Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.04 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP
I. BIẾN
1. Khái niệm
Biến là một ô nhớ trong bộ nhớ chính giúp biểu diễn thông
tin thực tế trong chương trình.
Ví dụ : Để lưu trữ kết quả trong lúc thực thi chương trình tổng
hai số.
<?php
$kq; //Khai báo ô nhớ
$kq=5+6; // lưu kết quả vào ô nhớ
echo “Tổng là: “ . $kq; // In kết quả ra màn hình
?>
2. Khai báo và gán giá trị cho biến
3. Cú pháp:
$ten_bien = giá trị;
 Lưu ý:
 Không khai báo kiểu dữ liệu cho biến
 Biến tự động được khởi tạo ở lần đầu tiên
 Biến trong PHP được bắt đầu bằng ký tự $ và theo
sau là tên biến.
 Nguyên tắc đặt tên biến:
 Bắt đầu là một kí tự (a-z), hoặc là dấu _
 Theo sau có thể là kí tự, kí số (0-9) hoặc dấu _
Biến có thể gán giá trị trực tiếp như sau:
$tên_biến=<giá trị>;
Ví dụ: <?php
$so_luong=100;
?>
Có thể gán giá trị cho biến từ một biến khác:
$tên_biến=$tên_biến_muốn_lấy_giá_trị;
Ví dụ:


<?php
$so_luong=100;
$don_gia=15000;
$thanh_tien=$so_luong*$don_gia;
?>
Page 1 of 27
4. Phạm vi hoạt động của biến
Phạm vi hoạt động của biến là một ngữ cảnh mà trong đó
biến được sử dụng.
 Các biến trong PHP có các phạm vi hoạt động sau:
 Biến cục bộ
Khi biến đó được khai báo trong hàm. Nó chỉ có ý nghĩa
đối với hàm đó mà thôi.
Ví dụ:
<?php
function chao()
{
$loi_chao=“Chào các bạn”; // phạm vi cục bộ
}
chao(); // thực thi hàm chào
echo $loi_chao; // kết quả sẽ không có
?>
 Biến toàn cục
Là biến có thể truy cập bất cứ nơi đầu trong chương
trình.
Ví dụ 1:
<?php
$loi_chao; // biến toàn cục
?>
 Lưu ý: để sử dụng biến toàn cục trong hàm phải khai báo từ

khóa
- Cách 1: global $tên_biến;
- Cách 2: $_GLOBAL[‘tên_biến’];
Ví dụ 2:
<?php
$loi_chao; // phạm vi toàn cục
function chao()
{
global $loi_chao;
$loi_chao=“Chào các bạn”;
}
chao(); // thực thi hàm chào
echo $loi_chao; // kết quả sẽ là Chào các bạn
?>
Page 2 of 27
 Biến static
Biến static không mất giá trị của nó khi ra
khỏi hàm và nó sẽ giữ nguyên giá trị đó khi hàm được
gọi thêm lần nữa.
Ví dụ:
<?php
function Test( )
{
static $so=0;
echo $so;
$so=$so+1;
}
Test ( ) ; // kết quả là 0
Test ( ) ; // kết quả là 1
Test ( ) ; // kết quả là 2

?>
5. Lớp – Đối tượng
II. HẰNG
Hằng là một giá trị không thể chỉnh sửa được thông qua việc thực
thi chương trình.
1. Khai báo
Cú pháp:
define(“TÊN_HẰNG”,<giá trị>);
Đối với hằng đã được khai báo chúng ta dùng tên hằng mỗi khi sử
dụng.
Ví dụ tính diện tích và chu vi của hình tròn với bán kính r=10
<?php
define(“PI”, 3.14) ; //Khai báo hằng số PI
$r = 10 ;
$s = PI * pow($r, 2) ; // pow(số , lũy thừa)
$p = 2 * PI * $r ;
?>
2. Sử dụng
Page 3 of 27
III. KIỂU DỮ LIỆU
1. Kiểu dữ liệu – mô tả
 Kiểu boolean: nhận một trong hai giá trị TRUE/FALSE
 Kiểu số nguyên: integer
 Kiểu số thực: double/float
 Kiểu chuỗi: string (không có giới hạn về kích thước)
 Kiểu mảng: array (là kiểu dữ liệu gồm nhiều phần tử)
 Kiểu đối tượng: object (kiểu dữ liệu là đối tượng của lớp)
2. Chuyển đổi kiểu dữ liệu
Chúng ta chuyển đổi kiểu dữ liệu cho biến vì trong quá trình
tính toán kiểu dữ liệu cũ của biến có thể không còn phù hợp nữa

