Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Quá Trình Thực Thi Quốc Sách Ấp Chiến Lược Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa (1961-1965).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.56 MB, 298 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------

Tơ Tuấn Đạt

Q TRÌNH THỰC THI QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC
CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1961-1965)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------

Tơ Tuấn Đạt

Q TRÌNH THỰC THI QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC
CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1961-1965)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:


TS. Lê Văn Đạt
TS. Phạm Thị Thu Nga

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận án do
cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực.
Tác giả

Tô Tuấn Đạt


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 2
MỤC LỤC............. ................................................................................................ 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 7
MỞ ĐẦU............... ................................................................................................ 8
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 9
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
3.1. Đối tượng....... .......................................................................................... 10
3.2. Phạm vi........... ......................................................................................... 10
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 11
4.1. Nguồn tài liệu.. ........................................................................................ 11
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
5. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 11
6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 12
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 13
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án ...................................................... 13
1.1.1. Dinh điền..... ......................................................................................... 13
1.1.2. Khu trù mật... ........................................................................................ 13
1.1.3. Ấp chiến lược........................................................................................ 13
1.1.4. Ấp tân sinh.. .......................................................................................... 14
1.2. Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án .................. 15
1.2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngồi về quốc sách ấp chiến lược của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa .................................................................... 15
1.2.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước về quốc sách ấp chiến lược của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa .................................................................... 24


4

1.3. Những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu ................................. 33
1.3.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu ............... 33
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu..................................... 34
Chương 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ÂM MƯU THỰC HIỆN QUỐC SÁCH
ẤP CHIẾN LƯỢC CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA ......... 35
2.1. Hồn cảnh ra đời quốc sách ấp chiến lược................................................... 35
2.1.1. Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam trước năm 1961 ....................... 35

2.1.2. Sự bất lực của chính quyền VNCH trong quản lí nhân dân theo định
hướng của Mỹ ở MNVN ................................................................................. 39
2.1.3. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và sự ra đời của quốc sách ấp chiến
lược ở miền Nam Việt Nam ............................................................................ 53
2.2. Âm mưu thực hiện ấp chiến lược của Việt Nam Cộng hòa ......................... 59
2.2.1. Âm mưu thực hiện ấp chiến lược ......................................................... 59
2.2.2. Việt Nam Cộng hòa dựa vào thuyết “Cần lao nhân vị” để tuyên truyền
thực hiện sách ấp chiến lược ........................................................................... 64
2.2.3. Nhiệm vụ thực hiện ấp chiến lược của Việt Nam Cộng hòa ................ 66
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 67
Chương 3. Q TRÌNH XÂY DỰNG, PHỊNG THỦ VÀ CỦNG CỐ ẤP
CHIẾN LƯỢC CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA (19611965)................................................................................................................ 69
3.1. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa thực hiện ấp chiến lược (1961-1963) .... 69
3.1.1. Xây dựng ấp chiến lược ........................................................................ 69
3.1.2. Tổ chức phòng thủ ấp chiến lược ......................................................... 86
3.1.3. Tình hình thực hiện và sự thất bại của quốc sách ấp chiến lược ........ 101
3.2. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển sang thực hiện ấp tân sinh (1964 1965).............................................................................................................. 137
3.2.1. Chủ trương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau ngày
01/11/1963.....................................................................................................137
3.2.2. Xây dựng và tổ chức phịng thủ ấp tân sinh ....................................... 138
3.2.3. Tình hình thực hiện và sự thất bại của ấp tân sinh ............................. 145


5

Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 151
Chương 4: NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC THI QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN
LƯỢC CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA (1961-1965) ...... 153
4.1. Tính chất của quốc sách ấp chiến lược ...................................................... 153
4.1.1. Phục vụ cho âm mưu, chủ trương xâm lược của đế quốc Mỹ ............ 153

4.1.2. Là một biện pháp nhằm thực hiện chính sách bình định ở miền Nam
Việt Nam................... .................................................................................... 154
4.1.3. Là một “trại giam” trá hình nhằm tách nhân dân ra khỏi lực lượng cách
mạng và phong trào cách mạng..................................................................... 156
4.2. Đặc điểm của quốc sách ấp chiến lược ...................................................... 158
4.2.1. Về cấu trúc tổ chức ấp chiến lược ...................................................... 158
4.2.2. Về địa bàn tổ chức ấp chiến lược ....................................................... 161
4.2.3. Về tổ chức vận hành bộ máy ấp chiến lược........................................ 163
4.3. Nguyên nhân thất bại của quốc sách ấp chiến lược ................................... 164
4.3.1. Bản chất phi nghĩa của quốc sách ấp chiến lược ................................ 164
4.3.2. Những bất cập trọng hoạt động vận hành ấp chiến lược .................... 171
4.3.3. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân nỗ ra mạnh mẽ ......... 176
Tiểu kết chương 4.............................................................................................. 186
KẾT LUẬN........... ............................................................................................ 188
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ........................................ 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 194
PHỤ LỤC.............. ............................................................................................ 214


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACL

Ấp chiến lược

ATS

Ấp tân sinh


BĐNT

Bình định nơng thơn

CQSG

Chính quyền Sài Gịn

CAND

Cơng an nhân dân

MNVN

Miền Nam Việt Nam

Nxb

Nhà xuất bản

NDTV

Nhân dân tự vệ

QĐND

Quân đội nhân dân

QĐVNCH


Quân đội Việt Nam Cộng Hòa

TLLT

Tài liệu Lưu trữ

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTLTQGII:

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

VNCH:

Việt Nam Cộng hòa


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ tổ chức các cơ quan chấp hành quốc sách ACL....................... 76
Bảng 3.2: Nhu cầu quân dụng cho ACL Tham Rớt .......................................... 103
Bảng 3.3: Tình hình tiến triển cơng tác xây dựng ACL .................................... 125
Bảng 3.4: Thống kê quá trình lập ACL của Thompson .................................... 128
Bảng 3.5: Thống kê ngân khoản xây dựng ACL 1962-1963 ............................ 130



