Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bao bì xi măng của công ty cổ phần công nghiệp thương mại sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.64 KB, 48 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất
nhiều khó khăn và thử thách. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường
cũng như việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong tương lai gần đã tạo nên sức ép
buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm,
coi chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của mình.
Chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những nhân tố cơ
bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển
của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp
thành đạt thường là những doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề chất lượng, thực
hiện và duy trì các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu
cầu khách hàng và nhu cầu thị trường.
Nhận biết rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, tập thể
Cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
mong muốn cải tiến liên tục chất lượng của sản phẩm bao bì xi măng. Vì vậy
trong thời gian thực tập lại Công ty cùng với sự hướng dẫn của Cô giáo em đã
quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm bao bì xi măng của Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông
Đà”.
Chương I: Khái quát về Công ty cổ phần Cổ phần công nghiệp thương
mại Sông Đà
Chương II: Thực trạng về tình hình chất lượng sản phẩm bao bì và công
tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại
Sông Đà
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bao
bì của Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà.
Đây là lần đầu tiên áp dụng những kiến thức đã được học vào giải quyết
vấn đề thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và quý vị trong ngoài Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn !


CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÔNG ĐÀ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Công nghiệp
Thương mại Sông Đà:
Tên Công ty: Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà
Tên giao dịch quốc tế: Song Da Industry Trade JSC.
Trụ sở: Xã Yên Nghĩa- Thị xã Hà Đông- Hà Tây
Điện thoại: 034.516478
Fax: 034.828440
Website: http:www.baobisongda.com/
Logo:
Giấy CNĐKKD số 0303000082 ngày 18/04/2003 do Sở KHĐT Hà Tây cấp.
Giao dịch tại: Ngân hàng công thương Hà Tây, số Tài khoản: 710A- 02456
Được thành lập theo Quyết định 383/QĐ - BXD ngày 07/4/2003
Năm 1996 công trình thế kỷ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên
sông Đà, công trình lớn nhất của cả nước với tổng công suất 1.920.000 MW đã
cơ bản hoàn thành. Đây là thời điểm lực lượng cán bộ công nhân lao động trên
30.000 người của công trình thế kỷ trong tình trạng thiếu việc làm.Trước tình
hình đó, ban lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà đã xây dựng những chiến lược
nhằm giải quyết công ăn việc làm như chia nhỏ các đơn vị, các công ty tỏa đi
khắp đất nước để tìm kiếm việc làm, đồng thời có định hướng mở rộng thêm
một số cơ sở sản xuất công nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Ngày 22/11/1996, Xí nghiệp sản xuất bao bì được thành lập theo Quyết
định số 05TGĐ/TCT của Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà. Nhà máy sản
xuất vỏ bao với công suất 5 triệu-10 triệu vỏ bao/năm được đặt tại phường
Quang Trung- Thị xã Hà Đông- Hà Tây đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn
định cho người lao động.
Tháng 8 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà phê
duyệt dự án “Di chuyển và nâng cao năng lực sản xuất vỏ bao xi măng” xây
dựng khu vực làm việc và xưởng sản xuất mới với diện tích 9.850m

2
tại xã Yên
Nghĩa- Huyện Hoài Đức- Tỉnh Hà Tây. Nâng công suất lên 18.000.000 vỏ
bao/năm.
Ngày 07/04/2003, Công ty cổ phần bao bì Sông Đà (nay là công ty cổ
phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà) được thành lập theo Quyết định số 383
của Bộ trưởng Bộ xây dựng với số vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng.
Trong đó: -Vốn nhà nước: 2.180.400.000 đ chiểm tỷ lệ 54,41%
-Vốn CBCNV : 1.819.600.000đ chiếm tỷ lệ 45,49%
Năm 2003, Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà được là
một trong hai đơn vị đầu tiên của Tổng công ty Sông Đà được cổ phần hóa. Sau
cổ phần hóa, công ty có điều kiện hơn để đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mở
rộng sản xuất, sắp xếp bộ máy quản lý hợp lý hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với dây chuyền thiết bị công nghệ
hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, công ty có thể đáp ứng trên
40 triệu sản phẩm đạt chất lượng/năm.
Thực tế trong ba năm hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã
thực sự nâng cao được năng lực cạnh tranh và sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Mặc dù đã gặp không ít khó khăn nhưng công ty đã có những chiến lược hợp lý,
kịp thời trong mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác công ty tăng
cường công tác quản lý, sắp xếp tinh gọn bộ máy quản lý, tiết kiệm nguyên,
nhiên vật liệu; tích cực áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật đổi mới qui trình
sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra công ty còn mở rộng thêm một
số ngành nghề kinh doanh mới. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực triển khai đồng
bộ việc quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000 được tổ chức Quacert chứng
nhận, sản phẩm bao bì của đơn vị đã có uy tín trên thị trường. Nhờ đó, giá trị sản
lượng, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên.
2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà là một doanh nghiệp
thành viên hoạch toán độc lập của Công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Sông

