Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 9: Thực hành - Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.43 KB, 5 trang )

Thực hành: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được nội dung và trình tự thực hành sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.
2. Kĩ năng: Sắp xếp được một số đồ đạc trên sơ đồ phòng ở thu nhỏ.
3. Thái độ: Nghiêm túc thực hiện, tiết kiệm nguyên liệu đảm bảo vệ sinh môi
trường.
II. ĐỒ DÙNG.
1. Giáo viên: Giáo án, TLTK
2. Học sinh: SGK, vở ghi, giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác.
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY.
1. Khởi động: 5 phút
* Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết cách sắp xếp đồ đạc trong các khu vực sinh
hoạt trong gia đình?
* Đặt vấn đề: Tiết 19, 20 các em được học lí thuyết về cách sắp xếp các đồ đạc
hợp lí trong nhà ở Và để vận dụng được kiến thức đó thì chúng ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
- Mục tiêu: Nêu được nội dung và trình tự thực hành.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra các dung cụ học tập của học
sinh.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thực
hành SGK/39.
- Trong phòng gồm những đồ đạc gì ?


- Cần chú ý gì khi sắp xếp đồ đạc trong
phòng cá nhân ? (Thuận tiện cho sinh
hoạt, học tập và nghỉ ngơi)
- GV HD học sinh quan sát hình vẽ và
cách thực hiện bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- 1 tờ giấy A3 (42cm x 30cm), bút chì,
thước kẻ, bút màu, tẩy
- Sắp xếp đồ đạc cho một phòng riêng có
diện tích 10m2 với các đồ đạc trong
phòng gồm: 1 giường cá nhân, một tủ đầu
giường, một tủ quần áo, một bàn học
sinh, hai ghế, một giá sách.
- Trình tự thực hành.
cách sắp xếp đồ đạc trong phòng sao
cho hợp lí và yêu cầu HS tô màu cho
từng đồ vật.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày về
cách sắp xếp của nhóm, các nhóm khác
theo dõi và nhận xét, bổ sung cuối
cùng - GV kết luận.
? Có thể dùng các vật liệu nào để tập
làm mô hình đồ vật trong nhà để sắp
xếp.
- Tận dụng được các vật liệu thừa như
bìa vở cũ, vỏ hộp, gỗ tập làm các mô
hình đồ vật trong nhà dùng để sắp xếp
hợp lí.
- B1: Quan sát hình 2.7 SGK/39: Sơ đồ
phòng ở và một số đồ đạc.

- B2: Thảo luận và vẽ sắp xếp đồ đạc lên
sơ đồ mặt bằng phòng ở vào giấy A3
- B3: Tô màu cho các đồ đạc.
- B4: Đại diện nhóm trình bày về cách
sắp xếp của nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: Thực hiện được theo trình tự của bài.
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng: giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo nhóm theo trình tự
các bước.
- GV theo dõi quan sát học sinh thực
hành.
- Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
- Giải đáp một số thắc mắc của hs
- Làm bài tập thực hành theo các bước
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: Nhận xét được kết quả bài thực hành.
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu các nhóm học sinh dừng
luyện tập và trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực
hành của các nhóm
- GV nhận xét chung tiết thực hành.
- Các nhóm nhận xét chéo nhau

3. Tổng kết: 2 phút
* Củng cố:
- GV yêu cầu HS về tự thực hiện thêm tại gia đình
* Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị túi gấy màu thủ công, kéo, hồ dán, thước kẻ.
====================
Tiết 22
Thực hành: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được nội dung và trình tự thực hành sắp xếp đồ đạc trong
nhà ở.
2. Kĩ năng: Sắp xếp được một số đồ đạc trên sơ đồ phòng ở thu nhỏ.
3. Thái độ: Nghiêm túc thực hiện, tiết kiệm nguyên liệu đảm bảo vệ sinh môi
trường.
II. ĐỒ DÙNG.
1. Giáo viên: Giáo án, TLTK
2. Học sinh: SGK, vở ghi, giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY.
1. Khởi động: 5 phút
* Kiểm tra bài cũ: Nêu trình tự sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở?
* Đặt vấn đề: Tiết học trước các em đã được vẽ trên sơ đồ phòng ở thu nhỏ và tiết
học hôm nay chúng ta tiếp tục cắt, dán và sắp xếp đồ đạc trên sơ đồ phòng ở thu
nhỏ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
- Mục tiêu: Nêu được nội dung và trình tự thực hành.
- Thời gian: 10 phút

- Đồ dùng: giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra các dung cụ học tập của học
sinh.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thực
hành SGK/39.
? Trong phòng gồm những đồ đạc gì ?
- SGK, vở ghi, giấy A3, giấy màu, thước
kẻ, kéo, hồ dán
II./ Nội dung và trình tự thực hành
1./ Nội dung: Sắp xếp đồ đạc cho một
phòng riêng có diện tích 10m2 với các đồ
? Cần chú ý gì khi sắp xếp đồ đạc trong
phòng cá nhân ? (Thuận tiện cho sinh
hoạt, học tập và nghỉ ngơi)
- GV HD học sinh quan sát Sơ đồ
phòng ở (đã vẽ)
- Yêu cầu HS thảo luận cắt mô hình
bằng bìa.
- Sau đó gọi đại diện 1 nhóm lên trình
bày về cách sắp xếp của nhóm các
nhóm khác theo dõi và bổ sung cuối
cùng GV kết luận.
- GV phân nhóm và phát dụng cụ, thiết
bị cho các nhóm.
? Theo em cần thực hiện như thế nào
để giữ được về sinh môi trường.
- Sau khi cắt xong còn các phần thừa
của giấy cần để vào đúng nơi quy định

và tiết kiệm nguyên liệu thực hành.
đạc trong phòng gồm: 1 giường cá nhân,
một tủ đầu giường, một bàn học sinh, hai
ghế, một giá sách.
2./ Trình tự thực hành.
- B1: Quan sát sơ đồ phòng ở (đã vẽ)
- B2: Thảo luận cách cắt mô hình
- B3: Cắt mô hình bằng giấy màu
- B4: Dán mô hình theo sơ đồ.
- B5: Đại diện nhóm trình bày về cách
sắp xếp của nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: Thực hiện được theo trình tự của bài.
- Thời gian: 18 phút
- Đồ dùng: giấy A3, thước kẻ, bút chì, bút màu, tẩy
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS thực hiện theo nhóm.
- GV Theo dõi quan sát học sinh thực
hành.
- Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
- Giải đáp một số thắc mắc của hs.
- Làm bài tập thực hành theo các bước
và vào mảnh bìa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: Nhận xét được kết quả bài thực hành.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu các nhóm học sinh dừng
luyện tập và báo cáo kết quả thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực
- Báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung chéo nhau.
hành
- GV nhận xét chung tiết thực hành.
3. Tổng kết: 2 phút
* Củng cố:
- GV yêu cầu HS về tự thực hiện thêm tại gia đình
* Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và chuẩn bị bài 10
=======================

×