8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), âm mưu cơ
bản của đế quốc Mỹ là muốn biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm “con đê” ngăn
chặn chủ nghĩa xã hội, không cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đông
Nam Á.
Thực hiện âm mưu trên, từ năm 1954 đến năm 1975 Mỹ và chính quyền
VNCH đã tiến hành nhiều kế hoạch, chiến lược, biện pháp chiến tranh nhằm
chống phá cách mạng miền Nam. Trong đó, quốc sách ACL (giai đoạn 19611963) và ATS (giai đoạn 1964-1965), (sau đây xin gọi chung là ACL), được
xem là giải pháp có ý nghĩa chiến lược quyết định đến sự thành bại trong kế
hoạch xâm lược của Mỹ.
Mỹ nhận định trong quá trình tiến hành chiến tranh muốn chiến thắng lực
lượng cách mạng thì địi hỏi phải kiểm sốt cho được nơng thơn, một địa bàn
trọng yếu đóng vai trị xương sống chiến lược của tồn bộ chiến trường miền
Nam. Từ đó tạo bàn đạp thừa thế tiến ra Bắc, cắt đứt tuyến giao thông chiến
lược Bắc Nam, mục tiêu làm tan vỡ lực lượng cách mạng trên tồn miền Nam.
Khơng dừng lại ở đó, họ cịn dùng thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc để
chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, thực hiện chiến tranh giành dân nhằm thực
hiện ý đồ giành thắng lợi về chính trị và quân sự tại đây. Những âm mưu đó làm
cho cách mạng miền Nam trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ đã gặp rất
nhiều khó khăn thử thách, có lúc suy yếu.
Quốc sách ACL trong chiến tranh xâm lược Việt Nam được Mỹ và chính
quyền VNCH cho là chủ trương sắc bén, tạo bàn đạp cho lực lượng QĐVNCH
chống lại cách mạng, vừa có vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền, kêu gọi
đông đảo quần chúng (đa số là đồng bào nông thôn) hưởng ứng chính sách này,
vừa che đậy cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành
ở Việt Nam.



9

Nghiên cứu quá trình thực thi quốc sách ACL của chính quyền VNCH
(1961-1965) là vấn đề hay đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, tìm
hiểu. Các cơng trình nghiên cứu cho đến nay phần lớn tập trung vào các vấn đề:
phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở MNVN. Tuy nhiên, trong những năm
Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” chưa có cơng trình đi sâu nghiên
cứu về quá trình thực thi quốc sách ACL của chính quyền VNCH ở MNVN. Vì
lẽ đó, tơi quyết định chọn vấn đề “Quá trình thực thi quốc sách ấp chiến lược
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1961-1965)” làm đề tài nghiên cứu luận
án Tiến sĩ của mình.
Về ý nghĩa khoa học, luận án nghiên cứu tồn diện, có hệ thống q trình
thực thi quốc sách ACL của chính quyền VNCH ở MNVN (1961-1965). Nhận
xét, phân tích, luận giải kết quả, nguyên nhân thất bại của quốc sách ấy. Với
việc phản ánh toàn diện quốc sách ACL tại MNVN từ góc tiếp cận đối phương,
luận án sẽ góp phần vào việc lí giải đầy đủ hơn lí do vì sao một kế hoạch có ý
nghĩa chiến lược quan trọng được Mỹ và chính quyền VNCH chuẩn bị hết sức
chu đáo lại bị thất bại. Đồng thời, thấy được những chủ trương, chính sách đúng
đắn của Đảng, cũng như vai trò của lực lượng lãnh đạo cách mạng trong quá
trình đấu tranh chống lại quốc sách ACL.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung tư liệu về lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Ngồi ra, kết quả của luận án có
thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh các trường đại học,
cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trình bày có hệ thống q trình thực thi quốc sách ACL của chính quyền

VNCH (1961-1965) ở MNVN. Nhằm làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính
quyền VNCH trong việc thực hiện chính sách gom dân, tát nước bắt cá và sự
thất bại tất yếu của chúng trước phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Đồng thời, với góc tiếp cận nghiên cứu từ đối phương - một trong những nhân tố


10

của cuộc chiến ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta có những nhận định, đánh giá về
cuộc đấu tranh chống, phá ACL của quân và dân ta có cơ sở khoa học và thuyết
phục hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ hoàn cảnh ra đời, âm mưu thực hiện quốc sách ACL của
chính quyền VNCH ở MNVN.
Thứ hai, trình bày q trình xây dựng và phịng thủ ACL giai đoạn (19611965), rút ra kết quả của tiến trình này. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của
luận án.
Thứ ba, nhận xét, phân tích, luận giải nguyên nhân thất bại khi thực hiện
quốc sách ACL của chính quyền VNCH tại MNVN những năm 1961-1965.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là q trình thực thi quốc sách ACL
của chính quyền VNCH ở MNVN (giai đoạn 1961-1963), ATS (giai đoạn 19641965). Trong đó tập trung nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền
VNCH trong việc lập ACL, tập trung dân, tổ chức hoạt động phòng thủ ACL
thực hiện các kế hoạch để chống lại lực lượng cách mạng tại MNVN.
3.2. Phạm vi
Về không gian: Miền Nam Việt Nam (Trong địa giới hành chính thời chiến tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược).
Về thời gian: Từ năm 1961 đến năm 1965. Năm 1961 là mốc Mỹ và chính
quyền VNCH chuyển từ chính sách “Tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt”, triển khai quá trình thực hiện quốc sách ACL ở MNVN.
Năm 1965 là mốc đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt”, đồng thời cũng đánh dấu sự thất bại về cơ bản quốc sách ACL của Mỹ
và chính quyền VNCH.
Về nội dung: Luận án khảo cứu quá trình thực thi quốc sách ACL trong
giai đoạn (1961-1965).


