Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thiết bị nhà bếp vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.61 KB, 80 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
NHÀ BẾP VI NA



Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG



Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Kim Dung
Sinh viên thực hiện : Cao Hữu Quốc
MSSV: 0954010385 Lớp: 09DQN3



TP. Hồ Chí Minh, 2013


i





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
NHÀ BẾP VI NA



Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG



Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Sinh viên thực hiện: Cao Hữu Quốc
MSSV: 0954010385 Lớp: 09DQN3





TP. Hồ Chí Minh, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong đề tài tốt nghiệp được thực hiện tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Nhà Bếp VI
NA, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
nhà trường về sự cam đoan này.


TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013



iii

LỜI CẢM ƠN

Vậy là những ngày tháng tập trung cao độ để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, đề tài
quan trọng nhất suốt quá trình học tập của một sinh viên đã kết thúc. Trong suốt
thời gian này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Ở phần đầu tiên, cho phép tôi
có đôi điều gửi đến những người tôi vô cùng biết ơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí

Minh và Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thị Kim Dung đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã
tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu.
Cũng xin gửi lời biết ơn đến ba, đến mẹ, những người đã luôn dành những tình
thương yêu nhất cho tôi, những người đã luôn hỗ trợ, dõi theo những bước đi của tôi
trong tất cả các năm học vừa qua.
Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp với
những phạm vi và khả năng cho phép, nhưng cũng không thể tránh khỏi các thiếu
sót. Rất mong nhận được sự cảm thông cũng như sự đóng góp, chỉ dẫn của quý
Thầy Cô.
Xin chân thành cảm ơn.








iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



NHẬN XÉT THỰC TẬP


Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………
MSSV : …………………………………………………………
Khoá : ……………………………………………………


1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


Đơn vị thực tập








v

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


Giảng viên hướng dẫn


vi

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
7. Kết cấu của đề tài 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 4
1.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu 4
1.1.2.1 Nhiệm vụ của xuất khẩu 4
1.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu 5
1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh
nghiệp thương mại 7
1.2.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu 7
1.2.2 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 7

1.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 8
1.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 8
1.2.5 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử
dụng 8
1.2.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh 9


vii

1.2.7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms
2010 9
1.2.8 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10
1.3.1 Nhân tố từ môi trường bên ngoài 10
1.3.2 Nhân tố từ nội tại nền kinh tế 11
1.4 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 13
1.4.1 Về kim ngạch xuất khẩu 13
1.4.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 14
1.4.3 Về thị trường xuất khẩu chủ lực 15
1.5 Cơ sở để đẩy mạnh xuất khẩu. 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA 19
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Thiết Bị Nhà Bếp VI NA 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
2.1.2 Loại hình doanh nghiệp 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lí và nguồn nhân sự của công ty 21
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức, quản lí của công ty 21
2.1.3.2 Nguồn nhân sự của công ty 24
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty 26
2.2.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu 26

2.2.2 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 28
2.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 31
2.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 34
2.2.5 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử
dụng 36


viii

2.2.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh 37
2.2.7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms
2010 39
2.2.8 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu 40
2.2.8.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 40
2.2.8.2 Thành công 43
2.2.8.3 Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty. 44
Tồn tại 1: Công ty vẫn chưa chủ động trong việc nghiên cứu và xâm
nhập thị trường thế giới ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 44
Tồn tại 2: Công tác Marketing mix chưa hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu. 44
Tồn tại 3: Khâu sản xuất hàng hóa chưa đáp ứng tốt nhu cầu xuất
khẩu 45
Tồn tại 4: Công ty quá tập trung vào một thị trường xuất khẩu mà thiếu
sự đầu tư vào các thị trường khác 46
2.2.8.4 Các nhân tố tác động 46
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA 48
3.1 Phương hướng phát triển xuất khẩu của công ty 48
3.2 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động
xuất khẩu 48

