Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã điềm mặc huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.79 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HÀ THỊ YẾN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐIỀM MẶC –HUYỆN ĐỊNH HÓA-TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa

: 2012 – 2016

THÁI NGUYÊN - 2016

n




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HÀ THỊ YẾN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐIỀM MẶC –HUYỆN ĐỊNH HÓA-TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa


: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Bùi Thị Minh Hà

THÁI NGUYÊN - 2016

n


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm
giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm
nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm đƣợc
rút ra qua thực tiễn để nâng cao đƣợc chuyên môn từ đó giúp sinh viên ra trƣờng trở
thành một cử nhân nắm chắc đƣợc về lý thuyết về thực hành và biết vận dụng nhuần
nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn – Trƣờng Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc - huyện
Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên”.
Đến nay bài khóa luận đã hồn thành, em xin đƣợc bài tỏ lịng biết ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt cô giáo ThS.Bùi Thị Minh Hà đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin đƣợc gửi lời

cám ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Điềm Mặc cùng bà con nhân
dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận khơng
tránh khỏi những sai sót, nên rất mong đƣợc sự chỉ bảo của thầy cơ, sự đóng góp ý
kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Hà Thị Yến

n


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BQ

Bình qn

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

UBND

Uỷ ban nhân dân

NSX

Nhà sản xuất

PT SX

Phát triển sản xuất

SX

Sản xuất

n



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ theo xu thế trong 50 năm qua ....................................... 8
ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nƣớc............................................................ 8
Bảng 1.2 So sánh nhiệt độ trung bình năm của các thập kỷ ....................................... 9
1991-2000 và 1931-1940 ............................................................................................ 9
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Điềm Mặc qua hai năm 2013-2015 ......... 25
Bảng 4.2: Cơ cấu giống chè của xã Điềm Mặc qua ba năm 2013-2015 ......................... 34
Bảng 4.3: Năng suất, sản lƣợng chè kinh doanh ........................................................... 35
của xã Điềm Mặc qua ba năm 2013-2015 .................................................................... 35
Bảng 4.4: Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra năm 2016 .......................................... 39
Bảng 4.5: Tài nguyên đất sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2016 .............................. 40
Bảng 4.6: Diện tích đất, cơ cấu giống và năng suất chè trung bình ................................ 41
của nhóm hộ điều tra năm 2016. .................................................................................. 41
Bảng 4.7: Phƣơng tiện sản xuất chè của nhóm hộ điều tra năm 2016 ............................ 43
Bảng 4.8: Nhận thức và mức độ quan tâm đến BĐKH ................................................. 46
của nhóm hộ điều tra năm 2016 ................................................................................... 46
Bảng 4.9: Nguồn tiếp cận TT về BĐKH của nhóm hộ điều tra năm 2016 ..................... 48
Bảng 4.10: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân BĐKH của nhóm hộ điều tra ............ 49
Bảng 4.11: Các biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng ................................................... 51
Bảng 4.12: Những yếu tố trong BĐKH ảnh hƣởng tới sx chè ....................................... 53
Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của BĐKH đến sx chè ............................................................. 54
của nhóm hộ điều tra năm 2016 ................................................................................... 54
Bảng 4.14:Biện pháp nhằm khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè ............. 56
của Nhóm hộ điều tra năm 2016 .................................................................................. 56

n



iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
1.3. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
1.4.3. Ý nghĩa đối với sinh viên ..................................................................................3
PHẦN2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................4
2.1. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................4
2.1.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................................4
2.1.2. Nhận thức ........................................................................................................10
2.1.3. Sản xuất chè ....................................................................................................12
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................17
PHẦN III ...................................................................................................................20
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................20
3.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................20
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................20
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................20
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp ...........................................................20
3.2.3 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu .....................................................21
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................21

