Gòn-Miền Trung gồm 03 thành viên do
ĐHĐCĐ bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm. Thành viên Ban kiểm soát có
thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
* Ban Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện Pháp luật của Công ty,
do HĐQT bầu ra, có nhiệm kỳ là 05 năm.
Giám đốc Kỹ thuật-Công nghệ; Giám đốc Tài Chính, Giám đốc Kinh doanh, 02
Giám đốc Chi nhánh tại Phú Yên và Đak Lak có trách nhiệm giúp cho Tổng Giám đốc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 8 -
trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung
công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng giám đốc
ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.
* Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin đánh giá thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm; Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chính sách giá bán sản phẩm, quảng
cáo, phương thức bán hàng, hổ trợ khách hàng, các hợp đồng đại lý. Tư vấn cho khách

hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo.
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch mua sắm,
cấp phát vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sản xuất; Quản lý các kho vật
tư, nguyên liệu, bia thành phẩm; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký
kết, giám sát, thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo
thống kê theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty.
* Phòng Tổ chức-Hành chính:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao
động, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; Tham mưu cho
Ban Giám đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực hiện các chế độ chính sách
cho người lao động theo luật định và quy chế của Công ty; Phối hợp xây dựng và tổ
ch
ức thực hiện các kế hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy nổ,
phòng chống bão lụt hàng năm. Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
* Phòng Tài Chính-Kế Toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng có
chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức công
tác kế toán hạch toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo
yêu cầu của Công ty. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ
ban đầu cho công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.
* Phòng Kỹ thuật-Công nghệ:
Chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức điều hành, thực hiện, kiểm tra, báo cáo kết
quả công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm môi trường, ATVSTP, VSCN;
Xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra
chất lượng sản phẩm, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Chủ trì và
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 9 -
phối hợp các bộ phận liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất

lượng; Xây dựng, giám sát định mức kinh tế kỹ thuật, máy móc thiết bị, tài liệu công
nghệ theo quy định của Công ty; Phối hợp nghiên cứu các giải pháp công nghệ, các
thành tựu kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm mới. Kết hợp
với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, tổ
chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm.
* Phân xưởng Nấu – Lên men:
Tổ chức thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch; Quản lý, kiểm soát chặt chẽ các quá
trình sản xuất, thực hiện tốt các quy trình đã ban hành, bảo đảm ổn định chất lượng sản
phẩm và thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng vật tư theo đúng định mức kinh tế kỹ
thuật; Vận hành máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn và đạt hiệu
quả cao.
* Phân xưởng Chiết:
Thực hiện các công đoạn trong sản xuất: Chiết rót, hoàn thiện sản phẩm và nhập kho
theo đúng quy trình công nghệ; Quản lý vận hành hệ thống thiết bị bia, nhà xưởng và
các loại thiết bị khác trong phạm vi quản lý theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn và
đạt hiệu quả cao.
* Phân xưởng Động lực:
Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và cung cấp hơi, cấp lạnh, khí nén, CO
2
, nước sạch,
điện và các dịch vụ phục vụ khác cho sản xuất. Quản lý hồ sơ lý lịch hệ thống máy
móc thiết bị; Xây dựng và thực hiện kế hoạch duy tu bão dưỡng máy móc thiết bị; Sữa
chữa, khắc phục kịp thời những hỏng hóc, sự cố của máy móc thiết bị; Dự trù những
vật tư thay thế trong quá trình sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Thực hiện xử lý
nước thải của quá trình sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 10 -
1.4.2. Cơ cấu lao động trong công ty
A. Phân theo trình độ chuyên môn

Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn của Công ty
STT Trình độ chuyên môn
Số lao động
Quy Nhơn Phú Yên Đak Lak Tổng cộng
1 Trên Đại học 0 1 0 1
2 Đại học 68 52 67 187
3 Cao đẳng 12 4 30 46
4 Trung cấp 18 20 32 70
5 Công nhân kỹ thuật 50 41 44 135
6 Lao động phổ thông 31 35 9 75
Tổng cộng 179 153 182 514
*Ghi chú: Số liệu cập nhật đến 31/12/2011.
B. Phân theo thời hạn
Bảng 1.3: Hợp đồng lao động của Công ty
STT Thời hạn lao động
Số lao động
Quy Nhơn
Phú Yên Đak Lak Tổng cộng
1 Không xác định thời hạn 149 148 114 411
2 Hợp đồng 03 năm 11 2 26 39
3 Hợp đồng 02 năm 0 3 15 18
4 Hợp đồng 01 năm 9 0 0 9
Hợp đồng từ 01 năm trở xuống 10 0 27 37
Tổng cộng 179 153 182 514
*Ghi chú: Số liệu cập nhật đến 31/12/2011.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 11 -
1.4.3. Chính sách đối với người lao động
• Chế độ làm việc

Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 08 giờ/ngày; 06 ngày/tuần; thời gian
làm việc của các xưởng sản xuất trực tiếp được chia làm 03 ca. Khi có yêu cầu về tiến
độ sản xuất, kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty
có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Bộ Luật
Lao động và có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
Nghỉ phép, Tết, lễ: Người lao động được nghỉ lễ và nghỉ Tết theo quy định của Bộ
Luật Lao động. Người la
o động có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên được nghỉ
phép 12 ngày mỗi năm, nếu làm dưới 12 tháng thì số ngày nghỉ phép được tính theo tỷ
lệ thời gian làm việc. Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc, người lao động được cộng thêm
01 ngày nghỉ phép.
Nghỉ ốm, thai sản: Người lao động khi ốm đau được khám bệnh và điều trị tại các
cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định
của Bảo hiểm xã hội.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang thống mát. Đối
với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao
động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt.
• Chính sách lương, thưởng, phúc lợi
Chính sách lương: Công ty xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương riêng
thông qua Quy chế trả lương phù hợp với ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người
lao động hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước. Hệ số lương được xác
định dựa trên trình độ, cấp bậc và tay nghề của người lao động, đảm bảo phù hợp với
năng lực và công việc của từng người, khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công
ty làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty CP Bia Sài Gòn-Miền Trung đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý
tiền lương và thu nhập trong công ty. Mức thu nhập bình quân của CBNV trong Công
ty luôn được điều chỉnh để đảm bảo đời sống cho CBNV đồng thời thu hút và giữ nhân
tài cho Công ty. Thu nhập bình quân của CBNV trong Công ty như sau:
- Năm 2010: 4.300.000 đ/người/tháng.
- Năm 2011: 5.280.000 đ/người/tháng.

Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty
thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Công ty thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 12 -
cho người lao động theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
1.5. Quy trình công nghệ sản xuất bia


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 13 -



























Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia
Chuẩn bị nguyên liệu
Nấu – đường hóa
Lọc dịch đường
Nấu hoa
Tách bã
Làm lạnh
Lên men chính, phụ
Lọc bia
Bão hòa CO
2

Chiết chai, lon
Đóng nắp
Thanh trùng
Kiểm tra, dán nhãn, nhập kho
Nước cấp để
rửa sàn,thiết bị
Nước mềm
Malt
Gạo
Hơi nước
Enzim

Bã malt
Hoa hublon
Hơi nước
Bã malt
Glicol hay nước đá
Bã men
Sục khí
Men giống
Hoạt hóa và
dùng lại men
Nén CO
2
Chất trợ lọc
Bã lọc
Bia hơi
Rửa chai
Hơi
Xút
Nước thải
Hơi nước
Sản phẩm
Nước thải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- 14 -
1.5.1. Quy trình công nghệ ở phân xưởng nấu
Quy trình trên chia thành các quá trình sau :
- Nấu: Trong quá trình này, malt sau khi được nghiền sẽ hoà tan chung với
nước theo một tỷ lệ phù hợp với từng loại sản phẩm và dưới tác dụng của các enzyme
ở nhiệt độ nhất định sẽ được đường hoá trong “nồi nấu malt”. Tương tự như vậy, gạo
sẽ được hoà hoá, sau đó được phối trộn lại với nhau trong nồi nấu malt để được đường

hoá trước khi được bơm sang nồi lọc. Mục đích chính của giai đoạn này là hoà tan hết
chất đường, minerals, cũng như một số protein quan trọng phục vụ quá trình lên men
ra khỏi những thành phần không hoà tan như vỏ trấu, chất sơ. Sau đó, tại nồi lọc,
người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi trấu cũng như các chất sơ và mầm để lấy hết lượng
đường còn bám vào trong trấu. Dịch đường này sẽ được đun sôi và houblon hoá nhằm
trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và các thành
phần khác của hoa houblon vào dịch đường để biến đổi nó thành dịch đường có vị
đắng và hương thơm dịu của hoa. Đồng thời quá trình này cũng giúp tăng độ bền keo
của dịch đường, thành phần sinh học của nó được ổn định và tăng hoạt tính sức căng
bề mặt tham gia vào quá trình tạo và giữ bọt. Sau khi quá trình đun sôi và houblon hoá
kết thúc thì toàn bộ lượng oxy đã bay ra ngoài theo hơi nước và trong dịch đường có
rất nhiều cặn. Do đó dịch đường cần được bơm qua bồn lắng cặn theo phương pháp
lắng xoáy để tách cặn trước khi đưa qua bộ phận làm lạnh nhanh, đưa nhiệt độ xuống
đến mức cần thiết phù hợp với nhiệt độ lên men
- Lên men: Là giai đoạn quyết định để chuyển hoá dịch đường houblon hoá
thành bia dưới tác động của nấm men thông qua hoạt động sống của chúng. Phản ứng
sinh học chính của quá trình này tạo cồn và CO
2
. Ngoài ra, nhà sản xuất còn thu được
một dịch lên men có nhiều cấu tử với tỉ lệ về khối lượng của chúng hài hoà và cân đối.
Có thể chia quá trình lên men thành hai giai đoạn: quá trình lên men chính nhằm thay
đổi lớn về lượng và biến đổi sâu sắc về chất trong các cấu tử hợp thành chất hoà tan
của dịch đường; quá trình lên men phụ nhằm chuyển hoá hết phần đường có khả năng
lên men còn tồn tại trong bia non, đồng thời làm ổn định thành phần và tính chất cảm
quan của sản phẩm.
- Làm trong bia: Đây là quá trình tách các hạt dạng keo, nấm men sót, các phức
chất protein – polyphenol, và nhiều loại hạt ly ty khác để tăng thời gian bảo quản và
lưu hành sản phẩm trên thị trường, tăng giá trị cảm quan về độ trong suốt của bia.
- Đóng gói: Để lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng, bia được
chiết rót vào chai, sau đó được thanh trùng bằng nhiệt nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế

bào còn sống, vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.

×