Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược bùn sinh học (upflow sludge blanket filtration - usbf)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 101 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM








ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG
MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC KẾT HỢP LỌC
NGƯỢC BÙN SINH HỌC (UPFLOW SLUDGE BLANKET
FILTRATION - USBF)

Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS TRƯƠNG THANH CẢNH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN CHÍNH THỐNG
MSSV: 0851110232 Lớp: 08DSH5






TP. Hồ Chí Minh, 2012
BM05/QT04/ĐT
Khoa: Môi trường & CNSH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)

1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài:
Nguyễn Chính Thống - MSSV: 0851110232 - Lớp: 08DSH5
Ngành : Công Nghệ Sinh Học
Chuyên ngành : Công Nghệ Sinh Học
2. Tên đề tài : Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình công nghệ sinh học
kết hợp lọc ngược bùn sinh học (Upflow Sludge Blanket Filtration – USBF)
3. Các dữ liệu ban đầu :
Nghiên cứu hiệu quả xử lý COD, N – NH
3
, N – NO
2
-
, N – NO
3
-
trong nước rỉ rác
bằng mô hình công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược bùn sinh học USBF
4. Các yêu cầu chủ yếu :

- Thu thập tổng hợp tài liệu nước rỉ rác trên thế giới và Việt Nam.
- Nghiên cứu và vận hành mô hình bể USBF trong phòng thí nghiệm.
- Phân tích các chỉ tiêu COD và nitrat hóa, khử nitrat của mẫu nước rỉ rác trước và
sau thí nghiệm
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Hiệu quả xử lý COD và nitrat hóa, khử nitrat của mẫu nước rỉ rác.
2) Đánh giá sự thích hợp của mô hình USBF khi áp dụng xử lý nước rỉ rác.

Ngày giao đề tài: 02/05/2012 Ngày nộp báo cáo: 21/07/2012


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)







Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 1 -

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp

hóa đòi hỏi yêu cầu phát triển bền vững, trong đó bao hàm với bảo vệ môi
trường.Cùng với chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện thì
vấn đề môi trường lại càng được quan tâm, đặc biệt là rác thải và nước thải. Với dân
số đạt 87.84 triệu người đứng ở vị trí thứ 13 thế giới (Tổng Cục Thống Kê, 2011)
thì rác thải sinh ra từ mọi hoạt động của con người ngày càng tăng về khối lượng.
Hầu hết rác thải ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều chưa
được phân loại tại nguồn, do đó gây rất nhiều khó khăn trong quản lý và xử lý, đồng
thời còn sinh ra một loại nước thải đặc biệt ô nhiễm là nước rỉ rác.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
(2011) thì có khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày, phương
pháp xử lý duy nhất được áp dụng ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng là chôn lấp. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 4 bãi chôn lấp
(BCL) trong đó có 2 BCL đã ngừng tiếp nhận rác là Đông Thạnh và Gò Cát và 2
BCL đang hoạt động là Đa Phước và Phước Hiệp. Tổng khối lượng rác đã được
chôn lấp tại 2 BCL trên đã lên đến con số 7.900.000 tấn, trong đó Đa Phước là
3.500.000 tấn, và Phước Hiệp là 4.500.000 tấn. Sự quá tải đó đã dẫn đến những hậu
quả về mặt môi trường, như mùi phát sinh từ các BCL phát tán hàng vào các khu
vực dân cư xung quanh. Ngoài ra một vấn đề nghiêm trọng nữa là sự tồn đọng của
hàng trăm ngàn mét khối nước rỉ rác tại các BCL. Lượng nước rỉ rác phát sinh thêm
mỗi ngày khoảng 1.000 - 1.500m
3
tại các BCL đang là vấn đề cần được giải quyết.
Do thành phần phức tạp và khả năng gây ô nhiễm cao mà việc xử lý nước rỉ
rác đòi hỏi một dây chuyền công nghệ xử lý kết hợp, bao gồm nhiều khâu xử lý như
xử lý cơ học, xử lý hóa - lý, xử lý sinh học để đạt tiêu chuẩn thải. Mặc dù mỗi BCL
đều có hệ thống xử lý nước rỉ rác nhưng các phương pháp xử lý nước rỉ rác đang
được áp dụng vẫn còn bộc lộ rất nhiều nhược điểm như chất lượng nước sau xử lý
thường không đạt tiêu chuẩn xả thải, các chỉ tiêu ô nhiễm COD, BOD, N, P, các
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 2 -


kim loại nặng rất caovà công nghệ xử lý tiêu tốn nhiều hóa chất, giá thành xử lý rất
cao, khó kiểm soát, hay công suất xử lý không đạt thiết kế. Việc nghiên cứu tìm ra
các giải pháp mới xử lý nước rỉ rác, thỏa mãn các điều kiện kinh tế, kỹ thuật và điều
kiện khí hậu tại nước ta là một bài toán đang được đặt ra trong thời gian gần đây.
Mô hình công nghệ sinh học kết hợp lọc dòng ngược bùn sinh học (Upflow
Sludge Blanket Filter - USBF)xử lý nước thải là công nghệ cải tiến của quá trình
bùn hoạt tính trong đó có sự kết hợp 3 quá trình Anoxic, Aeration và lọc dòng
ngược bùn sinh học trong một đơn vị xử lý nước thải. Công nghệ này được giới
thiệu đầu tiên ở Mỹ những năm 1990, sau đó được áp dụng ở châu Âu từ năm 1998
trở lại đây, công nghệ này vẫn chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Hy vọng với
những tính năng vượt trội của mô hình USBF sẽ được sử dụng rộng rãi, có thể tiết
kiệm vật liệu và năng lượng chi phí cho quá trình xây dựng, vận hành hệ thống đơn
giản.
Dựa trên những cơ sở đó, đề tài “ Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác
bằng mô hình công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược bùn sinh học (Upflow
Sludge Blanket Filtration – USBF)” được hình thành, với mong muốn nghiên cứu
tìm ra phương pháp xử lý nước rỉ rác mới đạt hiệu quả cao, thời gian xử lý nhanh,
hoá chất dễ tìm và chi phí vận hành không quá lớn, góp phần đa dạng hóa công
nghệ xử lý nước rỉ rác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình công nghệ sinh
học kết hợp lọc ngược bùn sinh hoc (USBF) thông qua các chỉ tiêu ô nhiễm : COD,
N-NH
3
, N-NO
3
-
, N-NO
2

-
.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm phân tích môi trường thuộc viện
Khoa Học Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường, trường Đại Học Công Nghiệp TP.
Hồ Chí Minh.


Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 3 -

4. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đồ án tốt nghiệp bao gồm 5 chương:
Chương : MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
NƯỚC RỈ RÁC
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍNH
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ






















Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 4 -

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG DO NƯỚC RỈ RÁC
1.1. Tổng quan về các bãi chôn lấp rác
Hiện nay ở Việt Nam, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị vẫn chủ
yếu vẫn là chôn lấp. Thực tế trên địa bàn các thành phố lớn của Việt Nam như: Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp chiếm tới 80- 90%.
Ví dụ trên địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp 73-81%, sản xuất
phân Compost <7% và tái chế 12 – 20% (URENCO Hà Nội 2006). Riêng TP.Hồ
Chí Minh, ngoài 2 bãi chôn lấp (BCL) là BCL Đông Thạnh và Gò Cát đã ngừng
tiếp nhận rác từ năm 2008, hiện chỉ có BCL Phước Hiệp và BCL Đa Phước vẫn còn
tiếp nhận rác nhưng ngày càng quá tải. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các BCL là
vấn đề nước rỉ rác phát sinh từ các BCL đang là vấn đề gây bức xúc.
Trên địa bàn cả nước có rất ít BCL có trạm xử lý nước rỉ rác.Riêng TP.Hồ
Chí Minh thì cả bốn BCL trên đều được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hiện
đại và có hiệu quả xử lý cao đạt TCVN.
Hiện nay, lượng rác của thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 7.000 tấn (2011)
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày đổ dồn về các bãi rác lớn là Đa Phước và

Phước Hiệp và một số bãi rác nhỏ tại huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè.
Bãi chôn lấp rác Đông Thạnh
BCL Đông Thạnh thuộc xã Đông Thạnh, phía Bắc huyện Hóc Môn, giáp xã
Bình Mỹ- Củ Chi. Bãi rác Đông Thạnh bắt đầu hoạt động đổ rác một cách tự phát từ
năm 1979. Đến năm 1991, nó chính thức trở thành công trường xử lý rác Đông
Thạnh trực thuộc Sở Giao Thông Công Chánh quản lý. Diện tích ban đầu là 10 ha,
cho đến nay, tổng diện tích công trường xử lý rác Đông Thạnh đã lên đến 43,5 ha
với công suất xử lý khoảng 4000 tấn rác/ngày.
Do BCL Đông Thạnh ban đầu hình thành tự phát, không có lớp chống thấm,
không có hệ thống thu gom khí và nước rò rỉ… Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường ở
bãi rác Đông Thạnh khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng dân
cư và môi trường sống xung quanh.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 5 -

Theo ước tính, đến nay công trình rác Đông Thạnh còn tồn đọng 600000 m
3

nước rò rỉ chưa được xửlý và một lượng nước rò rỉ phát sinh hàng ngày được bơm
và lưu trữ tại hồ. Do đặc trưng của nước rò rỉ lưu trữ lâu năm nên việc xử lý rất khó
khăn và phức tạp. Hiện nay, BCL Đông Thạnh đã có trạm xử lý nước rỉ rác áp dụng
công nghệ sinh học để xử lý.
BCL Đông Thạnh đã chính thức đóng cửa vào cuối năm 2002, toàn bộ rác
thải Thành Phố chuyển qua BCL Gò Cát.Đến tháng 08/2007, BCL Gò Cát không có
khả năng tiếp nhận sau 05 năm hoạt động nên BCL Đông Thạnh lại tái mở cửa.Hiện
nay, BCL Đông Thạnh chỉ nhận xà bần với lượng 900 tấn/ngày.
BCL Gò Cát
Sau nhiều năm thi công, công trường xử lý rác Gò Cát chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 19/01/2002. Dự án công trường xử lý rác Gò Cát có vốn đấu tư 261 tỷ
đồng, trong đó Chính Phủ Hà Lan tài trợ không hoàn lại 60%. BCL Gò Cát đặt tại

xã Bình Hưng Hòa – Bình Chánh có diện tích 25 ha được xây dựng theo công nghệ
hiện đại nhất tại Việt Nam. Đáy của BCL có tấm lót HDPE- Hight Density
Polyethylen dày 2 mm, có hệ thống thu gom khí và tái sử dụng khí để phát điện, có
hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Công suất thiết kế bãi rác 2000 tấn/ngày.
BCL Gò Cát có nhà máy xử lý nước rỉ rác được xây dựng từ năm 2001, do
Công ty Gibros chế tạo và Công ty Vemeer – Hà Lan lắp đặt có công suất 17,5
m
3
/h, bước đầu vận hành chạy thử và đã xử lý xong 6000 m
3
. Nhưng sau khi BCL
Gò Cát chính thức tiếp nhận lượng rác theo thiết kế là 2000 tấn/ngày, đến ngày
27/01/2002 thì bị trục trặc ở hệ thống siêu lọc, công suất giảm còn khoảng 10 m
3
/h,
nước rỉ rác qua xử lý chưa ổn định. Từ 2007 đến nay, nhà máy xử lý nước rỉ rác Gò
Cát đã nghiên cứu và nâng cấp thay thế công nghệ mới do công ty kỹ thuật Seen đề
xuất và xây dựng đã cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý với công suất 200
m
3
/ngày đêm đạt tiêu chuẩn xả thải.
Sau 05 năm hoạt động, ngày 01/08/2007, bãi rác Gò Cát chính thức đóng cửa
sau hai năm lùi hẹn.Hiện nay, chỉ còn nhà máy xử lý nước rỉ rác Gò Cát hoạt động.
BCL Phước Hiệp
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 6 -

