Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

các giải pháp nhằm nâng cao quá trình cải thiện điều kiện lao động trong tổ chức, doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.36 KB, 22 trang )

§Ò ¸n m«n häc
LỜI MỞ ĐẦU
Cải thiện điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng
khả năng làm việc và bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động. Với
nhận thức đó, trong những năm gần đây người sử dụng lao động đã tìm mọi
biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện lao động đến người lao động.
Người sử dụng lao động đã quan tâm đến sức khoẻ người lao động hơn,
họ coi người lao động như là người chủ thứ hai trong doanh nghiệp. Cũng vì
thế mà người lao động cũng hết lòng vì doanh nghiệp, họ hăng say làm việc
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn
còn tồn tại những điều kiện lao động trong doanh nghiệp mà vẫn ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người lao động có thể là ở phía doanh nghiệp hoặc có thể ở
phía người lao động. Bởi vậy, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa, quan tâm hơn
nữa đến người lao động. Về phía tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao
động không ngừng tìm tòi, phát huy những sáng kiến mới để hoàn thiện hơn
nữa, cải tiến hơn nữa nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người lao động từ đó tăng
năng suất lao động. Vì vậy, em muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để từ đó
có những lời khuyên, góp ý nhằm hoàn thiện tốt điều kiện lao động giúp cho
người lao đông và người sử dụng lao động đều hài lòng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm xác định điều kiện lao động
của công nhân ở trong doanh nghiệp, qua đó đánh giá hiệu quả của quá trình
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của người lao động; xác định nguy cơ mắc bệnh
trong bộ phận công nhân và kiến nghị đưa ra những biện pháp cần thiết để
phòng bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
Trong đề tài này, đối tượng được nghiên cứu là công nhân trong các
doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%vốn
nước ngoài. Những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm họ trực tiếp phải
gánh chịu những điều kiện lao động nguy hại, nguy hiểm, những căn bệnh của
1
§Ò ¸n m«n häc
điều kiện lao động tạo ra như gan, phổi, về những đường hô hấp, về tim,


mạch
Trong đề tài này kết cấu gồm:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.
PHẦN 2: NỘI DUNG
- Chương I: Cơ sở lý luận chung của cải thiện điều kiện lao động trong
tổ chức, doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng của quá trình cải thiện điều kiện lao động trong
tổ chức, doanh nghiệp.
- Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao quá trình cải thiện điều kiện
lao động trong tổ chức, doanh nghiệp.
PHẦN 3 : KẾT LUẬN
2
§Ò ¸n m«n häc
NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI THIỆN ĐIỀU
KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP.
I. KHÁI NIỆM CHUNG.
1. Khái niệm điều kiện lao động.
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi
trường sản xuất nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các nhân tố
khác nhau tác động đến người lao động. Tổng hợp những nhân tố ấy chính là
điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường
sản xuất có ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động.
2. Các nội dung của điều kiện lao động :
2.1. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1:
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện
trong điều kiện lao động nhẹ nhàng thoải mái, những công việc loại này
thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và góp phần nâng
cao sức khoẻ người lao động.
2.2. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2:

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù
hơp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và những tiêu chuẩn sinh lý ở mức
độ cho phép của điều kiện cơ thể của người lao động.
2.3. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3:
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiên
trong điều kiên lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu
chuẩn vượt cho phép ở mức không đáng kể, khả năng làm việc của người lao
động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trình lao động
3
§Ò ¸n m«n häc
được phục hồi nhanh, sức khoẻ lâu dài của người lao động cũng như trước mắt
không bị ảnh hưởng đáng kể.
2.4. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4:
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác
động của những yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi (độc hại và nguy
hiểm ) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của trạng thái tiền bệnh lý và tới hạn
ở những người thực sự khoẻ mạnh, khả năng làm việc của người lao động bị
ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khoẻ giảm sút những công việc này
không thích hợp với những người kém sức khoẻ hoặc mắc bệnh.
2.5. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5:
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 đó là những trường hợp
khi người lao động làm việc trong những điều kiện rất không thuận lợi xuất
hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, cường
độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng thẳng Phản ứng đặc trưng
của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý sau lao động cần có thời
gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động sinh ra, ở những
công việc loại này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
2.6. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6:
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến
hành trong những điều kiện lao động rất nặng nhọc, độc hại. Các yếu tố vệ

sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở sấp sỉ ngưỡng chịu đựng
tối đa cho phép của cơ thể; thời gian làm việc quá dài. Ở những công việc loại
này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể chuyển sang
trạng thái bệnh lý và mất đi khả năng bảo vệ và đền bù.
Qua các nhóm điều kiện lao động ta thấy các nhân tố trên đây đều có tác
động, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng làm việc của con người trong quá
trình lao động. Mỗi một nhân tố khác nhau có mức độ tác động ảnh hưởng
khác nhau. Trong bản thân từng nhân tố cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng
4
§Ò ¸n m«n häc
đồng thời sự kết hợp giữa các nhân tố cũng dẫn đến những tác động khác nhau
đến sức khoẻ khả năng làm việc và hoạt động sống của con người. Tác động
của các nhân tố điều kiện lao động làm hai loại:
Nếu mức độ mệt mỏi nằm trong ngưỡng sinh lý của con người thì có tác
dụng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống chức năng trong cơ thể được rèn
luyện, nâng cao khả năng thích nghi và phát triển hoàn thiện hơn dẫn tới khả
năng lao động cao, năng suất chất nượng sản phẩm tăng.
Nhưng nếu mức mệt mỏi vượt quá ngưỡng sinh lý, ngưỡng khả năng
chựu đựng của con người thì tác hại xấu, thậm trí rất xấu sẽ xẩy ra như tai lan
lao động, bệnh nghề nghiệp … từ đó năng suất chất lượng hiệu quả của lao
động bị giảm xút, sản phẩm cũng giảm.
Nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao động là đưa hết tất cả những nhân
tố ĐKLĐ vào trạng thái tối ưu để chúng không dẫn đến sự vi phạm những
hoạt động sống của con người mà ngược lại có tác động thúc đẩy củng cố sức
khoẻ, nâng cao khả nâng làm việc. Để đạt được mục tiêu đó, các xí nghiệp cần
phải tiến hành đồng bộ các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động áp dụng
các tiêu chuẩn quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn lao động trong điều
kiện nước ta hiện nay .
Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩa rất quan trọng trong tổ
chức lao động khoa học. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc

thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động. Cải thiện các điều kiện lao động
còn nâng cao sự hứng thú trong lao động, tạo điều kiện cho giáo dục tinh thần
lao động cộng sản chủ nghĩa cho con người. Cải thiện các điều kiện lao động
là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ
cho người lao động.

5
§Ò ¸n m«n häc
Chương II. THỰC TRẠNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NSLĐ -KNLV - SKNLĐ .
I. CÁC ĐKLĐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NSLĐ - KNLV - SKNLĐ .
1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động :
Quan niệm về giá trị ngày nay ngày càng có chiều hướng thay đổi.
Trước kia người ta coi trọng thu nhập cao, kiếm ra nhiều tiền hơn là tính chất
của công việc và môi trường làm việc, thì nay quan niệm này dần nhường chỗ
cho việc người lao động quan tâm đến tính chất của công việc, môi trường làm
việc có ảnh hưởng tới sức khoẻ không, có sự thoải mái trong công việc trong
quá trình lao động không …
Nhưng trong quá trình lao động thì công việc nó có công việc khó,
công việc dễ, công việc nguy hiểm công việc không nguy hiểm, công việc độc
hại hay công việc không độc hại …Ở trong mỗi điều kiện khác nhau nó sẽ ảnh
hưởng đến NSLĐ- KNLV- SKNLĐ là khác nhau. Sự làm việc căng thẳng quá
mức về thể lực, thần kinh sẽ làm cho năng suất lao động giảm do thể lực mỏi
mệt, từ đó thao tác công việc là không chuẩn xác, sự sai sót sản phẩm là lớn
…Nếu như vẫn lao động tiếp tục sự mệt mỏi vượt quá ngưỡng chịu đựng của
cơ thể làm cho người lao động có thể ngất, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao
động, từ đó tạo ra bệnh nghề nghiệp là có thể xảy ra, làm cho người lao động
mất đi khả năng lao động. Nhịp độ lao động quá nhanh cũng làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ người lao động hoặc quá chậm cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ
người lao động, tư thế của lao động, tính nhàm chán của công việc cũng làm

