Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của một số trạng thái thảm thực vật đến tính chất đất huyện bình gia tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.77 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

ĐỒN ĐỨC TRUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM
THỰC VẬT ĐẾN
TÍNH CHẤT ĐẤT HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Khoa học mơi trƣờng

Khoa:

Mơi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: Th-S. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2016



n


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

ĐỒN ĐỨC TRUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM
THỰC VẬT ĐẾN
TÍNH CHẤT ĐẤT HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Khoa học mơi trƣờng

Lớp:

K44- - KHMT


Khoa:

Mơi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: Th-S. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2016

n


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo Th-S. Nguyễn Thị Huệ đã tận
tình hướng dẫn tơi để có thể hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa khoa học môi trường
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập và nguyên cứu khoa học tại trường. Tôi xin cảm ơn các cán bộ
môi trường và Sở Tài Ngun và Mơi Trường Huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
và cán bộ các xã Hịa Bình, xã Thiện Long, xã Tân Văn đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng năm 2016

Sinh viên
Đoàn Đức Trung

n


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Ký hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi ...................................... 21
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc sâu tai khu vực nghiên cứu . 33
Bảng 4.2. Tình hình xói mịn đất tai khu vực nghiên cứu .............................. 34
Bảng 4.3. Hàm lượng thành phần cấp hạt ....................................................... 37
Bảng 4.4. Hàm lượng của dung trọng ............................................................. 38
Bảng 4.5: Độ chưa pH(kcl) của đất dưới các quần xã nghiên cứu .................... 39
Bảng 4.6: Tổng số chất hữu cơ trong đất dưới các quàn xã nghiên cứu......... 40
Bảng 4.7: Hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5) trong đất của quần xã nghiên cứu .. 41
Bảng 4.8: Hàm lượng kali dễ tiêu (K2O) trong quần xã nghiên cứu .............. 41
Bảng 4.9: Hàm lượng đạm tổng số của đất tại khu nghiên cứu ...................... 42

n


v

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Tình hình sử dụng phân bón ........................................................... 34
Hình 4.2. Tình hình sử dụng thuốc sâu ........................................................... 34
Hình 4.3. Mức độ xói mịn .............................................................................. 35

n


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTC:

Ô tiêu chuẩn

TDT:

Tuyến điều tra

RPH:

Rửng phòng hộ

RSX:

Rừng sản xuất

RCLN:

Rừng cây lâu năm


ĐTCHNK:

Đất trồng cây hàng năm khác

n


vii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và đa dạng sống thực vật .............. 4
2.1.1. Những nghiên cứu vê thành phần loài .................................................... 4
2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống .......................................... 6
2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam, cấu
trúc........................................................................................................... 9

2.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam ............. 9
2.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ...................................................... 11
2.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thực vật rừng và đất ......... 13
2.3.1 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật trên thế
giới và Việt Nam ................................................................................... 13
2.3.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất trên thế
giới và Việt Nam ................................................................................... 15

n


viii

2.3.3 Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật trên
thế giới và Việt Nam ............................................................................. 17
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ......................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại huyện Bình Gia...................... 19
3.3.2. Đánh giá thành phần đa dạng sống và cấu trúc thảm thực vật tai
khu vực nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm của đất và ảnh hưởng của thảm thực vật tới
một số tính chất lý hóa học của đất tại khu vục nghiên cứu ................. 19
3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ đất và môi trường tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu .................................. 20
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu ................................................... 20

3.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ................................... 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23
4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu.............................. 23
4.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ...................................................... 23
4.1.2 Địa hình .................................................................................................. 23
4.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 24
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 25
4.2 Đánh giá thành phần đa dạng sống và cấu trúc thảm thực vật khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 29
4.2.1. Thành phần đa dạng sống tại khu vực nghiên cứu................................ 29

n


ix

4.2.2. Cấu trúc thảm thực vật của khu nghiên cứu.......................................... 31
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất qua phỏng vấn. ................................................ 33
4.3. Nghiên cứu đặc điểm của đất và ảnh hưởng của thảm thực vật tới
một số tính chất lý hóa học của đất....................................................... 35
4.3.1 Hình thái phẫu diện đất .......................................................................... 35
4.3.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới một số tính chất lý hóa học của
đất .......................................................................................................... 37
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ đất và môi trường tại khu vực nghiên cứu
............................................................................................................... 43
4.4.1. Các giải pháp bảo vệ đất ....................................................................... 43
4.4.2. Các giải pháp về bảo vệ môi trường ..................................................... 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

