BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ
MÁY SẢN XUẤT BỘT CÀ PHÊ VÀ KEM SỮA
(CREAMER) HÒA TAN CÔNG SUẤT 36000 TẤN SẢN
PHẨM/NĂM CỦA CÔNG TY TNHH URC VIỆT NAM
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Đức Hiền
MSSV: 1191080034 Lớp: 11HMT02
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2013
Đồ án tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Việt Nam
1. Báo cáo khảo sát địa chất công trình KCN VSIP II-A tại tỉnh Bình Dương, 2008.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án KCN VSIP II, tỉnh Bình Dương,
2008
3. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND xã Vĩnh Tân, 2010.
4. Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn Việt Phương, 2012.
5. Công ty TNHH URC Việt Nam, 2012.
6. Đinh Thị Thanh Hương, Nghiên cứu Đáng giá tác động môi trường KCN Gia
Phú, Bình Dương, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM, 2006.
7. Luật BVMT , 2005.
8. Trung tâm Khoa Học Kỹ thuật Công nghệ Quân Sự - Bộ Quốc phòng, Nghiên
cứu tái chế nước thải thành nhiên liệu lỏng , 2010.
9. Niêm giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011.
10. PGS.TS Nuyễn Văn Phước, 2008. Giáo trình quản lý chất thải rắn, nhà xuất
bản Xây dựng.
11.PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, 2010. Bài giảng môn học đánh giá tác động môi
trường, trường Đại học Thủy Lợi.
12. Quy hoạch tổng thể thủy lợi và cấp thoát nước, tỉnh Bình Dương, 2005-2010.
13. Viện Khoa học Công Nghệ và Quản lý Môi trường (IESEM), 7/2007.
14. Viện khoa học môi trường và phát triển, 2013.
Đồ án tốt nghiệp
Tài liệu nước ngoài
15. Bolt et al (1971, 1987); Western Highway Institute (1971); WSDOT (1991);
LSA Associates (2002).
16. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
1993.
17. Environment Assessmet, WHO, 1993.
18. SCAQMD, CEQA Air Quality Handbook, April, 1993.
19.
www.aberdeencity.gov.uk/.2008
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC
1. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN VSIP II-A
2. Bản đồ vị trí dự án
3. Sơ đồ hệ thống thoát nước mặt của Dự án
4. Sơ đồ hệ thống thoát nước thải của Dự án
5. Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công
6. Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động
Đồ án tốt nghiệp
Tiêu chuẩn nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN VSIP II-A
Stt Thông số Đơn vị
Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của trạm
xử lý nước thải tập trung
1 Nhiệt độ
0
C 40
2 pH - 6-9
3 Độ màu Pt-Co 20
4 BOD mg/l 400
5 COD mg/l 600
6 TSS mg/l 400
7
Dầu mỡ động thực
vật mg/l 16
8 Dầu mỡ khoáng mg/l 5
9 As mg/l 0,04
10 Cd mg/l 0,004
11 Pb mg/l 0,08
12 Clo dư mg/l 0,8
13 Cr (VI) mg/l 0,04
14 Cr (III) mg/l 0,2
15 Cu mg/l 2,0
16 Zn mg/l 2,0
17 Mn mg/l 0,4
18 Ni mg/l 0,2
19 Phốt pho hữu cơ mg/l 0,2
20 Tổ ng P mg/l 5,0
Đồ án tốt nghiệp
21 Fe mg/l 0,8
22 Tetracloetylen mg/l 0,02
23 Sn mg/l 0,2
24 Hg mg/l 0,004
25 Tổ ng N mg/l 12
26 Trichlorethylene mg/l 0,05
27 NH
4
+
mg/l 4,0
28 Florua mg/l 4,0
29 Phenol mg/l 0,08
30 Sunfit mg/l 0,2
31 CN
-
mg/l 0,06
32 Coliform
MPN/100
ml 5000
33 PCBs mg/l 0,002
34 Clo hữu cơ mg/l 0,08
35
Tổng hoạt động
phóng xạ α
Bp/l 0,1
36
Tổng hoạt động
phóng xạ β Bp/l 1,0
Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án KCN VSIP II mở rộng, 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
& CN SINH HỌC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Chú ý: sv phải dán tờ nay vào trang thứ nhất của bản thuyết minh)
Họ và tên : Trần Nguyễn Đức Hiền MSSV : 1191080034
Ngành : Kỹ thuật Môi Trường Lớp : 11HMT02
1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù
hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa (creamer) hòa tan
công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH URC Việt Nam”.
