Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các hộ dân dọc khu vực sông bến cát, quận gò vấp và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng nguồn nước bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 173 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM









ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
TẠI CÁC HỘ DÂN DỌC KHU VỰC SÔNG BẾN CÁT
QUẬN GÒ VẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỀN VỮNG




Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : TS. Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Ngân
MSSV: 0951080053 Lớp: 09DMT1




TP. Hồ Chí Minh, 2013

BM05/QT04/ĐT

Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên:
Trần Thị Thanh Ngân MSSV: 0951080053 Lớp: 09DMT1
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các hộ dân dọc khu
vực sông Bến Cát quận Gò Vấp và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng nguồn nước
bền vững.
3. Các dữ liệu ban đầu:
- Báo cáo quy hoạch và sử dụng nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí ở quận Gò Vấp.
- Lê Huy Bá (2000), Quản lý môi trường cơ bản.
4. Các yêu cầu chủ yếu:
- Tổng quan về nước ngầm và các vấn đề liên quan.
- Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
- Hiện trạng khai thác, sử dụng và chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu.

- Các vấn đề hiện hữu và đề xuất giải pháp quản lý để bảo vệ và khai thác hợp lý
nguồn nước dưới đất.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và chất lượng nước ngầm tại các hộ gia
đình dọc sông Bến Cát quận Gò Vấp.
- Đề ra các giải pháp quản lý để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước
dưới đất.


BM05/QT04/ĐT
Ngày giao đề tài: 08 / 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17 / 07 / 2013


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày tháng……năm……
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Thái Văn Nam Các số liệu, kết quả nêu trong
đồ án tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Tr ần Thị Thanh Ngân
















LỜI CẢM ƠN

Lời mở đầu cho bài đồ án tốt nghiệp này, em xin gởi lời cám ơn chân

thành nhất đến các Thầy, các Cô trong Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh học
đã tận tình giảng dạy em trong suốt hơn bốn năm học tại trường Đại học Kỹ Thuật
Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Bốn năm học qua, em đã nhận được nhiều sự
quan tâm, chỉ bảo tận tình của các Thầy, các Cô; điều đó đã giúp em có thêm nhiều
kiến thức không những về chuyên môn mà cả về kinh nghiệm sống.
Kế đến em xin chân thành cám ơn Thầy hướng dẫn TS. Thái Văn Nam.
Em cám ơn Thầy trong hơn ba tháng qua đã luôn ủng hộ, góp ý, cung cấp các tài
liệu cũng như cho em nhiều lời khuyên bổ ích để em có thể hoàn thành được đồ án
tốt nghiệp này.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Ngà và các anh chị làm việc trong
Phòng Tài nguyên Nước và Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố
đã quan tâm, giúp đỡ và cung cấp số liệu đáng tin cậy.
Em xin chân thành cảm ơn tác giả các nguồn trích dẫn đã cung cấp cho
em những thông tin và số liệu kịp thời và có độ tin cậy để hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gởi lời tri ân đến tất cả người thân, bạn bè - những
người đã luôn ủng hộ và cho em nhiều lời khuyên hữu ích trong suốt quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Tr ần Thị Thanh Ngân
Đồ án tốt nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với sản
xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận và
quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số, ô

nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu v.v khiến nguồn "vàng trắng" trở thành một
vấn đề báo động toàn cầu (Biến đổi khí hậu, 2012).
Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch cho
sản xuất và sinh hoạt. Không ít các quốc gia rất khốn khổ vì xảy ra thiên tai như lũ
lụt, lở đất v.v Có những lúc, tại một số nước trong khi vùng này bị khô hạn, vùng
khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về
nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nguy hiểm. Khoa
học kỹ thuật hiện đại tạo ra những nguồn năng lượng thay cho than đá và dầu mỏ
v.v nhưng chưa tìm ra chất gì sử dụng thay nước ngọt.
Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống
trong tình trạng bị thiếu nước (Biến đổi khí hậu, 2012). Vì vậy, vấn đề tiết kiệm
nước, sử dụng và khai thác nước hợp lý. Công nghệ xử lý nước thải cần phải được
quan tâm nhiều hơn. Đảm bảo cho thế hệ mai sau còn nước để sử dụng.
Quận Gò Vấp nằm ở phía Tây Bắc của thành phố, nguồn nước dưới đất ở nơi
đây bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn, nồng độ sắt trong nước cao, nước mặn xâm nhập
và tầng nước nhạt, v.v… Diễn biến ngày càng trở nên xấu đi kéo theo nhiều hệ lụy
không mong muốn cho thành phố.
2. Sự cần thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay là một trong những vấn đề được nhiều sự
quan tâm, không chỉ riêng các nhà khoa học, các tổ chức môi trường mà còn nhận
được nhiều sự quan tâm của những người dân ở từng quốc gia. Trong đó ô nhiễm
nước dưới đất là vấn đề thu hút quan tâm nhiều. Vì đây là nguồn nước được sử dụng
rộng rãi trong đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Đồ án tốt nghiệp
2
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài
trăm đến hàng triệu m
3
/năm, trong đó khoảng 50 % nguồn nước cung cấp cho các
đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày

