BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG RƠM, RẠ
TẠO RA CÁC SẢN PHẨM MÔI TRƯỜNG
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. HOÀNG HƯNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN
MSSV: 1091081115 Lớp: 10HMT2
TP. Hồ Chí Minh, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản
phẩm môi trường” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn.
Số liệu và kết quả trình bày trong luận văn được chỉ rõ nguồn trích dẫn, và
trong danh mục tài liệu tham khảo. Và tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Yến
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- GS. TS Hoàng Hưng đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ tác
giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
- Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa môi trường và công
nghệ sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
đã trực tiếp đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành
luận văn.
- Cảm ơn các đồng nghiệp, những người thân đã giúp đỡ tôi tận
tình trong quá trình thực hiện luân văn.
Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, kiến thức còn chưa sâu, kinh
nghiệm còn chưa có cùng với thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Mong thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm và giúp đỡ tác giả
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin trân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Yến
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tr ước nay nhiều người vẫn nghĩ, rơm rạ là sản phẩm cuối cùng của cây lúa,
không có giá trị sử dụng và thường chỉ để bỏ đi.
Ngược lại với suy nghĩ ấy, rơm gắn liền với đời sống của người dân Việt
Nam từ hàng nghìn đời nay. Rơm cũng tạo nên nét đẹp rất riêng của làng quê Việt
Nam qua hình tượng cây rơm, mái rạ. Hình tượng đó đã đi sâu vào tâm thức mỗi
người Việt Nam. Từ xưa đến nay, rơm rạ luôn là sản phẩm rất hữu ích. Nó là nguồn
nhiên liệu, nguyên liệu cho rất nhiều lĩnh vực sản xuất và là vật phẩm phục vụ
muôn mặt đời sống sinh hoạt của người dân.
Rơm rạ chiếm khoảng một nửa sản lượng của cây ngũ cốc, như lúa mạch, lúa
mì và lúa gạo. Trong trường hợp ở nước ta, thì rơm rạ chủ yếu phát sinh từ cây lúa
nước. Đã có lúc rơm rạ được coi là một loại sản phẩm phụ hữu ích thu hoạch được,
nhưng do nhu cầu về lương thực mà sản lượng lúa ngày càng gia tăng, cùng với đó
là nguồn rơm rạ không thể tận dụng hết, nên rơm rạ đã trở thành một nguồn phế thải
khó xử lý trong nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp cũng gây ra nhiều tác động môi trường trong quá trình
sản xuất và chế biến, trong đó có rơm, rạ là một trong những yếu tố đó. Việc đốt
rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi
trường, mất an toàn giao thông. Do người dân chất rơm thành đống, phơi rơm tràn
lan khắp mặt đường, đốt rơm tạo ra làn khói nghi ngút che mất tầm nhìn của người
đi đường gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Vào vụ mùa thu hoạch có rất nhiều người dân tuốt lúa ngay trên mặt đường,
sau đó lại chất những đống rơm to, chờ một vài ngày sau hanh khô thì đốt ngay tại
chỗ. Cuộc sống bây giờ khá giả hơn trước, nhà nào cũng đầy đủ bếp ga, bếp điện,
chẳng còn mấy nhà thu rơm về nhà để đun. Đó là chưa kể việc vận chuyển về nhà,
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 2
phơi hong không những không có diện tích mà còn tốn nhiều công sức. Hiện tượng
đốt rơm rạ tràn lan ngày càng gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác
hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp,
bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất. Sử dụng rơm, rạ đúng cách để tạo ra các thành
phẩm giảm thiểu được khối lượng lớn rác thải sau mỗi mùa màng, cũng như giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các nước đã và đang tìm kiếm các phương pháp tận dụng rơm, rạ và
xử lý theo cách an toàn, thân thiện với môi trường. Một trong những phương pháp
tận dụng rơm, rạ là trồng nấm rơm; sản xuất phân bón từ rơm, rạ; sử dụng rơm, rạ
cho sản xuất năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; sử dụng làm vật liệu xây
dựng. Ở các nước trên thế giới, rơm rạ ngày càng được áp dụng phổ biến làm vật
liệu hữu ích, xây dựng nên những ngôi nhà đẹp như trong chuyện cổ tích.
Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu về việc sử dụng
rơm rạ tạo ra các sản phẩm môi trường”.
1.2. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp. Có thể nói rơm, rạ đối với nước ta là
nguồn tài nguyên quý giá. Sự lãng phí nguồn tài nguyên, cùng với ô nhiễm môi
trường do việc sử dụng rơm rạ không đúng cách như hiện nay ở nước ta đang dần
trở thành mối quan tâm của xã hội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu về việc
sử dụng rơm rạ tạo ra các sản phẩm môi trường”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng rơm rạ tạo ra các sản
phẩm môi trường.
1.4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 3
Tác giả chọn đề tài nhằm tìm hiểu về rơm, các thành phần, tính chất của rơm.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ để tạo ra các sản phẩm môi trường.
Hướng người dân, đến hạn chế việc sử dụng rơm không đúng cách gây ô
nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.
Góp phần đưa ra một số đề xuất sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn rơm rạ, để
tạo ra các sản phẩm môi trường.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp:
- Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến quản
lý môi trường tại khu công nghiệp, nhà máy. Các thông tin có thể được thu thập từ
các cơ quan chức năng (số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc
nghiên cứu các tài liệu đã được tiếp xúc trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường.
Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập được qua sách báo, qua nguồn tra cứu trên
mạng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, các tài
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các kết quả có được
do khảo sát, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá
tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các lý luận, giải thích các nguyên
nhân và rút ra kết luận.
- Phương pháp sàng lọc: Dựa trên những kiến thức được học, những thông tin
có sẵn và những kết luận được rút ra để đưa ra những đề xuất thích hợp.
1.6. Giới hạn của đề tài
Căn cứ vào giới hạn không gian và thời gian: Đề tài chỉ giới hạn trong việc
nghiên cứu về việc sử dụng rơm rạ tạo ra các sản phẩm môi trường.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 4
1.7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Giới thiệu chung về rơm
- Chương 3: Tổng quan nghiên cứu về việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản
phẩm môi trường
- Chương 4: Một số quy trình sử dụng rơm, rạ làm phân hữu cơ từ các chế
phẩm sinh học
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 5
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RƠM
2.1. Giới thiệu chung về rơm
Rơm là các loại cây lúa (lúa nước, lúa mì) hoặc là các loại cỏ, cây họ đậu hay
cây thân thảo.
Rơm rạ là nguồn phế thải trong
nông nghiệp. Rơm rạ chiếm khoảng một
nửa sản lượng của cây ngũ cốc, như lúa
mạch, lúa mì và lúa gạo.
Thông thường rơm được lấy từ
nguồn các loại cây lúa mì, lúa nước sau
khi thu hoạch phần hạt còn lại phần lá.
Hình 2.1. Hình cây rơm
(Nguồn: www.yeumoitruong.com)
Trên cánh đồng hay các ruộng lúa, sau khi thu hoạch xong phần hoa lợi của
các loại cây lương thực, phần rơm sẽ được gom và dồn lại thành từng đống rơm hay
ụ rơm để ủ rơm. Thông thường sau mỗi vụ thu hoạch sẽ có những người chuyên làm
nghề cào rơm, thu gom rơm chất đống để sử dụng gọi là cây rơm, khi sử dụng thì
người ta sẽ rút từng bó rơm ra. Hình ảnh một ụ rơm bênh cạnh một ngôi nhà
tranh trên cánh đồng hoặc ruộng lúa nơi có những trẻ em hay nô đùa, chơi trò ú tim
xung quanh cây rơm thường là một biểu tượng đẹp về hình ảnh của một đồng
quê thanh bình.
Rơm rạ có thể chiếm từ 50 đến 70% tổng sản lượng sản xuất của mỗi hecta
trồng lúa, tùy theo tỉ số thu hoạch của từng giống lúa (tổng số lượng hạt khô trên
tổng số lượng các chất khô sau khi thu hoạch gồm cả hạt và cây lúa). Tỉ số thu
hoạch của giống lúa cổ truyền từ 0,2 đến 0,3 và giống lúa cải tiến 0,4 - 0,5. Giống
lúa cổ truyền có thể sản xuất đến 70% rơm rạ và chỉ có 30% hoặc ít hơn cho hạt lúa,
còn các giống lúa cải tiến cho rơm rạ khoảng 50-60% tổng sản lượng chất khô.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 6
Cuộc điều nghiên của FAO cho biết rằng sử dụng rơm rạ có tính cách cổ
truyền, thích ứng cho nhu cầu của người dân nông thôn.
2.2. Thành phần và tính chất của rơm rạ
Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza
(cellulose) - 60%, linhin (lignin) - 14%, đạm hữu cơ (protein) - 3,4%, chất béo
(lipid) - 1,9%.
Nếu tính theo nguyên tố thì carbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H) - 5%. Oxygen
(O) - 49%, N - khoảng 0,92%, một lượng rất nhỏ phốtpho (P), lưu huỳnh (S) và kali
(K).
Khi đốt phần C, H, O biến hết thành các khí CO
2
, CO và hơi nước. Protein bị
phân hủy và biến thành các khí NO
2
, SO
2
… bay lên. Trong phần tro chỉ còn sót lại
chút ít P, K, Ca và Si…, nghĩa là giá trị về mặt khoáng chất cũng như chất hữu cơ
không còn giúp ích gì mấy cho cây trồng. Đấy là một sự lãng phí rất lớn. Rơm rạ là
nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chúng chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa. Vì vậy
mỗi ha trồng lúa có đến 10 - 12 tấn rơm rạ. Không thể bỏ phí nguồn hữu cơ quan
trọng như vậy.
Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức
khỏe con người là hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin
clo hoá (PCDDs), và dibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất
độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư.
Hàm lượng tro (oxit silic) cao từ 9 đến 14%. Đó là điều gây cản trở việc xử
dụng rơm, rạ một cách kinh tế. Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạ gây khó
phân hủy sinh học.
2.3. Hiện trạng sử dụng rơm rạ tại Vi ệt Nam và các nước trên thế giới
Vài năm trở lại đây, tình trạng đốt rơm, rạ diễn ra ngày càng phổ biến sau
mùa gặt, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường và sức khỏe
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 7
của người dân. Ô nhiễm môi trường vì đốt rơm, rạ ngoài trời.
Với khoảng 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới
76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ gây lãng phí
nguồn tài nguyên quý giá.
Do đó, việc sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi
trường.
Việc đốt rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều
nơi, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa hết sức lãng phí.