Đà. Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật
định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn
Công ty quản lý và có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng
buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty
Sông Đà theo Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh vỏ bao xi măng
- Kinh doanh vật tư vận tải
- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản
xuất, bao bì các loại.
Khách hàng chính: - Công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng.
- Công ty xi măng Hoàng Mai.
- Công ty xi măng Sông Đà.
- Công ty xi măng Phúc Sơn.
- Công ty xi măng Thanh Ba- Phú Thọ.
- Viện vật liệu xây dựng.
- Công ty xi măng Vinakansai.
Và một số bạn hàng lớn khác đã và đang cung cấp.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất:
Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà được tổ chức quản lý
theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng (Sơ đồ số 1).
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền nhân danh Công
ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
như chiến luợc kinh doanh, phuơng án đầu tư; bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám
đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
Giám đốc Công ty do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Giám Đốc Công ty, Giám đốc Công ty là đại diện pháp
nhân của Công ty trước Pháp luật về điều hành mọi hoạt động của Công ty .
Các phó giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc về một số lĩnh

vực theo sự chỉ đạo, phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
và Pháp luật về nhiệm vụ được giao, Công ty có 2 Phó giám đốc, một phụ trách
kỹ thuật, một phụ trách kinh tế.
Dưới các phòng ban đều có trưởng, phó phòng phụ trách công tác hoạt
động của mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng.
4. Qui trình sản xuất sản phẩm vỏ bao bì xi măng:
Công ty cổ phần bao bì Sông Đà thành lập với mục đích sản xuất vỏ bao xi
măng, phức nhựa PP, tráng giấy Krap trên cơ sở sử dụng các loại nhựa PP phục
vụ chủ yếu cho các công ty xi măng, quy trình công nghệ hiện đại, chế biến liên
tục qua các công đoạn nhất định. Quy trình đó được thể hiện cụ thể trong từng
sơ đồ.
Quy trình công nghệ chế tạo vỏ bao xi măng
Quy trình công nghệ sản xuất đơn giản nhưng chúng lại có mối liên hệ
móc xích liên tục qua các công đoạn nhất định. Quy trình này được khái quát
qua 4 công đoạn chính như sau:
- Công đoạn 1: Kéo sợi bắt đầu từ những nguyên vật liệu chính là những
hạt nhưa đem kéo thành sợi.
- Công đoạn 2: Dệt bao ống PP từ công đoạn 1 chuyển sang
- Công đoạn 3: Đưa tất cả các nguyên vật liệu lên máy dựng bao liên hoàn
gồm: vải dệt PP, giấy KRAP làm vỏ, giấy ruột, mực in, dán chế bản của mẫu
bao. Khi tất cả các nguyên vật liệu đầy đủ được đưa vào đúng vị trí, người công
nhân chỉ cần nhấn nút thì máy dựng bao liên hoàn sẽ cho ra sản phẩm đã được
in, được cắt cạnh, lồng gấp, tạo miệng.
- Công đoạn 4: Từ công đoạn 3 chuyển sang bộ phận may bao, từ bộ
phận này sẽ đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh để xuất ra ngoài thị trường.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2004-2006 .
Qua bảng Kết quả sản xuất kinh doanh (Bảng số 1) ta thấy:
Về giá trị tổng sản lượng: Giá trị tổng sản
lượng tăng rất đều qua các năm, cụ thể là năm 2005/2004 tăng 23,11%, và sang

năm 2006 thì tình hình vẫn rất khả quan với tỷ lệ tăng của giá trị tổng sản lượng
NVL
(hạt nhựa)
Kéo sợi
(PX1)
Dệt vải PP
(PX1)
Phức
(PX1)
Dựng bao
(PX1)
May
(PX2)
Đóng gói
(PX2)
Th nhà
phẩm
của năm 2006 so với năm 2005 tăng 31,26%. Có được kết quả này là do cuối
năm 2004 và năm 2006 Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,
cụ thể là năm 2004 mua thêm 10 máy dệt của Đài Loan và đầu năm 2006 mua
thêm 6 máy dệt của Ấn Độ.
Về doanh thu: Doanh thu qua giai đoạn 2004- 2006 liên tục tăng với năm
2005 tăng 31,60% so với 2004 và năm 2006 tiếp tục tăng 22,53% so với 2005.
Để có được tỷ lệ tăng khá ấn tượng như vậy là do Công ty đã từng bước xây
dựng được niềm tin trong khách hàng kết hợp với việc không ngừng mở rộng thị
phần.
Về vốn kinh doanh bình quân: Vốn kinh doanh bình quân tăng đều qua các
năm. Năm 2005 tăng so với 2004 là 3,12% và năm 2006 so với 2005 là 6,46%.
Sự gia tăng này do Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm thêm
máy móc thiết bị mới (vốn cố định năm 2005 tăng 1,49% và 2006 tăng 3,55%)