khai thác khoảng 800.000 m
3
(tương ứng khoảng 300 triệu m
3
/năm); TP . HCM khai
thác khoảng 500.000 m
3
(khoảng 200 triệu m
3
/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng
Nam Bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m
3
/ngày (tương ứng khoảng 110 triệu
m
3
/năm) (Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2011).
TP . HCM là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước, là nơi có tốc
độ đô thị hóa cao nhất nước. Chỉ cần không đầy 20 năm sau giải phóng hoàn toàn
miền Nam, toàn bộ vùng ven và ngoại thành của TP . HCM đã có bộ mặt thay đổi rõ
rệt, các khu công nghiệp, các khu dân cư và các nhà máy, các cơ sở sản xuất, khu
vui chơi giải trí thay thế cho các đầm lầy, khu nông nghiệp trước đây. Đời sống của
người dân thay đổi một cách nhanh chóng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện
thấy rõ. Bên cạnh đó, việc tập trung dân cư, khai thác các nguồn tài nguyên, nhất là
nước dưới đất ngày càng lớn và đã có tác động xấu đến nguồn nước quý giá, có
nguy cơ tác động đến đời sống của nhân dân và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của
cả thành phố, đặc biệt là vùng ven và ngoại thành.
Các kết quả nghiên cứu quan trắc vào năm 2011 cho thấy, tại TP. HCM nguồn
nước dưới đất đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước
của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Mực nước tầng
chứa nước Pleistocen ở TP. HCM hạ thấp với tốc độ là 0,6 m/năm (Bảo vệ môi

trường Việt Nam, 2011).
Quận Gò Vấp không nằm ngoài tình trạng trên. Do nhu cầu sử dụng nước
tăng, việc khai thác nguồn nước tại chỗ, nguồn nước dưới đất duy nhất được khai
thác nhiều, không có quy hoạch.
Năm 2010, tại khu vực Gò Vấp, trên 90 % hộ dân sử dụng giếng khoan tại
nhà, nhiều gia đình gắn đồng hồ nước nhưng chưa lắp hệ thống ống nước trong nhà
hoặc đấu nối sử dụng chung hai nguồn nước (Bộ Tài Nguyên Môi Trường - Cục
quản lý tài nguyên nước TP. HCM). Hiện nay, qua các tài liệu về nguồn nước, việc
Đồ án tốt nghiệp
3
khai thác nước dưới đất ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn
đến chính nguồn nước và đe dọa đến sự phát triển bền vững của vùng. Khả năng
khai thác của nguồn nước có hạn, việc khai thác quá mức sẽ dẫn đến sự mất cân
bằng áp lực trong các tầng chứa nước và dẫn đến sự suy kiệt cả về trữ lượng và chất
lượng của nguồn nước. Sự mất cân bằng trên càng lớn sẽ dẫn đến sự hạ thấp mặt
đất, kéo theo là sự các hệ lụy như ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường sống của
con người và tình trạng sẽ trầm trọng thêm khi có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, mạng cấp nước sạch của thành phố chưa phủ
khắp và áp lực, chất lượng nước từ hệ thống cấp nước chưa ổn định, đặc biệt là
vùng cuối, cách xa nguồn v.v…
Sự hạ thấp mực nước, sự cạn kiệt các nguồn nước do khai thác càng nhiều từ
các hộ dân và các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Nhiều kênh rạch bị ô nhiễm do
chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước
ngầm mà người dân sử dụng hàng ngày.
Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị
đầu độc bởi sơ sơ có 40 tấn rác thải các loại và 70.000 m
3
nước thải công nghiệp
(vài năm trước số liệu này là 200.000 m
3

) chưa xử lý. Một số ngành công nghiệp
hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất
độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng (Lê Anh Khôi, 2013). Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP.
HCM đã đưa ra các cảnh báo về sự suy giảm chất lượng nước ngầm, trong đó khu
vực dọc các con sông, kênh rạch của quận Gò Vấp là đặc biệt nghiêm trọng bởi hàm
lượng nitrat (NO
3
-
) vượt quá tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống. Trong đó, sông
Bến Cát đang báo động ô nhiễm. Sự ô nhiễm của sông này gây ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng nguồn nước dưới đất cũng là nguồn nước sinh hoạt chính của
các hộ dân ven sông. Sự suy giảm nguồn nước nơi đây báo hiệu những ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển của vùng nghiên cứu, đến đời sống và sức khỏe của cộng
đồng.
Đồ án tốt nghiệp
4
Việc nghiên cứu đánh giá chất lượng và trữ lượng nguồn nước dưới đất ở khu
vực nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã
hội của khu vực nghiên cứu nói riêng và cả quận Gò Vấp nói chung.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại
các hộ dân dọc khu vực sông Bến Cát quận Gò Vấp và đề xuất giải pháp quản lý, sử
dụng nguồn nước bền vững”.
Kết quả của đề tài này sẽ góp phần quản lý nguồn nước dưới đất hợp lý trên
quan điểm khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên ở khu vực
nghiên cứu, đưa ra một số dự báo về các vấn đề có liên quan đến nước dưới đất sẽ
gặp trong tương lai, đề đạt một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý và bảo vệ nguồn nước quan trọng này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này bao gồm:

- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, địa chất thủy văn và hiện
trạng sử dụng nguồn nước ngầm ở quận Gò Vấp và khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý hiệu quả tại khu
vực nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính sau:
- Tổng hợp biên hội các tài liệu liên quan như:
+ Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn vùng nghiên cứu.
+ Đặc điểm môi trường nước dưới đất của quận Gò Vấp và vùng
nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng khai thác nước vùng nghiên cứu.
- Khảo sát điều tra hiện trạng sử dụng, ảnh hưởng của nguồn nước ngầm đến
sức khỏe người dân tại khu vực nghiên cứu, lấy mẫu phân tích chất lượng nước
dưới đất tại các hộ dân dọc khu vực sông Bến Cát.
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của
vùng nghiên cứu một cách bền vững.
Đồ án tốt nghiệp
5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nguồn nước dưới đất của quận Gò Vấp và vùng nghiên cứu.
- Chất lượng nước dưới đất tại các hộ dân dọc sông Bến Cát.
- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm (tầng pleistocen).
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài từ 08/04/2013– 17/07/2013 nội dung chỉ tập trung
đánh giá chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen tại các hộ dân cư dọc
khu vực sông Bến Cát quận Gò Vấp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, bao gồm:
6.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các phương
pháp nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin phục vụ cho đề
tài.
6.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập tài liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất, tài liệu về dân số, quy
hoạch sử dụng đất, kết quả quan trắc nước ngầm, đặc điểm địa chất - địa chất thủy
văn v.v… tại khu vực qua các năm trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2012.
6.3 Phương pháp tổng hợp, chọn lọc, đánh giá, so sánh
Vì phạm vi là các hộ dân dọc khu vực sông Bến Cát nên tài liệu thu thập được
rời rác có thể từng phường thuộc khu vực nghiên cứu phải được chọn lọc rồi tổng
hợp lại.
Đánh giá và so sánh giữa các số liệu thu thập được và số liệu đã được xử lý ở
phòng thí nghiệm với QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 02:2009/BYT, để làm rõ
chất lượng nước ngầm thời điểm đó. Từ đó nêu những kết luận, kiến nghị, đề xuất
những giải pháp mang tính hiệu quả.


Đồ án tốt nghiệp
6
6.4 Phương pháp khảo sát thực tế
- Tiến hành khảo sát – phỏng vấn 109 hộ gia đình (tương ứng với 109 phiếu)
là các hộ gia đình dọc khu vực sông Bến Cát hiện đang sử dụng nước dưới đất bằng
phiếu khảo sát: phường 13 có 6 phiếu, phường 15 có 59 phiếu, phường 17 có 28
phiếu, phường 6 có 16 phiếu.
 Mục đích:
Lấy ý kiến thực tế về hiện trạng sử dụng, quản lý nguồn nước ngầm và
ảnh hưởng của nguồn nước đó đến sức khỏe người dân tại khu vực
nghiên cứu, bổ sung vào những số liệu được tìm thấy trên văn bản.
 Cấu trúc phiếu khảo sát gồm ba nội dung:
- Chất lượng nước sử dụng: khảo sát về mùi vị, màu của nước, phần trăm

sử dụng nước.
- Ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe: mức độ chất lượng nước
ảnh hưởng đến sức khỏe, sự xả thải ở khu vực nghiên cứu, quan điểm cá
nhân về nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.
- Quản lý chất lượng nước: việc đăng ký khai thác nước dưới đất cho cơ
quan quản lý, đánh giá giá nước cấp của thành phố, hình thức tuyên
truyền hiệu quả.
 Các bước thực hiện:
- Tiến hành khảo sát trước 10 hộ để chỉnh sửa nhằm hoàn thiện phiếu
khảo sát, phù hợp với nội dung khảo sát đã đặt ra.
- Tiếp tục khảo sát những hộ gia đình còn lại.
- Lấy mẫu nước phân tích ở các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu (22 mẫu
tương ứng 22 hộ gia đình), vào chai nhựa có thể tích 1,5 lít.
+ Kỹ thuật lấy mẫu: Tiến hành xả vòi nước giếng đã được bơm lên bồn
khoảng 3 – 5 phút, sau đó lấy nước đầy chai nhựa 1,5 lít, đậy nắp kín lại.
+ Bảo quản mẫu: Sau khi lấy mẫu cần bảo quản ở nhiệt độ 2
o
C – 5
o
C,
thời gian chuyển đến phòng thí nghiệm tối đa 8 giờ.

