Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.07 KB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN FPT




Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP




Giảng viên hướng dẫn : TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
MSSV: 0954010352 Lớp: 09DQD2




TP. Hồ Chí Minh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN FPT




Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP



Giảng viên hướng dẫn : TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
MSSV: 0954010352 Lớp: 09DQD2




TP. Hồ Chí Minh, 2013
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong báo cáo tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

, 12 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện
)


Nguyễn Hoài Phương
LỜI CẢM ƠN


,
:
, Khoa Quản trị ỹ Thuật Công Nghệ
thành phố Hồ
này.
Trương Quang Dũng
.
Và các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT đã cùng tạo
điều kiện cũng như chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để em có thể hoàn thành
.
Kính chúc quý thầy cô trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ TPHCM, Ban lãnh
đạo vào các anh chị trong Công ty đạt được nhiều sức khỏe và luôn thành công trong công
việc.
Em xin chân thành cám ơn!

Th 7 Năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký tên)

Nguyễn Hoài Phương


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
























Tp. HCM, ngày 12 tháng 7 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn



BM06/QT04/ĐT
1
Khoa: …………………………


PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
LÀM ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với ĐA/KLTN
sau khi hoàn tất đề tài)

1. Tên đề tài:

2. Giảng viên hướng dẫn:
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) MSSV: ………………… Lớp:
(2) MSSV: ………………… Lớp:
(3) MSSV: ………………… Lớp:
Ngành :
Chuyên ngành :

Tuần
lễ
Ngày Nội dung
Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
1






2







3






4






5






6







BM06/QT04/ĐT
2
Tuần
lễ
Ngày Nội dung
Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
7






Kiểm tra ngày:

Đánh giá công việc hoàn thành: ………… %
Được tiếp tục:  Không tiếp tục: 
9






10







11






12






13






14







15









Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)




i

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
1
1
2

2
2
2
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
1.1 Khái quát về CTCK 4
1.1.1 Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán 4
1.1.2 Khái niệm và phân loại CTCK 6
1.1.3 Hình thức pháp lý của CTCK 7
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của CTCK 8
1.1.5 Cơ cấu tổ chức của CTCK 10
1.1.6 Vai trò, chức năng của CTCK 11
1.2 Các hoạt động chính của CTCK 15
1.2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán 15
1.2.2 Hoạt động tự doanh 17
1.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành 18
1.2.4 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 20
1.2.5 Hoạt động tư vấn đầu tư 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK 21
1.3.1 Nhân tố chủ quan 21
1.3.2 Nhân tố khách quan 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT
2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 26
ii

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng của một số phòng ban 29
2.1.3 Tầm nhìn 31

2.1.4 Phương châm hoạt động 31
2.1.5 Giá trị cốt lõi 31
2.1.6 Thuận lợi và khó khăn của Công ty 32
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 38
2.2 Thực trạng hoạt động của CTCP Chứng khoán FPT 41
2.2.1 Các hoạt động chính 41
2.2.1.1 Hoạt động tự doanh 41
2.2.1.2 Hoạt động tư vấn 43
2.2.1.3 Hoạt động môi giới 44
2.2.1.4 Hoạt động bảo lãnh phát hành 48
2.2.1.5 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 50
2.2.2 Các hoạt động phụ trợ khác 54
2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của FPTS 57
2.2.3.1 Các kết quả đạt được 57
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT
3.1 Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam và của CTCP Chứng khoán FPT 66
3.1.1 Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam 66
3.1.2 Định hướng phát triển của CTCP Chứng khoán FPT 68
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán tại CTCP Chứng
khoán FPT 70
3.2.1 Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực 70
3.2.2 Đa dạng và phát triển đồng bộ các hoạt động
72
3.2.3 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động kinh doanh 73
3.2.4 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện, hợp lý 73
3.2.5 Tăng cường xây dựng các mối quan hệ với các CTCK nước ngoài 75
iii


