Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

giải pháp phát triển sản phẩm thẻ ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam - chi nhanh nam sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.85 KB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN


Ngành : Kế toán
Chuyên Ngành : Kế toán ngân hàng




Giáo viên hướng dẫn : ThS. PHÙNG HỮU HẠNH
Sinh viên thực hiện : Cao Nguyễn Phương Nhung
MSSV: 0954030380 Lớp: 09DKNH2





TP.Hồ Chí Minh, 2013

BM05/QT04/ĐT



Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài:
CAO NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

MSSV: 0954030380 Lớp: 09DKNH2
Ngành : Kế toán
Chuyên ngành : Kế toán ngân hàng
Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN
2. Các dữ liệu ban đầu :



3. Các yêu cầu chủ yếu :




4. Kết quả tối thiểu phải có:
1)
2)
3)
4)
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………


Chủ nhiệm ngành

(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – chi nhánh Nam Sài Gòn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2013
Tác giả




Cao Nguyễn Phương Nhung

LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề

mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng
giúp người giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập của
mỗi sinh viên. Từ báo cáo ấy, hoàn thiện thành khóa luận tốt nghiệp như một sản
phẩm kết tinh quan trọng sau cùng, đó là sự tổng hợp lại kiến thức chuyên ngành
những năm qua được thầy cô truyền thụ trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm
thực tế cọ xát trong các đợt thực tập, kiến tập đã qua.
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các phòng ban trong Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa cùng các giảng viên
khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức nền tảng về chuyên ngành mà tôi theo học cũng như định hướng
cho nghề nghiệp sau này.
- Thạc sĩ Phùng Hữu Hạnh là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài Báo cáo
thực tập và Luận văn tốt nghiệp của tôi trong học kỳ II, năm học 2012 – 2013. Thầy
đã cho tôi những lời khuyên, sự chỉ dẫn tận tình giúp tôi có điều kiện hoàn thành bài
báo cáo cũng như khóa luận một cách tốt nhất.
- Các anh chị tại Phòng giao dịch Nhà Rồng thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn đã cho tôi cơ hội được cọ xát với công
việc thực tế, tìm hiểu chân thực quy trình nghiệp vụ của chuyên ngành tôi theo học,
từ đó hướng dẫn tôi có cái nhìn thực tế và chuyên sâu hơn về nghề nghiệp sau này
của bản thân khi tốt nghiệp.
Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các anh chị cũng như giảng viên hướng dẫn.
Xin chân thành cảm ơn!


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

i


MỤC LỤC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.

Tính cấp thiết của đề tài 1

2.

Tình hình nghiên cứu 2

3.

Mục đích nghiên cứu 3


4.

Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.

Phương pháp nghiên cứu 3

6.

Dự kiến kết quả nghiên cứu 4

7.

Kết cấu của báo cáo 4

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CỦA THẺ NGÂN HÀNG 5

1.1 Khái quát về thẻ ngân hàng 5

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5

1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến thẻ ngân hàng 9

1.1.3 Cấu tạo và phân loại của thẻ 11

1.1.4 Lợi ích và vai trò của việc dịch vụ thẻ ngân hàng 14

1.1.5 Những rủi ro thường xảy ra khi kinh doanh thẻ đối với ngân hàng 15


1.2 Tổng quan về hoạt động thẻ trên Thế giới và trong khu vực 18

1.2.1 Hoạt động thẻ trên Thế giới và trong khu vực tính đến năm 2012 18

1.2.2 Xu hướng phát triển hoạt động thẻ trên Thế giới 19

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

ii

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ ngân hàng 25

1.3.1 Phía ngân hàng 25

1.3.2 Phía khách hàng 29

1.3.3 Môi trường pháp lý, xã hội 29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 30

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động và phát triển tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn 30

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh 31


2.2 Nhận định chung về các ngân hàng và vị thế của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong thị trường sản phẩm thẻ tại Việt Nam 33

