Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.53 KB, 6 trang )

CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất của các loại
vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học.
2. Kĩ năng: Phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các loại vải dùng trong may mặc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nd: nghiên cứu SGK - SGV, TLTK.
- Chuẩn bị ptdh: H 1.1 và H 1.2 SGK phóng to, mẫu vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá
học, diêm, nến, bát nước.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo hứng thú vào bài mới.
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành:? GĐ có vai trò như thế nào trong xã hội ? Nêu các công việc tạo
ra kinh tế gia đình?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc tính chất của các loại vải.
- Mục tiêu: Biết được nguồn gốc tính chất của vải sợi thiên nhiên.Trình bày được
quy trình sản xuất của vải sợi thiên nhiên.
- Thời gian: 14 phút
- Đồ dùng: Tranh hình 1.1, mẫu vải sợi thiên nhiên, nến, vải vụn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV: Treo tranh, hướng dẫn học sinh
quan sát hình 1.1 (SGK)
? Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ


đâu?
- GV nhận xét và kết luận.
? Yêu cầu hs hoạt động nhóm qua quan
sát tranh nêu quy trình sản xuất sợi vải
- HS quan sát tranh và trả lời.
Nguồn gốc.
+ Có nguồn gốc từ thực vật: cây bông,
cây lanh, cây đay.
+ Có nguồn gốc từ động vật: con tằm,
con dê, con lạc đà.
- HS hđ nhóm, trả lời:
*Quy trình sản xuất.
+Vải sợi bông.
bông, nêu quy trình sản xuất vải tơ tằm?
- GV nhận xét, giải thích thêm và kết
lụân.
- GV đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và
nhận biết.
? Để có nguyên liệu diệt vải con người
phải trồng cây bông, đay. Vậy ngoài tác
dụng làm nguyên liệu cây còn có tác
dụng nào nữa.
- GV làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải,
nhúng vải vào nước để HS quan sát kết
quả và nêu tính chất của vải sợi thiên
nhiên.
- GV gọi HS đọc nội dung tính chất
SGK.
- GV kết luận.
- Cây bông → Quả bông → Xơ bông →

Sợi dệt → Vải sợi bông.
+ Vải tơ tằm.
- Con tằm → Kén tằm → Sợi tơ tằm →
Sợi dệt → Vải tơ tằm.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc làm xanh môi trường
- HS đọc tính chất sgk
Hoạt động2 : Tìm hiểu vải sợi hoá học
- Mục tiêu:Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học.
- Thời gian: 21 phút
- Đồ dùng: Tranh sơ đồ vải sợi hoá học, mẫu vải sợi hoá học.
- Cách tiến hành.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát hình 1-2(SGK).
? Vải sợi hóa học có nguồn gốc từ đâu?
- GV nhận xét, kết luận.
? Vải sợi hóa học được chia làm những
loại nào?
- GV giải thích thêm và kết luận:
Nguyên liệu không có dạng sợi mà phải
- HS trả lời:
Từ chất xenlulô của gỗ, tre, nứa và từ
một số chất hóa học lấy từ than, đá, dầu
mỏ
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vải sợi hóa học chia 2 loại:
+ Vải sợi nhân tạo:
+ Vải sợi tổng hợp:
qua quá trình tạo sợi. Căn cứ vào
nguyên liệu ban đầu và phương pháp

sản xuất người ta chia sợi hoá học làm
hai loại là sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.
? Quan sát sơ đồ em nêu tóm tắt qui
trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi
tổng hợp.
- GV nhận xét, giải thích và kết luận.
? Sản xuất ra vải sợi hoá học phải trải
qua các quy trình xử lí bằng hoá chất.
Vậy những chất thải cần được xử lí như
thế nào?
- HS dựa vào h1.2 (SGK) tìm nội dung
điền vào khoảng trống trong bài tập sách
giáo khoa và ghi vào vở.
- HS hđ nhóm bàn- đại diện trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
- GV đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và
nhận biết.
- GV làm thử nghiệm đốt sợi vải, vò vải
để HS quan sát kết quả từ đó nêu tính
chất của vải sợi hóa học.
- GV gọi HS đọc nội dung tính chất
trong SGK.
? Vì sao vải sợi hóa học được sử dụng
nhiều trong may mặc?
- GV kết luận.