Đồ án tốt nghiệp
7
6.5 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phân tích các chỉ tiêu: Độ cứng, Sắt tổng, N-NH
4
+
, N-NO
3

-
, v.v… Theo các phương
pháp như trình bày theo bảng 0.1.
Bảng 0.1. Thông số phân tích và các phương pháp sử dụng

6.6 Phương pháp tính toán số liệu
Thống kê, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, tính toán độ lệch chuẩn bằng phần mềm
Microsoft office excel 2007.
6.7 Phương pháp bản đồ
Sử dụng bản đồ địa giới hành chính, bản đồ địa hình, v.v… nhằm có cái nhìn
tổng quát hơn về địa giới hành chính, địa hình và đặc điểm địa chất thủy văn vùng
nghiên cứu.
6.8 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này sử dụng để tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các
nhà khoa học về phần công nghệ, giải pháp xử lý nguồn nước ô nhiễm.


STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phương pháp phân tích
1
pH

Máy đo pH
2
Độ cứng
tổng cộng
mgCaCO
3

/l Chuẩn độ bằng phương pháp chuẩn độ EDTA
3 Sắt tổng mg/l
Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 –
phenanthrolin
4 NO
3
-
mg/l
Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixilic
TCVN 6180: 1996 (ISO 7890: 1988)
5
NH
4
+

mg/l
Phương pháp chưng cất
6
Coliform
tổng
MPN/100ml TCVN 6187 – 1996 (ISO 9308 – 1 – 1990)
Đồ án tốt nghiệp
8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần vào cơ sở phương pháp luận trong đánh giá
chất lượng nguồn nước dưới đất.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất dựa theo các
tiêu chuẩn môi trường đang áp dụng đối với nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT,
QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, QCVN 01:2009/BYT về chất
lượng nước ăn uống. Là cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế, chính sách quản lý bền

vững nguồn nước dưới đất trong quá trình đô thị hóa.
8. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Gồm bốn chương:
 Chương 1. Tổng quan về nước ngầm và các vấn đề liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và mực nước ngầm.
- Các cơ sở đánh giá chất lượng và cơ sở pháp lý cho việc quản lý nước
ngầm.
 Chương 2. Tổng quan quận Gò Vấp và khu vực nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm địa chất - địa
chất thủy văn quận Gò Vấp và khu vực nghiên cứu.
 Chương 3. Hiện trạng khai thác sử dụng và chất lượng nước ngầm tại quận
Gò Vấp và khu vực nghiên cứu
- Hiện trạng cấp nước, nhu cầu sử dụng, khai thác tại khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá chất lượng nước ngầm và đưa ra một số nguyên nhân có thể
có phù hợp với kết quả phân tích.
 Chương 4. Các vấn đề hiện hữu và đề xuất giải pháp quản lý để bảo vệ và
khai thác hợp lý nguồn nước dưới đất
- Kết luận các vấn đề hiện đang có và đưa ra nguyên nhân giải thích vấn
đề đó.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất
hợp lý.
Đồ án tốt nghiệp
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1 Khái niệm nước ngầm
Nước ngầm là nước ở thể lỏng chứa đầy trong các lỗ hổng của đất và nham
thạch tạo nên lớp vỏ của Trái Đất.
Nước ngầm là một bộ phận trong chu trình thủy văn. Trong các dạng tồn tại

của nước ngọt thì nước ngầm chiếm 13% (xem hình 1.1).

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nước ngọt (Nguyễn Khắc Cường, 2007)
Nước xâm nhập vào hệ thống đất đá từ bề mặt đáy hoặc từ ao, hồ, sông, suối
trên mặt đất, từ nước mưa, nước tưới tiêu trong nông nghiệp. Nước ngầm vận động
chậm chạp trong lòng đất cho đến khi trở lại bề mặt do trọng lực của dòng chảy tự
nhiên, do thực vật hoặc do các hoạt động của con người v.v… Với khả năng trữ
nước trong kho chứa ngầm và kết hợp với lưu lượng chảy ra khá nhỏ đã duy trì sự
cung cấp nước cho nguồn nước mặt suốt một thời gian dài. Có thể kể ra một số
nguồn cấp nước ngầm như sau:
- Mưa
- Dòng chảy mặt
- Hồ, ao, kho chứa nước
- Cấp nước nhân tạo, chẳng hạn khi tưới vượt khả năng giữ ẩm của đất.
1%
10%
76%
13%
Các dạng tồn tại của nước ngọt
Hơi
Nước mặt
Băng
Nước ngầm
Đồ án tốt nghiệp
10
Nước sau khi chuyển qua vùng đới không bảo hòa dưới tác dụng của trọng lực
và lực khuyếch tán sẽ tới vùng bảo hòa. Lượng nước đến vùng nước bảo hòa sẽ phụ
thuộc vào điều kiện thủy lực môi trường đất đá xung quanh.
Nước ngầm chảy ra khỏi lòng đất sẽ chảy vào ao hồ, sông suối và cuối cùng
chảy ra biển cả, trong quá trình ấy một phần nước sẽ bốc hơi trở về khí quyển. Bơm

nước từ các giếng là một loại xuất lưu nước ngầm nhân tạo.