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................22
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................22
4.1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................22

n


v

4.1.2. Về kinh tế ........................................................................................................26
4.1.3. Về văn hóa- xã hội – cơ sở hạ tầng .....................................................................29
4.1.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên-kt xã hội ....................32
4.2. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc................................................33
4.2.1. Tình hình sản suất chè .......................................................................................33
4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè ......................................................................38
4.3. Thực trang sản xuất chè của hộ điều tra .................................................................39
4.3.1. Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra ................................................................39
4.3.2.Tài nguyên đất của nhóm hộ điều tra ...................................................................40
4.3.3.Phƣơng tiện sản xuất của nhóm hộ điều tra..........................................................42
4.4. Nhận thức của ngƣời dân về BĐKH và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới sx chè ........44
4.4.1. Nhận thức của ngƣời dân về BĐKH...................................................................44
4.4.2. Nguồn tiếp cận thông tin từ BĐKH ....................................................................47
4.4.3. Nhận biết của ngƣời dân về biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng (TTCĐ, TTBT)....49
4.4.5. Các biện pháp nhằm khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè ..............56
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................58
5.1. Kết luận ...............................................................................................................58
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60

n



1

PHẦN1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Bộ Tài Ngun và Mơi Trƣờng biến đổi khí hậu( BĐKH) là một trong
những thách thức lớn của nhân loại, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đời sống,
môi trƣờng, năng lƣợng, sức khỏe trên phạm vi toàn thế giới…vấn đề BĐKH đã
đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc q trình phát triển và an ninh tồn cầu.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề
của BĐKH cụ thể với sự gia tăng số lƣợng, cƣờng độ các đợt bão, lũ, hạn hán, mất
mùa, tình trạng xâm thực do nƣớc biển dâng, mất cân bằng sinh thái, dịch
bệnh….Theo Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng chống thiên tai, năm 2015 thiên tai
tuy xảy ra ít về số lƣợng nhƣng cƣờng độ tác động một số đợt lại ở mức cao kỉ lục,
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời dân, ƣớc tính tổng thiệt hại khoảng
8114 tỷ đồng.Theo thống kê, thiên tai đã làm 154 ngƣời chết, trong đó có 94 ngƣời
chết do lũ, lũ quét và sạt lở đất; 60 ngƣời chết do lốc, sét, khơng có ngƣời chết do
bão; 127 ngƣời bị thƣơng; 1242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35233 nhà bị ngập, hƣ hỏng;
hơn 445000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu m3 đất đá giao
thông, thuỷ lợi bị sạt lở, bồi lấp[16].
Nhằm nâng cao biện pháp phòng chống thiên tai năm 2016, ban chỉ đạo trung ƣơng
phịng chơng thiên tai thực thi các nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho ngƣời dân, kết hợp các biện pháp phòng ngừa thiên tai… Đồng thời, đẩy
mạnh công tác dự báo để tiếp tục chủ động ứng phó, chuyển từ bị động sang chủ
động, nhằm giảm thiệt hại về thiên tai cho cộng đồng.
Xã Điêm Mặc thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, nằm trong huyện
Định Hóa với diện tích khoảng 1653,84 ha,đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu,
địa hình, Điềm Mặc có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây chè trong đó diện

tích trồng chè khoảng 253 ha, cây chè là cây sinh kế chính, cây thoát nghèo của
bà con nơi đây.

