Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

thiết kế trạm xử lý nước thải chăn nuôi trại heo nguyễn viết lương công suất 250m3ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 142 trang )

Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




i



MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Lý Do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Nội dung nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về ngành chăn nuôi việt nam 6
1.1.1 Hiện trạng chăn nuôi heo 6
1.1.2 Định hướng phát triển chăn nuôi heo tại việt nam 7
1.1.3 Trang trại chăn nuôi heo việt nam 8
1.2 Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo 11
1.2.1 Môi trường đất 12
1.2.2 Môi trường không khí 12
1.2.3 Chất thải rắn 12
1.2.4 Nước thải 15
1.3 Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay 17
1.3.1 Các phương pháp xử lý sinh học thường được áp dụng trong xử lý nước thải chăn
nuôi 18
1.3.2 Trên thế giới 24
1.3.3 Việt Nam 26


1.3.4 Giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo trong và ngoài nước. 27
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
2.1 Thành phần và tính chất nước thải của trang trại 30
2.2 Phân tích công nghệ và đề xuất công nghệ xử lý 32
2.2.1 Mục tiêu công nghệ 32
2.2.2 Các công nghệ 33
2.2.3 Đề xuất công nghệ xử lý 35
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
A. phương án 1
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




ii



3.1 Song chắn rác 41
3.2 Bể biogas 46
3.3 Hố thu gom 49
3.4 Bể điều hòa 55
3.5 Bể UASB 62
3.6 Bể Aerotank 75
3.7 Bể lắng II 83
3.8 Bể chứa bùn 86
3.9 Bể nén bùn 88
3.10 Bể chứa nước dư 91
3.11 Hồ hoàn thiện 91
3.12 Bể khử trùng 92

B. Phương án 2
3.1 Song chắn rác 95
3.2 Bể biogas 95
3.3 Bể thu gom 95
3.4 Bể điều hòa 95
3.5 Bể UASB 95
3.6 Hồ thổi khí 95
3.7 Hồ hoàn thiện 102
3.8 Bể khử trùng 102
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
4.1 Dự trù kinh tế các hạng mục công trình 103
4.2 Lựa chọn công nghệ xử lý 106
4.3 Chi phí xử lý 1m
3
nước thải 107
CHƯƠNG V: CÔNG TÁC VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ TRẠM XỬ LÝ
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




iii



5.1 Kế hoạch thi công 109
5.1.1 Lực lượng thi công 109
5.1.2 Biện pháp thi công 109
5.1.3 Giải pháp và các chỉ tiêu kỹ thuật 110
5.2 Vận hành hệ thống xử lý nước thải 112

5.2.1 Giai đoạn khởi động 112
5.2.2 Bể biogas 112
5.2.3 Bể UASB 113
5.2.4 Giai đoạn vận hành 114
5.3 Nguyên nhân và biện phápkhắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý 115
5.4 Quản lý trạm xử lý 116
5.4.1 Tổ chức quản lý 116
5.4.2 Kỹ thuật an toàn 117
5.4.3 Bảo trì 117
Kết luận kiến nghị 119
Tài liệu tham khảo 121
Phụ lục









Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




iv




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 BOD_Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa
 COD_Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học
 DO_Dissolved Oxygen: nồng độ oxy hòa tan
 F/M_Food – Microganism ratio: tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật
 MLSS_Mixed liquoz Suspended Solid: chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng
 RBC_Rotating Biological Contactors
 SBR_Sequence Batch Reactors
 SS_Suspended Solid: chất rắn lơ lửng
 TCVN_Tiêu Chuẩn Việt Nam
 TCXD_Tiêu chuẩn Xây Dựng
 UASB_Upflow Anaerobic Slude Blanket
 VSV_Vi sinh vật
 XLNT_Xử lý nước thải

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: số lượng trang trại chăn nuôi tính tới 2006 6
Bảng 1.2: tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm 6
Bảng 1.3: khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong một ngày đêm 13
Bảng 1.4: lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2008 14
Bảng 1.5: thành phần phần (%) của gia súc gia cầm 14
Bảng 1.6: một số thành phần vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi heo 15
Bảng 1.7: lượng nước tiểu thải ra hàng ngày của một số loại gia súc 16
Bảng 1.8: thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc 16
Bảng 2.1: lượng nước thải và chất thải ở mỗi khu chuồng nuôi 30
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





