Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Luận văn : Khảo sát tình hình thu gom chất thải sinh hoạt ở TPHCM và đề xuất các phương hướng tái sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và
cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả
của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom CTRSH gặp
nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc
thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang
được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có TP.HCM.
Tại TP.HCM mỗi ngày có khoảng 7000 tấn CTR các loại thải ra môi trường,
trong đó CTRSH chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp,y
tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không
đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả
thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác,
với một lượng CTR khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với
tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom
không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản
trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR
tồn đọng gây mùi hôi, nước rỉ rác.
Trước tình hình trên đề tài “Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt
ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng”được thực hiện
với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay
trong công tác thu gom CTRSH củaTP.HCM, đồng thời góp phần vào sự phát
triển bền vững của TP.HCM.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện
TP.HCM.

1
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh


3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về CTR.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường TP.HCM.
Hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM.
Đề xuất các phương pháp tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện ở
TP.HCM.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi địa bàn TP.HCM.
Đối tựợng nghiên cứu: CTRSH.
Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM,các phương
hướng tái sử dụng.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận
- Thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom,vận
chuyển CTRSH trên địa bàn TPHCM.
-Đề xuất các phương pháp tái sinh,tái chế CTRSH góp phần bảo vệ môi
trường.
1.5.2 Phương pháp cụ thể
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và
nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
- Phương pháp thống kê,tổng hợp tài liệu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa khoa học
-Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH
của TP.HCM
- Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn

2
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh

-Giải quyết được vấn đề thu gom,vận chuyển CTR.
-Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH,tái chế và tái sinh.
7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
-Phần mở đầu
-Chương 1:Tổng quan về CTR
-Chương 2:Tổng quan về TP.HCM và hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH.
-Chương 3:Đề xuất các phương hướng tái sinh tái sử dụng.
-Phần Kết luận-Kiến nghị

3
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CTR
1.1Khái niệm cơ bản về CTRSH
1.1.1Khái niệm CTRSH
CTRSH là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng
nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt sống.
Hình 1.1:Biểu đồ tỉ lệ CTRSH
1.1.2Nguồn gốc phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau,có thể ở nơi này hay nơi
khác.Chúng khác nhau về số lượng,kích thước,phân bố về không gian.Việc
phân loại các nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác
quản lý CTR.CTRSH có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như
trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư,chợ,nhà hàng,khách sạn,công
sở,trường học,công trình công cộng,các hoạt động xây dựng đô thị và các nhà
máy công nghiệp.
1.1.3Phân loại CTRSH
1.1.3.1Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá

trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân

4
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây
ra mùi hôi khó chịu. - Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất
không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương
mại… Các chất cháy được như giấy,carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và
chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại…
- Tro,xỉ:vật chất còn lại trong quá trình đốt củi than,rơm,lá…ở các hộ gia
đình,công sở,nhà hàng,nhà máy,xí nghiệp…
-chất thải xây dựng:đây là CTR từ quá trình xây dựng,sửa chữa,đập phá công
trình xây dựng tạo ra các xà bần,bê tông .
-Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét
đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có hệ thống xử lý
nước,từ nước thải , từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần
chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý.Chất
thải này thường là chất thải dạng rắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%).
- Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như
gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý
tốt ngay ở các nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng
tổ chức thu gom.
- Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất,sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người,
động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn.Đối
với chất thải loạinày, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
1.1.3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý-quản lý
-Các chất cháy được:hàng dệt;cỏ, gỗ, củi, rơm;chất dẻo; các vật liệu làm từ
giấy;có nguồn gốc từ sợi;các chất thải từ thức ăn,thực phẩm hàng ngày;các

vật liệu và sản phẩm đượcchế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm;các vật liệu và sản

5
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
phẩm được chế tạo từ da và cao su;đồ dùng bằng gỗ như: bàn,ghế, tủ…;phim
cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon…
-Các chất khôngcháy được:kim loại sắt;kim loại không phải sắt;đá và sành
sứ;các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm
hút;các vật liệu không bị nam châm hút;các vật liệu và sản phẩm được chế tạo
từ thủy tinh;các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh
như:hàng rào, dao, nắp lọ… -
-Các chất hỗn hợp:Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở trên đều
thuộc loại này.Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm
và<5mm như:đá cuội, cát, đất, tóc…
1.1.4Thành phần CTRSH
1.1.4.1Thành phần vật lý
-CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một
hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau.Để xác định được thành phần
cùa CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần rác thải
phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống,mức sống của người dân,mức độ
tiện nghi của đời sống con người,theo mùa trong năm…
-Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị
xử lý,công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với
hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.
-Theo tài liệu của EPA-USA trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của
CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm
thải loại như:giấy,carton,nhựa ngày càng tăng lên.Trong khi đó thành phần
các chất thải như:kim loại,thực phẩm càng ngày càng giảm xuống.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao,thành phần
rất phức tạp và chứa nhiều CHC dễ phân hủy do đó tỷ trọng của rác khá