2.2.1 Khái quát thị trường thẻ tại Việt Nam những năm gần đây 33

2.2.2 Vị thế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên thị trường thẻ
Việt Nam các năm gần đây 37

2.3 Thực trạng dịch vụ sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
chi nhánh Nam Sài Gòn 50

2.3.1 Quy định pháp lý của hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ 50

2.3.2 Quy trình phát hành thẻ tại các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam 54

2.3.3 Quản lý giao dịch thẻ tại chi nhánh theo quy định của hệ thống 55

2.3.4 Tình hình sử dụng các sản phẩm thẻ do Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn phát hành trên thị trường 57

2.3.5 Công nghệ thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh
Nam Sài Gòn 71

2.3.6 Hoạt động Marketing – nghiệp vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn 72

2.4 Đánh giá hoạt động sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn tính đến hết năm 2012 72


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

iii

2.4.1 Đánh giá hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi
nhánh Nam Sài Gòn với các chi nhánh khác thuộc cùng khu vực thành phố Hồ Chí
Minh 72

2.4.2 Thành tựu đạt được 77

2.4.3 Khó khăn tồn tại 78

2.4.4 Nguyên nhân tình trạng khó khăn 81

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 82

3.1 Nhận định xu thế phát triển thẻ ở Việt Nam 82

3.1.1 Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước đề ra 82

3.1.2 Cơ hội 82

3.1.2. Thách thức 83

3.2 Định hướng phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam 84


3.2.1. Mô hình tổ chức quản lý 84

3.2.2. Chiến lược kinh doanh 84

3.2.3. Hoạt động bán hàng 85

3.2.4. Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng 86

3.2.5. Quản lý rủi ro 87

3.3 Kế hoạch sắp tới đối với sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn 88

3.4 Giải pháp đề xuất nhằm phát triển dịch vụ sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn 89

3.4.1 Giữ vững thị phần trên thị trường kinh doanh sản phẩm thẻ 89

3.4.2 Nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng 91

3.4.3 Tăng cường hoạt động Marketing 93

3.4.4 Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 94

3.4.5 Tăng cường biện pháp hạn chế rủi ro 96

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

iv


3.5 Kiến nghị đề xuất 97

3.5.1 Đối với Chính phủ 97

3.5.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 99

3.5.3 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 99

3.5.4 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài
Gòn 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Mã chứng khoán và tên gọi tắt của Ngân hàng TMCP Á Châu
Agribank : Mã chứng khoán và tên gọi tắt của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Amex : Thẻ tín dụng quốc tế American Express
ATM : Automated Teller Machine
Banknetvn : Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam
BID : Mã chứng khoán của BIDV

BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CNTT : Chi nhánh thanh toán
CTG : Mã chứng khoán của Vietinbank
DAF : Mã chứng khoán của DongA Bank
DongA Bank : Ngân Hàng TMCP Đông Á
DN : Doanh nghiệp
ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ
EDC : Electronic Data Capture
EIB : Mã chứng khoán của Eximbank
EMV : Chuẩn thẻ thanh toán thông minh do liên minh 3 hãng thẻ lớn nhất
Thế giới là Europay, MasterCard và Visa đưa ra
Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
HSBC : Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam)
KDTM : Không dùng tiền mặt
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHPH : Ngân hàng phát hành
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTT : Ngân hàng thanh toán
NSNN : Ngân sách Nhà nước
OceanBank : Ngân hàng TMCP Đại Dương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

vi

PGD : Phòng giao dịch
PIN : Mã số cá nhân (Personal Identification Number)
POS : Point of Sales
Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
SeaBank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Smartlink : Công ty cổ phần dịch vụ Thẻ Smartlink
STB : Mã chứng khoán của Sacombank
TCB : Mã chứng khoán của Techcombank
Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
TMCP : Thương mại cổ phần
VCB : Mã chứng khoán của Vietcombank
VCB – NSG : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn
VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế
Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1 : Chỉ số mức độ phổ biến của dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc
Bảng 2.1 : Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế (lũy kế) qua các năm của một
số NHTM điển hình trên thị trường
Bảng 2.2 : Tỷ lệ % số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế (lũy kế) trên thị
trường qua các năm của một số NHTM
Bảng 2.3 : Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua các năm của một số
NHTM trên thị trường
Bảng 2.4 : Số lượng máy POS qua các năm của một số NHTM trên thị trường
Bảng 2.5 : Số lượng thẻ ATM phát hành (lũy kế) qua các năm của một số NHTM
trên thị trường
Bảng 2.6 : Doanh số sử dụng thẻ ATM qua các năm của một số NHTM trên thị
trường
Bảng 2.7 : Số lượng máy ATM (lũy kế) qua các năm của một số NHTM trên thị
trường