và tăng cường vốn lưu động để đẩy mạnh công tác lưu thông và tiêu thụ hàng
hóa (vốn lưu động tăng với tốc độ khá cao là 4,46% năm 2005 và 8,77 năm 2006
)
Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Công ty liên tục tăng với năm 2005 so với
2004 là 321 triệu (khoảng 25,02%) và đặc biệt chú ý là năm 2006 lợi nhuận tăng
với tốc độ rất lớn là 99,37% từ 1.604 tr.đ lên 3.198 tr.đ. Sở dĩ có việc tăng
trưởng mạnh về mặt lợi nhuận như trên là do Công ty đã thực hiện tốt việc quản
lý chi phí đầu vào.
Do kết quả sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên số tiền nộp cho ngân sách
Nhà nước cũng tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Tỷ lệ tăng qua ba
năm tương ứng là 37,44% (khoảng 683 tr.đ) của 2005/2004 và 101,27% (khoảng
2.539trđ) của năm 2006/2005.
Thu nhập nguời lao động: Tăng lên hàng năm với tốc độ bình quân
4,85%/năm. Tuy công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn rất quan tâm đến
đời sống và các chế độ cho người lao động.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ phản ánh cứ một đồng doanh thu
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này của Công ty qua ba năm
2004-2006 không có biến động nhiều, trung bình là 2,75%.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh có nhiều thay đổi theo chiều hướng
có lợi cho Công ty. Năm 2005 là 3,062% tăng so với 2004 (2,525%) là 21,6% và
năm 2006 (5,753%)so với 2005 là 87,29%. Tuy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh
doanh là không lớn nhưng nếu so về tốc độ tăng trưởng thì đây là một kết quả
thể hiện công ty đang làm ăn có lợi nhuận và số lợi nhuận tăng mạnh qua các
năm.
Để có được những kết quả trên trước tiên do sự chỉ đạo sáng suốt của ban
lãnh đạo công ty trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư vào
máy móc thiết bị mở rộng sản xuất. Tiếp đến là đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, tài năng và có sức vươn lên trong công ty. Bên cạnh đó phải kể đến tinh
thần đoàn kết nhất trí trong toàn bộ CBCNV luôn phát huy phong trào sáng kiến
tiết kiệm trong sản xuất.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI SÔNG ĐÀ.
I. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM BAO BÌ XI MĂNG CỦA CÔNG TY.
1. Về sản phẩm:
Sản phẩm chính của Công ty là vỏ bao xi măng, đặc thù của sản phẩm
dùng để chứa đựng sản phẩm khác nên sản phẩm làm ra phải đạt tiêu chuẩn chất
lượng và chỉ được phép sai số rất nhỏ. Sản phẩm làm ra có hình dáng kích thước
của bao theo tiêu chuẩn đựơc quy định. Sau đây là một số quy định về chất
lượng sản phẩm cơ bản cần đạt được trước khi đưa đi tiêu thụ.
- Chiều dài của bao cần đạt: 750 ÷760 mm.
- Chiều dài có ích: 710 ÷ 720 mm,
- Chiều rộng của bao: 420 ± 1 mm
- Bề dày của bao: 75 ± 2 mm.
- Lực kéo mạnh trên 70 kg
- Lực kéo mối dán: 45 kg
- Bao tải chứa xi măng rơi ở độ cao 2m trong 5 lần không bị vỡ.
- Chỉ loại 3x4 có độ kéo bền trên 6 kg
Vỏ bao gồm 2 lớp: lớp ngoài là vỏ bao dứa(pp), lớp trong là giấy Krap
tiêu chuẩn. Có lớp tráng chống ẩm ở lớp vỏ bao ngoài đối với vỏ bao loại 1,
không có lớp tráng chống ẩm đối với vỏ bao thông thường.
Bao được sản xuất từ 2 lớp lồng vào nhau được gấp van bao kiểu lưỡi gà,
hai đầu mở của ống bao được tạo bởi băng giấy và được may bằng máy với 2
hoặc 3 chỉ. Hai đầu bao được bọc bằng hai băng giấy có chiều rộng từ 5 đến 6 m
và được may bằng máy.
Đặc điểm của sản phẩm có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà chỉ
tiêu chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kinh tế - kỹ thuật- xã hội của sản
phẩm. Với đặc điểm của sản phẩm như trên đòi hỏi Công ty phải đảm bảo được
những thông số kỹ thuật khi sản xuất ra sản phẩm và thông số này có mối quan

hệ qua lại với tính kinh tế của sản phẩm. Sản phẩm làm ra đạt thông số kỹ thuật
nhưng đồng thời phải đẩm bảo được tính kinh tế - xã hội. Tức là với chi phí có
thể chấp nhận được và đồng thời được bạn hàng ưa dùng.
2. Về nhân lực
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố
có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động, biểu hiện trên các mặt
số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của
người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì lao động là tính chất quyết định nên việc đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực luôn là định hướng,chiến lược phát triển hàng đầu. Do đó trong
năm 2005, bên cạnh từng bước tinh giảm biên chế, mở rộng các dịch vụ kinh
doanh, ban lãnh đạo đã chú trọng đến việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân
viên nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện tốt nhất cho
việc hoàn thành nhiệm vụ của Công ty.
Qua bảng số 2 về cơ cấu nhân lực đã có sự giảm dần qua các năm 2004-
2006, điều này thể hiện công việc giảm biên chế theo yêu cầu của cổ phẩn hoá
các doanh nghiệp nhà nước.
Số lao động 2005 so với năm 2004 giảm từ 250 người xuống còn 242
người giảm tương ứng là 3,2%.
Số lao động 2006 so với năm 2005 giảm từ 242 người xuống còn 235
người giảm tương ứng là 2,89%.
Trong cả giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động là
43,15%(trung bình khoảng 140 lao động), trong khi đó số lao động nam là 104
lao động (chiếm khoảng 56,85%). Số lao động nữ khá cao là do đặc điểm sản
xuất sản phẩm của Công ty, nhất là trong công đoạn Kéo sợi, Dệt, May.
Qua bảng trên ta cũng dễ dàng nhận ra rằng: Năm 2004 -2006 số lao động
có trình độ Đại học liên tục tăng. Từ 7,3% năm 2004 (khoảng 18 lao động) đã
tăng lên 7,8% (19 lao động)năm 2005 và tiếp tục tăng đến 8,51% năm 2006(20
lao động). Đây là kết quả sự quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực của Công ty.
Xét về độ tuổi lao động thì công ty đang có sự lão hoá. Nếu như năm
2004 độ tuổi dưới 25 chiếm 12,2 % thì sang đến năm 2005 chỉ còn 11,2% và đến
năm 2006 là 7,8%. Độ tuổi từ 25-35 cũng giảm tương tự với chỉ số thể hiện qua
các năm 2004,2005,2006 lần lượt là 17,9%,16,5% và 15,5%. Đồng thời tỷ lệ độ
tuổi từ 35-45 lại tăng đều với tốc độ khoảng 2%/ năm. Đặc biệt năm 2006 tỷ lệ
độ tuổi trên 45 tuổi lại tăng đến 7,8%. Tuy nhiên, những lao động có độ tuổi cao
lại có những ưu điểm mà lao động trẻ không thể thay thế được đó là kinh
nghiệm thực tế, kỹ năng chuyên môn vững chắc. Lực lượng này góp phần đưa
Công ty tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển.
Để làm rõ hơn sự ảnh hưởng của chất lượng lao động đối với chất lượng
sản phẩm của Công ty ra sao. Ta có thể tìm hiểu thêm trong bảng Trình độ bậc
thợ dưới đây.
Bảng số 3: Bảng bậc thợ công nhân năm 2006:
Đơn vị: Người
STT Công nhân Đơn vị Tổng số
Trình độ bậc thợ
1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7
1 Phân xưởng 1 Người 105 14 4 61 1 4 3 2
2 Phân xưởng 2 Người 89 36 3 53 4 6 2 1
3 Tổng số Người 194 50 7 114 5 10 5 3
4 Tỷ trọng % 100% 26% 3,4%
58,6
%
2,4% 5,2% 2,4% 2,0%
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)
Ta thấy, bậc thợ của công nhân ở cả hai phân xưởng sản xuât không có sự
khác biệt nhiều, số công nhân có tay nghề bậc thợ cao ở trình độ bậc thợ 6/7
chiếm tỷ trọng 2,4% và 7/7 ở mức 2,0%. Công nhân ở bậc thợ 3/7 chiếm 58,6%
và công nhân có trình độ bậc thợ 1/7 chiếm tỷ lệ 26%. Tay nghề bậc thợ của