cao,khoảng 1100-1300kg/m3

6
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Tỷ trọng của CTR được xác định :
Tỷ trọng=(khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa CTR cân bằng),kg/m3
1.1.4.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của CTRSH bao gồm CHC(dao động trong khoảng 40-
60%),chất tro,hàm lượng carbon cố định(hàm lượng này thường chiếm
khoảng 5-12%).Các CVC chiếm khoảng 15-30%.
1.1.5Tính chất CTRSH
1.1.5.1Tính chất vật lý
Những tính chất lý học quan trọng của CTRSH bao gồm:khối lượng riêng,độ
ẩm,kích thước hạt và sự phân bố kích thước,khả năng giữ nước và độ xốp(độ
rỗng)của rác đã nén.
-Khối lượng riêng:là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích,tính bằng
lb/ft,lb/yd hoặc kg/m.KLR của CTRSH khác nhau tùy từng trường hợp:rác để
tự nhiên không chứa trong thùng,,rác chứa trong thùng và không nén.Do đó
số liệu KLR của CTRSH chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương
pháp xác định KLR.
KLR của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa ký,mùa trong năm,thời gian
lưu trữ…Do đó khi chọn giá trị KLR cần phải xem xét các yếu tố này để giảm
bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán.KLR của CTRSH ở các khu đô thị
lấy từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng từ 300-700lb/yd(từ 178-
415kg/m) và giá trị đặc trưng thường vào khoảng 500lb/yd(297kg/m)
-Độ ẩm của CTRSH thường được tính 1 trong 2 cách: theo thành phần phần
trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.Trong lĩnh vực
quản lý CTR phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
-Kích thước và sự phân bố kích thước:


7
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng
vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu,nhất là khi sử dụng ác
phương pháp cơ học như sàn quay và các thiết bị tách loại từ tính.
-Khả năng tích ẩm:
Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ
được.Đây là thông số quan trọng trong việc xác định nước rò rỉ sinh ra từ bãi
chôn lấp.Phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ thoát ra ngoài
thành nước rò rỉ.Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và
trạng thái phân hủy của chất thải.Khả năng tích ẩm của CTRSH Ở khu dân cư
và khu thương mại trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng
50-60%
-Độ thẩm thấu của rác nén:
Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số vật lý quan trọng khống chế sự
vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp.Độ thẩm thấu thực chỉ phụ
thuộc vào tính chất của CTR kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng,bề mặt và
độ xốp.Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với chất thải rắn đã nén trong một
bãi chôn lấp thường dao động trong khoảng 10-10m theo phương thẳng đứng
và khoảng 10 m theo phương ngang.
1.1.5.2Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu.Nếu muốn sử dụng CTR làm nhiên
liệu cần phải xác định 4 đặc tính quan trọng sau:
-Những tính chất cơ bản.
-Điểm nóng chảy của tro.
-Thành phần các nguyên tố.
-Năng lượng chứa trong rác.
Những tính chất cơ bản:


8
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được
có trong CTRSH:
-Độ ẩm(phần ẩm mất đi khi sấy ở 105
0
C trong thời gian 1 giờ)
Thành phần các chất cháy bay hơi(phần khối lượng mất đi khi nung ở 95
0
C
trong tủ nung kín)
Thành phần carbon cố định(thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải
các chất có thể bay hơi
Tro(phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở)
-Điểm nóng chảy của tro:
Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt
cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn(xỉ).Nhiệt độ nóng
chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong
khoảng từ 200
0
-220
0
F (110
0
-120
0
C).
-Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH
Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH bao gồm:
lucarbon(C),hydro(H),oxy(O),nitơ(N),lưu huỳnh(S),tro.Thông thường các

nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo
thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác.Kết quả xác định các
nguyên tố cơ bản này để xác định công thức hóa học của thành phần các CHC
có trong CTRSH cũng như xác định xác định tỷ lệC/N thích hợp cho quá trình
làm phân compost.
Năng lượng chứa trong thành phần của CTR
Năng lượng chứa trong thành phần CHC có trong CTRSH có thể xác định
được bằng cách:
-Sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng
-Thiết bị đo nhiệt lượng trong PTN
-Tính toán nếu biết thành phần các nguyên tố.