Hình 1.2. Sơ đồ tuần hoàn nước tự nhiên (Nguyễn Khắc Cường, 2007)
- Phân loại tầng chứa nước:
+ Tầng chứa nước (aquifer): là một hệ địa chất trong đó nước có thể chứa
và chuyển động, chẳng hạn cát, cuội sỏi, đá v.v…
+ Tầng thấm nước yếu (aquitard) là một địa chất có tính chứa nước và dẫn
nước kém. Đất thịt, đất sét pha cát là loại chứa nước yếu.
+ Tầng chứa nhưng không thấm nước (aquiclude) là một hệ địa chất có khả
năng chứa nước mà không có khả năng dẫn nước. Ví dụ: đất sét.
+ Tầng cách nước (aquifuge) là hệ địa chất không có khả năng chứa và
cũng không có khả năng dẫn nước. Ví dụ như loại đá granite.
Đồ án tốt nghiệp
11
Theo “Báo cáo quy hoạch và sử dụng nước ngầm TP. HCM” của Liên đoàn
ĐCTV và ĐC công trình Miền Nam trên địa bàn quận Gò Vấp có 4 đơn vị chứa
nước sau:
- Tầng chứa nước Holocen (qh)
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
- Tầng chứa nước Pliocen trên (n
2
2
)
- Tầng chứa nước Pliocen dưới (n
2
1
)
Các tầng chứa nước này sẽ được trình bày rõ ở chương 2, phần địa chất thủy văn
vùng nghiên cứu.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng nước ngầm

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm
1.2.1.1 Các điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên chủ yếu có ảnh hưởng đến sự thay đổi mực nước ngầm
gồm: yếu tố khí tượng, yếu tố thủy văn, yếu tố địa hình, địa mạo và yếu tố địa chất -
địa chất thủy văn.

Các yếu tố khí tượng
Lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí đều có ảnh hưởng đến
sự thay đổi mực nước trong tầng: dâng lên ít hay nhiều; đặc biệt đối với các tầng
chứa nước gần mặt đất. Vào mùa mưa, mực nước trong các đơn vị chứa nước dâng
cao; ngược lại vào mùa khô, do độ ẩm thấp, nước bốc hơi nhanh sẽ làm mực nước
trong tầng chứa nước bị hạ thấp.

Các yếu tố thủy văn
Phần phía Tây Bắc và phía Đông Nam vùng nghiên cứu có mạng lưới hệ
thống thủy văn tương đối phong phú. Mật độ hệ thống thủy văn, sự thay đổi mực
nước trong chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm, tác động này khá rõ
rệt đối với các tầng chứa nước nông. Các tầng chứa nước khi bị hệ thống thủy văn
(sông Bến Cát, rạch Nước Lên, sông Vàm Thuật v.v…) cắt qua, mực nước ngầm
dâng lên do được bổ cấp nước cho nước mặt (hay nói cách khác sông là nguồn tiêu
Đồ án tốt nghiệp
12
thoát của nước ngầm); vào mùa mưa lũ, khi mực nước sông dâng cao, dòng sông trở
thành nguồn nuôi dưỡng cho nước ngầm và làm mực nước ngầm dâng cao.

Các yếu tố địa hình, địa mạo
Tùy thuộc vào độ dốc địa hình mà động lực của tầng nước sẽ khác nhau. Địa
hình dốc làm cho nước ngấm vào đất ít hơn vùng bằng phẳng do mực nước được
giữ lại nhiều hơn. Nơi có thảm thực vật dày thì có khả năng giữ nước lâu hơn so với
nơi không có thảm thực vật. Mức độ phân cắt của địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự

thay đổi nước ngầm. Vùng nghiên cứu có phần địa hình trũng, tương đối bằng
phẳng hơn so với các vùng khác trong quận Gò Vấp, nên khả năng giữ nước sẽ tốt
hơn.

Các yếu tố địa chất
Thành phần đất đá, kiến trúc, cấu tạo, nguồn gốc của các loại đất đá đều có tác
động đến sự thay đổi mực nước. Tầng chứa nước có thành phần đất đá hạt thô với
hệ thấm lớn sẽ nhận lượng nước bổ cấp từ trên xuống nhiều hơn so với tầng được
cấu tạo bởi lớp đất đá hạt mịn. Lớp đất phủ phía trên tầng chứa nước cấu tạo bởi lớp
đất đá hạt mịn. Lớp đất phủ phía trên tầng chứa nước cấu tạo bởi thành phần hạt
mịn hạt phân bố rất ít trong khu vực nghiên cứu, do đó trầm tích Pleistocen với
thành phần chủ yếu là cát lộ trực tiếp lên trên mặt đất làm cho nước dễ dàng ngấm
xuống tầng chứa nước bên dưới.