v



Bảng 2.2: nồng độ các chỉ tiêu trong QCVN:40/BTNMT cột A 32
Bảng 3.1: bảng phân bố lưu lượng nước thải của trang trại 41
Bảng 3.2: lưu lượng nước thải và chất thải tại mỗi khu chuồng 42
Bảng 3.3: lượng phân đi vào bể biogas của từng khu chuồng trại 47
Bảng 3.4: sản lượng khí CH
4
sinh ra từ một số nguyên liệu 59
Bảng 3.5: tính toán thể tích nước thải lưu trong bể điều hòa 55
Bảng 3.6: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối khí 81
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: tốc độ tăng trường bình quân hàng năm về số đầu con 7
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổng quát xử lý nước thải giàu chất hữu cơ sinh học 26
Sơ đồ 1.2: sơ đồ công nghệ tham khảo 1 28
Sơ đồ 1.3: sơ đồ công nghệ tham khảo 2 28
Sơ đồ 1.4: sơ đồ công nghệ tham khảo 3 29
Sơ đồ 2.1: sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1 32
Sơ đồ 2.2: sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2 35
Hình 3.1:tấm chắn khí của bể UASB 67
Hình 3.2: tấm hướng dòng bể UASB 68
Hình 3.3: cách bố trí hệ thống phân phối nước 70
Hình 3.4: máng răng cưa 71
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





1



Chương MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn
nuôi, trồng trọt), nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng
ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng
triệu người dân hiện nay
. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với
nước ta khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.Theo tổng cục thống
kê: Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012tăng 3,4% so
với năm 2011 (sản xuất nông tăng2,8%; lâm nghiệp 6,6% và thuỷ sản đạt 4,5%),
xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2012 tăng mạnh so với năm 2006. Tổng kim
ngạch xuất khẩu cả năm ước tính đạt 27,5 tỷ USD (nông, lâm sản 21 tỷ USD, thuỷ
sản 6,5 tỷ USD). Các hoạt động của ngành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời
sống cho nông dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương.
Cùng với sự phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã gây ra nhiều tác động đến môi trường. Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường
đất và môi trường nước; nhiều vùng chăn nuôi tập trung, nhiều làng nghề sản xuất
chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải; việc khai thác nguồn lợi thủy sản
không hợp lý đã ngày càng làm cạn kiệt nguồn lợi; phát triển nuôi trồng thủy sản
không theo quy hoạch dẫn đến ô nhiễm môi trường Mặt khác, các vấn đề môi
trường cũng tác động không nhỏ đến sản xuất của ngành. Thời tiết diễn biến phức
tạp, vụ Đông xuân ở mi
ền Bắc ấm bất thường, hạn hán, bão lũ lụt, dịch bệnh trên
gia súc, gia cầm, sâu bệnh cây trồng phát sinh trên diện rộng; nhiều vùng nuôi trồng
thủy sản bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Trong chăn nuôi:
Theo thống kê, hiện nay tổng đàn heo cả nước đạt 27,2 triệu con, ngành chăn
nuôi heo phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




2



được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất
chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn
chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước
thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.Chất thải
chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh:
Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các
sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp,
tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Tổ chức Y tế Thế
giới đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một
cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như
lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể
cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi,
nồng độ khí H
2
S và NH
3

trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng
30-40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều
lần. Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD… và trứng
giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Ô nhiễm môi trường khu vực trại chăn nuôi do sự phân hủy các chất hữu cơ
có mặt trong phân và nước thải của heo. Sau khi chất thải ra khỏi cơ thể của heo
thì các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nhiều loại
khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H
2
S và NH
3
. Trong điều kiện kỵ
khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và nước thải xảy ra quá trình khử
các ion sunphát (SO
4
) thành sunphua(S
2-
). Trong điều kiện bình thường thì H
2
S là
một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu và mùi. Nồng độ S
2-
tại
hố thu nước thải chăn nuôi lợn có thể lên đến 330 mg/l cao hơn rất nhiều so với
tiêu chuẩn (theo QCVN 40:2011/BTNMTcột C nồng độ sunfua là 0,2 mg/l).
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