BCL Phước Hiệp đặt tại xã Tam Tân – huyện Củ Chi khởi công xây dựng từ
đầu năm 2003 theo công nghệ BCL vệ sinh như BCL Gò Cát. Trạm xử lý nước rỉ
rác, tạm thời giải quyết trong giai đoạn đầu, do Centenma lắp đặt cũng đã bắt đầu

hoạt động, hệ thống này có công nghệ xử lý nước rỉ rác tương tự như hệ thống xử lý
tại BCL Gò Cát. Hiện nay, BCL Phước Hiệp cũng đang trong tình trạng quá tải vì
BCL Gò Cát vừa đóng cửa, BCL mới Đa Phước mới bắt đầu hoạt động, gánh nặng
của rác thải toàn Thành phố đổ dồn về đây.
BCL Đa Phước
Trong thời gian BCL Đông Thạnh và Gò Cát đang ngày càng quá tải và có
nguy cơ cả TP.Hồ Chí Minh ngập trong rác thì BCL Đa Phước ra đời nhằm giảm
bớt áp lực cho các BCL còn lại. BCL Đa Phước bắt đầu đi vào hoạt động vào năm
2008, được xây dựng nằm phía Nam Thành phố thuộc ấp 1 và ấp 2 xã Đa Phước,
huyện Bình Chánh, với diện tích 73,64 ha, xung quanh là những con sông, kênh
rạch như: sông Rạch Chiếu, sông rạch Bà Lào, rạch Ngã Cạy… Cũng như BCL Gò
Cát và Phước Hiệp thì BCL Đa Phước sử dụng công nghệ xử lý nền bằng lớp vật
liệu chống thấm HDPE (có tác dụng ngăn không cho nước rỉ rác thấm xuống đất).
Nhà máy xử lý nước rỉ rác tại BCL Đa Phước do công ty TNHH xử lý chất
thải rắn Việt Nam (VWS) nghiên cứu và xây dựng được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác đậm đặc với công suất 280
m
3
/ngày đêm sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược kép.
Giai đoạn 2: xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác hòa trộn với nước mưa với
công suất 3000m
3
/ngày đêm sử dụng công nghệ lọc bơm hóa chất.
Giai đoạn 3: xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác có công suất 1000 m
3
/ngày
đêm sử dụng quy trình màng lọc sinh học.
1.2. Tổng quan về nước rỉ rác
1.2.1. Sự hình thành nước rỉ rác
Nước rỉ từ bãi rác (nước rỉ rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác, kéo theo các

chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất dưới bãi chôn lấp. Trong giai đoạn hoạt động
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 7 -

của bãi chôn lấp, nước rỉ rác hình thành chủ yếu do nước mưa chảy tràn thấm vào
BCL và nước ép ra từ các lỗ rỗng của chất thải do các thiết bị dầm nén.
Nước rỉ rác được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước.Độ giữ
nước của chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà
không phát sinh ra dòng thấm hướng xuống, dưới tác dụng của trọng lực.Khả năng
giữ nước (FC – Field Capacity) của chất thải rắn là tổng lượng nước có thể lưu lại
trong bãi rác dưới tác dụng của trọng lực.FC của chất thải rắn là yếu tố rất quan
trọng trong việc xác định sự hình thành nước rỉ rác.FC thay đổi tùy thuộc vào trạng
thái bị nén của rác và việc phân hủy chất thải trong bãi chôn lấp.Cả rác và lớp phủ
đều có khả năng giữ nước trước sức hút của trọng lực. FC có thể tính theo công thức
sau :
W10000
W
55,06,0FC
+
−=

Trong đó :
• FC : khả năng giữ nước (tỷ lệ giữ nước và trọng lượng khô của chất thải rắn).
• W : khối lượng vượt tải (overburden weight) được tính tại chính giữa chiều
cao bãi chôn lấp, pound.
Các nguồn chính tạo ra nước rỉ rác bao gồm nước từ phía trên bãi chôn lấp,
độ ẩm của rác, nước từ vật liệu phủ, nước từ bùn nếu việc chôn bùn được cho phép.
Điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất của bãi rác, nhất là khí hậu,
lượng mưa ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước rỉ rác sinh ra. Tốc độ phát sinh nước
rỉ rác dao động lớn theo các giai đoạn hoạt động khác nhau của bãi rác. Trong suốt

những năm đầu tiên, phần lớn lượng nước mưa thâm nhập vào được hấp thụ và tích
trữ trong các khe hở và lỗ rỗng của chất thải chôn lấp. Lưu lượng nước rỉ rác sẽ tăng
lên dần trong suốt thời gian hoạt động và giảm dần sau khi đóng cửa bãi chôn lấp do
lớp phủ cuối cùng và lớp thực vật trồng lên trên mặt giữ nước làm giảm độ ẩm thấm
vào.

Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 8 -

1.2.2. Thành phần và tính chất nước rỉ rác
Thành phần nước rỉ rác thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào tuổi của bãi chôn
lấp, loại rác, khí hậu.Mặt khác, độ dày, độ nén và lớp nguyên liệu phủ trên cùng
cũng tác động lên thành phần nước rỉ rác.
Thành phần và tính chất nước rỉ rác còn phụ thuộc vào các quá trình lý, hóa,
sinh xảy ra trong bãi chôn lấp. Các quá trình sinh hóa xảy ra trong bãi chôn lấp chủ
yếu do hoạt động của các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ từ chất thải rắn làm
nguồn dinh dưỡng cho hoạt động sống của chúng.
Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải trong bãi chôn lấp được chia
thành các nhóm chủ yếu sau:
- Các vi sinh vật ưa ẩm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 0-20
0
C.
- Các vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-40
0
C.
- Các vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh ở nhiệt độ 40-70
0
C.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 9 -


Trong quá trình hoạt động của bãi rác, các thành phần trong nước rỉ rác biến
đổi qua các giai đoạn như sau:(Trương Thanh Cảnh, 2009)

Giai đoạn 1 – giai đoạn thích nghi ban đầu
Sau một thời gian ngắn từ khi chất thải rắn được chôn lấp thì các quá trình
phân hủy hiếu khí sẽ diễn ra, bởi vì trong bãi rác còn có một lượng không khí nhất
định nào đó được giữ lại. Giai đoạn này các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa sinh hoá
thành dạng đơn giản như protein, tinh bột, chất béo và một lượng nhất định chất
cellulose. Giai đoạn 1 có thể kéo dài một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào
tốc độ phân hủy và các vi sinh vật.