Các yếu tố địa chất thủy văn
Kiểu chứa nước lỗ hổng hay khe nứt, khả năng chứa nước, tính thấm của lớp
đất đá chứa nước cũng có ảnh hưởng đến sự thay đổi mực nước ngầm. Thông
thường nước chứa trong các loại đất đá có khả năng chứa tốt hơn, nguồn cấp nhiều,
gần nguồn bổ cấp thì có sự dao động xảy ra nhanh hơn là nước trong các loại đất đá
có khả năng cấp nước kém, nguồn bổ cấp xa và khả năng cấp nước ít. Mối quan hệ
giữa các đơn vị chứa nước cũng có ảnh hưởng đến mực nước. Hệ thống kênh rạch
cắt qua các trầm tích các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen, chất lượng của hệ
thống kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tầng chứa nước mà chúng cắt
qua.
Đồ án tốt nghiệp
13
1.2.1.2 Các yếu tố nhân tạo
Bên cạnh đó, các tác động của con người cũng có thể làm thay đổi mực nước
ngầm trên phạm vi rộng lớn mà quy luật thay đổi không giống như của điều kiện tự
nhiên. Bởi vì sự tác động của các yếu tố nhân tạo làm thay đổi cân bằng của nước

ngầm, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Khai thác nước dưới đất
Trong hoạt động sống của con người, nước là một nhu cầu nhất thiết nhất. Do
quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh, tỷ lệ tăng dân số cao, mức sống của con
người được nâng cao theo đà phát triển của xã hội, nên nhu cầu sử dụng nước đòi
hỏi cũng tăng lên nhiều để phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các
ngành sản xuất khác. Thế là, nhà nhà khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm:
kết quả của quá trình bơm hút là làm cho lượng nước ngầm giảm đi dẫn đến sự hạ
thấp mực nước. Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác, khoảng thời gian khai thác, khả
năng cung cấp của tầng chứa nước, mà mực nước của tầng số đó có sự hạ thấp khác
nhau và quy mô sự thay đổi trên một diện rộng hay hẹp, mức độ dao động lớn hay
nhỏ. (Lưu lượng khai thác nước ngầm trong vùng nghiên cứu sẽ được trình bày
trong chương 3).

Xây dựng các công trình thủy lợi
Trong các dạng nước mất đi không hoàn lại có thể kể đến lượng nước mất đi
do việc điều chỉnh dòng chảy và xây dựng hồ chứa có diện tích lớn phục vụ cho
phát điện, tưới tiêu. Thông thường phía trên đập, mực nước dâng cao làm ngập một
khu vực rộng lớn làm cho mực nước ngầm trong vùng đó dâng cao. Trong khi phía
dưới đập, mực nước thay đổi rất lớn. Chế độ dao động mực nước ngầm dâng lên
đáng kể (Nguyễn Khắc Cường, 2007).

Sử dụng đất
Đối với khu vực thâm canh nông nghiệp, nơi này sẽ nhận được một lượng
nước tưới tiêu lớn nên mực nước ngầm cũng sẽ dâng lên. Khi các khu dân cư và khu
công nghiệp được đầu tư xây dựng đã làm cho diện tích đất bị xi măng hóa càng gia
Đồ án tốt nghiệp
14
tăng nhanh chóng góp phần làm hạn chế nguồn cấp từ nước mặt, nước mưa cho

nước ngầm tầng nông.

Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa thường gây ra những sự thay đổi mực nước ngầm do kết
quả của việc làm giảm lượng bổ sung nước ngầm và tăng cường việc khai thác nước
ngầm (Nguyễn Khắc Cường, 2007).
Tác động của các yếu tố đô thị hóa, cơ sở hạ tầng xã hội không kịp tốc độ đô
thị hóa, trong đó có mạng cấp nước. Ở những vùng nông thôn, nước dùng thường
được lấy từ các giếng nông. Trong khi đó, hầu hết các nước thải của đô thị lại trở lại
đất thông qua các hồ chứa bẩn. Do vậy, sự nhiễm bẩn tăng lên. Nhiều giếng của các
hộ dùng riêng phải bỏ đi. Sau này người ta phải đặt các hệ thống xử lý nước cống,
nước thải, nước mưa trong khu vực.
Vùng nghiên cứu hiện nay nguồn cấp nước là nguồn nước ngầm tại chỗ. Để
đáp ứng cho nhu cầu nước ngày càng tăng, nguồn nước ngầm đang được khai thác
một cách ồ ạt và không kiểm soát được và đã có ảnh hưởng đến khối lượng và chất
lượng của các tầng chứa nước trong vùng.
Ba điều kiện làm cho mực nước ngầm giảm là: (Nguyễn Khắc Cường, 2007)
- Làm giảm lượng bổ sung nước ngầm do lát bề mặt.
- Bơm hút tăng.
- Giảm lượng bổ sung nước ngầm do hệ thống cống ngầm thu nhận nước
thấm từ trên xuống.
Kết luận: Như đã trình bày ở trên, sự thay đổi mực nước ngầm có 2 nhóm yếu
tố tác động chính là: yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong đó yếu tố tự nhiên
là điều kiện khách quan của động thái nước ngầm; còn yếu tố nhân tạo là điều kiện
chủ quan của con người. Sự thay đổi do con người thường mang tính phá hủy điều
kiện cân bằng tự nhiên của nước ngầm trong khu vực đó. Do đó, nhất thiết phải có
sự đánh giá kỹ tác động của con người đến môi trường để có biện pháp sử dụng và
quản lý hiệu quả.