3



Nguồn nước thải chăn nuôi heo là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp
chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán… Nguồn nước này có nguy cơ gây ô
nhiễm các tầng nước mặt, nước ngầm và trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh
dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời nó có thể lây lan một số bệnh cho con người
và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều
mầm bệnh như: Samonella, Leptospira, Clostridium tetani,…nếu không xử lý kịp
thời. Bên cạnh đó còn có nhiều loại khí được tạo ra bởi hoạt động của vi sinh vật
như NH
3
, CO
2
, CH
4
, H
2
S, . . .Các loại khí này có thể gây nhiễm độc không khí và
nguồn nước ngầm ảnh hưởg đến đời sống con người và hệ sinh thái. Chính vì vậy
mà việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các trại chăn nuôi heo là một hoạt
động hết sức cần thiết.
Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
chăn nuôi. Trong mười năm qua, từ 2002 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia
súc đã hoành hành.Mặc dù chăn nuôi trong trong sáu tháng đầu năm phát triển khá
nhưng quý III có xu hướng giảm do giá thức ăn và các chi phí khác ở mức cao. Mặt
khác, dịch bệnh trên vật nuôi tuy không bùng phát thành dịch nhưng thường xuyên
xảy ra, nhất là dịch cúm gia cầm và dịch bệnh tai xanh trên lợn gây ảnh hưởng đến
phát triển đàn. Tính đến giữa tháng Chín, đàn trâu cả nước giảm 5% so với cùng kỳ

năm 2011; đàn bò giảm 6,5%; đàn heo, đàn gia cầm xấp xỉ cùng kỳ. Sản lượng thịt
trâu hơi xuất chuồng chín tháng đạt bằng cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất
chuồng ước tính tăng 1,5%; thịt heo hơi tăng 2,6%; thịt gia cầm tăng 7%. Tính đến
25/9/2012, dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch cúm gia cầm ở
Tuyên Quang, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi; dịch bệnh tai xanh ở 4
tỉnh:
Bắc Kạn, Quảng Nam, Đắk Lắk và Cần Thơ. Bệnh đã có nhiễm sang người,
đến nay đã có 100 người mắc và đã tử vong 46 người. Từ đầu năm 20012 đến nay
đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh-PRRS) trên lợn
đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương. Tuy đến nay
đã được khống chế nhưng diễn biến của bệnh khá phức tạp, khả năng gây dịch còn
rất lớn. Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




4



phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm,
…vì vậy, xây dựng trạm xử lý nước thải chăn nuôi heo là một vấn đề cấp thiết.
Trong bài đồ án tốt nghiệp kỹ sư ngành môi trường người thực hiện chọn đề tài:
“ Thiết Kế Tr ạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Heo nguyễn Viết Lương – Tân
Lập – Phước Tân – TP Biên Hòa – Đồng Nai với Công suất 250m
3
/ ngày đêm”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các chỉ tiêu hóa lý của nước thải chăn nuôi heo rồi từ đó đưa ra

phương pháp xử lý khả thi để thực hiện. Thiết kế trạm xử lý nước thải chăn nuôi
heo phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật để giảm thiểu những tác động tiêu cực
do nước thải chăn nuôi heo gây ra đối với môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Thu thập các thông tin về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo từ các tài
liệu
Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá về trang trại
Khảo sát hiện trạng về môi trường, vị trí địa lý của trang trại
Xác định thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi
Lựa chọn thiết kế công nghệ và xây dựng kế hoạch quản lý vận hành trạm xử lý
nước thải
4. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được
Tìm hiểu các công nghệ xử lý hiện nay áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi heo
Lựa chọn, tính toán các công nghệ được áp dụng
Phân tích tính khả thi của công nghệ
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




5



Tính toán các công trình đơn vị
5. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi heo vừa và nhỏ công suất 250m
3
/ ngày

đêm. Không áp dụng xử lý nươc thải cho các nghành khác. Chất thải rắn và khid
không tính đến trong đồ án này.
















Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




6



Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về ngành chăn nuôi Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi heo

Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO):Châu Á sẽ trở thành
khu vực sản xuất và tiêu dùng cácsản phẩm chăn nuôi lớn nhất.Chăn nuôi Việt
Nam, giống như các nước trong khu vựcphải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp
ứng đủ nhucầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuấtkhẩu.Trong thời
gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta pháttriển với tốc độ nhanh (Bình quân giai
đoạn 2001-2006đạt 8,9%). Sau đây là bảng số liệu trang trại chăn nuôi tính tới năm
2006:
Bảng 1.1: Số lượng trang trại chăn nuôi tính tới năm 2006
Miền
Số trang
trại heo
Số trang
trại gia
cầm
Số trang
trại bò
Số trang
trại trâu
Số trang
trại dê
Tổ ng số
Cả
nước
7.475
2.837
6.405
247
757
17.721
Miền