9
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Tuy nhiên phương án sử dụng lò hơi khó thực hiện nên hầu hết số liệu về
năng lượng của các thành phần chứa trong rác đều được xác định bằng máy
đo nhiệt lượng trong PTN
1.1.5.3Tính chất sinh học:
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần CHC có trong CTRSH là
hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành
các khí,CRHC trơ và các CVC.Muỗi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình
CHC bị thối rữa(rác thực phẩm) có trong CTRSH.
-Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần CHC
Hàm lượng chất rắn bay hơi(VS) xác định bằng cách nung ở 55
0
C thường sử
dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của CHC trong CTRSH.Tuy
nhiên việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của
phần CHC có trong CTRSH là không chính xác vì một số thành phần CHC rất
dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học(VD:giấy in báo và nhiều loại

cây kiểng)
-Sự hình thành mùi:
Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu
gom, trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả
năng phânhủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRĐT.
Ví dụ, trong điềukiện kỵ khí , sulfate có the bị khử thành sulfide(S
2-
), sau đó
sulfide kết hợp với hydro tạo thành H
2
S. Quá trình này có thể biểu diễn theo
các phương trình sau:
2 CH
3
CHOHCOOH + SO
4
2-
→ 2 CH
3
COOH + S
2-
+ H
2
O + CO (1-1)
Lactate Sulfate Acetate Sulfide
4H
2
+ SO
4
2-

→ S
2-
+ 4H
2
O (1-2)
S
2-
+ 2H
+
→ H
2
S (1-3)

10
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Ion Sulfide có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt, tạo thành
sulfide kim loại:
S
2-
+ Fe
2+
→ FeS (1-4)
Màu đen của CTR đã phân hủy kỵ khí ở BCL chủ yếu là do sự hình thành các
muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi của
BCL sẽ trở nênnghiêm trọng hơn.
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất
có mùi hôinhư methyl mercaptan và aminobutyric acid.
CH
3
SCH

2
CH
2
CH(NH
2
)COOH →CH
3
SH + CH
3
CH
2
CH
2
(NH
2
)COOH (1-5)
Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric acid
Methylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogen
sulfide:
CH
3
SH + H
2
O → CH
4
OH + H
2
S (1-6)
-Sự sinh sản ruồi nhặng:
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp sự

sinh sản của ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm.Quá trình trứng
phát triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng.
Thông thường chukỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có
thể biểu diễn như sau:
- Trứng phát triển : 8-12 giờ
- Giai đoạn đầu của ấu trùng : 20 giờ
- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng : 24 giờ
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng : 3 ngày
- Giai đoạn nhộng : 4-5 ngày
- Tổng cộng : 9-11 ngày
1.1.6Tốc độ phát sinh CTRSH
1.1.6.1Các phương pháp dùng xác định khối lượng CTRSH

11
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
• Phương pháp đo thể tích và khối lượng
Các giá trị thể tích xác định được phải tương ứng với mức độ ép hoặc KLR
của chất thải trong điều kiện tồn trữ.
Khối lượng là cách biễu diễn chính xác nhất vì có thể cân trực tiếp không kể
đến mức độ nén ép.Biễu diễn bằng khối lượng cũng cần thiết trong quá trình
vận chuyển CTR vì lượng chất thải được phép chuyên chở thường được quy
định bởi giới hạn khối lượng trên là đường cao tốc hơn là bởi thể tích.
Tuy nhiên khối lượng và thể tích có ý nghĩa quan trọng như nhau khi biểu
diễn sức chứa của bãi chôn lấp.
• Phương pháp biểu diễn tốc độ phát sinh chất thải:
Cùng với những thông tin về nguồn và thành phần CTR cần quản lý,phương
pháp biễu diễn lượng chất thải sinh ra cũng không kém phần quan trọng.Tuy
nhiên cần lưu ý đơn vị phát sinh chất thải đối với các hoạt động thương mại
và công nghiệp có hạn chế.Do đó trong nhiều trường hợp sử dụng đơn vị biểu
diễn đối với CTRSH từ khu dân cư để biểu diễn chất thải từ các hoạt động

này.
Các phương pháp ước tính khối lượng chất thải:
Khối lượng chất thải thường được xác định trên cơ sở số liệu tổng hợp từ
những nghiên cứu về tính chất chất thải,số liệu thống kê lượng chất thải phát
sinh trước đây hoặc kết hợp cả 2 cách này.Các phương pháp chung dùng để
đánh giá lượng chất thải sinh ra là
Phân tích tổng lượng rác trên xe vận chuyển
Phân tích khối lượng và thể tích
Phân tích cân bằng vật chất
Tuy nhiên cần lưu ý rằng hầu hết các phương pháp xác định khối lượng chất
thải đều thể hiện không chính xác những số liệu báo cáo
Phương pháp phân tích tổng lượng rác trên xe:

12
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Theo phương pháp này số lượng xe vận chuyển và tính chất chất thải tương
ứng(loại chất thải,thể tích ước tính)được ghi lại trong 1 khoảng thời gian nhất
định,cũng có thể cân và ghi lại số liệu.Tốc độ phát sinh chất thải được xác
định dựa trên số liệu thực tế và nếu cần thiết có thể sử dụng số liệu đã công
bố.
• Phương phân tích khối lượng-thể tích
Mặc dù việc sử dụng số liệu khối lượng-thể tích cụ thể bằng cách cân và đo
thể tích của mỗi xe vận chuyển sẽ cung cấp những thông tin chính xác hơn về
KLR của những loại CTR của địa phương khảo sát nhưng vấn đề là những
thông tin gì thật sự cần thiết cho mục đích nghiên cứu.
• Phương pháp cân bằng vật chất
Cách duy nhất để thu được số liệu đáng tin cậy về tốc độ phát sinh và mức
dao động của CTR là phân tích cân bằng vật chất một cách chi tiết đối với
từng nguồn phát sinh chất thải như từng hộ gia đình,từng hoạt động tương mại
hoặc công nghiệp.Trong một số trường hợp phương pháp cân bằng vật chất

cần thiết để chứng minh sự phù hợp của các chương trình phát sinh chất thải.
Ứng dụng cân bằng khối lượng vật chất
Điều khó khăn nhất trong thực tế áp dụng phương pháp cân bằng khối lượng
để xác định khối lượng chất thải là việc xác định đúng tất cả các yếu tố đầu
vào và đầu ra qua phạm vi hệ thống.
• Phân tích thống kê khối lượng chất thải
Để xây dựng hệ thống quản lý CTR thường cần phải xác định đặc tính hệ
thống của tốc độ phát sinh CTR.Ví dụ đối với nhiều hoạt động CN lớn việc
cung cấp dung tích thùng chứa để trữ lượng CTR lớn nhất ước tính được của
1 ngày nhất định là không thực tế.Dung tích thùng chứa sử dụng phải dựa trên
cơ sở phân tích thống kê tốc độ phát sinh chất thải và đặc điểm của hệ thống
thu gom

13
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
1.1.6.2Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTRSH
-Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
• Giảm chất thải tại nguồn
Việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện được qua các bước
thiết kế,sản xuất và đóng gói sản phẩm với hàm lượng chất độc nhỏ nhất,thể
tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất.Việc
giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các hộ gia đình,khu thương mại hoặc công
nghiệp thông qua khuynh hướng mua một cách chọn lọc,tái sử dụng sản phẩm
và vật liệu.Giảm chất thải tại nguồn sẽ trở thành yếu tố quan trọng của việc
giảm khối lượng chất thải trong tương lai.
• Mức độ tái sinh
Chương trình tái sinh chất thải của khu dân cư hoạt động sẽ ảnh hưởng đến
lượng chất thải thu gom để tiếp tục xử lý hoặc thải bỏ.
-Ảnh hưởng của quan điểm quần chúng và luật pháp đến sự phát sinh chất
thải

• Quan điểm của quần chúng
Khối lượng của chất thải sẽ giảm đáng kể nếu người dân sẵn lòng thay đổi ý
muốn của họ-thay đổi thói quen và cách sống để bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lý CTR.Để có thể
thay đổi được quan điểm của quần chúng cần thực hiện chương trình giáo dục
cộng đồng.
• Luật pháp
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh của một số loại chất
thải là nhờ vào các quy định của địa phương về việc sử dụng các loại vật liệu
đặc biệt.
-Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải
• Vị trí địa lý

14
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Vị trí địa lý,khí hậu có thể ảnh hưởng đến khối lượng và cả thời gian phát
sinh 1 số loại chất thải.
• Mùa trong năm:
Khối lượng của một số thành phần CTR cũng bị ảnh hưởng của mùa trong
năm.
-Sử dụng máy nghiền chất thải thực phẩm từ nhà bếp
Mặc dù việc sử dụng máy nghiền rác thực phẩm từ nhà bếp làm giảm đáng kể
lượng chất thải thu gom từ nhà bếp nhưng không thể hiện rõ ảnh hưởng đến
sự phát sinh chất thải.Do việc sử dụng máy nghiền rác thực phẩm ở các hộ gia
đình rất khác nhau ở những nơi khác nhau nen cần phải tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của chúng trong trường hợp cụ thể.
-Tần suất thu gom
Nếu dịch vụ thu gom không bị hạn chế chất thải sẽ được thu gom nhiều
hơn.Tuy nhiên kết luận này không được phép áp dụng để suy luận rằng lượng
chất thải sinh ra sẽ nhiều hơn.