công nhân sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
Công nhân có tay nghề cao được giao trách nhiệm đảm nhận phần công việc ở
những khâu quan trọng, đòi hỏi tay nghề cao nhằm đảm bảo công việc hoàn
thành ở mức tối đa có thể. Do vậy, tuy ở 2 phân xưởng số lượng công nhân có
trình độ tay nghề cao còn ở mức khiêm tốn song vẫn đảm bảo mức chất lượng
đề ra.
3. Về thị trường tiêu thụ:
Thị trường chính của Công ty là các nhà máy xi măng lớn của Vịêt Nam
như Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi
măng Chinfon Hải Phòng, Công ty xi măng Sông Đà.v.v Đây là những thị
trường mà Công ty đã cung cấp sản phẩm bấy lâu nay và cũng có thể nói đây là
thị trường truyền thống tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn của Công ty và vì thế
chất lượng sản phẩm luôn luôn phải được giữ vững bảo đảm chất lượng tốt. Vì
đây là thị trường có mối quan hệ lâu đời với Công ty nên họ đang có vị trí quan
trọng là duy trì quá trình sản xuất và tái sản xuất của Công ty nên bằng nhiều
cách Công ty luôn tôn trọng khách hàng này và tìm cách thoả mãn những yêu
cầu của họ để họ luôn là khách hàng này luôn là khách hàng trung thành của
Công ty bên cạnh những thị trường mới. Với những nỗ lực như vậy, mỗi năm
Công ty cung cấp cho thị trường từ 23- 30 triệu vỏ bao, đạt doanh thu từ 71,435
đến 85 tỷ đồng, chiếm khoảng 3%-5% thị phần thị trường vỏ bao xi măng. Dự
kiến đến 2010 số lượng vỏ bao cung cấp đạt trên 6% tổng nhu cầu trên cả nước.
Hiện nay, nhu cầu xi măng phục vụ ngành xây dựng trong nước phục vụ ngành
xây dựng trong nước rất lớn và ngày càng tăng, một số dự án xây dựng các nhà
máy xi măng lớn đang và sẽ được triển khai. Điêù đó tạo cơ hội lớn cho Công ty
thâm nhập thị trường mới, nâng cao sản lượng tiêu thụ.
4. Về công nghệ:
Công nghệ có tính chất quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu
ra của Công ty. Công nghệ sản xuất bao gồm nhiều quy trình mà ở đó trình độ
về thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, của dây chuyền sản xuất của từng
phân xưởng phối - kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt những tiêu

chuẩn đã đề ra. Công nghệ sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất lao
động, chất lượng của sản phẩm nhưng lại tỷ lệ nghịch với chi phí sản xuất. Đổi
mới máy móc thiết bị, công nghệ làm tăng chi phí đầu vào sản xuất nhưng sẽ
làm giảm chi phí đáng kể cho sản phẩm sai hỏng, giảm chi phí phòng ngừa sản
suất nâng cao năng suất lao động và lợi nhuận cho Công ty, tạo ra được chất
lượng sản phẩm nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty.
Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ,
tiên tiến trên thế giới, có xuất xứ Đài Loan, Ấn Độ, là các nước có thế mạnh
trong việc chế tạo các thiết bị công nghệ sản xuất bao bì trên thế giới. Nhìn
chung về tình hình máy móc, thiết bị của Công ty được đánh giá là còn mới,
chưa quá lạc hậu so với các doanh nghiệp kác cùng ngành.
Qua bảng số 4, chúng ta có thể thấy rõ hệ thống máy móc thiết bị mà Công
ty đang sử dụng lâu nhất là năm 1995 và mới nhất là năm 2006. Ta cũng thấy
rằng Công ty thường xuyên đầu tư, đổi mới máy móc cho nhu cầu sản xuất.
Năm 2002 đầu tư 1 máy Dựng bao, năm 2003 mua 1 máy Kéo sợi và đến năm
2004 công ty đầu tư 10 máy Dệt Việc đầu tư đổi mới máy móc thường xuyên
sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là năm 2006 Công ty đã đầu tư
6 máy dệt hiện đại của Ấn Độ đã đi vào hoạt độngvà mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại giúp Công ty tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt hơn, tiết kiệm được nguyên, nhiên liệu và nâng cao nâng suất lao
động. Đây cũng là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng Công ty luôn có kế hoạch bảo dưỡng tu sửa máy
móc nhằm giữ được độ bền, độ chính xác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Hiện nay, Công ty tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực
sản xuất bằng công nghệ máy móc của Đài Loan, Ấn Độ do tính ưu việt của
công nghệ mới này. Dự án nâng cao năng lực sản xuất thêm 15-20 triệu vỏ
bao/năm với giá trị đầu tư dự kiến khoảng hơn 21tỷ đồng thực hiện năm 2007 và
sẽ đưa vào vận hành đầu năm 2008.
Với ưu thế của hệ thống máy móc mới được đầu tư, thuộc thế hệ tiên tiến
và có suất đầu tư thấp, Công ty không những đáp ứng được các yêu cầu của

khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm mà còn tiết kiệm được tối đa chi
phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp, đem lại kết quả kinh doanh khả quan trong
năm 2006 cũng như 6 tháng đầu năm 2007.
5. Về nguyên vật liệu (NVL):
Muốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiến
hành được đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên
vật liệu, năng lượng đủ về số lượng, chất lượng, kịp về thời gian, đúng về quy
cách phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá
trình sản xuất sản phẩm được. Tình hình NVL được thể hiện qua bảng số 5 trang
bên:
Tất cả nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều phải dựa trên những nhiệm vụ
cụ thể, phải có định mức tiêu hao do phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu lập
ra dựa trên kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ ở mỗi phân xưởng.
Nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm hạt nhựa nguyên sinh và
giấy Krap. Hạt nhựa nguyên sinh được Công ty nhập khẩu 100% từ các nước
lớn như Hàn Quốc, Nga; Mỹ, Đài Loan, Indonsia, Nhật Giấy Krap một phần
được nhập từ một số nhà cung cấp lớn của Nhật và Indonesia và Công ty đang
từng bước chuyển dần sang nhập từ một số công ty sản xuất giấy trong nước có
chất lượng tốt không thua kém nhiều so với các nhà cung cấp nước ngoài nhằm
chủ động hơn trong sản xuất, giảm giá thành đầu vào.
Để hạn chế rủi ro về giá thành NVL (nhất là NVL nhập khẩu) Công ty đã
tham gia vào Hiệp hội bao bì Việt Nam, đây là một tổ chức của các nhà sản xuất
bao bì Việt Nam. Tổ chức này là nơi điều phối thị trường bao bì trong nước
nhằm tránh tình trạng bán phá giá nên rủi ro về NVL nói riêng và về kinh doanh
của Công ty nói chung được giảm ở mức tối đa.
Nhằm tăng cường sự ổn định của các nguồn cung cấp NVL để đảm bảo sản
xuất luôn luôn ổn đinh, không bị gián đoạn Công ty đã xây dựng được một
mạng lưới các nhà cung cấp NVL truyền thống và có uy tín. Để lựa chọn nhà
cung ứng, Công ty tiến hành thu thập các thông tin ban đầu, nghiên cứu các
bảng chào giá, xem xét chất lượng vật tư có đáp ứng được yêu cầu sản xuất vỏ

bao không, cũng như xem xét về giá cả, các điều khoản thanh toán, giao hàng
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, số lượng nhà cung cấp của toàn thị
trường chắc chăn sẽ tăng lên. Điều này mở ra cơ hội để Công ty lựa chọn nguồn
hàng chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh phục vụ sản xuất, tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong tương lai.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY:
1. Chính sách chất lượng của Công ty:
1.1. Định hướng chung:
Theo dự báo lượng tiêu thụ xi măng, đến năm 2010 lượng tiêu thụ sẽ đạt
mức 48,6 triệu tấn, tương đương với lượng tiêu thụ khoảng 826-972 triệu vỏ bao
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngay 10/7/2006), tốc độ tăng
trưởng sản lượng bình quân của xi măng xấp xỉ mức 11%/năm. Tốc độ tăng sản
lượng xi măng sản xuất ra sẽ kéo theo sự tăng lên của lượng tiêu thụ vỏ bao
tương ứng.
Ngoài ra, dự án đầu tư nhà máy xi măng Hạ Long của Tổng công ty Sông
Đà dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2007 với công suất năm đầu, dự kiến
tiêu thụ hết 18-20 triệu vỏ bao. Các năm tiếp theo sản lượng sẽ nâng dần lên
theo yêu cầu mở rộng sản xuất của dự án. Công ty Cổ phần Công nghiệp
Thương mại Sông Đà là thành viên của Tổng công ty Sông Đà với nhiều lợi thế
đảm bảo cho việc trúng thầu cung cấp vỏ bao cho Công ty Cổ phần xi măng Hạ
Long. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bao
bì của minh để có thể chắc chắn hơn trong lần đấu thầu có tính chất quyết định
này.
1.2. Mục tiêu chất lượng của Công ty:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều cam kết với khách hàng là
nền tảng cho sự phát triển của Công ty
- Đảm bảo phẩm cấp, chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn của ngành.
- Hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 trong toàn bộ Công ty.
- Thống kê và xử lý có hiệu quả 100% các ý kiến phàn nàn, khiếu nại của