2. Nhiệm vụ:
- Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực nhà máy sản
xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan của công ty TNHH URC Việt Nam.
- Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của
nhà máy.
- Đề xuất các giải pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 03/12/2012
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/04/2013
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
TS. Thái Văn Nam …………………………………
Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn.
Ngày tháng năm 2013
Chủ nghiệm bộ môn. Người hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):……………………………………………………
Đơn vị:…………………………………………………………………………
Ngày bảo vệ:…………………………………………………………………
Điểm tổng kết:………………………………………………………………
Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:……………………………………………………
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp đề tài: “Đánh giá tác động môi trường và
đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem
sữa (creamer) hòa tan công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH URC
Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi và gi áo viê n hướng dẫn TS. Thái
Văn Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện Đồ án
Tr ần Nguyễn Đức Hiền
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được bài đồ án, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
thầy cô giáo trong trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh nói chung
và Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho
em nhiều kiến thức.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Thái Văn Nam đã định hướng, giúp
đỡ và trực tiếp chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện bài đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ Phần Dịch Vụ và Tư Vấn Việt Phương
đã tạo điều kiện cho em có một môi trường tốt để thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người đã góp ý kiến và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 5
1.1.1. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 5
1.1.2. Nội dung của ĐTM 6
1.1.3. Mục đích 6
1.1.4. Vai trò của đánh giá tác động môi trường 7
1.1.5. Lợi ích của đánh giá tác động môi trường 9
1.1.6. Các phương pháp thường áp dụng trong thực hiện ĐTM 10
1.1.7. Quá trình phát triển của ĐTM 11
1.1.8. Cơ sở pháp lý của ĐTM 13
1.2. Giới thiệu về dự án 15
1.2.1. Chủ đầu tư 15
1.2.2. Vị trí địa lý của dự án 16
1.2.3. Nội dung cơ bản của dự án 17
Đồ án tốt nghiệp
ii
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 28
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 28
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 31
2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 34
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 34
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước 36
2.2.3. Hiện trạng môi trường đất 36
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 37
2.3.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN VSIP II-A 37
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Vĩnh Tân 39
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Nhận diện và phân loại các tác động 43
3.1.1. Các tác động tích cực 43
3.1.2. Các tác động tiêu cực 43
3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn tiền thi công 45
3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 45
3.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 45
3.3.2. Nguồn gây tác hại không liên quan đến chất thải 53
3.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động 56
3.4.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 56
3.4.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 65
Đồ án tốt nghiệp
iii
3.4.3. Những rủi ro, sự cố môi trường 66
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
4.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng 69
4.1.1. Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải 69
4.1.2. Giảm thiểu các chất thải không liên quan đến chất thải 71
4.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động 72
4.2.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải 72
4.2.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 81
4.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 83
4.3.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 83
4.3.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn hoạt động 84
4.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 89
4.4.1. Chương trình quản lý môi trường 89
4.4.2. Chương trình giám sát môi trường 94
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 97
2. Kiến nghị 98
Đồ án tốt nghiệp
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGTVT : Bộ Giao thông Vận tải
BVMT : Bảo vệ môi trường