11

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu đã xuất bản: Bao gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước;
các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản, bài viết đăng trên
báo, tạp chí... liên quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về quốc sách ACL
của chính quyền VNCH (1961-1965) nói riêng. Nguồn tài liệu này rất phong
phú, đa dạng.
Nguồn tài liệu lưu trữ: Gồm các báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn,
chỉ thị của Trung ương cục Miền Nam lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng, Phịng
Thơng tin tư liệu của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cục Lưu trữ Văn
phòng Trung ương Đảng.
Nguồn tài liệu của các cơ quan Mỹ và chính quyền VNCH tại TTLTQG
II tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các báo cáo, tờ trình, cơng điện, cơng
văn của Phủ Thủ tướng, Phủ Tổng thống, Phủ Tổng ủy Dinh Điền. TLLT là
nguồn tư liệu quan trọng, cơ bản để tác giả triển khai, thực hiện luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ
đạo của luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Trên cơ
sở này, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của chuyên ngành

như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v... nhằm cung cấp cái nhìn tồn
diện, xun suốt về q trình thực thi quốc sách ACL của chính quyền VNCH ở
MNVN (1961-1965).
5. Đóng góp của luận án
Một là, tái hiện lại bức tranh tổng thể quá trình thực thi quốc sách ACL
của chính quyền VNCH ở MNVN (1961-1965).
Hai là, với góc tiếp cận từ đối phương, một trong những nhân tố của cuộc
chiến ở Việt Nam sẽ giúp những nhận định, đánh giá về cuộc đấu tranh chống,
phá ACL của quân và dân ta càng có cơ sở khoa học và thuyết phục hơn.


12

Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp tài liệu và
giới thiệu một số tài liệu lưu trữ, phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo, giảng
dạy và học tập cho những ai quan tâm đến vấn đề quốc sách ACL của chính
quyền VNCH (1961-1965).
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận án
gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Hoàn cảnh ra đời và âm mưu thực hiện quốc sách ấp chiến lược của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Chương 3: Q trình xây dựng, phịng thủ và củng cố ấp chiến lược của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1961-1965).
Chương 4: Nhận xét quá trình thực thi quốc sách ấp chiến lược của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa (1961-1965).


13


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
1.1.1. Dinh điền
Chính quyền VNCH hòa định nghĩa Dinh điền là mở rộng ruộng đất, di
dân, lập ấp, làng mới, khai khẩn, phá hoang, tăng cường diện tích sản xuất,
khuyếch trương nơng nghiệp nhằm khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn đồng
bào ở những vùng đông đúc chật hẹp, đất đai nghèo nàng đến định cư, canh tác
tại những vùng ruộng đất phì nhiêu bị bỏ hoang, trực tiếp phục vụ quyền lợi của
đại đa số nhân dân, lấy sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân làm cứu cánh
(Công cuộc Dinh điền, 1957)
1.1.2. Khu trù mật
Khu trù mật là nơi quy tụ dân chúng sống rải rác, lẻ loi, riêng biệt ở nhiều
chỗ thành những thị tứ nhỏ ở thôn quê có những tiện nghi tối thiểu để họ có đủ
điều kiện phát triển phong phú đời sống vật chất, tinh thần. Khu trù mật còn là
đơn vị kinh tế sau này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế
quốc gia. Địa điểm tổ chức khu trù mật là nơi đất đai phì nhiêu, có hệ thống giao
thông hoặc sẽ được đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông (Công cuộc thiết lập
các khu trù mật, 1959).
1.1.3. Ấp chiến lược
Ấp chiến lược: Là ấp mà dân ở đâu làm ở đó, theo hướng dẫn của chính
quyền VNCH, tránh di chuyển, tập trung dân theo kiểu lập khu trù mật, trừ
trường hợp vài nhà ở giữa đồng trống thì yêu cầu họ về ở trong ấp trong xã họ
hoặc các nhà ở rời rạc xa cách nhau thì tập trung các nhà đó lại một địa điểm
thuận tiện nhất miễn là trong phạm vi xã của họ.
Ấp chiến lược được xây dựng với mục đích vãn hồi an ninh tại nông thôn,
thực thi dân chủ tận xã ấp với các ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, kinh
tế, xã hội. Được tổ chức theo đường lối nhân dân chủ động phát triển cộng đồng
để tự túc tự cường. Chính quyền VNCH chỉ giúp đỡ phần nào về nhân sự,
phương tiện, kỹ thuật và cứu viện khi cần thiết. Mục đích làm sao khích động