Bảng 2.8 : Số lượng các loại thẻ phát hành mới tại VCB – NSG
Bảng 2.9 : Tỷ lệ % các thẻ trong tổng số thẻ phát hành mới tại VCB – NSG
Bảng 2.10 : Mức độ tăng trưởng phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại VCB – NSG
Bảng 2.11 : Biến động số lượng thẻ phát hành qua các năm tại VCB – NSG
Bảng 2.12 : Doanh số thanh toán thẻ Connect24 tại máy ATM tại VCB – NSG
Bảng 2.13 : Doanh thu phí dịch vụ sản phẩm thẻ Connect24 tại VCB – NSG
Bảng 2.14 : Doanh thu phí phát hành dòng thẻ tín dụng tại VCB – NSG
Bảng 2.15 : Doanh số thanh toán của dòng thẻ tín dụng tại VCB – NSG
Bảng 2.16 : Doanh thu phí thanh toán dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế VCB – NSG
Bảng 2.17 : Số lượng máy POS tại chi nhánh qua các năm
Bảng 2.18 : Hoạt động phát hành thẻ Connect24 tại một số chi nhánh của
Vietcombank qua các năm
Bảng 2.19 : Doanh số sử dụng thẻ Connect24 tại một số chi nhánh của
Vietcombank qua các năm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

viii

Bảng 2.20 : Doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại một số chi nhánh của Vietcombank
qua các năm
Bảng 2.21 : Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại một số chi nhánh của
Vietcombank qua các năm
Bảng 2.22 : Phát triển hệ thống máy POS tại một số chi nhánh của Vietcombank
qua các năm








Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG

Hình 1.1 : Thị phần doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Hàn Quốc so với một số
nước năm 2007
Hình 1.2 : Tỷ trọng của tổng giá trị sử dụng thẻ trong tổng số phương tiện thanh
toán của nền kinh tế
Biểu đồ 2.1 : Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế qua các năm
Biểu đồ 2.2 : Số lượng thẻ ATM phát hành (lũy kế) qua các năm của một số NHTM
trên thị trường
Biểu đồ 2.3 : Doanh số sử dụng thẻ ATM năm 2012 của một số NHTM
Biểu đồ 2.4 : Số lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa tại VCB – NSG qua các năm
Biểu đồ 2.5 : Doanh số rút tiền và chuyển khoản tại máy ATM chi nhánh
Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ thẻ tín dụng quốc tế được phát hành năm 2012 tại VCB – NSG
Biểu đồ 2.7 : Cơ cấu doanh thu phí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại VCB – NSG
qua các năm
Sơ đồ 2.1 : Quy trình phát hành thẻ ghi nợ tại chi nhánh
Sơ đồ 2.2 : Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại chi nhánh