CEPA (Canadian Energy Pipeline Association): Hiệp hội năng lượng đường
ống Canada
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KCN : Khu công nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
NĐ : Nghị định
QCVN : Quy chuẩn Việt nam
QLMT : Quản lý môi trường
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thông tư
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
USEPA (United States Evironmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Mỹ
SCAQMD (South Coast Air Quality Management District ): Quản lý chất lượng
không khí phía Nam của Mỹ
VSIP : Việt Nam – Singapore
WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT : Xử lý nước thải
Đồ án tốt nghiệp
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của dự án 22
Bảng 1.2: Nhu cầu các trang thiết bị hỗ trợ sản xuất của dự án 23
Bảng 1.3: Các thiết bị môi trường của dự án 24
Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên vật liệu chính đầu vào của nhà máy 25
Bảng 1.5: Tiến độ thực hiện dự án 26
Bảng 1.6: Nhu cầu nhân sự của dự án 27
Bảng 2.1: Diện tích lưu vực các nhánh suối thuộc lưu vực suối Cái 33
Bảng 2.2: Lưu lượng dòng chảy suối Cái qua các tháng trong năm 34
Bảng 2.3: Vị trí khảo sát và thu mẫu không khí 35
Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh 35
Bảng 2.5: Vị trí khảo sát và thu mẫu 37
Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng đất 37
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của KCN VSIP II-A 38
Bảng 3.1: Tổng hợp các tác động môi trường của dự án 43
Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động xây dựng 45
Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng 46
Bảng 3.4: Hệ số phát thải do các phương tiện vận chuyển 48
Bảng 3.5: Tải lượng ô nhiễm do khí thải 48
Bảng 3.6: Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đường kính que hàn 49
Bảng 3.7: Hệ số phát sinh chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày 50
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày 51
Đồ án tốt nghiệp
vi
Bảng 3.9: Độ ồn tại khoảng cách 1 m đối với các phương tiện thi công và vận
chuyển 54
Bảng 3.10: Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công 54
Bảng 3.11: Hệ số tải lượng ô nhiễm các loại nguyên liệu 57
Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm các loại khí thải 57
Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn khí thải 58
Bảng 3.14: Hệ số ô nhiễm trung bình của động cơ đốt trong dùng xăng 60
Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động xe ra vào nhà máy 60
Bảng 3.16: Cân bằng sử dụng nước của dự án 61
Bảng 3.17: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm 62
Bảng 3.18: Tham khảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 63
Bảng 4.1: Các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án 77
Bảng 4.2: Chương trình quản lý môi trường 90
Bảng 4.3: Tiến độ thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường 94
Bảng 4.4: Chương trình giám sát chất lượng môi trường 95
Bảng 4.5: Dự toán kinh phí giám sát môi trường 96
Đồ án tốt nghiệp
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan 20
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer) 21
Hình 4.1 : Quy trình xử lý khí thải lò hơi vận hành bằng Biomass 73
Hình 4.2: Quy trình xử lý bụi lò rang cà phê 74
Hình 4.3: Sơ đồ quản lý các dòng nước thải của dự án 75
Hình 4.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của dự án 78
Hình 4.5: Sơ đồ tổng quát quản lý chất thải rắn 80
Hình 4.6: Mô tả cách bố trí thông gió cho nhà xưởng 82
Đồ án tốt nghiệp
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay môi trường là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Việc phát triển
kinh tế, xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững rất quan trọng trong thời đại
hiện nay. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý nhà
nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển công nghiệp nước ta ngày càng cao,
có rất nhiều xí nghiệp và cụm công nghiệp, khu công nghiệp được hình thành cùng
với nhịp độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của các nhà máy trên đã
đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước, bên cạch đó nó cũng tác động tiêu cực
đến môi trường và sức khỏe con người.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005, để đảm bảo an toàn môi trường, một dự án
trước khi hoạt động cần phải được đánh giá tác động môi trường nhằm có biện pháp
kiểm soát tránh gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh thái và môi trường mà mục
đích chính là nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo,
các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá
trình xây dựng và hoạt động của Dự án đến môi trường xung quanh.