14

được đồng bào trong ấp tự giác, tự nguyện xây dựng, phịng thủ và chiến đấu
(Quốc sách ACL, 1961).
Theo chính quyền VNCH: Danh từ ACL gồm nhiều phương diện: quân
sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Người dân ở ấp chống sự chia rẽ, chống sự
chậm tiến, chống cộng sản, hấp thụ nền văn minh mới. Vai trò của ACL là làm
sao cho người dân ý thức được sự tự bảo vệ lấy họ và thống nhất ý chí kiến quốc
để xây dựng một xã hội mới theo một chương trình quy mơ, đặt lại hệ thống giá
trị cá nhân ở địa phương nhằm đề cao những người có cơng trong việc xây dựng
nơng thơn và kiến thiết làng mạc, nghĩa là làm sao cho người dân theo một trật
tự xã hội tân tiến (Trích yếu về việc dùng danh từ ACL, 1961).
Theo tự điển Bách khoa Quân sự Việt Nam: ACL, khu dồn dân ở nông
thôn NMVN do Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm lập ra từ năm 1961 nhằm
thực hiện chính sách bình định của Mỹ ở MNVN theo phương châm “tát nước
bắt cá”, tách dân khỏi cách mạng. ACL mang tính chất cứ điểm phịng vệ của
chính quyền Sài Gịn trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, chống phong trào nổi
dậy và chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam. Được xây dựng theo những
tiêu chuẩn thống nhất: xếp các hộ thành từng nhóm có trách nhiệm kiểm sốt và
bảo vệ lẫn nhau (ngũ liên gia bảo); tổ chức thanh niên vũ trang bảo vệ; mọi sinh
hoạt đều phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt; bên ngồi có hàng rào
bao quanh, cổng ra vào được canh gác ngày đêm, có hầm hào chiến đấu để
chống lại cuộc tiến công của du kích. Quản lí bằng biện pháp tổng hợp chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là biện pháp chính. Chương trình
xây dựng ACL được Mỹ và Ngơ Đình Diệm xem là quốc sách, là xương sống
của chiến tranh đặc biệt. Lúc đầu ACL đã gây cho cách mạng miền Nam những
khó khăn và tổn thất, nhưng về sau hiệu lực yếu kém dần. Sau cuộc đảo chính
01/11/1963 Ngơ Đình Diệm bị giết chết, chương trình xây dựng ACL bị bỏ dở

(Tự điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, 2004, tr. 36).
1.1.4. Ấp tân sinh
Theo tài liệu của chính quyền VNCH: ATS là một cộng đồng với một vị
trí giới hạn, có những đặc tính vật chất và xã hội như: nhà, vườn, trường học,


15

trạm y tế, cơ sở phịng thủ... Đồng thời có những đặc tính tinh thần là tồn dân
trong ấp phải tích cực chống cộng để bảo vệ tài sản và an ninh chung (Đường lối
xây dựng ACL, 1964).
Theo tự điển bách khoa quân sự Việt Nam: ATS, khu đông dân ở nơng
thơn miền Nam Việt Nam do chính quyền Nguyễn Khánh tổ chức từ năm 1965
thay cho ấp chiến lược, với mục đích như ACL, nhưng thủ đoạn xảo quyệt hơn;
bộ phận ưu tiên hàng đầu trong chính sách bình định của Mỹ ở MNVN thời kì
này. Hệ thống phịng thủ nghiêm ngặt kiểu ACL được thay bằng tổ chức tuần tra
bên ngoài của lực lượng vũ trang. Căn cứ tình trạng an ninh, hệ thống các ATS
được phân thành bốn loại: A (hoàn toàn an ninh), B (an ninh tương đối), C (kém
an ninh), D (an ninh bị uy hiếp) để có đối sách phù hợp, tránh gây căng thẳng.
Đội ngũ quản lí ấp được lựa chọn và huấn luyện kỹ; thi hành các biện pháp mị
dân như: xây dựng câu lạc bộ, nhà hộ sinh, trạm xá, trường học, trạm truyền tin,
làm đường sá, giúp đỡ kỹ thuật và hướng dẫn sản xuất. Cuộc tổng tiến công và
nổi dậy Mậu Thân (1968) đã làm phá sản một bước chương trình ATS, nhiều
ATS từ loại A, B xuống loại C và hàng loạt ấp tan rã (Tự điển Bách khoa Quân
sự Việt Nam, 2004, tr. 36).
1.2. Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án
1.2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về quốc sách ấp chiến
lược của chính quyền Việt Nam Cộng hịa
1.2.1.1. Từ năm 1961 đến năm 1975
Đề cập về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 19611965 với trọng tâm là quốc sách ACL do Mỹ và chính quyền VNCH đề xướng,

thực hiện đã thu hút sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, khơng phải cơng trình nghiên cứu nào cũng đề cập có hệ thống những vấn
đề mà luận án quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài tuy
chỉ đề cập từng mặt hoặc khái lược nhưng rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu
của tác giả. Có thể kể đến các cơng trình:
Gabriel Kolko (1965), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Giáo sư Sử học
Gabriel Kolko bắt đầu viết từ năm 1964 và xuất bản năm 1965 tại New York.


16

Ơng viết về diễn biến q trình xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, trong đó có nêu
vấn đề về ACL. “Đối với nhóm cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG)1 chương
trình ACL nhấn mạnh nhiều hơn đến quân chính quy và hỏa lực, việc di dân
cũng triệt để hơn. Dân được đưa ra khỏi những “khu vực chết” mà về sau gọi là
khu vực tự do bắn phá. Cái chung của Diệm lẫn Mỹ là kiểm soát dân với hy
vọng vơ hiệu hóa ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng hoặc nếu khơng
thì cũng làm cho VNCH tiếp xúc với phần đơng dân chúng, xóa bỏ cơ sở quần
chúng của mặt trận” (Gabriel Kolko, 1965, tr.160). Trong tác phẩm có một phần
viết về mục đích ban đầu lập ACL của Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm ở
MNVN theo những luận cứ của tác giả, cung cấp cho tôi thêm tư liệu cần thiết
cho việc nghiên cứu.
Arthur Schlesinger trong một cơng trình khảo cứu quan trọng về chính
quyền Kennedy được xuất bản vào năm 1965: A Thousand days: Kennedy in the
White House được nhà xuất bản Houghton Mifflin ấn hành tại Boston (tạm dịch:
Một nghìn ngày: Sự nghiệp của Tổng thống Kennedy tại Nhà Trắng) đã mô tả
tổng thể thời gian cầm quyền của Tổng thống Mỹ Kennedy khá đầy đủ, trong đó
tác giả đã trình bày sự thất bại của vị Tổng thống này trong việc hoạch định
chính sách tại Việt Nam, “các ACL của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã khiến
cho việc bình định nơng thơn miền Nam trở nên khó khăn hơn rất nhiều do đi