Đồ án tốt nghiệp

15
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm
Sự ô nhiễm nước ngầm và chất gây ô nhiễm rất đa dạng và phong phú, do vậy
chúng ta cũng có thể phân loại nguồn ô nhiễm thành 2 loại chủ yếu gồm:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Nhiễm mặn, nhiễm phèn Fe, Al,
Mn và một số kim loại khác.
- Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo như: Nhiễm bẩn (NO
3
-
, NO
2
-
, NH
4
+
,
PO
4
3-
v.v…), vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng cao.
1.2.2.1 Từ hoạt động công nghiệp và khu dân cư

Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân v.v… Chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả
năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Thành
phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.

+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 ÷
50 %) gồm tinh bột, đường và xenlulô; và các chất béo (5 ÷ 10 %). Nồng độ chất
hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 ÷ 450 mg/l theo trọng
lượng khô. Có khoảng 20 ÷ 40 % chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những
khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được
xử lý thích đáng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Lâm Minh
Triết, 2008).


Đồ án tốt nghiệp
16
Bảng 1.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Các chỉ tiêu
Nồng độ
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Chất rắn tổng cộng, mg/l
350
720
1200
Tổng chất rắn hòa tan, mg/l
- Cố định (Fixed), mg/l
- Bay hơi, mg/l
250
145

105
500
300
200
850
525
325
Chất rắn lơ lửng, mg/l
- Cố định, mg/l
- Bay hơi, mg/l
100
20
80
220
55
165
350
75
275
Chất rắn lắng được, mg/l
5
10
20
BOD
5
, mg/l
110
220
400
Tổng cacbon hữu cơ, mg/l

80
160
210
COD, mg/l
250
500
1000
Tổng Nitơ (theo N), mg/l
Hữu cơ
Amôni tự do
Nitrit
Nitrat
20
8
12
0
0
40
15
25
0
0
85
35
50
0
0
Tổng photpho (theo P), mg/l
Hữu cơ
Vô cơ

4
1
3
8
3
5
15
5
10
Clorua, mg/l
30
50
100
Sunfat, mg/l
20
30
50
Độ kiềm (theo CaCO
3
), mg/l
50
100
200
Dầu mỡ, mg/l
50
100
150
Coliform N
o
/100, mg/l

10
6
÷ 10
7

10
7
÷ 10
8

10
7
÷ 10
9

Chất hữu cơ bay hơi, μg/l
< 100
100 ÷ 400
> 400
Nguồn: (Lâm Minh Triết, 2008)
Đồ án tốt nghiệp
17
Khối lượng các chất thải do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường được trình
bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tải lượng chất bẩn tính cho một người trong ngày đêm
STT
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
1
BOD

5

45- 54
2
COD
72 - 102
3
Chất rắn lơ lửng (SS)
70- 145
4
Amoniac (NH
4
+
)
6 - 12
5
Clorua (Cl
-
)
4 - 8
6
Photphat (PO
4
3-
)
0,8 - 4
7
Sulfat (SO
4
2-

)
10 - 30
Vi sinh (MPN/100 ml)
8
Tổng Coliform
10
6
- 10
9

9
Fecal Coliform
10
5
- 10
6

10
Trứng giun sán
10
3

Nguồn: (Lâm Minh Triết, 2008)
Tuy nhiên thực tế nước ngầm ít chịu tác động của BOD, COD và hàm lượng
chất rắn lơ lửng. Do đó, việc ước tính tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường
hằng ngày tác động đến chất lượng nước ngầm chủ yếu dựa vào NH
4
+
, các chất
khoáng hòa tan như Cl

-
, PO
4
3-
, SO
4
2-
và lượng vi sinh.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80 % lượng nước được cấp
(Theo WTO, 1985).
Nhu cầu sử dụng nước (xem bảng 1.3 và bảng 1.4) của con người càng tăng thì
trong những năm tới lượng nước thải cũng rất lớn, mà lượng nước thải này có chứa
nhiều chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm do mối quan hệ thủy
lực giữa nước mặt và nước ngầm.


Đồ án tốt nghiệp
18
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn dùng nước và thoát nước tại khu vực nghiên cứu
Khu vực
Cấp nước lít/người/ngày
Thoát nước
Gò Vấp
160
128
Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường TP. HCM, 2005
Bảng 1.4. Tổng nhu cầu dùng nước ngày bình thường
Năm
m

3
/ngày
2005
1.066.700
2010
1.613.300
Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường TP. HCM, 2005
Nước thải sinh hoạt ở khu vực nghiên cứu được thoát theo theo dạng tự nhiên,
trong đó khu vực thoát nước chính là sông Bến Cát, sông Vàm Thuật, đã gây ô
nhiễm rất lớn cho nguồn nước mặt (sẽ được trình bày ở phần chất lượng nguồn
nước mặt).