n


2

Trên địa bàn cả nƣớc nói chung và địa bàn xã Điềm Mặc nói riêng đang chịu
ảnh hƣởng của BĐKH, nó đang tác động vào nhiều mặt đời sống sản xuất của bà
con, trong những năm qua trên địa bàn xã Điềm Mặc BĐKH đang biểu hiện rõ rệt
hơn, số lƣợng và cƣờng độ các trận bão gia tăng, tình trạng mất mùa xảy ra nhiều
hơn, đón nhiều các đợt nắng gắt, oi bức, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, các hiện
tƣợng cực đoan của thời tiết diễn biến bất thƣờng, đặc biệt là sự ra tăng vềsố lƣợng
và cƣờng độ các đợt rét.
Cùng với các tác động của thiên tai, ngồi các đặc điểm khó khăn về điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội thì Xã Điềm Mặc còn là nơi sinh sống của dân tộc
thiểu số nhƣ Tày, Nùng, Sán Trí và hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao, hiểu biết hay nhận
thức của ngƣời dân về BĐKH, các hiện tƣợng TTCĐ cịn hạn chế vì vậy cần đƣa ra
các giải pháp ứng phó với các hiện tƣợng bất thƣờng của thời tiết và giải pháp nhằm
nâng cao hiểu biết hay nhận thức của ngƣời dân về BĐKH.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giánhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất chè trên địa
bàn xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc đầy đủ chính xác tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm
Mặc và nhận thức của ngƣời dân trong xã về BĐKH, mức độ ảnh hƣởng của
BĐKHđến sản xuất chè, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về
BĐKH cho ngƣời dân góp phần sản xuất chè trong điều kiện BĐKH.
1.3. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc
- Đánh giá đƣợc nhận thức của ngƣời dân trồng chè về BĐKH và ảnh hƣởng
tới sản xuất chè.
- Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng
của BĐKH tới sản xuất chè tại xã Điềm Mặc.

n


3

1.4.Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về pt sx chè tại địa phƣơng.
- Xác định cơ sở khoa học tác động của BĐKH đến phát triển sx chè.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt đƣợc tình hình sx chè và vị trí của cây chè trong sự phát triển
kinh tế của địa phƣơng.
- Hiểu biết hơn về những ảnh hƣởng tác động của biến đổi khí hậu đến sản
xuất cây chè.
- Có những đề xuất giải pháp hiệu quả khắc phục những tác động của
BĐKH đến năng suất, chất lƣợng chè.
1.4.3. Ý nghĩa đối với sinh viên
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với
thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có
cơ hội vận dụng chúng vào thực tế.

n



4

PHẦN2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở thực tiễn
2.1.1. Biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm BĐKH
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh
quyển, thủy quyển,thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo.“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí
hậu”, là những biến đổi trong mơi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”[3].
“Biến đổi xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một
tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một
khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. Sự thay đổi của khí hậu được quy
trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các
thời gian có thể so sánh được”[17].
“Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời gian
dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn. BĐKH có thể do
các q trình tự nhiên, như các thay đổi trong quá trình phát năng lượng của mặt
trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc do các quá trình tự
nhiên nội tại của hệ thống khí hậu; hoặc do các tác động từ các hoạt động của con
người”[17].
2.1.1.2.Biểu hiệncủa BĐKH
- Sự nóng lên của trái đất

Trong 100 năm qua ( 1906 -2005 ), nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng
0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đơi so với 50 năm
trƣớc đó. Trong 10 năm qua ( tính từ năm 2001), nhiệt độ trung bình cao hơn 0,5 0C

n


5

so với giai đoạn 1961 – 1990[15]. Một số hiện tƣợng tiêu biểu liên quan đến nhiệt
độ tăng nhƣ sau:
+ Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm ( trừ 1996 ) đƣợc xếp vào danh sách 12
năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1850, nóng nhất là năm 1998 và năm
2005. Gần đây nhất là năm 2010, năm đƣợc coi là nóng nhất trong lịch sử và tháng
6 năm 2010 đƣợc ghi nhận là tháng nóng nhất trên tồn thế giới kể từ năm
1880[15].
+ Đáng lƣu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc Cực gấp đơi mức tăng nhiệt độ
trung bình tồn cầu. Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung
bình, kết quả là giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng.
+ Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên
khoảng 05-070C, BĐKH làm cho thiên tai bão lũ ngày càng ác liệt hơn[2].
- Mực nƣớc biển dâng
+ Nƣớc biển dâng là sự dâng mực nƣớc của đại dƣơng trên tồn cầu, trong
đó khơng bao gồm thủy triều, nƣớc dâng do bão...Nƣớc biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dƣơng và các yếu tố khác. Quan trắc mực nƣớc biển cho thấy mực
nƣớc biển trung bình tăng khoảng 20cm trong vòng 100 năm qua. Trong thập kỷ
qua, mực nƣớc biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dƣơng và phía
đơng Ấn Độ Dƣơng, Việt Nam trong khoảng 50 năm trở lại đây mực nƣớc biển
dâng khoảng 20 cm[2].