Bắc
3.069
1.274
1.547
222
201
6.313
Miền
Nam
4.406
1.563
4.858
25
556
11.408
(Nguồn tống cục thống kê (tck)– viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam 2009)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm.(chỉ số tăng trưởng: %)
Năm
Nghành
1986-
1990
1990-
1996
1997-
2005
1986-2005 2006-2010
Nông nghiệp
khác
3,4 6,0 5,5 5,2 4,1
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





7



Trồng trọt
3,4
6,1
5,4
5,2
5,5
Chăn nuôi
3,4
5,8
6,7
5,6
8,5
Dịch vụ
4,1
4,6
2,3
3,6
4,2
(Nguồn tctk – viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam 2009)
Hiện nay, với xu hướng chuyên môn hóa sản xuất, hình thức chăn nuôi tập
trung ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay số lượng trang trại quy mô vừa và
lớn ngày càng tăng. Các trại chăn nuôi heo tập trung có trên 400 - 500 đầu heo có

mặt thường xuyên trong chuồng nuôi. Tí nh đến năm 2006 cả nước có: 17.721 trang
trại, chưa kể các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác như thỏ, heo rừng, nhím
và các loại động vật sống trong nước (cá sấu, ). Trong đó: có 7.475 trang trại chăn
nuôi heo, (miền Bắc: 3.069, miền Nam: 4.406); với 2.990 trang trại nuôi heo nái. Số
trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837, miền Bắc: 1.274, miền Nam: 1.564); Số trang
trại chăn nuôi bò là 6.405, trong đó có 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa (miền Bắc:
3.069. miền Nam: 4.406); Số trang trại chăn nuôi trâu là: 247 miền Bắc: 222, miền
Nam: 27); Số trang trại chăn nuôi dê là: 757 miền Bắc: 201, miền Nam: 556)
.
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số đầu con

3.80
3.20
2.60
2.30
2.40
0.80
6.00
4.60
7.20
9.30
3.50
5.90
6.70
9.10
7.60
0
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
1986-1990 1991-1995 1996-2000 2000-2003 2003-2005
Gia súc
Heo
Gia cầm
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




8



(Nguồn viện chăn nuôi Việt Nam)
1.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi heo tại Việt Nam
Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì:
+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức
trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng
cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó
năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu

quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải,
bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
+ Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai
đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6%
năm
1.1.3. Trang trại chăn nuôi heo Nguyễn Viết Lương
a. Giới thiệu chung về trang trại.
Trại heo Nguyễn Viết Lương được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hộ kinh doanh cá thể số 47H8003500 do Ủy Ban Nhân Dân Huyện Long
Thành cấp lần đầ
9 tháng 6 năm 2005.
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




9



Loại hình kinh doanh Trại chăn nuôi heo quy mô dưới khoảng 3000 con ( heo
đực và heo nái khoảng 425 con, heo thịt 1175 con, heo con 1000 con). Bắt đầu đi
vào hoạt động năm 2004.
Tên cơ sở: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Viết Lương ( hay còn gọi là trại heo
Phước Tân).
Địa chỉ: ấp Tân Lập, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Vị trí trại chăn nuôi: trại chăn nuôi heo Nguyễn Viết Lương nằm trong khuôn
viên 10.735m

2
, khu đất hiện tại đang dùng làm chăn nuôi cách nhà dân gần nhất
200m.
Phía Đông: giáp xã Tam Phước ( thành phố Biên Hòa).
Phía Nam: Giáp xã Tam Phước.
Phía tây:giáp An Hòa, xã Long Hưng, phường Long Bình
Phía Bắc: giáp xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Trang trại nằm trong khu có trục giao thông thuận lợi, giáp với trung tâm thành
phố Biên Hòa,
Nguồn cung cấp nước: chủ yếu sử dụng nước ngầm chất lượng nước khá tốt đảm
bảo cho chăn nuôi và sinh hoạt.
Nước thải của trang trại chủ yếu là nước thải chăn nuôi heo khoảng 250m
3
/ ngày
đêm
Nguồn tiếp nhận nước thải của trang trại: suối nhỏ dẫn ra sông Buông.
b. Đặc điểm khí tượng thủy văn
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và Niên giám thống kê 2009 của
Cục Thống kê Đồng Nai, tháng 6/2010)
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




10



 Khí tượng
Trang trại nằm trong vùng khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.