Tọa lạc tại Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Khu Công Nghiệp Việt Nam -
Singapore (VSIP) có diện tích 500 ha được thành lập vào năm 1996. Ngày 26 tháng
9 năm 2006 VSIP chính thức công bố dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
II (VSIP II),
có diện tích 345 ha nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và
Đô thị tỉnh Bình Dương (4.200 ha), thu hút 121 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng
lãnh thổ.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa (creamer) hòa tan công
suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty URC Việt Nam là dự án nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cộng đồng
Đồ án tốt nghiệp
Trang 2
được đặt trong Hệ thống KCN Việt Nam – Singapore II. Hoạt động của dự án sẽ
phần nào tác động đến môi trường. Thế nên, việc thiết lập báo cáo Đánh giá tác
động môi trường, được hội đồng thẩm định thông qua để dự án chính thức hoạt
động là việc làm bắt buộc và mang tính pháp lý cao.
Theo đó, cùng với báo cáo đầu tư dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường
là thủ tục bắt buộc. Đó là lý do để lựa chọn đề tài “ Đánh giá tác động môi trường
và đề xuất các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà
phê và kem sữa (creamer) hòa tan công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công
ty TNHH URC Việt Nam” tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá, dự báo những tác động có lợi, có hại do các hoạt động của
dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng cơ
sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.
Đề xuất các phương án tổng hợp về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của Dự án đến môi trường và cộng đồng,
giải quyết một cách hợp lý giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát
triển bền vững.
Góp phần hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, giúp Dự án sớm
được thông qua trước hội đồng xét duyệt và triển khai xây dựng trên thực tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá những tác động do sự hình
thành nhà máy sản xuất bột và phê và kem sữa hòa tan của Công ty TNHH URC
Việt Nam đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tác động tới môi trường gây ra trong phạm
vi nhà máy xản xuất và môi trường xung quanh.
Nghiên cứu được tiến hành từ 23/12/2012 đến 01/04/2013.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 3
4. Nội dung nghiên cứu
Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Mô tả sơ lược về Dự án nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan của
Công ty TNHH URC Việt Nam.
Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực nhà máy
sản xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan của công ty TNHH URC Việt Nam.
Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động
của nhà máy.
Đề xuất các giải pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy.
Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho
nhà máy.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, lấy mẫu nhằm xác định các thông số và
hiện trạng chất lượng môi trường như: không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực thực
hiện dự án.
Phương pháp thống kê: nhằm mục đích thu thập số liệu thủy văn, kinh tế, xã hội,
chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ cho đề tài.
Phương pháp phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động: liệt kê những hoạt
động trong giai đoạn trước xây dựng, xây dựng, sản xuất và tác động của nó đến
môi trường.
Phương pháp đánh giá nhanh: đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM,
bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số
môi trường có khả năng chịu tác động của dự án. Bảng kiểm tra tốt sẽ bao quát
được toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án, từ đó cho phép đánh giá sơ bộ mức
độ tác động và định hướng các tác động cơ bản.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 4
Phương pháp so sánh: dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi
trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng nước mặt,
nước ngầm, chất lượng không khí, độ ồn…
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: sử dụng các kết quả phân tích các tác
động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường, phân tích
những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên.
Phương pháp ma trận: qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt động
các dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
môi trường, công nghệ thực phẩm và xây dựng, an toàn lao động…
Đồ án tốt nghiệp
Trang 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan
trọng để xác định, phân tích, dự báo tác động môi trường của các dự án, các kế
hoạch, quy hoạch phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan
quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết định đầu
tư. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ Môi trường
của Việt Nam từ năm 1993. Sau nhiều năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính
phủ Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và
phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM, và đã quyết định chấm dứt hoặc buộc
điều chỉnh nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường.
1.1.1. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) là một
khái niệm rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất.
Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và của các
hoạt động phát triển tại vùng đó. Sau đó, dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp
làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với
môi trường của nó.
Theo Uỷ Ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), ĐTM
bao gồm ba phần: xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính
sách đến môi trường.