Hình 2.2. Gom và đốt rơm (Nguồn: www.yeumoitruong.com)
Ở nước ta rơm được sử dụng:
Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày
Cho đến nay, rơm rạ vẫn là chất đốt chủ yếu dùng để đun nấu ở nhiều vùng
nông thôn. Thậm chí, rơm còn là nguyên liệu để giúp chế biến thức ăn được ngon
hơn.
Rơm còn là nguyên liệu để sản xuất ra những vật dụng sinh hoạt: Chổi rơm
quét nhà, mũ rơm đội đầu
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 8
Với cây tre cùng rơm, rạ và đất bùn đã có thể làm nên ngôi nhà hoàn chỉnh,
những ngôi nhà rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt nam. Tuy không được bền chắc
lắm, song ở những ngôi nhà này lại rất mát mẻ vào mùa hè, ấm ấp vào mùa đông.
Trong sản xuất nông nghiệp
Rơm là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trâu, bò trong những mùa thiếu cỏ,
trong những ngày đông rét mướt.
Rơm rạ được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng. Dân ta có nhiều cách
làm phân từ rơm rạ. Rơm rạ được đem ủ lẫn với phân gia súc làm phân chuồng hay
người ta làm thức ăn cho trùn (giun) để làm phân trùn (thông qua hệ thống tiêu hoá
của trùn đỏ, trùn quế, rơm rạ trở thành một loại phân rất giàu dinh dưỡng thường
được dùng cho các vườn ươm). Rơm rạ cũng có thể đem vùi trực tiếp vào đất (trong
trường hợp vụ gieo trồng kế tiếp cách hơn 3 tháng sau).
Trong sản xuất nấm rơm, nấm rạ - những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao - tất nhiên không thể không có rơm, rạ.
Rơm rạ còn được dùng làm vật liệu che phủ cho cây để vừa giữ ẩm vừa giữ
ấm vào ngày lạnh, làm mát vào ngày nắng nóng; dùng lót ổ cho gia súc, gia cầm.
Trong công nghiệp
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, rơm rạ được chế biến làm ván ép để sản
xuất đồ nội thất, làm tường ngăn thay thế cho gỗ.
Rơm rạ dùng để đun nấu thì ai cũng đã biết, nhưng nay nó còn được sử dụng
làm nhiên liệu để chạy máy phát điện (Thái Lan, Indonesia là những quốc gia đang
rất quan tâm đến việc biến rơm, rạ thành điện năng). Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu
để xử lý rơm, rạ, trấu thành Ethanol - nguồn nhiên liệu sinh học thận thiện môi
trường thay thế cho xăng dầu (công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng
Dũng - Tr ường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh).
Tro rơm, rạ còn được dùng làm phụ gia cho sản xuất xi măng hay dùng xử lý
nước bị nhiễm sắt (công trình nghiên cứu của học sinh Phùng Thủy Tiên, lớp Hóa
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 9
K19, Trường THPT chuyên Thái Nguyên đã đạt giải 3 cuộc thi quốc gia về "Cải
thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" lần thứ 6).
Rơm lúa được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi trâu bò ở các nước nhiệt
đới. Ở Thái Lan, 75% rơm lúa rẫy và 82% rơm lúa nước dùng cho chăn nuôi trâu bò
(Wanapat, 1990); Bangladesh tỷ lệ này là 47% (Saadullah và cs, 1991). Ở nước ta
hàng năm có khoảng 25 triệu tấn rơm (Lê Xuân Cương, 1994; Lê Viết Ly và Bùi
Văn Chính, 1996), theo ước tính khoảng 70% số hộ chăn nuôi sử dụng rơm cho trâu
bò. Vì đây là nguồn thức ăn thô quan trọng, đặc biệt là vào mùa khô ở các tỉnh
phía Nam. Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, điều đó
có nghĩa là lượng rơm rất dồi dào. Trước đây rơm chỉ để đốt đồng hoặc phủ liếp
dưa Gần đây, rơm được nông dân tận dụng trồng nấm rơm, nấm bào ngư và hình
thành một số chợ rơm tại Chợ Mới (An Giang) và Phụng Hiệp (Cần Thơ) với số
lượng mua bán rất lớn 200 – 300 tấn rơm/ngày. Việc ứng dụng các giải pháp kỹ
thuật, nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng rơm mang lại hiệu quả trong chăn nuôi
gia súc nhai lại đã được các tác giả nghiên cứu: Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính,
(1996); Đoàn Đức Vũ, (2000); Nguyễn Thạc Hoà, (2004). Các công trình trên chỉ
dừng ở mức độ chế biến và sử dụng rơm ở qui mô nông hộ hoặc trang trại, vấn đề
biến rơm thành sản phẩm hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế
Rơm, rạ còn được dùng để kê, lót vận chuyển đồ dễ vỡ, bảo quản và vận
chuyển trái cây. Rơm, rạ cũng là nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mỹ nghệ.
Tổ chức quốc tế đăng ký xây nhà bằng các bó rơm cho biết hiện trên toàn
nước Mỹ có 538 dự án xây nhà bằng rơm rạ được đăng ký, trong đó riêng tại khu
vực xung quanh thủ đô Washington có một vài dự án đã hoàn thành. Xây nhà,
trường học, thậm chí công sở với các bức tường bằng rơm rạ được nhận xét là vừa
không bị thấm nước, chống cháy, bảo toàn được năng lượng bên trong và vừa có thể
chống giông bão, hữu ích cho môi trường.