Nhiệt độ dao động từ 17
0
C – 38
0
C, trung bình 26,4
0
C.
Biên độ nhiệt trong mùa mưa: 5,5-8
o
C, trong mùa khô đạt 5-12
o
C
Chế độ mưa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 còn mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình từ năm 2006-2009 khoảng 2.079,15 mm/năm.
Mùa mưa: tháng 5-10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm. Tháng 8, 9 là tháng có
lượng mưa cao nhất có thể lên đến gần 500mm.
Mùa khô: tháng 11- 4 năm sau, chiếm 10%.
Độ ẩm không khí trung bình năm: 81,5%.
Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao: 85-89%.
Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp: 68-85%.
Độ ẩm cao nhất là tháng 9: 89%.
Độ ẩm thấp nhất là tháng 2: 68%
 Thủy văn
Sông Buông được hình thành từ 5 nhánh suối chính là suối Gia Rách, suối Râm,
suối Cái Hao, suối Sấu và suối Tre. Trước khi hợp nhau tại vị trí cách thượng lưu
cầu sông Buông 2 (trên đường TL 763 đi từ khu công nghiệp Bàu Xéo, Trảng Bom
đến sông Buông đi QL 51) không xa, các sông nhánh này chảy qua vùng đồi. Dòng
chính sông Buông khá rộng, sâu, hai bên bờ phần lớn là tre và bụi rậm. Từ điểm
hợp lưu này trở lên được xem như là phần thượng lưu sông. Mật độ sông suối ở

vùng này khá dày. Sau khi hợp nhau sông chảy qua vùng tương đối bằng phẳng và
đổ vào dòng chính sông Buông tại điểm hạ lưu cầu Đồng Nai (trên QL1A) khoảng
10 km. Đặc điểm chung của sông Buông là sông ngoằn ngoèo trên toàn lưu
vực. Các nhánh sông ở phía thượng lưu có lòng sông nhỏ, hẹp và sâu, đặc biệt là
đoạn trung lưu. Các nhánh sông ở phía hạ lưu có độ dốc khá nhỏ và chịu tác động
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




11



của chế độ triều ở hạ lưu Đồng Nai cũng như chế độ dòng chảy của sông này. Tổng
diện tích lưu vực sông là 473,86 km
2
. Mật độ lưới sông 0,67 km/km
2
. Độ dốc lưu
vực 4,0‰, mô đun dòng chảy hàng năm là 27,3 lít/s/km
2
, lưu lượng bình quân hàng
năm 11,31 m
3
/s.
c. Hiện trạng môi trường
Theo kết quả đo đạc của trung tâm quan trắc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tỉnh
Đồng Nai:
 Môi trường không khí: nồng độ các chất khí ô nhiễm (NO

2
, SO
2
, CO) trong
không khí tại khu vực
đều nhỏ hơn tiêu chuẩn quy chuẩn chất
lượng không khí xung quanh (QCVN 05: 2009/ BTNMT) qui định.
 Môi trường nước mặt: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Buông một
số chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn chất lượng nước
mặt(QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2, có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho
phép như chỉ tiêu TSS vượt 2,5 lần, chỉ tiêu BOD
5
vượt 2,5 lần, chỉ tiêu
CO D vượt 2,7 lần, chỉ tiêu amoni (NH
4
+
) vượt 5,1 lần, chỉ tiêu nitrit vượt 1,5
lần, chỉ tiêu phốt phát vượt 5,1 lần, chỉ tiêu Fe vượt 1,05 lần, chỉ tiêu E.coli
vượt 3 và chỉ tiêu coliform vượt 1,5 lần.
1.2. Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm:
+ Chất thải rắn:Phân, chất độn, lông, chất hữucơ tại các lò mổ
+ Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửachuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ,
cácdụng cụ…
+ Chất thải khí: CO
2
, NH
3
, CH
4


Chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn chủ yếu là phân, rác, thức ăn thừa của
vật nuôi Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao, chứa
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




12



nhiều hợp chất hữa cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký sinh
trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi.
Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải, chất thải chăn
nuôi lợn bao gồm: chất thải rắn, nước tiểu, nước thải chăn nuôi (hỗn hợp phân, nước
tiểu, nước rửa chuồng ).
1.2.1. Môi trường đất
Chất thải chăn nuôi có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ của đất,
tăng năng xuất cây trồng. Tuy nhiên, khi đưa vào trong đất với nồng độ quá nhiều,
nếu cây sử dụng không hết, sẽ tích tụ lại có thể làm chết cây, ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước mặt và nước ngầm.
Đất bón nhiều phân gia súc có chứa nhiều Nitơ và photpho, khi có mưa nitơ
ngấm qua đất vào nước ngầm dưới dạng nitrat. Nitơ và photpho còn có thể hòa vào
nước chảy tràn trên mặt đất để ra hồ, sông gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa làm ô
nhiễm nước mặt.
Ngo ài ra, đất bón phân heo trong nhiều năm ở lượng cao có thể bị nhiễm
những kim loại nặng như Cu, Zn vì những chất này thường được trộn vào thức ăn
gia súc để kích thích tiêu hóa và phòng ngừa dịch bệnh. Về lâu dài, các chất này có
thể có hại cho cây trồng, vật nuôi và cả con người.