ngược lại văn hóa truyền thống của những cư dân MNVN, sự tan rã của hệ
thống ACL vốn rập khuôn theo kiểu Malaysia thật sự là một bài học cho người
Mỹ khi mang quân đội ra nước ngoài và can thiệp quân sự vào một quốc gia có
chủ quyền” (Arthur Schlesinger, 1965, tr. 217).
Thompson (1965), Defeating communist insurgency. The lessons of
Malaysia and Vietnam (Đánh bại sự nổi dậy của cộng sản. Bài học từ Malaysia
và Việt Nam). Ông là chun gia có nhiều kinh nghiệm về chương trình bình
định chống nổi dậy được đánh giá là thành cơng ở Malaysia, được Mỹ - Diệm
mời về MNVN làm chuyên gia cho quốc sách ACL. Sau thất bại ở Việt Nam,
Thompson đã viết cuốn sách này. Ơng đi sâu trình bày mục đích, biện pháp, quá
1

Military Assistance and Advisory Group - phái đoàn cố vấn, viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam.


17

trình tiến hành lập ACL ở Malaysia và Việt Nam, rút ra những nguyên nhân thất
bại của chương trình này ở Việt Nam. Ông cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến thất
bại của chương trình ACL ở Việt Nam chủ yếu là do vai trị của Ngơ Đình Nhu Người chịu trách nhiệm chính thực hiện ACL ở Việt Nam, đã phạm phải những
sai lầm nghiêm trọng. Trong đó, sai lầm đầu tiên là do nơn nóng thúc ép thực
hiện chương trình này, Ngơ Đình Nhu đã áp đặt kiểm sốt chính trị từ trên
xuống chứ khơng phải giành được sự ủng hộ từ dân chúng; thứ hai là quá đề
cao vai trò của thanh niên cộng hòa, gây nên sự xung đột giữa hai thế hệ già trẻ
trong cộng đồng; thứ ba là do không hiểu được nguy cơ ngày càng tăng của
cộng sản” (Thompson, 1965, tr.13). Thompson không nhận ra rằng, cuộc đấu
tranh của những người cộng sản ở Malaysia phần lớn là người Hoa nên có thể
phân biệt với cư dân Mã Lai bản địa. Trong khi đó, ở nơng thơn Việt Nam hồn
tồn khác hẳn, Mỹ khơng thể phân biệt đâu là những người cộng sản, đâu là
những người nông dân đơn thuần.

Báo cáo của Lầu Năm Góc với nhan đề The Strategic Hamlet Program
1961-1963 (Boston, 1971) được xem là báo cáo khá toàn diện và tương đối đầy
đủ của Chính phủ Mỹ về ACL. Nội dung đề cập đến quá trình triển khai các viện
trợ của Mỹ đối với quốc sách ACL. Lầu Năm Góc cho rằng: “Chương trình ACL
có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với việc xây dựng các ACL cho nông dân gia nhập.
Nó có vai trò loại bỏ những phần tử nổi dậy (ám chỉ những người cộng sản) từ
một khu vực và bảo vệ dân chúng ở nông thôn, tiến triển thông qua việc thành
lập các cơ sở hạ tầng đến việc cung cấp các dịch vụ mà qua đó nơng dân xác
định sẽ trung thành với chính phủ. Các chương trình ACL trong ngắn hạn là một
nỗ lực của chiến lược chống nổi dậy. Mục tiêu là chính trị mặc dù các phương
tiện để thực hiện nó là một hỗn hợp của quân sự, biện pháp kinh tế và chính trị
tâm lý xã hội” (The Strategic Hamlet Program 1961-1963, 1971, tr. 22).
Các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu về quốc sách ACL của
chính quyền Ngơ Đình Diệm tại Việt Nam đều xem những cơng trình nghiên
cứu trên là những tư liệu tham khảo quan trọng. Các nghiên cứu này đều nhận
xét về những sai lầm trong quá trình thực hiện chính sách về ACL tại Việt Nam.


18

Sự thành cơng của chương trình ACL ở Malaysia đã khiến những chiến lược gia
của Mỹ vội vàng triển khai tại Việt Nam khi nó khơng phù hợp với nơng thơn
Việt Nam. Những cơng trình này cịn cho thấy chính sự yếu kém và bộ máy
quan liêu của chính quyền Ngơ Đình Diệm góp phần đẩy quốc sách ấy tiến
nhanh đến bờ vực phá sản. Trong luận án của mình tác giả luận án đã chọn lọc,
kế thừa một số nội dung nghiên cứu của các tác giả nước ngoài để luận án đảm
bảo tính khách quan, phong phú.
1.2.1.2. Từ năm 1975 đến nay
Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng chuyên viết về chiến tranh Việt Nam,
người từng có cuộc phỏng vấn với Tổng thống Mỹ Johnson về cuộc chiến tranh