cho người lao động cảm thấy mệt mỏi và dẫn tới lao động kém, hiệu quả lao
động thấp.
2. Nhóm điều kiện thẩm mỹ lao động :
6
§Ò ¸n m«n häc
Điều kiện lao động là rất phong phú và đa dạng, nó là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến NSLĐ-KNLV-SKNLĐ. Sự bố trí không gian sản xuất ở tại nơi
làm việc có phù hợp, trang thiết bị có phù hợp với thẩm mỹ không đó là yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất lao động của tổ chức, của doanh nghiệp.
Sự bố trí không gian sản xuất hợp lý tạo cho người lao động có cảm
giác thoải mái trong làm việc từ đó năng suất lao động tăng, sức khoẻ người
lao động được bảo vệ làm cho khả năng làm việc cũng tăng. Khi cảm giác
không thoải mái thì thường gia tăng sự kêu ca, phàn nàn có thể là những bất
bình trong công việc. Khi họ bất mãn công dẫn tới hành vi phá hoại ngầm và
gây ra tiêu cực như bỏ việc hoặc không hoàn thành nhiệm vụ …
Khi người lao động hài lòng với điều kiện lao động họ cảm thấy điều
kiện lao động là tốt thì có nghĩa năng suất lao động sẽ cao hơn vì sản xuất ít bị
gián đoạn do công nhân ít vắng mặt hoặc ít bị ốm do điều kiện lao động tốt, tai
nan lao động không xảy ra. Điều đó sẽ hạn chế thiệt hại về kinh tế trong tổ
chức, trong doanh nghiệp …
Điều kiện lao động luôn được người lao động quan tâm vì nó liên quan
đến sự an toàn của người lao động, sức khoẻ và sự thuận tiện cá nhân của
người lao động, song đồng thời nó cũng là nhân tố hoàn thành tốt nhiệm vụ
làm tăng năng suất lao động.
3 . Nhóm điều kiện tâm lý xã hội :
Trong quá trình CNH _ HĐH đất nước hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế thì con người luôn muốn nhận được nhiều thứ từ công việc
chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn có được
những thoả mãn nhu cầu quan hệ trong tập thể, sự biết quan tâm người lãnh
đạo, khen thưởng một cách công bằng của tổ chức, doanh nghiệp khi người

lao động có sáng kiến nhằm tạo điều kiện để thi đua giữa người lao động với
nhau.
7
§Ò ¸n m«n häc
Trong khi tổ chức, trong doanh nghiệp có được một bầu không khí vui
vẻ, mọi thành viên trong tập thể luôn giúp đỡ nhau, người lãnh đạo của họ là
người hiểu biết, thân thiện với mọi người lao động, biết đưa ra những lời khen
ngợi khi người lao động biết hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết lắng nghe ý kiến và
kiết quan tâm tới lợi ích của người lao động thì ắt rằng tổ chức đó, doanh
nghiệp đó sẽ có sự phát triển tốt đẹp và bền vững, năng suất lao động ngày
càng tăng.
Trong thức tế điều kiện lao động của người lao động ở trong cơ quan,
các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài và một số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay vẫn còn kém. Những người lao
động trong cùng tổ, phân xưởng, phòng ban …Với nhau vẫn chưa tìm được
tiếng nói chung, họ còn có cạnh tranh với nhau làm tổn hại đến mối quan hệ
trong tập thể, trong khi đó mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao
động còn khoảng cách làm mất đi những trao đổi, bày tỏ hay bàn bạc để tìm
tiếng nói chung đã làm cho sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường doanh
nghiệp là kém.
4. Nhóm điều kiện chế độ làm viêc :
Qua kết quả điều tra về mức độ hài lòng và thoả mãn về điều kiện lao
động ở các tổ chức, doanh nghiệp cho ta thấy được những điểm của người lao
động nhận xét về điều kiên lao động của như sau :
Rất không thoả mãn : 4%
Không thoả mãn : 14,6%
Bình thường : 51,3%
Thoả mãn : 26,6%
Rất thoả mãn : 3,5%
Như vậy, những người trả lời về điều kiện lao động ở mức độ bình

thường ( 51,3%) là những người thờ ơ đối với chính điều kiện lao động của
mình trong doanh nghiệp, nghĩa là họ cũng chưa có sự thoả mãn thực đối với
8
§Ò ¸n m«n häc
điều kiện lao động của mình, nghĩa là tỷ lệ người lao động chưa thực sự hài
lòng với điều kiện lao động của mình là 69%.
Mặt khác, thực sự sản xuất kinh doanh thua lỗ và xa xút của doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp trong những năm vừa qua cho thấy cần phải tìm
ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ngoài vấn đề sắp xếp tổ chức
lại doanh nghiệp, cổ phần hoá, thay đổi, đa dạng hoá các hình thức sở hữu …
Ta thấy, vấn đề điều kiện lao động cũng cần phải có những biện pháp giải
quyết đồng bộ nhằm sử dụng và khích lệ người lao động, tạo động cơ cho họ
làm việc hết sức mình. Đó là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở trong tương lai ở mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp.
5. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh :
Ngoài những điều kiện tâm sinh lý, thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội thì
nhóm điều kiện vế chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, nhóm điều kiện về vệ
sinh phòng bệnh của môi trường sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất lao động, khả năng làm việc và sức khoẻ người lao động.
Ví dụ : Với những nhóm ngành sản xuất xi măng, khai thác than, khai
thác và sơ chế mủ cao su, đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ, chế biến hải sản, vận
tải, phân phối và bán lẻ xăng dầu, sản xuất xây lắp và truyền tái điện, quản lý
và sửa chữa đường sắt cho thấy cường độ lao động trong ca của người lao
động là rất cao thời gian tập trung quan sát trong ca lao động của nhiều nghề
là cao trên 80% ca, mức tiêu hao năng lượng tương đối lớn 2000 - 2400
kcal/ca. Đặc biệt các nghề bốc xếp xi măng thủ công là 2350kcal/ca, đào lò đá
2352kcal/ca … Thời gian làm việc bình quân của người lao động các nghề
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 8,13h/ngày.
Như vậy các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên thực tế làm việc
với thời gian trong ngày dài hơn so với quy định của luật lao động là 8h/ngày.