3.2.6 Tăng vốn điều lệ 76
3.2.7 Công ty cần phải tiến hành phân đoạn thị trường 77
3.3 Một số kiến nghị 79
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 79
3.3.2 Kiến nghị với UBCKNN và TTGDCK 82
Kết luận 86
Tài liệu tham khảo 87
iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CNH: Công nghiệp hóa
2. CPH: Cổ phần hóa
3. CTCK: Công ty chứng khoán
4. CTCP: Công ty Cổ phần
5. FPTS: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
6. HDH: Hiện đại hóa
7. HOSE: Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM
8. HSX: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
9. LNST: Lợi nhuận sau thuế
10. OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
11. QLDM: Quản lý danh mục
12. SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
13. TTCK: Thị trường chứng khoán
14. TTS: Tổng tài sản
15. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
16. UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
17. UBCK: Ủy ban chứng khoán
18. VCSH: Vốn chủ sở hữu
v


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động tự doanh
Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động tư vấn
Bảng 2.5: Doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành
Bảng 2.6: Doanh thu hoạt động quản lý danh mục đầu tư
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
1 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
LỜI MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta trong những năm qua đã và kéo
theo hàng loạt những thay đổi tích cực tạo nên những cơ sở quan trọng ban đầu
để tiến tới một thị trường tài chính đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế một cách bền vững.
Để có thể xây dựng và phát triển một nền kinh tế với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế như ở nước ta hiện nay đòi hỏi ngày càng nhiều vốn.
Bên cạnh vốn của Nhà nước cần phải huy động vốn của dân cư trong nước và
nước ngoài. Vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong
những nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Thực tiễn sinh động của công cuộc đổi
mới ở nước ta đã chỉ ra rằng qua hơn 10 năm thành lập và phát triển từ tháng
7/2000, TTCK đã đáp ứng yêu cầu về vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn nhằm
thực hiện sự nghiêp CNH- HĐH đất nước. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều yếu tố
rủi ro và thực tế hoạt động kinh doanh chứng khoán ở nước ta nói chung và tại
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn so
với các nước trong khu vực và trên thế giới, chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài:
"Giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty Cổ
phần Chứng khoán FPT" để làm luận văn tốt nghiệp.


thị trường chứng khoán tuy
nhiên thị trường chứng khoán luôn luôn biến động, ở những thời điểm
TTCK hoạt động kinh doanh chứng
khoán tại Công ty Cổ phần FPT sẽ cho ta thấy được những thuận lợi và khó khăn của
Công ty nói riêng và TTCK nói chung vào thời điểm hiện tại.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
2 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
3.
Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống TTCK, Công
ty chứng khoán, phân tích các rủi ro gắn liền với các loại chứng khoán, để làm cơ sở lý
giải một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và
phát triển thị trường chứng khoán nói chung kết hợp với việc đánh giá thực trạng hoạt
động kinh doanh nói riêng của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp phát triển và hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại Công ty.
4.
Nghiên cứu những kết quả đạt được, những mặt hạn chế của Công ty Cổ phần
Chứ
ng khoán FPT từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán FPT. Nội dung của đề tài nghiên cứu giới
hạn trong phạm vi các cổ phiếu được niêm yết tại HOSE. Đề tài không nghiên cứu trái
phiếu và cổ phiếu trên thị trường OTC.

Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Thu thập qua các phương tiện thông tin như webside, tivi, qua sách báo, tạp chí kinh tế,
chứng khoán…
Phương pháp xử lý số liệu: Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành so sánh,
phân tích, tổng hợp những biến động của thị trường qua các năm qua đó có thể thấy
được thực trạng hoạt động của Công ty trong những năm qua, trong hiện tại và những

định hướng trong tương lai. Từ đó, đưa ra
động kinh doanh chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
Sử dụng máy vi tính để tính toán và chế bản.

hoạt động kinh doanh
chứng khoán của Công ty hiện nay
phát triển hoạt
động kinh doanh chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
3 SVTH: Nguyễn Hoài Phương