tại Việt Nam trong cơng trình Vietnam - A History (Việt Nam - Một câu chuyện
lịch sử) (The Viking Press, New York, 1983) đã chỉ rõ thực trạng của ACL:
“Trong thực tế, nó là một thảm họa... người nơng dân đã bị bứng ra khỏi làng
của họ, nơi có nguồn gốc và phần mộ của tổ tiên và thế là mô hình xã hội truyền
thống của họ bị gián đoạn, vì lý do họ không thể hiểu được. Tệ hơn nữa, hai
mươi ngàn nông dân đã được huy động để xây dựng một dự án mà chỉ có thể
phục vụ khoảng sáu ngàn người. Như vậy, mười bốn ngàn người đàn ông và phụ
nữ đã bị buộc phải từ bỏ các loại cây trồng và công việc của họ mà không trả
công xứng đáng” (Stanley Karnow, 1983, tr. 229). Tác phẩm đã nêu lên một số
hạn chế của chương trình ACL khi áp dụng tại MNVN dẫn chương trình này đến
bờ vực phá sản.
Ralph Gehee (1983), Deadl decets - My, 25 years in the CIA (Nhà xuất
bản Sheridan Square Publication, New York 1983, Nxb. Đà Nẵng Việt Nam
xuất bản năm 1987, theo bản dịch của Trần Đăng Minh Hiếu). Là người có thời
gian làm việc cho CIA từ năm 1952 đến năm 1977, từng ngồi tại tổng hành dinh
CIA, sau đó sang hoạt động tại Thái Lan và Nam Việt Nam; ông đã viết Cuốn
Deadl decets-My, 25 years in the CIA (Sự lừa dối kinh khủng, 25 năm tôi làm
việc ở CIA). Mc Gehee thừa nhận: “Người Mỹ đang cố gắng chiến thắng một đối
phương mà họ gần như không hiểu gì cả” (Ralph Gehee, 1983, tr.292). Trong
hoạt động lập ACL “tranh thủ trái tim khối óc dân chúng”, ơng cũng sớm thấy


19

và từng đề xuất cho CIA điều hệ trọng là: “Đa số nhân dân Việt Nam đang đứng
về phía Mặt trận dân tộc giải phóng, đang tham gia vào cuộc chiến đấu chống
lại quân đội Mỹ. Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn cho mình một Chính phủ đáp
ứng nguyện vọng của họ và mọi nỗ lực quân sự của Mỹ chỉ có thể trì hỗn các
thất bại khơng thể tránh khỏi mà thôi” (Ralph Gehee, 1983, tr.297).
Amter (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, (Nguyễn Tấn Cưu dịch), Nxb

Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Là một luật gia có thời gian làm đồng Chủ tịch Hội
nghị Nhà Trắng nghiên cứu về sự cộng tác quốc tế dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ
Johnson, được tiếp xúc với các tài liệu liên quan đến quá trình can thiệp Hoa Kỳ
vào Việt Nam, Amter viết Lời phán quyết về Việt Nam. Phần liên quan đến chế
độ Ngơ Đình Diệm và chính sách ACL được Amter trình bày ở phần một-Sự
dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam (từ trang 39-66). Trong đó, Amter phân tích
q trình từ khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ Ngơ Đình Diệm cho đến khi lật đổ nó.
Peter Poole (1986), Nước Hoa Kỳ và Đơng Dương từ Rurơven đến
Nichxơn, (Vũ Bách Hợp dịch), Nxb Thông tin lý luận. Trên cơ sở các tài liệu có
liên quan đến chính sách của các đời Tổng thống Mỹ và đặt cuộc chiến tranh
Việt Nam trong bối cảnh chung của chiến trường Đông Dương, tác giả đã đưa ra
những nhận định về q trình xâm lược Việt Nam của Mỹ thơng qua việc xâu
chuỗi sự thay đổi các chính sách về Việt Nam trong đó có quốc sách ACL của
Tổng thống Hoa Kỳ với các sự kiện diễn ra ở MNVN.
Tác phẩm của Neil Sheehan: A Bright Shining Lie: Johnpaulvann and
America in Vietnam được xuất bản vào năm 1988, ở Việt Nam tác phẩm này đã
được Đoàn Duẩn dịch ra Tiếng Việt với nhan đề: Sự lừa dối hào nhoángJohnpaulvann và nước Mỹ ở Việt Nam (Nxb CTQG, Hà Nội, 2003) đã cho
người đọc thấy một sự thật về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, đặc biệt trong giai
đoạn (1961-1965). Sheehan bằng thực tế kinh nghiệm chiến trường, đã có những
quan điểm rất rõ ràng về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam. Các
kế hoạch hành quân vào Ấp Bắc, chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”,
các đồn lũy ACL được miêu tả trong quyển sách với thái độ bi quan đã thể hiện
sự bế tắc của Mỹ trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt”. Ông cho rằng: “dù có


20

các kế hoạch bài bản, vũ khí và các phương tiện chiến tranh hiện đại thì người
Mỹ cũng khơng thể ngăn được ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam” (Neil
Sheehan, 2003, tr. 172).

Trong luận văn thạc sĩ khoa học quân sự của James Higgin với đề tài The
Misapplication of the Malayan Counterinsurgency Model to the Strategic
Hamlet Program (Sai lầm của chiến lược chống nổi dậy của người Malaya
trong chương trình ACL) (Đại học Massachusetts, 1989), khi liên hệ với ACL
tại Việt Nam, tác giả nhận xét: “Diệm, người Mỹ và người Anh khơng bao giờ có
thể giành chiến thắng trong dân cư nông thôn với sự nghiệp này. Điều đó có
nghĩa là Việt Cộng đã nắm giữ các sáng kiến về xây dựng nông thôn chiến đấu
và nông dân nơng thơn Việt Nam khơng đứng về phía chính quyền Diệm. Các
chương trình ACL sẽ khơng dẫn đến việc thiết lập các “vùng trắng” ở Việt Nam
như đã xảy ra ở Malaysia. Diệm không thể cung cấp cho nông dân của mình với
hy vọng thực tế về một tương lai tốt đẹp hơn” (James Higgin, 1989, tr. 82).
Zalin Grant (1993), Giáp mặt với Phượng hoàng (Lê Minh Đức dịch)
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản 1993. Ơng là phóng viên của các Tạp
chí Mỹ Time, New Republic, có tổng cộng 5 năm sống ở Việt Nam và là một
trong số ít nhà báo Mỹ nói Tiếng Việt. Đây là cuốn tiểu sử của CIA trong
khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1975 và là bản báo cáo “Thất bại chính
trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam”. Zalin Grant đã viết về cuộc chiến tranh bình định
và sự thất bại của nó qua hoạt động của tổ chức Phượng Hồng, coi đây là một
cuộc chiến tranh khơng có chiến tuyến rõ rệt, nhưng không kém phần nguy
hiểm và ác liệt. Đặc biệt, ông cho rằng, hoạt động Phượng Hồng, cũng như
tồn bộ chương trình bình định lập ACL của Mỹ ở Việt Nam, là “khía cạnh ít
được biết đến nhất, nhưng lại bị hiểu sai nhiều nhất, trong cuộc chiến tranh
này” (Zalin Grant, 1993, tr.8).
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã cho xuất bản tác
phẩm: In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, tác phẩm được Hồ
Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thuỷ, Minh Nga dịch sang Tiếng Việt với nhan đề:
Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Nxb Chính trị