1.2Sự chuyển hóa tính chất của CTRSH
1.2.1Sự chuyển hóa vật lý
1.2.1.1Tách các thành phần trong CTRSH
Tách riêng các thành phần có trong CTRSH nhằm chyển chất thải từ dạng hỗn
hợp sang dạng tương đối đồng nhất.Quá trình này cần thiết để thu hồi những
thành phần có thể tái sinh tái sử dụng được có trong CTRSH,tách riêng những
thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi
năng lượng.
1.2.1.2Giảm thể tích CTRSH bằng phương pháp cơ học
Phương pháp nén,ép thường được áp dụng để giảm thể tích chất thải.Ở hầu
hết các thành phố xe thu gom thường được lắp đặt bộ phận ép rác nhằm tăng
khối lượng rác thu gom trong một chuyến.Giấy carton,nhựa,lon nhôm,lon

15
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
thiếc thu gom từ CTRSH được đóng kiện để giảm thể tích chứa,chi phí xử lý
và chi phí vận chuyển đến trung tâm xử lý.Hiện nay một số hệ thống nén áp
suất cao được dùng để sản xuất những vật liệu thích hợp cho nhiều mục đích
sử dụng khác nhau như chế tạo thanh đốt lò sưởi từ giấy và carton.Thông
thường các trạm trung chuyển đều được lắp đặt hệ thống ép rác dể giảm chi
phí vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp.Tương tự như vậy để tăng thời gian
sử dụng bãi chôn lấp rác thường được nén trước khi phủ đất.
1.2.1.3Giảm kích thước CTRSH bằng phương pháp cơ học
Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất thải có kích thước đồng nhất
và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng.Giảm kích thước chất thải
không có nghĩa là thể tích chất thỉa cũng phải giảm.Trong một số trường hợp
thể tích của chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu của
chúng.
1.2.2Sự chuyển hóa hóa học
1.2.2.1Quá trình đốt cháy(oxy hóa hóa học)

Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu cơ có trong rác tạo thành các
hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.Nếu không khí được
cung cấp với lượng thừa và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng,quá trình đốt
thành phần CHC có trong CTRSH có thể biểu diễn theo phương trình phản
ứng sau:
CHC+không khí(dư)→N2 +CO2 +H2O+O2+tro+nhiệt (1-7)
Lượng không khí được cấp dư nhằm đảm bảo quá trình cháy xảy ra hoàn
toàn.Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt cháy CTRSH bao gồm khí nóng
chứa N
2
,CO
2
,H
2
O,O
2
và phần không cháy còn lại.Trong thực tế ngoài những
thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH
3
,SO
2
,NO
X
và các khí vi
lượng khác tùy theo bản chất của chất thải.
1.2.2.2Quá trình nhiệt phân

16
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Vì hầu hết các CHC đều không bền nhiệt chúng có thể bị cracking nhiệt và

ngưng tụ trong điều kiện không có oxy tạo thành những phần khí,lỏnCg và
rắn.Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt,quá trình nhiệt phân là quá
trình thu nhiệt.Đặc tính của 3 phần chính tạo thành từ quá trình nhiệt phân
CTRSH như sau:(1)dòng khí sinh ra chứa H
2
,CH
4
,CO,CO
2
và nhiều khí khác
tùy thuộc vào bản chất của chất thải đem nhiệt phân,(2) hắc ín và/hoặc dầu
dạng lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng và chứa các hóa chất như acetic acid,
acetone, methanol, và than bao gồm carbon nguyên chất cùng với những chất
trơ khác. Quá trình nhiệt phân cellulose có thể biễu diễn bằng phương trình
phản ứng sau:
3(C
6
H
10
O
5
) → 8H
2
O + C
6
H
8
O+ 2CO + 2CO
2
+ CH

4
+ H
2
+ 7C (1-8)
Thành phần hắc ín và/dầu thu được chính là C6H8O
1.2.2.3Khí hóa
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để
tạo thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO,H2 và một số hydrocarbon no chủ
yếu là CH4.Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt
trong hoặc nồi hơi.Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí
quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxh thì ản phẩm cuối cùng của quá
trình khí hóa sẽ là:(1)khí năng lượng thấp chứa CO,CO
2
H
2
,CH
4
N
2
(2)ín chứa
C và các chất trơ sẵn có trong nhiên liệu(3)chất lỏng ngưng tụ được giống như
dầu pyrolic
1.2.3Sự chuyển hóa sinh học
1.2.3.1Quá trình hiếu khí
Phần CHC chứa trong CTRSH sẽ được phân hủy sinh học.Mức độ và thời
gian cần thiết cho quá trình phân hủy xảy ra phụ thuộc vào bản chất của chất
thải,độ ẩm,dinh dưỡng sẵn có và các yếu tố môi trường khác.Dưới điều kiện
môi trường được khống chế thích hợp rác vườn và phần CHC có trong