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, để có thể

vượt qua các rào cản, khó khăn của quá trình hội nhập, các NHTM đã và đang
không ngừng nâng cao năng lực quản lý điều hành, chủ động mở rộng quy mô hoạt
động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn
vị. Một trong những lĩnh vực kinh doanh vừa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
NH vừa mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, đó chính là dịch vụ phát hành và
thanh toán thẻ.
Xét về phương diện tổng thể, hoạt động thanh toán thẻ có vai trò vô cùng to
lớn đối với việc giúp cho người dân tiếp cận các phương tiện thanh toán văn minh
hiện đại của thế giới, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, nâng cao đời
sống xã hội. Xét về phương diện cụ thể, hoạt động thanh toán thẻ không chỉ góp
phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi NHTM
mà còn là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng được điều kiện phát triển tốt hơn.
Thẻ là một phương tiện thanh toán văn minh hiện đại, gắn liền với công nghệ.
Nó ra đời trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay, chúng ta
đang sống trong một thế kỷ của công nghệ hiện đại, khi nền công nghệ hiện đại
càng phát triển thì rủi ro do sử dụng, lợi dụng công nghệ để đánh cắp tiền từ thẻ
đang là một thách thức lớn cho cả đơn vị phát hành thẻ và chủ thẻ. Các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp. Nó làm suy giảm
hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng uy tín và thương hiệu của đơn vị phát hành thẻ.
Là NHTM đầu tiên của Việt Nam tham gia hoạt động thanh toán thẻ, Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phải đối mặt với không ít
khó khăn và thách thức. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, nhất là khi Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, Vietcombank
không những phải cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong nước mà còn phải cạnh
tranh với các NHTM nước ngoài. Nhận thức được vấn đề này và sau quá trình thực
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

2


tập tại Chi nhánh Nam Sài Gòn, phòng giao dịch Nhà Rồng tôi đã quyết định chọn
đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN” phân tích trong
báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp với mong muốn được đóng góp phần nhỏ
vào sự phát triển, nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại Chi nhánh.
2. Tình hình nghiên cứu
Thẻ không phải là một dịch vụ kinh doanh mới hay nhiều đột phá của NHTM
nhưng không vì thế mà mảng đề tài này ít người nghiên cứu. Đề tài về giải pháp
phát triển sản phẩm thẻ đã được khá nhiều các sinh viên cũng như giảng viên chọn
làm đề tài nhằm đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa
của hoạt động thẻ đối với NHTM cũng như đối với nền kinh tế. Nhìn chung các bài
khóa luận, đề tài trước đã thể hiện được:
- Cơ sở lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng cũng như các yếu tố rủi ro trong việc
kinh doanh sản phẩm thẻ.
- Thực trạng phát triển các sản phẩm thẻ cũng như những ưu – khuyết còn tồn
tại ở đơn vị mình nghiên cứu
- Đưa ra những kiến nghị, đánh giá cũng như đóng góp giải pháp phát triển sản
phẩm thẻ tại đơn vị mình thực tập, nghiên cứu.
Đối với Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn, tại phòng giao dịch Nhà Rồng
chỉ mới có một sinh viên thực tập cũng như nghiên cứu về đề tài liên quan đến thẻ
ngân hàng, nên mới đưa ra những nhận xét tổng quan về hoạt động của chi nhánh
cũng như phòng giao dịch.
Trong khóa luận của mình, dựa trên những cơ sở lý luận về thẻ ngân hàng đã
tìm hiểu từ báo cáo thực tập, tôi tìm hiểu cụ thể hơn về nghiệp vụ chi tiết của từng
giao dịch ứng với từng loại thẻ ngân hàng khác nhau. Số liệu cập nhật theo cơ sở dữ
liệu mới nhất có được do chính chi nhánh cung cấp đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu.
Đối với phân tích, lần này tôi sẽ phân tích chuyên sâu hơn, đưa ra sự so sánh giữa
số liệu của chi nhánh và của toàn hệ thống, cũng như giữa hệ thống Vietcombank và
các NHTM khác. Từ những phân tích đó nhìn nhận về vị thế của chính chi nhánh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh


3

trong toàn hệ thống cũng như nhìn nhận những ưu – khuyết rõ ràng hơn, từ đó đưa
ra được những giải pháp sát với tình hình thực tế hơn; ngoài ra nhìn nhận lại chính
sách đối với thẻ ngân hàng của Vietcombank còn những điểm gì cần nâng cấp, sửa
đổi phù hợp hơn điều kiện kinh tế của đất nước hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức được mối tương quan giữa lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị thực
tập về sản phẩm thẻ ngân hàng. Từ đó đánh giá được hoạt động thẻ tại NHTM còn
những điểm gì cần phải khắc phục sớm, phát huy tối đa tiềm lực ở đâu để đem về
doanh thu cao cho bản thân chi nhánh cũng như Vietcombank toàn hệ thống.
- Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động sản phẩm thẻ của phòng giao dịch
cũng như chi nhánh Nam Sài Gòn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận của thẻ ngân hàng.
- Tìm hiểu những quốc gia có hoạt động thẻ phát triển trong khu vực Châu Á,
có điều kiện kinh tế - xã hội gần giống Việt Nam.
- Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ thẻ tại Vietcombank, những chính sách, văn
bản hướng dẫn có liên quan.
- Tìm hiểu số liệu, tình hình phát triển sản phẩm thẻ tại các NHTM khác trên
cùng địa bàn và có tiềm lực tương đồng với Vietcombank.
- Đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện cũng như
thúc đẩy sản phẩm thẻ tại chi nhánh được phát triển.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phi thực nghiệm bao gồm phương pháp anket (bảng câu hỏi) và
phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp phân tích tư liệu (thu thập thông tin thứ cấp từ nguồn sẵn có
như internet, tài liệu của ngân hàng).
- Phương pháp nghiên cứu: kết hợp phân tích định tính, phân tích định lượng.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

4

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Cung cấp về cơ sở lý luận của thẻ ngân hàng.
- So sánh được tiềm lực của các NHTM tại Việt Nam so với những quốc gia
có hoạt động thẻ phát triển trong khu vực Châu Á.
- Cung cấp chi tiết, cụ thể quy trình nghiệp vụ thẻ tại Vietcombank cũng như
những chính sách, văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Đánh giá được tình hình phát triển sản phẩm thẻ tại các NHTM khác trên
cùng địa bàn và có tiềm lực tương đồng với Vietcombank.
- Đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thúc đẩy sản phẩm
thẻ tại chi nhánh được phát triển; mặt khác, nhìn nhận được những điểm khác nhau
giữa lý thuyết và thực tế đối với hoạt động sản phẩm thẻ ngân hàng.
- Đưa ra được phương thức để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động
dịch vụ thanh toán thẻ, từ đó nhằm góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn cũng như thúc
đẩy hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả tại phòng
giao dịch Nhà Rồng.
7. Kết cấu của báo cáo
Nội dung của Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của thẻ ngân hàng
Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị đề xuất đối với việc phát triển sản
phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh


5

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CỦA THẺ NGÂN HÀNG

1.1 Khái quát về thẻ ngân hàng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng (NH)
đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về thời gian,
kinh doanh thẻ là ngành tương đối mới mẻ với sự ra đời và phát triển bắt đầu từ
những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.
Thẻ NH được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của
các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của khách đối với các tiệm này. Thông thường,
các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà khách
hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng
vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên, dần dần nhiều người trong số
các chủ tiệm bán hàng hóa, dịch vụ này nhận thấy, họ không có đủ khả năng cho
khách hàng nợ và trả sau như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức
tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Bởi vì, chỉ với lượng vốn kinh doanh
lớn và khả năng mở rộng, quay vòng vốn cho vay thì các tổ chức này mới có khả
năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian tương
đối.
Vào năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung
cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm. Công ty này
phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện 2 chức năng:
- Giúp nhận diện và phân biệt khách hàng.
- Cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài
khoản và các giao dịch thực hiện.
Các tổ chức khác dần nhận ra những giá trị của loại hình dịch vụ nói trên của

Western Union và chỉ trong một vài năm sau đó, rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách
sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