- Sự ra tăng các đợt bão, lũ, hạn hán.
- Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quển có hại cho mơi trƣờng sống
của con ngƣời và sinh vật trên trái đất.
- Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động các q trình trào lƣu khí quyển chu trình
tuần hồn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

n


6

2.1.1.3.Nguyên nhân dẫn đến BĐKH
 Do tự nhiên
+ Kiến tạo mảng : Qua hàng triệu năm sự chuyển động của các mảng làm tái
xếp các lục địa và đại dƣơng trên tồn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt.
+ Do sự tƣơng tác hoạt động giữa trái đất và vũ trụ.
+ Những yếu tố ảnh hƣởng đến khí hậu nhƣng khơng phải là khí hậunhƣ :
Tác động của CO2, bức xạ mặt trời….vv
+ Sự phun trào núi lửa
+ Sự thay đổi quỹ đạo
+ Sự thay đổi của đại dƣơng: Dòng hải lƣu di chuyển một lƣợng lớn nhiệt
trên khắp hành tinh, thay đổi trong lƣu thông đại dƣơng có thể ảnh hƣởng đến khí
hậu thơng qua sự chuyển động của CO2 và trong khí quyển.
+ Sự xuất hiện của vết đen mặt trời
 Do hoạt động của con ngƣời
+ Do con ngƣời sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, sử dụng hóa chất cho

trồng trọt , chăn ni, sinh hoạt….các nhà máy xí nghiệp hàng ngày xả hàng tấn bụi
,khí CO2,SO2 ra bầu khơng khí gây ơi nhiễm môi trƣờng, phá hủy hệ sinh thái..
+ Con ngƣời khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và đang dần làm chúng
cạn kiệt nhất là đối với những tài nguyên không thể tái tạo nhƣ dầu mỏ, than …vv.
Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu đó là sự ra tăng các hoạt động tạo
ra chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bề mặt hấp thụ khí
nhà kính nhƣ sinh khối rừng, hệ sinh thái biển, ven biển …[18].
2.1.1.4. Hậu quả của BĐKH
- Hệ sinh thái bị phá hủy: BĐKH và lƣợng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang
thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả nhƣ thiếu hụt nguồn nƣớc ngọt,
khơng khí bị ơ nhiễm nặng, năng lƣợng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế
liên quan khác không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề
sinh tồn[19].
-Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các lồi sinh vật
biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối
mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1
đến 6,4 0C nữa. Sự mất mát này là do mất mơi trƣờng sống vì đất bị hoang hóa, do

n


7

nạn phá rừng và do nƣớc biển ấm lên. Các lồi có nguy cơ tuyệt chủng nhƣ cáo
đỏ,sếu…vv[19].
-Chiến tranh xung đột
Những biến đổi về môi trƣờng sống, sự thay đổi khí hậu theo chiều hƣớng xấu,
nƣớc ngọt khan hiếm, đất đai dần mất dần,nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt đây
là những yếu tố gây ra chiến tranh,xung đột giữa các nƣớc và vùng lãnh thổ.
- Dịch bệnh

Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện cho các con vật
truyền nhiễm nhƣ muỗi, ve, chuột…sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy
hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức WHO đƣa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở
nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trƣớc đây có khí hậu lạnh giờ
cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới[19].
-Tác hại kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo
nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đơ la;
ngồi ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền
khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống. Ngƣời dân phải chịu
cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc
lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm
và nƣớc sạch của ngƣời dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn
dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đƣờng biên giới.Trong vòng
những năm trở lạ đây, các đợt bão lũ xảy ra nhiều và càng khốc liệt hơn chính vì
vậy gây tổn thất lớn về ngƣời và tài sản, trong bối cảnh giá cả thực phẩm, nhiên liệu
leo thang[19].
-Hạn hán, lũ lụt

n


8

2.1.1.5. Tình hình BĐKH ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3200 km với hơn 70% dân số sống ở các vùng ven
biển. Việt Nam là nƣớc thứ hai trong năm nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH.
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa là rất khác nhau trên

các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5 0C trên phạm vi cả
nƣớc và lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ .
- Xu thế biến đổi nhiệt độ
Xu thế diễn biến nhiệt độ ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nƣớc
nghiên cứu qua số liệu của 161 trạm trên đất liền và 10 trạm ngoài đảo trong 50 năm
(1958 - 2007)[7]. Kết quả xu thế diễn biến nhiệt độ ở các vùng khí hậu và trung bình
cho cả nƣớc đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ theo xu thế trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nƣớc.

Vùng khí hậu

Nhiệt độ

Số lƣợng
trạm

Tháng 1

Tháng 7
0,3
0,5

Trung bình
năm
0,5
0,6

Tây Bắc
Đơng Bắc Bộ


19
33

1,4
1,5

Đồng Bằng Bắc bộ
Bắc trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ
TB cả nƣớc

42
26
11
12
18
161

1,4
0,5
0,6
1,3
0,5
0,5
0,6
0,4
0,3

0,9
0,4
0,6
0,8
0,4
0,6
1,2
0,4
0,56
Nguồn: (Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết 2012)

Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trƣng cho mùa đông), nhiệt độ
tháng 7 (tháng đặc trƣng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi
cả nƣớc trong 50 năm (1958 - 2007). Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với
mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, đông Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ (khoảng 1,3 – 1,50C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

n


9

có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 – 0,9
0

C/50 năm). Tính trung bình cho cả nƣớc, nhiệt độ mùa đơng ở nƣớc ta tăng lên 1,2

0

C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 – 0,5 0C/50 năm trên tất cả


các vùng khí hậu của cả nƣớc. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6 0C/50 năm ở
Tây Bắc, đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ,
còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng
0,3 0C/50 năm. Tính trung bình cho cả nƣớc, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên
khoảng 0,56 0C trong 50 năm (1958-2007). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ
1991-2000 ở Hà Nội cao hơn trung bình nhiều năm (1961-1990) 0,7 0C.
Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở cả 3 nơi là Hà Nội, Đà
Nẵng và TP.Hồ Chí Minh, đều cao hơn trung bình năm của thập kỷ 1931-1940 với trị
số lần lƣợt là 0,8 0C, 0,4 0C và 0,7 0C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi
đều cao hơn trung bình của các thập kỷ đã nêu lần lƣợt là 0,8-1,3 0C và 0,4-0,5 0C.
Nhiệt độ trung bình năm qua các thập kỷ cũng diễn ra với xu thế tăng cao (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 So sánh nhiệt độ trung bình năm của các thập kỷ
1991-2000 và 1931-1940
Giai đoạn