Một số chuyên gia thiết kế xác định việc sử dụng rơm rạ làm vật liệu xây nhà
là “lý tưởng trong chủ trương xây dựng các toà nhà xanh”, bởi xử lý được một khối
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 10
lượng chất thải khổng lồ trong nông nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng cho
xã hội. Hiện công nhân bang Virginia đang sắp hoàn thành các dự án xây dựng một
khu nhà ở Bowie và một ngôi trường ở khu công viên College với vật liệu là hàng
nghìn bó rơm rạ và vôi vữa.
Có thể nói rơm, rạ là nguồn tài nguyên rất quý giá. Nhưng nay đã có nhiều
người đã quên mất giá trị của nó trong cuộc sống.
2.4. Tác hại của việc đốt rơm rạ
Từ những năm 1980, người ta đã nghiên cứu thành phần của khói khi đốt
rơm, và kết luận khói rơm là loại khói độc (nhất là khi dùng để đun trong bếp, một
khoảng không gian nhỏ hẹp không được thông gió để khói thoát ra ngoài).
Hình 2.3: Đốt rơm rạ trực tiếp trên ruộng (Nguồn: www.yeumoitruong.com)
Gần đây nông dân đốt rơm rạ khiến khói bay khắp nơi, vào cả các đô thị, gây
bất lợi nhiều mặt và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của nhân dân. Khi đốt rơm rạ sẽ
xảy ra sự nhiệt phân không hoàn toàn, do đó tạo ra noài các khí CO, CO
2
, NO
2
,
SO
2
, H
2
0, các chất nhựa bay hơi, các hợp chất chứa Clor, hàng trăm các hợp chất
khác, và các hợp chất của kim loại nặng do tích luỹ sinh học của cây lúa. Thành
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 11
phần của khói càng thêm phức tạp nếu trong rơm rạ lẫn dư lượng của những loại
nông dược chưa phân huỷ hết. Các chất tạo thành còn tương tác với nhau khiến
thành phần khói càng thêm phức tạp.
Tất cả đều có hại cho sức khỏe con người và tăng mức thải khí nhà kính vào
bầu khí quyển. Khí CO (carbon monoxid) rất nguy hại vì hít thở phải một nồng độ
chỉ khoảng 0,1% CO trong không khí sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxygen trong
máu hay tổn thương hệ thần kinh , có thể gây tử vong.
CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên người ta
không cảm nhận nên khó biết do đó dễ nguy hiểm đến tính mạng. CO có ái lực với
huyết sắc tố (Hb, hemoglobin) trong hồng cầu, mạnh gấp 230 - 270 lần so với
oxygen nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu
không thể chuyên chở oxygen đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết
với myoglobin của cơ tim.
Khói rơm rạ có mùi khó chịu. Khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy
nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng,
buồn nôn, thở khò khè, nếu không thì cũng có cảm giác ngạt thở Vào những ngày
trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm, tác hại kéo dài. Các chất dạng
hạt khí dung lưu giữ trong bầu khí quyển lâu hơn và do vậy tác hại cũng nhiều hơn.
Đốt rơm rạ vào buổi chiều tối gây hại càng lớn vì ban đêm nhiệt độ hạ, những luồng
khí “chìm” xuống, khiến khói không bốc được lên cao.
Ai cũng biết rơm chứa hầu hết là chất hữu cơ, nếu cầy vùi vào đất sẽ làm
tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên gần đây trâu bò ít, máy cầy lớn không có chỉ
có máy cầy nhỏ, việc cày vùi không dễ dàng gì, hơn nữa còn vì thời vụ khít nhau
nên không đủ thời gian để phân hủy rơm rạ sau khi cày vùi. Và nông dân hiểu nhầm
là đốt rơm rạ sẽ có tro để bón ruộng. Đó là nhận thức cực kỳ sai lầm mà không có ai
giải thích cho nông dân.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 12
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC
SỬ DỤNG RƠM, RẠ TẠO RA CÁC SẢN PHẨM MÔI TRƯỜNG
3.1. Sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ
Với khoảng 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới
76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ gây lãng phí
nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón.
Do đó, việc sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi
trường. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh
dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.
Rơm rạ được chôn trong đất sau khi thu hoạch ở những vùng có khí hậu
nóng và ẩm ướt có thể làm tăng năng suất lúa vào vụ kế tiếp. Độ 4 - 5 tấn rơm có
thể làm tăng 0,4 tấn/ha lúa. Tuy nhiên, rơm rạ chôn vào đất của những vùng ôn đới
sẽ phân hóa chậm vì nhiệt độ thấp vào mùa đông; sự kiện này có thể gây ra bệnh
thối thân và rễ lúa cho các mùa lúa sắp đến.
Rơm rạ có thể có ích cho các nơi trồng lúa nước ở Đông Nam Á vì một tấn
rơm có thể cung cấp 9 kg N, 2 kg P và S, 25 kg K, 70 kg Si, 6 kg Ca và 2 kg Mg.
Người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm được một nửa chi phí
đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hướng tới một
thương hiệu gạo an toàn, chất lượng.