Trong khi đó, thời gian nghỉ giải lao thực tế bình quân của nghề này là
0,44h/ca lao động, thời gian được nghỉ phép của lao động nghề này là 11,03
9
§Ò ¸n m«n häc
ngày phép trong năm so với quy địng của luật lao động là 14 và 16 ngày phép
trong năm.
Nhìn chung thời gian cần thiết để người lao động hồi phục sức khoẻ ở
ngành nghề này là thấp, sau thời gian nghỉ ngơi họ vẫn chưa cảm thấy phục
hồi hoàn toàn sức khoẻ. Điều đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng
suất lao động, sức khoẻ người lao động và khả năng làm việc là rất lớn vì vậy
cần phải có biện pháp cải thiện điều kiện lao động như nghỉ ngơi, ăn uống bồi
dưỡng để tăng khả năng làm việc, tăng sức khoẻ người lao động.
Mọi nhân tố trên về điều kiện tâm sinh lý lao động, điều kiện về vệ sinh
phòng bệnh, thẩm mỹ lao động, chế độ làm việc, tâm lý xã hội đều có tác động
ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng làm việc và năng suất lao động của con
người trong quá trình lao động. Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ tác động
ảnh hưởng khác nhau. Trong bản thân từng nhân tố cũng có nhiều mức độ ảnh
hưởng, đồng thời sự kết hợp giữa các nhân tố cũng dẫn đến những tác động tới
sức khoẻ, khả năng làm việc và hoạt động sống của con người.
II . NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ THẨM MỸ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NSLĐ-KNLV-SKNLĐ
1. Các nguồn chiếu sáng trong sản xuất :
Theo sự phát triển của sản xuất đặc điểm của lao động cũng có những
thay đổi theo các hướng như sau:
+ Độ chính xác của của công việc ngày càng tăng.
+ Lượng thông tin ngày càng nhiều.
+ Nhịp độ công việc ngày càng khẩn trương.
Do vậy nhu cầu về chiếu sáng trong sản xuất ngày càng cao. Thị lực của
con người phụ thuộc rất nhiều vào chiếu sáng. Độ chiếu sáng tăng thì thị lực
cũng tăng, độ ổn định của thị lực cũng lâu bền. Mặt khác thành phần quang

phổ của nguồn sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng màu vàng, da
cam, xanh giúp cho mắt làm việc tốt hơn và lâu mỏi hơn.
10
§Ò ¸n m«n häc
Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến nănn suất lao
động, sức khoẻ, khả năng làm việc và an toàn lao động của công nhân. Công
trình nghiên cứu cho thấy những cải tiến về chiếu sáng thừng nâng cao năng
suất lao động từ 5%-10%.
2. Các điều kiện lao động về tiếng ồn :
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là nhân tố phổ biến của điều kiện
lao động, khi công nghiệp mới ra đời con người thường tự hào với tiếng ồn,
coi đó là biểu hiện của sản xuất hiện đại. Nhưng càng ngày người ta càng phát
hiện ra tác hại của nó, để trống lại tiếng ồn ngày nay không còn là vấn đề lý
luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
Tiếng ồn là tập hợp của các âm thanh hỗn độn gây cho con người
những cảm giác khó chịu. Làm việc trong điều kiện tiếng ồn thì khó tập trung
tư tưởng, lâu dẫn đến đau đầu, tróng mặt, mất ngủ, ăn không ngon, có hiện
tượng cảm giác không chính xác, có thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp … Người ta
đã thấy dưới ảnh hưởng của tiếng ồn từ 80-90 db thì áp lực trong vỏ lão tăng,
làm ức chế việc tiết dịch, người ta đã điều tra các công nhận làm viêc lâu trong
điều kiện ồn thấy tỷ lệ đau dạ dày khá cao.
Ngoài ra, tiếng ồn còn có thể làm tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao.
Điều rõ nhất là tiếng ồn làm giảm năng suất lao động của công nhân. Sự ảnh
hưởng lớn nhất của tiếng ồn đối với sức khoẻ của người lao động là cơ quan
thính giác, như khi làm việc trong điều kiện tiếng ồn thì người lao động chỉ
nghe được những tiếng có cường độ lớn, sự mệt mỏi của thính giác là cao và
đặc biệt là điếc nghề nghiệp.
3. Các điều kiện về những rung động trong sản xuất :
Rung động là những dao động cơ học của thiết bị hay các bộ phận của
nó xung quanh vị trí cân bằng. Người ta chia rung động làm 3 loại tuỳ theo sự