n


n


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Nó có ý nghĩa rất
lớn tới khả năng cung cấp nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng cho cây. Do
đó ảnh hưởng tới q trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vât. Mỗi loại
đất có một kiểu thảm thực vật riêng . Ngược lại mỗi một kiểu thảm thực vật
sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác định. Các kiểu đất này sẽ khác nhau bởi
hàng loạt các chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lý học, hóa học, hệ vi sinh vật
và động vật đất.
Đặc tính cơ bản của đất được thể hiên qua độ phì, độ phì là nhân tố tổng
hợp được quy định bởi nhiều yếu tố: Đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu tượng đất,
độ ẩm, độ thống khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hóa tính. Do đó độ phì ảnh
hưởng tới nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cung như thảm thực vật nói
chung. Ngược lại thảm thực vật có tác dung ngược lại với đất một cách rất tích
cực, nó thúc đẩy cho đất nhanh chóng tăng độ phì nhiều cho đất (33).
Trong những năm qua ở nước ta do khai thác quá mức nguồn tài nguyên
rừng, cùng với phong tục tập quán lạc hậu của một số địa phương như: Du canh
du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn ni gia súc đã
làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp, kinh tế xã hội phát triển

mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất
ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử
dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mơi trường đất, một số cơng năng nào đó của đất
đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính tồn
cầu. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời
sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với

n


2

những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay
đổi theo. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã hết sức chú trọng tới vấn đề bảo
vệ, phục hồi lại rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung (Lê Ngọc Cơng,
2004)[11].
Huyện Bình Gia là một xã có diện tích rừng lớn, cũng như nhiều huyện
khác trong tỉnh Lạng Sơn thời gian qua nhiều diện tích rừng đã suy giảm. Nhiều
diện tích rừng vẫn đang bị khai thác quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường,
sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Huệ , em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số trạng thái
thảm thực vật đến tính chất đất huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn".
1.2. Muc tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá được ảnh hưởng của thảm thực vật đến mơi trường đất huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
1.2.2. Muc tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm về thành phần loài, thành phần đa dạng sống,

cấu trúc tầng tán, độ che phủ các kiểu thảm thực vật nghiên cứu.
- Xác định được những tính chất hóa học của đất dưới các kiểu thảm thực
vật nghiên cứu, trên cơ sở đó bước đầu đánh giá được tác dụng bảo vệ đất
chống xói mịn và rửa trơi các chất dinh dương của đất, nâng cao độ phì của
từng kiểu thảm thực vật.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi rừng, tăng
độ che phủ, góp phần vào việc vừa có tác dụng bảo vệ mơi trường nói chung
và mơi trường đất nói riêng, vừa tạo ra giá trị kinh tế phục vụ cho đời sống
con người.

n


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Tăng cường công tác quản lý tài ngun rừng nhằm phịng, chống xói
mịn, rửa trơi các chất dinh dưỡng trong đất.
- Tăng cường trách nhiệm bảo vệ rừng, từ đó có hành động tích cực
trong cơng tác bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn.
- Đánh giá được hiện trạng thảm thực vật và tính chất của đất tại huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

n



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và đa dạng sống thực vật
2.1.1. Những nghiên cứu vê thành phần loài
* Trên thế giới
Theo Ramakrisnan (1981-1992) khi nghiên cứu về thảm thực vật sau
nương rẫy ở vùng Tây Bắc Ấn Độ đã cho dàng chỉ số loài rất thấp, chỉ số loài ưu
thế cao điểm nhất ơ pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian
bỏ hóa.
Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh
thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi
nương rẫy bỏ hố được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 lồi, bỏ hố 19 năm thì có
60 họ, 134 chi và 167 lồi.
* Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về thành phần lồi thực vật cũng rất nhiều.
Thái Văn Trưng (1978) thống kê thực vật Việt Nam có 7004 lồi thực
vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 298 họ [31]
Hồng Chung (1980) [9] nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phái bắc Việt
Nam đã cơng bố 233 lồi thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ.
Phạm Hồng Hộ (1991-1993) [16] trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam”
đã thống kê được số lồi hiện có ơ thực vật Việt Nam là 10.500 lồi, gần đạt số
lượng 12.000 lồi theo dự đốn của nhiều nhà thực vật học.
Lê Mông Chân (1994) điều tra tổ thành vùng núi cao Vườn quốc gia Ba
Vì đã phát hiện được 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch
trong đó gặp 7 lồi thuộc mô tả lần đâu tiên [8].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau:trong các trạng thái

thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ

n


5

yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae) ; chi Ardisia,
Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae). Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết
các cơng trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393
lồi thực vật bậc thấp và 1373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi, 378 họ [31].
Đặng Kim Vui (2002) [36] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất các giải pháp khoanh nuôi làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hủy tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Đới với giai đoạn phục
hồi từ 1-2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ và họ Hịa thảo
(Poaceae) có số lượng lớn nhất là 10 lồi. Sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6lồi, họ trinh nữ (Mimosaceae) và họ cà phê (Rubiaceae)
mơi họ có 4 lồi... Giai đoạn 3-5 tuổi có 65 la thuộc 34 họ; Giai đoạn 5-10
tuổi có 56 lồi thuộc 36 họ; Giai đoạn 11-15 tuổi có 57 lồi thuộc 31 họ.
Theo danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) đã thống kê được 368
loài vi khuẩn lam (Tiền nhân-Procaryota); 2176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu
(Bryophyta); 1loại Quết lá thông (Psilotophyta); 53 loại Thông đất
(lycopodiophyta); 2loại Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương sỷ
(Polypodiophyta); 69 loài HẠt trần (Gymnospermae); và 13.000 lồi thực vật
Hạt kín (Anigiospermal); đưa tổng số loài thực vật của Việt Nam lên đến hơn
20.00 loài.
Lê Ngọc Công (2004) [11] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch bao gồm 160 họ, 468 chi, 654 lồi,
chủ yếu là cây lá giộng thường xanh, trong đó có nhiều gỗ quý: Lim, Dẻ, Tra,
Nghiến...

Vũ Thị Liên (2005) Khi nghiên cứu một số loài thực vật ở Sơ La đã thu
được 452loài thuộc 326 chi, 153 họ [24].

n


6

Thái Văn Thụy , Nguyễn Phúc Nguyên ( 2005 ) nghiên cứu về thảm thực
vật Vườn quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã khác nhau .
Trong quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh , lá rộng thành phần chủ yếu là cây
gỗ dạng bụi cao từ 2-5m.
Năm 2010 ,Lê Ngọc Công nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có
mạch trong 4 trạng thái rừng ở Thái Nguyên đã công bố danh lục gồm 733 cây
, 165 chi , 145 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch . Tác giả cho biết có
71 lồi thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam(2007), IUNC(2001), và Nghị
định 32/2006/ND-CP.
2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống của thực vật là một đặc tính biểu thị sự thích nghi của thực vật
với điều kiện mơi trường. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của loài. Cho
nên việc nghiên cứu thành phàn đa dạng sống là một trong nhưng nội dung
quan trọng của việc nghuên cứu bất kì một hệ thựcvật nào. Khi nghiên cứu
thành phần đa dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và sự tác động
của điều kiện sinh thái với từng loại thực vật.
* Trên thế giới
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là
hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) [11] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các
dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng
thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu

thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất
trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Nhóm cây có chồi trên mặt đất

: Phanerophytes (Ph)

2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất

: Chamaetophytes (Ch)

3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn

: Hemicryptophytes (He)

n


7

4. Nhóm cây có chồi ẩn

: Cryptophytes (Cr)

5. Nhóm cây sống 1 năm

: Therophytes (Th)

Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau
trên trái đất (SB) :

SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng.Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên
những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo,
phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố
mơi trường tạo nên.Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngồi của thực
vật, đặc điểm qua đơng, sinh sản...
Braun-Blanquet (1951), đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của lồi đã chia thành 5 thang: mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc
thành dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn .
Xêrêbriacốp (1964) đưa ra bảng phân loại dạng sống mang tính chất sinh
thái học hơn của Raunkiaer.Trong bảng phân loại này, ngồi những dấu hiệu
hình thái sinh thái Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu như ra quả nhiều lần
hay một lần trong cả đời của cá thể bao gồm:ngành, kiểu, lớp và lớp phụ.Trong
bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh.Trong bảng phân loại
này ơng cịn chia ra các đơn vị nhỏ hơn là nhóm phụ, tổ và các dạng đặc thù.
* Ở Việt Nam
Cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần đa dạng sống của
thực vật, cụ thể như sau:
Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer

khi

phân chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam .
Nguyễn Bá Thụ (1995) cũng phân chia đa dạng sống thực vật ơ Vườn
Quốc gia Cúc Phương theo nguyên tắc của Raunkiaer.