Hình 3.1: Xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ. (Nguồn: www.yeumoitruong.com)
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 13
Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có thể chống chọi với một
số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Hy vọng rơm, rạ sẽ trở thành nguồn thực phẩm bổ sung, và phân vi sinh,
nguyên liệu đưa vào sản xuất mà không còn là gánh nặng gây ô nhiễm môi trường
do đốt không kiểm soát được.
3.1.1. Ưu – nhược điểm khi sử dụng rơm rạ làm phân bón
Ưu điểm:
- Hạn chế được việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
- Tận dụng rơm rạ làm phân bón.
- Thân thiện với môi trường.
- Làm cho đất đai thêm phì nhiêu và môi trường an toàn.
- Nâng cao giá trị kinh tế, xã hội.
- Được dùng để tránh ảnh hưởng xấu trực tiếp của thành phần hữu cơ
đối với hoa màu do quá trình làm cố định chất đạm và giảm pH của đất.
- Sử dụng loại phân bón làm từ rơm, lúa đẻ nhánh tốt hơn, tập trung
hơn, rau màu tốt hơn, cây ăn quả cho trái sai và màu sắc đẹp hơn.
- Sử dụng phân bón hữu cơ đất đai sẽ trở nên tơi xốp không bị thoái hóa
như khi sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài.
- Tiết kiệm phân hóa học, hạn chế sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản.
- Tiết kiệm được chi phí.
- Góp phần thay đổi thói quen sử dụng phân hóa học của người dân,
hướng đến một nền nông nghiệp sạch và an toàn.
Nhược điểm:
- Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần
nguyên liệu đưa vào không đồng đều
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 14
- Phải tốn thêm công ủ và diện tích để ủ.
- Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ
quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu. Trong khi đó các loại phân hóa học
như urê, lân, kali, NKP gọn nhẹ, dễ vận chuyển, không quá đắt tiền, chất lượng
đồng đều, thuận tiện sử dụng hơn phân hữu cơ vi sinh.
3.1.2. Quy trình xử lý rơm rạ
- Chuẩn bị xử lý:
+ Xác định lượng rơm, rạ cần xử lý trước khi thu hoạch.
+ Lựa chọn địa điểm: nên chọn địa điểm ủ xử lý gần nguồn nguyên liệu
(rơm, rạ), thuận tiện nguồn nước và hợp lý khi bảo quản và sử dụng, việc xử lý theo
quy mô hộ gia đình nhưng nên bố trí theo hướng tập trung theo khu xử lý để tiện
quản lý kỹ thuật.
+ Chuẩn bị đủ lượng chế phẩm sinh học, phân hoá học bổ sung và một số
vật tư cần thiết.
- Các bước thực hiện tuân thủ theo quy trình kỹ thuật:
+ Thu gom rơm, rạ (khi thu gom rơm, rạ để ủ có thể tận dụng thêm một số
sản phẩm hữu cơ như: bèo tây, thân lá cây trồng hoặc phân lợn, phân gà, ).
+ Tùy lượng nguyên liệu mà bố trí diện tích chân đống, lượng chế phẩm hòa
tan, phân hoá học NPK cho hợp lý, 1 tấn rơm, rạ cần lượng chế phẩm và phân hoá
học như sau: Chế phẩm: 0,2kg/tấn; phân hoá học NPK: 3kg/tấn.
+ Quy trình thực hiện:
* Chế phẩm: Tiến hành pha chế phẩm ở dạng dung dịch hoà tan.
* Trải rơm, rạ sau khi thu hoạch trên địa điểm lựa chọn, mỗi lớp rơm, rạ dày
30cm thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan (nồng độ của dung dịch tùy
thuộc vào độ ẩm của rơm, rạ sao cho khi ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%) và rắc
mỏng phân hoá học NPK. Nếu gia đình có phân chuồng, phân gà thì bổ sung thêm.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 15
* Sau khi đã tiến hành xong, đống ủ phải được che đậy bằng nilon để đảm
bảo vệ sinh môi trường và kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ để bổ sung nước đạt
độ ẩm cần thiết, duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40
o
C. Màng nilon che đậy đống
ủ được sử dụng nhiều lần đến khi hỏng thì thu gom bán cho người thu mua phế liệu
để tránh gây ô nhiễm môi trường.
+ Đảo trộn đống ủ: để cho rơm, rạ vụn thêm và làm cho các loại vi sinh vật
phân bố đều, tưới bổ sung duy trì ẩm độ, trộn đều giữa chỗ phân huỷ tốt và chưa tốt,
để đảm bảo cần đảo trộn 2 lần; lần 1 sau ủ 15 – 20 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 – 15
ngày, (cách kiểm tra độ ẩm: cầm nắm rơm, rạ vắt đều thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là
được).
+ Sau 30 ngày trở đi ta kiểm tra chất lượng phân đảm bảo đưa đi bón lót gối
vụ hoặc đánh gọn bảo quản để bón cho cây rau màu.
Dùng phân này bón lót, sẽ giảm tới 30% lượng phân hóa học, và tăng năng
suất cây trồng lên đến 7%. Khi sử dụng phân hữu cơ này thì lượng phân bón hóa
học sẽ giảm trên 30%, năng suất lúa tăng 10-15% so với ruộng không sử dụng, giá
thành chế phẩm rất rẻ.