khách hàng.
- Trong quá trình hình thành chất lượng, Công ty coi trọng phương châm
phòng ngừa chứ không coi trọng trước hết việc khắc phục sai lỗi, nhất là
phòng ngừa những nguyên nhân gây ra sai lỗi, trục trặc.
2. Quy trình thực hiện chất lượng của Công ty:
Hiện nay, quy trình chất lượng trong Công ty được thực hiện thường xuyên
ở mỗi công đoạn sản xuất bắt đầu từ nhập kho nguyên vật liệu đến quy trình
kiểm soát sản phẩm sai hỏng.
2.1. Quy trình tìm kiếm, lựa chọn nhà cung ứng và mua hàng:
Yêu cầu về mua hàng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty và phòng Vật tư- Nguyên liệu là nơi có nhiệm vụ lập kế hoạch mua
hàng hàng năm của Công ty.
Sơ đồ 2: Quy trình tìm kiếm lựa chọn nhà cung ứng và mua hàng
Yêu cầu mua h ngà
Tìm kiếm nh cung cà ấp
Thu thập thông tin
Xem xét dánh giá
Phê duyệt
Thương thảo ký kết hợp đồng
Theo dõi giao h ngà
Nghiệm thu thanh
toán v thanh lý hà ợp
đồng
Tìm kiếm nhà cung ứng: Nhiệm vụ này phòng Vật tư- Nguyên liệu được
giao nhiệm vụ và sẽ căn cứ vào kế hoạch và yêu cầu mua hàng đã được phê
duyệt, phòng này sẽ thu thập thông tin tìm kiếm nhà cung cấp có khả năng cung
ứng nguyên vật liệu đầu vào. Nhà cung ứng nguyên vật liệu luôn phải thoả mãn
những tiêu chuẩn như: khả năng cung cấp nguyên vật liệu, số lượng, thời gian,
xuất xứ hàng hoá, chỉ tiêu chất lượng nguyên vật liệu, catalogue hàng hoá, giá cả
nguyên vật liệu, và các điều khoản cần thiết khác.

Phòng Vật tư- Nguyên liệu sẽ tập hợp giấy tờ liên quan về nhà cung ứng
sau đó trình lên Giám đốc xem xét và thu xếp gặp mặt giữa nhà cung ứng với
Giám đốc.
- Thu thập thông tin: Đối với mỗi đợt mua hàng, căn cứ vào danh sách
nhà cung ứng. Phòng Vật tư- Nguyên liệu là đầu mối thu thập tiếp nhận các
thông tin chào hàng từ nhà cung ứng để gửi tới hội đồng đánh giá xem xét.
- Xem xét đánh giá: Hội đồng đánh giá tiến hành đánh giá lựa chọn nhà
cung ứng trên cơ sở: tư cách pháp nhân, thông số kỹ thuật, điều kiện chào hàng,
nguồn gốc xuất xứ, khả năng cung cấp
- Sau khi được Hội đồng đánh giá chấp nhận nhà cung ứng phòng Vật tư-
Nguyên liệu có nhiệm vụ thương thảo ký kết hợp đồng, theo dõi giao hàng và
nghiệm thu thanh toán và thanh lý.
Nhìn chung, phòng Vật tư- Nguyên liệu có nhiệm vụ đảm nhận chính trong
công việc tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của Công ty.
2.2. Quy trình thực hiện chất lượng trong khâu sản xuất, bảo quản thành phẩm:
Khâu sản xuất là khâu quyết định chính trong việc hình thành chất lượng
sản phẩm. Việc thực hiện chất lượng sản phẩm trong khâu này xây dựng theo kế
hoạch ở từng quá trình. Toàn bộ quy trình thực hiện chất lượng trong khâu sản
xuất và bảo quản được thể hiện qua sơ đồ số 3.
Kế hoạch chất lượng trong các quá trình bao gồm: quá trình kéo sợi, quá
trình dệt, quá trình phức hợp , quá trình dựng bao, quá trình may và quá trình
đóng gói và nhập kho.
Qua sơ đồ số ta cũng nhận thấy toàn bộ quá trình, việc thực hiện chất lượng
được cụ thể hóa, rõ ràng trong từng quá trình, từng khâu, quy định rõ trách
nhiệm cho từng vị trí, nhất là phòng Quản lý chất lượng (QC). Hạt nhựa sau khi
được lựa chọn từ nhà cung ứng tiếp tục được kiểm tra bởi nhân viên QC trước
khi đưa vào quá trình kéo sợi. Sau khi được kiểm tra bằng các biện pháp cảm
quan, lý, hóa, bằng thước đo nếu chất lượng hạt nhựa đạt thì tiếp tục được
chuyển sang công đoạn kéo sợi và tiếp tục được thực hiện chất lượng bởi
trưởng, phó phòng và các nhân viên phòng QC. Chi tiết về công đoạn này sẽ

được làm rõ hơn ở mục kiểm tra chất lượng.
2.3. Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp:
Trong khâu này việc xác định các nguyên nhân là trách nhiệm của các
trưởng phòng và trưởng các bộ phận liên quan có trách nhiệm tiếp nhận các báo
cáo đối với sản phẩm không phù hợp của từng khâu trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
Các phòng và các bộ phận có liên quan tiến hành phân tích và tìm hiểu
nguyên nhân gây ra sản phẩm không phù hợp đồng thời ghi vào báo cáo sản
phẩm không phù hợp. Những sản phẩm không phù hợp sau khi lập báo cáo phải
giử cho đại diện lãnh đạo chất lượng giao nhiệm vụ và phân công người thực
hiện khắc phục và người kiểm tra.
Sau khi kiểm tra xuất hiện sản phẩm không phù hợp, những sản phẩm này
xẽ được xử lý:
- Với sản phẩm đã cung cấp cho khách hàng: tiến hành thoả thuận, đàm
phán với khách hàng bằng những phương thức: cho phép thông qua sử dụng
chấp nhận hạ giá thành sản phẩm hoặc huỷ bỏ.
- Với sản phẩm đang trong quá trình sản xuất: huỷ bỏ, khắc phục sữa
chữa, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Sơ đồ số 4: Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Phát hiện sản phẩm
không phù hợp
Phân loại nhận biết
Xác định nguyên nhân
Xử lý sản phẩm không phù
hợp
Kiểm tra xác nhận lại