21


Quốc gia, Hà Nội, 1995). Trong tác phẩm này, vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ đã thừa nhận giai đoạn chính quyền Kennedy thực hiện chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” là một “sai lầm khủng khiếp”, ông cho rằng: “Người Mỹ thất bại
trên chiến trường vì đã khơng tơn trọng, cũng như khơng hiểu được văn hóa
truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước bất khuất hàng nghìn năm của
dân tộc Việt Nam” (Robert McNamara, 1995, tr. 147). Trong tác phẩm này, có
thể nhận ra rằng, chính yếu tố văn hóa là một trong những nguyên nhân khiến
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “xương sống” là ACL từng bước phá sản
tại MNVN.
Tác phẩm America'sLongestWar: The United States and Vietnam, 19501975 của George Herring (Nxb Mcgrawhill, New York) từng được tái bản đến 4
lần tại Mỹ, riêng tại Việt Nam cơng trình này được Phạm Ngọc Thạch dịch với
nhan đề: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ (Nxb Chính trị Quốc gia,
1998) đã thể hiện góc nhìn của tác giả về ACL. Herring cũng chỉ ra những mâu
thuẫn của chính quyền Ngơ Đình Diệm và Mỹ khi thực hiện quốc sách ACL:
“Dưới ách cai trị của Diệm và Nhu, chương trình này khơng ràng buộc được
dân với chính quyền. Cải cách điền địa khơng được đưa vào kế hoạch và nhiều
nơng dân khơng có một mảnh đất cắm dùi. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức
các dịch vụ tại các ACL, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền
này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền VNCH thiếu những người có năng lực
để làm việc theo chương trình, nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại
diện cho chương trình ở cấp xã... Vì vậy, vào đầu năm 1963, ngay cả đối với
những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho chương trình này cũng thấy rõ nó có
những khiếm khuyết cơ bản mà nếu khơng sửa chữa ngay thì sẽ gây nên nhiều
vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã thực
hiện một chiến dịch có hệ thống, có hiệu quả, đánh vào một số ACL then chốt và
xây dựng những đơn vị đặc công để tiêu diệt các ấp đó bằng cách tấn cơng trực
diện hoặc thâm nhập” (George Herring, 1998, tr.154). Cơng trình đã cung cấp
nguồn sử liệu quan trọng trong hoạt động thiết lập ACL do Mỹ và chính quyền
VNCH dày cơng thực hiện, đã cho người đọc nhận ra được bản chất của ACL.



22

Theo ơng chính sự chủ quan, độc tài, đi ngược lại các giá trị truyền thống Việt
Nam của Mỹ và anh em Ngơ Đình Diệm - Ngơ Đình Nhu là nguyên nhân quan
trọng khiến quốc sách này thất bại.
Daniel Ellsberg (2006), (Hà Tỉnh - Kiều Oanh dịch), Những bí mật về
cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb QĐND. Hồi ký của Daniel viết về sự thật kế
hoạch leo thang chiến tranh của Mỹ ở MNVN, những âm mưu của Tổng thống
Mỹ bắt đầu từ Vịnh Bắc Bộ, kế hoạch bình định, viện trợ cố vấn cho chính
quyền VNCH. Đặc biệt, Hồi ký cũng nêu rõ: “Hai tháng cuối năm 1961, Tổng
thống Mỹ quyết định tăng gấp đôi số cố vấn, quân sự của Mỹ cùng với các đơn
vị hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang MNVN bao gồm các đại đội trực thăng, các
chuyên gia thông tin, vận tải, hậu cần và tình báo” để thực hiện bằng được quốc
sách ACL (Daniel Ellsberg, 2006, tr.10).
Nigel Cawthorne (2007), (Thanh Xuân dịch), Chiến tranh Việt Nam được
và mất, Nxb Đà Nẵng. Qua cuốn sách này, tác giả muốn dựng lại những nét
chính về cuộc chiến tranh có quy mơ rất to lớn, khơng chỉ định lượng bằng số
bom đạn, tính hủy diệt của các loại vũ khí được sử dụng, hay những thống kê
người chết, người bị thương và những di hại lâu dài như chất độc da cam
dioxin, sự hủy diệt mơi trường để lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH.
Cơng trình đã thể hiện sự tâm huyết, nghiêm túc, cơng phu trong nghiên cứu dù
là tài liệu trích dẫn tham khảo chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp nên chưa đầy
đủ, chính xác cao, nhiều thơng tin cịn lấy từ nguồn “tin cậy từ một phía” nhưng
những đóng góp của nó chắc chắn ở những điều lớn hơn, những vấn đề rộng
hơn mà cộng đồng thế giới đang đối mặt và giải đáp.
William Colby, nguyên Giám đốc CIA, nhân vật được xem như là “người
đỡ đầu” của kế hoạch thiếp lập ACL ở Việt Nam với chương trình ACL thí điểm
tại Bn Enao (bn làng của tộc người Ê Đê), trong quyển sách viết về chiến

tranh Việt Nam với nhan đề Một chiến thắng bị bỏ lỡ (Nguyễn Huy Cầu dịch,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007) đã cung cấp những sử liệu quan trọng từ
Nhà Trắng, những toan tính của người Mỹ trong q trình thực thi ACL, sự thất
bại của Ngơ Đình Diệm trong chính sách ACL cùng với các xung đột chính trị,


