Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài tập ôn tập HKII môn Lí - Lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.7 KB, 6 trang )

Các định luật bảo toàn
1.Cho con lắc đơn như bên dưới. Nó có chiều dài 5 cm và ban đầu đứng yên tại vị
trí tạo một góc với trục thẳng đứng như hình vẽ. Tính vận tốc của nó tại
điểm thấp nhất.

2.Xét một mặt phẳng nghiêng có hình dạng như bên dưới, giả sử hoàn toàn không
có ma sát. Nếu một vật ban đầu nằm yên tại độ cao h và nó chuyển động theo mặt
phẳng nghiêng xuống dưới, vận tốc của nó tại chân mặt phẳng nghiêng bằng bao
nhiêu?




3.Một quả bóng tròn quay trong mặt phẳng thẳng đứng . Giả sử rằng không có ma
sát và năng lượng được bảo toàn.Chứng tỏ rằng độ chênh lệch lực căng dây ở phía
trên và dưới bằng 6 lần trọng lượng quả bóng (sử dụng định luật bảo toàn).


4. Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động lên đoạn dốc dài 5m, cao 2m với vận tốc
không đổi. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt dốc là 0.3. Tính công của các lực sau:
phản lực pháp tuyến N, các thành phần song song và vuông góc với phương
chuyển động của trọng lực, lực ma sát.
5.Một lò xo nằm ngang một đầu gắn cố định, lúc ban đầu không biến dạng. Kéo lò
xo bằng lực ngang F=5N thấy lò xo dãn 2 cm.
a) Xác định độ cứng k của lò xo
b) Tính thế năng đàn hồi ở vị trí lò xo dãn 2 cm đó
c) Kéo thêm lò xo cho dãn từ 2 cm thành dãn 3 cm. Tìm công của lực đàn hồi
d) Cho lò xo dãn từ 3 cm thu về còn dãn 1 cm. Tìm công của lực đàn hồi.
e) Từ vị trí lò xo dãn 1 cm dùng ngoại lực làm lò xo nén 2 cm. Tính công của ngoại
lực.
6. Một lò xo có độ cứng k =100 N/m gắn vật nặng m=100 g, đầu kia gắn chặt, đặt


theo phương ngang. Vật có thể trượt ngang không ma sát. Kéo vật làm lò xo dãn 5
cm rồi thả nhẹ cho dao động. Tìm tốc độ vật nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng và
qua vị trí lò xo nén 1 cm.
7. Vật có khối lượng m=10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 20
m. Lực ma sát thực hiện một công là -875 J. Khi không có ma sát, vận tốc của vật
ở chân dốc sẽ lớn hơn so với khi có ma sát. Lập tỉ số giữa vận tốc của vật ở chân
dốc khi có ma sát và khi không có ma sát. (4/3)
8.Một vật có khối lượng m được gắn vào lò xo có độ cứng k, ban đầu nằm yên tại
vị trí x=0, sau đó được kéo sang phải trên mặt bàn không ma sát lệch khỏi vị trí
ban đầu một đoạn A và bắt đầu dao động.
(i) Tính tốc độ của vật tại x=0 trong quá trình chuyển động sau đó.
(ii) Nó sẽ đi sang trái một đoạn bằng bao nhiêu ? Giải thích
(iii) Làm lại câu (i) khi hệ số ma sát với bàn bằng
(iv) Làm lại câu (ii) khi có ma sát
9.Một quả nặng A có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc +v hướng về
phía quả nặng B có khối lượng 2m đang đứng yên. Bên phải của nó còn có một quả
nặng C có khối lượng m đang đứng yên. Tìm vận tốc cuối cùng của tất cả các quả
nặng. Giả sử tất cả các va chạm là đàn hồi.
……………………………………………………………………………………….
Bài tập về chất khí

Các nguyên lí nhiệt động lực học
1.Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang.
Chất khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xi lanh có độ
lớn là 20N. (1đ)
a. Tìm công chất khí thực hiện được.
b. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí.
2.Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg, khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h.
Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏ ra lúc va

chạm bằng bao nhiêu calo?


×