3. Các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm bao bì xi măng của Công ty:
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chất lượng sản phẩm là
một trong những yếu tố quan trọng nhất, mang tính chất quyết định nhất giúp

doanh nghiệp, tổ chức giành được vị thế trên thị trường. Nhận thức được tầm
quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự tồn bại của Công ty, Công ty Cổ
phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà luôn đề cao công tác chất lượng trong
Công ty ở mọi khâu trong quá trình hoạt động, sản xuất của mình.
Kiểm tra là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng. Công ty
Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà đã và đang tổ chức mạng lưới kiểm
tra thống nhất từ cấp trên đến cấp cơ sở theo chế độ “5 kiểm”:
- Cá nhân tự kiểm tra,
- Tổ sản xuất tự kiểm tra,
- Ca sản xuất tự kiểm tra,
- Phân xưởng tự kiểm tra,
- Công ty kiểm tra lần cuối trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Để phát huy được tối đa hiệu quả của công tác kiểm tra, công ty đã xây
dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất
đúng như mục tiêu chất lượng của Công ty đã đề ra là coi trọng phương châm
phòng ngừa chứ không coi trọng trước hết việc khắc phục sai lỗi, nhất là phòng
ngừa những nguyên nhân gây ra sai lỗi, trục trặc. Chính vì vậy, quá trình kiểm
tra chất lượng của Công ty được tiến hành qua các khâu sau:
3.1.Kiểm tra chấtlượng khâu thiết kế mẫu sản phẩm:
Thiết kế có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm có chất
lượng. Tuy nhiên, do Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà chỉ
sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và hầu hết tất cả các sản phẩm này
đều có một điểm chung là làm theo tiêu chuẩn đã được tiêu chuẩn hóa của ngành
bao bì xi măng.
Tuy sản xuất theo tiêu chuẩn sẵn có nhưng thay vì phải thiết kế sản phẩm
như các doanh nghiệp khác, trong khâu này Công ty thực hiện công việc phân
tích các chi tiết của sản phẩm để định ra các công việc cần thiết để sản xuất hàng
loạt sản phẩm bao bì, đồng thời cùng tham gia đóng góp ý kiến với khách hàng
về sản phẩm mẫu sao cho phù hợp với yêu cầu của họ với chất lượng cao nhất
và giá thành thấp nhất. Ngoài ra Công ty còn có nhóm nhân viên làm công tác

thị trường được đào tạo nhằm mục đích thu thập thông tin trên thị trường, thông
tin về đối thủ cạnh tranh.
3.2. Kiểm tra chất lượng khâu cung ứng nguyên vật liệu.
Như trên ta đã biết, trách nhiệm tìm nhà cung ứng nguyên vật liệu thuộc
phòng Vật tư- Nguyên liệu. Phòng Vật tư- Nguyên liệu có trách nhiệm mua
nguyên vật liệu theo đúng thành phần số lượng và chỉ tiêu chất lượng. Để đáp
ứng được yêu cầu này, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và bộ phận nghiên
cứu kiểm tra bằng cách phân tích nguyên vật liệu trước khi đồng ý nhập hàng từ
nhà cung ứng.
Các bước kiểm tra được thực hiện tuần tự như sau:
- Lấy mẫu nguyên vật liệu từ nhà cung ứng
- Tiến hành thí nghiệm thử mẫu trên các sản phẩm của Công ty.
- Lấy nhận xét, đánh giá của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nếu nguyên vật liệu đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của Công ty
thì chuyển sang phòng Vật tư- Nguyên liệu.
- Phòng Vật tư- Nguyên liệu tiến hành các công tác như trong quá trình
thực hiện chất lượng.
Trong trường hợp nếu bên cung ứng cung cấp nguyên vật liệu không đúng
như trong hợp đồng ở giai đoạn giao hàng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cho
ngừng nhập hàng vào kho.
Sau khi nhập hàng vào kho, nguyên vật liệu vẫn tiếp tục được đưa vào quá
trình bảo quản, lưu kho và thương xuyên được cán bộ kiểm tra chất lượng kiểm
tra để đảm bảo cho khi nguyên vật liệu đưa vào qúa trình sản xuất vẫn giữ
nguyên được chất lượng.
Chính nhờ vào công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hết sức chặt
chẽ và khoa học nên chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được đảm bảo và có
chất lượng tốt.
3.3. Kiểm tra chất lượng khâu sản xuất:
Bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn
sản xuất là bộ phận kỹ thuật của các xưởng sản xuất. Mỗi bán thành phẩm khi