23

tơn giáo đã tác động đến sự khủng hoảng chính trị khơng chỉ ở MNVN mà cịn
ngay cả ở nước Mỹ.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình khác như: Henretta và Davidbrody trong
cơng trình America-Aconsice history (Nước Mỹ - Một câu chuyện lịch sử súc
tích) được xuất bản bởi Sf Martin’S tại New York (tái bản vào năm 2010) đã
nhận xét: “Mặc dù được Mỹ viện trợ, chính quyền tham nhũng, hà khắc của
Diệm được Eisenhower dựng nên vào năm 1954 đang dần đánh mất vị thế của
mình. Đến năm 1961, những người chống đối Diệm, được Bắc Việt Nam chống
lưng, đã thành lập nên một phong trào cách mạng với cái tên Mặt trận Giải
phóng Dân tộc (NLF). Những lực lượng du kích của NLF có tên Việt Cộng tìm
được sự ủng hộ của nơng dân, những người căm ghét chương trình ACL của
Ngơ Đình Diệm, buộc họ phải rời khỏi làng đến sống trong những khu rào kín
bằng dây thép gai” (Hen Retta – David Brody, 2010, tr. 223).
Nick Tures (2013), (Lê Thùy Giang và Đặng Thành Đạt dịch), Mệnh lệnh
lưỡi lê: Sự thật về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
Đúc rút từ hơn một thập niên nghiên cứu các tư liệu mật của Lầu Năm Góc và
phỏng vấn những cựu binh Mỹ cũng như những người từng sống sót qua các
trận càn ở Việt Nam, Turse đã cho thấy “chính sách ACL mà Mỹ và VNCH cho
là chính thống đã dẫn đến cái chết của hàng triệu thường dân vô tội và khiến
hàng triệu người khác bị thương” (Nick Tures, 2013, tr. 162).
Trong một nỗ lực phân tích những thất bại của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn
(1954-1963), Edward Miller đã cho xuất bản cơng trình Misalliance: Ngo Dinh

Diem, The United States and the Fate of South Vietnam (The Harvard University
Press, 2013), cơng trình nghiên cứu này đã được dịch ra Tiếng Việt với nhan đề
Liên minh sai lầm, Ngô Đình Diệm - Mỹ và số phận Nam Việt Nam (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2016), trong cơng trình tác giả Miller đã chỉ ra rằng:
“Quan điểm của Nhu coi ACL như một “hệ thống phòng thủ thu nhỏ” là sự khởi
đầu quan trọng trong quan điểm chính thức của VNCH về hoạt động chống nổi
dậy và cải cách điền địa. Bằng việc tổ chức để người dân nông thơn tự bảo vệ
mình, chương trình ACL còn hướng tới các mục tiêu vượt ra ngoài phạm vi


24

những biện pháp kiểm sốt dân mà Chính phủ trước đây vẫn dựa vào… Diệm Nhu một mực cho rằng chương trình ACL khơng chỉ là một chiến lược qn sự
đơn thuần mà còn là phương tiện để đi đến mục tiêu cuối cùng là hiện thực cuộc
cách mạng nhân vị” (Edward Miller, 2013, tr. 318-319). Trong cơng trình của
mình, tác giả Miller đã cung cấp nhiều thơng tin có giá trị về vai trò của các
chuyên gia người Mỹ trong q trình thiết lập ACL, quan điểm của Ngơ Đình
Diệm và Ngơ Đình Nhu về nguồn viện trợ của Mỹ đối với chương trình ACL,
qua đó phản ánh một cách chân thật về sự đổ vỡ liên minh giữa chính quyền
Ngơ Đình Diệm với Mỹ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngơ Đình Diệm vào
năm 1963.
Có thể thấy những cơng trình nêu trên đều là những tác phẩm nghiên cứu
khá sâu về chiến tranh ở Việt Nam, trong đó các mục viết về ACL của Mỹ tại
Việt Nam được nhắc đến như một bài học cảnh tỉnh cho người Mỹ về việc phải
tôn trọng các điều kiện văn hóa của các quốc gia khi âm mưu thống trị toàn cầu
cũng như phản ánh sự phi nghĩa của một cuộc chiến tranh mà chính người Mỹ
đã gây ra. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi
dưới những góc nhìn khác nhau đã phát họa cơ bản về chính sách, âm mưu và
kế hoạch của Mỹ cũng như chính quyền VNCH trong thực hiện quốc sách ACL.
Những cơng trình nghiên cứu này dù có quan điểm khác nhau, cách nhìn nhận,

phân tích riêng trong đánh giá, thậm chí cả về dữ kiện và các số liệu liên quan,
nhưng tư liệu mà các học giả sử dụng gồm cả các nguồn sử liệu từ bên ngoài
Việt Nam đã cung cấp cho giới nghiên cứu về lịch sử chiến tranh ở Việt Nam
một cái nhìn khách quan, đầy đủ hơn về giai đoạn “chiến tranh đặc biệt” với
trọng tâm là quốc sách ACL của chính quyền VNCH.
Song song với các ấn phẩm của các tác giả ngồi nước, từ rất sớm, giới sử
học Mác-Xít trong nước cũng có những chuyên gia nghiên cứu, đánh giá về
ACL, về chiến tranh ở MNVN giai đoạn 1961-1965.
1.2.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước về quốc sách ấp chiến
lược của chính quyền Việt Nam Cộng hịa
1.2.2.1. Từ năm 1961 đến năm 1975


×