6

chậm cho khách hàng của mình theo phương thức của Western Union. Trong đó,
Tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924,
cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua xăng, dầu tại các cửa hàng trên toàn
quốc. Tiếp theo những tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ, các NH chính thức
bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh toán
này dựa trên mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong
cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của NH. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh và
trước những khoản lợi dễ dàng như vậy, chỉ một vài năm sau đó, hơn 100 NH khác
nhau trên nước Mỹ cùng thực hiện ý tưởng phát hành thẻ thanh toán trả chậm, sau
này gọi là thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bởi việc phát triển sản phẩm quá nhanh, ồ ạt và
không đa dạng hóa sản phẩm bằng những tiện ích đầy đủ như thẻ tín dụng hiện giờ
nên nhiều NH cũng như các tổ chức tài chính khác đã gặp những bài học đắt giá và
buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của mình.
Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên, được làm
bằng chất liệu plastic. Sau này luật sư người Mỹ Franck McNamara, người sáng lập
Diners Club, kể lại vào năm 1949 ông đã từng trải qua một trường hợp hết sức lúng
túng khi ở một cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví, “thật xấu hổ chưa
từng thấy”, ông thốt lên. Chính việc cam kết phải thanh toán sau đã gợi lên một ý
tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank McNamara. Một năm sau đó, Franck vận động
14 nhà hàng tại New York chấp nhận để mình và 200 đồng nghiệp cùng thân hữu
được trả tiền bằng cách xuất trình một tấm thẻ nhỏ. Diners Club - Câu lạc bộ ăn tối -
ra đời và thành công nhanh chóng. Năm 1951 với hơn 20,000 người được cấp thẻ
Diners, tổ chức này bắt đầu phát triển thẻ này ra nước ngoài.
Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Express cũng tham gia vào

thị trường thẻ NH và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới
mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Express chú
trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch (T& E) – một lĩnh vực có tốc độ
phát triển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh Thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

7

Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến
và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, NH Bank of America chính thức trao
quyền phát hành thẻ BankAmericard của mình cho các NH khác thông qua việc ký
các hợp đồng đại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong phát triển. Người
dân đi du lịch nhiều hơn trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà không lo lắng tới việc
phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho
những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành những phương tiện thanh
toán thông dụng. Thương hiệu BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh,
trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc
ký hợp đồng đại lý và cho các NH khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi
(interchange fee), Bank of America đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành
cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của NH Bank of
America thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên
thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng.
Cũng vào năm 1966, 3 nhóm NH lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp tác
thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association
(ICA). Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy
định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp marketing, bảo mật và
các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách hiệu quả.
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu
thông qua việc liên kết với NH Banco National của Mexico. Sau thời gian đó, ICA

tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm
1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số NH tại Nhật, nhằm từng bước thâm
nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này.
Tại Pháp, kiểu chi trả này ra đời từ sự hợp tác giữa năm NH lớn là Crédit
Lyonnais, Société Générale, BNP, CIC và CCF. Vào thời gian ấy, chi phiếu phát
triển tràn lan và chuyện xử lý trở nên tốn kém. Từ đó, manh nha ý tưởng về một thẻ
nhỏ để thanh toán mà không cần chữ ký như những tờ séc. Khởi đầu, năm 1967, chỉ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