17

Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
CTRSH được chuyển hóa thành phân compost trong 1 khoảng thời gian tương
đối ngắn(4-6 tuần).Quá trình composting xảy ra trong điều kiện hiếu khí có
thể biểu diễn theo phương trình sau:
CHC+O2+dinh dưỡng→tế bào mới+phần CHC không phân hủy+CO2+H2O
+NH
3
+SO
4
2-
+nhiệt (1-9)
Trong phương trình trên các sản phẩm cuối chủ yếu là tế bào mới,phần CHC
không phân hủy,CO
2
,H
2
O,NH
3
và SO
4
2-
.Compost là phần CHC không bền
không bị phân hủy còn lại thường chứa nhiều lignin là các thành phần khó bị
phân hủy sinh học trong 1 khoảng thời gian ngắn.Lignin có nhiều trong giấy
in báo là 1 hợp chất HC cao phân tử có trong sợi cellulose của các loại cây lấy
gỗ và các loại thực vật khác.
1.2.3.2Quá trình kị khí
Phần CHC chứa trong CTRSH có thể PHSH trong điều kiện kỵ khí tạo thành
khí chứa CO
2

và CH
4
.Quá trình chuyển hóa này có thể biểu diễn bằng phương
trình sau:
CHC+O
2
+dinh dưỡng→tế bào mới+phần CHC không phân hủy+CO2+CH4
+NH
3
+H
2
S+nhiệt (1-10)
Các sản phẩm cuối chủ yếu là CO,CH
4
,NH
3
,H
2
S và phần CHC không phân
hủy.Trong hầu hết các quá trình chuyển hóa kỵ khí CO2 và CH4 chiếm hơn
99% tổng lượng khí sinh ra.Phần CHC bền còn lại (bùn)phải được tách nước
trước khi đổ ra bãi chôn lấp.Bùn đã tách nước thường được ủ phân compost
hiếu khí trước khi bón cho đất hoặc đổ ra bãi chôn lấp.
1.3Ảnh hưởng CTRSH đến môi trường
1.3.1CTRSH gây ÔNMT đất
Trong thành phần CTRSH có nhiều chất độc do đó khi CTRSH được đưa vào
môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loại SV có ích
cho đất như:giun,VSV,nhiều loại động vật không xương sống,ếch nhái…làm

18

Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát triển nhiều loại sâu
bọ phá hoại cây trồng.Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilong
khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo
các”bức tường ngăn cách”trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân
hủy,tổng hợp các chất dinh dưỡng làm cho đất giảm độ phì nhiêu,đất bị chua
và năng suất cây trồng giảm sút.
1.3.2CTRSH gây ô nhiễm nguồn nước-cản trở dòng chảy
Theo thói quen nhiều người thường đổ CTSH tại bờ sông,ao.hồ,cống
rãnh.Lượng CT này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến
chất lượng nước mặt,nước ngầm trong khu vực.CT có thể bị cuốn trôi theo
nước mưa xuống ao ,hồ,sông ngòi,kênh rạch sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị
nhiễm bẩn.
Mặt khác lâu dần những đống chất thải này làm giảm diện tích ao hồ,giảm
khả năng tự làm sạch của nước,gây cản trở dòng chảy,tắc cống rãnh nước hậu
quả của hiện tượng này là HST nước trong các ao hồ bị hủy diệt.Việc ô nhiễm
nguồn nước mặt cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh:tiêu
chảy,tả,thương hàn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
1.3.3CTRSH gây ÔNMT không khí
Nguồn CTRSH thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ
khối lượng rác thải ra.Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là
điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy thúc đẩy nhanh quá
trình lên men,thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người .Các chất khí
phát ra từ quá trình này thường là :NH
3
,H
2
S,CH
4
,SO

2
,CO
2
.
1.3.4CTRSH ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Trong thành phần CTSH thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ cao lớn nên
thường dễ bị phân hủy,lên men,bốc mùi hôi thối.CTSH không được thu gom
tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con

19
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
người.Những người tiếp xúc với rác thường xuyên như những người làm công
việc thu nhặt phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như:viêm phổi;sốt rét;các
bệnh về mắt,tai,mũi,họng;bệnh về da;phụ khoa…Theo tổ chức y tế thế
giới,hàng năm trên thế giới có 5 triệu người chết và gần 40 triệu trẻ em mắc
các bệnh có liên quan đến rác thải.Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho
thấy những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các dẫn
xuất sulfua hydro hình thành từ sự phân hủy chất thải kích thích sự hô hấp
cho con người,kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với
những người mắc bệnh tim mạch
1.4Những nguyên tắc kỹ thuật trong công tác thu gom CTRSH
1.4.1Nguồn phát thải CTRSH và phân loại CTRSH tại nguồn
1.4.1.1Nguồn phát thải CTRSH
-Từ các khu dân cư.
-Từ các trung tâm thương mại.
-Từ các viện nghiên cứu,cơ quan,trường học,các công trình công cộng.
-Từ các dịch vụ công cộng.
-Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
-Từ các KCN.
1.4.1.2Phân loại CTRSH tại nguồn