tác động của nó tới cơ thể của con người là :
+ Rung động chung có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể .
11
§Ò ¸n m«n häc
+ Rung động cụng bộ có ảnh hưởng tới bộ phận của cơ thể trực tiếp
tiếp xúc với các thiết bị rung động.
+ Rung động hỗn hợp bao gồm cả rung động chung và rung động cục
bộ. Đây là rung động rất phổ biến trong thực tế hiện nay.
Rung động có tần số càng lớn và biên độ càng rộng thì tác động càng
mạnh đến cơ thể con người. Rung động có tác hại chung là gây cảm giác mệt
mỏi, khó chịu, buồn ngủ, thần kinh mỏi mệt, rối loạn tuần hoàn, gây đau cơ,
tổn thương các khớp …Tác hại cục bộ của rung động là ảnh hưởng tới tứ chi.
Làm việc lâu trong điều kiện rung động cơ thể dẫn tới các bệnh như loạn thần
kinh, bệnh khớp …
4. Các điều kiện về vi khí hậu trong sản xuất :
Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới
khả năng làm việc và sức khoẻ của công nhân. Vi khí hậu được hiểu là giới
hạn trong sản xuất, vi khí hậu trước tiên cũng là khí hậu của một vùng tự
nhiên nhất nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường sản xuất như
nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông không khí.
Trong sản xuất, vi khí hậu nóng thường gặp hơn cả và ảnh hưởng tới
sức khoẻ, khả năng làm việc của con người. Khi làm việc trong khí hậu nóng
thì các hệ thống cơ thể như: Hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô
hấp… đều phải tăng cường hệ thống trống nóng đảm bảo cho cơ thể giữ được
nhiệt độ thích hợp. Nếu sự cố đó kéo dài và có hệ thống sẽ gây ra trạng thái
bệnh lý.
Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì hiệu suất của lao động
giảm rõ rệt. Đối với lao động chân tay thì tốc độ phản xạ và sự chú ý bị giảm,
sự phối hợp các cử động kém chính xác làm cho năng suất lao động thấp, cơ
thể mệt mỏi làm tai nạn lao động cao. Nếu vi khí hậu nóng, độ ẩm không khí

cao, cường độ bức sạ nhiệt lớn thì công nhân có thể bị say nóng hoặc say nắng

12
§Ò ¸n m«n häc
5. Các điều kiện về màu sắc trong sản xuất :
Màu sắc trong sản xuất là một vấn đề quan trọng của thẩm mỹ lao động.
Các màu sắc khác nhau gây cho con người những cảm giác khác nhau do đó
tâm lý thần kinh, trạng thái sức khẻo và khả năng làm việc của công nhân
trong một chừng mực nhất định phụ thuộc màu sắc tại nơi làm việc. Việc sơn
màu ở tường, ở trần nhà, đồ đạc, thiết bị …Có thể tạo cho con người lạc quan
hay bị ức chế, nóng hay mát …
Màu sắc có thể tạo ra thay đổi về chiều cao, chiều dài, chiều rộng của
chỗ sản xuất và sự khác nhau về trọng lượng sản phẩm. Các màu đỏ, da cam,
vàng có kích thích mạnh gây cảm giác nóng ấm thúc đẩy hoạt động của cơ thể,
tăng khả năng làm việc.
Màu xanh lá cây gây cảm giác mát mẻ, thư thái, giảm căng thẳng thể
lực. Các màu đen, xám gât cảm giác nặng nề, vất vả, chật hẹp. Màu trắng gây
cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, lạnh. Ngoài việc gây cảm giác khác nhau màu
sắc của các bề mặt còn ảnh hưởng đến việc hấp thụ nhiệt. Màu trắng, sáng
phản xạ các tia nhiệt, việc hấp thụ nhiều hay ít cũng gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ và khả năng làm việc của con người lao động.
6. Các điều kiện về âm nhạc trong sản xuất :
Âm nhạc chức năng trong sản xuất được sử dụng để kích thích hoạt
động lao động , giảm mệt mỏi và tăng khả năng làm việc đặc biệt trong môi
trường sản xuất có tính đơn điệu. Tuy nhiên, sử dụng âm nhạc chức năng sản
xuất phải dựa trên cơ sở khoa học nếu không sẽ không có hiệu quả hoặc gây
tác hại. Người ta thấy sử dụng âm nhạc đối với những công việc sản xuất
mang tính dây truyền với các đặng trưng : Công việc không phức tạp, đơn
điệu hoặc đối với các công việc đòi hỏi sự tác động của cơ bắp một cách
thường xuyên, không nên sử dụng âm nhạc trong công việc đòi hỏi sự chú ý