Giai đoạn 2 - giai đoạn chuyển tiếp
Khi oxy bị cạn kiệt dần và sự phân hủy chuyển sang giai đoạn kỵ khí. Khi
đó, nitrat và sulphat là chất nhận điện tử cho các phản ứng chuyển hóa sinh học và
chuyển thành khí nitơ và hydro sulfit. Khi thế oxy hóa giảm, cộng đồng vi khuẩn
chịu trách nhiệm phân hủy chất hữu cơ trong rác thải thành CH
4
, CO
2
ưu thế theo 3
bước (thủy phân, lên men axit và lên men metan) chuyển hóa chất hữu cơ thành axit
Pha 1
Pha 2
Pha 3
Pha 4
Pha 5
Thời gian
Hình 1.1. Sự biến thiên các thành phần trong nước rỉrác


COD
pH
VAF
Fe, Zn
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 10 -

hữu cơ và các sản phẩm trung gian khác (giai đoạn 3). Trong giai đoạn 2, pH của
nước rỉ rác sẽ giảm xuống do sự hình thành của các loại axit hữu cơ và ảnh hưởng
của nồng độ CO
2
tăng lên trong bãi rác.

Giai đoạn 3 - giai đoạn lên men axit
Các vi sinh vật kỵ khí trong giai đoạn 2 gia tăng tạo ra một lượng lớn các
axit hữu cơ và một lượng ít khí hydro. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình lên
men là nhóm vi sinh vật dị dưỡng trong điều kiện cả yếm khí lẫn kỵ khí nghiêm
ngặt. Các chất hữu cơ dạng đơn giản, các amino acid, đường… được chuyển hoá
thành các axit béo bay hơi (VFA), alcohols, CO
2
và N
2
. Trong giai đoạn này, pH
nước rỉ rác thường sẽ giảm xuống 5 hoặc thấp hơn do sự hiện diện các axit hữu cơ
và sự gia tăng nồng độ CO
2
trong bãi rác.
Giai đoạn3 có thể kéo dài sau một vài năm, thậm chí cả thập niên. Nước rỉ
rác tạo ra trong giai đoạn này có giá trị BOD
5

cao (>10000 mg/l), BOD
5
/COD >
0,5, tỷ số này cho thấy thành phần chất hữu cơ hoà tan chiếm tỷ lệ cao và dễ bị phân
huỷ sinh học.

Giai đoạn 4 – giai đoạn lên men metan
Trong giai đoạn này nhóm vi sinh vật thứ hai chịu trách nhiệm chuyển hóa
axit acetic và khí hydro hình thành từ giai đoạn trước thành hỗn hợp CH
4
và CO
2
sẽ
chiếm ưu thế tạo thành khí của bãi rác. Đây là nhóm vi sinh vật kỵ khí nghiêm ngặt,
được gọi là vi khuẩn metan. Do các axit hữu cơ và H
2
bị chuyển hóa thành metan và
carbonic nên pH của nước rỉ rác tăng lên đáng kể trong khoảng từ 6,8 – 8,0. Giá trị
BOD
5
, COD, nồng độ kim loại nặng và độ dẫn điện của nước rỉ rác giảm xuống
trong giai đoạn này. Trong khi đó, NH
3
vẫn tiếp tục thoát ra bởi quá trình lên men
axittheo bậc 1 và có nồng độ rất cao trong nước rỉ rác. Các chất vô cơ như: Fe, Na,
K, SO
4
2-
và Cl
-

tiếp tục tan và rỉ ra trong nhiều năm.

Giai đoạn 5 - giai đoạn ổn định
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 11 -

Giai đoạn ổn định xảy ra khi các vật liệu hữu cơ dễ phân hủy sinh học đã
được chuyển hóa thành CH
4
, CO
2
trong giai đoạn 4.Nước sẽ tiếp tục di chuyển
trong bãi chôn lấp làm các chất có khả năng phân hủy sinh học trước đó chưa được
phân hủy sẽ tiếp tục đựơc chuyển hóa.Tốc độ phát sinh khí trong giai đoạn này
giảm đáng kể, khí sinh ra chủ yếu là CH
4
và CO
2.
Trong giai đoạn ổn định, nước rỉ
rác chủ yếu là axit humic và axit fulvic rất khó cho quá trình phân hủy sinh học diễn
ra tiếp nữa.Tuy nhiên, khi bãi chôn lấp càng lâu năm thì hàm lượng axit humic và
fulvic cũng giảm xuống.
Bên cạnh các chất ô nhiễm bị phân hủy và hòa tan vào nước rỉ rác, các chất
khí từ bãi chôn lấp cũng được hình thành và phát triển vào không khí gây ra hiện
tượng nóng lên của trái đất (hiệu ứng nhà kính).
Khi nước thấm qua chất thải rắn đang phân hủy được chôn trong bãi rác, thì
các thành phần hóa học và sinh học đã được phân hủy sẽ hòa vào nước làm tăng
nồng độ ô nhiễm của nước và tạo thành nước rỉ rác.
Việc tổng hợp và đặc trưng thành phần nước rỉ rác là rất khó vì có nhiều yếu
tố khác nhau tác động lên sự hình thành nước rỉ rác. Nên tính chất của nước chỉ có

thể xác định trong một khoảng giá trị nhất định và được cho trong bảng 1.1








Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 12 -

Bảng 1.1.Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của các bãi chôn
lấp mới và lâu năm.
Thành phần
Giá trị, mg/l
Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm
( Trên 10 năm)
Khoảng Trung bình
BOD
5
2.000-55.000 10.000 100-200
TOC 1.500-20.000 6.000 80-160
COD 3.000-90.000 18.000 100-500
Chất rắn hòa tan 10.000-55.000 10.000 1.200
Tổng chất rắn lơ lửng 200-2.000 500 100-400
Nitơ hữu cơ 10 – 800 200 80-120
Amoniac 10 – 800 200 20-40
Nitrat 5 – 40 25 5-10
Tổ ng lượng photpho 5 – 100 30 5-10