Ngoài phần mở đầu và kết luận đ :
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động của Công ty chứng khoán
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Công ty Cổ phần
Chứng khoán FPT
Chương 3. Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán tại
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
4 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
1.1 Khái quát về CTCK
1.1.1 Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán
Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp
sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chấ tài chính đặc biệt. Vì
vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty chứng khoán cũng có
nhiều đặc điểm khác và vận dụng cho các khối thị trường có mức độ phát triển khác
(thị trường mới nổi, thị trường cổ điển, thị trường các nước chuyển đổi). Tuy nhiên có
thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty chứng khoán theo hai nhóm sau:
* Mô hình ngân hàng đa năng

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể
kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được biểu hiện
dưới hai hình thức
- Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải
thành lập Công ty con hoạt động độc lập. Mô hình này còn gọi là mô hình kiểu Anh.
Các Công ty con sẽ có được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng mẹ đặc biệt là về vốn và
nhân sự. Bên cạnh đó, Công ty con còn tận dụng được uy tín, khách hàng, mạng lưới
kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật của ngân hàng mẹ. Điều này rất quan trọng đối với
sự hình thành và phát triển của Công ty chứng khoán.
- Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh
chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ khác.
Mô hình này còn gọi là mô hình kiểu Đức.
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh
doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoat động kinh doanh bằng việc đa dạng hóa đầu
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
5 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng
trước những biến động của thị trường tài chính. Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng
được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại
và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện hoạt động
cấp tín dụng và tài trợ dự án.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế đó là ngân hàng vừa là tổ chức
tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán nên khả năng chuyên môn không sâu
như các CTCK chuyên doanh khác. Điều này sẽ làm cho thị trường chứng khoán bị hạn
chế phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và vì lợi ích của các ngân
hàng là dùng vốn huy động được để cho vay lấy lãi nên họ thích hoạt động cho vay hơn
là thực hiện các hoạt động của thị trường chứng khoán như bảo lãnh phát hành chứng
khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đồng thời, do khó tách
bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện
môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị

trường và khi đó các biến động trên thị trường chứng khoán sẽ tác động mạnh tới kinh
doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn, chứng khoán, và
khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng
thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả. Do những hạn
chế như vậy, nên sau khủng hoảng thị trường tài chính 1929-1933, các nước đã chuyển
sang mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thị trường còn áp dụng mô hình này.
* Mô hình CTCK chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các Công ty độc
lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không
được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
6 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo
điều kiện cho các Công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh cực
chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng khá phổ biến
ở các thị trường tại Mỹ, Nhật, và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan…
Tuy nhiên, do xu thế hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày nay
một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán,
bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các Công ty mẹ, Công ty con và có sự quản lý,
giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau.
1.1.2 Khái niệm và phân loại CTCK
Khái niệm: Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện
các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của
UBCKNN,CTCK là Công ty cổ phần,Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp
tại Việt Nam, được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiên một số loại
hình kinh doanh chứng khoán.
Do đặc điểm một CTCK có thể kinh doanh chứng khoán nhất định do đó,hiện
nay, có quan điểm phân chia CTCK như sau

- Công ty môi giới cứng khoán: là Công ty CK chỉ thựchiện việc trung gian
mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng
- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là CTCK chủ yếu thực hiện
nghiệp vụ tự doanh, có nghiã là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh
doanh
- Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu trên thị trư-
ờng chứng khoán.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
7 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
- Công ty chứng khoán không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên
thị trường OTC và họ đóng vai trò các nhà tạo lập thị trường.
1.1.3 Hình thức pháp lý của CTCK
Hiện nay có bao loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là Công ty hợp danh,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
* Công ty hợp danh
Là loại hình kinh doanh từ hai chủ trở lên. Thành viên tham gia vào quá trình
đưa ra quyết định quản lý và có quyền nhân danh Công ty để tiến hành các hoạt động
kinh doanh được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách
nhiệm vô hạn với các khoản nợ của Công ty, nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình. Ngược lại, thành viên góp vốn không tham gia điều hành Công ty,
họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình đối với những
khoản nợ của Công ty.
Thông thường khả năng huy động vốn của Công ty không lớn, nó chỉ giới hạn
trong số vốn mà các hội viên có thể góp. Công ty hợp danh không được phép phát hành
bất cứ một loại chứng khoán nào.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành viên của Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào daonh nghiệp.
Về phương diện huy động vốn, nó đơn giản và linh hoạt hơn so với Công ty hợp danh
vì nó được phép phát hành trái phiếu. Đồng thời vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng

năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như Công ty hợp danh.


Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
8 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
* Công ty cổ phần
Là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu của Công ty là các cổ đông. Đại
hội đồng cổ đông có quyền bầu chọn hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra các
chính sách của Công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều
hành Công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra
công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành. Giấy chứng nhận
cổ phiếu không thể hiện món nợ của Công ty mà thể hiện quyền lợi của chủ sở hữu đối
với tài sản của Công ty. Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của Công ty bị thay đổi.
So với hai loại hình trên, Công ty cổ phần có các ưu điểm cơ bản:
- Nó vẫn tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông.
- Rủi ro mà chủ sở hữu của Công ty phải chịu giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu
Công ty thua lỗ, phá sản, cổ đông chỉ chịu thiệt hại ở mức vốn đã góp.
- Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu.
- Ngoài ra, đối với CTCK, nếu tổ chức theo hình thức cổ phần và được niêm yết
tại sở giao dịch thì danh tiếng của họ được công chúng biết đến nhiều hơn, và như vậy,
hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
- Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và thông tin cũng tốt hơn hai loại
hình nêu trên.
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Công ty chứng khoán
CTCK hoạt động theo hai nhóm nguyên tắc đó là nhóm nguyên tắc đạo đúc và
nhóm nguyên tắ mang tính tài chính.
* Nhóm nguyên tắc đạo đức
CTCK phải đảm bảo tính trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng

9 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
Kinh doanh có kỹ năng, tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm.
Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của Công tyCó
nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng, không được tiết lộ các thông tin về tàI khoản khách
hàng khi chưa được khách hàng đồng ý bằng văn bản trừ khi có yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước.
CTCK khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin chokhách
hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng có thể phải gánh chịu,đồng thời
họ không được khẳng định về lợi mhuận các khoản đầu tư mà họ tư vấn .
CTCK không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao
thông thường cho dịch vụ tư vấn của mình.
Ở nhiều nước,các CTCK phả đóng góp tiền vào quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng
khoán để bảo vệ lợi ích khách hàng trong trường hợpCtCK mất khả năng thanh toán.
Nghiêm cấm thực hện các gio dịch nội gián, các Công ty chứng khoán không
được phép sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình, gây
thiệt hại đến lợi ích khách hàng.
Các CTCK không được tiến hành các hoạt động có thể lamf cho khách hàng và
công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặccác hoạt động
khác gây thiệt hại cho khách hàng.
* Nhóm nguyên tắc tài chính
Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán,báo cáo theo
qui định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết
kinh doanh chứng khoán với khách hàng.
Công ty chứng khoán không được dùng tiền khách hàng làm nguồn tài chính để
kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phụcvụcho giao dịch khách hàng .
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
10 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
Công ty chứng khoán phảI tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản
của mình. Công ty chứng khoán không được ding chứng khoán của khách hàng làm vật
thế chấp để vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản .

1.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán phụ thuọc vào loại hình nghiệp vụ
chứng khoán mà Công ty thực hiện cũng như qui mô hoạt động kinh doanh chứng
khoán của nó. Tuy nhiên, chúng đều có những đặc điểm chung là hệ thống các phòng
ban chức năng được chia thành nhóm 2 khối khác nhau là khối nghiệp vụ và khối phụ
trợ.
Khối nghiệp vụ ( front office ) là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và
dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho Công ty bằng cách đáp ứng nhu
cầu khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Tương ứng với các
nghiệp vụ do khối này phụ trách sẽ có những bộ phòng ban nhất định:
- Phòng môi giới
- Phòng tự doanh
- Phòng bảo lãnh phát hành
- Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư
- Phòng tư vấn tài chính đầu tư
- Phòng kỹ quỹ
Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô thị trường và sự chú trọng vào các nghiệp vụ mà
Công ty chứng khoán có thể chuyên sâu từng bộ phận hoặc tổng hợp các nghiệp vụ
trong bộ phận.
Khối phụ trợ (back office ) là khối không trực tiếp thực hiên các ngiệp vụ kinh
doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của Công ty chứng khoán vì
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
11 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
hoạt động của nó mang tính chất ttrợ giúp cho khối nghiệp vụ. Khối này bao gồm các
bộ phận sau:
- Phòng nghiên cứu phát triển
- Phòng phân tích và thông tin thị trường
- Phòng kế hoạch Công ty
- Phòng phát triển sản phẩm mới
- Phòng công nghẹ tin học

- Phòng pháp chế
- Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ
- Phòng ngân quỹ, kí quỹ
- Phòng tổng hợp hành chính, nhân sự
Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, do mức độ phát triển của Công ty
chứng khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phạn khác như :
mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoàI nước, văn phòng đại lý …, hoặc các
phòng ban liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng chứng
khoán, bảo hiểm chứng khoán).
1.1.6 Vai trò, chức năng của Công ty chứng khoán
Hoạt động của thị trường chứng khoán trước hết cần những người môi giới
trung gian, đó là các Công ty chứng khoán – một định chế tài chính trên thị trường
chứng khoán, có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ
chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian môi giới mua- bán chứng khoán, tư vấn
đầu tư và một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
12 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các Công ty chứng khoán nà
chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới người đầu tư và có tính thanh khoản
cao, qua đó huy động nguồn vốn từ nơI nhàn rỗi để phân bổ vào nơI sử dụng có hiệu
quả.
*Chức năng cơ bản của Công ty chứng khoán
Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến những
người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh).
Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp
lệnh).
Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền
mặt và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán moat cách dễ dàng).
Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai

trò tạo lập thị trường).
*Vai trò của Công ty chứng khoán
Với những đặc điểm trên, Công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng đối với
những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán:
- Đối với tổ chức phát hành: Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng
khoán của các TCPH là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Vì
vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các Công ty chứng
khoán có vai trò tạo ra cơ chế cơ chế huy động phụcvụ các nhà phát hành
Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên
tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành
không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán.
Các Công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian mua bán cho cả người đầu tư
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS Trương Quang Dũng
13 SVTH: Nguyễn Hoài Phương
và người phát hành. Và khi thực hiện công việc này, các Công ty chứng khoán đã tạo
ra cơ chế huy động vốn cho nèn kinh tế qua thị trường chứng khoán
- Đối với các nhà đầu tư .Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu
tư, quản lý danh mục đầu tư, Công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời
gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông
thường,
Thị trường chứng khoán mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người
mua và bán. Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên
của giá cả chứng khoán cũng như mức độ
rủi ro cao sẽ làm cho các nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm kiếm
thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua Công ty chứng khoán, với trình
độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản
đầu tư một cách hiệu quả nhất
- Đối với thị trường chứng khoán. Với thị trường chứng khoán, Công ty chứng
khoán thể hiện 2 vai trò chính:
+ Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết trên thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị

trưòng quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán
phảI thông qua các Công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá
trình mua – bán. Các Công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do vậy
họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp,
các Công ty chứng khoán cùng các nhà phát hành đưa giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả
mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các Công ty chứng
khoán.
Các Công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị
trường. Để bảo vệ nhứng khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính

×