Trong chất thải chăn nuôi còn có nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán.
Khi dùng phân tươi để bón cây, nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người
và gia súc cũng tăng lên.
1.2.2. Không khí
Mùi hôi là do sự phân hủy kị khí các chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và
nước tiểu) giải phóng ra các chất khí NH
3
, H
2
S, Trong điều kiện tự nhiên từ 3-5
ngày đầu, VSV chưa kịp phân hủy các chất thải nên mùi hôi ít sinh ra, sau một thời
gian dài tạo thành một mùi rất khó chịu. Chất H
2
S có mùi trứng thối đặc trưng,
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




13



khiến cho người ngửi vào buồn nôn, choáng, nhức đầu. NH
3
kích thích mắt và
đường hô hấp trên, gây ngạt ở nồng độ cao và có thể dẫn đến tử vong. Khí CH
4

tác dụng giữ lại năng lượng mặt trời, góp phần làm thay đổi thời tiết toàn cầu. Theo

Delgado (1999), 16% lượng CH
4
sản xuất hàng năm trên thế giới từ chăn nuôi.
1.2.3. Chất thải rắn
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp thụ
được và thải ra ngoài cơ thể. Phân gồm những thành phần:
- Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mô tróc ra từ các
niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
- Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
 Lượng phân:
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và
khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng
của vật nuôi [9]. Lượng phân thải trung bình của lợn trong 24 giờ được thể hiện
dưới bảng sau:
Bảng 1.3. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
Loại gia súc
Lượng phân (kg/ngày)
Nước tiểu (kg/ngày)
Trâu bò lớn
20-25
10-15
Heo (<10kg)
0,5-1
0,3-0,7
Heo (15-45kg)
1-3
0,7-2,0
Heo (45-100kg)
3-5

2-4
(Bùi Xuân An:Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải
trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nô ng Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2007.)
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




14




Bảng 1.4. Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2008
TT
Loại vật
nuôi
Tổng số đầu con
năm 2008
(1.000.000 con)
Chất thải rắn
bình quân
(kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/ năm (tr tấn)
1

6.33
10
23.13

2
Trâu
2.89
15
15.86
3
Heo
26.70
2
19.49
4
Gia cầm
247.32
0.2
18.05
5

1.34
1.5
0.73
6
Cừu
0.08
1.5
0.04
7
Ngựa
0.12
4
0.17

8
Hươu, nai
0.04
2.5
0.03
9
Chó
8.07
1
2.95
Tổng cộng
80.45
(Bùi Xuân An: Đại Học Nông Lâm TP.HCM 2007)
 Thành phần trong phân lợn
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống;
- Độ tuổi của heo (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau);
- Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao thì sử
dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại.
Bảng 1.5. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm
Loại
phân
Nước
Nitơ
P
2
O
5

K

2
O
CaO
MgO
Heo
82.0
0.60
0.41
0.26
0.09
0.10
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




15



Trâu, bò
83.14
0.29
0.17
1.00
0.35
0.13

56.0
1.63

0.54
0.85
2.40
0.74
(Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004)
Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh
trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với các giống điển
hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella. Trong 1 kg phân
có chứa 2000-5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris suum,
Oesophagostomum, Trichocephalus (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004).
Bảng 1.6. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi heo
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Coliform
MNP/100g
4.10
6
-10
8

E. Coli
MPN/100g
10
5
-10
7

Streptococus
MPN/100g 3.10

2
-10
4

Salmonella
Vk/25ml
10-10
4

Cl. Perfringens
Vk/ml
10-10
2

Đơn bào
MNP/10g
0-10
3

(Nguyễn Thị Hoa Lý , 2004)
1.2.4. Nước thải
Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì vậy
nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón.
Trong 1m
3
nước phân có khoảng: 5-6kg N nguyên chất; 0,1kg P
2
O
5
; 12kg K

2
O
(Bergmann, 1965). Nước phân chuồng là nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali. Đạm
trong nước phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