cao như công việc kiểm tra, thí nghiệm, sửa chữa máy … hoặc các công việc
trong điều kiện tiếng ồn, mệt mỏi nhiều về thể lực. Khi lựa chon âm nhạc phải
13
§Ò ¸n m«n häc
xét đến điều kiện tiếng ồn, đặc điểm, nhịp điệu công việc và thành phần công
nhân như : Giới tính, lứa tuổi và trình độ văn hoá …để phù hợp với tường đối
tượng, từng hoàn cảnh của quá trình sản xuất.
7. Các điều kiện về môi trường trong sản xuất :
Làm xanh môi trường là một trong các yếu tố thẩm mỹ công nghệ. Nó
có tác dụng như :
+ Trước hết nó giữ vai trò làm chức năng vệ sinh môi trường trong sản
xuất. Các cây xanh trong khu sản xuất sẽ góp phần tạo ra không khí trong
sạch, làm giảm độ bụi, giảm tiếng ồn.
+ Về tâm lý nó tạo nên trạng thái xúc cảm lành mạnh trong công nhân
sau giờ lao động mệt mỏi.
+ Về kiến trúc nó góp phần tạo ra nhữnh cảnh quan đep trong môi
trường sản xuất. Việc bố trí các môi trường xanh không chỉ là chỗ trồng cây
xanh dọc đường đi và các khu vực dọc theo nhà máy mà nó là các bồn hoa,
cây cảnh bố trí ở các cửa sổ, lan can, dọc cầu thang, trước nhà nghỉ …để tạo
ra cảnh đẹp. Làm xanh môi trường ngày càng được chú ý nhất là trong điều
kiện sản xuất công nghiệp hiện nay.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐKLĐ.
1. Nguyên nhân :
Năng suất lao động vi phạm các quy định của nhà nước về điều kiện lao
động thể hiện ở một số điểm như sau :
+ Vi phạm các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về điều kiện lao động.
Đây là tình trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay nhất là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 60% về nguy hiểm đến người lao động.
+ Môi trường và điều kiện làm việc của người lao động không đảm bảo
các quy trình của nhà nước chiếm 16%, nhiều máy móc thiết bị không bảo

đảm an toàn, không đăng ký, cấp phép sử dụng nhưng vẫn sử dụng nhiều vị trí
14
§Ò ¸n m«n häc
việc làm có yếu tố nguy hiểm, độc hại nhưng không có thiết bị, phương tiện
bảo vệ chung, người lao động không có các phương tiện bảo vệ con người …
+ Người sử dụng lao động, người lao động không được huấn luyện cấp
thẻ về an toàn lao động, vệ sinh phòng bệnh theo quy định của nhà nước đặc
biệt là số lao động tự do, lao động làm việc theo mùa vụ, ngắn hạn ở một số
doanh nghiệp người sử dụng lao động không nhân thức được vai trò, trách
nhiệm của mình đối với công tác này hoặc do chạy theo lợi nhuận nên đã
không thực hiện đúng hoặc không thực hiên các quy định của nhà nước.
Công tác thanh tra kiểm tra không được tiến hành thường xuyên, những
vi phạm, nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động không được phát hiện và
ngăn chặn kịp thời.
Việc điều tra xác định nguyên nhân, biện pháp khắc phục xử lý phi
phạm kể cả tra cứu trách nhiệm hình sự một số vụ tai lao động tiến hành còn
chậm, việc xử lý chưa có tác dụng tích cực để giáo dục và ngăn ngừa vi phạm.
2. Kết luận :
Ta thấy điều kiện lao động của những người lao động vẫn làm việc ở
mức độ độc hại, nguy hiểm, các yếu tố về ô nhiễm môi trường như bụi, tiếng
ồn, hơi khí độc đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cường độ lao động thì tương
đối cao, thời gian thường xuyên có mặt ở vị trí làm việc dài là những nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh tật, tai nạn lao động và giảm khả năng làm việc của
người lao động cũng như năng suất lao động.
Trong lao động bây giờ vẫn còn lao động phải làm việc quá thời gian
quy định của nhà nước là 8 h/ca, thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc còn
ngắn chưa đủ để người lao động có thể hồi phục lại sức khoẻ để bắt đầu làm
việc tiếp tục một ngày mới.
Tình hình sức khoẻ của người lao động có chiều hướng suy giảm sau
thời gian làm việc, bệnh tật tăng do không có đủ thời gian để phục hồi, cũng