-Phân loại CTRSH để tái sinh
-Phân loại các thành phần CTR bao gồm:giấy loại,carton,lon nhôm,thùng
nhựa tại nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để
thu hồi và tái sử dụng vật liệu.Khi các thành phần chất thải đã được tách riêng
vấn đề là chủ hộ sẽ giải quyết thế nào cho đến khi chúng được thu gom.Một
số chủ hộ lưu trữ những thành phần đã phân loại ở nhà họ và chuyển định kì
đến các thùng chứa chất thải đã phân loại.Một số chủ hộ khác mang chất thải
đã phân loại và thải bỏ ngay vào các thùng chứa theo quy định.

20
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
1.4.2Thu gom,lưu trữ và vận chuyển CTRSH
1.4.2.1Các phương thức thu gom:
Thu gom theo khối:trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy
trình đều đặn theo tần suất đã được thỏa thuận trước.Người dân sẽ mang rác
đến đổ vào xe tại vị trí quy định theo tín hiệu do xe phát ra.
Thu gom bên lề đường:hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và
một lộ trình tương đối chính xác.Rác thải được để trong sọt rác đặt bên lề
đường.Xe rác sẽ tới thu gom tại chỗ
1.4.2.2Hệ thu gom và vận chuyển CTRSH
• Hệ thống thùng xe di động:
Đây là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở
đến bãi chôn thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết ban đầu.
Ưu điểm:đa dạng về hình dạng và kích thước nên rất cơ dộng có thể thu gom
nhiều loại CTR
Nhược điểm:thùng lớn thường phải thực hiện thủ công nên không chất
đầy.Do đó hiệu quả sử dụng dung tích kém
• Hệ thống thùng xe cố định
Đây là hệ thống thu gom trong đó xe chứa đầy rác vẫn cố định đặt tại nơi tập
kết rác trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ vào xe thu gom.

• Xe nâng
Nó có thể tự nâng và thu gom
Hạn chế:chỉ sử dụng để:
Thu gom CTR từ các điểm rác về một nơi và lượng CTR là đáng kể.
Thu gom các đống CTR hoặc CTRCN mà không dùng các xe có bộ nén được
• Xe thùng có tờ kéo:
Giống loại xe thùng sàn đỡ nghiêng,dùng rộng rãi để thu gom,chuyên chở
CTR như:cát,gỗ xẻ nhà cửa,mảnh vụn kim loại…

21
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
• Hệ thống thùng xe cố định và trang bị:
Hệ thống này dùng để thu gom tất cả các loại CTR.Nhưng hệ thống này được
sử dụng tùy thuộc vào số lượng CTR thu dọn và số điểm nguồn tạo CTR.
Hệ thống này gồm 2 loại chính:
-Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ:thường sử dụng để vận chuyển CTR đến
khu trại,bãi thải vệ sinh,trạm trung chuyển hoặc trạm xử lý CTR.Hệ thống này
không thu gom được chất thải nặng,cồng kềnh.
-Hệ thống xe bốc dỡ thủ công:dùng để chuyên chở CTR ở khu nhà ở.Loại bốc
dỡ thủ công hiệu quả hơn ở những nơi có số lượng ít,thời gian tiếp xúc,bốc
xếp ít.
1.4.2.3Sơ đồ hóa hệ thống thu gom
Để mô hình hóa hệ thống thu gom CTR người ta phải phân biệt từng nhiệm
vụ từng công đoạn.
1.4.2.4Chọn tuyến đường thu gom và vận chuyển
Sau khi xác định được thông số tính toán với nhu cầu vận chuyển chung
như:máy móc,thiết bị,nhân công thì phải vạch tuyến thu gom sao cho hợp lý.
Các yếu tố cần xét đến khi chọn tuyến đường vận chuyển:
Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan đến việc tập trung
CTR,số lần thu gom 1 tuần

Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển;các loại xe,máy vận chuyển
Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình
phải ở đường phố chính.
Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ chỗ cao xuống thấp.
Chất thải phát sinh từ các nút giao thông,khu phố đông đúc thì phải được thu
gom vào lúc có mật độ giao thông thấp.
Nguyên nhân nguồn tạo thành CTR với khối lượng lớn cần phải được tổ chức
vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc,ảnh hưởng cho môi trường.

