Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm thuowgn mại quy mô nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.37 KB, 15 trang )

1
TÀI LIỆU CHO GIẢNG VIÊN & TẬP HUẤN VIÊN NÔNG DÂN
An toàn sinh học
trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô
nhỏ
Tập 3. Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu tập huấn
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................4
I. Giới thiệu chung.......................................................................................................5
1.1 Mục đích của Bộ tài liệu tập huấn.....................................................................5
1.2 Khung tài liệu.....................................................................................................5
1.3 Nhóm đối tượng đích.........................................................................................6
1.4 Phương pháp tiếp cận........................................................................................6
II. Hướng dẫn tổ chức thực hiện..................................................................................6
2.1. Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp (TOMT)................................................6
2.1.1. Mục đích....................................................................................................6
2.1.2. Đối tượng...................................................................................................7
2.1.2.1. Tập huấn viên cao cấp (Master trainer).................................................7
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Tập huấn viên cao cấp....................................................7
2.1.2.3. Công cụ tập huấn....................................................................................8
2.2. Tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân (TOFT)..........................8
2.2.1.1. Mục đích.................................................................................................8
2.2.2. Đối tượng...................................................................................................8
2.2.2.1. Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân.....................................................8
2.2.2.2. Nhiệm vụ của Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân.............................9
2.2.3. Công cụ tập huấn.......................................................................................9
2.3. Thảo luận nhóm ...............................................................................................9
2.3.1. Mục đích:...................................................................................................9
2.3.2. Đối tượng...................................................................................................9
2.3.3. Địa điểm và thời lượng............................................................................10
2.3.3.1. Địa điểm...............................................................................................10


2.3.3.2. Thời lượng............................................................................................10
2.3.4. Quy mô nhóm nhỏ...................................................................................10
2.3.5. Lưu ý khi lựa chọn đối tượng tham gia..................................................11
2.3.6. Kế hoạch một buổi thảo luận nhóm nhỏ ................................................11
2
2.3.7. Sau thảo luận nhóm nhỏ..........................................................................13
2.3.8. Công cụ thảo luận nhóm nhỏ..................................................................13
III. Giới thiệu Bộ Tranh lật dành cho thảo luận nhóm..............................................14
3.1. Hình thức....................................................................................................14
3.2. Nội dung.....................................................................................................15
3.2.1. Phần Mở đầu: Làm giàu từ chăn nuôi gia cầm.......................................15
3.2.2. Phần I: Dịch bệnh từ đâu đến..................................................................15
3.2.3. Phần II: Phòng tránh dịch bệnh bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi
tốt....................................................................................................................................15
3
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học do Dự án Sáng kiến
Cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối kết hợp
cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn phục vụ chương
trình tập huấn về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ theo hướng
thương mại.
Bộ tài liệu gồm có

1. Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên
2. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.
3. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.
4. Truyện tranh: Bác Mẫu nuôi gà
5. Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt

Riêng cuốn đầu tiên “Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên” được bố trí thành 03 tập nhỏ
khác nhau. Đây là tập 3 của cuốn đầu tiên “Hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu tập huấn”. Hy
vọng cuốn sách sẽ giúp các tập huấn viên có cái nhìn nhanh và khái quát về mục đích thiết
kế, đối tượng đích, bố cục nội dung và cách lựa chọn tài liệu cho các hoạt động tập huấn cụ
thể sau này.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp trong biên soạn, thiết kế, hiệu đính và đóng góp ý kiến
của các đồng nghiệp gần xa.
Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch trân trọng giới thiệu.
4
I. Giới thiệu chung
1.1 Mục đích của Bộ tài liệu tập huấn
Bộ tài liệu Hướng dẫn về thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh là một sản phẩm
trong chương trình hợp tác giữa dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch của USAID và Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia trong việc chuyển giao kiến thức về An toàn sinh học (ATSH) cho
người chăn nuôi. Mục đích của chương trình nhằm nâng cao kiến thức, hướng dẫn thực hành,
tăng cường việc áp dụng những biện pháp an toàn sinh học liên quan tới việc phòng chống dịch
bệnh gia cầm nói chung bao gồm cả cúm gia cầm trong nhóm hộ gia đình chăn nuôi gia cầm
thương mại quy mô nhỏ, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và tạo
ra sản phẩm chăn nuôi an toàn hơn, hướng đến bảo vệ sức khỏe cho con người.
Tài liệu tập trung giới thiệu cho người chăn nuôi về các Khái niệm cơ bản về ATSH
trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, các biện pháp an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt
phòng tránh sự lây nhiễm dịch bệnh truyền nhiễm ra và vào ở gia trại và nông hộ.
Việc giới thiệu Bộ tài liệu về ATSH thông qua hệ thống khuyến nông và các tổ chức xã
hội khác thông qua các lớp tập huấn kết hợp kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng, bộ tài liệu cũng
góp phần tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống công và tư, giới thiệu một cách làm mới trong
chuyển giao khoa kỹ thuật tới đối tượng đích.
1.2 Khung tài liệu
Bộ tài liệu gồm có:
1. Tài liệu tập huấn cho Giảng viên và Tập huấn viên nông dân
2. Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà

3. Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt
4. Truyện tranh Bác Mẫu nuôi gà
5. Truyện tranh Anh Ba nuôi vịt.
Cấu trúc tài liệu theo nội dung và đối tượng sử dụng:
Tên sách Đối tượng sử dụng
Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên (03 tập)
Tập 1: An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Tập 2: Phương pháp tập huấn và kỹ năng thảo luận nhóm nhỏ
Tập 3: Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà
Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt
Truyện tranh Bác Mẫu nuôi gà
Truyện tranh Anh Ba nuôi vịt.
Tập huấn viên cao cấp;
Giảng viên và Tập huấn viên nông dân
Tập huấn viên cao cấp;
Giảng viên và Tập huấn viên nông dân
Tập huấn viên cao cấp;
Giảng viên và Tập huấn viên nông dân
Người chăn nuôi
Người chăn nuôi
5
1.3 Nhóm đối tượng đích
Các nhóm đối tượng đích gồm:
1. Các hộ chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ
2. Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân
3. Tập huấn viên cao cấp
Các hoạt động chính để giới thiệu tài liệu đến nhóm đối tượng đích gồm:
1. Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp
2. Tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

3. Thảo luận nhóm lồng ghép truyền thông với các hộ chăn nuôi gia cầm
thương mại quy mô vừa và nhỏ
1.4 Phương pháp tiếp cận
Sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên tiếp cận nguy cơ khi xác định các mối nguy
lây nhiễm dịch bệnh cho gia cầm và người chăn nuôi, lồng ghép giữa tập huấn có sự tham
gia lấy người học làm trung tâm, và các ứng dụng truyền thông thay đổi hành vy vào việc
tạo nên sự thay đổi trong thực tế sản xuất, Tập huấn viên được kỳ vọng sẽ là người hỗ trợ
nông dân trong trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các nguy cơ lây nhiễm tại hộ chăn nuôi gia
cầm đến việc thực hành các nhóm biện pháp ATSH chính như cách ly, quản lý di chuyển,
giữ vệ sinh và sát trùng và hướng đến sự thay đổi dần các hành vy tốt.
Sử dụng công cụ chính hướng đến đối tượng đích, trong khi tài liệu cho Tập huấn
viên mang tính tham khảo và tiện ích cho Tập huấn viên tra cứu và ứng dụng trong tập
huấn, bộ tranh lật hay truyện tranh với các tranh vẽ nhiều hình ít chữ, dể hiểu, dễ nhớ,
mang tính đặc trưng vùng miền, tài liệu mang tính tích cực, sáng tạo và hướng đến thúc
đẩy thay đổi của đối tượng là người chăn nuôi nhỏ.
Các lớp tập huấn được tổ chức chủ yếu thông qua loại hình thảo luận nhóm nhỏ với
người chăn nuôi có lồng ghép ứng dụng truyền thông để khuyến khích và tạo nên sự thay
đổi dần các hành vy tốt của người chăn nuôi theo thời gian.
II. Hướng dẫn tổ chức thực hiện
2.1. Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp (TOMT)
2.1.1. Mục đích
 Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khuyến nông về ATSH trong
chăn nuôi gia cầm vừa và nhỏ bằng cách cung cấp bổ sung kiến thức, kỹ năng cần
thiết và giới thiệu Bộ tài liệu cho các Tập huấn viên
 Chuẩn bị nguồn lực cho các khóa tập huấn nhân rộng tài liệu ở cơ sở
6

×