3.3 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 50
3.3.1 Giải pháp 1: Cải tiến công tác nghiên cứu và xâm nhập thị trường
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu 50
3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện chiến lược Marketing mix để hỗ trợ tốt cho
việc đẩy mạnh xuất khẩu. 52
3.3.3 Giải pháp 3: Cải tiến công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu. 58


ix

3.3.4 Giải pháp 4: Giải pháp về điều kiện hỗ trợ cho việc đẩy mạnh xuất
khẩu 61
KẾT LUẬN CHUNG 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66








x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA (ASEAN Free Trade Area): Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
CAD (Cash Against Documents): Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay
CE (European Conformity): là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy định)
và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường EU.
CP: Cổ phần
D/A (Document Acceptance): Nhờ thu chấp nhận chứng từ
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
FTA (Free Trade Area): Hiệp định Thương Mại tự do
HĐ: Hợp đồng
ISO(International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc
tế.
JIS (Japan Industrial Standard): Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
KN: Kim ngạch
L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng
PHÒNG KCS: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
SA 8000 (Social Accountability 8000): Tiêu chuẩn quốc tế, quy định về quản trị
trách nhiệm xã hội
SS: So sánh
XK: Xuất khẩu
T/T (Telegraphic transfer): Điện chuyển tiền


xi

UL (Underwriters Laboratory): Kiểm tra và chứng nhận mẫu đại diện.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương Mại Thế giới


xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1 Đánh giá mức độ tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam 13
Bảng 1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 14
Bảng 1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 16
Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự của công ty VI NA năm 2012 25
Bảng 2.2 Tình hình chung về kim ngạch xuất khẩu của Công ty VI NA 26
Bảng 2.3 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 29
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 32
Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu của công ty 34
Bảng 2.6 Phương thức thanh toán quốc tế 36
Bảng 2.7 Phương thức kinh doanh xuất khẩu 38
Bảng 2.8 Tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại 39
Bảng 2.9 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo doanh thu 40
Bảng 2.10 Tình hình chi phí của công ty 41
Bảng 2.11 Tình hình lợi nhuận của công ty 41
Bảng 2.12 Tỉ suất lợi nhuận qua các năm 2009 - 2012 42




xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 22
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nhân sự của công VI NA năm 2012 25
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 32



SVTH: Cao Hữu Quốc 1 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1986 tới nay, với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế với bên
ngoài, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ
vốn, kỹ thuật & công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến đã mang lại cho Việt
Nam một bộ mặt hoàn toàn mới. Qua đó chúng ta cũng nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động ngoại thương – đòn bẩy cho phát triển kinh tế.
Với việc tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, APEC, ký
kết hiệp định Thương mại Việt Mỹ và đặc biệt là tham gia WTO đã đem lại cho các
doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, thích nghi dần với sự cạnh tranh từ bên ngoài, từ đó
không ngừng đi lên, thể hiện chính mình.
Công ty Cổ Phần Thiết Bị Nhà Bếp VI NA được thành lập với mục đích chính
là thực hiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Qua gần 8 năm tồn tại và phát triển,
công ty đã không ngừng phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được nhiều
thành tựu trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian tới Công ty sẽ gặp nhiều khó
khăn trong lĩnh vực kinh doanh của mình, bởi công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt hơn từ nhiều phía. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là
yêu cầu tất yếu đối với Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA” làm chuyên đề khóa luận tốt
nghiệp. Với những kiến thức tiếp thu ở nhà trường và ngoài xã hội, tôi mong muốn
được góp thêm một vài ý kiến trong việc đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu cho công ty trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu

Đất nước hội nhập, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xuất hiện nhiều
và mở rộng. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động xuất khẩu của ngành nói chung và của các nhân doanh nghiệp nói riêng.
Tùy vào tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp, ngành nghề mà các giải pháp


SVTH: Cao Hữu Quốc 2 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

được đề xuất khác nhau. Các đề tài nghiên cứu đã góp phần vào công tác nâng cao
năng lực trong kinh doanh quốc tế và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngành.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA” dựa trên cơ
sở phân tích có hệ thống hiện trạng tổ chức sản xuất, kinh doanh và hoạt động tiêu
thụ, xuất khẩu bếp ga của công ty, xác định tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu
cũng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu cho công ty.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty VI NA
trong quá trình hình thành và phát triển.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích tình hình sản xuất
kinh doanh thực tiễn tại công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA trong
thời gian từ năm 2009 đến hết năm 2012, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu,
nhận biết được các cơ hội, thử thách từ thị trường, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh
 Sau khi thu thập số liệu ta bắt đầu so sánh chỉ tiêu kinh tế ở thời kỳ thực tế
này với kỳ trước đó để xác định nhịp độ phát triển hay tụt lùi của doanh
nghiệp.