22
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Những vị trí có CTR ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom
cho phù hợp.
Tạo tuyến đường vận chuyển:
Chuẩn bị bản đồ,vị trí các điểm tập trung CTR trên đó chỉ số lượng,thông tin
nguồn CTR.
Phải phân tích thông tin và số liệu cần thiết,phải lập bảng tổng hợp thông tin.
Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án.
So sánh các tuyến đường,cân nhắc bằng cách thử dần để chọn tuyến đường
hợp lý.
1.5Các phương pháp quản lý và xử lý CTRSH
1.5.1Phương pháp cơ học
1.5.1.1 Xử lý bằng phương pháp đốt
Xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới
mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng,nếu sử dụng phương pháp
tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường
• Ưu điểm của công nghệ đốt:
-Xử lý triệt để chỉ tiêu chất thải ô nhiễm có trong CTSH
-Xử lý được toàn bộ CTSH mà cần tốn nhiều diện tích cho việc xây dựng bãi
chôn lấp.

• Nhược điểm của công nghệ đốt:
-Vận hành dây chuyền phức tạp,đòi hỏi năng lực,tay nghề cao.
-Giá thành đầu tư lớn,chi phí tiêu năng lượng và chi phí xử lý cao
Công nghệ đốt cả đống:
Rác thải được đưa vào lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang
đốt,với việc thải khí qua ống dẫn chạy qua ống tuốc-bin để sản xuất điện rồi
qua các bộ phận giảm bớt ô nhiễm không khí để hủy bụi và chất gây ô
nhiễm ,cuối cùng qua ống khói và vào khí quyển.

23
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
Đốt tầng lỏng:
Chất thải trước khi xử lý được đưa vào một thùng sắt chịu nhiệt hình trụ,trong
đó đổ đầy một lớp chất đã được lỏng hóa nhờ khí nén ở mức cao gồm các chất
trơ như:cát silic,đá vôi,alumin và các vật liệu gốm.Khác với công nghệ đốt cả
đống CTRSH cần phải qua xử lý sơ bộ trước đó để phân thành từng lô có
cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt
1.5.2Phương pháp sinh học
Xử lý CTRSH bằng phương pháp ủ sinh học có thể coi như một quá trình ổn
định sinh hóa các CHC để tạo thành các chất mùn với thao tác sản xuất và
kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ được coi như một quá trình xử lý.Sản phẩm cuối cùng không có
mùi,VSV gây bệnh.Để đạt mức độ ổn định như len men việc ủ đòi hỏi một
phần năng lượng nhỏ để tăng cao dòng không khí qua các lỗ xốp.trong quá
trình ủ oxy sẽ được hấp thu gấp hàng trăm lần so với bể aerotank.Quá trình ủ
được áp dụng đối với CHC không độc hại.Đầu tiên là khử nước sau đó là xử
lý cho tới khi thành xốp và ẩm.Độ ẩm và nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ
cho vật liệu luôn hiếu khí trong suốt thời gian ủ.Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng
nhờ quá trình oxh sinh hóa các chất thối rữa.Sản phẩm cuối cùng của quá
trình phân hủy là:CO

2
,H
2
O,các hợp CHC bền vững như:lignin,cellulose,sợi…
• Ưu điểm:
-Ổn định chất thải:các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ sẽ chuyển hóa các
CHC dễ thối rữa sang dạng ổn định.
-Làm mất hoạt tính của VSV gây bệnh:nhiệt độ trong quá trình ủ lên đến 600
đủ để làm mất hoạt tính của VSV gây bệnh,virus và trứng giun sán nếu như
nhiệt độ này duy trì trong 1 ngày.

24
Khóa luận tốt nghiệp SVTH:Nguyễn Thị Như Hạnh
-Thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất:CHC trong CTRSH thường ở dạng
phức tạp cây trồng khó hấp thụ.Sau quá trình ủ chất này chuyển thành các
CVC như NO
4
3-
,PO
4
3-
thích hợp cho cây trồng.
-Làm khô bùn,phân người,phân động vật(chứa khoảng 80% nước)do đó chi
phí thu gom,vận chuyển và thải bỏ giảm đi đáng kể.Nhiệt sinh ra trong quá
trình ủ làm bay hơi lượng nước này.
• Nhược điểm:
-Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân ủ không đạt yêu cầu.
-Sản phẩm của quá trình ủ phụ thuộc vào yếu tố khí hậu,thời tiết.Do đó tính
chất của sản phẩm không ổn định.Khả năng làm mất hoạt tính của VSV
không hoàn toàn.

-Quá trình ủ tạo mùi hôi,mất mỹ quan…
-Phân ủ không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp do hiệu quả tăng
năng suất.
1.5.3Chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt.CTR trong BCL sẽ sẽ tan rửa nhờ
quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các
chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ,nitơ và các hợp chất amon và một số
khí như cacbonic,methane.Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH
vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện pháp kiểm soát các thông số
chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Ưu điểm:
-Có thể xử lý một lượng lớn CTR.
-Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao.
-Loại được côn trùng,chuột bọ,ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.

25

×