Ví dụ: $a=5; //integer
$b =3; //integer
$c = $a/$b; // $c= 1,66667..
Các cách chuyển kiểu dữ liệu:
o Cách 1: Ép kiểu tự động (lừa kiểu)
o Chuyển chuổi kí số thành số dùng các toán tử
tính toán (+,-,...)
o Chuyển số thành chuổi: kết hợp với dấu nối
chuổi (.)
Ví dụ:
<?php
$a = “100” + 5; // $a = 105 ,kiểu integer
$a = “100” + 5.0; // $a = 105 ,kiểu double
$a = 100 . “chuoi”; //$a = “100chuoi”, kiểu string
?>
 Cách 2: Ép kiểu (datatype)$bien;
 Cách 3: Đặt lại kiểu dữ liệu cho biến settype($bien,
“datatype”)
IV. CÁC TOÁN TỬ
1. Toán tử số học
Ký hiệu Tên Ý nghĩa
+ Cộng
Thực hiện phép cộng hai
số
- Trừ
Thực hiện phép trừ hai
số
Page 4 of 27
* Nhân
Thực hiện phép nhân hai

số
/ Chia
Thực hiện phép chia hai
số
% Chia lấy dư
Thực hiện phép chia lấy
phần dư
Ví dụ:
<?php
$so_1 = 10;
$so_2 = 5;
$so_du = $so_1 % $so_2;
$bieu_thuc = ($so_1+ $so_2) * ($so_1 - $so_2);
?>
2. Toán tử nối chuỗi
Ký hiệu Tên Ý nghĩa
. Dấu chấm Thực hiện ghép hai chuỗi
Ví dụ:
<?php
$chuoi_1 = “Chào” ;
$chuoi_2 = “PHP” ;
$ket_qua = $chuoi_1 . $chuoi_2 ;
// kết quả “ChàoPHP”
?>
3. Toán tử gán kết hợp
Ký hiệu Tên Sử dụng
+= Cộng bằng $a +=$b; $a=$a+$b;
++
Tăng lên 1 đơn
vị

$a ++; $a=$a+1;
-= Trừ bằng $a -=$b; $a=$a-$b;
--
Giảm đi 1 đơn
vị
$a --; $a=$a-1;
*= Nhân bằng $a *=$b; $a=$a*$b;
Page 5 of 27
/= Chia bằng $a /=$b; $a=$a/$b;
%= Dư bằng $a %=$b; $a=$a%$b;
.= Nối chuỗi $a .=$b; $a= $a . $b;
4. Toán tử so sánh
Ký hiệu Tên Ý nghĩa
== So sánh bằng Thực hiện phép so sánh bằng
===
So sánh bằng
chính xác
Thực hiện phép so sánh bằng
giá trị và kiểu dữ liệu
!=, <>
Khác| không
bằng
Thực hiện phép so sánh khác
< Nhỏ hơn
Thực hiện phép so sánh nhỏ
hơn
<=
Nhỏ hơn hoặc
bằng
Thực hiện phép so sánh nhỏ

hơn hoặc bằng
> Lớn hơn
Thực hiện phép so sánh lớn
hơn
>=
Lớn hơn hoặc
bằng
Thực hiện phép so sánh lớn
hơn hoặc bằng
5. Toán tử luận lý

hiệu
Tên Ý nghĩa
! Not Toán tử phủ định
And,
&&
And
Đúng nếu cả hai biểu thức có giá trị
TRUE
Or, || Or
Đúng khi một trong hai biểu thức có giá
trị TRUE, hoặc cả hai điều có giá trị
TRUE
Xor Xor
Chỉ đúng khi một trong hai biểu thức có
giá trị TRUE
Page 6 of 27
6. Toán tử tham chiếu
- Trong PHP tham chiếu có nghĩa là lấy cùng một giá trị bằng
nhiều tên biến khác nhau.