Nước thải công nghiệp
Với hơn 3.825 cơ sở sản xuất đã và đang hoạt động trên địa bàn, tuy nhiên
theo phòng TNMT quận (2010) thì chỉ có rất ít (khoảng 50 %) số cơ sở đã xây dựng
hệ thống xử lý, nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp. Bên cạnh đó, do các cơ sở sản
xuất nằm xen lẫn khu dân cư, công nghệ và máy móc sản xuất lạc hậu, lại không có
vốn để đầu tư và hoạt động. Chính vì thế mà hầu hết nước thải sau sản xuất bị thải
thẳng ra môi trường mà không xử lý, điều này càng nghiêm trọng hơn khi lượng cơ
sở sản xuất ngày càng gia tăng, nhất là các cơ sở sản xuất cá thể và tư nhân.
Thành phần, tính chất của nước thải công nghiệp rất khác nhau, phụ thuộc vào:
+ Loại ngành công nghiệp: công nghiệp giấy, dệt nhuộm, cao su, chế
biến thực phẩm, v.v…
+ Công nghệ sản xuất: công nghệ mới ít ô nhiễm so với công nghệ cũ.
Trong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm:
- Nước thải công nghiệp quy ước sạch là nước thải sau khi được sử dụng để
làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
Đồ án tốt nghiệp
19
- Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và cần

xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy
theo mức độ xử lý.
Chất lượng nước thải công nghiệp ở địa bàn quận 12, quận Củ Chi, Gò Vấp, vì
nước thải của các quận này đổ ra kênh Tham Lương, sông Bến Cát gây ảnh hưởng
đến khu vực nghiên cứu.
Kết quả chất lượng nước thải ở một số cơ sở sản xuất tại Gò Vấp được trình
bày ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Chất lượng nước thải một số cơ sở sản xuất tại quận Gò Vấp
Vị trí lấy mẫu
Ngành sản
xuất
pH
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l
)
SS
(mg/l)
Tổn
g N
Tổng
P
Công ty TNHH
Vĩnh Phú
Đồ chơi trẻ
em
11,3 4.190 1.280 621 7 3,7
Công ty Cổ phần

Tân Tiến
Dệt may 7,7 38 22 0 2,5 8,4
Xí nghiệp Thái Sơn
In vải
6,5
430
180
51
4,5
3,8
Công ty TNHH Tân
Thành Công
Giấy tái sử
dụng
6,4 4.270 1.310 490 23 2,2
Công ty Cổ phần
Thực phẩm Gò Vấp
Nước
tương
2,7 24.960 9.700 1.200 122 6,0
Công ty Cổ phần
Thủy tinh Nam Phát
Nấu thủy
tinh
7,4 26 14 120 3,5 0,8
QCVN
24:2009/BTNMT,
cột B

5,5 -

9
100 50 100

30

6
(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2011)
Bảng 1.5 cho thấy nước thải công nghiệp là nguồn ô nhiễm hữu cơ nặng hơn
lượng nước thải sinh hoạt, đa số các thông số NH
3
, BOD
5
, COD, SS, tổng N, tổng P
Đồ án tốt nghiệp
20
đều cao hơn tiêu chuẩn nước thải loại B của QCVN 24:2009/BTNMT - Nước thải
công nghiệp; cho dù đã qua hệ thống xử lý. Như vậy, nước thải công nghiệp cũng là
một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm ở khu vực
nghiên cứu.

Nước thải là nước mưa
Khi nước mưa rơi xuống lôi kéo các chất bẩn, bụi, cát, chất hữu cơ , vô cơ, vi
sinh vật v.v… chảy vào các nguồn nước tiếp nhận ao, sông, hồ, kênh rạch. Tuy
nhiên, nguyên nhân gây ô nhiễm do nước mưa thường không cao.
Vậy sự biến đổi chất lượng nước dưới đất là kết quả của mối tương quan giữa
điều kiện tự nhiên và các hoạt động khai thác tài nguyên nước dưới đất của con
người. Do đó, để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững thì con người cần có
biện pháp quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
Vùng nghiên cứu hiện nay nguồn cấp nước là nước ngầm tại chỗ. Nguồn nước
ngầm đang được khai thác một cách ồ ạt và không kiểm soát được và đã có ảnh

hưởng đến khối lượng và chất lượng của các tầng chứa nước trong vùng. Để làm rõ
quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất cần làm rõ hiện trạng
môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất tại khu vực nghiên cứu.

Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng nước mặt: Nguồn nước mặt của quận Gò Vấp chủ yếu là sông
Bến Cát, rạch Bến Thượng và các chi nhánh khác. Hệ thống nước mặt thông với
sông Sài Gòn về phía Đông, mặt khác thông với kênh Tham Lương về phía Tây
thuộc quận Tân Bình, đồng thời về phía Bắc với rạch Tr a thuộc quận 12.
Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn phục vụ cho nghiên cứu quy
hoạch môi trường quận Gò Vấp, Viện Kỹ Thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đã
tiến hành đo đạc chất lượng nước mặt (2011), với 8 điểm lấy mẫu được phân bố dọc
theo tuyến rạch Bến Thượng đến sông Bến Cát và sông Vàm Thuật đoạn tiếp giáp
với sông Sài Gòn. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt được phân tích
trong bảng 1.6.

×