Độ kiềm theo CaCO
3
1.000-20.900 3.000 200-1.000
pH(không có đơn vị) 4,5-7,5 6 6,6-9
Độ cứng theo CaCO
3
300- 25.000 3.500 200-500
Canxi 50-7.200 1.000 100-400
Clorua 200-5.000 500 100-400
Sunphat 50-1.825 300 20-50
Tổ ng sắt 50-5.000 60 20-200
Nguồn:APHA – AWWA – WPCF, 1995
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 13 -

Bảng thống kê các chỉ tiêu của nước rỉ rác trong nhiều năm.Một điều có thể
thấy rõ là các thành phần ô nhiễm trong nước rò rỉ bãi rác mới chôn lấp đều cao, đặc
biệt ô nhiễm hữu cơ rất cao (COD, BOD
5
cao).
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước rò rỉ của bãi rác mới chôn lấp cao hơn rất
nhiều so với bãi rác chôn lấp lâu năm. Bởi vì trong bãi chôn lấp lâu năm, chất thải
rắn đã được ổn định do các quá trình sinh hóa diễn ra trong thời gian dài, các chất
hữu cơ đã được phân hủy hầu như hoàn toàn, các chất vô cơ đã bị cuốn trôi đi.
Trong bãi chôn lấp mới, thông thường pH thấp, các thành phần khác như BOD
5
,
COD, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, TDS có hàm lượng rất cao. Khi các quá trình
sinh học trong bãi chôn lấp đã chuyển sang giai đoạn metan hóa thì pH sẽ cao hơn
(6,8 - 8,0), đồng thời BOD

5
, COD, TDS và nồng độ các chất dinh dưỡng (nitơ,
photpho) thấp đi. Hàm lượng kim loại nặng giảm xuống bởi vì khi pH tăng thì hầu
hết các kim loại ở trạng thái kiềm hòa tan.
Khả năng phân hủy của nước rỉ rác thay đổi theo thời gian. Khả năng phân
hủy sinh học có thể xác định thông qua tỷ lệ BOD
5
/COD. Khi mới chôn lấp tỷ lệ
này thường khoảng 0,5 hoặc lớn hơn. Khi tỷ lệ BOD
5
/COD trong khoảng 0,4-0,6
hoặc lớn hơn thì chất hữu cơ trong nước rỉ rác dễ phân hủy sinh học. Trong các bãi
rác lâu năm, tỷ lệ BOD
5
/COD rất thấp, khoảng 0,005 - 0,2. Khi đó nước rỉ rác chứa
nhiều axit humic và fulvic có khả năng phân hủy sinh học thấp.
Khi thành phần và tính chất nước rỉ rác thay đổi theo thời gian thì việc thiết
kế hệ thống xử lý cũng rất phức tạp. Chẳng hạn như, hệ thống xử lý nước rỉ rác cho
bãi chôn lấp mới sẽ khác so với hệ thống xử lý của bãi rác lâu năm.Đồng thời, việc
phân tích tính chất nước rỉ rác cũng rất phức tạp bởi nước rỉ rác có thể là hỗn hợp
của nước ở các thời điểm khác nhau.Từ đó, việc tìm ra công nghệ xử lý thích hợp
cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu thực tế mới có thể tìm ra công
nghệ xử lý hiệu quả.


Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 14 -

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần tính chất nước rỉ rác
Rác được chôn trong bãi chôn lấp chịu hàng loạt các biến đổi lý, hóa, sinh

cùng lúc xảy ra. Khi nước chảy qua sẽ mang theo các chất hóa học đã được phân
hủy từ rác. Thành phần chất ô nhiễm trong nước rỉ rác phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: thành phần chất thải rắn, độ ẩm, thời gian chôn lấp, khí hậu, các mùa trong
năm, chiều sâu bãi chôn lấp, độ nén, loại và độ dày của nguyên liệu phủ trên cùng,
tốc độ di chuyển của nước trong bãi rác, độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm,
sự có mặt của các chất ức chế, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, việc thiết
kế và hoạt động của bãi rác, việc chôn lấp chất thải rắn, chất thải độc hại… Sau đây
sẽ lần lược xét qua các yếu tố chính ảnh hưởng đến thành phần và tính chất nước
rỉrác :
a.
Thời gian chôn lấp
Tính chất nước rỉ rác thay đổi theo thời gian chôn lấp. Theo thời gian nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác giảm dần.Thành phần của nước rỉ rác thay đổi
tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học đang diễn
ra.Sau giai đoạn hiếu khí ngắn (một vài tuần hoặc kéo dài đến vài tháng), thì giai
đoạn phân hủy yếm khí tạo ra axit xảy ra và cuối cùng là quá trình tạo ra khí
metan.Trong giai đoạn axit, các hợp chất đơn giản được hình thành như các axit dễ
bay hơi, amino axit và một phần fulvic với nồng độ nhỏ. Trong giai đọan này, khi
rác mới được chôn hoặc có thể kéo dài vài năm, nước rỉ rác có những đặc điểm sau :
- Nồng độ các axit béo dễ bay hơi (VFA) cao.
- pH nghiêng về tính axit.
- BOD cao.
- Tỷ lệ BOD/COD cao.
- Nồng độ NH
4
+
và nitơ hữu cơ cao.
- Vi sinh vật có số lượng lớn.
- Nồng độ các chất vô cơ hòa tan vàkim loại nặng cao.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF

- 15 -

Khi rác được chôn càng lâu, quá trình metan hóa xảy ra. Khi đó chất thải rắn
trong bãi chôn lấp được ổn định dần, nồng độ ô nhiễm cũng giảm dần theo thời
gian. Giai đoạn tạo thành khí metan có thể kéo dài đến 100 năm hoặc lâu hơn nữa.
Đặc điểm nước thải ở giai đoạn này :
- Nồng độ các axit béo dễ bay hơi thấp.
- pH trung tính hoặc kiềm.
- BOD thấp.
- Tỷ lệ BOD/COD thấp.
- Nồng độ NH
4
+
thấp.
- Vi sinh vật có số lượng nhỏ.
- Nồng độ các chất vô cơ hòa tan vàkim loại nặng thấp.
Theo thời gian chôn lấp đất thì các chất hữu cơ trong nước rỉ rác cũng có sự
thay đổi. Ban đầu, khi mới chôn lấp, nước rỉ rác chủ yếu axit béo bay hơi. Các axit
thường là acetic, propionic, butyric. Tiếp theo đó là axit fulvic với nhiều cacboxyl
và nhiều vòng thơm. Cả axit béo bay hơi và axit fulvic làm cho pH của nước rỉ rác
nghiêng về tính axit. Rác chôn lấp lâu thì thành phần chất hữu cơ trong nước rỉ rác
có sự biến đổi thể hiện ở sự giảm xuống của các axit béo bay hơi và sự tăng lên của
axit f ul vic và humic. Khi bãi rác đã đóng cửa trong thời gian dài thì hầu như nước rỉ
rác chỉ chứa một phần rất nhỏ các chất hữu cơ, mà thường là chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học.
Như vậy, các quá trình phân hủy sinh hóa trong bãi chôn lấp có ảnh hưởng
rất lớn đến thành phần và tính chất nước rỉ rác. Theo thời gian, các quá trình phân
hủy trong bãi chôn lấp sẽ có những biến đổi giai đoạn này sang giai đoạn khác làm
thay đổi tính chất nước rỉ rác.
b.

Thành phần và các biện pháp xử lý sơ bộ chất thải rắn
Thành phần chất thải rắn trong bãi chôn lấp rác là yếu tố quan trọng nhất tác
động đến tính chất nước rỉ rác.Khi các quá trình trong bãi chôn lấp diễn ra thì chất
thải rắn sẽ bị phân hủy. Do đó, chất thải rắn có những đặc tính gì thì nước rỉ rác
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 16 -

cũng có các đặc tính tương tự. Chẳng hạn như, chất thải có chứa nhiều chất độc hại
thì nước rỉ rác cũng chứa nhiều thành phần độc hại…
Các biện pháp xử lý hoặc chế biến chất thải rắn cũng có những tác động đến
tính chất nước rỉ rác.Chẳng hạn như, các bãi rác có rác không được nghiền nhỏ thì
tốc độ phân hủy tăng lên đáng kể so với khi không nghiền nhỏ rác.Tuy nhiên, sau
một thời gian dài thì tổng lượng chất ô nhiễm bị trôi ra từ chất thải rắn là như nhau
bất kể là rác có được xử lý sơ bộ hay không.
c.
Chiều sâu bãi chôn lấp
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bãi chôn lấp có chiều sâu chôn lấp càng lớn
thì nồng độ chất ô nhiễm càng cao so với các bãi chôn lấp khác trong cùng điều kiện
về lượng mưa và quá trình thấm.Bãi rác càng sâu thì cần nhiều nước để đạt trạng
thái bão hòa, cần nhiều thời gian để phân hủy. Do vậy, bãi chôn lấp càng sâu thì
thời gian tiếp xúc giữa nước và rác sẽ lớn hơn và khoảng cách di chuyển của nước
sẽ tăng. Do đó quá trình phân hủy sẽ xảy ra hoàn toàn hơn nếu nướcrỉ rácchứa một
hàm lượng lớn các chất ô nhiễm.
d.
Các quá trình thấm, chảy tràn, bay hơi
Độ dày và khả năng chống thấm của vật liệu phủ có vai trò rất quan trọng
trong ngăn ngừa nước thấm vào bãi chôn lấp làm tăng nhanh thời gian tạo nước rỉ
rác cũng như tăng lưu lượng và pha loãng các chất ô nhiễm từ rác vào trong nước.
Khi quá trình thấm xảy ra nhanh thì nước rỉ rác sẽ có lưu lượng lớn vànồng độ các
chất ô nhiễm nhỏ. Quá trình bay hơi làm cô đặc nước rỉ rác và tăng nồng độ ô

nhiễm. Nhìn chung các quá trình thấm, chảy tràn, bay hơi diễn ra rất phức tạp và
phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, địa hình, vật liệu phủ, thực vật phủ …
e.
Độ ẩm rác và nhiệt độ
Độ ẩm thích hợp các quá trình sinh học xảy ra tốt.Khi bãi chôn lấp đạt trạng
thái bão hòa, đạt tới khả năng giữ nước FC, thì độ ẩm trong rác là không thay đổi
nhiều. Độ ẩm là một trong những yếu tố quyết định thời gian nước rỉ rác được hình
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 17 -

thành là nhanh hay chậm sau khi rác được chôn lấp. Độ ẩm trong rác cao thì nước rỉ
rác sẽ hình thành nhanh hơn.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất nước rỉ rác. Khi nhiệt độ môi
trường cao thì quá trình bay hơi sẽ xảy ra tốt hơn làm giảm lưu lượng nước rỉ rác.
Đồng thời, nhiệt độ càng cao thì các phản ứng phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn
lấp càng diễn ra nhanh hơn làm cho nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao hơn.
f.
Ảnh hưởng từ bùn cống rãnh và chất thải độc hại
Việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt với bùn cống rãnh và bùn của trạm xử
lý nước thải sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến tính chất nước rỉ rác. Bùn sẽ làm tăng
độ ẩm của rác và do đó tăng khả năng tạo thành nước rỉ rác. Đồng thời chất dinh
dưỡng vàvi sinh vật từ bùn được chôn lấp sẽ làm tăng khả năng phân hủy và ổn định
chất thải rắn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc chôn lấp chất thải rắn cùng với
bùn làm hoạt tính metan tăng lên, nước rỉ rác có pH thấp và BOD
5
cao hơn.
Việc chôn lấp chất thải rắn đô thị với các chất thải độc hại làm ảnh hưởng
đến các quá trình phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp do các chất ức chế
nhưkim loại nặng, các chất độc đối với vi sinh vật… Đồng thời, theo thời gian các
chất độc hại sẽ bị phân hủy và theo nước rỉ rác và khí thoát ra ngoài ảnh hưởng đến

môi trường cũng như các công trình sinh học xử lý nước rỉ rác.
Sau đây là đặc trưng nước rỉ rác của một số quốc gia phát triển trên thế giới
và một số BCL ở TP. Hồ Chí Minh






Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 18 -

Bảng 1.2. Đặc trưng nước rỉ rác của một số quốc gia phát triển
Thông số Đơn vị Số mẫu kiểm tra Giá trị TB Sai số
pH(không đơn vị) 6 5,6 0,13
COD mg/l 11 22850 1445
BOD
5
mg/l 11 16720 1940
Tổng Nitơ mg/l 10 490 100
NH
4
– N mg/l 11 370 18
Tổ ng P mg/l 10 9,1 3,5
PO
4
– P mg/l 11 0,45 0,54
Tổ ng rắn mg/l 11 15730 950
Tổng rắn hoà tan mg/l 11 15300 1100
Tổng rắn bay hơi mg/l 2 6190 -

VAF mg/l 2 10100 -
Ca
2+
mg/l 9 1740 105
Độ kiềm mgCaCO
3
/l 11 3850 360
SO
4
2-
mg/l 11 830 70
Độ cứng mgCaCO
3
/l 11 7420 305
Fe- tổng mg/l 10 940 100
Zn
2+
mg/l 10 68 7,8
Ni
+
mg/l 10 0.48 0.15
Mn
2+
mg/l 10 59 5.8
Nguồn: Lancaster USA, 1992
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 19 -


CHỈ TIÊU



ĐƠN VỊ

KẾT QUẢ
Gò Cát Phước Hiệp Đông Thạnh

Thời gian lấy mẫu
NRR mới
2,3,4/2002
NRR cũ
8/2006
NRR mới
1,4/2003
NRR cũ 4/03-
8/06
NRR 2,4/2002 NRR 8,11/2003
pH - 4,8 – 6,2 7,5 – 8,0 5,6 – 6,5 7,3 – 8,3 6,0 – 7,5 8,0 – 8,2
TDS mg/L 7.300 –12.200 9.800 – 16.100 18.260 – 20.700 6.500 – 8.470 10.950 – 15.800 9.100 – 11.100
Độ cứng tổng mg CaCO
3
/L 5833 – 9.667 590 5.733 – 8.100 - 1.533 – 8.400 1.520 – 1.860
Ca
2+
mg/L 1.670 – 2.740 40 – 165 2.031 – 2.191 110 – 6570 1.122 – 1.1840 100 – 190
SS mg/ L 1.760 – 4.310 90 – 4.000 790 – 6.700 -
1.280 – 3.270
169 – 240
VSS mg/L 1.120 – 3.190 - - -
-

-
COD mg O2/L 39.614 – 59.750
2.950 – 7.000 24.000 – 57.300
1.510 – 4.520
38.533 – 65.333
916 – 1.702
BOD mg O2/L 30.000 – 48.000
1.010 – 1.430 18.000 – 48.500
240 – 2.120
33.570 – 56.250
235 – 735
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 20 -










Nguồn: CENTAMA, 2007




VFA mg/L 21.878 – 25.182 - 16.777 -
-

-
N-NH
3
mg/L 297 – 790
1.360 – 1.720
760 – 1.550 1.590 – 2.190
1.245 – 1.765
520 – 785
N-Organic mg/L 336 – 678 - 252 – 400 110 – 159 202 – 319 -
H
2
S mg/L 106 - 4.0 - - -
Phospho tổng mg/ L 55 – 90 14 – 55 5 – 30 7 – 20 14 – 42 11 – 18
N-NH3 mg/L 297 – 790
1.360 – 1.720
582 – 1547 369 – 391
1.602 – 2.570
520 – 1.970
N-Ogranic mg/L 336 – 678 - 252 – 408 34 – 159 202 – 319 -
Fe tổng mg/L 204 – 208 13,0 - - - 64 – 120
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 21 -

Số liệu phân tích thành phần nước rỉ rác cho thấy nước rỉ rác mới tại 3 BCL
đều có tính chất giống nhau là có nồng độ COD cao có thể lên đến trên 50.000
mgO
2
/L, tỉ lệ BOD
5
/COD cao trong khoảng 0,5 – 0,9; nồng độ NH

3
không cao và
giá trị pH thấp đối với nước rỉ rác mới nhưng chỉ sau một thời gian ngắn vận hành
nồng độ COD, BOD giảm rất đáng kể, tỉ lệ BOD
5
/COD thấp, nồng độ NH
4
+
tăng
lên đáng kể và giá trị pH tăng.
Kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác biệt giữa thành phần nước rỉ rác tại
hai BCL Gò Cát và Phước Hiệp, sau hơn 5 năm vận hành BCL Gò Cát nồng độ
COD trong nước rỉ rác vẫn còn khá cao trung bình dao động trong khoảng 20.000 –
25.000 mgO
2
/L, tỉ lệ BOD
5
/COD dao động trong khoảng 0,45 – 0,50; với nồng độ
NH
3
cao nhất lên đến > 2.000mg/l, giá trị pH lớn hơn 7,3. Trong khi đó BCL Phước
Hiệp hoàn toàn khác biệt, chỉ sau gần một năm vận hành nồng độ COD giảm còn rất
thấp trung bình dao động trong khoảng 2.000 – 3.000 mgO
2
/L cao nhất đạt đến
5.000 mgO
2
/L, tỉ lệ BOD
5
/COD thấp dao động trong khoảng 0,15 - 0,30, nồng độ