kết thúc công đoạn đều phải được kiểm tra thử nghiệm theo đúng quy trình.
Nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra. Kết quả kiểm
tra được ghi chép lại bằng văn bản, các phiếu kiểm tra theo quy định và dựa vào
tài liệu quản lý chất lượng của ngành sản xuất bao bì xi măng.
Mục tiêu chính của kiểm tra chất lượng sản phẩm khâu sản xuất là: Phát
hiện sớm sai sót xảy ra trong khâu sản xuất, nhanh chóng đưa ra các biện pháp
xử lý, khắc phục.
3.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Sau khi trải qua quá trình sản xuất, sản phẩm tiếp tục được kiểm tra một
lần nữa trước khi nhập kho. Sản phẩm được nhân viên kiểm tra chất lượng lấy
theo xác suất từng ngày, từng lô hàng để mang đi kiểm tra. Việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chí chất lượng chung của ngành đã được công
bố: trạng thái, kích thước bao, kích thước van, độ chịu lực kéo mép dán, lực chịu
được khi chứa xi măng và cho rơi từ độ cao 2m v.v.
Sản phẩm đạt chất lượng sau khi kiểm tra sẽ được nhập và bảo quản trong
kho của Công ty.
3.5. Kiểm tra chất lượng khâu bảo quản:
Do đặc thù của sản phẩm bao bì xi măng là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt
hàng, theo hợp đồng sản xuất nên ngay sau khi sản phẩm được hoàn thành sẽ
giao ngay cho khách hàng nên Công ty không thường xuyên phải bảo quản sản
phẩm, thời gian bảo quản của sản phẩm trong kho ngắn.
Tuy nhiên, Công ty vẫn có những biện pháp hết sức chặt chẽ, thực hiện các
quy định về bảo quản thành phẩm nhằm duy trì chất lượng sản phẩm cho đến
khi giao tận tay khách hàng:
-Hàng hóa phải được đặt trên kệ và cách tường ít nhất 50cm, để lối đi 2,5m
để tiện cho việc kiểm tra và bốc xếp khi xuất nhập.
-Xếp các thùng hàng lên nhau không quá 5 thùng.
-Kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
-Đảm bảo thực hiện nội quy về phòng cháy chữa cháy.

Các hình thức kiểm tra trong công đoạn sản xuất được thể hiện qua bảng số
6.
4. Công tác chất lượng sản phẩm tại Công ty:
Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất
lượng. Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và
kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Chất lượng của một sản phẩm cụ thể được
đánh giá dựa trên các hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Các hệ thống chỉ tiêu này
được doanh nghiệp xây dựng và duy trì theo tiêu chuẩn của từng ngành, theo
tiêu chuẩn của trung tâm đo lường sản phẩm của nhà nước phê duyệt và cho
phép sản xuất.
Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được tổ chức chứng nhận QUACERT
cấp chứng nhận từ thán 1 năm 2003. Do áp dụng quy trình quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO, công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện chặt
chẽ ở tất cả các công đoạn sản xuất từ nguyên vật liêu đầu vào đến khâu kiểm
tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ban hành hệ thống các chỉ
tiêu kỹ thuật của từng loại sản phẩm để triển khai kịp thời và chính xác theo yêu
cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống ISO 9001:2000 được duy trì đánh
giá nội bộ và đánh giá của trung tâm QUACERT nhằm duy trì tính hiệu lực của
hệ thống đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Công ty đã đăng ký quản lý chất lượng với Cục đo lường chất lượng Hà
Tây, công bố tiêu chuẩn cơ sở theo tiêu chuẩn quy định cho sản phẩm của Công
ty. Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện duy trì sản xuất cung cấp sản
phẩm cho khách hàng theo tiêu chuẩn công bố.
Công ty Công nghiệp Thương mại Sông Đà chuyên sản xuất sản phẩm bao
bì xi măng. Để đánh giá được chất lượng sản phẩm của Công ty cần phải dựa
trên các chỉ tiêu về chiều dài, chiều rộng, độ dày, lực kéo mối dán và các chỉ
tiêu về cảm quan.
Hiện nay, tổ chức bộ máy quản lý chất lượng của công ty được xây dựng như
sơ đồ số 5 (Trang bên):

- Trong công tác quản lý chất lượng, giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo
công tác chất lượng của công ty, ra các quyết định về chất lượng như: xác lập,
phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng, tập trung và phân
phối nguồn lực nhằm đạt được chính sách và mục tiêu chất lượng đã công bố,
điều hành các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng, đảm bảo
rằng tất cả thủ tục chất lượng theo hệ thống ISO9001 được áp dụng, yêu cầu
giám sát hành động khắc phục, phòng ngừa đối với những sai sót về chất lượng .
- Phó giám đốc sản xuất - chất lượng trực tiếp thụ trách về sản xuất và chất
lượng như: điều hành hệ thống kiểm soát quá trình , kiểm soát sản phẩm không phù
hợp, hành động khắc phụ phòng ngừa, phụ trách các phân xưởng sản xuất
- Phòng QC cùng với các phòng ban có liên quan có trách nhiệm kiểm soát
chất lượng sản phẩm từ nguyên vật liệu đầu vào, đến sản phẩm đầu ra. Nhiệm vụ
của phòng QC đó là :
+Kiểm soát sản phẩm không phù hợp .
+Tìm ra các hành động khắc phục và phòng ngừa đối với những sản
phẩm không phù hợp .
+Thống kê chất lượng sản phẩm cuối cùng .
+Kiểm tra và thử nghiệm bán thành phẩm.
+ Xém xét các kế hoạch chất lượng .
Hiện nay, kế hoạch chất lượng của công ty được xây dựng và thực hiện
trong suốt quá trình sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Mỗi phòng ban
chịu trách nhiệm từng công đoạn trong quá trình sản xuất, điều này được thể
hiện qua bảng số 7 (trang bên):
Bên cạnh đó, Công ty quản lý quá trình bằng thủ tục Kiểm soát quá trình.
Trong đó quy định cụ thể từng quá trình và cách thức kiểm soát các hoạt động
của quá trình nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất
cả mọi thành viên đều tham gia vào quá trình kiểm soát. Điều này thể hiện trong
sơ đồ số 6: "Hoạt động quản lý và kiểm soát các quá trình".
Phòng Quản lý chất lượng (QC) có nhiệm vụ kiểm tra các công đoạn, đưa
ra biện pháp phòng ngừa. Cơ cấu hoạt động của phòng như sau :

Sơ đồ số 7: Cơ cấu hoạt động phòng QC
Trưởng phòng QC
Trưởng các xưởng
Tổ trưởng sản xuất
Băng chuyền

×