Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Toán giải tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.64 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Chuyên ngành: Toán giải tích
Mathematical Analysis
Mã số : 60.46.01

Ngành: Toán học
Hà Nội - 2007
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Chuyên ngành: Toán giải tích
Mathematical Analysis
Mã số : 60.46.01
Ngành: Toán học
Khung chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Toán học, chuyên ngành
Toán giải tích được ban hành theo Quyết định số: /SĐH
ngày tháng năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà nội, ngày tháng năm 2007
CHỦ NHIỆM KHOA SAU ĐẠI HỌC
GS. TSKH. Nguyễn Hữu Công

Hà Nội - 2007
3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________ _____________
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Chuyên ngành: Toán giải tích Mã số: 60.46.01
Ngành: Toán học
Phần I. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo.
1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo.
- Tên chuyên ngành: Toán giải tích (Mathematical Analysis).
- Mã số chuyên ngành: 60.46.01.
- Tên ngành: Toán học (Mathematics).
- Bậc đào tạo: Thạc sĩ
- Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học (Master in Mathematics)
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển.
- Đối tượng được đăng ký dự thi: Công dân nước CHXHCN Việt Nam có đủ các
điều kiện quy định dưới đây được dự thi vào đào tạo thạc sĩ:
1.1 Điều kiện văn bằng
Thí sinh phải có một trong các văn bằng sau:
a) Có bằng tốt nghiệp ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi: Toán
học, Toán – Tin ứng dụng, Sư phạm Toán, Toán – Cơ.
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chính qui ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã học
bổ sung kiến thức các môn học để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp
đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung do
trường ĐHKHTN, ĐHQG HN quy định.
1.2 Điều kiện về thâm niên công tác
a) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc
phù hợp với ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
b) Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày
Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự thi.

4
- Các môn thi tuyển đầu vào:
o Môn thi Cơ bản: Đại số
o Môn thi Cơ sở: Giải tích
o Môn Ngoại ngữ: trình độ B, một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp,
Đức, Trung Quốc.
Phần II. Khung chương trình đào tạo.
1. Mục tiêu đào tạo:
Về kiến thức: Trang bị các kiến thức nâng cao và được cập nhật về chuyên ngành Giải
tích.
Về năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Thạc sĩ chuyên ngành Giải Tích có khả
năng giảng dạy các môn Toán học cơ bản và các môn thuộc chuyên ngành Giải Tích ở
các trường Đại học, Cao đẳng, có khả năng tham gia nghiên cứu và ứng dụng Toán học
theo hướng chuyên ngành của mình ở các Viện, trường Đại học và các cơ quan nghiên
cứu, sản xuất, kinh doang. Thạc sĩ chuyên ngành Giải Tích có thể được tiếp tục đào tạo
ở bậc học tiến sĩ theo các mã ngành tương ứng: Giải tích, Phương trình vi phân và tích
phân, Toán học tính toán, v.v...
2. Nội dung đào tạo:
2.1 Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo:
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 57 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ.
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ.
o Bắt buộc: 22 tín chỉ.
o Lựa chọn: 8 tín chỉ/42 tín chỉ.
- Luận văn:16 tín chỉ.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×