NH
3
tăng lên trên 1.000mg/L theo thời gian vận hành và giá trị pH lớn 8,0. Giải
thích sự khác biệt số liệu giữa giữa hai BCL là do qui trình vận hành của mỗi BCL
và hệ thống thu gom nước rỉ rác ở BCL Phước Hiệp và BCL Gò Cát cũng khác
nhau nên dẫn đến thành phần các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác ở 2 BCL cũng khác
nhau.
1.3. Tác động môi trường của nước rỉ rác
Do thành phần và tính chất đặc trưng của nước rỉ rác chứa một hàm lượng
lớn các yếu tố gây bệnh sinh học và hóa học. Các yếu tố đó phát tán gây ô nhiễm
đến môi trường không khí, đất, nước và gây hại cho con người.
Vi sinh vật (vsv) gây bệnh trong nước rỉ rác
Các nhóm vsv dễ lây lan và gây bệnh nhất là các vsv gây bệnh hô hấp và
đường ruột, sau đây là một số loài và bệnh phổ biến trong nước rỉ rác.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 22 -

 Trực khuẩn Escherichia coli (E. coli), loài này tồn tại nhiều trong môi
trường, xâm nhập qua đường ăn uống. Bình thường E. coli sống trong ruột người
không gây bệnh, khi cơ thể suy yếu chúng gây ra các bệnh như ỉa chảy, kiết lỵ,
nguy hiểm hơn là viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản, viêm màng
phổi…
 Trực khuẩn lỵ Shigella, gây ra bệnh lỵ và thường gây thành dịch vào mùa hè
do ăn uống mất vệ sinh. Shigella từ phân người vào môi trường gặp điều kiện thích
hợp như ở vùng nhiệt đới, chúng tồn tại rất lâu rồi xâm nhập vào cơ thể người khỏe
qua đường tiêu hóa. Nó có thể gây viêm dạ dày, ruột ở trẻ em, bệnh dễ tái phát và
có thể trở thành mãn tính…
 Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, loài này khi xâm nhập vào cơ
thể có thể khu trú và gây bệnh ở rất nhiều cơ quan như như phổi, ruột, bàng quang,
màng não, xương, khớp…nhưng phổ biến là gây bệnh phổi. Độc tố của chúng gây

bệnh lao phổi, lao hạch, lao xương, lao thận… Mycobacterium tuberculosis lây lan
qua đường hô hấp và tiêu hóa.
 Cầu khuẩn phổiDiplococus pneumoniae, là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi,
viêm phế quản, viêm họng và bệnh ở nhiều cơ quan khác. Chúng xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp, khu trú tại yết hầu làm loét thành hầu và thanh quản, tạo
thành màng bao phủ khắp niêm mạc, che kín khí quản gây khó thở. Đồng thời tiết
độc tố làm liệt các dây thần kinh sọ não và làm xung huyết tuyến thượng thận.
Ngoài các loài phổ biến trên còn các loài khác như trực khuẩn thương hàn
Salmonella, cầu khuẩn màng não Neisseria meningitides, trực khuẩn dịch hạch
Pasteurella pestis…
Các kim loại nặng trong nước rỉ rác
Các kim loại sinh ra từ nước rỉ rác rất nhiều như sắt, đồng, chì, thủy ngân,
cadimium, kẽm, niken, thạch tín… xin được đưa ra vài kim loại điển hình, phổ biến,
có tính gây hại cao.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng mô hình USBF
- 23 -

 Cadimium ( Cd ):Sự tiêu hủy những vật bằng nhựa và pin dẫn đến sự xuất
hiện của cadimium dưới dạng các hơi độc. Tác hại của cadimium với con người rất
nghiêm trọng, nó có khả năng tích lũy trong thận, trong đó phải kể đến là bệnh
huyết áp, làm suy thận, phá hủy mô tinh hoàn và các tế bào hồng cầu.
 Chì (Pb)Chì vô cơ được dùng làm sơn công nghiệp, trong các nhà máy pin,
chất dẻo tổng hợp, ắc quy chì trong xe hơi, nguyên liệu trong luyện kim chì, làm
chất xúc tác trong sản xuất polimer. Một đặc tính nổi bật của chì là tích lũy trong cơ
thể với nồng độ cao lên theo thời gian. Theo nước rỉ rác chì có thể xâm nhập vào cơ
thể người qua nước ngầm hay nước mặt.
Tác hại nghiêm trọng của chì đối với cơ thể con người là làm giảm chức
năng thận, giảm chức năng hệ thống sinh sản, gan, não và hệ thống thần kinh, gây
ốm yếu và tử vong.
 Thủy ngân (Hg)Thủy ngân có nguồn gốc nhân tạo đi vào môi trường có liên

quan đến việc sản xuất và sử dụng các nguyên tố này gồm các hóa chất thí nghiệm
bị thải bỏ, pin, nhiệt kế bị vỡ, thuốc diệt nấm, hỗn hợp thuốc trám răng và các dược
phẩm khác. Vì vậy khi thiêu hủy rác y tế sẽ phát tán thủy ngân vào không khí, dạng
tự do thủy ngân có thể bay hơi ở nhiệt độ thường. Thủy ngân là kim loại rất độc,
đặc biệt khi ở dưới dạng methyl thủy ngân được tạo ra từ quá trình methyl hóa thủy
ngân.
Ngoài ra, hàm lượng hợp chất photpho và nitơ cao trong nước rỉ rác cũng gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí trong và xung quanh khu vực BCL có mùi hôi và gây
cảm giác khó chịu do các khí sinh ra từ nước rỉ rác chủ yếu là NH
3
(Ammonia),
CH
4
(Methane), H
2
S (Hydrogen Sulfide). Chúng phán tán đi xa nhờ gió, gây ảnh
hưởng tới đời sống cộng đồng dân cư, đến chất lượng môi trường sống và sự phát
triển của kinh tế xã hội.

×