Một phương pháp nữa là chuyển rơm rạ xuống các hầm khí sinh học
(biogas). Qua sự phân giải và tổng hợp của các vi sinh vật thì toàn bộ chất hữu cơ
trong rơm rạ sẽ biến thành khí đốt (chủ yếu là khí mêtan) dùng để đun nấu, thắp
sáng… Phần dịch trong bể là nguồn phân bón rất tốt và rất sạch, còn có thể dùng để
đưa vào các ao nuôi thủy sản để tăng năng suất vật nuôi.
Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được tạo ra từ rơm, rạ (Nguồn:www.yeumoitruong.com)
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 16
Rơm được ủ trong các hầm với nước phân thú hoặc pha trộn với urê sẽ trở
thành loại phân hữu cơ tốt cho cây lúa và rau hoa. Được dùng để tránh ảnh hưởng
xấu trực tiếp của thành phần hữu cơ đối với hoa màu do quá trình làm cố định chất
đạm và giảm pH của đất. Trong quá trình phân hóa rơm rạ, chất carbon giảm lần
trong khi chất N tăng lên, C/N dưới 20%, N 2% và giảm tỉ lệ chất đường dưới 35%.
3.2. Sử dụng rơm rạ làm giấy
Ngay từ thế kỷ thứ 2 người Trung Quốc đã làm ra khăn tay giấy. Trong thế
kỷ thứ 6 họ đã sản xuất giấy vệ sinh từ giấy rơm rạ rẻ tiền nhất. Xưởng trong cung
đã sản xuất cho triều đình 720.000 tấm giấy vệ sinh và thêm
vào
đó
là 15.000 tấm
giấy vệ sinh tẩm hương thơm, mềm và có màu vàng nhạt cho hoàng gia.
Rơm rạ được xem là nguồn nguyên liệu triển vọng cho công nghiệp giấy,
việc làm giấy bằng tay từ rơm rạ xuất hiện khá sớm ở Châu Á, điển hình là ở Miến
Điện và phía bắc Thái Lan. Khi mà nhu cầu tiêu dùng về giấy ngày càng tăng trong
các lĩnh vưc ghi chép, bao gói, vệ sinh… điều này đã thúc đẩy cho việc sản xuất
giấy bằng tay sớm phát triển, họ đã ứng dụng rơm rạ để làm giấy và kỹ thuật làm
giấy bằng ta được học hỏi từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Gia đình Daw thaung kywe đã mô tả kỹ thuật làm giấy bằng tay từ rơm rạ
như sau: Trước tiên rơm rạ được mua ở vùng phía bắc Thái Lan, sau đó được mang
về ngâm trong bồn xi măng, lượng nguyên liệu này đủ sản xuất cho 5 ngày. Tiếp đó
rơm rạ được nấu trong vòng 36 giờ, vật liệu sau khi nấu được rửa sạch bằng nước
lạnh tại dòng suối gần đó, sau khi nấu và rửa, rơm rạ tiếp tục được đập dập trong
khoảng 12 giờ và được đánh tơi kỹ lưỡng, lúc này bột đã sẵn sàng cho quá trình làm
giấy,
bột
được trải lên một khung lưới rộng ngâm trong nước và được san đều ra
bằng
tay,
sau khi bột được trải đều dùng một thanh mỏng cán ngang bề mặt lưới để
loại bỏ các bọt khí, quá trình này diễn ra trong khoảng từ một đến hai phút, sau đó
khung lưới được nhấc ra khỏi nước để khô và cắt nhỏ khung giấy theo kích thước
mong muốn.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 17
Giấy cứng bằng sợi được sản xuất ở Nhật Bản. Quá trình chế tạo giấy cứng
gồm cắt rơm thành những đoạn ngắn, khử trùng bằng nhiệt độ cao. Tất cả rơm cắt
nhỏ này được đổ vào một ống rộng 1,2 m và cao 50 cm dưới sức ép 14 kg/cm2 ở
150 - 250
o
C. Không cần dùng đến các chất dính nhờ có chất sáp, lignin và
pentosans hiện diện trong rơm rạ.
Hình 3.3: Giấy làm từ rơm rạ chưa qua xử lý
(Nguồn: www.yeumoitruong.com)
3.2.1. Ưu – nhược điểm khi sử dụng rơm rạ làm giấy
Ưu điểm:
- Hàm lượng lignin thấp hơn cây gỗ do đó tiêu tốn ít năng lượng hơn.
- Tiêu tốn ít hóa chất và năng lượng trong quá trình nấu.
- Xơ sợi rơm rạ dai đem lại độ bền cơ lý cho bột.
-
Thu mua rơm rạ dễ dàng, nguồn nguyên liệu dồi dào.
-
Thành phẩm thân thiện với môi trường.
Nhược điểm:
- Hàm lượng silic cao gây khó khăn cho việc thu hồi hóa chất, làm mòn
thiết bị.
- Rơm rạ xốp gây khó khăn cho việc vận chuyển do vậy chi phí vận
chuyển đắt.
- Hiệu suất bột giấy làm từ rơm rạ không cao.
- Sơ sợi rơm rạ giữ được nước cao cũng là vấn đề trong viêc tách nước
ra khỏi xơ sợi trong quá trình tạo giấy.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 18
3.2.2. Quy trình làm giấy từ rơm rạ
Sơ đồ 3.1: Quy trình làm giấy từ rơm rạ
Thành phẩm
Cán ép
Xeo giấy thành cuộn
Lắng lọc
Nghiền bột
Rửa
Nước
Nấu
Ngâm
Xác định thành phần hóa học
Cắt khúc, xác định độ ẩm
Nguyên liệu
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 19
Sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ được phơi khô và chất đống dự trữ. Rơm rạ
thu mua về đem loại bỏ bông bẹ, tạp chất, lá mục nát và cắt khúc có chiều dài từ 4 -
6 cm. Tiếp theo xác định độ ẩm của rơm rạ bằng phương pháp phân tích khối lượng.