8

có một nhóm nhỏ người sử dụng được tuyển chọn trong số 19% các ông chủ NH.
Lúc ấy, chỉ khoảng 17,000 khách sạn, nhà hàng và cửa hàng sang trọng chấp nhận
kiểu chi trả này. Phần lớn các nhà buôn Pháp không thèm ngó ngàng đến một hệ
thống chi trả “chấm mút” 2-3% hoa hồng cho mỗi hóa đơn giao dịch trên 1 franc.
Hết năm 1971 chỉ có 550,000 người sử dụng thẻ thanh toán tại 40,000 cơ sở kinh
doanh ở Pháp. Nhưng tiến bộ kỹ thuật đã cứu nguy cho họ: Thẻ từ xuất hiện. Người
ta không phải xếp hàng dài trước các quầy và chẳng cần chờ đợi văn phòng mở cửa.
Năm 1968, Công ty Marseillaise de Crédit đưa vào phục vụ vài “cỗ máy rút
tiền”. Đưa vào máy một thẻ có đục lỗ do NH phát hành và gõ một mã số. Máy nhả
ra một số tiền cố định 200 franc, dưới dạng 3 tờ 50 F và 5 tờ 10 F. Chiếc thẻ được
máy giữ lại, và gửi trả cho khách hàng 24h sau. Sau đó, thẻ từ đã cho ra đời một thế
hệ máy tự động rút tiền mới. Việc chế tạo và lắp đặt một máy rút tiền khi đó còn rất
đắt, từ 100,000-300,000F cho mỗi máy. Vào năm 1974, cả nước Pháp chỉ có 476
máy, còn hiện nay là 45,000. Máy rút tiền được hiện đại hóa nhưng việc chi trả qua
thẻ vẫn còn nặng nề. Mỗi buổi tối, các nhà buôn phải gom thu hóa đơn và chuyển
đến NH, đồng thời xác minh các chi phiếu không bảo chứng. Năm 1979, nhóm Liên
hiệp NH Pháp gồm: Thẻ Xanh, Crédit Agricole và NH Bình Dân cho ra đời thẻ tín
dụng điện tử và việc xử lý các hóa đơn được dễ dàng hơn. Những năm cuối thập
niên 1970, ở Pháp, nạn cướp tiền lương tháng tại các xí nghiệp đã thúc đẩy việc trả

tiền qua thẻ điện tử. Năm 1976, số người dùng thẻ tăng gấp đôi, lên đến 1,2 triệu
người, nhưng các siêu thị vẫn còn từ chối trang bị máy rút tiền vì không muốn chi
trả huê hồng.
Tại Pháp có ba hệ thống chi trả độc lập: Thẻ xanh lá của Crédit Agricole làm
bá chủ vùng nông thôn, thẻ xanh dương ở các thành phố và Intercarte. Năm 1985,
mọi loại thẻ NH đều được máy rút tiền chấp nhận. Từ đó CB phổ biến mạnh, các
siêu thị không thể từ chối được nữa. Và sau ba năm, thẻ thanh toán đã chính thức
qua mặt việc dùng séc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

9

Như vậy, xét trên toàn Thế giới, thẻ NH ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát
triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu
thông. Thực tế cho thấy, thẻ NH là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính
NH đồng thời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ
thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Cùng với
mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các Tổ chức thẻ quốc tế
đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành,
thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch
hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, thẻ NH đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt
và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đối với
một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến thẻ ngân hàng
1.1.2.1 Định nghĩa về thẻ ngân hàng hiện nay
Cơ sở lý luận tiền tệ hiện nay chưa có định nghĩa chính xác nhưng ta có thể
hiểu một cách đơn giản sau: “Thẻ NH là công cụ thanh toán do NH phát hành thẻ
cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt
trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp

theo hợp đồng đã ký kết giữa NH phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ
chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ
và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua NH thanh toán
thẻ và NH phát hành thẻ.”
Tại Việt Nam, theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN (Quy chế phát hành,
thanh toán, sử dụng và cung cấp hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành ngày
15/05/2007) thẻ NH (gọi tắt là “thẻ”) được hiểu là phương tiện do tổ chức phát hành
thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các
bên thoả thuận.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

10

1.1.2.2 Một số khái niệm khác có liên quan
- Chủ thẻ: là cá nhân hay tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để
sử dụng bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
- Tổ chức phát hành thẻ: là NH, tổ chức tín dụng phi NH, tổ chức tín dụng hợp
tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện việc phát hành
thẻ cho chủ thẻ sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thanh toán thẻ: là NH, tổ chức khác không phải là NH được phép
thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thẻ quốc tế: là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng hoặc Công ty
phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, hiện tại bao gồm Công ty thẻ Visa, Công ty
MasterCard Incoperated, Công ty thẻ Amercican Express, Công ty thẻ JCB, Công ty
thẻ Diners Club, Công ty thẻ China Union Pay.
- Tổ chức chuyển mạch thẻ: là tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ kết nối hệ
thống giao dịch thẻ cho các tổ chức phát hành thẻ, thanh toán và đơn vị chấp nhận
thẻ theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.
- Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): là các tổ chức, cá nhân cung ứng hàng hóa,
dịch vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán.