Theo Luật BVMT Việt Nam do quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 định
nghĩa rằng: ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi
trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất,
Đồ án tốt nghiệp
Trang 6
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi
trường.
1.1.2. Nội dung của ĐTM
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể tùy thuộc vào nội
dung, tính chất của hoạt động phát triển và thành phần môi trường chịu tác động,
yêu cầu và khả năng thực hiện việc đánh giá. Không có một khuôn mẫu chung, cố
định về ĐTM cho mọi nước trên thế gới cũng như chung cho mọi hoạt động phát
triển của một nước. Thông thường nội dung của một báo cáo ĐTM bao gồm:
- Mô tả địa bàn tiến hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của
hoạt động phát triển.
- Xác định điều kiện, phạm vi đánh giá.
- Mô tả hiện trạng môi trường trên địa bàn đánh giá.
- Dự báo về những thay đổi môi trường có thể sảy ra trong hoặc sau khi thực
hiện hoạt động phát triển.
- Dự báo những tác động có thể sảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các
khả năng hoàn nguyên và tình trạng không hoàn nguyên.
- Các biện pháp phòng tránh điều chỉnh cần được tiến hành.
- Phân tích lợi ích, chi phí mở rộng.
- So sánh các phương án thay thế.
- Kết luận - kiến nghị.
1.1.3. Mục đích
Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động, dự án phát
triển kinh tế xã hội nhằm các mục đích sau:
Nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện giảm một cách tối đa các tác động
xấu và bền vững về mặt môi trường: ĐTM nhằm xác định và đánh giá những ảnh
hưởng tiềm năng của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội và sức khoẻ của con
người. Điều đó giúp cho mọi sự đề xuất, mọi hoạt động trong các dự án và chương
trình phát triển dự kiến, ngoài đảm bảo tốt về mặt kinh tế, kỹ thuật còn phải không
Đồ án tốt nghiệp
Trang 7
có những tác động xấu có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất lượng tới
môi trường. Nói cách khác, đảm bảo cho các dự án khi thực hiện điều bền vững về
mặt môi trường;
Cung cấp nhưng thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự án
mang tính hợp lý với môi trường. Đánh giá tác động môi trường được sử dụng để
phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng môi trường đáng kể của các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội dự kiến sẽ tiến hành. Vì thế, ĐTM sẽ cung cấp những thông
tin cần thiết trợ giúp cho các cấp lãnh đạo khi xem xét để ra quyết định có nên tiến
hành dự án hay không, và nếu thực hiện thì phải tiến hành như thế nào để hạn chế
đến mức thấp nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư
những người bị ảnh hưởng có thể chấp nhận được. Nó giúp cho việc xét duyệt dự án
được nhanh chóng, thuận lợi và đúng hướng.
Nói chung, có thể xem đánh giá tác động môi trường như là một quá trình
khuyến khích, một sự xem xét có hệ thống ảnh hưởng qua lại giữa các hoạt động
phát triển và những hậu quả của nó đối với môi trường, nhằm làm cho con người có
thể sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất mà tránh được sự xuống
cấp của môi trường. Đánh giá tác động môi trường luôn hướng trọng tâm vào những
vấn đề, những mâu thuẫn hoặc những áp lực tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng
đến tính tồn tại của một dự án. Nó tập trung xem xét những thay đổi về chất lượng
môi trường có thể nảy sinh do việc thực hiện dự án mang lại. Từ đó, đánh giá xem
dự án có thể gây ra những tác động nào được coi là đáng kể tới con người, tới cuộc
sống của họ cũng như tới những phát triển khác trong các khu vực xung quanh để
quyết định có nên thực hiện dự án hay không.
1.1.4. Vai trò của đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là công cụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Ngày nay, ĐTM đã trở thành một lĩnh vực của khoa học môi trường và là
một phần không thể thiếu khi xây dựng, xét duyệt và thẩm định các dự án phát triển.
Hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng ĐTM và có quy định trong luật