Xác định thành phần hóa học của nguyên liệu:
- Xác định hàm lương lignin (Phương pháp Lignin Klason)
- Xác định độ tro (Scan C6.62)
- Xác định hàm lượng xenllulose (Phương pháp Kiursher-Hofft)
- Xác định hàm lượng oxit silic trong tro
- Xác định hàm lượng các chất tan trong nước nóng
- Xác định hàm lượng các chất tan trong nước lạnh
- Xác định hàm lượng chất trích ly
Ngâm nguyên liệu: Nguyên liệu trước khi cho vào nồi nấu được ngâm 30
phút với dịch nấu NaOH, trong quá trình ngâm phải khuấy trộn liên tục để hóa chất
thấm đều sâu thúc đẩy các phản ứng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn trong quá
trình nấu.
Nấu bột giấy: Thông số công nghệ của quá trình nấu bột giấy từ rơm bao
gồm các yếu tố áp suất, nhiệt độ, thời gian nấu, hàm lượng NaOH. Thời gian nấu
mỗi loại nguyên liệu có một khoảng thời gian nấu thích hợp với rơm rạ thời gian
thích hợp là 60 phút. Sự thẩm thấu đều hóa chất vào nguyên liệu và nồng độ hóa
chất, tác
động
mạnh
đến quá trình hoà tan lignin. Khi nguyên liệu thấm đều hóa
chất, nồng độ hóa chất thích hợp, nguyên liệu chín đều, ít sống lõi, quá t
rình nấu đạt
hiệu quả cao.
Rửa bột: Bột sau nấu cho nước vào tiến hành rửa bột. Dùng rây dạng lưới để
lọc rửa bột tiến hành rửa bột 5 lần. Lượng nước thải tách ra sau mỗi lần lọc được lọc
lại bằng một tấm vải để thu hồi các hạt mịn tránh thất thoát bột, phần nước thải sau
khi lọc hạt mịn này sẽ thải bỏ. Bột sau khi rửa đã sạch loại bỏ hầu hết kiềm, lignin
và các hợp chất hữu cơ khác.
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 20
Bột sau khi đã được rửa sạch bằng nước lạnh, cân khối lượng và xác định độ
ẩm bằng phương pháp phân tích khối lượng. Tiếp tục tiến hành xác định độ tro
nhằm tính trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn của
phương pháp thử.
Hiệu suất bột sau nấu được xác định thông qua xác định độ khô của bột theo
tiêu chuẩn SCAN – C 3:61. Xác định chỉ số Kappa của bột theo tiêu chuẩn SCAN –
C 1:77. Xác định độ tro của bột theo tiêu chuẩn SCAN – C 6:627. Bột được nghiền
trong máy nghiền theo tiêu chuẩn SCAN C 24:6. Độ nghiền của bột được xác định
ở máy đo độ nghiền Schopper-Riegler theo tiêu chuẩn SCAN-C19:6. Với mỗi chế
độ nghiền đo độ nghiền và làm giấy handsheet với định lượng mỗi tờ để đo độ trắng
là 80g/m2, để đo các chỉ tiêu còn lại là 60g/m
2
. Khảo sát độ nghiền ảnh hưởng đến
các tính chất của giấy, chọn ra được chế độ nghiền phù hợp để ứng dụng rơm rạ cho
sản xuất giấy in báo và giấy viết.
Nghiền bột: Là một trong những công đoạn đặc biệt quan trọng trong công
nghệ sản xuất giấy. Đó là quá trình xử lý bột bằng lực cơ học nhằm phát triển bột
đến mức tốt nhất tính chất tạo thành tờ giấy của xơ sợi. Rất nhiều các tính chất cơ
học, tính chất vật lý và tính thẩm mỹ của tờ giấy phụ thuộc vào giai đoạn này. Nó
làm thay đổi đáng kể tính chất của xơ sợi, tạo cho xơ sợi có độ đồng nhất, độ mềm
mại và có khả năng liên kết với nhau rất tốt trong cấu trúc của tờ giấy. Đi
ều chỉnh
quá trình nghiền bột có thể tạo ra được các loại sản phẩm khác nhau từ một loại
nguyên liệu ban đầu, từ đó các nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu của thị trường.
Bột trong quá trình làm giấy tùy thuộc loại giấy cần sản xuất, đặc điểm bột
trước khi nghiền, mà bột thường được nghiền theo hai xu hướng: Đối với bột có
nhiều xơ sợi dài, dễ bị kết bông khi tạo giấy, khi đó bột cần được nghiền theo
hướng cắt ngắn xơ sợi, bột được nghiền như vây gọi là “bột nghiền rời”. Đối với bột
có xơ sợi ngắn hoặc các loại giấy cần độ bền cơ lý cao, đòi hỏi xơ sợi dài thì bột cần
được nghiền theo hướng chổi hóa xơ sợi, quá trình cắt ngắn ít xảy ra, bộ
t được
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 21
nghiền như vậy gọi là “bột nghiền nhuyễn”. Trong quá trình nghiền các xơ sợi chịu
tác dụng bởi các loại lực cơ học như: Lực cắt, lực xé, lực va đập của các lưỡi dao
nghiền lên thớ sợi, lực ma sát giữa các xơ sợi với nhau, giữa các xơ sợi với thành
máy nghiền và tác động của thủy lực như lực nén, ép thủy động tạo nên lực xé gián
tiếp đối với xơ sợi.