- Điểm ứng tiền mặt (ĐƯTM): là các đơn vị, ATM mà ở đó chủ thẻ có thể sử
dụng thẻ để được ứng tiền mặt, đây được xem là một ĐVCNT đặc biệt.
- ATM: là máy giao dịch tự động, được coi là một ĐƯTM, tại đó chủ thẻ sử
dụng thẻ để được ứng tiền mặt và thực hiện một số giao dịch khác.
- POS: là thiết bị thanh toán thẻ được sử dụng tại các ĐVCNT của NH.
- EDC: là thiết bị dùng để cấp phép và xử lý trực tuyến các giao dịch thẻ tại
ĐVCNT hoặc ĐƯTM.
- PIN: là mã số mật do tổ chức phát hành thẻ ấn định cho mỗi chủ thẻ hoặc do
chủ thẻ tự lựa chọn, sử dụng và bảo quản. PIN được sử dụng cho một số loại hình
giao dịch thẻ tại ATM hoặc EDC.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

11

1.1.3 Cấu tạo và phân loại của thẻ
1.1.3.1 Cấu tạo của thẻ
Thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được làm bằng plastic, có 3 lớp ép
sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có
kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế là 5.50 cm x8.50 cm.
Trên thẻ phải có đủ các thông tin sau:
Mặt trước của thẻ phải ghi:
- Loại thẻ (Tên và biểu tượng của NH phát hành thẻ)
- Số thẻ được in nổi.
- Tên người sử dụng được in nổi.
- Ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày hết hiệu lực.
- Biểu tượng của tổ chức thẻ.
- Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo.
Mặt sau của thẻ có băng từ ghi lại những thông tin sau:
- Số thẻ
- Tên chủ thẻ

- Thời hạn hiệu lực
- Bảng lí lịch NH
- Mã số bí mật
- Ngày giao dịch cuối cùng
- Mức rút tối đa và số dư
- Dải băng chữ ký để xác thực danh tính chủ thẻ với NH
Ngoài ra thẻ còn có thể có thêm một số yếu tố khác theo quy định của các tổ
chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ Các NH khi phát hành thẻ thường sử
dụng những thiết bị mang tính công nghệ cao để đảm bảo tính an toàn cho thẻ.
1.1.3.2 Phân loại thẻ
Người ta có thể nhìn nhận nó từ nhiều góc độ người phát hành, công nghệ sản
xuất hay theo phương thức hoàn trả,…và ứng với mỗi góc nhìn đó, sản phẩm lại
được phân loại với những tên rất chuyên biệt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phùng Hữu Hạnh

12

Theo công nghệ sản xuất thẻ
- Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa
thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua,
nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá
được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng
được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin
- Thẻ chip theo chuẩn EMV (viết tắt là thẻ Chip): sản phẩm thẻ được gắn chip
điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả
năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. EMV là sản
phẩm chung do Europay, MasterCard và Visa cùng phát triển vào giữa thập niên
1990s có tính năng mở để đảm bảo khả năng vận hành liên thông giữa các thẻ chip
và máy đọc để thanh toán
Theo tiêu thức chủ thể phát hành

- Thẻ do NH phát hành (Bank Card): Là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng
linh động tài khoản của mình tại NH, hoặc sử dụng một số tiền do NH cấp tín dụng
- Thẻ do tổ chức phi NH phát hành: Là loại thẻ du lịch hoặc giải trí do các tập
đoàn kinh doanh lớn phát hành như: Diners Club, Amex, Đó cũng có thể là thẻ
được phát hành bởi các công ty xăng dầu (Oil Company Card), các cửa hiệu lớn
Theo nguồn tài chính đảm bảo cho sử dụng thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua
sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay, chấp nhận
loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu
dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ
đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ chậm trả.
- Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với
tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá
trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông
qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn, v…v…,

×