16



hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV
phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành amoni
carbonat.
Bảng 1.7: Lượng nước tiểu thải ra hàng ngày của một số loại gia súc
Loại gia súc
Lượng nước tiểu (kg/ngày)
Trâu bò lớn
10-15
Heo dưới 10 kg
0.3-0.7
Heo từ 15-45 kg
0.7-2
Heo từ 45-100 kg
2-4
(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004)
Bảng 1.8. Thành phần trung bình của nước tiểu các lọai gia súc
TT

Loại gia
súc, gia
cầm
Thành phần trong nước tiểu (%)
Nước
CHC
N
P
2
O
5

K
2
O
CaO
MgO
Cl
1
Trâu bò
92,5
3,0
1,0
0,01
1,5
0,15
0-0,1
0,1
2
Ngựa

89,0
7,0
1,2
0,05
1,50
0,02
0,24
0,2
3
Lợn
94,0
2,5
0,5
0,05
1,0
0-0,2
0-0,1
0,1
(Suzuki Tatsushiko (1968)
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô
nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P
và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện
chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội,
Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của
nước thải chăn nuôi (Antoine Pouilieute, Bùi Bá Bổng, Cao Đức Phát: Báo cáo
“Chăn nuôi Việt Nam và triển vọng 2010”ấn phẩm của tổ chức PRISE của Pháp)
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





17



 Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protit,
acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất
vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối clorua, SO
4
2-
,…
 N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên
khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu.
Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng
N-tổng = 200 – 350 mg/l trong đó N-NH
4
chiếm khoảng 80-90%; P_tổng = 60-
100mg/l.

 Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và
trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay
 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp này thường dùng trong quá trình xử lý sơ bộ nhằm để loại bỏ các
tạp chất không tan trong nước.
Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc bằng song hoặc lưới, lọc bằng
thiết bị lọc có áp suất cao như thiết bị lọc khung bản, ép tách nước bằng thiết bị ép
dạng vít xoắn, lắng lọc ly tâm.
Hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng thiết bị lọc tách để tách hầu
hết các tạp chất có kích thước rất nhỏ trong công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi.

Nước thải sau khi qua lọc tách được chứa trong các bể chứa, sau đó dùng để tưới
cây trồng. Vì vậy làm giảm thiểu chi phí xử lý nước thải và nguồn gây ô nhiễm. Các
tạp chất và phân được đưa tới các nhà máy để xử lý.
 Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Bao gồm các phương pháp: oxy hóa khử, keo tụ, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi,
khử mùi, khử khí. Phương pháp này ít được sử dụng vì hiệu quả xử lý không cao,
chỉ dùng để xử lý sơ bộ nước thải.
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




18



 Phương pháp xử lý sinh học
Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, giàu N, P nên dùng
phương pháp sinh học để xử lý là thích hợp.
Xử lý sinh học gồm hai phương pháp:
 Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
 Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.
Đối với nước thải chăn nuôi có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy cao ta thường
dùng phương pháp xử lý sinh học. Vì vậy trong đồ án này em tìm hiểu sâu về
phương pháp xử lý sinh học
1.3.1. Các phương pháp xử lý sinh học thường được áp dụng trong xử lý nước
thải chăn nuôi
Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
Dựa trên khả năng tự làm sạch sinh học trong môi trường đất và hồ nước.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì dễ thực hiện, giá

thành thấp, hiệu quả tương đối cao.
Bao gồm các phương pháp:
 Phương pháp cánh đồng tưới :
Với nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, ít độc hại như nước thải
chăn nuôi có thể sử dụng cánh đồng tưới sinh học.
Sử dụng cánh đồng tưới nhằm xử lý và làm sạch đồng thời tận dụng các chất
dinh dưỡng có trong nước thải để trồng trọt.
Cơ chế hoạt động của cánh đồng tưới khác cánh đồng lọc là có trồng lúa và
hoa màu. Nhờ cây trồng, hiệu quả xử lý được nâng cao vì cây trồng hấp thu các chất
vô cơ có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ phân hủy. Bộ rễ còn có tác dụng chuyển
oxy xuống tầng đất sâu dưới mặt đất để oxy hóa các chất hữu cơ thấm xuống.
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo




19



Khi sử dụng cánh đồng tưới phải chú ý đến độ xốp của đất, chế độ tưới nước
và yêu cầu phân bón của cây trồng.
 Phương pháp cánh đồng lọc:
Đây là những khu đất được quy hoạch để xử lý nước thải. Khi nước thải được
lọc qua đất, các chất keo lơ lửng được giữ lại tạo thành màng VSV. VSV trong
màng này sử dụng chất hữu cơ để tăng sinh khối và biến thành các chất hòa tan
hoặc chất hữu cơ đơn giản.
To àn bộ khu đất phải được chia làm nhiều ô, các ô phải bằng phẳng để bảo
đảm phân phối nước đều. Tải trọng trên cánh đồng tưới tùy thuộc vào độ lớn của vật
liệu lọc. Hiệu quả làm sạch của cánh đồng lọc rất cao, giảm BOD hơn 90%,

coliform hơn 95%, nước thải rất trong sau xử lý.
 Ao sinh học:
Được áp dụng rộng rãi hơn cánh đồng lọc và cánh đồng tưới. Nó có nhiều ưu
điểm: diện tích chiếm nhỏ hơn cánh đồng lọc, có thể nuôi trồng thủy sản, cung cấp
nước cho trồng trọt, chi phí thấp, vận hành và bảo trì đơn giản.
Các quá trình diễn ra trong ao sinh học tương tự như quá trình tự rửa sạch ở
sông hồ nhưng tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Quá trình hoạt động trong các hồ sinh học dựa trên quan hệ cộng sinh của toàn
bộ quần thể sinh vật có trong hồ tạo ra. Trong số các chất hữu cơ đưa vào hồ các
chất không tan sẽ bị lắng xuống đáy hồ còn các chất tan sẽ được hòa loãng trong
nước. Dưới đáy hồ sẽ diễn ra quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ, sau
đó thành NH
3
, H
2
S, CH
4
. Trên vùng yếm khí tùy tiện và hiếu khí với khu hệ vi sinh
rất phong phú gồm các giống Pseudomonas, Bacillus, Flavobacterium,
Achromobacter, chúng phân giải chất hữu cơ thành nhiều chất trung gian khác
nhau và cuối cùng là CO
2
, đồng thời tạo ra các tế bào mới, chúng sử dụng oxy do
tảo và các thực vật tạo ra. Các VSV nitrat hóa sẽ oxy hóa N-amonia thành nitrit rồi
nitrat. Một nhóm VSV khác như P.dennitrificans, B.Licheniformis, Thiobacillus
Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Trại Chăn Nuôi Heo





20



denitrificans lại phản nitrat để tạo thành nitrogen phân tử. Hệ vi khuẩn và nấm, xạ
khuẩn phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp cho tảo và các thực
vật thủy sinh như bèo, rong. Ngoài ra, còn các thực vật khác như sen, súng, rau
muống. Tảo và các thực vật này lại cung cấp oxy cho vi khuẩn đồng thời còn là nơi
cộng sinh rất tốt cho các loài VSV. Thực vật trong hồ đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình ổn định nước, chúng lấy chất dinh dưỡng (chủ yếu là N, P) và các
kim loại nặng (Cd, Cu, Hg và Zn) để tiến hành các quá trình đồng hóa.
Phân loại ao sinh học: gồm 3 loại:
- Ao ổn định chất thải hiếu khí (aerated lagoon/pond):
Là loại ao cạn từ 0.3-0.5 m, được thiết kế sao cho ánh sáng mặt trời xâm nhập
vào lớp nước nhiều nhất làm phát triển tảo. Điều kiện thông khí phải được đảm bảo
từ mặt nước đến đáy ao. Có hai loại là thông khí tự nhiên và thông khí bằng nhân
tạo với hệ thống sục khí nén.
Thời gian lưu nước trong hồ 3-12 ngày là tốt nhất.
pH: 5-9 , DO> 0.5mg/l, nhiệt độ: 5-40
0
C.
- Ao ổn định chất thải tùy nghi (Facultative lagoon/pond):
Đây là ao phổ biến nhiều. Trong ao phân ra làm 3 vùng khác nhau:
 Vùng hiếu khí: oxy cung cấp bởi không khí, và từ quá trình quang hợp của
VSV.
 Vùng k khí (dưới đáy hồ): Các VSV yếm khí phát triển rất mạnh và phân
hủy rất nhanh các chất hữu cơ lắng xuống, sinh ra khí CH
4
.
 Vùng trung gian: giao thoa giữa hiếu khí và yếm khí. Sự phát triển của các

VSV trong vùng này không ổn định cả về số lượng, số loài và cả về chiều
hướng phản ứng sinh học.
Ao t hường sâu từ 1-2m, thích hợp cho sự phát triển của tảo và các VSV tùy
nghi.

×