Các tác dụng chính của quá trình nghiền lên xơ sợi
gồm:
- Cắt và làm ngắn xơ sợi.
- Bột trở nên mịn hơn, hoàn thành việc bóc tách thành tế bào xơ sợi tạo
ra các mảnh vụn xơ sợi đồng thời bóc tách thành tế bào xơ sợi thành từng lớp riêng
rẽ.
- Thay đổi cấu trúc bên trong của thành tế bào, phân tách thành từng
lớp riêng biệt, tiếp tục chổi hóa bên trong và làm trương nở xơ sợi.
- Tạo ra những chỗ xoắn, mấu, đốt, sự nén ép trong thành tế bào xơ sợi.
- Làm phân rã hoặc loại bỏ các chất trích ly còn lại trong bột sau nấu.
- Phân bố lại hemicelluloses từ bên trong xơ sợi ra bên ngoài xơ sợi làm
quá trình trương nở xơ sợi xảy ra dễ dàng hơn.
- Sự bong xơ bề mặt tại cấp độ phân tử tạo ra một bề mặt dễ kết dính
hơn tăng khả năng liên kết xơ sợi.
Dung dịch bột chuẩn bị cho xeo tờ giấy mẫu có nồng độ là 0,2% (sau khi đo
độ nghiền). Khuấy đều dung dịch bột trong vòng 5 phút bằng máy khuấy. Trong
hầu hết các trường hợp thì xơ sợi sẽ bị thất thoát qua lưới xeo nên khi lấy bột giấy
cũng phải tính toán lượng bù đắp để đạt được định lượng mong muốn.
Xeo giấy:
Cho
huyền
phù bột giấy vào máy xeo, bổ sung nước có nhiệt độ
27
0
C ± 1
0
C
,
khuấy
trộn bột bằng một trong hai cách sau: Khuấy trộn bằng cách
cho chuyển động lên và xuống, sau đó nhẹ nhàng nhấc dụng cụ ra. Hoặc,
mở nút
sục khí của máy xeo.
Trong cả hai cách, sau khi khuấy trộn, ấn và giữ công tắc thoát
nước cho đến khi nước rút hết để lại tờ giấy ướt trên lưới.
Ép giấy: Sau khi lấy mẫu giấy ra khỏi lưới xeo, giấy sẽ được ép trong máy
Nghiên cứu việc sử dụng rơm, rạ tạo ra các sản phẩm môi trường
Trang 22
ép để nâng độ khô của giấy lên.
Về các tính chất của giấy làm từ rơm rạ cho thấy giấy làm từ rơm rạ cho độ
bền cơ lý cao, thích hợp để sản xuất các loại giấy yêu cầu về độ bền cơ lý cao như
giấy in, giấy in báo, giấy viết. Hàm lượng lignin thấp tiêu tốn ít hóa chất, năng
lượng nấu, giảm lượng dịch đen thải ra môi trường.
Sản xuất bột giấy từ rơm rạ trong điều kiện môi trường thông thường, không
yêu cầu nhiệt độ và áp suất cao, tiêu tốn ít năng lượng và hóa chất. Chất thải từ quy
trình sản xuất thân thiện với môi trường. Quy trình và thiết bị dùng để sản xuất đơn
giản, dễ thực hiện. Hóa chất được sử dụng thông dụng, rẻ, không độc hại như
NaOH, HCL, Ca(OH)
2
, H
2
O
2
.
Phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ dễ thực hiện, không đòi hỏi phải có
công đoạn xử lý nguyên liệu ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, lượng hóa chất tiêu
thụ không đáng kể, lại thông dụng, dễ kiếm, rẻ và không độc hại.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất không sinh ra khí CO
2
do không có quá
trình nấu. Nước thải ra sau từng công đoạn đều được đưa vào bể lắng, xử lý loại bỏ
mùn và tuần hoàn tái sử dụng. Nếu còn dư thừa, nước này sẽ được chuyển ra hồ
sinh thái.
Loại nước này có độ pH từ 6,8 đến 7,2 - đạt tiêu chuẩn nước mặt ở giá trị
giới hạn A - TCVN 5942 - 1995 theo bảng giá trị cho phép của các thông số và
nồng độ các ô nhiễm trong nước mặt.
Bột giấy được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu truyền thống là gỗ lá kim,
gỗ lá rộng và một phần nhỏ từ tre nứa. Phải mất nhiều thời gian để cây gỗ phát triển
mới có thể sử dụng để chế biến làm bột giấy.
Rơm còn dung sản xuất bột giấy và giấy ở ấn Độ, Bangladesh, Indonesia,
Pakistan, Philippines, Trung Quốc. Bột giấy rơm không thích hợp cho các loại giấy
mềm, nhưng tốt cho giấy viết chữ hoặc ấn loát. Làm giấy bằng rơm rạ ít cần đến
năng lượng hơn là gỗ trong giai đoạn biến chế thành bột giấy, vì ít chất lignin