- Ký hiệu tham chiếu: &
- Tham chiếu trong PHP cho phép tạo ra hai hay nhiều biến có
cùng một nội dung.
Ví dụ:
<?php
$a = 10;
$b = &$a;
echo $a; //10
echo $b; // 10
?>
7. Toán tử Error @
- Trong trường hợp biểu thức hay phép toán bị lỗi. PHP sẽ xuất
câu thông báo lỗi. Để bỏ qua chúng ta dùng toán tử Error - @
Ví dụ:
// Không sử dụng @
<?php
$a = 10;
$b = 0;
$c=$a/$b; //Lỗi
echo “kết quả: ”.$c;
?>
//Sử dụng @
<?php
$a = 10;
$b = 0;
$c=@($a/$b);
echo “kết quả: ”.$c;
?>
V. CÁC HÀM KIỂM TRA CỦA BIẾN
1. Hàm kiểm tra tồn tại isset()

 Ý nghĩa: dùng để kiểm tra biến có giá trị hay không
 Cú pháp: isset(<tên biến 1>, <tên biến 2>, …)
 Kết quả trả về:
 TRUE: nếu tất cả các biến đều có giá trị
 FALSE: nếu một biến bất kỳ không có giá trị
Ví dụ:
Page 7 of 27
<?php
if(isset($_POST[“ten_dang_nhap”]))
echo “Xin chào”.$_POST[“ten_dang_nhap”];
else
echo “Vui lòng nhập lại tên đăng nhập”;
?>
2. Hàm kiểm tra giá trị rỗng empty()
 Ý nghĩa: dùng để kiểm tra biến có giá trị rỗng hay không
 Cú pháp: empty(<tên biến >)
 Kết quả trả về:
 TRUE: nếu biến có giá trị rỗng
 FALSE: nếu biến có giá trị khác rỗng
 Các giá trị được xem là rỗng:
 “” (chuỗi rỗng), NULL
 0 (khi kiểu là integer), FALSE, array()
 var $var (biến trong lớp được khai báo nhưng không
có giá trị)
Ví dụ:
<?php
if(!empty($_POST[“hoten”]))
$ho_ten=$_POST[“hoten”];
else
echo “Xin vui lòng nhập họ tên”;

?>
3. Hàm kiểm tra trị số is_numeric()
 Ý nghĩa: dùng để kiểm tra biến có giá trị là số hay không
 Cú pháp: is_numeric(< tên biến >)
 Kết quả trả về:
 TRUE: nếu biến có giá trị là kiểu số
 FALSE: nếu biến có giá trị không là kiểu số
Ví dụ:
<?php
if(is_numeric($_POST[“so_luong”]))
{
$so_luong = $_POST[“so_luong”];
$thanh_tien = $so_luong * $don_gia;
}
else
Page 8 of 27
echo “Số lượng phải là kiểu số!”;
?>
4. Hàm kiểm tra kiểu dữ liệu của biến
 Các hàm: is_int(), is_long(), is_string(), is_double()
 Ý nghĩa: kiểm tra giá trị của biến có phải là kiểu integer/
long/ string/ double hay không
 Cú pháp chung: tên_hàm(<tên_biến>)
Ví dụ:
<?php
$a = “15”;
is_int($a); //0 (FALSE)
$b = 15;
is_int($b); //1 (TRUE)
$a = “hello”;

is_string($a); //1 (TRUE)
$b = 12.5;
is_string($b); //0 (FALSE)
$x = 4.2135;
is_double($x); //1 (TRUE)
?>
5. Hàm kiểm tra kiểu của biến gettype()
 Ý nghĩa: kiểm tra biến hoặc giá trị có kiểu dữ liệu nào:
integer, string, double, array, object, class, …
 Cú pháp: gettype(<tên biến>) hoặc
gettype(<giá trị>)
 Kết quả trả về: kiểu của giá trị hay kiểu của biến
Ví dụ:
<?php
$n = “Đây là chuỗi”;
$a = 123;
$b = 123.456;
$mang = array(1,2,3);
echo gettype($n); // string
echo gettype($a); // integer
echo gettype($b); // double
echo gettype($mang); // array
?>
VI. CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc rẽ nhánh
Page 9 of 27
a. If dạng 1
 Cú pháp:
if (điều kiện)
{

//khối lệnh
}
 Ý nghĩa:
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện khối lệnh.
 Điều kiện là một biểu thức logic trả về đúng (TRUE)
hoặc sai (FALSE).
Ghi chú: nếu khối lệnh bên trong if chỉ có một lệnh thì ta có thể
bỏ dấu ngoặc {}.
Ví dụ: so sánh hai số
<?php
$so_1=100;
$so_2=15;
if ($so_1>$so_2) //TRUE
$so_lon=$so_1; //$so_lon =100
echo “Số lớn là ”.$so_lon; //Số lớn là 100
?>
b. If dạng 2
 Cú pháp:
if (điều kiện)
{
//khối lệnh 1
}
else
{
//khối lệnh 2
}
 Ý nghĩa:
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện khối lệnh 1
Ngược lại thực hiện khối lệnh 2
Lưu ý: Cấu trúc if có thể lồng nhau

Ví dụ: so sánh hai số
<?php
Page 10 of 27

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×