15
§Ò ¸n m«n häc
như chăm sóc. Vì vậy, cần phải xem xét lại chế độ làm việc và nghỉ ngơi một
cách hợp lý nhằm cải thiện điều kiện làm viêc cho người lao động.
Cải thiện điều kiện lao động là điều kiện để nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả của công tác trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty, tổ
chức … Vì vậy, hoàn thiện điều kiện lao động là đòi hỏi hết sức cần thiết để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, thực tế không phải công ty nào, doanh nghiệp nào, tổ chức nào …cũng
thực hiện tốt các quy định điều kiện lao động. Để thực hiện tốt công tác này
đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc về mặt lý thuyết đồng thời phải biết vận
dụng lý thuyết vào thực tế một cách khoa học và sáng tạo …

16
§Ò ¸n m«n häc
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐKLĐ
TRONG SẢN XUẤT
1. Nhóm biện pháp về công nghệ :
Đó là biện pháp được tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá trong quá
trình sản xuất, tăng cường trang bị, sử dụng những thiết bị, công nghệ máy
móc tiên tiến của nước phát triển nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó tới sức
khoẻ người lao động và ảnh hưởng đến môi trường lao động. Ngoài ra, cần
phải tăng cường sử dụng các thiết bị điều khiển từ xa để tách con người ra
khỏi môi trường nguy hiểm tránh cho con người phải làm việc trong môi
trường đó. Do đòi hỏi của quá trình sản xuất ngày càng phát triển, máy móc
phương tiện lao động được tân dụng tối đa đã hạn chế một phần nào những tác
hại của điều kiện lao động đến người lao động, nâng cao được năng xuất lao
động của doanh nghiệp góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cán bộ
công nhân viên của mình.
2. Nhóm biện pháp về giáo dục :

Đó là sự tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, mở các
lớp huấn luyện đào tạo về công tác vệ sinh môi trường sản xuất, pháp luật an
toàn bảo hộ lao động, quy trình quy phạm bảo hộ lao động, luật lao động
nhằm tăng khả năng nhận thức của người lao động giúp cho người lao động
nhận thức được những nguy hiểm để tránh. Tạo cho người lao động cái thói
quen tự giác thương xuyên nghiêm chỉnh chấp hành nội quy đó là nghĩa vụ
cũng như quyền lợi của mình. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hiện nay quá trình sản xuất luôn được điều chỉnh và bổ sung, vì vậy công tác
bồi dưỡng trình độ hiểu biết cho người lao động là rất cần thiết nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

17
§Ò ¸n m«n häc
3. Nhóm biện pháp về cưỡng chế :
Đó là dùng biện pháp thưởng khi người lao đông thực hiện tốt, phạt khi
người lao động vi phạm những nội quy, quy định của tổ chức, của doanh
nghiệp. Về phía tổ chức, doanh nghiệp thì cần phải tăng cương thanh tra kiểm
tra về công tác vệ sinh an toàn lao động tại tổ chức doanh nghiệp, thúc đẩy
quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quy định mới về an toàn lao động và vệ sinh
môi trường lao động nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại cho người lao động
và doanh nghiệp. Biện pháp cưỡng chế luôn tỏ ra hiệu quả nó buộc người lao
động và người sử dụng lao động tuân theo đặc biệt đối với những ngành sản
xuất có thời gian lao động dài, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm … dễ xảy ra
những tai nạn lao động phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ví dụ như đối với
công việc khai thác than hầm lò rất độc hại nguy hiểm, độ bụi cao, ít ánh sáng
và khí thở vì vậy luôn luôn phải được đo đạc những điều kiện lao động trước
khi cho người lao động xuống làm việc trong lò …
18
§Ò ¸n m«n häc
KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, để thực hiện
được mục tiêu này con người luôn là nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng
nhất, quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
nghiệp cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước nói riêng.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đang đòi hỏi bức xúc một nhu cầu nhân lực trên mọi phương diện trí
thức, kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề kể cả các lĩnh vực hoạt động
văn hoá, chính trị, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề điều kiện lao động
trong tổ chức là rất cần thiết nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo môi
trường lao động thoải mái cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những
điều kiện lao động có hại cho người lao động ở trong các doanh nghiệp tổ
chức hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu trong các doanh nghiệp vấn đề điều kiện lao
động đã được tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, người sử dụng đã có tìm mọi
biện pháp để cải thiện điều kiện lao động nhằm han chế những ảnh hưởng của
điều kiện lao động đến sức khoẻ của người lao động đã làm giảm đi khả năng
làm việc và năng suất lao động. Nhưng vẫn còn tồn tại một số tổ chức, doanh
nghiệp vẫn chưa quan tâm đến điều kiện lao động của người lao động và đã
gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới nhà nước cần
phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, ban hành những nội quy, quy định mới
buộc mọi tổ chức, doanh nghiệp cũng như người lao động phải tuân theo nhằm
han chế những ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của người lao
độn . Việc điều tra kịp thời, chính xác các vi phạm làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ người lao động cũng như không tuân theo những quy định của nhà nước
19
§Ò ¸n m«n häc
từ đó xử lý đưa ra những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi để khắc phục.
Kiên quyết xử lý những vụ việc vi phạm một cách nghiêm minh, kịp thời để