 Thu thập số liệu về tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty. Từ đó đánh
giá về kim ngạch xuất khẩu gia tăng hay giảm sút, ngoài ra đánh giá tốc độ gia
tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Phương pháp logic biện chứng
 Là phương pháp dựa vào thực trạng hoạt động của công ty mà rút ra quy luật
hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu các nhân tố tác động, các dự


SVTH: Cao Hữu Quốc 3 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

báo kinh tế mà đưa ra đánh giá kết luận về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.
 Sau khi đánh giá được tình hình kinh doanh của công ty, ta sẽ dựa vào đó để
đưa ra những thành công, hạn chế về tình hình xuất khẩu của công ty, tìm hiểu
những nhân tố đã tác động đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động
xuất khẩu, từ đó hoàn thiện hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát riển
của công ty.
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương, trong đó:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU đề cập đến khái niệm xuất
khẩu, vai trò của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế đất nước; một vài nét khái
quát về tình hình xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua và cơ sở để đẩy
mạnh xuất khẩu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA nhằm giới thiệu tổng quát về công
ty VI NA và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ NHÀ BẾP VI NA đề cập đến thực

trạng hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua, từ đó tìm ra những thành công và
những tồn tại của công ty; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những
tồn tại của công ty ở chương 2.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 4 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài dưới hình
thức mua – bán thông qua quan hệ hàng – tiền, quan hệ thị trường nhằm mục đích
lợi nhuận.
Nếu xem xét xuất khẩu trên quan hệ pháp lý thì xuất khẩu là hoạt động mua
bán của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua
bán hàng hóa trong đó: Người bán là thương nhân Việt Nam và bao gồm hoạt động
tái xuất khẩu, chuyển khẩu.
Đặc trưng cơ bản của xuất khẩu là:
 Kinh doanh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ bởi người mua và người bán ở các
quốc gia khác nhau. Hàng hóa và dịch vụ được di chuyển ra khỏi biên giới của
một quốc gia.
 Đồng tiền thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu phải là ngoại tệ của ít nhất
một bên.
 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các quốc
gia thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi này là hình thức của mối quan hệ
xã hội phản ánh sự phụ thuộc kinh tế giữa các nhà sản xuất hàng hóa riêng biệt
của một nước với người tiêu dùng ở nước khác.
Trong kinh doanh xuất khẩu chịu ảnh hưởng của sự khác nhau về ngôn ngữ,
văn hóa, chính trị, đời sống kinh tế xã hội và các yếu tố tự nhiên. Đặc biệt, xuất
khẩu chịu sự ảnh hưởng rất lớn về luật pháp của các nước …

1.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu
1.1.2.1 Nhiệm vụ của xuất khẩu
- Gia tăng thị phần hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, để ta có thể tham
gia tác động vào cung cầu của thị trường, nhờ đó tác động vào giá cả theo
hướng có lợi.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 5 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh thị trường tài chính quốc gia:
đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân buôn bán, giảm tình
hình nhập siêu.
- Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của
đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển.
- Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập
cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo
công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân.
- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả
các nước, nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “đa dạng hóa thị trường và đa phương
hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”.
1.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu
- Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư
của một đất nước thường dựa vào 3 nguồn tiền chủ yếu: viện trợ, đi vay và
xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu

cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu để phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hóa đất nước. Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật
thiết với nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để
tăng cường nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất
khẩu. Cho nên, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn kết hợp giữa
xuất khẩu và nhập khẩu, kết hợp trong sản xuất, kết hợp trong mua bán, kết
hợp trên từng thị trường…
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 6 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

- Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế: việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản
xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây
chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả tăng tổng sản
phẩm xã hội và làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, có hiệu quả.
- Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất: bởi để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất
lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ,
mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến.
- Thứ tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử sụng có hiệu quả những lợi thế so sánh tuyệt đối và
tương đối của đất nước: thật vậy, khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nền kinh
tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ đứng
của sản phẩm xuất khẩu thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được
hoạch định dựa trên những lợi thế của quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn,
kỹ thuật và công nghệ…có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng
cao, có khả năng cạnh tranh.
- Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia tăng
lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế, cho phép các quốc gia đang phát

triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường
nội địa. Mở cửa kinh tế, phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự
tăng trưởng của xí nghiệp công nghiệp non trẻ trở thành công ty có khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng việc mở rộng thị trường và đưa ra
được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường,
nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau ở các quốc gia.
- Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng
cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người
lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch
xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải
thiện đời sống nhân dân.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 7 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

- Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa
các nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. Nhờ
khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo của chúng ta lớn mà nhiều nước muốn thiết
lập quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chiến lược để đưa
nước ta thành nước công nghiệp mới.
1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp
thƣơng mại
Hoạt động thương mại của doanh nghiệp chia làm hai mảng lớn: thương mại
quốc tế và thương mại nội địa. Nội dung quan trọng của thương mại quốc tế là kinh
doanh xuất khẩu. Để đánh giá tình hình xuất khẩu trên cơ sở đó tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu, đề xuất những chiến lược, giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu
thì cần dựa trên 8 nội dung cơ bản:
1.2.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu
Mục tiêu phân tích:
 Xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá sự tăng, giảm tuyệt đối và tương đối về

kim ngạch xuất khẩu của các năm.
 Đưa ra các nhận xét, đánh giá về quy mô xuất khẩu, về tốc độ tăng, giảm xuất
khẩu của công ty qua các năm, nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng
xuất khẩu của công ty.
 Đề xuất các giải pháp tăng quy mô và tốc độ xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.2.2 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Mục tiêu phân tích:
 Nhà phân tích phải thu thập được các số liệu phản ánh tình hình ký kết hợp
đồng xuất khẩu và tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký qua các
năm hoạt động.
 Đánh giá phân tích riêng: những mặt được và những hạn chế của doanh nghiệp
trong công tác ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu các nhân tố
khách quan và chủ quan tác động đến từng khâu.
 Đề xuất các giải pháp tăng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp
đồng xuất khẩu đã ký.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 8 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

1.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng ở các doanh
nghiệp xuất khẩu
Mục tiêu phân tích:
 Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu về các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam để có thêm thông tin hoạch định chiến lược xuất khẩu cho doanh
nghiệp mình.
 Nhà phân tích thu thập thông tin về tình hình xuất khẩu ở từng mặt hàng xuất
khẩu chủ lực và lập được các biểu bảng về chỉ tiêu kinh tế phục vụ phân tích.
 Đánh giá để rút ra được những thành công; những tồn tại khó khăn ở từng mặt
hàng kinh doanh.
 Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng xuất khẩu, từ
đó gia tăng chung kim ngạch xuất khẩu.

1.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trƣờng
Mục tiêu phân tích:
 Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu trên từng thị
trường mà doanh nghiệp triển khai xâm nhập.
 Nghiên cứu các nhân tố tác động hiện tại và tương lai đến khả năng xuất khẩu
của công ty trên từng thị trường.
 Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường. Các giải pháp đề xuất
phải cụ thể cho từng thị trường.
1.2.5 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phƣơng thức thanh toán quốc tế sử
dụng
Mục tiêu phân tích:
 Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng các
phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp qua các năm để rút ra các ưu điểm, hạn chế của doanh nghiệp trong sử
dụng các phương thức thanh toán.
 Nghiên cứu các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến việc sử dụng
các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 9 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

 Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh
toán trong hoạt động xuất khẩu.
1.2.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu
Mục tiêu phân tích:
 Thông qua phương thức phân tích thống kê mà nhà quản trị đánh giá để nêu
được những thành công và những hạn chế trong việc sử dụng phương thức
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến việc sử dụng các phương thức
kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
 Nhà quản trị phải đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các

phương thức kinh doanh xuất khẩu.
Tóm lại, phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh
giúp cho nhà quản trị nắm chắc hơn năng lực kinh doanh xuất khẩu của mình,
từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu mang tính toàn diện.
1.2.7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thƣơng mại Incoterms
2010
Mục tiêu phân tích:
 Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia và phương
pháp kinh nghiệm để đánh giá tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại,
nêu những thành công và hạn chế trong sử dụng các điều kiện thương mại
Incoterms trong hoạt động xuất khẩu.
 Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng
Incoterms 2010 trong hoạt động xuất khẩu.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại
trong hoạt động xuất khẩu.
1.2.8 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu
Mục tiêu phân tích:
 Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
 Tổng kết lại những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động
xuất khẩu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 10 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

 Tổng hợp lại các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu, bao gồm những
nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng thuận lợi và không thuận lợi đến
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
 Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thương mại của Việt Nam trên thị trường

quốc tế có những nhân tố tác động như sau:
1.3.1 Nhân tố từ môi trƣờng bên ngoài
* Thuận lợi:
- Nền kinh tế thế giới đang có xu hương chuyển dịch từ Tây sang Đông, đã và
đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực năng động nhất hiện nay,
hoạt động ngoại thương của quốc gia sẽ được hưởng những ngoại ứng tích
cực.
- Tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay có nhiều khả năng tiếp
tục ở mức cao, và đi kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia nhập khẩu lớn của Việt
Nam sẽ tiếp tục tăng. Đây là yếu tố thuận lợi để các nước có hoạt động xuất
khẩu, trong đó có Việt Nam, có thể đẩy mạnh công tác phát triển xuất khẩu
của mình.
- Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại và đầu tư quốc tế phát triển, cùng với nó là sự đa dạng hoá của các
nguồn đầu tư cũng như hướng đầu tư. Các thị trường mới nổi sẽ là những mục
tiêu chủ yếu thu hút đầu tư toàn cầu và cũng chính những quốc gia này sẽ trở
thành những nguồn đầu tư chủ yếu ra thị trường quốc tế.
- Từ kết quả Vòng đàm phán Doha, tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch
vụ sẽ tiếp tục gia tăng với việc cắt giảm các rào cản đối với sản phẩm nông
nghiệp, hàng dệt may và các hàng công nghiệp sử dụng nhiều lao động Và
cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
SVTH: Cao Hữu Quốc 11 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng sẽ có những chuyển biến
mạnh mẽ.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới sẽ tạo điều
kiện cho Việt Nam đi tắt, đón đầu để tiếp thu những tri thức và công nghệ tiên

tiến trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin và thương
mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường thế
giới một cách dễ dàng, tiện lợi với chi phí thấp.
* Khó khăn
- Xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và
các khu vực với nhau (FTA, ) là một thách thức lớn đối với các nước không
tham gia Hiệp định. Và ngay trong số các nước tham gia Hiệp định thì các nền
kinh tế kém phát triển hơn cũng thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn.
- Dưới sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày
càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới tinh vi hơn như áp
dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các
biện pháp chống bán phá giá. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho những
nước mà sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chưa cao như Việt Nam.
- Những bất ổn khó lường về an ninh, chính trị - xã hội (như chiến tranh,
khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…) đều là những nguy cơ tiềm ẩn và hoàn toàn
có thể dẫn đến những khủng hoảng ở quy mô khu vực hay thế giới. Nếu điều
đó xảy ra sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả xuất khẩu của
Việt Nam.
1.3.2 Nhân tố từ nội tại nền kinh tế
* Thuận lợi
- So với giai đoạn trước, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng lên một
bước rõ rệt, vị trí và hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế cũng được cải
thiện.
- Thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng dân chủ hoá đời
sống kinh tế, trong khi môi trường chính trị, xã hội vẫn được duy trì ổn định.

×