ĐàNẵng

HàNội

TP.HồChíMinh

1931-1940

23,3

25,4

26,9


1991-2000

24,1

25,8

27,6

Chênhlệch

0,8

0,4

0,7

2007

0,8

0,4

0,7

Nguồn: (Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết 2012)
- Xu thế biến đổi số giờ nắng
Số giờ nắng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình quang hợp của thƣc
vật. Biến đổi số giờ nắng thể hiện đặc trƣng qua sự thay đổi của số giờ nắng tháng
1, tháng 7, số giờ nắng năm và theo vụ (đông xuân và mùa). Đối với miền núi và
trung du Bắc Bộ: Tháng 1 số giờ nắng có xu hƣớng giảm so với TBNN 20 giờ,

tháng 7 giảm khoảng 10 giờ, cả năm giảm 45 giờ. Tổng số giờ nắng vụ đông xuân

n


10

giảm 40 giờ, vụ mùa giảm khoảng 1 giờ. đồng bằng Bắc Bộ: Trạm Hà Nội, trạm
Hải Dƣơng, trạm Nam định: đều có xu thế giảm vào tháng 1 từ 10 – 20 giờ, tháng 7
giảm 20 – 30 giờ. Vụ đông xuân và vụ mùa giảm 50 – 70 giờ. Bắc Trung Bộ: Trạm
Vinh số giờ nắng giảm 5 – 10 giờ đối với tháng 1, tháng 7 cả năm và mùa vụ. Nam
Trung Bộ: Trạm Nha Trang số giờ nắng tăng vào tháng 1, tháng 7, cả năm và mùa vụ[7].
- Xu thế biến đổi lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa biến đổi khơng nhất qn, có nơi tăng, nơi giảm. Lƣợng mƣa
mùa ít mƣa (tháng 11- tháng 4 năm sau) tăng lên chút ít hoặc khơng thay đổi đáng
kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Lƣợng mƣa mùa mƣa (tháng 5 – tháng 10) giảm từ 5 đến trên
10% trên đa phần diện tích phía Bắc và tăng khoảng 5-20% ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lƣợng mƣa năm hoàn toàn tƣơng tự
lƣợng mƣa mùa mƣa nhiều, tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí
hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lƣợng mƣa mùa ít mƣa, mùa mƣa nhiều
và lƣợng mƣa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở Việt Nam, nhiều nơi tăng
đến 20% trong 50 năm qua[7].
2.1.2.Nhận thức
2.1.2.1.Khái niệm nhận thức
“Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực
khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo,
trên cơ sở thực tiễn”[8].
“Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần

khách thể”[9].
“Nhận thức là một q trình.Đó là q trình đi từ trình độ nhận thức kinh
nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thơng thường đến
trình độ nhận thức khoa học. Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng
khẳng định: nhận thức là q trình phản ánh biện chứng tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn”[9].

n


11

2.1.2.2.Các giai đoạn của nhận thức
- Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là
giai đoạn con ngƣời sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự
vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau.
- Nhận thức lý tính: Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tƣợng, khái quát sự
vật, đƣợc thể hiện qua các hình thức nhƣ khái niệm, phán đốn, suy luận.
- Nhận thức trở về thực tiễn: Ở đây tri thức đƣợc kiểm nghiệm là đúng hay
sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trị kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức đƣợc. Do
đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức.
2.1.2.3.Phân loại nhận thức.
- Nhận thức kinh nghiệm: Hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tƣợng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
- Nhận thức lý luận: Là loại nhận thức gián tiếp, trừu tƣợng và khái quát về
bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tƣợng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp
vì nó đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm.
- Nhận thức: Dựa vào tính tự giác hay tự phát của sự xâm nhập vào bản chất
hay tự giác của sự vật:
+ Nhân thức thông thƣờng: Là loại nhận thức đƣợc hình thành một cách tự

phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con ngƣời.Nó phản ánh sự vật, hiện
tƣợng xảy ra với tất cả những đặc điểm, chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau
của sự vật. Vì vậy nhận thức thơng thƣờng mang tính phong phú nhiều vẻ và gắn
liền với những quan niệm sống thực tế hằng ngày, vì thế nó có vai trò thƣờng xuyên
và phổ biến chi phối hoạt động của mọi ngƣời trong xã hội[11].
+ Nhận thức khoa học: Là loại nhận thức đƣợc hình thành một cách tự giác
và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật.
Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tƣợng, khái qt lại vừa có tính hệ
thống, có căn cứ và có tính chân thực[11].
Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức
thơng thƣờng có trƣớc nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội

n


12

dung của các khoa học. Ngƣợc lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại
tác động trở lại nhận thức thông thƣờng, xâm nhập và làm cho nhận thức thông
thƣờng phát triển, tăng cƣờng nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới
của con ngƣời.
2.1.3.Sản xuất chè
2.1.3.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con ngƣời. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thƣơng mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau:
sản xuất cái gì?, sản xuất nhƣ thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ƣu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Liên Hiệp Quốc khi xây dựng phƣơng pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đƣa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy

móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực
thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là
vật chất dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất ra phải có
khả năng bán trên thị trƣờng hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể
chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
2.1.3.2. Ý nghĩa của việc phát triển cây chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một loại cây trồng có
vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ phát triển kinh tế và văn hóa con
ngƣời, sản phẩm chè hiện nay đƣợc tiêu dùng khắp các nƣớc trên thế giới, kể cả những
nƣớc không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngồi tác dụng giải khát chè cịn có
tác dụng khác nhƣ kích thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cƣờng hoạt
động của cơ thể, tăng năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể…[10]
Chè có nhiều vitamin giúp thanh lọc cơ thể, có tác dụng giảm thiểu một số
bệnh về máu do đó chè đã trở thành một thức uống phổ biến trên thế giới[10]. Tại
một số nƣớc thói quen uống chà đã tạo thành một nền văn hóa truyền

n


13

thống.Hiệnnay khoa học tiến bộ đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra một số hoạt chất
quý trong cây chè nhƣ cafein, vitamin …vvvv.
Đối với nƣớc ta không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nƣớc mà còn là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, giúp nƣớc ta có thêm nguồn thu
ngoại tệ lớn để đầu tƣ phát triển đất nƣớc, nâng cao mức sống cho ngƣời dân.
Đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chè mang lại thu nhập ổn
định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác bởi cây chè có tuổi thọ cao có
thể sinh trƣởng, phát triển cho sản phẩm với giá trị cao và đều đặn trong khoảng 5060 năm do vậy nó sẽ tạo ra nguồn thu đều đặn và lâu dài hiệu quả kinh tế cao nâng

cao mức sông của ngƣời dân. .
Mặt khác, cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và
trung du, những vùng đất cao, khơ thống.Hơn thế nữa nó cịn gắn bó keo sơn với
những vùng đất đồi dốc khơ cằn sỏi đá.Chính vì vậy trồng chè khơng chỉ mang lại
giá trị kinh tế cao, mà nó cịn góp phần bảo vệ môi trƣờng, phủ xanh đất trống đồi
trọc, tạo ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ tạo ra những vành
đai chống xói mịn, rửa trơi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì cho
đất bạc màu, góp phần bảo vệ mơi trƣờng phát triển một nền nơng nghiệp bền vững.
Ngồi ra trồng chè và sản xuất chè cần một lực lƣợng lao dộng lớn cho nên
nó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo
điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hòa lao động hợp lý hơn. Đồng
thời tạo ra nguồn của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho ngƣời dân, cải
thiện mức sống cho thu nhập nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cho khu
vực nông thôn.
2.1.3.3.Ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh đến sản xuất chè
Nhƣ ta đã biết cây chè là cây công nghiệp lâu năm đã đƣợc trồng từ rất lâu
ngoài cây lúa ra cây chè cũng là cây chủ lực chính, cây xóa đói giảm nghèo cho bà
con ở nhiều vùng trên cả nƣớc.
Chất lƣợng, mùi vị chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu đất đai của vùng,
những vùng chè khác nhau thì phẩm chè cũng khác nhau, mỗi vùng đều mang mùi
vị đặc trƣng của vùng đó. Sự thay đổi các yếu tố nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, đất đai,

n



×