giáo dục chung và ngăn ngừa những tình trạng vi phạm tiếp theo.
Cải thiện điều kiện lao động là biện pháp tích cực, hữu hiệu để bảo vệ
sức khoẻ người lao động và là biện pháp nâng cao năng suất lao động. Trong
quá trình nghiên cứu, em đã cố gắng tìm hiểu lý giải và xây dựng một giải
pháp khoa học đối với những yêu cầu đặt ra và mong muốn được góp một
phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như khả năng nghiên
cứu nên chắc chắn có nhiều sai sót mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này.
20
§Ò ¸n m«n häc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị nhân lực: Trần Kim Dung - Nhà xuất bản đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2000.
2. Quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân - Nhà xuất bản thống kê -
2000.
3. Quản trị nguồn nhân lực - Nguyễn Thanh Hội - Nhà xuất bản
thống kê - 2001.
4. Tạp trí thông tin bảo hộ lao động.
5. Bài giảng về Quản trị nhân lực của Thầy giáo Nguyễn Ngọc
Quân và Cô giáo Nguyễn Vân Điềm thuộc Khoa Kinh tế Lao động Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
21
§Ò ¸n m«n häc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PH N 3 : K T LU N Ầ Ế Ậ 2
3

NỘI DUNG 3
3
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO
ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP 3
I. KHÁI NI M CHUNG.Ệ 3
1. Khái ni m i u ki n lao ng. ệ đ ề ệ độ 3
2. Các n i dung c a i u ki n lao ng :ộ ủ đ ề ệ độ 3
Chương II. THỰC TRẠNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NSLĐ -KNLV - SKNLĐ 6
I. CÁC KL NH H NG N NSL - KNLV - SKNL .Đ ĐẢ ƯỞ ĐẾ Đ Đ 6
1. Nhóm i u ki n tâm sinh lý lao ng :đ ề ệ độ 6
2. Nhóm i u ki n th m m lao ng :đ ề ệ ẩ ỹ độ 6
3 . Nhóm i u ki n tâm lý xã h i :đ ề ệ ộ 7
4. Nhóm i u ki n ch l m viêc : đ ề ệ ế độ à 8
5. Nhóm i u ki n v sinh phòng b nh :đ ề ệ ệ ệ 9
II . NH NG I U KI N V SINH PHÒNG B NH VÀ TH M M NH H NG N Ữ Đ Ề Ệ Ệ Ệ Ẩ Ỹ Ả ƯỞ ĐẾ
NSL -KNLV-SKNLĐ Đ 10
1. Các ngu n chi u sáng trong s n xu t :ồ ế ả ấ 10
2. Các i u ki n lao ng v ti ng n :đ ề ệ độ ề ế ồ 11
3. Các i u ki n v nh ng rung ng trong s n xu t :đ ề ệ ề ữ độ ả ấ 11
4. Các i u ki n v vi khí h u trong s n xu t :đ ề ệ ề ậ ả ấ 12
5. Các i u ki n v m u s c trong s n xu t :đ ề ệ ề à ắ ả ấ 13
6. Các i u ki n v âm nh c trong s n xu t :đ ề ệ ề ạ ả ấ 13
7. Các i u ki n v môi tr ng trong s n xu t :đ ề ệ ề ườ ả ấ 14
III. ÁNH GIÁ CHUNG V NH H NG C A KL .Đ Ề Ả ƯỞ Ủ Đ Đ 14
1. Nguyên nhân : 14
2. K t lu n :ế ậ 15
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
22

×