n



8

Đặng Kim Vui (2002) [36] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã phân chia dạng sống
thực vật dựa vào hình thái cây: cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ, đồng thời ơng
đã xác định được có 17 kiểu dạng sống, trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi (cây
bụi; cây bụi thân bò; cây bụi nhỏ; cây bụi nhỏ thân bò; cây nửa bụi).
Nguyễn Thế Hưng (2003) khi nghiên cứu dạng sống thực vật trong các
trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã kết luận: nhóm cây chồi
trên đất có 196 lồi chiếm 60, 49% tổng số loài của toàn hệ thự vật, nhóm cây
chồi sát đất có 26 lồi chiếm 8, 02%; nhóm cây chồi nửa ẩn có 43 lồi chiếm
13, 27%; nhóm cây chồi ẩn có 24 lồi chiếm 7, 47%; nhóm cây 1 năm có 35
lồi chiếm 10, 80% [17].
Lê Ngọc Cơng (2004) [11] khi nghiên cứu q trình phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã phân chia thực vật
thành các nhóm dạng sống sau: cây gỗ; cây bụi; cây cỏ và dây leo.
Vũ Thị Liên (2005) [24] phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực
vật sau nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer. Kết quả phổ
dạng sống như sau:
SB = 69, 69Ph + 3, 76Ch + 9, 29He + 10, 84Cr + 6, 42Th
Hoàng Chung (2008) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi
bắc Việt Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây
bụi, kiểu cây bụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi,
kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống
lâu năm.
Như vậy, nghiên cứu thành phần loài và thành phần đa dạng sông thực
vật trong từng kiểu thảm đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm từ khá sớm. Đặc điểm thành phần loài và đa dạng sống là một trong các
chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giưa kiểu thảm thực vật này với kiểu thảm
thực vật khác.


n


9

Những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế giới và ở
Việt Nam đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một vùng và
khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan với điều
kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lượng các cơng trình nghiên cứu cịn chưa
nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn rộng rãi hơn nhằm mục đích có thể
đánh giá chính xác thành phần lồi thực vật đặc trưng của một khu vực hoặc
một quốc gia.
Về thành phần dạng sống : khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ
thể, các tác giả đều phân chia và sắp xếp các lồi thực vật thành các nhóm dựa
vào các tiêu chuẩn cụ thể tuỳ từng tác giả. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, hầu
hết các tác giả đều sử dụng cách phân chia dạng sống của Raunkiaer trong
những nghiên cứu của mình. Hệ thống phân chia của ơng có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo tính khoa học và dễ áp dụng.Ông chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của
chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm làm tiêu
chuẩn để phân chia các kiểu dạng sống.Vì lẽ đó, trong nghiên cứu của mình, tơi
cũng chọn lựa cách phân chia dạng sống này của Raunkiaer.
2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam, cấu trúc
2.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam
* Trên thế giới
Trên thế giới, những cơng trình nghiên cứu về thảm thực vật đã được
công bố nhiều, trong đó tiêu biểu là các tác giả sau đây:
H.G.Champion (1936) Khi nghiên cứu các kiểu rừng Ân Độ- Miến Điện
đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới,
ơn đới, núi cao (Lê Trần Chấn, 1990)[8].

J.Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hệ, quần hợp,
loạt quần hợp). Ơng cho răng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ
rừng xanh từng mùa, loạt quần hệ khô từng xanh, loạt quần hệ miền núi, loạt
quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quang năm (Lê Trần Chấn,
1990)[8].

n


10

Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế
giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới
thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ
cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo)
* Ở Việt Nam
Những nghiên cứu thảm thực vật việt nam đến nay cịn rất ít.
Năm 1953 ở Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng miền
Nam của Maurand khi ông tổng kết các công trình nghiên cứu các quần thể
rừng thưa của Jollet, Lý Văn Hội, Neang sam oil.
Bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm Nghiệp Việt Nam về thảm thực
vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng
(1960). Theo bảng phân loại này thì rừng Việt Nam chia thành 4 loại hình lớn
Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần
phải trồng rừng.
Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phả tra dặm thêm cây hoặc
tỉa thưa.
Loại III: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt
tuy có thể lấy gỗ, trụ mỏ, củi nhưng phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu chư bị

phá hủy cần khai thác hợp lý.
Năm 1998, Thái Văn Trừng [31] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt
đới Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm
cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu
tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5
kiểu thảm (5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại
này của ông từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của
UNESCO (1973).

n



×