- HS nêu được quy trình sản xuất như
SGK- Tr7
- Xử lí chất thải theo quy định của nhà
nước để không làm ô nhiễm môi trường

- HS hđ nhóm làm, đại diện trả lời
*Bài tập.
- vải sợi nhân tạo; vải sợi tổng hợp.
- sợi visco; axetat; gỗ,tre, nứa.
-sợi nilon,sợi polste; dầu mỏ, than đá.
HS đọc tính chất vải SGK- Tr8
- Nhờ máy móc hiện đại và nguyên liệu
gỗ tre nứa than đá dầu mỏ rất dồi dào,
giá thành rẻ. Vải sợi hoá học phong
phú , đa dạng ,bền, đẹp, giặt mau khô, ít
bị nhàu, giá thành rẻ.
3. Tổng kết
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 3 phút
- Cách tiến hành:
* Củng cố
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
? Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm vào mùa hè mà không sử dụng
vải lụa hoặc nilon?
* Dặn dò: Chuẩn bị sẵn các mẫu vải , sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo
may sẵn, bao diêm , 1 cây nến, bát nhỏ đựng nước để bài sau thử nghiệm phân loại
vải.
========================
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
2. Kĩ năng: Phân biệt được ba loại vải: vải thiên nhiên, vải hóa học, vải sợi pha.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các loại vải dùng trong may mặc và ứng dụng mặc
chúng vào từng mùa

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nd: nghiên cứu SGK- SGV, TLTK.
- Chuẩn bị ptdh: Bảng 1/SGK_Tr.9, mẫu vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải
sợi pha, diêm, nến, nước.
2. Học sinh: Sưu tầm một số băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn, diêm, nước,
nến.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động.
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo hứng thú vào bài mới.
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành: ? Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học?
2. Bài mới.
Hoạt động1: Tìm hiểu vải sợi pha.
- Mục tiêu: Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: Mẫu vải sợi pha, nến, diêm, 3 mẫu vải vụn, bát nước
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS xem một số mẫu vải có
thành phần sợi pha và rút ra kết luận
nguồn gốc vải sợi pha.
- HS trả lời:
Nguồn gốc
- Kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau
? Vải sợi pha có tính chất như thế nào?
- GV cho HS đọc nội dung ví dụ SGK.
? Vải sợi pha có điểm gì khác với vải

thiên nhiên và vải hóa học?
- GV kết luận.
tạo thành sợi pha để dệt vải.
Tính chất.
- Vải sợi pha thường có những ưu điểm
của các loại sợi thành phần.
- HS đọc ví dụ sgk Tr-8
- HS so sánh:
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách phân biệt một số loại vải
- Mục tiêu:Hiểu được cách phân biệt một số loại vải.
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng: Mẫu các loại vải, nến, diêm, nước.
- Cách tiến hành.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS hđ nhóm hoàn thành bảng
1 sgk Tr-9
- GV nhận xét kết quả và kết luận bằng
bảng phụ.
GV hướng dẫn cách thực hiện phân biệt
một số loại vải.
- GV giải thích các cụm từ có trong
khung hình 1.3 SGK và yêu cầu HS
thực hiện theo nội dung phần 3
- GV yêu cầu đại diện một vài nhóm lên
trình bày cách phân biệt, các nhóm khác
theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm.
? Sau khi thử nghiệm xong các loại vải
theo em cần thực hiện như thế nào để

giữ vệ sinh môi trường?
- GV nhận xét, kết luận:
- HS hoạt động nhóm làm bài tập, đại
diện trình bày.
- HS thực hiện theo nhóm theo nội dung
đã hướng dẫn.
+ Thử nghiệm vò vải và đốt sợi để phân
biệt các mẫu vải hiện có.
+ Đọc thành phần sợi vải trong các
khung ở hình 1.3 sgk Tr-9 và những
băng vải nhỏ do GV và học sinh sưu tầm
được.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trả lời:
3. Tổng kết.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành:
* Củng cố:
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay?
? Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
* Dặn dò: - Đọc và tìm hiểu trước Bài 2 - Lựa chọn trang phục
=======================

×